Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Thực trạng và kiến thức, thái độ về sử dụng bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV AIDS đang điều trị ARV tại ba phòng khám ngoại trú tỉnh nghệ an năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

DƢƠNG TIẾN HƢNG

THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
VỀ SỬ DỤNG BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƢỜI
NHIỄM HIV/AIDS ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI BA
PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ TỈNH NGHỆ AN
NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Thái Bình - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

DƢƠNG TIẾN HƢNG

THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
VỀ SỬ DỤNG BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƢỜI
NHIỄM HIV/AIDS ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI BA
PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ TỈNH NGHỆ AN


NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8720701

Hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Thị Khuyên
2. PGS.TS. Hoàng Năng Trọng

Thái Bình - 2019


LỜI CẢM ƠN
Bằ ng những kiến thức đã trang bị từ nhà trƣờng và thực tiễn trong quá
trình công tác cộng với sự hƣớng dẫn giúp đ ỡ của các thầy cô giáo, các nhà
khoa học, các tập thể và cá nhân bạn bè đồng nghiệp đế n nay em đã hoàn
thành luận văn tốt nghiê ̣p của mình.
Với tất cả tấm lòng em xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng
Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng Trƣờng Đại học Y Dƣợc
Thái Bình, đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn.
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc: em xin chân thành cảm ơn
TS. Trầ n Thi ̣Khuyên và PGS.TS. Hoàng Năng Trọng là những giảng viên đã
tận tình hƣớng dẫn và cung cấp những kiến thức khoa học, tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Nghệ An, Trung
tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh, huyện
Diễn Châu, Trung tâm Y tế huyện Quế Phong, Bảo hiểm xã hội các huyện
Diễn Châu, Quế Phong và thành phố Vinh cùng các bạn bè đồng nghiệp nơi
tôi công tác; đã động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn
thành luận văn.

Cuối cùng tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới toàn thể gia
đình, đã luôn tin tƣởng động viên, chia sẻ với tôi về tinh thần, thời gian và
công sức, trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Thái Bình, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Dƣơng Tiến Hƣng, học viên khóa đào tạo trình độ Thạc sỹ năm
học 2017-2019, Chuyên ngành Y tế Công cộng của Trƣờng Đại học Y Dƣợc
Thái Bình, xin cam đoan:
1. Đây là bản luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, dƣới sự hƣớng
dẫn của TS. Trầ n Thi ̣Khuyên và PGS.TS. Hoàng Năng Trọng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đƣợc
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin công bố trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những điều cam đoan trên.

Thái Bình, ngày 10 tháng 05 năm 2019
NGƢỜI CAM ĐOAN

Dƣơng Tiến Hƣng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS


: Acquired Immuno-Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải)

ARV

: Antiretrovirus - Thuốc kháng retrovirus

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BHYTTN : Bảo hiểm y tế tự nguyện
BVĐK

: Bê ̣nh viê ̣n đa khoa

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

CSYT


: Chăm sóc y tế

DVYT

: Dịch vụ y tế

HIV

: Human Immunodeficienci Virus (Vi rút gây suy giảm miễn
dịch ở ngƣời)

KCB

: Khám, chữa bệnh

President's Emergency Plan For AIDS Relief (Chƣơng trình cứu
PEPFAR : trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống
HIV/AIDS)
PKNT

: Phòng khám ngoại trú

PLTMC

: Phòng lây truyền mẹ con

PNMT

: Phụ nữ mang thai


QTC

: Quỹ toàn cầu

TTLT

: Thông tƣ liên tịch

TTYT

: Trung tâm Y tế

TYT

: Trạm Y tế

VCT

: Tƣ vấn xét nghiệm HIV


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Một số khái niệm và đặc điểm bảo hiểm y tế ........................................ 3
1.1.1. Khái niệm HIV .............................................................................. 3
1.1.2. Khái niệm BHYT trên Thế giới .................................................... 3
1.1.3. Khái niệm BHYT tại Việt Nam .................................................... 7
1.1.4. Các loại hình BHYT tại Việt Nam................................................ 9
1.1.5. Quyền lợi đối với BHYT xã hội ................................................. 12

1.2. Thực trạng khám BHYT cho ngƣời nhiễm HIV .................................. 14
1.2.1. Trên Thế giới............................................................................... 14
1.2.2. Tại Việt Nam............................................................................... 15
1.3. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ về BHYT ............................. 18
1.4. Đặc điểm nhiễm HIV và BHYT cho ngƣời nhiễm HIV tại Nghệ An. ... 20
1.4.1. Đặc điểm tình hình HIV trên địa bàn tỉnh .................................. 20
1.4.2. Bảo hiểm y tế tại Nghệ An.......................................................... 21
1.4.3. Bảo hiểm y tế đối với ngƣời nhiễm HIV tại tỉnh Nghệ An. ....... 21
Chƣơng 2:24 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 24
2.1. Địa bàn, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu......................................... 24
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 24
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 25
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 26
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................... 27
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .......................................................... 28
2.3. Các biến và nội dung trong nghiên cứu ............................................... 30
2.4. Công cụ và phƣơng pháp thu thập thông tin ........................................ 31
2.4.1. Công cụ thu thập thông tin .......................................................... 31
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin .................................................. 32
2.4.3. Cán bộ điều tra ............................................................................ 32
2.4.4. Tổ chức thực hiện: ...................................................................... 33
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu.................................................................... 33


