Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KIỀU THỊ HẢI

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC
VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN
QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KIỀU THỊ HẢI

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC
VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN
QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101
Người hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Quốc Lập
Chữ ký của GVHD


THÁI NGUYÊN - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Kiều Thị Hải, tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu
do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Kiều Quốc Lập,
không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của
luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Kiều Thị Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Trường Đại học Khoa học,
Đại học Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, tôi đã nghiên
cứu và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào công việc hiện tại,
nâng cao trình độ năng lực của bản thân.
Luận văn thạc sĩ “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” là kết quả của quá trình nghiên
cứu trong những năm học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới TS. Kiều Quốc Lập - người đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn các cán bộ phòng Phòng Khoáng sản - Sở TNMT tỉnh Tuyên
Quang, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành bản luận văn này.
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do giới hạn về trình độ nghiên cứu, giới
hạn về tài liệu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và những người quan tâm.

ii


BẢNG MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

HĐKS

Hoạt động khoáng sản

2

KTKS

Khai thác khoáng sản


3

QLNN

Quản lý nhà nước

4

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

5

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

6

TW

7

UBND

Ủy ban nhân dân

8


VLXD

Vật liệu xây dựng

Trung ương

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng các giấy phép còn hiệu lực.................................................. 44
Bảng 3.2. Thu tiền cấp quyền KTKS (2014-2018) ............................................. 46
Bảng 3.3. Quy hoạch KTKS tỉnh Tuyên Quang ............................................... 46
Bảng 3.4. Các văn bản của UBND tỉnh Tuyên Quang về KTKS ....................... 49
Bảng 3.5. Danh sách các khu vực cấm hoạt động khoáng sản ........................... 52
Bảng 3.6. Danh sách các khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản...................... 54
Bảng 3.7. Kết quả xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong KTKS ĐVT: VNĐ
............................................................................................................................. 57
Bảng 3.8. Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng qua các năm .......... 64
Bảng 3.9. Chỉ số sản xuất khai thác quặng kim loại qua các năm ...................... 65
Bảng 3.10. Chỉ số sản xuất khai thác đá và mỏ khác qua các năm..................... 66
Bảng 3.11. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu ............................................ 67

4


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang ................................................ 35

Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản
tỉnh Tuyên Quang................................................................................................ 60
Hình 3.2: Biểu đồ chỉ số sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng qua các năm
............................................................................................................................. 65
Hình 3.3: Biểu đồ chỉ số sản xất khai thác quặng kim loại theo các năm .......... 66
Hình 3.4: Biểu đồ chỉ số sản xất khai thác đá và mỏ khác theo các năm ........... 67
Hình 3.5: Khai trường khai thác mỏ đá vôi xi măng - Công ty cổ phần Xi........ 85
Hình 3.6: Toàn cảnh máng vận chuyển từ mỏ khai thác mỏ đá vôi ................... 86
về Nhà máy Xi măng Tân Quang........................................................................ 86
Hình 3.7: Máy xúc - phương tiện khai thác đá - Công ty cổ phần Xi măng Tân
Quang...86
Hình 3.8: Máy ủi - phương tiện khai thác đá - Công ty cổ phần Xi măng Tân
Quang...87
Hình 3.9: Tàu hút khai thác cát - Công ty TNHH Tiến Thuận ........................... 87
Hình 3.10: Máy xúc sỏi lên ô tô - Bãi chứa sỏi - Công ty TNHH Tiến Thuận .. 88
Hình 3.11: Cửa lò - mỏ antimon - Công ty CP Kim loại mầu Tuyên Quang ..... 88
Hình 3.12: Đường gòong vận chuyển trong giếng nghiêng- mỏ antimon Chiêm
Hóa - Công ty CP Kim loại mầu Tuyên Quang .................................................. 89
Hình 3.13: Hầm khai thác - mỏ vonfram Thiện Kế ............................................ 90
Công ty CP Kim loại mầu Tuyên Quang ............................................................ 90

5


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
BẢNG MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................iii
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................... v
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Những đóng góp của đề tài ............................................................................... 2
4. Cấu trúc luận văn............................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 3
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................... 3
1.1.1. Trên thế giới: ............................................................................................................................
3

