Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm HÌNH THÁI THÀNH PHẦN hóa học của cây ĐINH LĂNG ( polyscias irmicosa (l ) harms (panax fruticosum l)” THU hái tại đăk lăk năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 35 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Dược, trường Đại học Duy tân, chúng em đã tiến hành đề tài : “NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐINH LĂNG
( Polyscias irmicosa (L.) Harms (Panax fruticosum L)” THU HÁI TẠI ĐĂK
LĂK NĂM 2019.
Hiện nay chúng em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu. Được kết quả như
ngày hôm nay chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa và các thầy cô bộ môn đã tạo điều kiện giúp đỡ trong thời gian nghiên
cứu đề tài.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN
THỊ HÀ đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn chúng em trong thời gian qua.
Tuy nhiên vì thời gian thực hiện đề tài có hạn , bên cạnh kiến thức chuyên
môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nhiệm thực tiễn nên nội dung báo
cáo không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của thầy cô cà các bạn để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 2 tháng 7 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Mục lụ
1


LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................1
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ....................................................................................4
Tài liệu tham khảo......................................................................................................5
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................. 6
1.1

Mô tả.................................................................................................................. 8



1.2

Cây dễ nhầm lẫn...............................................................................................9

1.3

Phân bố sinh thái..............................................................................................9

1.4

Bộ phận dùng..................................................................................................10

1.5

Cách trồng và thu hái.....................................................................................10

1.6

Vi phẫu............................................................................................................. 10

1.7

Bột dược liệu....................................................................................................11

1.8

Thành phần hóa học.......................................................................................11

1.9


Tác dụng dược lý.............................................................................................12

1.10

Tính vị, quy kinh và công năng..................................................................14

1.11

Công dụng và liều dùng...............................................................................14

1.12

Đơn thuốc có đinh lăng...............................................................................15

1.13 Định tính............................................................................................................15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (NGUYÊN
LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU)................17
2.1.

Nguyên vật liệu, thiết bị..................................................................................17

2.1.1.

Nguyên vật liệu:...........................................................................................17

2.1.2.

Thiết bị:........................................................................................................17


2.2.

Nội dung nghiên cứu.......................................................................................17

2.3.

Phương pháp nghiên cứu...............................................................................17

Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN....................................18
3.1.

Khảo sát đặc điểm hình thái của cây đinh lăng thu hái tại Đắk Lắk..........18

3.1.1.

Đặc điểm thực vật........................................................................................18

3.1.2.

Đặc điểm dược liệu......................................................................................18

2


3.1.3.

Vi phẫu.........................................................................................................19

3.1.3.1.


Phương pháp bóc hoặc cắt mẫu..............................................................19

3.1.3.1.1.

Quy trình thực hiện..............................................................................19

3.1.3.1.2.

Kết quả..................................................................................................19

3.1.3.2.

Tẩy và nhộm tiêu bản:.............................................................................20

3.1.3.2.1.

Quy trình thực hiện..............................................................................20

3.1.3.2.2.

Kết quả..................................................................................................21

3.1.4.

Soi bột...........................................................................................................28

3.1.4.1.

Quy trình thực hiện..................................................................................28


3.1.4.2.

Kết quả thực nghiệm................................................................................29

3.2.1.

Định tính.......................................................................................................30

3.2.2.

Định tính sơ bộ các nhóm chất hóa học trong bột dược liệu Đinh lăng:
30

KẾT LUẬN................................................................................................................ 32

3


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng Định tính sơ bộ các nhóm chất hóa học trong bột dược liệu Đinh lăng-------32
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1.1 Lá kép, mọc so le-------------------------------------------------------------9
Hình 1.1.2 Phiến lá xẻ 3 lần lông chim---------------------------------------------------9
Hình 1.1.3 Cụm hoa nở--------------------------------------------------------------------10
Hình 1.1.4 Quả dẹt, màu trắng bạc-------------------------------------------------------10
Hình 3.1.1.1. Lỗ khí kiểu trực bào-------------------------------------------------------20
Hình 3.1.3.1. Cấu tạo giải phẫu rễ cây Đinh lăng---------------------------------------22
Hình 3.1.3.2. Gỗ 2 chiếm tâm-------------------------------------------------------------22

