Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

giao an lop 5 TUẦN 3 (xong)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.73 KB, 34 trang )

TUẦN 3 (10/9/2018 – 14/9/2018)
Thứ hai, ngày 10 tháng 9 năm 2018
Tiết 1: TOÁN

LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU
Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số. (Bài 1 (2 ý đầu), bài 2 (a, d), bài 3)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ
1
1
- 1HS thực hiện ở bảng
- GV gọi HS cửa bài tập 3c : 8 : 2
- HS nhận xét
6
2
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu : Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu
sang tiết luyện tập
- HS lặp lại
- GV ghi tên bài lên bảng
b) Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1: (làm 2 ý đầu)
- HS thực hiện theo Y/c của GV


- GV ghi bài tập lên bảng – Y/c HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét
Bài 2 : (làm bài a,d)
- GV ghi bài tập lên bảng và Y/c HS thảo luận cặp để tìm - 2HS ngồi cùng bàn trao đổi
- 1HS trình bày
cách so sánh hai phân số
- HS nhận xét
- GV nhận xét.
Bài 3 :
- 1HS đọc
- Gọi HS đọc nội dung và Y/c bài tập
- HS làm bài
- Y/c HS làm bài cá nhân
- HS nhận xét
- GV nhận xét.
4/ Củng cố-dặn dò
- 1HS nêu
- Gọi học sinh nêu cách chuyển hỗn số thành phân số
- 1HS thực hiện ở bảng
- Gọi HS lên bảng thực hiện bài tập sau :
+ Chuyển các hỗn số thành phân số
3
7
9 ;12
8 10

+ So sánh 2 hỗn số ( Bài 2-b,c)
3

- 2HS thực hiện


4
9
1
9
và 3 ; 5 và 2
10
10
10
10

- GV nhận xét – tuyên dương
- GV nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh - HS theo dõi
1


chuẩn bị bài tiết sau : Luyện tập chung.
---------------------------------------Tiết 2: TẬP ĐỌC

LÒNG DÂN
I/ MỤC TIÊU
- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân
vật trong tình huống kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng (trả lời
được các câu hỏi 1, 2, 3).
* Kĩ năng sống: giao tiếp; lắng nghe tích cực; làm chủ thời gian.
* GDQPAN: Nêu lên sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc thuộc lòng khổ thơ em thích và trả lời câu - 2 HS thực hiện
hỏi:
+ Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào?
+ Bài thơ nói lên điều gì của bạn nhỏ đối với quê hương
đất nước?
- HS nhận xét
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu : Y/c HS quan sát tranh SGK 25 và mô tả - HS quan sát
những gì em thấy trong tranh.Tiết học hôm nay chúng ta
sẽ tìm hiểu bài Lòng dân (phần 1)
- HS nhắc lại
b) Hướng dẫn luyện đọc:
- GV đọc mẫu để định hướng cho Hs cách đọc, phân biệt - HS theo dõi
được tên nhân vật với lời nói của nhân vật
- Gọi HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian.
- HS đọc
- GV đọc mẫu : chú ý cách đọc như sau :
- HS theo dõi
+ Đọc đúng ngữ điệu, phù hợp tính cách của từng nhân
vật.
+ Cai và lính giọng hóng hách, xấc xược.
+ Dì Năm và chú cán bộ: đoạn đầu giọng tự nhiên; đoạn
sau Giọng Dì Năm nhỏ, nỉ non, rất khéo giả vờ than giản,
nghẹn nghào, nói từ trối trăng với con khi bị dọa bắn chết

+ An : Giọng rất tự nhiên như một đứa trẻ đang khóc.
+ Chú ý giọng đọc phân biệt nhân vật và lời nhân vật
+ Cai : (xẵng giọng) chồng chị à?
+ Dì Năm: Chồng tui
2


+ Cai : để coi (quay sang lính) trói nó lại cho tao/ (chỉ Dì
Năm) cứ trói đi. Tao ra lệnh mà/ (trói Dì Năm lại)
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Hỏi: Em có thể chia đoạn kịch này như thế nào?
+ Đoạn 1: Anh chi kia!...là con
+ Đoạn 2: Chồng chị à?....tao bắn
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- GV nhận xét
- Gọi HS đọc từng đoạn của bài
- Giải nghĩa các từ ngữ HS chưa hiểu
- Y/c HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc lại đoạn kịch
c) Tìm Hiểu bài:
- HS làm việc nhóm – trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm bạn thích nhất? Vì sao?
- Gv gọi đại diện các nhóm lên trình bày + GV nhận xét
bổ sung
Hỏi: Em hãy nêu nội dung chính của đoạn kịch?
- Gv nhận xét và ghi nội dung chính lên bảng
Kết luận : Vở kịch “Lòng dân” nói lên tấm lòng của người
dân Nam bộ đối với CM. Nhân vật Dì Năm đại diện cho

bà con Nam bộ: Rất dũng cảm, mưu trí, đối phó với giặc
bảo vệ cán bộ CM. Chi tiết kết thúc phần 1 của vở kịch
hấp dẫn vì chúng ta không biết được bọn cai lính sẽ xử lí
thế nào, cuối phần 1 mâu thuẩn lên đến đỉnh
* Đọc diễn cảm :
- HS đọc đoạn kịch theo phân vai theo hướng dẫn của GV
- Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi đọc và bình chọn nhóm - bạn đọc
hay.
- GV nhận xét
4/ Củng cố-dặn dò :
- Qua phần đầu vở kịch “lòng dân” em thấy Dì Năm là
người như thế nào?
*Giáo dục: Tinh thần gan dạ, dũng cảm trước kẻ thù –Tự
hào về người dân Nam bộ
* GDQPAN: Nêu lên sức mạnh của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
- Về nhà tập đọc lại bài
- GV nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài tiết sau : Lòng dân (Phần 2)

- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài
- HS luyện đọc theo cặp – đọc toàn
bài
- HS trao đổi thảo luận để trả lời câu
hỏi

- Đại diện nhóm HS lên trình bày
- HS nêu
- HS theo dõi


- HS thực hiện
- HS luyện đọc nhóm
- HS thi đọc
- Nhận xét – bình chọn nhóm; cá
nhân đọc hay
- HS nêu

- HS nghe

---------------------------------------3


Tiết 3: KHOA HỌC

CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ BÉ ĐỀU KHỎE ?
I/ MỤC TIÊU :
- Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
* KNS: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và bé ; cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ
phụ nữ có thai.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình trong SGK trang 11-12.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi sau :