1.1.2. Tại Việt Nam: ..........................................................................................................................
3

1.2. Cơ sở lý luận công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ............... 7
1.2.1. Khai thác khoáng sản .............................................................................................................
7

1.2.2. Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ...............................................................
12

1.3. Cơ sở thực tiễn công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ................
24
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 27
6


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài........................................................................................
27


2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................................
27

2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 27

7


2.3. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu......................................... 27
2.3.1. Quan điểm tiếp cận ............................................................................................................... 27
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................
31

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 34
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinhtế xã hội khu vực nghiên cứu ...............
34
3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản tại tỉnh
Tuyên Quang ....................................................................................................... 44
3.2.1. Thực hiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về khai thác
khoáng sản
........................................................................................................................................................ 44

3.2.2. Thực trạng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản.................................................... 45
3.2.3. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng
sản............................. 46
3.2.4. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác khoáng
sản .................. 48
3.2.5. Ban hành chính sách, quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác
khoáng sản

........................................................................................................................................................ 49

3.2.6. Việc khoanh định phê duyệt các khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng
sản và xây dựng phê duyệt quy hoạch khoáng sản
............................................................................... 52

3.2.7. Thực trạng thanh tra, kiểm tra ............................................................................................
56

3.2.8. Thực trạng về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
Luật .......................................... 58
3.3. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản
tại tỉnh
Tuyên Quang......................................................................................................... 59


3.3.1. Hệ thống văn bản pháp quy và các văn bản thi hành
................................................... 59

3.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản của
tỉnh............................... 60
3.3.3. Sự phối hợp quản lý giữa các Sở ngành của tỉnh
.......................................................... 61

3.3.4. Sự phối hợp quản lý đối với cấp huyện, xã.....................................................................
61

3.3.5.Chính sách về đầu tư hạ tầng vùng khai thác khoáng
sản ............................................ 62 vii



3.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản tại tỉnh Tuyên
Quang 62
3.4.1. Những kết quả đạt được ......................................................................................................
62

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .........................................................................................................
68

3.5. Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản tại tỉnh Tuyên
Quang.. 68
3.5.1. Hoàn thiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về khai thác
khoáng sản và việc thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang ..................................................................... 68
3.5.2. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý khai thác khoáng sản
........................................... 72

3.5.3. Hoàn thiện chính sách, quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác
khoáng sản
........................................................................................................................................................ 74

3.5.4. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản
............... 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 78
1. Kết luận ........................................................................................................... 78
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 79


viii



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên
(nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử
dụng trong sản xuất và đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của
xã hội loài người. Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều về mặt địa lý
và đại bộ phận nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều
được hình thành qua quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài của lịch sử. Các đặc
điểm trên cho thấy tài nguyên thiên nhiên là rất quý hiếm, cần được bảo vệ, sử
dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm. Khoáng sản là một bộ phận trong nguồn tài
nguyên thiên nhiên quý hiếm đó.
Khai thác khoáng sản (KTKS) là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản.
Với chủ trương kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường (TNMT), KTKS
thực sự được coi là một hoạt động kinh tế với thước đo là tiết kiệm, hiệu quả và
mục tiêu là lợi ích.
Khoáng sản của tỉnh Tuyên Quang có nhiều về chủng loại, đa dạng cả
về kim loại và phi kim loại. Trong đó, có những khoáng sản có giá trị kinh tế
như: chì-kẽm, thiếc-vonfram, mangan, barite, caolin-felspat ... Theo tài liệu địa
chất khoáng sản hiện có thì trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện và xác
định được 200 mỏ, điểm mỏ khoáng sản và 86 điểm khoáng sản, điểm biểu hiện
khoáng sản (chưa rõ triển vọng hoặc ít triển vọng) thuộc 31 loại khoáng sản
khác nhau. Dự báo một số mỏ có triển vọng khai thác quy mô công nghiệp,
nhưng nhiều mỏ và điểm quặng có trữ lượng và giá trị không lớn, chỉ phù hợp
khai thác quy mô nhỏ để phát triển công nghiệp địa phương hoặc khai thác tận
thu phục vụ đa dạng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

