Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM LỢI CÓ SỬ DỤNG DUNG DỊCH KHỬ KHUẨN BẰNG CÔNG NGHỆ HOẠT HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.35 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
******

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài :
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM LỢI CÓ SỬ DỤNG DUNG
DỊCH KHỬ KHUẨN BẰNG CÔNG NGHỆ HOẠT HOÁ

Cơ quan chủ quản:

Trường Đại học Y Hà Nội

Đơn vị chủ trì:

Phòng Quản lý Khoa học công nghệ
Trường Đại học Y Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài:

PGS.TS. VÕ TRƯƠNG NHƯ NGỌC
TS. CHU ĐÌNH TỚI

Năm 2017


Mẫu 1.1 - NCKHCS
THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
1.Tên đề tài:


NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM LỢI CÓ SỬ DỤNG
DUNG DỊCH KHỬ KHUẨN BẰNG CÔNG NGHỆ HOẠT HOÁ
2. Thời gian thực hiện: 8 tháng
3. Cấp quản lý: Cấp cơ sở
Từ tháng 5 năm 2017
đến tháng 12 năm 2017
4. Chủ nhiệm đề tài:
Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: PGS.TS Võ Trương Như Ngọc
Học hàm: Phó Giáo sư
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên môn: Răng Hàm Mặt
Chức vụ: Trưởng bộ môn Răng trẻ em
Phó giám đốc trung tâm Kỹ thuật cao Răng Hàm Mặt- Viện ĐT
Răng Hàm Mặt- Trường ĐH Y Hà Nội
Bộ môn/đơn vị: Phòng QLKHCN- Trường ĐH Y Hà Nội
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: Email: ;
Đồng chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Chu Đình Tới
Học hàm:
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên môn: Y sinh học
Bộ môn/đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu Y học phân tử Nauy
Địa chỉ: Khoa Y học, Đại học Oslo Nauy, Nauy
Điện thoại: 004792508300
Email: hoặc
5. Các cán bộ tham gia nghiên cứu:
1. TS .Vũ Mạnh Tuấn
2. TS. Trần Thị Mỹ Hạnh

3. TS. Đào Thị Hằng Nga
4. ThS. Nguyễn Viết Đa Đô
5. ThS. Đinh Văn Sơn
6. ThS. Nguyễn Hà Thu

Đơn vị : Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
Đơn vị : Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
Đơn vị : Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
Đơn vị : Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
Đơn vị : Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
Đơn vị : Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
1


7. ThS. Lê Thị Thuỳ Linh
8. ThS. Lương Minh Hằng
9. BS. Dương Đức Long
10. BS. Bùi Văn Nhơn
11. ThS. Tống Thị Khuyên
12. CN. Phạm Thanh Tân
6. Các sinh viên tham gia nghiên cứu:
1. Nguyễn Tiến Bằng
2. Nguyễn Thị Hà
3. Vũ Nguyễn Lan Linh

Đơn vị : Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
Đơn vị : Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
Đơn vị : Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
Đơn vị : Phòng QLKHCN- ĐH Y HN
Đơn vị : Phòng QLKHCN- ĐH Y HN