- HS thực hiện
+ Cơ thể của mỗi người được hình thành như thế nào ?
+ Hãy mô tả khái quát quá trình thụ tinh ?
+ Hãy mô tả 1 giai đoạn phát triển của thai mẹ.
- Giáo viên nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
Tiết khoa học hôm nay, lớp ta cùng tìm hiểu bài “Cần làm - HS nhắc lại
gì để cả mẹ và bé đều khỏe ?”.
b) Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.
* Mục tiêu : Học sinh nêu được những việc nên và không
nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai
nhi khỏe.
* Cách tiến hành :
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm với hướng dẫn sau :
- Nhóm 4
Quan sát các hình minh họa SGK 12 và hiểu biết thực tế để
nêu các việc cần làm và việc không nên làm.
- GV phát giấy khổ to và bút dạ cho các nhóm và yêu cầu - 2HS viết vào giấy khổ to
các nhóm trao đổi, thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày – nhóm
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
khác nhận xét – bổ sung
- GV nhận xét và ghi các ý kiến lên bảng để tạo thành phiếu - HS đọc
hoàn chỉnh.
- Gọi học sinh đọc lại phiếu hoàn chỉnh.
- Gọi học sinh đọc mục bạn cần biết.
Kết luận :
Phụ nữ có thai cần :
- Ăn uống đủ chất, đủ lượng.

- Không dùng các chất kích thích như : thuốc lá, thuốc lào,
ma túy, rượu,...
- Tránh lao động nặng, tránh tiếp xúc với các chất độc hóa
học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
4


- Đi khám định kỳ : 3 tháng 1 lần.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ
dẵn của Bác sĩ.
c) Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp.
* Mục tiêu : HS xác định được nhiệm vụ của người chồng
và các thành viên trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ
phụ nữ có thai.
* Cách tiến hành :
- Yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp.
- Gợi ý : quan sát hình 5, 6, 7 SGK và cho biết các thành
viên đang làm gì ? Việc làm đó có ý nghĩa gì với phụ nữ
mang thai ? Hãy kể thêm những việc khác mà các thành
viên trong gia đình có thể làm để giúp các bà mẹ mang thai.
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- Giáo viên nhận xét – chốt ý đúng.
- Gọi học sinh đọc mục bạn cần biết SGK13
* Kết luận : Chuẩn bị cho em bé ra đời là trách nhiệm của
mỗi người trong gia đình đặc biệt là người bố.
Chăm sóc sức khỏe cho người mẹ trước khi có thai và
trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho thai nhi khỏe mạnh,
sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời người mẹ cũng khỏe
mạnh, giảm được nguy hiểm có thể xảy ra khi sinh con.
d) Hoạt động 3: Đóng vai

* Mục tiêu : HS có ý thức giúp đõ phụ nữ có thai
* Cách tiến hành :
- Y/c HS thảo luận câu hỏi SGK13
- Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi trên cùng một
chuyến ô tô không còn chỗ bạn có thể làm gì để giúp đỡ?
- GV chia lớp thành nhóm và nêu các tình huống để nhóm
đóng vai :
+ Nhóm 1-2 đóng vai tình huống 1
+ Nhóm 2-3 đóng vai tình huống 2
Tình huống 1: Em đang đi trên đường rất vội thì gặp cô
Lan hàng xóm cùng đi đường.Cô Lan đang mang bầu lại
xách nhiều đồ trên tay.Em sẽ làm gì khi đó?
Tình huống 2: Em và nhóm bạn đi xe buýt về nhà. Sau
buổi học ai cũng mệt mỏi. Xe buýt chật quá, bỗng có một
phụ nữ mang thai bước lên xe, chị đưa mắt tìm chỗ nhưng
không còn. Em làm gì khi đó?
- GV gọi nhóm HS lên trình diễn
- GV nhận xét – kết luận: Mọi người đều có trách nhiệm
quan tâm, chăm sóc giúp đỡ phụ nữ có thai.
4/ Củng cố-dặn dò :
- Phụ nữ có thai cần phải làm gì để thai nhi phát triển khỏe
mạnh?

- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo
luận

- HS nối tiếp nhau trình bày
- HS nhận xét
- HS theo dõi


- HS thảo luận cặp
- Nhóm 4 –5 – đọc tình huống,
nhận vai diễn

- Các nhóm nối tiếp nhau trình diễn
- HS nhận xét
- HS trả lời

5


- Tại sao lại nói rằng : Chăm sóc sức khỏe của người mẹ và
thai nhi là trách nhiệm của mọi người?
- GV nhận xét – tuyên dương
- HS nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài tiết sau : “Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì”
---------------------------------------Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
I/ MỤC TIÊU :
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
- Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác,…
* KNS: kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ; kiên định ; tư duy phê phán.
*GDUPVBĐKH: Thêm ví dụ về việc không tiết kiệm điện nước, gây hỏa hoạn do thiếu trách nhiệm
về hành động của bản thân.
* GDQPAN: Dũng cảm nhận trách nhiệm khi làm sai một việc gì đó, quyết tâm sửa chữa trở thành
người tốt
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :

- Một vài mẫu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và
sửa lỗi
- Bài tập 1 viết sẵn lên bảng phụ.
- Thẻ màu để dùng cho hoạt động 3 tiết 1
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Y/c 2HS lên bảng thực hiện các Y/c sau:
- 2HS thực hiện
+ Kể lại các tấm gương tốt của HS lớp 5
+ Là HS lớp 5 các em cần phải làm gì?
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu : Tiết đạo đức hôm nay, lớp ta cùng học bài:
Có trách nhiệm về việc làm của mình
- HS nhắc lại
b) Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyện của bạn Đức
* Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm
trạng của Đức.Biết phân tích đưa ra quyết định đúng
* Cách tiến hành :
- Y/c HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện, sau đó Y/c - 2 HS đọc
1-2HS đọc to truyện cho cả lớp nghe
- Y/c HS thảo luận theo các câu hỏi trong SGK
- HS thảo luận theo cặp
Câu hỏi:
+ Đức đã gây ra chuyện gì?
6



+ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
+ Theo em, Đức nên giả quyết việc này thế nào cho tốt?
- Gv nhận xét kết luận : Đức vô ý đá bóng vào bà Doan
và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự
thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy
nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất......các em đã đưa
ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lý vừa có tình.
Qua câu chuyện của Đức chúng ta rút ra điều gì cần ghi
nhớ.
- GV Y/c HS đọc phần ghi nhớ
c) Hoạt động 2: Làm BT1 SGK
* Mục tiêu: HS xác định được những việc làm nào là
biểu hiện của những người sống có trách nhiệm hoặc
không có trách nhiệm.
* Cách tiến hành :
- Gv chia nhóm cho HS
- Y/c HS nêu Y/c bài tập
- Y/c HS thảo luận nhóm
- Y/c HS các nhóm trình bày kết quả
- Gv nhận xét – kết luận đúng:
+ (a), (b), (d), (g) là những biểu hiện của người sống có
trách nhiệm
+ Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi,sửa
lỗi, làm việc gì là đến nơi đến chốn....là biểu hiện của
người có trách nhiệm.Đó là những điều chúng ta cần phải
học tập.
* Mời HS nêu thêm ví dụ về việc không tiết kiệm điện
nước, gây hỏa hoạn do thiếu trách nhiệm về hành động

của bản thân.
d) Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT2- SGK)
* Mục tiêu : Học sinh biết tán thành những ý kiến đúng
và không tán thành những ý kiến không đúng
* Cách tiến hành :
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong BT2
- Y/c HS bày tỏ thái độ của mình bằng cách giơ thẻ màu.
- GV Y/c HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc không
tán thành
- GV kết luận:
+ Tán thành ý kiến (a), (đ)
+ Không tán thành (b), (c), (d)
4/ Củng cố-dặn dò :
- Y/c Hs bày tỏ ý kiến tán thành hay không tán thành với
những ý kiến sau:
+ Vấp phải em bé bị ngã rồi bỏ chạy
+ Gây ra lỗi mà không chịu trách nhiệm
+ Sẵn sàng chịu trách nhiệm bằng việc làm của mình

- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến
- HS theo dõi

- 2-3HS đọc

- HS chia thành 5 nhóm
- 1HS đọc
- HS trao đổi, thảo luận nhóm
- HS tình bày các nhom khác bổ sung

- HS nêu


- Cả lớp theo dõi và đưa thẻ thể hiện
ý kiến

- HS bày tỏ bằng thẻ màu

7


* GDQPAN: Dũng cảm nhận trách nhiệm khi làm sai một - HS theo dõi
việc gì đó, quyết tâm sửa chữa trở thành người tốt
- GV nhận xét tiết học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị
bài tiết sau: Chuẩn bị trò chơi SGK
---------------------------------------Thứ ba, ngày 11 tháng 9 năm 2018
Tiết 1: TẬP ĐỌC

LÒNG DÂN (tt)
I/ MỤC TIÊU :
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp
tính cách nhân vật và tình huống trong kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ.
(trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
* HS khá giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
* Kĩ năng sống: tư duy phê phán; tự nhận thức; lắng nghe tích cực.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh SGK30
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn kịch cần luyện đọc
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng đọc vở kịch “lòng dân”
- 2HS thực hiện
- Gọi HS nêu nôi dung bài.
- HS nêu
- GV nhận xét.
- HS nhận xét
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu : Kết thúc vở kịch “Lòng dân” (phần 1) Dì Năm
nghẹn nghào nói lời trăng trối với An.Vậy câu chuyện tiếp theo - HS lặp lại
như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
b) Hướng dẫn luyện đọc:
- Vở kịch chia làm mấy đoạn?
- HS trả lời
+ Đoạn 1: Cai…...cản lại
+ Đoạn 2: Cai : để chi……chưa thấy.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn – Gv theo dõi sửa lỗi phát âm - HS đọc nối tiếp
ngắt giọng cho HS.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu – chú ý cách đọc như sau : Toàn bài đọc với giọng - HS theo dõi
rõ ràng, rành mạch, thể hiện giọng đọc từng nhân vật:
+ Cai, lính : khi dịu dàng để mua chuộc, dụ dỗ, lúc hồng hách để
doạ dẫm.
8


+ Cán bộ, Dì Năm : Giọng tự nhiên, bình tĩnh.

+ An : Giọng vô tư, hồn nhiên
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm : Lại đây, phải tía, bắn
không phải, giỏi, là ai, bằng ba hỏng phải tía, thằng ranh, giấy tờ
đâu, đi lấy, chị này, trời ơi, …..
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Giải nghĩa một số từ khó.
c)Tìm hiểu bài:
- Tổ chức HS hoạt động nhóm theo câu hỏi gợi ý sau:
+ An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
+ Những chi tiết nào cho thấy Dì Năm ứng xử rất thông minh?
+ Vì Sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?
+ Nội dung chính của vở kịch này?
- GV Y/c đại diện các nhóm lần lượt lên báo cáo kết quả
- GV nhận xét - bổ sung – ghi nội dung chính lên bảng.
Kết luận : Trong cuộc đấu trí với giặc mẹ con dì năm vừa thông
minh và dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ. Vở kịch nói lên
tấm lòng son sắc của người dân Nam bộ đối vớicách mạng, sẵn
sàng xả thân bảo vệ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc
của cách mạng. Chính vì vậy vở kịch được đặt tên là lòng dân.
d) Đọc diễn cảm :
- Gọi HS dựa vào nội dung nêu giọng đọc của bài
- Gv treo bảng phụ có ghi đoạn văn luyện đọc (đoạn đầu)
- GV đọc mẫu đoạn kịch
- Gọi HS đọc đoạn kịch theo vai
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi đọc
- GV nhận xét –tuyên dương
4/ Củng cố - dặn dò :
- Em có nhận xét gì về người dân Nam bộ đối với cách mạng?
- Em thích nhất chi tiết nào trong đoạn kịch? Vì sao?

- Y/c HS nêu lại nội dung bài.
- Gv nhận xét
*Giáo dục : HS tự hào về người dân Nam bộ, thông minh, dũng
cảm và mưu trí
- Về nhà đọc diễn cảm lại bài
- GV nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị
bài tiết sau : Những con sếu bằng giấy.

- 1HS đọc
- Nhóm 4 –HS trao đổi thảo
luận trả lời câu hỏi

- HS đại diện nhóm trình bày –
HS nhận xét
- 3HS đọc lại

- 1HS nêu
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- Nhóm 4
- 3HS thi đọc
- HS nhận xét
- HS nêu

- HS nhận xét
- HS theo dõi

---------------------------------------Tiết 2: TOÁN


LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU
- Biết chuyển:
9


+ Phân số thành phân số thập phân
+ Hỗn số thành phân số
+ Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo
(Bài 1, bài 2 (2 hỗn số đầu), bài 3, bài 4)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS làm bài tập
- 3HS thực hiện
5

1
9
-2
10
10

;


3

4
2
x3
10
5

;

1 1
3 :2
2 4

- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu :Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài:
Luyện tập chung
b)Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- GV ghi bài tập lên bảng.
- Những phân số như thế nào thì được gọi là phân số thập
phân?
- Muốn chuyển một phân số thành phân số thập phân ta làm
như thế nào?
- GV nhận xét và Y/c HS làm bài
+GV nhận xét.
Bài 2 : (làm 2 hỗn số đầu)
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài tập Y/c chúng ta làm gì?