1



Xuất phát từ thực tiễn trên, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác
quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” là
cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tìm các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nuớc về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, góp phần thúc đẩy kinh
tế - xã hội của địa phương phát triển.
Để đạt mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Thực trạng công tác quản lý nhà nuớc về khai thác khoáng sản trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang.
- Đánh giá công tác quản lý nhà nuớc về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh

Tuyên Quang.
3. Những đóng góp của đề tài

- Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về KTKS.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước về KTKS trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất được những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về KTKS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Trên thế giới:
Quản lý nhà nước (QLNN) về KTKS là một nhiệm vụ quan trọng đối với
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, bởi KTKS cung cấp nguyên liệu cần thiết
cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước.
Quản lý khoáng sản trên thế giới bắt đầu đề cập đến phát triển bền vững
vào khoảng năm 1996 tại các cuộc họp của Hội đồng Kim loại và Môi trường
Quốc tế (ICME), một tổ chức gồm 30 công ty khai khoáng lớn quốc tế có trụ sở
đóng tại Ottawa, Canada. Năm 2000, một Hiến chương Phát triển bền vững cho
ngành khai khoáng được soạn thảo và được Hội đồng ICME thông qua Hiến
chương này. Khai khoáng bền vững gồm có 6 vấn đế chủ yếu: Quản lý chất thải
(đất đá thải, quặng đuôi, các chất thải độc hại); quản lý năng lượng; trao đổi
thông tin khủng hoảng; phối hợp với các tổ chức, cá nhân bên ngoài khu mỏ;
quan hệ với người dân bản địa; đa dạng sinh học. [18]
Để đảm bảo thực hiện hiệu quả những vấn đề trên, nhiều nghiên cứu đã xây
dựng nên những công cụ như là hệ thống các biện pháp thực hiện, hệ thống kiểm
tra, báo cáo thực hiện, hướng dẫn báo cáo, biên bản đánh giá và hướng dẫn kỹ
thuật.
1.1.2. Tại Việt Nam:
Thực hiện Luật Khoáng sản từ năm 1996, ngành khai khoáng ở Việt Nam
có nhiều sự biến động cả về quy mô, công nghệ khai thác, cũng như công tác tổ
chức quản lý. Nhiều quy định của Luật Khoáng sản và phương thức tổ chức thực
hiện đã đóng góp tích cực, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động khoáng sản
trên phạm vi cả nước, một số vấn đề phát sinh trong hoạt động khoáng sản đã
được điều chỉnh theo chủ trương mới của Đảng và Nhà nước; phù hợp với một
3



số Luật liên quan khác đã được điều chỉnh hoặc ban hành mới như Luật Bảo
vệ môi

4


trường, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai… và phù hợp với các cam
kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Các công trình nghiên cứu, các bài báo đã đề cập đến QLNN về khoáng sản
nói chung, QLNN về KTKS nói riêng trên cả góc độ lý luận và thực tiễn. Cụ thể:
- Phạm Chung Thủy, 2012, Pháp luật về hoạt động khai thác và chế biến

khoáng sản ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ ngành Luật kinh tế, Đại học Quốc Gia
Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ khái niệm, phân loại khoáng sản, một
vài nét về vai trò, ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và
điều chỉnh pháp luật về hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam;
phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động khai thác, chế biến
khoáng sản, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm, đưa ra một số kiến
nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt động khai thác, chế
biến khoáng sản. [33]
- Nguyễn Đình Dũng, 2012, Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải

pháp quản lý môi trường trong hoạt động KTKS tại mỏ sắt Trại Cau, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ ngành khoa học môi trường,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Luận văn đã nghiên cứu một số nội dung
về khai thác quặng sắt, hoạt động KTKS tại mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ và dự báo các tác
động đến môi trường do hoạt động của mỏ, đề xuất các giải pháp kỹ thuật và giải
pháp quản lý nhằm cải thiện môi trường khu vực mỏ. [12]