2.6. Hạn chế và cách khắc phục của nghiên cứu ........................................ 34
2.6.1. Hạn chế của nghiên cứu .............................................................. 34
2.6.2. Cách khắc phục ........................................................................... 35
2.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ........................................................... 35
2.8. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................. 36

2.9. Một số tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ....................................... 37
2.9.1. Hộ nghèo ..................................................................................... 37
2.9.2. Hộ cận nghèo .............................................................................. 37
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 38
3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ........................................... 38
3.2. Thực trạng tham BHYT của bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV .... 44
3.3. Kiế n thức, thái độ của đối tƣợng nghiên cứu về BHYT ...................... 53
3.4. Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................... 62
3.4.1. Những thuận lợi khi triển khai dịch vụ khám chữa bệnh BHYT
cho bệnh nhân HIV/AIDS tại tỉnh Nghệ An.............................. 62
3.4.2. Khó khăn khi triển khai dịch vụ khám chữa bệnh BHYT cho
bệnh nhân HIV/AIDS tại tỉnh Nghệ An .................................... 66
3.4.3. Mô ̣t số giải pháp về BHYT cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS ......... 67
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 70
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu.......................................... 70
4.2. Thực trạng sử dụng thẻ BHYT của bệnh nhân HIV/AIDS.................. 74
4.3. Kiến thức và thái độ của đối tƣợng nghiên cứu đối với BHYT ........... 78
4.3.1. Kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu về BHYT .......................... 78
4.3.2. Thái độ của đối tƣợng nghiên cứu đối với BHYT ...................... 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tuổi, giới ............................ 38

Bảng 3.2.

Tình trạng hôn nhân và nơi ở của đối tƣợng nghiên cứu .......... 39

Bảng 3.3.

Trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu .............................. 39

Bảng 3.4.

Khoảng cách từ nhà đến bệnh viện đa khoa huyện .................... 40

Bảng 3.5.

Đặc điểm nghề nghiệp của đối tƣợng......................................... 41

Bảng 3.6.

Đặc điểm thu nhập của đối tƣợng .............................................. 42

Bảng 3.7.

Giai đoạn lâm sàng và tình hình điều trị của bệnh nhân ............ 43

Bảng 3.8.

Tỷ lệ tham gia BHYT của bệnh nhân......................................... 44


Bảng 3.9.

Lý do không tham gia BHYT của bệnh nhân ............................ 45

Bảng 3.10. Nhóm tham gia của bệnh nhân có thẻ BHYT ............................ 46
Bảng 3.11. Thời gian tham gia BHYT của bệnh nhân ................................. 48
Bảng 3.12. Nơi tham gia BHYT của bệnh nhân ........................................... 49
Bảng 3.13. Số lần đi khám và dịch vụ Y tế sử dụng thẻ BHYT của bệnh
nhân trong năm ........................................................................... 50
Bảng 3.14. Tỷ lệ đối tƣợng có dự định mua BHYT ..................................... 51
Bảng 3.15. Lý do dự định tham gia BHYT của đối tƣợng nghiên cứu
trong năm tiếp theo ..................................................................... 52
Bảng 3.16. Nơi muốn đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầ u ................ 52
Bảng 3.17. Tỷ lệ đối tƣợng nghe và nguồn cung cấp thông tin về BHYT ...... 53
Bảng 3.18. Nguồn thông tin và kiế n thƣ́c của đối tƣợng về chính sách hỗ
trợ bệnh nhân HIV của UBND tỉnh Nghệ An ............................ 55
Bảng 3.19. Kiế n thƣ́c về quyền lợi và đối tƣợng tham gia BHYT ............... 57
Bảng 3.20. Kiế n thƣ́c của bệnh nhân về viê ̣c hỗ trợ, hình thức tham gia
và nơi liên hê ̣ mua BHYT .......................................................... 58


Bảng 3.21. Kiế n thƣ́c về các dịch vụ đƣợc hỗ trợ khi tham gia BHYT ...... 59
Bảng 3.22. Thái độ của bệnh nhân về BHYT............................................... 60
Bảng 3.23. Thái độ của bệnh nhân về sự cần thiết của BHYT với
ngƣời nhiễm HIV và sự sẵn sàng sử dụng BHYT để đi
khám bệnh HIV ......................................................................... 61
Bảng 3.24. Sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh
BHYT và nhân viên y tế............................................................. 62



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Ƣớc tính số bệnh nhân đƣợc điều trị HIV có thẻ BHYT .......... 16
Biểu đồ 3.1. Phân bố đố i tƣơ ̣ng nghiên cƣ́u theo dân tô ̣c.............................. 40
Biểu đồ 3.2. Lý do tham gia BHYT của đối tƣợng nghiên cứu..................... 47
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đối tƣợng biết đến chính sách hỗ trợ bệnh nhân HIV
của UBND tỉnh Nghệ An .......................................................... 54
Biểu đồ 3.4. Kiế n thƣ́c về hoạt động của BHYT ........................................... 56
Biểu đồ 3.5. Kiế n thƣ́c của đối tƣợng về mục đích của BHYT ..................... 56
Biểu đồ 3.6. Sự sẵn sàng tham gia BHYT của nhóm đối tƣợng.................... 60