- Ta có thể chuyển hỗn số thành phân số như thế nào?
- GV nhận xét –Y/c HS làm bài
Bài 3 :
- Gọi HS đọc nội dung và Y/c bài tập
- GV ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn HS thực hiện như
SGK
- Y/c HS làm bài
- GV nhận xét.
Bài 4:
- GV viết lên bảng số đo 5m7dm và nêu vấn đề : Hãy suy
nghĩ và tìm cách viết số đo 5m7dm thành số đo có một đơn
vị là mét.
- GV nhận xét và nêu : Trong bài tập này chúng ta sẽ
chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có 1 tên đơn
vị viết dưới dạng hỗn số.
- GV Y/c HS làm bài
- GV nhận xét

- HS nhận xét
- HS lặp lại

- 1HS đọc
- HS trả lời

- HS làm bài
- HS nhận xét
- 1HS đọc
- HS nêu
- HS làm bài vào vở
- 1HS đọc

- 3HS lên bảng, lớp làm bài vào vở
- HS nhận xét
- HS quan sát – theo dõi
- 3HS lên bảng, lớp làm bài vào vở
- HS nhận xét

10


4/ Củng cố-dặn dò :
- Những phân số thập phân như thế nào? Cho ví dụ.
- Hãy chuyển các hỗn số sau thành phân số 4

3
1
;2
7
10

- HS trả lời
- 1HS thực hiện ở bảng lớp

- GV nhận xét – tuyên dương
- Về nhà xem lại bài
- GV nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh chuẩn
- HS theo dõi
bị bài tiết sau “Luyện tập chung”
---------------------------------------Tiết 3: KỂ CHUYỆN

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I/ MỤC TIÊU :
- Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay
đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nứơc.
- Biết trao đổi ý nghĩa của câu chuyện đã kể.
* Kĩ năng sống: tìm kiếm và xử lí thông tin; tư duy sáng tạo.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng lớp ghi sẵn đề bài
- Bảng phụ viết sẵn phần gợi ý:
* Hướng dẫn xây dựng cốt truyện:
- Nhân vật có việc làm gì được coi là tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước?
- Nhứng cố gắng và khó khăn của người đó khi hoạt động?
- Kết quả của việc làm đó?
- Suy nghĩ của em về hành động của người đó?
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về các anh
hùng, danh nhân nước ta
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu : Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ kể chuyện
được chứng kiến hoặc tham gia
b) Hướng dẫn kể chuyện:
- Đề bài Y/c gì?
- GV dùng phấn màu gạch chân các từ ngữ:việc làm tốt, xây
dựng quê hương, đất nước.
- Đặt câu hỏi giúp HS phân tích đề – Gv kết luận đúng:
- Y/c của đề bài là kể việc làm gì? (làm việc tốt góp phần xây

dựng quê hương, đất nước)
- Theo em thế nào là làm việc tốt? (Là việc làm mang lại lợi ích

Hoạt động của HS
- HS hát
- 2 HS kể

- HS nhắc lại
- HS trả lời

- HS lần lượt nêu ý kiến

11


cho nhiều người, cho cộng đồng.
- Nhân vật chính trong câu chuyện kể là ai? (nhân vật chính là
những người sống xung quanh em,những -Nhân vật chính
trong câu chuyện kể là ai? (nhân vật là những người sống cung
quanh em những người có việc làm thiết thực cho quê hương
đất nước).
- Theo em những việc làm như thế nào được coi là việc làm tốt,
góp phần xây dựng quê hương, đát nước?
- GV nhận xét ghi bảng
+ Cùng xây dựng cầu, đường
+ Cùng nhau trồng cây xanh
+ Làm vệ sinh đường làng, ngõ phố
- Giảng giải : Những câu chuyện, nhân vật hành động của nhân
mà các em kể là những con người thật, việc làm thật. Việc làm
đó các em có thể đã chứng kiến hoặc tham gia hoặc qua sách

báo…
- GV y/c HS đọc ý 3 SGk
- HS đọc gợi ý trên bảng phụ
- Em xây dựng cốt truyện của mình như thế nào theo hướng
dẫn nào, hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe
* Kể trong nhóm:
- Chia nhóm cho HS và y/c HS làm việc nhóm theo nội dung
sau:
- Y/c các em kể câu chuyện của mình trong nhóm ; cùng trao
đổi, thảo luận về ý nghĩa việc làm của nhân vật trong câu
truyện, nêu bài học mà em học tập được hay suy nghĩ của mình
về điều đó.
- Giáo viên được giúp đỡ các nhám gặp khó khăn. Gợi ý các
câu hỏi để học sinh trao đổi.
- Việc làm nào của nhân vật khiến bạn khâm phục nhất ?
- Bạn có suy nghĩa gì về việc làm đó ?
- Theo bạn việc làm đó có ý nghĩa như thế nào ?
- Tại sao bạn lại cho rằng việc làm đó góp phần xây dựng quê
hương đất nước ?
- Nếu bạn được tham gia vào công việc đó bạn sẽ làm gì ?
c) Kể trước lớp :
- Tổ chức cho học sinh thi kể :
- GV ghi nhanh tên học sinh và nhân vật chính của truyện, việc
làm, hành động của nhân vật, ý nghĩa của hành động đó.
- Sau mỗi học sinh kể, giáo viên yêu cầu học sinh dưới lớp hỏi
bạn về ý nghĩa, hành động nhân vật chính, xuất xứ câu chuyện
để tạo khônh khí sôi nổi hào hứng ở lớp học.
- Nhận xét.
4/ Củng cố, dặn dò :
- Em hãy nêu lại những việc làm tốt nào được coi là xây dựng

quê hương đất nước.

- 2 HS đọc
- 1 HS đọc
- HS tiếp nối giới thiệu chuyện
của mình trước lớp
- Chia 5 nhóm hoạt động theo
Y/c của Gv

- 5-7 HS tham gia kể
- HS nhận xét nội dung và cách
kể truyện
- HS trao đổi với nhau trước lớp

- HS nêu
- HS theo dõi
12


- Nhận xét chung tiết học
- Chuẩn bị bài tiết sau: “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai”. SGK 40

---------------------------------------Thứ tư, ngày 12 tháng 9 năm 2018
Tiết 1: TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU
- Cộng trừ phân số, hỗn số
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo
- Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.

(Bài 1 (a, b), bài 2 (a, b), bài 4 (3 số đo: 1, 3, 4), bài 5)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Y/c 2HS thực hiện
- 1HS thực hiện
- Chuyển các hỗ số sau thành phân số: 7

2
3
;4
5
4

- Viết số thích hợp vào chỗ trống
9dm =……m ; 25g=………kg
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu :bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
tiết Luyện tập chung
b) Hướng dẫn luyện tập :
Bìa 1 : (làm a, b)
- GV ghi bài tập lên bảng
- Bài tập Y/c làm gì?
- Gọi HS nêu qui tắc cộng các phân số khác mẫu số.