Đơn vị : Phòng QLKHCN- ĐH Y HN
SV Y4 RHM
SV Y4 RHM
SV Y4 RHM

7. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
7.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh viêm lợi trên một nhóm bệnh nhân đến
khám và điều trị tại Trung tâm kỹ thuật cao Răng Hàm Mặt Trường ĐH Y
Hà Nội năm 2017
7.2. So sánh kết quả điều trị viêm lợi có sử dụng dung dịch nước muối điện hoá
Dr.ECA và dung dịch nước xúc miệng KIN gingival ở nhóm đối tượng
nghiên cứu trên.
8. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
Theo thống kê của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tháng 7/2011,
90% dân số Việt Nam mắc các bệnh lý về răng miệng tập trung ở các bệnh như
sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng, ê buốt răng.., trong đó số người mắc các
bệnh lý liên quan đến nướu lợi chiếm tới 75% dân số. Ngoài ra, một con số thực
tế đáng buồn khác là có đến 50% người Việt chưa hoặc không bao giờ đi khám
để biết về tình trạng sức khoẻ răng miệng của mình. Do vậy, nhu cầu sử dụng
các loại sản phẩm chăm sóc răng miệng để vệ sinh khoang miệng cùng với giảm
ê buốt và sâu răng, viêm lợi ngày càng tăng lên, trong đó các chế phẩm dạng
dung dịch muối được hoạt hoá có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các
bệnh viêm - mưng mủ vùng miệng và họng. Lợi ích nổi bật của các dung dịch
dạng này là tính sát khuẩn cao, có giá thấp, vi khuẩn không có khả năng miễn
dịch (kháng), không nguy hiểm cho da, niêm mạc, không nguy hiểm khi tình cờ
nuốt hoặc dùng quá liều
Cách đây hơn 30 năm, các nhà khoa học Nga đã tìm ra phương pháp khử
2



trùng bằng dung dịch hoạt hoá điện hoá. Bản chất của phương pháp này là đưa
dung dịch muối đi qua một buồng phản ứng điện hoá đặc biệt. Trong quá trình
này, dung dịch muối sẽ xuất hiện một loạt hợp chất có tính khử trùng cao. Ưu
điểm của phương pháp là hiệu quả tẩy trùng cao (diệt được nhanh nhiều loại vi
khuẩn), các loại vi khuẩn không tạo được sức đề kháng, đồng thời dung dịch này
cũng kết hợp tốt với các loại chất tẩy rửa. Sau một thời gian, các chất trong dung
dịch hoạt hoá điện hoá này lại kết hợp với nhau tạo thành muối, nên đây là một
phương pháp sạch không gây ô nhiễm môi trường.
Tại thời điểm này ở Việt Nam, các loại dung dịch hoạt hoá điện hoá đã
được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi và y tế, tuy nhiên đối với lĩnh vực Răng
Hàm Mặt, các chế phẩm này vẫn được sử dụng rất hạn chế, trong đó nổi bật lên
trên thị trường là sản phẩm nước muối điện hoá Dr.ECA.
Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu hiệu quả điều trị viêm lợi
có sử dụng dung dịch khử khuẩn bằng công nghệ hoạt hoá ’ với 2 mục tiêu
như sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh viêm lợi trên một nhóm bệnh nhân đến
khám và điều trị tại Trung tâm kỹ thuật cao Răng Hàm Mặt Trường ĐH
Y Hà Nội năm 2017.
2. So sánh kết quả điều trị viêm lợi có sử dụng dung dịch nước muối điện
hoá Dr.ECA và dung dịch nước xúc miệng KIN gingival ở nhóm đối
tượng nghiên cứu trên.
* TỔNG QUAN VỀ VIÊM LỢI [1]
I.

Khái niệm
Viêm lợi là dạng thường gặp nhất của các bệnh lợi, viêm là do mảng bám vi

khuẩn gây ra và các yếu tố kích thích làm tích tụ mảng bám mà thường có trong
môi trường miệng.
II.


Phân loại:
Cho đến nay đã có nhiều cách phân loại các bệnh về lợi dựa vào các tiêu chí