DANH MỤC HỘP

Hộp 3.1. Ý kiến về các hỗ trợ kinh phí đóng BHYT và chi phí điều trị ARV ... 63
Hộp 3.2. Nhận xét về hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện
khám chữa bệnh HIV thông qua BHYT ......................................... 63
Hộp 3.3. Nhận xét về việc triển khai thông tƣ 15/2015/TT-BYT ................. 64
Hộp 3.4. Trả lời về việc chi trả dịch vụ khám chữa bệnh liên quan đến HIV .... 65
Hộp 3.5. Ý kiến về vấn đề ngại chuyển tuyến vì sợ lộ thông tin, sợ kỳ thị
tại địa phƣơng của đối tƣợng nghiên cứu. ...................................... 65
Hộp 3.6. Đặc điểm về nghề nghiệp, thu nhập và các yếu tố ảnh hƣởng đến
mua và sử dụng BHYT của ngƣời nhiễm HIV ............................... 66
Hộp 3.7. Định hƣớng và giải pháp trong triển khai BHYT ........................... 68


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nƣớc đang phát triển và bị ảnh hƣởng lớn của đại dịch

HIV/AIDS. Kể từ ca nhiễm HIV đƣợc phát hiện đầu tiên tại Việt Nam đƣợc
phát hiện vào tháng 12 năm 1990. Tính đến thời điểm hiện tại cả nƣớc có Có
trên 227.225 ngƣời nhiễm HIV còn sống, 407 cơ sở chăm sóc và điều trị
HIV/AIDS và có khoảng 110.000 ngƣời nhiễm đang đƣợc quản lý tại các cơ
sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, số ngƣời nhiễm HIV tại Việt Nam phổ
biến nhất là đối tƣợng nghiện chích ma tuý.
Từ trƣớc đến nay, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở nƣớc ta chủ
yếu dựa vào nguồn viện trợ nƣớc ngoài (chiếm 80%). 100% số tiền mua
Methadone và 95% số tiền mua thuốc điều trị ARV là tiền viện trợ. Khi Việt
Nam đang chuyển từ một nƣớc thu nhập thấp sang một nƣớc thu nhập trung
bình, các Quỹ quốc tế cho chƣơng trình HIV/AIDS đang ngày càng cắt
giảm. Điều này có thể dẫn đến một vấn đề rằng 94,1% trong số 67.057 bệnh
nhân HIV/AIDS đƣợc điều trị ARV miễn phí theo tài trợ có lẽ sẽ không còn
đƣợc cung cấp dịch vụ miễn phí [44]. Lúc này tất cả các hoạt động chăm sóc
và điều trị bệnh nhân HIV đều phụ thuộc vào nguồn kinh phí từ Bảo hiểm Y tế.
Trong điều kiện thực hiện lộ trình tăng giá viện phí tại các cơ sở khám
chữa bệnh và cắt giảm viện trợ của nƣớc ngoài, nếu bệnh nhân HIV không
tham gia Bảo hiểm Y tế sẽ không đủ chi phí điều trị HIV/AIDS, điều đó dẫn
tới nguy cơ các bệnh nhân sẽ không tuân thủ điều trị và bỏ trị. Bên cạnh đó
bệnh nhân HIV/AIDS là các đối tƣợng phải điều trị kéo dài, thƣờng có tình
trạng sức khỏe yếu, ít có khả năng tìm kiếm việc làm và đều có hoàn cảnh khó
khăn. Lúc này tình trạng bệnh tật của bệnh nhân sẽ diễn biến phức tạp và có
nguy cơ kháng thuốc, có khả năng sẽ làm bùng phát dịch.


2
Nghệ An là tỉnh Bắc miền Trung, có diện tích tự nhiên rộng 16.381,68
km2; phía bắc giáp Thanh Hóa, phía nam giáp Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển
đông với bờ biển dài 85km, phía tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
với 435 km đƣờng biên giới; dân số hơn 3,1 triệu ngƣời, phân bố thành 17

huyện, 01 thành phố, 03 thị xã với 480 xã, phƣờng, thị trấn.
Tính từ trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên đƣợc phát hiện tại Nghệ An
năm 1996, đến 30/8/2018 đã phát hiện đƣợc 11.855 trƣờng hợp nhiễm
HIV/AIDS (trong đó có 9.616 trƣờng hợp là ngƣời Nghệ An và 2,239 trƣờng
hợp ngoại tỉnh); 21/21 huyện, thị, thành phố, 446/480 (92,92%) xã, phƣờng,
thị trấn của tỉnh có ngƣời nhiễm HIV/AIDS [22].
Căn cứ vào tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Thực trạng và kiến thức, thái độ về sử dụng Bảo hiểm Y tế của người
nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại ba Phòng khám ngoại trú tỉnh
Nghệ An năm 2018” với 02 mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng về sử dụng Bảo hiểm Y tế của ngƣời nhiễm HIV/AIDS
đang điều trị ARV tại ba Phòng khám ngoại trú tỉnh Nghệ An năm 2018.