Hình 3.1.3.3. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai-----------------------------------------22
Hình 3.1.3.4. Cấu tạo giải phẫu thân cây đinh lăng-------------------------------------23
Hình 3.1.3.5. Cấu tạo giải phẫu thân cây đinh lăng-------------------------------------23
Hình 3.1.3.6. a,b,c. Cấu tạo bó libe-gỗ của thân cây Đinh Lăng----------------------24
Hình 3.1.3.7 Cấu tạo giải phẫu phần vỏ của thân cây Đinh Lăng---------------------25
Hình 3.1.3.8 Tinh thể calci oxalat hình cầu gai-----------------------------------------25
Hình 3.1.3.9 Cấu tạo giải phẫu cuống lá của cây Đinh Lăng--------------------------26
Hình 2.1.3.10 Cấu tạo giải phẫu mặt trên của cuống lá cây Đinh Lăng--------------27
Hình 2.1.3.11 Cấu tạo bó libe-gỗ---------------------------------------------------------27
Hình 2.1.3.12 Cấu tạo giải phẫu lá cây Đinh Lăng-------------------------------------28
Hình 3.1.2.1. Hạt tinh bột hình chuông--------------------------------------------------30
Hình 3.1.2.2. Hạt tinh bột hình đa giác---------------------------------------------------30
Hình 3.1.2.3. Tinh thể calci oxalate hình cầu gai---------------------------------------30
Hình 3.1.2.4. Hạt tinh bột xếp kép 3, cụm 5---------------------------------------------30
Hình 3.1.2.5. Mạch vạch-------------------------------------------------------------------30
Hình 3.1.2.6. Mạch mạng------------------------------------------------------------------ 30
4


Tài liệu tham khảo
1. Bộ môn dược liệu (2014). Phương pháp nghiên cứu dược liệu, NXB ĐH Y
Dược TP Hồ Chí Minh
2. Bộ Y tế (2019), Dược điển Việt Nam V, NXB Y học Hà Nội.
3. Đỗ Huy Bích và cs (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.
NXB Khoa học và Kĩ thuật. Tập 1. Tr. 793 – 786.
4. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Hồng
Đức. Tr. 828 – 829.
5. Ngô Ứng Long và cs (1993). Nghiên cứu dược lý cây Đinh lăng trên chức
năng của hệ thần kinh ngoại biên. Tạp chí Dược học. Số 5. Tr. 10 – 12.
6. Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam. NXB Trẻ. Tập 2. Tr. 516 –

518.
7. Phạm Thị Nguyệt Hằng và Nguyễn Minh Khởi (2017). Tác dụng cải thiện
trí nhớ trên mô hình gây thiếu máu não cục bộ tạm thời và bước đầu
nghiên cứu cơ chế tác dụng của cao cồn rễ Đinh lăng. Tạp chí Dược liệu.
Tập 22. Số 2/2017. Tr. 113 – 119.
8. Quách Tuấn Vinh (2006). 60 cây mẫu trong vườn thuốc. NXB Y học. Tr.
76 – 77.
9. Trương Thị Đẹp (2014). Thực vật dược. NXB Giáo dục. Tr. 263 – 264.
10. Võ Xuân Minh (1991). Góp phần tìm hiểu về thành phần hóa học và dạng
bào chế của cây Đing Lăng. Tạp chí Dược học. Tập 3. Tr. 19 – 21.
TRANG WEB
1. />2. />
5


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những nước có thảm thực vật phong phú, đa dạng.
Theo số liệu gần đây nước ta có hơn 3.800 loại cây làm thuốc trên tổng số hơn
10.600 loài thực vật. Dược liệu dùng làm thuốc được thu hái hoang dại hoặc nhập
khẩu. Hiện nay, xu thế sử dụng thuốc có nguồn gốc bắt nguồn từ thiên nhiên bắt đầu
được ưa chuộng trở lại và được đánh giá cao. Nước ta là một quốc gia có tài nguyên
sinh vật dồi dào, đó là một điều kiện thiên phú giúp chúng ta tìm hiểu và đẩy mạnh
khai thác về các loại cây thuốc có trong tự nhiên, tiến hành trồng thử nghiệm, gây
giống những loài quý hiếm có giá trị y học và kinh tế cao. Từ đó, chúng ta thấy
được tầm quan trọng của việc nghiên cứu về cây thuốc, cách chế biến, bảo quản
rộng hơn là phương hướng phát triển cây thuốc, bảo tồn nguồn gen và giống cây
thuốc quý.

Có rất nhiều cây thuốc dân gian bị nhầm lẫn vì hình dạng bên ngoài, tên địa phương
dẫn đến mắc phải nhiều nguy cơ ngộ độc thậm chí dẫn đến tử vong trong quá trình

sử dụng. Để không mắc những sai lầm đó, chúng ta cần phân tích về hình thái, giải
phẩu, bột dược liệu, thành phần hóa học, sự phân bố và công dụng giúp người dùng
dễ sử dụng cũng như tránh các trường hợp nhầm lẫn đáng tiếc. Tiêu chuẩn Dược
diển cho dược liệu, là những tiêu chuẩn tối thiểu mà các nguyên liệu làm thuốc cần
phải đạt để có thể được coi như là một nguyên liệu làm thuốc.
Cây Đinh lăng là một trong những cây thuốc quen thuộc trong dân gian, đã được sử
dụng từ lâu trong y học phương đông như một vị thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, giải
6