khác nhau, tuy nhiên có hai phân loại chính thường được sử dụng và áp dụng
3


trên lâm sàng:
Phân loại theo hội nghị quốc tế về các bệnh quanh răng năm 1999:
Hội thảo Quốc tế 1999 đã phân loại và tái phân loại bệnh quanh răng, theo
đó các bênh lợi được phân làm hai nhóm là các bệnh lợi do mảng bám răng và
các tổn thương lợi không do mảng bám răng. Trong mỗi nhóm lại có nhiều thể
loại khác nhau.
A. Các bệnh lợi do mảng bám răng
- Viêm lợi chỉ do mảng bám răng
- Các bệnh lợi bị biến đổi bởi các yếu tố toàn thân
- Các bệnh lợi do dùng thuốc
- Các bệnh lợi ảnh hưởng bởi suy dinh dưỡng
B. Các tổn thương lợi không do mảng bám
- Các bệnh lợi do các vi khuẩn đặc hiệu
- Các bệnh lợi do virus
- Các bệnh lợi do nấm
- Các tổn thương lợi do di truyền
- Các biểu lộ ở lợi của các bệnh toàn thân
- Các tổn thương do sang chấn
- Các phản ứng với cơ thể ngoại lai
- Các bệnh lợi không đặc hiệu khác.
Phân loại theo Fermin AC
A. Viêm lợi đơn giản hay viêm lợi mạn tính do mảng bám

B. Các bệnh lợi khác
- Viêm lợi loét hoại tử cấp
- Viêm lợi miệng Herpes cấp và các bệnh do virus khác, viêm lợi do vi
khuẩn hoặc do nấm.
- Bệnh lợi trong các bệnh về da mà liên quan tới tổ chức lợi.
- Viêm lợi dị ứng
- Viêm lợi được khởi phát bởi mảng bám vi khuẩn nhưng đáp ứng mô
4


bị thay đổi bởi các yếu tố toàn thân.
- Phì đại lợi
- Các u lành và u ác tính ở lợi
III.

Bệnh căn, bệnh sinh của viêm lợi
Bệnh viêm lợi là bệnh viêm nhiễm, chủ yếu do vi khuẩn và các sản phẩm

chuyển hóa của chúng gây ra. Vi khuẩn trên mảng bám răng giải phóng ra
lipopolysaccarit và các sản phẩm khác vào rãnh lợi, gây phản ứng miễn dịch.
Mảng bám răng là một mảng mỏng bám cặn trên mặt răng và dính trên mặt răng
hoặc các mặt cứng trong miệng, dày từ 54 – 2000 µm. Dựa vào vị trí phân loại
mảng bám răng thành: mảng bám trên lợi và mảng bám dưới lợi.
Thành phần tế bào của mảng bám răng chủ yếu là vi khuẩn. Một gram
mảng bám chứa 2.1011 vi khuẩn với khoảng 500 loài khác nhau. Những vi sinh
vật không phải vi khuẩn bao gồm: Mycoplasma, nấm, protozoa và virus. Mảng
bám răng còn có các tế bào biểu mô, đại thực bào, bạch cầu. Chất gian khuẩn
chiếm 20-30% khối lượng mảng bám răng, bao gồm chất vô cơ và hữu cơ có
nguồn gốc từ nước bọt, dịch lợi và sản phẩm vi khuẩn. Chất hữu cơ gồm:
polysaccharide, protein, glycoprotein, lipid. Thành phần vô cơ chủ yếu là: calci,

phospho, muối Na, K, Fluoride.
Mảng bám răng bắt đầu hình thành từ 2-4 giờ sau chải răng, đến ngày thứ
21 thì mảng bám răng hoàn thiện có tới 45-75% là vi khuẩn Gram âm trong
mảng bám răng. Sự hình thành mảng bám răng trải qua 3 giai đoạn:
- Tạo màng vô khuẩn trên bề mặt răng: đây là lớp màng glycoprotein có
nguồn gốc chủ yếu từ nước bọt , ngoài ra từ dịch lợi và vi khuẩn.
- Bám vi khuẩn giai đoạn đầu lên màng vô khuẩn: sự bám của vi khuẩn
Gram dương trong những giờ đầu, sau đó là sự bám của vi khuẩn kỵ khí mà chủ
yếu là Gram âm.- Bám vi khuẩn giai đoạn sau lên mảng bám răng và mảng bám
răng trưởng thành: các vi khuẩn không bám lên màng vô khuẩn mà bám vào các
vi khuẩn đã có trên mảng bám răng.
Lợi và vùng quanh răng vẫn có thể khỏe mạnh nếu trong mảng bám không
5