2.

Đánh giá kiến thức, thái độ về sử dụng BHYT của ngƣời nhiễm HIV/AIDS
đang điều trị ARV tại địa bàn nghiên cứu.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm và đặc điểm bảo hiểm y tế
1.1.1. Khái niệm HIV
HIV là chữ viết tắt của tiếng Anh (Human Immunodeficienci Virus) là
vi rút gây ra suy giảm miễn dịch ở ngƣời. Khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá
hủy dần hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể mất khả năng chống lại bệnh tật

và là một bệnh mạn tính với nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội cần điều trị suốt
đời [1], [14], [32].
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Acquired Immune
Deficiency Syndrome) có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
Viết tắt tiếng Pháp là SIDA (Syndrome de Immuno Deficience Acquise) dùng
để chỉ giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV, ở giai đoạn này hệ thống miễn
dịch của cơ thể đã suy yếu nên ngƣời nhiễm HIV dễ dàng mắc phải các bệnh
nhiễm trùng cơ hội nhƣ: Viêm phổi, lao, viên da, lở loét toàn thân... hoặc ung
thƣ, suy kiệt... Những bệnh này nặng dẫn đến có thể gây tử vong cho bệnh
nhân [1], [14].
ARV là Antiretrovirus - Thuốc kháng retrovirus: là loại thuốc tổng hợp
dùng để điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Thuốc ARV không tiêu diệt đƣợc
HIV mà chỉ ức chế vi rút nhân lên. Nhằm phục hồi hệ thống miễn dịch, làm
giảm và tỷ lệ mắc và tử vong do HIV, cải thiện chất lƣợng cuộc sống, dự
phòng lây truyền HIV [4].
1.1.2. Khái niệm BHYT trên Thế giới
Tại các nƣớc công nhiệp phát triển, ngƣời ta đƣa ra khái niệm:
BHYT là một tổ chức cộng đồng, đoàn kết tƣơng trợ lẫn nhau, có nhiệm vụ


4
gìn giữ sức khỏe, khôi phục lại sức khỏe hoặc cải thiện tình trạng sức khỏe
của ngƣời tham gia [57].
BHYT là hình thức bảo hiểm đƣợc áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe, do chủ lao động đóng góp. Đƣợc nhà nƣớc bao cấp một phần, mức
đóng góp không liên quan đến mức ốm đau, nhằm trợ giúp các thành viên
tham gia khi họ không may gặp rủi ro, đau ốm cần phải khám và điều trị.
BHYT đề cao tính cộng đồng xã hội, không mang tính chất kinh doanh vì lợi
nhuận. Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do nhà nƣớc tổ chức thực hiện
nhằm huy động sự đóng góp của ngƣời sử dụng lao động, các tổ chức, cá

nhân để thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho những ngƣời gặp rủi
ro ốm đau bệnh tật. Bảo hiểm y tế là một hình thức trong toàn bộ hệ thống
an sinh xã hội. BHYT đã và đang có những chuyển biến tích cực trong việc
đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân và thực sự là
cột trụ của an sinh xã hội quốc gia.
BHYT ở Pháp: Luật BHXH đầu tiên của Pháp đƣợc ban hành năm
1930. Trong luật này có cả các chế độ BHXH và BHYT, bao gồm: ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, tuổi già và tử tuất. Hệ thống BHXH chính thức
đƣợc thành lập từ năm 1945 và hoạt động cho đến ngày nay. Năm 1961, chế
độ BHYT bắt buộc đƣợc mở rộng đến đối tƣợng là chủ trang trại và nông dân,
đến năm 1966 mở rộng đến đối tƣợng tự thuê mƣớn phi nông nghiệp. Năm
1974, quá trình mở rộng đối tƣợng tiến thêm một bƣớc nữa bằng việc thành
lập một hệ thống BHXH tƣ nhân dành cho những ngƣời còn lại chƣa thuộc
đối tƣợng của các hệ thống trƣớc đó [43], [58].
BHYT ở Đức: Ngày nay, Đức cung cấp bảo hiểm y tế toàn cầu. Bảo
hiểm y tế theo luật định đƣợc cung cấp bởi 113 quỹ bệnh tật cạnh tranh, phi
lợi nhuận, tự quản. Tất cả công dân có việc làm và các nhóm khác, chẳng hạn


5
nhƣ ngƣời hƣu trí và cá nhân kiếm đƣợc ít hơn ngƣỡng từ chối, có bảo hiểm y
tế theo luật định bắt buộc và ngƣời phụ thuộc không có thu nhập của họ đƣợc
bảo hiểm miễn phí. Các cá nhân có tổng thu nhập vƣợt quá ngƣỡng và những
ngƣời tự làm chủ có thể giữ bảo hiểm y tế theo luật định trên cơ sở tự nguyện
hoặc mua bảo hiểm y tế tƣ nhân thay thế. Khoảng 87% dân số nhận đƣợc bảo
hiểm chính của họ thông qua bảo hiểm y tế theo luật định và 11% dân số đƣợc
bảo hiểm thông qua bảo hiểm y tế tƣ nhân thay thế. Phần còn lại của dân
chúng (ví dụ, binh lính, cảnh sát và ngƣời tị nạn) nhận bảo hiểm y tế thông
qua các chƣơng trình chính phủ cụ thể. Bảo hiểm y tế theo luật định chủ yếu
đƣợc tài trợ thông qua khoản đóng góp 14,6% thu nhập liên quan đến tiền