độc kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng thể lực và tăng sức bền. Theo y học cổ truyền, rễ
đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng,
chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn,
những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm.
Nó có nhiều ưu điểm như dễ trồng, dễ sử dụng và mang nhiều tác dụng tiêu biểu
của họ nhân sâm. Tuy nhiên cây Đinh lăng ít độc hơn cả nhân sâm và khác với nhân
sâm, nó không làm tăng huyết áp
Trong thập nhiên 70, rễ Đinh lăng được các nhà khoa học Liên Xô, Viện y học quân
sự, viện dược liệu và trường đại học Dược Hà Nội nghiên cứu về thành phần hóa
học, một số tác dụng dược liệu và lâm sàng. Dựa vào những kết quả nghiên cứu
trên, trung tâm sâm Việt Nam đã nghiên cứu và sử dụng cả rễ và lá Đinh lăng để tận
dụng tối đa nguồn nguyên liệu này, nhưng kết quả cho thấy cao toàn phần của rễ - lá
Đinh lăng thể hiện nhiều ưu điểm hơn về tác dụng điều trị so với các dạng cao được
nghiên cứu từ trước.
Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng cây Đinh lăng làm thuốc cũng còn nhiều hạn
chế. Một mặt do chưa được chú ý trồng trọt, khai thác nên nguồn nguyên liệu còn
hạn hẹp. Mặt khác việc nghiên cứu về cây Đinh lăng cũng còn nhiều phiến diện,
mới chỉ tập trung về tác dụng dược lí mà chưa nghiên cứu nhiều về thành phần hóa
học và tiêu chuẩn hóa dược liệu. Đặc biệt là dạng bào chế từ Đinh lăng còn nghèo
nàn, chưa được tiêu chuẩn hóa và nâng cao.

Vì vậy, trong đồ án này, chúng ta sẽ khảo sát về đặc điểm hình thái của cây Đinh
lăng được thu hái tại Đăk Lăk và nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Đinh
lăng.

7


Chương 1. TỔNG QUAN

Tên gọi khác: Cây gỏi cá, Đinh lăng lá lớn, Đinh lăng lá nhỏ, Đinh lăng lá tròn.
Tên khoa học: Polyscias irmicosa (L.) Harms (Panax fruticosum L)
Thuộc họ: Ngũ gia bì (Araliaceae).
1.1 Mô tả
 Đinh Lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng
tên đinh lăng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường
cao 0,8 đến 1,5m. Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40cm, không có lá kèm rõ.
 Lá chét có cuống gầy dài 3-10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có
mùi thơm.

8


Hìn
1.1.1 Lá kép, mọc so le

h

Hình 1.1.2 Phiến lá xẻ 3 lần lông chim

 Cụm hoa hình chuỳ ngắn 7-18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5,

nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3-4mm, dày 1mm
có vòi tồn tại.

Hình

1.1.3

Cụm

hoa

nở

Hình 1.1.4 Quả dẹt, màu trắng bạc
 Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.

1.2 Cây dễ nhầm lẫn
Nhiều loài khác cũng mang tên đinh lăng, nhưng không được dùng làm thuốc:
a. Đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana Baill). Lá kép thường chỉ có 3 lá chét
trên một cuốn dài, lá chét hình tròn, đầu tù.

9


b. Đinh lăng lá to hay đinh lăng lá ráng (Polyscias ilicifolia (Merr.) Baill.). Lá
kép có 11 – 13 lá chét, lá chét hình mác có răng cưa to và sâu.
c. Đinh lăng trổ hoặc đinh lăng viền bạc (Polyscias guifoylei Baill.) – Polyscias
guifoylei Baill. var. laciniata Baill.– Polyscias guifoylei Baill. var. vitoriae Baill.
1.3 Phân bố sinh thái
 Đinh lăng có nguồn gốc ở vùng đảo Polynésie ở Thái Bình Dương, cây được

trồng ở Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào… Ở Việt Nam, đinh lăng đã có từ lâu
trong nhân dân và được trồng khá phổ biến trong nhân dân và được trồng khá phổ
biến ở vườn gia đình, trong đình chùa, trạm xá, bệnh viện. . . để làm cảnh, làm
thuốc và rau gia vị.
 Đinh lăng là một cây được trồng phổ biến làm cảnh ở khắp nước ta, mọc cả ở
Lào và miền nam Trung Quốc.Trước đây không thấy dùng làm thuốc, gần đây do sự
nghiên cứu tác dụng bổ mới bắt đầu được dùng. Thường đào rễ, rửa sạch đất cát,
phơi hay sấy khô.
 Đinh lăng là loại cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, trồng được trên nhiều loại
đất, thậm chí với 1 lượng đất rất ít trong chậu nhỏ, cây vẫn có thể sống được, theo
kiểu cây cảnh bonsai. Trồng bằng cành sau 2 – 3 năm cây có hoa quả, chưa quan sát
cây con mọc từ hạt.
 Đinh lăng có khả năng tái sinh vô tính khoẻ. Với một đoạn thân hoặc cành cắm
xuống đất đều trở thành cây mới.
1.4 Bộ phận dùng
Củ rễ thu hái vào mùa thu, lúc này rễ mềm, nhiều hoạt chất, rửa sạch. Rễ nhỏ để
nguyên, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Thái rễ mỏng, phơi khô ở chổ mát, thoáng gío để đảm
bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5%. Sao qua
rồi tẩm 5% mật ong, sao thơm.
1.5 Cách trồng và thu hái