có hoặc có rất ít các vi khuẩn có hại và đáp ứng miễn dịch không quá mức. Sự
tăng số lượng vi khuẩn gây bệnh trong mảng bám răng và các sản phẩm chuyển
hóa đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát và tiến triển bệnh. Để có thể trở
thành vi khuẩn gây bệnh, các vi khuẩn dưới lợi phải tích tụ nhiều ở vùng dưới lợi
và sản sinh các yếu tố phá hủy trực tiếp mô của cơ thể hoặc làm cho các mô tự
hủy hoại. Để có thể tích tụ được ở vùng dưới lợi, các vi khuẩn gây bệnh phải
bám vào một hoặc nhiều bề mặt sẵn có, sản sinh nhân lên, cạnh tranh thành công
với các loài vi khuẩn khác sống trong vùng dưới lợi và chống lại hệ thống tự bảo
vệ của cơ thể.
IV.

Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán bệnh viêm lợi mạn
tính do mảng bám:

A. Đặc điểm của viêm lợi mảng bám:

Mariotti (1999), đưa ra các đặc điểm của viêm lợi do mảng bám:
- Có mảng bám răng ở rãnh lợi và bờ lợi.
- Viêm khởi phát từ bờ lợi và rãnh lợi
- Thay đổi màu sắc lợi
- Thay đổi hình dạng đường viền lợi
- Tăng nhiệt độ trong rãnh lợi
- Tăng tiết dịch lợi
- Chảy máu khi thăm lợi
- Không mất bám dính
- Không tiêu xương
- Thay đổi mô học ở lợi do viêm
- Lợi sẽ hồi phục khi loại bỏ mảng bám
B. Triệu chứng lâm sàng của lợi bình thường và lợi viêm
Lợi bình thường

Lợi viêm
6


Màu sắc

Hồng nhạt, có thể có sắc tố Đỏ nhạt hoặc đỏ rực

Kích

melanin
Nhú lợi lấp đẩy kẽ giữa hai răng Sưng nề lợi tự do cả mặt ngoài và

thước


trong, sưng nề nhiều làm tăng kích

Hình dạng

thước lợi, có thể có túi lợi giả
Hình vỏ sò, có rãnh lõm ở giữa Phù nề bờ lợi và nhú lợi, bờ lợi nề
mặt ngoài nhú lợi, bờ lợib trông trông như rìa lười dao cùn. Vì lợi
như rìa lưỡi dao bao quanh bề còn phù nề nên trông lợi không

Mức

mặt răng
khum vòm như vỏ sò
độ Lợi dính chắc, lợi tự do không Không săn chắc, khi dùng sonde

săn chắc

nề

nha chu ấn vào lợi dính có điểm
lõm lâu tới 30 giây sau khi thả

Chảy máu

dụng cụ
Chảy máu khi thăm khám vào rãnh

Không chảy máu

lợi hoặc chảy máu tự nhiên

C. Chẩn đoán của viêm lợi do mảng bám
Trong 5 triệu chứng thực thể ở bảng trên có 3 triệu chứng đặc hiệu cho chẩn
đoán là: màu sắc, chảy máu và giảm mật độ.
Các triệu chứng khác không đặc hiệu: hôi miệng, đau vùng lợi khi chải răng.
D. Các yếu tố thuận lợi viêm lợi mảng bám
- Cao răng
- Bất thường răng như lồi men hay rãnh lõm vùng cổ và chân răng
- Miếng trám răng và phục hình răng sát lợi hoặc dưới lợi
- Gãy vỡ chân răng
- Tiêu cổ răng
- Phanh môi bám cao
- Ngách tiền đình nông
V. Dự phòng và điều trị viêm lợi
A. Dự phòng viêm lợi
Bệnh viêm lợi là một trong số các bệnh phổ biến nhất ở trong nước cũng
như trên thế giới. Vì tỉ lệ mắc bệnh cao nên việc dự phòng và quản lí bệnh viêm
7