lƣơng, đƣợc chia đều cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động [57].
BHYT ở Canada: Pháp luật về BHXH - BHYT nói riêng ở Canada rất
phức tạp. Vì cùng một vấn đề, ở Trung ƣơng có Luật liên bang còn ở dƣới có
luật tỉnh. Thƣờng thì Luật liên bang chỉ là luật khung, trong đó quy định các
tiêu chí và các vấn đề mà luật tỉnh phải đề cập. Luật để thi hành thực chất là
luật Tỉnh. Về cơ bản, cũng giống nhƣ ở các nƣớc phát triển khác, luật Canada
ban hành rất cụ thể, chi tiết và có hiệu lực thi hành ngay mà không cần Nghị
định hoặc Thông tƣ hƣớng dẫn kèm theo [36], [46].
BHYT ở Nhật Bản: Nhật Bản là quốc gia có hệ thống pháp luật về
BHYT từ rất sớm và có bề dày phát triển. Luật BHYT bắt buộc của Nhật Bản
ban hành năm 1922, là quốc gia châu Á đầu tiên ban hành luật BHYT bắt
buộc. Tiếp theo đó năm 1938 ban hành Luật BHYT quốc gia, năm 1939 ban
hành Luật BHYT cho ngƣời lao động, Luật BHYT cho ngƣ dân và đến năm
1961, Nhật Bản thực hiện BHYT cho toàn dân [43], [46].
BHYT ở Hàn Quốc: Chƣơng trình bảo hiểm y tế tại Hàn Quốc bắt đầu
bằng việc ban hành bồi thƣờng cho công nhân và chƣơng trình bảo hiểm tự


6
nguyện vào năm 1963. Hàn Quốc chỉ mất 26 năm kể từ khi Luật Bảo hiểm Y
tế đƣợc thông qua và chỉ 12 năm kể từ khi bắt đầu chƣơng trình Bảo hiểm Y
tế Quốc gia để đạt đƣợc bảo hiểm toàn cầu [37].
BHYT ở Thái Lan: Thái Lan là một trong số ít các quốc gia đang phát
triển đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu cho mọi công dân. Các
chính sách lợi ích sức khỏe ở Thái Lan đƣợc phát triển để bao gồm các nhóm
dân cƣ khác nhau. Chƣơng trình phúc lợi y tế công chức cho nhân viên chính
phủ đã đƣợc khởi xƣớng vào năm 1982 và chƣơng trình an sinh xã hội cho
nhân viên tƣ nhân chính thức vào năm 1990. Điều này khiến một phần đáng
kể ngƣời dân Thái Lan không đƣợc bảo hiểm. Nhƣng việc mở rộng bảo hiểm
y tế cho khu vực phi chính thức đã chậm và không hiệu quả, và việc phụ

thuộc vào chƣơng trình bảo hiểm y tế tự nguyện để đạt đƣợc bảo hiểm toàn
cầu tỏ ra không thực tế. Đƣợc thành lập vào đầu những năm 2000, chƣơng
trình bảo hiểm y tế toàn cầu (UCS), mở rộng phạm vi cơ bản cho mọi ngƣời
chƣa đƣợc bảo hiểm bởi các chƣơng trình công cộng hiện có và đã trở nên
phổ biến, tồn tại qua sự bất ổn chính trị trong thập kỷ qua. Lợi ích và chi phí
của chƣơng trình bảo hiểm y tế toàn cầu đã tăng lên kể từ khi đƣợc giới
thiệu. Những lợi ích mới đã bao gồm thuốc kháng vi-rút cho HIV [39], [50].
BHYT ở Philippines: Từ năm 1969 Philippines đã triển khai Chƣơng
trình CSYT thông qua phƣơng thức BHYT. Năm 1995 Philippines đã ban
hành Luật số 7875 - cơ sở pháp lý hoàn chỉnh đầu tiên cho việc thực hiện
chính sách BHYT. Năm 2004, chính phủ Philippines ban hành Luật số 9241
sửa đổi một số điều của Luật 7875. Theo quy định hiện hành, chính sách
BHYT ở Philippines hƣớng tới việc thực hiện BHYT toàn dân. Mục tiêu đƣợc
đặt ra là: sau 15 năm tổ chức thực hiện Luật 7875 sẽ thực hiện đƣợc BHYT
cho toàn dân. Trƣớc mắt, luật quy định bắt buộc thực hiện BHYT với một số
đối tƣợng làm việc ở khu vực chính thức, đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc bao cấp