10


Trồng bằng cành hoặc bằng hạt, chủ yếu là giâm cành…Chọn những cành già,
chặt thành đoạn ngắn 10 – 12 cm, cắm nghiêng xuống đất. Trồng vào tháng 2 – 4
hoặc tháng 8 – 10. Lá Đinh lăng có thể dùng ăn gỏi cá và cũng dùng làm thuốc.
Rễ cây được thu lượm từ những cây được trồng từ 3 năm trở lên (trồng càng lâu
năm càng tốt), đem rửa sạch, phơi khô ở chỗ thoáng mát để đảm bảo mùi thơm
và phẩm chất.

1.6 Vi phẫu
Mặt cắt ngang hình tròn, quan sát dưới kính hiển vi từ ngoài vào trong thấy:
Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào xếp đều đặn thành vòng đồng tâm và dãy xuyên
tâm. Mô mềm vỏ, các tế bào thành mỏng, những lớp tế bào phía ngoài thường bị
ép bẹp, trong mô mềm rải rác có tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Libe tạo thành
vòng, bị tia tủy chia thành các bó hình nón, tầng phát sinh libe-gỗ. Gỗ chiếm
phần lớn diện tích vi phẫu, rễ càng già phần gỗ càng nhiều.
1.7 Bột dược liệu
Bột màu vàng nhạt, thơm nhẹ, vị hơi ngọt. Soi dưới kính hiển vi thấy nhiều hạt
tinh bột hình chuông, hình đa giác, đường kính 10 pm đến 20 pm đứng riêng lẻ,
kép 2, 3, 4 hay tụ tập thành khối. Mảnh bần, các mảnh mạch mạng, mạch vạch.
Tinh thể calci oxalat hình cầu gai đường kính 45 pm đến 70 pm. Mảnh mô mềm
thường chứa tinh bột.
1.8 Thành phần hóa học
 Trong đinh lăng đã tìm thấy có các alcaloid, glucozid, saponin, flavonoid, tanin,
vitamin B1 các axit amin trong đó có lyzin, xystein, và methionin là những axit
amin không thể thay thế được (Ngô ứng Long-Viện quân y, 1985).
 Vỏ rễ và lá đinh lăng chứa saponin, alcoloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin
C, 20 acid amin, glycocid, alcaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều
nguyên tố vi lượng và 21,10% đường. Trong lá còn có saponin triterpen (1,65%),
một genin đã xác định được là acid oleanolic.
11


 Từ lá đinh lăng, trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh thuộc
Viện Dược Liệu đã phân lập được 5 hợp chất polyacetylen là panaxynol, panoxydol,
heptadeca – 1,8 (E) – dien – 4,6 diyn – 3,10 diol, heptateca – 1,8 (E) – dien – 4,6
diyn – 3 ol – 10 on và heptadeca – 1,8 (Z) – dien – 4,6 – diyn – 3 ol – 10 on. Hai
hợp chất sau chỉ có trong lá đinh lăng mà chưa thấy có trong các cây khác thuộc chi
Panax và họ Araliaceae. Trong rễ đinh lăng cũng tìm thấy 5 hợp chất polyacetylen,

nhưng chỉ có panoxydol, panaxynol và heptadeca – 1,8 (E) – dien – 4,6 diyn – 3,10
diol là trùng hợp với các chất trong lá. Ba chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh
và chống một số dạng ung thư.

1.9 Tác dụng dược lý
 Năm 1961, các khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý Viện y học quân sự
Việt Nam nghiên cứu tác dụng của đinh lăng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể và một
số tác dụng khác đã đi đến kết luận sau đây:
1. Nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí
nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.
2. Với liều 0,1ml cao lỏng đinh lăng cho 20g thể trọng sống làm giảm hoạt động của
chuột nhắt trắng.
3. Đinh lăng tác dụng trực tiếp trên cơ tim ếch, cô lập (theo phương pháp Straub)
với liều nhất định làm giảm trương lực cơ tim, làm tim co bóp yếu và thưa, tiến tới
tim ngừng đập.
4. Dung dịch nước 0,2 đến 1% rễ đinh lăng gây co mạch tai thỏ cô lập theo phương
pháp Kravkov
5. Với liều 0,5ml dung dịch cao đinh lăng 100-200% trên 1 kg thể trọng tiêm tĩnh
mạch vành tai đều tăng cường hô hấp về biên độ và tần số: Huyết áp nhất thời hạ
xuống.
12