- Nguyễn Thị Hương, 2013, Hoạt động KTKS Núi Pháo huyện Đại Từ

tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường, Luận văn thạc sĩ khoa học
địa lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Luận văn đã nêu được
một số nội dung liên quan đến khoáng sản, hiện trạng KTKS Việt Nam và tỉnh
Thái Nguyên, hiện trạng khai thác và tác động của hoạt động KTKS Núi Pháo
đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của địa phương, trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác. [19]
5


- Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2013, Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng

hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0 - 30m nước) tỉnh
Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý tài nguyên môi trường,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Luận văn đã đánh giá nguồn tài nguyên
khoáng sản rắn khu vực biển nông ven bờ của tỉnh Sóc Trăng và đề xuất được
các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ phát triển kinh tế biển bền vững.
[20]
- Phạm Thị Khánh Ly, 2013, Quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng

sản từ thực tiễn áp dụng tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ ngành Luật dân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn
đã nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về quyền sở hữu của Nhà
nước đối với tài nguyên khoáng sản; phân tích các quy định pháp luật hiện hành
trong lĩnh vực quyền sở hữu tài nguyên khoáng sản; tìm hiểu và đánh giá việc áp
dụng các quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản
trong thực tế hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam; đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu đối với tài
nguyên khoáng sản ở Việt Nam và các biện pháp tăng cường hiệu quả áp dụng

pháp luật trong quá trình hoạt động khoáng sản của Tập đoàn Công nghiệp Than
- Khoáng sản Việt Nam. [22]
- Bùi Thị Thùy Linh, 2013, Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế

đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Luận văn
thạc sĩ ngành Luật kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu
tình hình triển khai các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động
KTKS và thu thuế đối với hoạt động trên tại tỉnh Hà Nam; thực trạng khai thác
tài nguyên đá của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, kê khai và nộp thuế của
các doanh nghiệp, đánh giá, tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thất thu
thuế, đề xuất các giải pháp để tăng nguồn thu ngân sách và đưa các doanh
nghiệp khai thác đá hoạt động theo quy định của pháp luật, tự giác thực hiện
trách nhiệm của mình với cơ quan chức năng. [21]
6


- Lê Quang Thuận và cộng sự, 2015, Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu

7


quả quản lý nguồn thu từ KTKS tại Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội. Nghiên
cứu rà soát các chính sách thu hiện hành, đánh giá công tác quản lý thu liên quan
đến lĩnh vực tài nguyên tại Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm
làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trong việc quản lý thu ở Việt Nam. Trên
cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách thu và công tác
quản lý thu. [25]
- Liên minh khoáng sản và các tổ chức thành viên đã tổ chức hoặc phối

hợp với các cơ quan (Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội, Bộ TNMT, Sở

Công thương tỉnh Bình Định) tổ chức một số hội thảo khoa học về quản lý
khoáng sản, KTKS như: “Tăng hiệu quả thu ngân sách từ KTKS - Giải pháp nào
cho Việt Nam?”, Hà Nội, tháng 10 năm 2014; “Phân cấp và các sáng kiến quản
trị tốt tài nguyên khoáng sản ở cấp địa phương”, Bình Định, tháng 11 năm 2014;
“Quản trị ngành công nghiệp khai thác ở Việt Nam: Thách thức và nhu cầu cải
cách”, Hà Nội, tháng 12 năm 2015. Tại Hội thảo, các nhà khoa học, các nhà
quản lý, các chuyên gia đã có các báo cáo về thực trạng quản trị ngành công
nghiệp khai thác, thu ngân sách từ KTKS ở Việt Nam, quy định về phân cấp
QLNN về khoáng sản, những bất cập, các sáng kiến, kinh nghiệm về quản trị tài
nguyên khoáng sản ở cấp địa phương, kinh nghiệm quốc tế trong tăng cường
hiệu quả thu ngân sách và quản lý nguồn thu từ khai thác tài nguyên, giải pháp
nâng cao hiệu quả quản trị, tăng thu ngân sách từ KTKS cho Việt Nam, trong đó
EITI được khẳng định như một giải pháp tổng thể thúc đẩy cải cách lĩnh vực
khoáng sản và nâng cao hiệu quả thu, nhằm góp phần giải quyết khó khăn về thu
ngân sách và quản lý hiệu quả hơn nguồn tài nguyên không tái tạo của quốc gia.
Bên cạnh luận văn, các công trình nghiên cứu, các báo cáo trong các hội
thảo khoa học còn có nhiều bài báo viết về lĩnh vực KTKS và QLNN về KTKS,
chủ yếu phản ánh những bất cập trong thực tiễn.
Các công trình nghiên cứu, các bài báo đã đề cập đến QLNN về khoáng sản
nói chung, QLNN về KTKS nói riêng trên cả góc độ lý luận và thực tiễn, tuy
nhiên chỉ ở một hoặc một vài khía cạnh khác nhau.
8