- Y/c HS làm bài
- GV nhân xét – sửa chữa
Bài 2 (làm a, b)
- Gọi HS đọc nội dung và nêuY/c bài tập
- GV nhắc HS:
+ Khi qui đồng mẫu số cần chọn mẫu số bé nhất.
+ Nếu kết quả chưa phải là phân số tối giản thì cần rút
gọn về phân số tối giản.

- 1HS thực hiện

- HS lặp lại

- 1HS đọc
- HS trả lời
- 2HS lên bảng, lớp làm bài vào vở
- HS nhận xét
- 1HS đọc
- HS theo dõi

13


- Y/c HS làm bài
- GV nhận xét.
Bài 4: (3 số đo 1, 3, 4)
- Gọi HS đọc nội dung và nêu Y/c bài tập
- Gv ghi bài tập lên bảng và thực hiện mẫu
- Y/c HS làm bài
- GV nhận xét.

Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV vẽ sơ đồ lên bảng yêu cầu HS quan sát và hỏi:
12

- HS làm bài tập
- HS nhận xét
- 1HS đọc
- HS theo dõi
- 2HS lên bảng, lớp làm bài vào vở
- HS nhận xét
- 1HS đọc

km?
- Đề bài cho biết gì? đề bài hỏi gì?
- Em hiểu câu

3
- HS trả lời
quãng đường AB dài 12km như thế
10

nào?
- Để tính được quãng đường AB dài bao nhiêu km ta làm - 1HS lên bảng, lớp làm bài vào vở
thế nào?
- Y/c HS làm bài
- HS nêu
- GV nhận xét.
4/ Củng cố-dặn dò :
- 2HS thực hiện

- Gọi HS nêu qui tắc cộng hai phân số khác mẫu số.
- Thực hiện bài tập:

3 1 3 2 1 5
  ;  
5 2 10 3 2 6

- 1HS thực hiện

- Viết số đo độ dài (theo mẫu):
9m5dm=9m +

5
5
m 9 m
10
10

- HS nhận xét
8dm9cm=
- GV nhận xét – tuyên dương
- Về nhà xem lại bài
- GV nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài tiết sau “Luyện tập chung”
---------------------------------------Tiết 2: LTVC

MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN DÂN
I/ MỤC TIÊU :
- Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1); nắm được một số
thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của ngời Việt Nam (BT2); hiểu nghjĩa từ đông bào, tim

được một số từ bắt đầu từ tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3).
* HS khá, giỏi thuộc được các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 2 ; đặt câu với các từ tìm được ở bt 3
* Kĩ năng sống: tư duy sáng tạo; tìm kiếm và xử lí thông tin.
14


II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng nhóm
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng một
số từ đồng nghĩa.
- Y/c HS dưới lớp theo dõi và ghi lại các từ đồng nghĩa
mà bạn đã sử dụng
- Gv nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu: Tiết luyện từ và câu hôm nay các em
cùng tìm hiểu nghĩa của một số từ ngữ, thành ngữ, tục
ngữ về nhân dân.
b) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc nội dung và Y/c bài tập
- Y/c HS làm bài tập
- Gv nhận xét và kết luận bài giải đúng
+ Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí
+ Nông dân: thợ cấy, thợ cày
+ Doanh nhân:tiểu thương, chủ tiệm
+ Quân nhân: đại uý, trung sĩ

+ Trí thức: Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư
+ Học sinh: Học sinh tiểu học, học sinh trung học
- Y/c HS giải thích một số từ ngữ nếu HS chưa hiểu:
+ Tiểu thương nghĩa là ai? (là người buôn bán nhỏ)
+ Chủ tiệm là nhữn người nào? (là chủ cửa hàng kinh
doanh)
+ Tại sao xếp thợ điện, thợ cơ khí vào tầng lớp công
nhân? (là người lao động chân tay, làm việc hưởng
lương)
+ Tại sao thợ cấy thợ cày cũng làm việc chân tay lại
thuộc nhóm nông dân? (Vì họ là người lao động trên
đồn ruộng)
+ Doanh nhân có nghĩa là gì? (Những người làm nghề
kinh doanh)
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc nội dung và Y/c bài tập
- Y/c HS trao đổi theo cặp và trả lời các câu hỏi trong
bài
- Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào? (Vì
đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ)
- Theo em từ đồng bào có nghĩa là gì? (Những người
cùng một giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc có quan

Hoạt động của HS
- HS hát
- 3HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn

- 1HS đọc thành tiếng trước lớp
- 1HS lên bảng, lớp làm vào vở
- HS nhận xét


- HS giải thích

- 1HS đọc
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời
- HS trả lời

15


hệ mật thiết như ruột thịt)
- Y/c HS hoạt động theo nhóm
- Chia nhóm cho HS làm việc
- GV nêu : từ đồng có nghĩa là cùng, các em cùng tìm từ
bắt đầu từ tiếng đồng có nghĩa là cùng
- Phát giấy khổ to, bút dạ cho 1nhóm
- Y/c HS dùng từ điển tìm từ
- Gọi nhóm HS làm trong giấy khổ to dán lên bảng y/c
các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét – kết luận các từ đúng: đồng hương,
đồng ngữ, đồng ca, đồng bọn, đồng cảm, đồng lòng,
đồng nghĩa, đồng môn…
- Y/c HS giải thích một số từ vừa tìm được và đặt câu
với các từ đó.
- GV nhận xét cách đặt câu của HS
- Đồng hương là người cùng quê (Bố và bác Toàn là
đồng hương với nhau)
- Đồng thanh là cùng hát hay nói với nhau (Cả lớp em
đồng thanh hát một bài)
4/ Củng cố - dặn dò :

- Y/c HS giải thích từ đồng cam cộng khổ, đồng hội
đồng thuyền, và đặt câu với các từ trên.
- GV nhận xét chung tiết học và hướng dẫn HS chuẩn bị
bài sau “Luyện tập về từ đồng nghĩa”.