6. Trên tử cung tại chỗ, với liều 1ml dung dịch cao đinh lăng 100% cho 1kg thể
trọng tiêm tĩnh mạch vành tai làm tăng co bóp tử cung nhẹ.
7. Đinh lăng có tác dụng tăng tiết niệu gấp trên 5 lần so với bình thường với liều
uống 2ml dung dịch đinh lăng 100% cho l00g thể trọng (thí nghiệm trên chuột bạch
Trung Quốc).
8.Liều độc: Đinh lăng ít độc, so với nhân sâm còn ít độc hơn.
9. Làm tăng sức đề kháng của chuột đối với tác hại của bức xạ siêu cao tần và thấy

có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột hơn so với một số thuốc như ngũ gia bì
Eleutherococcus của Liên Xô cũ, đương qui, ba kích. Tác dụng này có thể là do tính
chất bổ chung nhưng còn có thể do cơ chế điều nhiệt của đinh lăng.
10. Ngô ứng Long và Xavaev (Liên Xô cũ) đã cùng nhận thấy đinh lăng có tác dụng
tốt đối các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tư thế tĩnh, đầu dốc ngược. Thực
nghiệm trên người, viên bột rễ đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội,
vận động viên thể dục, thể thao trong các nghiệm pháp gắng sức cũng như luyện
tập
 Đinh lăng đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng nội tiết kiểu
oestrogen.
 Nước sắc đinh lăng có tác dụng kháng với trùng roi Euglena viridis, trùng tiêm
mao Paramoecium caudatum và một số động vật nguyên sinh khác trong nước
ngâm rơm và nước ao. Nước sắc đinh lăng còn có tác dụng chống choáng phản vệ ở
mức độ vừa, bảo vệ được 60% chuột lang qua cơn choáng.
 Dựa theo kinh nghiệm dân gian, đinh được áp dụng điều trị bệnh nhân lỵ amip
cấp. Sau 10 ngày hết triệu chứng lâm sàng, và sau 16 ngày xét nghiệm lại, trong
phân hết thể amip thực huyết, hết kén.
 Đinh lăng có tác dụng kháng Entamoeba histolytica, làm đơn bào co thành kén
và có tác dụng kích thích miễn dịch gây chuyển dạng lympho bào trong thí nghiệm
nuôi cấy in vitro.

13


 Đinh lăng đã được nghiên cưới tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu
trong thí nghiệm gây mẫn cảm chuột nhắt bằng hồng cầu cừu. Sau đó 4 ngày, mổ
tách tế bào lách và ủ với kháng nguyên trong môi trường. Đếm số tế bào tạo mảng
dung huyết và thấy đinh lăng thể hiện tác dụng kích thích miễn dịch mạnh. Đã thử
tác dụng chống trầm uất theo nghiệm pháp “trạng thái thất vọng” và thấy đinh lăng
có tác dụng giảm “trạng thái thất vọng”, chống trầm uất. Trong thí nghiệm trên

động vật được uống đinh lăng cũng như trong thí nghiệm in vitro, ủ tổ chức não
hoặc gan với dịch chiết đinh lăng và sau đó định lượng hoạt độ men MAO, thấy
đinh lăng có tác dụng ức chết mạnh hoạt độ men MAO ở não và gan. Đinh lăng còn
có tác dụng giảm chứng tăng cholesterol trong máu gây theo cơ chế nội sinh bằng
Tween 80.
 Dịch chiết đinh lăng còn được thử tác dụng đối với ATPase màng tế bào, và
thấy K+ Na+ ATPase đều được kích thích bởi dịch chiết thân, rễ và lá của cây. Đối
với ATPase dạng hoà tan, kết quả tương tự như ATPase của màng tế bào. Sự kích
thích hoạt tính men của dịch chiết đinh lăng có khả năng đối kháng sự kìm hãm K+
Na+ ATPase của aminazin. Đinh lăng còn có tác dụng kích thích sinh dục ở động
vật già và kích thích tăng sinh lực ở động vật gây mệt mỏi, tác dụng kéo dài và bền
vững.
1.10 Tính vị, quy kinh và công năng.
1.

Rễ đinh lăng có vị ngọt, tính bình.

2.

Lá nhạt, hơi đắng, tính bình.

3.

Quy vào kinh phế, tỳ, thận.

4.

Dược liệu có tác dụng bổ 5 tạng, tiêu thực, tiêu sưng viêm, giải độc, bổ
huyết, tăng sữa.