7
về KCB và thực hiện BHYT tự nguyện với các đối tƣợng thuộc khu vực phi
chính thức [39].
BHYT ở Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào: Các dịch vụ y tế công
cộng ban đầu chủ yếu bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu
miễn phí rất cơ bản. Phí sử dụng cho các dịch vụ y tế công cộng chữa bệnh
sau đó đã đƣợc giới thiệu vào những năm 2000. Tiếp theo đó là việc giới
thiệu lại miễn trừ phí sử dụng cho một số nhóm dân cƣ mục tiêu, chẳng hạn
nhƣ ngƣời nghèo. Một cơ chế của Quỹ thuốc xoay vòng (RDF) trên toàn
quốc đã đƣợc thành lập để đảm bảo nguồn cung cấp ổn định các loại thuốc
thiết yếu từ cấp trung ƣơng cho đến cấp thôn thông qua việc thu hồi chi
phí. Bốn chƣơng trình tài chính y tế đã đƣợc phát triển: (1) Tổ chức An

sinh xã hội (SSO) cho nhân viên tƣ nhân đƣợc trả lƣơng từ năm 1999; (2)
Cơ quan Nhà nƣớc về An sinh Xã hội (SASS) cho công chức từ năm
1993; (3) Bảo hiểm y tế dựa vào cộng đồng (CBHI) cho ngƣời lao động
không nghèo trong khu vực phi chính thức đƣợc thành lập năm 2002; và
(4) Quỹ công bằng y tế (HEF) cho ngƣời nghèo. Tuy nhiên, mức độ bao
phủ dân số của bốn chƣơng trình thanh toán trƣớc chính này chỉ giới hạn ở
khoảng 19,6% dân số và sự tham gia chung của mỗi chƣơng trình đƣợc coi
là kém, các nguồn tài trợ bên ngoài đóng góp tới 40% [35].
1.1.3. Khái niệm BHYT tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Luật BHYT định nghĩa: BHYT là hình thức bảo hiểm
đƣợc thực hiện trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhằm bảo đảm chi trả một
phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh cho ngƣời tham gia BHYT khi
họ ốm đau, bệnh tật [15].
Đối tƣợng của Bảo hiểm y tế là sức khoẻ của con ngƣời, bất kỳ ai có
sức khoẻ và có nhu cầu bảo vệ sức khoẻ cho mình đều có quyền tham gia


8
BHYT. Nhƣ vậy đối tƣợng tham gia BHYT là tất cả mọi ngƣời dân có nhu
cầu BHYT cho sức khoẻ của mình hoặc một ngƣời đại diện cho một tập thể,
một cơ quan… đứng ra ký kết hợp đồng BHYT cho tập thể, cơ quan ấy.
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội lớn, là loại hình bảo hiểm đặc
biệt, mang ý nghĩa nhân đạo cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực
hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Bảo hiểm
y tế là cơ chế kinh tế, theo đó 90% ngƣời khoẻ giúp 10% ngƣời cần chữa
bệnh, mức đóng góp theo lũy kế lƣơng nhƣng hƣởng thụ thì theo bệnh tật.
Các nƣớc phát triển cũng nhƣ đang phát triển hiện nay đảm bảo nguồn tài
chính dành cho chăm sóc sức khỏe nhân dân chủ yếu từ hai nguồn sau đây:
Quỹ Bảo hiểm xã hội và Ngân sách Nhà nƣớc.
BHYT là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc

đề cập đến trong Điều lệ BHYT năm 1992 [9]. Từ đó đến nay, hệ thống chính
sách về BHYT từng bƣớc đƣợc hoàn thiện phù hợp với phát triển kinh tế - xã
hội của đất nƣớc. Năm 2002, Thủ tƣớng Chính phủ chuyển cơ quan BHYT
sang BHXH việt Nam với mục tiêu tăng cƣờng phát triển BHYT tiến tới
BHYT toàn dân [8]. Từ năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã định hƣớng Chiến
lƣợc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn dân giai đoạn 2001 – 2010 với mục
tiêu phấn đấu mọi ngƣời dân đều đƣợc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ Y tế
[19]. Định hƣớng thực hiện BHYT toàn dân là một nội dung quan trọng đƣợc
thể hiện nhất quán trong các văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc. Định
hƣớng này giúp xác định rõ mô hình hệ thống y tế nƣớc ta, đó là một hệ thống
y tế dựa trên BHYT nhằm mục tiêu công bằng hiệu quả và phát triển.
Sau 23 năm triển khai thực hiện, BHYT ngày nay đã bao phủ 68,5%
dân số, trở thành một trong những nguồn tài chính cho y tế quan trọng nhất.
Từ khi, điều lệ BHYT đầu tiên đƣợc ban hành cùng với hàng loạt các Thông


9
tƣ, hƣớng dẫn triển khai BHYT. Đến nay, đã có Luật bảo hiểm y tế năm 2008
[15] và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế năm 2014
[16]. Bên cạnh đó, nhiều Nghị định và Thông tƣ mới đã đƣợc ban hành nhƣ:
Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014, Thông tƣ liên tịch số
41/2014/TT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 nhằm điều chỉnh, quy định chi tiết
thực hiện luật BHYT. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của Chính phủ trong
việc phát triển BHYT, đồng thời cũng chứng tỏ có nhiều khó khăn trong quá
trình phát triển một chính sách mới trong điều kiện nền kinh tế của một nƣớc
đang phát triển [2].
Tại Việt Nam, Luật BHYT định nghĩa BHYT là hình thức bảo hiểm bắt
buộc đƣợc áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi
nhuận. Nhằm mục đích chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa
bệnh cho ngƣời tham gia BHYT khi họ đau ốm bệnh tật [16].