- Nhóm 4

- 1 nhóm báo cáo các nhóm khác nhận
xét bổ sung

- HS lên bảng đặt câu với 1 từ có tiếng
đồng
- HS nhận xét, bổ sung

- HS thực hiện nối tiếp
- HS theo dõi

---------------------------------------Tiết 3: LỊCH SỬ

CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I/ MỤC TIÊU :
- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan
lại yêu nước tổ chức:
+ Trong nội bộ triều đình Huế có 2 phái: chủ hòa và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết)
+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885 phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ
động tấn công quân Pháp ở kinh thành Hếu.
+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng rừng núi Quãng Trị.
+ Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp
- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương: Phạm BànhĐinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Hương
Khê)

- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong…ở địa phương măng tên
những nhân vật nói trên.
* HS phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà: Phái chủ hoà chủ trương
thương thuyết với Pháp ; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp.
16


II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Lược đồ kinh thành Huế 1885
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Hình trong SGK
- Phiếu học tập của học sinh
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Nêu những đề nghị canh tân của đất nước của Nguyễn
Trường Tộ
+ Những đề nghị đó có được vua quan nhà Nguyễn nghe và
thực hiệ theo không?vì sao?
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu : Tiết học lịch sử hôm nay chúng ta cùng
quay về với sự việc diễn ra đêm mùng 5-7 –1885 qua bài :
Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
b) Hoạt động 1 :
* Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân dẫn đến cuộc phản
công ở kinh thành Huế.
* Cách tiến hành :

- GV nêu vấn đề : Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí hòa
ước công nhận quyền đô hộ của thực dân pháp trên toàn
đất nước ta.Sau hiệp ước này, tình hình nước ta có những
nét chính nào? Em hãy đọc SGK và trả lời câu hỏi sau:
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ với thực dân
pháp như thế nào?
+ Nhân nhân ta phản ứng như thế nào trước sự việc triều
đình kí hòa ước với thực dân Pháp?
- GV nhận xét – Kết luận : Sau khi triều đình nhà Nguyễn
kí hòa ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp. Nhân
dân ta vẫn kiên quyết chiến đấu không khuất phục các quan
lại nhà Nguyễn chia làm 2 phái: Phái chủ chiến do Tôn Thất
Tuyết chủ trương ; và phái chủ hòa
c) Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu : HS thuật lại được cuộc phản công ở kinh
thành Huế do Tôn Thất Thuyế chỉ huy vào đêm mùng 5-71885
* Cách tiến hành :
- GV phát phiếu có nội dung câu hỏi và Y/c các nhóm theo
dõi thảo luận trả lời :
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành
Huế?

Hoạt động của HS
- HS hát
- 2HS thực hiện

- HS nhắc lại

- HS theo dõi


- 2HS trả lời
- HS nêu
- HS lắng nghe

- Chia 4 nhóm
- HS các nhóm trao đổi thảo luận
trả lời câu hỏi.
17


+ Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?
- GV Y/c đại diện các nhóm lân lượt lên trình bày kết quả
- GV nhận xét
d) Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
* Mục tiêu : Nêu được cuộc phản công ở kinh thành Huế
đã mở đầu cho phong trào Cần vương (1885-1896)
* Cách tiến hành :
- Y/c HS trả lời câu hỏi: Sau cuộc phản công ở kinh thành
Huế thất bại Tôn Thất Thuyết đã làm gì? Việc làm đó có ý
nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân
ta?
- Y/c HS làm việc theo nhóm, trao đổi thông tin về ông vua
yêu nước Hàm Nghi và chiếu Cần Vương
- Y/c HS trình bày kết quả thảo luận
- GV nhận xét – tuyên dương HS tích cự tham gia ý kiến
- Em hãy nêu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng
chiếu Cần Vương?
- GV nhận xét và ghi phần ghi nhớ lên bảng
4/ Củng cố :
- Em có biết trường học, đường phố nào mang tên các nhân

vật lịch sử của phong trào Cần Vương.
- Y/c HS đọc lại phần ghi nhớ
5/ Dặn dò :
- Về xem lại bài và chuan bị bài tiết sau:Xã hội Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Nhận xét chung tiết học

- Đại diện nhóm trình bày, các
nhóm khác nhận xét bổ sung

- HS trả lời câu hỏi

- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo
luận, trả lời câu hỏi
- HS trình bày kết quả thảo luận
- HS trả lời

- Nhiều HS đọc
- HS theo dõi

---------------------------------------Tiết 4: KHOA HỌC

TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
I/ MỤC TIÊU :
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc m,ới sinh đến tuổi dậy thì.
- Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
* Kĩ năng sống: xác định giá trị; tìm kiếm và xử lí thông tin.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình vẽ 1,2,3 SGK14
- Phô tô và cắt rời từng hình, 3 tấm thẻ cắt rời ghi

Dưới 3 tuổi

Từ 3 đến 6 tuổi

Từ 6 đến 10 tuổi

- Giấy khổ to, bút dạ,
- HS sưu tầm các tấm ảnh của bản thân hoặc tre em ở các lứa tuổi khác nhau
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
18


1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên trả lời các câu hỏi :
+ Phụ nữ có thai cần phải làm gì để mẹ và thai nhi khỏe
mạnh?
+ Tại sao nói rằng: Chăm sóc sức khỏe của mẹ và thai nhi
là trách nhiệm của mọi người?
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu : Trẻ em được sinh ra và phát triển như thế
nào? Qua những giai đoạn nào? Để hiểu rõ thêm điều này,
chúng ta cùng tìm hiểu bài : Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy
thì.
b) Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
* Mục tiêu : HS nêu được tuổi và đặc điểm của bé trng
ảnh đã sưu tầm

* Cách tiến hành:
- Y/c HS giới thiệu bức ảnh mà mình mang đến lớp (Gợi
ý: Đây là ai? Anh chụp lúc mấy tuổi? Khi đó đã biết làm
gì? Có những hoạt động đáng yêu nào?
- GV nhận xét – tuyên dương
c) Hoạt động 2: Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”
* Mục tiêu : HS nêu được một số đặc điểm của tẻ ở từng
giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3-6 tuổi, từ6- 10 tuuoir.
* Cách tiến hành :
- Y/c HS chia nhóm và phổ biến cách chơi
Cách chơi: các thành viên cùng đọc thông tin, quan sát
tranh, sau đó thảo luận và viết tên lứa tuổi ứng với mỗi
tranh vào ô thông tin một tờ giấy. Nhóm nào nhanh và
đúng là thắng cuộc.
- Y/c HS báo cáo kết quả trước lớp
- GV nêu đáp án và tuyên dương nhóm thắng cuộc
- Y/c HS không nhìn Sách nêu tóm tắt những ý chính theo
sự ghi nhớ
- GV kết luận: Ở mỗi giai đoạn khác nhau,cơ thể chúng ta
có sự thay đổi, tính tình cũng cí sự thay đổi rõ rệt. Dưới 3
tuổi bé đã biết nói, biết đi, biết tên mình, nhận ra quần áo,
đồ chơi của mình.từ lú 3-6 tuổi, trẻ em rất hiếu động,
thích chạy nhảy, leo trèo, thích nói chuyện với người lớn
và giàu trí tưởng tượng. Từ 6-10 tuổi cơ thể chúng đã
hoàn chỉnh các bộ phận và chức năng của cơ thể. Hệ cơ
xương phát triển mạnh.
d) Hoạt động 3: Thực hành
* Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm và tầm quan trọng
của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.
* Cách tiến hành :