1.11 Công dụng và liều dùng


Tác dụng bổ năm tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng

viêm. Đinh lăng là thuốc tăng lực. Nó làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các
yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng. Đối với người, Đinh lăng làm cho nhịp
tim sớm trở lại bình thường sau khi chạy dai sức và làm cho cơ thể chịu được nóng.
14


Người bệnh bị suy mòn uống Đinh lăng chóng phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt,
tăng cân.
Chỉ định và phối hợp: Đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể,



tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. Còn dùng làm
thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ. Thân và cành dùng chữa
phong thấp, đau lưng. Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú.
Rễ đinh lăng được dùng làm thuốc bộ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy



yếu, mệt mỏi, tiêu hoá kém, phụ nữa sau sinh ít sữa. Có nơi còn dùng chữa ho, ho ra
máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc.
Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương




(giã đắp). Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng. Ngày dùng 1- 6 g rễ hoặc 30 –
50 g thân cành dạng thuốc sắc. Có thể dùng rễ khô tán bột hoặc rẽ tươi ngâm rượu
uống.


Ở Ấn Độ, đinh lăng được dùng làm thuốc làm săn và trị sốt. Rễ và lá sắc

uống có tác dụng lợi tiêu chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, chứng khó tiểu tiện. Bột lá
được giã với muối và đắp vết thương.
1.12 Đơn thuốc có đinh lăng


Chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động: Đinh lăng (rễ) phơi khô, thái mỏng
0,50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 hay 3 lần uống trong
ngày.



Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc
còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường
(y sĩ Kim Hoán, Y học thực hành, 7-1963).



Chữa vết thương: Giã nát lá đinh lăng đắp lên.



Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau, tức ngực, nước tiểu
vàng: Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài hồ

(rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, rau má

15


tươi 30g, chua me đất 20g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước sắc đặc lấy 250ml,
chia uống 3 lần trong ngày.


Thuốc lợi sữa: Lá đinh lăng tươi 50 – 100g, bong bóng lợn 1 cái. Băm nhỏ,
trộn với gạo nếp, nấu cháo ăn.



Chữa đau tử cung: Cành và lá đinh lăng rửa sạch sao vàng, sắc uống thay
chè.



Chữa mẩn ngứa do dị ứng: Lá đinh lăng 80g, sao vàng, sắc uống. Dùng
trong 2 – 3 tháng.

/>1.13 Định tính
A. Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước cất, lắc mạnh trong 1 min, sẽ
thấy bọt bền trong 10 phút.
B. Lấy 5 g bột dựợc liệu, thêm 10 ml ethanol 90 % (TT), ngâm trong 3 h, lãc,
lọc. Lấy dịch lọc làm các phản ứng sau: Lấy 1 ml dịch lọc vào ống nghiệm nhỏ,
thêm 0,5 ml anhydrid acetic (TT), thêm từ từ 0,5 ml acid sulfuric(TT), tại lớp phân
cách giữa hai dung dịch xuất hiện vòng màu đỏ. Lấy I ml dịch lọc, thêm 1 ml thuốc
thử Fehling(TT), đun sôi, xuất hiện tủa đỏ gạch.

C. Lấy một ít bột dược liệu đặt trên khay sứ, nhỏ thêm 1 giọt dung dịch Lugol,
bột chuyển sang màu xanh đen.
D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Bản mỏng: Silicagel 60F254
Dung môi khai triển: Toluen – ethyl acetat – aceton – acid formic (5 : 2 : 2 : I )
Dung dịch thử: Lấy 10 g dược liệu đã cắt nhỏ, thêm 100 ml nước, đun sôi nhẹ trong
30 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 20 ml dung dịch acid
hydrocloric 4 M (TT), đun sôi hồi lưu trong 4 h, để nguội. Chuyển dịch thủy phân
vào bình gạn, lắc kỹ với cloroform (TT) 2 lần, mỗi lần với 20 ml. Gộp dịch chiết
cloroform, rửa bằng nước cất cho đến khi nước rửa trung tính (kiểm tra bằng giấy

16


quỳ). Gạn lấy dịch chiết cloroform, cô trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1 ml
ethanol (TT) được dịch chấm sắc ký’.
Dung dịch chất đối chiếu: Dung dịch acid oleanolic chuẩn trong ethanol (TT) có
nồng độ 1 mg/ml.
Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 10 g rễ Đinh lăng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết
như mô tả ở phần Dung dịch thử. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10
pl dung dịch đối chiếu và 10 pl đến 20 pl dung dịch thử. Sau khi triển khai, lấy bản
mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol
(TT), sấy bản mỏng ở 105 °c cho tới khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường
và dưới ánh sáng từ ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử
phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của acid oleanolic trên sắc ký đồ
của dung dịch chất đối chiếu và trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có
cùng màu sắc và giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.
Nguồn bài viết: />Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU)

2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên vật liệu:
 Bộ phận dùng cây : rễ, thân, lá.
 Địa điểm: vườn ươm cây giống , xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, Đăk
Lăk.
 Thời điểm thu hái: ngày 09/06/2019
2.1.2. Thiết bị:
 Thiết bị khảo sát: bằng mắt thường