Luật BHYT quy định những ngƣời mua BHYTTN phải tham gia theo hộ
gia đình và chuyển sang bắt buộc trừ nhóm đối tƣợng đã quy định có BHYT
bắt buộc từ trƣớc nhƣ: Nhóm do ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động
đóng, nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, nhóm do ngân sách nhà nƣớc
đóng và nhóm đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ mức đóng [16].
1.1.4. Các loại hình BHYT tại Việt Nam
Bảo hiểm y tế xã hội
Là hình thức bảo hiểm bắt buộc đƣợc áp dụng đối với các đối tƣợng
theo quy định của Luật BHYT để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi
nhuận do Nhà nƣớc tổ chức thực hiện [16]. Các nhóm đối tƣợng tham gia
BHYT bao gồm:
- Nhóm do ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đóng, bao gồm:


10
+ Ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; ngƣời lao động là
ngƣời quản lý doanh nghiệp hƣởng tiền lƣơng; cán bộ, công chức, viên chức;
+ Ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã, phƣờng, thị trấn theo quy
định của pháp luật.
- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
+ Ngƣời hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
+ Ngƣời đang hƣởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài
ngày; ngƣời từ đủ 80 tuổi trở lên đang hƣởng trợ cấp tuất hằng tháng;
+ Cán bộ xã, phƣờng, thị trấn đã nghỉ việc đang hƣởng trợ cấp bảo
hiểm xã hội hằng tháng;
+ Ngƣời đang hƣởng trợ cấp thất nghiệp.
- Nhóm do ngân sách nhà nƣớc đóng, bao gồm:
+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội

đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên
môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lƣợng công an nhân dân, học viên công
an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân
dân; ngƣời làm công tác cơ yếu hƣởng lƣơng nhƣ đối với quân nhân; học viên
cơ yếu đƣợc hƣởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học
viên ở các trƣờng quân đội, công an;
+ Cán bộ xã, phƣờng, thị trấn đã nghỉ việc đang hƣởng trợ cấp hằng
tháng từ ngân sách nhà nƣớc;
+ Ngƣời đã thôi hƣởng trợ cấp mất sức lao động đang hƣởng trợ cấp
hằng tháng từ ngân sách nhà nƣớc;
+ Ngƣời có công với cách mạng, cựu chiến binh;
+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đƣơng nhiệm;


11
+ Trẻ em dƣới 6 tuổi;
+ Ngƣời thuộc diện hƣởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
+ Ngƣời thuộc hộ gia đình nghèo; ngƣời dân tộc thiểu số đang sinh
sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; ngƣời đang sinh sống tại
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ngƣời đang sinh sống tại
xã đảo, huyện đảo;
+ Thân nhân của ngƣời có công với cách mạng là: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ
hoặc chồng, con của liệt sỹ; ngƣời có công nuôi dƣỡng liệt sỹ;
+ Thân nhân của ngƣời có công với cách mạng khác
+ Thân nhân của các đối tƣợng là Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và
sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lƣợng công
an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời
hạn trong công an nhân dân; ngƣời làm công tác cơ yếu hƣởng lƣơng nhƣ đối
với quân nhân; học viên cơ yếu đƣợc hƣởng chế độ, chính sách theo chế độ,

chính sách đối với học viên ở các trƣờng quân đội, công an.
+ Ngƣời đã hiến bộ phận cơ thể ngƣời theo quy định của pháp luật;
+ Ngƣời nƣớc ngoài đang học tập tại Việt Nam đƣợc cấp học bổng từ
ngân sách của Nhà nƣớc Việt Nam.
- Nhóm đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
+ Ngƣời thuộc hộ gia đình cận nghèo;
+ Học sinh, sinh viên.
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những ngƣời
thuộc hộ gia đình không thuộc các nhóm đã nêu trên.
BHYT thương mại
Những ngƣời tham gia BHYTTN có thể lựa chọn công ty bảo hiểm y tế
tƣ nhân. Với các trƣờng hợp này thì mệnh giá, quyền lợi của ngƣời tham gia


12
bảo hiểm sẽ là sự thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và cá nhân ngƣời tham
gia bảo hiểm. Những công ty bảo hiểm tƣ nhân do hoạt động vì lợi nhuận nên
quyết định mệnh giá dựa trên tình trạng sức khỏe của từng thành viên mua
bảo hiểm chứ không phải tình trạng sức khỏe chung của cộng đồng. Thƣờng
những ngƣời có mức sống cao mới áp dụng hình thức bảo hiểm này vì họ sẽ
nhận đƣợc mức bảo hiểm cao khi họ đóng bảo hiểm nhiều [8].
1.1.5. Quyền lợi đối với BHYT xã hội
Quyền lợi và quy định chi trả đối với người có thẻ bảo hiểm y tế nói chung
Đƣợc hƣởng 100% chí phí KCB và không giới hạn tỷ lệ thanh toán một
số thuốc, hóa chất, vật tƣ y tế và dịch vụ kỹ thuật đối với: ngƣời hoạt động
cách mạng trƣớc ngày 1/1/1945, thƣơng binh… Đƣợc hƣởng 100% chi phí
KCB và có áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với ngƣời có công với cách
mạng, ngƣời thuộc hộ gia đình nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số đang sinh sống
tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Đƣợc hƣởng 100% chí phí khám chữa bệnh tại tuyến xã, đƣợc hƣởng