- HS hát
- HS thực hiện theo Y/c của GV
- HS nhận xét

- HS lặp lại

- HS nối tiếp thực hiện

- Chia 5 nhóm

- Nhóm báo cáo
- HS nêu
- HS theo dõi

19


- Y/c HS làm việc theo cặp, đọc thông tin SGK và trả lời
các câu hỏi sau :
- Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối
với cuộc đời của mỗi con người?
- Y/c HS báo cáo trước lớp theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào?
+ Bạn có biết tuổi dậy thì là gì không?
+ Tại sao nói tuổi dậy thì là tầm quan trọng đặc biệt đối
với cuộc đời của mỗi con người.
- GV nhận - kết luận : Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc
biệt đối với cuộc đời của mỗi con người.Vì đây là thời kì
cơ thể có nhiều thay đổi nhất, cụ thể là :

+ Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
+ Cơ quan sinh dục phát triển, con gái xuất hiện kinh
nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh.
+ Biến đổi về tình cảm, suy nghĩ về mối quan hệ xã hội
chính vì những lí do đó mà tuổi dậy thì có tầm quan trọng
đặc biệt với mỗi người. Nó đánh dấu một sự phát triển cả
về thể chất và tinh thần.
4/ Củng cố-dặn dò :
- Gọi HS nêu lại những đặc điểm nổi bật ở các lứa tuổi.
- GV nhận xét - tuyên dương
- Dặn HS về nhà xem và học thuộc bài
- Giáo viên nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học
sinh chuẩn bị bài tiết sau : “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi
già”

- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo
luận
- HS thực hiện theo Y/c của GV.

- HS theo dõi

- HS nêu

---------------------------------------Tiết 5: KĨ THUẬT

THÊU DẤU NHÂN
I/ MỤC TIÊU :
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân.
Đường thêu có thể bị dúm.

* Thêu được ít nhất tám dấu nhân.Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm. (HS nam có thể chỉ
đính khuy)
* Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu thêu dấu nhân
- Một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mẫu thêu dấu nhân.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết
- Mảnh vải kích thước 35cm x 35cm
- Kim khâu len
- Len khác màu vải
20


- Phấn màu, bút màu, thướt kẽ, kéo, khung thêu
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Y/c HS nhắc lại các bước đính khuy hai lỗ
- Gv nhận xét.
3/ Bài mới : Tiết kĩ thuật hôm nay, lớp ta học bài: Thêu dấu
nhân
- GV ghi tên bài lên bảng
*Hoạt động 1: Quan sát –nhận xét mẫu
- Gv giới thiệu mẫu thêu dấu nhân và đặt các câu hỏi định
hướng để HS nhận xét đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở
mặt phải và mặt trái đường thêu.
- Em quan sát H1 và nêu đặc điểm hình dạng của đường
thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu.
- Gv giới thiệu một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi

thêu dấu nhân nêu ứng dụng của thêu dấu nhân.
- Hỏi: Thêu dấu nhân được ứng dụng để làm gì? (Thêu
trang trí hoặc thêu trên các sản phẩm may mặc như váy, áo,
vỏ gối, khăn trải bàn....
- GV kết luận : Thêu dấu nhân là cách thêu tạo thành các
mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai
đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Thêu dấu
nhân được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu trên các sản
phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn trải bàn....
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Y/c HS đọc mục 2 SGK để nêu các bước thêu dấu nhân
- Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu đường thêu
dấu nhân
- GV nhận xét
- Y/c HS đọc mục 2a và quan sát H3 để nêu cách thêu
- GV căng vải đã vạch lên khung thêu và hướng dẫn HS
cách thêu theo H3 :
+ Lên kim để bắt đầu thêu tại vạch dấu thứ hai phía bên
phải đường dấu.
+ Gọi HS đọc mục 2b ; 2c và quan sát hình : 4a, 4b, 4c, 4d
(SGK) để nêu cách thêu dấu nhân thứ nhất.
- GV hướng dẫn các thao tác thêu dấu nhân thứ nhất, thứ
hai, lưu ý một số điểm sau :
- GV hướng dẫn các thao tác thêu mũi thêu dấu nhân thứ
nhất, thứ hai. Lưu ý:
+ Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên hai đường
kẽ cách đều
+ Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ hai

HOẠT ĐỘNG HỌC

- HS hát
- HS Nêu

- HS nhắc lại
- HS quan sát
- HS nêu

- HS trả lời câu hỏi
- HS theo dõi

- 2HS thực hiện
- 1HS đọc
- HS theo dõi

- HS thực hiện theo Y/c của GV
- HS quan sát

21


dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu
thứ nhất.
+ Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi
thêu không bị dúm
- GV Y/c HS lên thực hiện các mũi thêu tiếp theo
- Y/c HS quan sát hình 5 (SGK) và nêu cách kết thúc đường
thêu dấu nhân.
- GV gọi HS lên bảng thực hiện thao tác kết thúc đường
thêu dấu nhân.
- GV nhắc lại cách thêu dấu nhân cho HS lần 2

- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS – tổ chức cho HS thêu dấu
nhân trên giấy.
4/ Củng cố-dặn dò :
- Y/c HS nêu lại cách thêu dấu nhân
- Về nhà chuẩn bị dụng cụ thêu dấu nhân
- Giáo viên nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài tiết sau : Thêu dấu nhân (tt).

- 1HS thực hiện
- HS thực hiện theo Y/c của GV
- HS thực hành thêu dấu nhân tren
giấy.
- HS trả lời
- HS theo dõi

---------------------------------------Thứ năm, ngày 13 tháng 9 năm 2018
Tiết 1: LTVC
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I/ MỤC TIÊU :
- Biết sử dụng từ đồng ngfhĩa một cách thích hợp (BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ
(BT2)
- Dựa theo ý một khổ thơ trong bài:Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng1,
2 từ đồng nghĩa (BT3)
* HS khá giỏi biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn víết trong bài tập 3.
* Kĩ năng sống: tư duy sáng tạo; tìm kiếm và xử lí thông tin; tự nhận thức.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Viết đoạn văn lên bảng
- Các thẻ chữ ghi :xách, đeo, khiêng, kẹp, vác
- Giấy khổ to, bút dạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ : (Mở rộng vốn từ nhân dân)
- Y/c 3 HS lên bảng đặt câu có từ bắt đầu bằng tiếng - 3 HS lên bảng mỗi HS 1 câu
đồng
- 2 HS đọc và nêu ý nghĩa câu đã đặt
- Gọi HS đứng tại chổ đọc thuộc các câu thành ngữ ở - HS nhận xét
bài tập 2
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
22


a) Giơí thiệu : Tiếng việt rất phong phú và đa dạng.
Khi sử dụng từ đồng nghĩa chúng ta nên thận trọng vì
dùng không thích hợp sẽ làm thay đổi nội dung, ý nghĩa
của câu. Bài học hôm nay sẽgiúp các em sử dụng từ - HS đọc lại
đồng nghĩa được tốt hơn.
b) Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc nội dung và Y/c bài tập
- 1 HS đọc
- Y/c HS làm bài theo cặp
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo
luận để làm bài
- Y/c HS nêu Kết quả
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả
- GV cúng HS nhận xét kết luận về bài làm.