Đề tài “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” đã vận dụng các kiến thức tổng hợp từ các tài
liệu kham khảo, liên hệ với thực tiễn ở địa phương để cụ thể hóa từng nội dung
nghiên cứu.
1.2. Cơ sở lý luận công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản
1.2.1. Khai thác khoáng sản

1.2.1.1. Khái niệm khai thác khoáng sản
Tra cứu trên từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ta có thể tìm được
khái niệm gần với khái niệm KTKS, đó là khái niệm khai thác mỏ. Khai thác mỏ
là hoạt động KTKS hoặc các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân
quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu được khai thác từ mỏ như kim loại cơ
bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối và
kali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng trọt hoặc được tạo ra trong
phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ mỏ. Khai thác mỏ ở nghĩa
rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo (như dầu
mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là nước).
Ở Việt Nam, KTKS là một khái niệm đã được luật hóa. Theo Luật
Khoáng sản năm 2010, KTKS là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm
xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có
liên quan. [23]
KTKS là hoạt động được tiến hành sau khi đã có giấy phép khai thác của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ
bản (hay còn gọi là mở mỏ) cho đến khi mỏ kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ phục hồi môi trường).

9


1.2.1.2. Đặc điểm hoạt động khai thác khoáng sản
(1) Chủ thể khai thác
Không phải bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể trở thành chủ thể
KTKS. Luật Khoáng sản 2010 và Nghị định hướng dẫn thi hành quy định các
điều kiện tương đối chặt chẽ về tổ chức, cá nhân KTKS.
Theo quy định tại Điều 51 Luật Khoáng sản 2010, điều kiện cần để có thể
trở thành chủ thể KTKS gồm hai yêu cầu sau:
- Là tổ chức (doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; hợp


tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã) hoặc hộ kinh
doanh.
- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề KTKS

Trong đó hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề KTKS chỉ được
KTKS làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường, khai thác tận thu khoáng
sản.
Theo quy định của Luật Khoáng sản và Nghị định 158/2016/NĐ-CP
ngày
29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Khoáng sản, điều kiện đủ để trở thành chủ thể KTKS cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đăng ký kinh

doanh ngành nghề KTKS:
+ Có dự án đầu tư KTKS ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù
hợp với quy hoạch. Dự án đầu tư KTKS phải có phương án sử dụng nhân lực
chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối
với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn
bản;
+ Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu
10


tư KTKS.
- Đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề KTKS:

11



+ Có dự án đầu tư KTKS ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng
phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố
nơi có khoáng sản. Dự án đầu tư KTKS phải có phương án sử dụng nhân lực
chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp.
+ Có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu
tư KTKS.
+ Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng
sản nguyên khai/năm.
(2) Đối tượng khai thác
KTKS là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản nên hoạt động này có đối
tượng KTKS.
Dưới góc độ pháp luật, Luật Khoáng sản 2010 có quy định: Khoáng sản
là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể
khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở
bãi thải của mỏ. [23]
(3) Phân loại tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh

ra trên bề mặt trái đất).
- Theo mục đích, công dụng và thành phần hóa học: Khoáng sản nhiên

liệu (dầu mỏ, khí đốt, than, đá cháy); khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim
loại màu, kim loại quý hiếm); khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật
liệu xây dựng).
- Dựa trên trạng thái vật lý: Khoáng sản rắn (kim loại, phi kim và đá


màu, đá quý); khoáng sản lỏng (dầu mỏ, nước khoáng, nước nóng...); khoáng
12


×