lợi được đặt ra rất bức xúc.
Có nhiều biện pháp dự phòng bệnh viêm lợi, nhưng vấn đề then chốt là phải
giải quyết và kiểm soát mảng bám răng. Để dự phòng bệnh quanh răng có hiệu
quả, phải phối hợp cả việc tuyên truyền, hướng dẫn cho trẻ em và cộng đồng biết
cách tự chăm sóc làm sạch răng. Có một số biện pháp dự phòng cụ thể có thể
được kể đến như:
Các biện pháp cơ học làm sạch mảng bám răng
a. Các kĩ thuật chải răng
Có nhiều kĩ thuật chải răng đã được giới thiệu nhưng cần phải đáp ứng
được các yêu cầu cụ thể của việc chải răng. Có hai kĩ thuật thông dụng là kĩ
thuật cuốn và kĩ thuật Bass trong đó kĩ thuật Bass cải tiến đã thể hiện là một

phương pháp hiệu quả nhất để làm sạch mảng bám răng.
b. Làm sạch kẽ răng
Vùng kẽ răng là nơi giữ mảng bám nhiều nhất và khó đưa bàn chải tới được, vì
vậy phải dùng các phương pháp đặc biệt khác để làm sạch như:
- Dùng chỉ nha khoa
- Dùng tăm gỗ
- Chải kẽ răng
- Dùng bản chải một kẽ lông giưa các khoảng trống
- Dùng bàn chải tự động
c. Dùng phương tiện phun tưới
Đây có thể là biện pháp bổ sung cho chải răng, đặc biệt đối với chỗ có cầu
răng. Phương pháp này có tác dụng làm sạch các mảnh vụn thức ăn nhưng không
làm sạch dược mảng bám răng. Sau phẫu thuật quanh răng phun tưới bằng nước
ấm với dung dịch mặn loãng bệnh nhân sẽ có cảm giác rất dễ chịu.
Kiểm soát mảng bám răng bằng phương pháp hóa học
Đây là biện pháp dùng nước xúc miệng. Biện pháp này có tác dụng lên
mảng bám theo một số cơ chế như:
- Kìm hãm các khuẩn lạc trong miệng
8


- Ngăn cản việc định cư của vi khuẩn ở bề mặt răng
- Ức chế việc hình thành mảng bám răng
- Hòa tan các mảng bám được hình thành
- Ngăn ngừa khoáng hóa các mảng bám
Dùng nước xúc miệng có tác dụng làm sạch miệng khỏi các mảnh vụn thức
ăn. Ngoài ra, do còn có chất kháng khuẩn nên nước xúc miệng có tác dụng phòng
ngừa và giảm tích tụ mảng bám răng, có fluor nên còn có cả tác dụng làm giảm
sâu răng.
Các biện pháp dự phòng khác

- Khắc phục và sửa chữa các sai sót về răng
- Chế độ ăn uống cân bằng về dinh dưỡng
- Tuyên truyền phòng bệnh, tổ chức các chương trình phòng bệnh cho cộng
đồng
B. Điều trị bệnh viêm lợi
Điều trị cơ bản là loại bỏ mảng bám răng và cao răng bằng dụng dụ lấy cao
răng trên và dưới lợi định kì (6 tháng một lần).
Hướng dẫn chải răng đúng cách để loại bỏ mảng bám răng.
Loại bỏ các yếu tố thuận lợi của bệnh
Nếu lợi phì đại thì phẫu thuật cắt tạo hình lợi
U lợi ở phụ nữ mang thai cần được cắt bỏ
Điều trị hỗ trợ: Sử dụng dung dịch nước xúc miệng sát khuẩn. Thuốc chống
viêm bôi hoặc xúc miệng. Dùng thuốc kháng sinh tại chỗ.
Nhìn chung, việc quyết định điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
tuổi bệnh nhân, bệnh toàn thân của bệnh nhân, khả năng kiểm soát mảng bám
của bệnh nhânn và các yếu tố khác.
* ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ HOẠT HOÁ ĐIỆN HOÁ (EAW) [3][4]
[5]
Công nghệ hoạt hoá điện hóa nước (EAW) là một chuỗi các quá trình điện hóa
và điện học đơn thuần xảy ra trong môi trường với 1 tụ điện lớp kép (EDL) bao
9