17


 Thiết bị nghiên cứu thành phần hóa học: kính hiển vi, lam kính, lamen, ống
nghiệm, hóa chất tẩy nhuộm, Silicagel 60F254, ethanol 90 %, cân phân tích,
bình hút ẩm, phễu lọc, bình nón, pipet,dao lam, mũi mác, cốc có mỏ……
2.2. Nội dung nghiên cứu.
 Mục tiêu 1: Khảo sát về đặc điểm hình thái của cây đinh lăng: đặc điểm thực
vật, đặc điểm dược liệu, vi phẫu, soi bột
 Mục tiêu 2: Nghiên cứu về thành phần hóa học của cây ĐL: định tính
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
 Mục tiêu 1:
 Phương pháp trực quan
 Phương pháp soi bột
 Phương pháp vi phẫu
 Mục tiêu 2:
 Phương pháp định tính

Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Khảo sát đặc điểm hình thái của cây đinh lăng thu hái tại Đắk Lắk.
3.1.1. Đặc điểm thực vật.

Cây đinh lăng là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến
1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 – 2 m. Những lá chét thường chia thùy nhọn
không đều. Mặt trên của lá có màu xanh, phần mặt dưới của lá thường bóng hơn.

18


Phần gốc lá và phiến lá có hình dáng thuộn nhọn, dài từ 3 đến 5 cm, rộng từ 0,5 đến
1,5 cm.
Gân lá thường có hình lông chim, phần gân chính thường nổi rõ và có thêm 3
đến 4 cặp gân phụ chia theo từng đường lá. Cuống lá đinh lăng thường dài, có hình
tròn và màu xanh đậm, đôi khi có xuất hiện những đốm lá hình nhạt ở trên cuống.
Đáy cuống phình to ra thành bẹ lá.
Nhận xét: cây Đinh lăng tại Đắk Lăk nhỏ gọn, dễ trồng, dễ nhận biết so với các
cây cùng họ.
3.1.2. Đặc điểm dược liệu.
Bộ phận dùng: Rễ
Đặc điểm: Rễ cong queo, thường được thái thành các lát mỏng, mặt cắt ngang
màu vàng nhạt. Mặt ngoài màu trắng xám có nhiều vết nhăn dọc, nhiều lỗ vỏ nằm
ngang và vết tích của các rễ con.
Chế biến dược liệu: Rễ cây đinh lăng sống được loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi
hoặc sấy khô. Đinh lăng chế rượu gừng và mật: tẩm rượu gừng 5% vào đinh lăng
sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm 5% mật ong, trộn
đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm. Dùng 5 lít rượu gừng 5% và 5 kg mật cho
100kg dược liệu.
Nhận xét: quy trình chế biến đơn giản, dễ thực hiện.

3.1.3. Vi phẫu.
Thường là mẫu tươi hoặc mẫu ngâm trong cồn 70 độ.


19


Đối với mẫu vật là lá thì hình dạng lá phải còn nguyên vẹn, chọn những lá
không già quá nhưng cũng không non quá (lá bánh tẻ).
Đối với mẫu vật là cành, thân hoặc rễ cây thì nên chọn những đoạn tương đối
thẳng, có đường kính từ 0,1 – 0,5cm.
Các mẫu khô nên được luộc hay ngâm nước sôi trước khi cắt, thời gian ngâm
hay luộc tùy thuộc vào mức độ rắn chắc của mẫu vật.
3.1.3.1. Phương pháp bóc hoặc cắt mẫu.
3.1.3.1.1. Quy trình thực hiện.

 Phương pháp bóc:
Dùng kim mũi mác rạch đứt một đường nông trên bề mặt cần bóc, sau đó bóc
lấy 1 lớp tế bào biểu bì của lá cây; đặt tiêu bản lên giữa lam kính đã nhỏ sẵn 1 giọt
dung dịch lên tiêu bản (nước cất hoặc glycerin) rồi đậy lamen lại (theo phương pháp
giọt ép) và quan sát dưới kính hiển vi.

 Phương pháp cắt
Cắt trực tiếp: Mẫu được đặt lên một “thớt” (làm bằng vật liệu có độ cứng nhỏ
hơn lưỡi dao cạo như gỗ), dùng lưỡi dao cạo cắt thành những lát mỏng. Các lát cắt
sau đó được ngâm ngay vào đĩa petri đã có sẵn nước cất.
3.1.3.1.2. Kết quả.