100% chi phí KCB đối với những trƣờng hợp chi phí cho một lần khám thấp
hơn 15% mức lƣơng cơ sở. Đƣợc hƣởng 100% chi phí KCB đối với ngƣời
bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục tính từ thời điểm ngƣời đó
tham gia BHYT đến thời điểm đi KCB và có số tiền cùng chi trả KCB lũy kế
trong năm lớn hơn 06 tháng lƣơng cơ sở, tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ
05 năm liên tục, trừ trƣờng hợp tự đi KCB không đúng tuyến.
Đƣợc hƣởng 95% chi phí KCB đối với hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp mất
sức lao động hàng tháng, thân nhân của ngƣời có công với cách mạng (trừ cha
đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, ngƣời có công nuôi dƣỡng liệt sỹ);
ngƣời thuộc hộ gia đình cận nghèo.


13
Đƣợc hƣởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tƣợng
khác. Trƣờng hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến: Ngƣời bệnh
đƣợc hƣởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ƣơng,
60% chí phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, 70% chi phí điều trị nội
trú tại bệnh viện tuyến huyện. Trƣờng hợp ngƣời có thẻ BHYT đang điều trị
tại các cơ sở KCB nhƣng thẻ BHYT hết hạn sử dụng thì vẫn đƣợc Quỹ
BHYT thanh toán chi phí KCB trong phạm vi quyền lợi và mức hƣởng theo
chế độ quy định cho đến khi ra viện hoặc hết đợt điều trị ngoại trú.
Quyền lợi và quy định chi trả đối với người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế
Bộ Y tế đã có hƣớng dẫn về việc thực hiện khám chữa bệnh BHYT đối
với ngƣời nhiễm HIV và các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS quy định
nhƣ sau [3], [5]:
Ngƣời tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV và ngƣời tham gia bảo hiểm
y tế khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc, điều trị liên quan đến HIV/AIDS đƣợc
hƣởng quyền lợi theo phạm vi quyền lợi, mức hƣởng theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm y tế (trừ trƣờng hợp đã đƣợc các nguồn tài chính hợp pháp
khác chi trả).

Ngƣời tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV khi sử dụng các dịch vụ y kế
liên quan đến HIV/AIDS đƣợc Quỹ bảo hiểm y tế chi trả:
a) Thuốc kháng HIV (trừ trƣờng hợp đã đƣợc nguồn tài chính hợp pháp
khác chi trả);
b) Xét nghiệm HIV trong khám bệnh, chữa bệnh đối với phụ nữ trong
thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không đƣợc các
nguồn kinh phí khác chi trả;
c) Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV;


14
d) Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc kháng vi rút HIV và dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS đối với trẻ sinh ra từ mẹ
nhiễm HIV;
đ) Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám, chữa bệnh;
e) Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với ngƣời phơi
nhiễm với HIV, ngƣời nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trƣờng hợp tai nạn
rủi ro nghề nghiệp đã đƣợc ngân sách nhà nƣớc chi trả);
g) Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
1.2. Thực trạng khám BHYT cho ngƣời nhiễm HIV
1.2.1. Trên Thế giới
Theo báo cáo của UNAIDS và PEPFA (2013) ở khu vực châu Phi cận
Saharata (Nigeria, Kenya, Uganda Zambia, Kenya, Namibia, Tanzania,
Manawi…), điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS trong lịch sử ở khu vực này đã
đƣợc loại trừ khỏi các kế hoạch BHYT (cả công và tƣ) vì nó đƣợc coi là quá
tốn kém. Chính vì vậy nguồn kinh phí điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS ở
các khu vực này chủ yếu là đầu tƣ công và từ các nhà tài trợ. Chính phủ đứng
ra điều phối nguồn tài chính, sẵn sàng chi trả cho dịch vụ y tế công, y tế tƣ khi
chăm sóc cho bệnh nhân HIV/AIDS. Cung cấp dịch vụ y tế từ nguồn BHYT
chiếm tỷ lệ rất thấp, không đáng kể nhƣ Zambia 6%, Kenya 3%, Namibia 2%

và ở Tanzania, Manawi là 0% [47].
Theo nghiên cứu của Wu Zeng và cộng sự (2007) với phƣơng pháp lựa
chọn mẫu ngẫu nhiễn 26/90 trung tâm cung cấp dịch vụ ARV của Rwanda về
hiệu quả tài chính của các Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS và ảnh hƣởng
của cộng đồng dựa trên BHYT. Kết quả cho thấy: nếu tăng 1% sử dụng
BHYT cộng đồng thì số phụ nữ mang thai đƣợc xét nghiệm HIV tăng 3,7%
và bạn tình của họ đƣợc xét nghiệm HIV cũng tăng 2,5%. Kết quả cho thấy sự


×