gồm hai cực : cực dương và cực âm với mà không cân bằng điện tích thông qua
EDL bởi các electron dưới sự phân tán sâu trong nước hình thành các bọt khí phản
ứng điện hóa (Bachir et al., 1983). Đến năm 1985, EAW mới chính thức được công
nhận như là một phân loại mới trong các hiện tượng lý hoá học. [4]
Theo kết quả của quá trình xử lý nước bằng một dòng điện liên tục có điện
thế ngang bằng hoặc cao hơn khả năng phân hủy của nước (+1,25 V), nước ở
trạng thái bán bền vững, đi kèm cùng quá trình điện hóa và biểu hiện đặc điểm

bởi các mức độ hoạt động bất thường của các electron,bởi điện thế oxi hóa khử,
và các thông số hóa lý khác (pH, Eh, ORP) (Kirpichnikov et al., 1986).[4]
Trong suốt quá trình EAW xảy ra bốn quy trình chính:
1) Sự phân hủy điện phân của nước bằng điện phân do phản ứng oxi hóa
khử xảy ra trên điện cực bởi điện trường bên ngoài;
2) Điện di - chuyển động trong điện trường của các hạt cũng như các ion
tích điện dương di chuyển tới đầu Cực âm (Cathode) và các hạt cũng như các ion
tích điện âm di chuyển đến đầu Cực dương (Anode)
3) Tuyển nổi điện phân - sự hình thành và kết tụ các cốt liệu bao gồm bong bóng
bọt khí (H2 tại cực âm và O2 tại cực dương) và các chất rắn lơ lửng trong nước;
4) Đông tụ điện hoá - sự hình thành của các hạt trong các tổ hợp dạng keo lắng
đọng trong giai đoạn phân tán thông qua quá trình hòa tan anode của kim loại và tạo ra
các cation kim loại Al3 +, Fe2 +, Fe3 dưới ảnh hưởng của điện trường.
Quá trình điện hóa xảy ra khi có dòng điện trực tiếp đi qua một thể tích
nước và đi kèm là phản ứng oxi hóa – khử dẫn đến sự kết tủa hay sự kết bông
của các khối dạng huyền phù. Ưu điểm của điều trị điện hóa là nó cho phép điều
chỉnh giá trị pH và điện thế oxi hóa – khử E b, dù điều này còn phụ thuộc và các
quá trình trong nước đó có xảy ra hay không, sự tăng hoạt động của enzym hay
việc giảm điện trở suất và gia tăng kết tủa của các cặn hữu cơ trong nước. Mục
đích hướng tới là nghiên cứu quá trình điện phân của nước cũng như các đặc tính
của EAW (anolyte và catholyte).
* TỔNG QUAN VỀ DUNG DỊCH NƯỚC MUỐI ĐIỆN HOÁ DR.ECA
Sản phẩm dung dịch nước muối điện hoá Dr ECA do Công ty TNHH Tập
đoàn EVD sản xuất và đóng chai tại Việt Nam đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép
công bố ngày 28/5/2013 dưới dạng:
10


- Sản phẩm dùng để chăm sóc răng miệng.
- Sản phẩm dùng để vệ sinh bên ngoài.

Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp:
Thành phần:
- Nước tinh khiết
- Clo hoạt tính 250 ppm/L, pH: 6,5
Chỉ định:
- Sử dụng trực tiếp dung dịch Dr.ECA để xúc miệng, xúc họng hoặc rửa vết
thương
- Pha loãng dung dịch Dr.ECA 10 lần để vệ sinh cơ thể, răng miệng
Chống chỉ định
Dị ứng với các thành phần.
Cách sử dụng
- Sản phẩm được trình bày dạng dung dịch đóng chai 250 ml
- Sau khi loại bỏ hết bảng bám, cao răng và làm nhẵn bề mặt chân răng, sau
đó hướng dẫn bệnh nhân xúc miệng theo các bước sau:
 Bước 1: Pha dung dịch Dr.ECA với nước sạch theo tỉ lệ 1/10.
 Bước 2: Xúc miệng trong thời gian 30 giây rồi nhổ đi.
(Thực hiện 3 đến 4 lần/ngày).
Ưu điểm
- Giá thấp.
- Vi khuẩn không có khả năng miễn dịch (kháng).
- Không cần phải rửa sạch sau khi khử trùng
- Có tính an toàn: không nguy hiểm cho da, niêm mạc, không nguy hiểm
khi tình cờ nuốt hoặc dùng quá liều
- Không gây nhiễm màu răng hay dị ứng mô mềm trong miệng.
- Dùng được cho bệnh nhân có loét, tiểu đưởng và phụ nữ có thai.

11


9. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu:
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Là những bệnh nhân có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán là viêm
lợi do cao răng mảng bám theo phân loại của Hội nghị quốc tế về phân loại bệnh
quanh răng năm 1999, cập nhật năm 2015 [7],[8],[9] với đặc điểm:
-

Có mảng bám răng ở rãnh lợi và bờ lợi.
Viêm khởi phát từ bờ lợi và rãnh lợi
Thay đổi màu sắc lợi
Chảy máu khi thăm lợi
Không sử dụng kháng sinh hoặc nước xúc miệng trong 3 tháng gần đây.

Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân có tổn thương cấp tính tại chỗ.
- Bệnh nhân có bệnh toàn thân đang giai đoạn tiến triển: bệnh tiểu đường,
bệnh tim mạch, bệnh gan, bệnh thận, ung thư….
- Túi quanh răng có chỉ định phẫu thuật khi ≥ 7mm.
- Bệnh nhân không hợp tác điều trị.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Thời gian : Từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017
* Địa điểm nghiên cứu:
- Trung tâm Kỹ thuật cao khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt, Viện Đào Tạo
Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội.
- Trung tâm Nghiên cứu Răng Hàm Mặt, Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt,
Trường Đại học Y Hà Nội.
*Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có
đối chứng.

- Mẫu nghiên cứu
+ Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu:

12


Trong đó:
Z(1-α/2) hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (=1,96), Z1- β: lực mẫu (=80%), P1:
tỷ lệ viêm lợi do mảng bám trong nhóm can thiệp, ước lượng là 50%, P 2: tỷ lệ
viêm lợi do mảng bám trong nhóm chứng, ước lượng là 50%, P: (P 1+P2)/2, n1: cỡ
mẫu nhóm can thiệp (số bệnh nhân sử dụng Dr.ECA), n 2: cỡ mẫu nhóm đối
chứng (số bệnh nhân sử dụng KIN Gingival).
Cỡ mẫu tính được cho 2 nhóm là n = n1= n2 = 30 bệnh nhân.
Như vậy mỗi nhóm nghiên cứu cần ít nhất 30 bệnh nhân
+ Cách chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích theo tiêu chuẩn chọn mẫu.
Để chia thành hai nhóm: nhóm nghiên cứu sau khi lấy cao răng sẽ sử dụng
nước xúc miệng Dr.ECA, nhóm chứng sau khi lấy cao răng dùng nước sức
miệng Kin gingival, chúng tôi sử dụng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên: khi
khám lâm sàng chúng tôi thấy bệnh nhân đảm bảo các tiêu chuẩn chọn đối tượng
nghiên cứu thì chúng tôi chọn vào đối tượng nghiên cứu của đề tài, sau đó bệnh
nhân được chọn ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm nghiên cứu (nghĩa là nhận
một trong hai phương pháp điều trị) bằng cách bốc thăm một số trong mười số
(từ 1 đến 10), nếu bốc thăm trúng số lẻ (1,3,5,7,9) thì cho bệnh nhân vào nhóm
1, còn nếu bốc thăm trúng số chẵn (2,4,6,8,10) thì cho bệnh nhân vào nhóm 2.
Thử nghiệm được thiết kế theo phương pháp mù đơn, bác sỹ khám và điều
trị, bác sỹ khám lại sau điều trị và người phát thuốc là những nhóm độc lập để
người đánh giá lại không biết bệnh nhân sử dụng loại nước xúc miệng nào.
- Nhóm 1: nhóm bệnh nhân điều trị viêm lợi có sử dụng dung dịch nước