Hình 3.1.1.1. Lỗ khí kiểu trực bào
20


3.1.3.2. Tẩy và nhộm tiêu bản:
3.1.3.2.1. Quy trình thực hiện.

* Tẩy: Tẩy mẫu bằng dung dịch Cloramin B trong thời gian ít nhất là 30 phút.
Rửa sạch Cloramin 3 lần bằng nước cất. Nếu mẫu chứa nhiều tinh bột có thể ngâm
trong dung dịch cloran hydrat trong 30 phút, sau đó rửa sạch.Ngâm mẫu trong acid
acetic trong 15 phút. Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.
* Nhuộm: Nhuộm màu xanh bằng dung dịch xanh Methylen. Thời gian từ 530 giây. Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất. Nhuộm màu đỏ bằng cách ngâm mẫu
vào dung dịch đỏ Carmin khoảng 30 phút. Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.
* Lên tiêu bản: Vi phẫu sau khi được nhuộm, được lên kính theo phương pháp
giọt ép.
* Cách thực hiện như sau:
Nhỏ vào giữa phiến kính 1 giọt chất lỏng được dùng làm môi trường quan sát
(nước, glycerin, vv.), dùng kim mũi mác hoặc bút lông đặt vi phẫu cần quan sát vào
giọt chất lỏng. Đậy lamen lại (chú ý không để lẫn bọt khí dưới lá kính).
* Có 2 cách đặt lá kính:
- Cách 1: Đặt một cạnh lamen tỳ vào bề mặt của lam kính, bên cạnh giọt
chất lỏng. Dùng kim mũi mác đỡ lấy cạnh đối diện rồi hạ từ từ xuống.
- Cách 2: Nhỏ 1 giọt chất lỏng (cùng loại với chất lỏng trên phiến kính) vào giữa
lá kính. Lật ngược lamen lại rồi hạ từ từ đậy lên giọt chất lỏng trên phiến kính. Khi
2 giọt chất lỏng chạm nhau thì bỏ tay ra. Sau khi đậy lamen, chất lỏng dưới lamen
phải vừa đủ để chiếm toàn bộ diện tích của lamen, không thừa chảy ra ngoài và
cũng không thiếu. Nếu thiếu, dùng một ống hút nhỏ thêm chất lỏng đã dùng để lên
kính vào. Nếu thừa, dùng một mảnh giấy lọc để hút đi. Trong một số trường hợp
cần phải thay đổi chất lỏng mà không muốn bỏ lamen ra thì làm như sau: ở một

21


cạnh của lamen, đặt một miếng giấy lọc để hút chất lỏng đang ở dưới lamen. ở cạnh
đối diện, dùng ống hút cho giọt chất lỏng mới vào thay thế . Khi cho chất lỏng mới
vào thì đồng thời hút chất lỏng cũ ra. Chất lỏng mới sẽ thay thế cho chất lỏng cũ
dưới lamen.

Tiêu bản đạt tiêu chuẩn: phải mỏng, sáng, sạch, màu xanh và đỏ rõ ràng, chất
lỏng dưới lamen phải vừa đủ, chiếm toàn bộ diện tích lamen, không chứa bọt khí, có
thể quan sát dễ dàng.
3.1.3.2.2.

Kết quả.

 Vi phẫu rễ
Lớp bần
Tầng sinh bần
Mô mềm vỏ
Libe 1
Libe 2
Tượng tầng
Tinh thể calci oxalat
Tia tủy
Gỗ 2
Hình 3.1.3.1. Cấu tạo giải phẫu rễ cây Đinh lăng.

Hình 3.1.3.2. Gỗ 2 chiếm tâm
thể calci oxalat hình cầu gai

22

Hình 3.1.3.3. Tinh


Nhận xét: Vi phẫu tiết diện gần tròn. Quan sát dưới kính hiển vi từ ngoài vào trong
thấy: Lớp bần gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, vách mỏng uốn lượn xếp xuyên
tâm, bong tróc rất nhiều. Mô mềm vỏ nhiều lớp tế bào đa giác, kích thước khác

nhau. Libe gỗ: Libe 2 nhiều tạo thành chùy libe, tế bào đa giác vách uốn lượn dày
mỏng xen kẽ nhau thành tầng. Gỗ 2 chiếm tâm không liên tục; mạch gỗ tế bào đa
giác tròn, kích thước không đều, phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ. Tia tủy 1-4
dãy tế bào hình chữ nhật. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nhiều trong mô mềm vỏ
và libe.
 Vi phẫu thân
Biểu bì
Hạ Bì
Mô dày góc
Mô mềm vỏ
Tinh thể calci oxalat hình
cầu gai
Libe
Gỗ
Mô mềm tủy
Hình 3.1.3.4 Cấu tạo giải phẫu thân cây Đinh Lăng

23


Biểu bì
Mô dày góc
Mô mềm vỏ có
chứa lục lạp
Trụ bì hóa mô cứng
Tinh thể calci oxalat
hình cầu gai
Bó libe-gỗ
Mô mềm tủy


Hình 3.1.3.5 Cấu tạo giải phẫu thân cây Đinh Lăng

a.

b.

24


Trụ bì hóa mô cứng

Libe 1

Libe 2
Gỗ 2

Gỗ 1

c.
Hình 3.1.3.6. a,b,c. Cấu tạo bó libe-gỗ của thân cây Đinh Lăng

Biểu bì có vách ngoài hóa
cutin
Mô dày góc tập trung ở
những chỗ lồi của thân

Mô mềm vỏ

Hình 3.1.3.7 Cấu tạo giải phẫu phần vỏ của thân cây Đinh Lăng


25


×