Đáp án : theo thứ tự là: xách, vác, khiêng, kẹp
- Y/c HS q/s tranh minh hoạ tr 33 SGK để thấy rõ từng - HS q/s tranh
từ điền là phù hợp.
- các từ : xách, đeo, khiêng, kẹp cùng có nghĩa chung là - HS nối tiếp nhau nêu ý nghĩa
gì? (Mang một vật đi nơi khác)
- Y/c HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- 1HS đọc thành tiếng.
Bài tập 2 :
- Gọi HS đọc nội dung và Y/c bài tập
- 1HS đọc
- Y/c HS làm việc theo nhóm theo hd sau :
- Nhóm 4
+ Đọc kĩ câu tục ngữ
- HS thảo luận để làm bài tập
+ Xác định nghĩa của từng câu
+ Xác định nghĩa chung của các câu tục ngữ đó
- 1 nhóm trình bày
- Y/c HS trình bày
- HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận.
Bài tập 3 :
- Gọi HS đọc nội dung và Y/c bài tập
- 1HS đọc
- Y/c HS đọc thuộc lòng khổ thơ sắc màu em yêu
- 8HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng
Hỏi: Em chọn khổ thơ nào trong bài thơ để miêu tả. từng khổ thơ
Khổ thơ đó có những màu sắc và sự vật nào?
- HS nối tiếp trả lời
- Y/cHS làm bài - 2HS viết vào giấy khổ to, HS lớp làm - 1HS thực hiện vào giấy khổ to –HS
vào vở

lớp viết vào vở
- Y/c HS trình bày (2HS viết vào giấy khổ to dán lên - 2 HS đọc
bảng và đọc đoạn văn)
- GV nhận xét.
- Y/c HS dưới lớp đọc đoạn văn –GV nhận xét.
- 3HS đọc
Ví dụ: Trong các màu săc Việt Nam em thích nhất là
màu vàng. Màu vàng tươi của hoa cúc gợi nhớ mùa thu
trong lành, mát mẻ. Những ánh nắng vàng hoe rải trên
đường nhẹ. Màu vàng gợi sự no ấm, bình yên. Những
cánh đồng lúa chín vàng rực. Trong vườn, lắc lư những
chùm khế quả cam vàng.
4/ Củng cố - dặn dò :
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Đồng nghĩa hoàn toàn?
Không hoàn toàn?
- 3 HS trả lời
23


- Y/c HS đặt câu có các từ đông nghĩa
- GV nhận xét và đánh giá chung tiết học
- 2 HS đặt câu
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài tiết sau (Từ trái nghĩa) - HS theo dõi
SGK tr38
---------------------------------------Tiết 2: ĐỊA LÍ

KHÍ HẬU
I/ MỤC TIÊU :
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:
+ Khí nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Có sự khác nhau giữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn ; miền Nam nóng quanh
năm với hai mùa mưa, khô rõ rệt.
- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta ảnh hưởng tích cực: cây
cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lụt, hạn
hán,…
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc-Nam (dãy Bạch Mã) trên bản đồ (lượt đồ)
- Nhận xét được bản số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
* Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
* Biết chỉ các hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Bản đồ khí hậu Việt Nam; Quả địa cầu; Tranh ảnh về một số hậu
quả do lũ lụt hoặc hạn hán gây ra.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
- HS tực hiện
- Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.
- Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên bản đồ
địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Kể một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết
chúng có ở đâu ?
- GV nhận xét.
- HS nhận xét
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về khí hậu ở - HS nhắc lại

nước ta qua bài “Khí hậu”.
b) Hoạt động 1:
* Mục tiêu : Học sinh nêu được nước ta có khí hậu nhiệt
đới gió mùa.
* Cách tiến hành :
- Giáo viên ghi sẵn phiếu lên bảng phụ.
- HS quan sát và trao đổi thảo luận và
24


- Yêu cầu học sinh làm việc theo câu hỏi gợi ý:
ghi ra giấy
- Chỉ vị trí Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta - HS trả lời câu hỏi
nằm ở đới khí hậu nào ? Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí
hậu nóng hay lạnh ?
- Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta ?
- Hoàn thành bảng sau :
Thời gian
Hướng gió chính
gió mùa thổi
Tháng 1
Mùa gió đông Bắc
Tháng 2
Mùa gió Tây Nam hoặc Đông Nam
- Gọi học sinh trình bày kết qủa làm việc của nhóm mình.
- HS nhận xét
- GV nhận xét bổ sung.
- Gọi Hs lên bảng chỉ hướng gió tháng 1 và hướng gió
- 1HS thực hiện
tháng 7 trên bảng đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

- GV hình thành trên bảng sơ đồ (chuẩn bị sẵn 6 nội dung)
Nhiệt đới

Vị trí

Gần biển trong vùng
có giáo mùa

Nóng

Khí hậu nhiệt
đới
Gió mùa
Mưa nhiều, gió
mưa thay đổi theo
mùa

- HS theo dõi
Kết luận : Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa : Nhiệt
độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa
c) Hoạt động 2 : Thảo luận theo cặp
* Mục tiêu : HS biết khí hậu giữa các miền khác nhau
* Cách tiến hành :
- Gọi HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã trên bảng đồ địa lí - 2HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo
luận trả lời
tự nhiên Việt Nam.
- GV giới thiệu về dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu
giữa miền Bắc và miền Nam
- Y/c HS trao đổi thảo luận theo gợi ý sau : Dựa vào bảng
số liệu và đọc SGK hãy tìm sự khác nhau giữa khí hậu

miền Bắc và miền Nam cụ thể :
+ Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7.
+ Các mùa khí hậu
+ Chỉ trên H1, miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền
khí hậu nóng quanh năm.
- HS trình bày
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc của nhóm
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×