muối điện hoá Dr ECA hỗ trợ
- Nhóm 2: nhóm chứng, điều trị viêm lợi có sử dụng dung dịch nước xúc
miệng KIN gingival hỗ trợ.
- Thiết bị, dụng cụ và phương tiện dùng trong nghiên cứu.
+ Ghế, máy nha khoa.
13


+ Bộ dụng cụ khám trong miệng thông thường gồm: khay, gương, gắp,
thám trâm.
+ Cây đo túi quanh răng chia vạch milimet.
+ Máy và đầu lấy cao răng siêu âm, đầu lấy cao răng bằng tay.
+ Dung dịch nước muối điện hoá Dr.ECA.
+ Dung dịch nước xúc miệng KIN gingival.
* Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu:

 Chỉ số lợi GI (Gingival Index)
Theo Loe và Silness (1963) [10],[11]
- Mục đích: đánh giá mức độ viêm lợi dựa trên màu sắc, trương lực của lợi
và chảy máu khi thăm khám.
- Phương pháp khám: răng và lợi được thổi khô dưới ánh sáng vừa đủ, dùng
gương sáng và cây thăm dò nha chu. Cây thăm dò ép vào lợi để xác định độ săn chắc
của lợi. Đưa cây thăm dò vào rãnh lợi men theo thành tổ chức mềm để đánh giá chảy
máu. Khám mỗi răng ở 4 vị trí: ngoài gần, ngoài giữa, ngoài xa và mặt trong.
- Tình trạng lợi được ghi nhận ở 4 mức độ:
0: lợi bình thường: màu hồng nhạt, không chảy máu khi thăm khám.
1: viêm nhẹ: có thay đổi nhẹ về màu sắc, lợi nề nhẹ và không chảy máu khi
thăm khám.
2: viêm trung bình: lợi đỏ, phù nề và chảy máu khi thăm khám.
3: viêm nặng: lợi đỏ rõ, phù nề, loét, chảy máu khi thăm khám và chảy máu

tự nhiên.
Chỉ số GI cho một răng: cộng chỉ số của 4 mặt chia 4.
Chỉ số GI cho cá thể: cộng chỉ số của tất cả các răng chia cho số răng được
khám.
Các mức độ đánh giá và mã số:
Mức đánh giá
Bình thường
Viêm nhẹ
Trung bình
Nặng

Mã số
0
0,1 – 0,9
1,0 – 1,9
2,0 – 3,0

 Chỉ số chảy máu lợi khi thăm dò (BOP)
Sử dụng chỉ số của Ainamo & Bay (1975), chỉ xác định có hay không chảy
14


máu khi thăm khám đúng cách [12],[13]. Đánh giá tại vị trí nhú lợi, lợi viền mặt
ngoài và mặt trong, sau khi thăm khám 10s. Chỉ số này ghi nhận ở 2 mức độ:
Mã số 0: không chảy máu khi thăm khám
Mã số 1: có chảy máu khi thăm khám
Số ghi BOP cho mỗi cá thể là giá trị trung bình của tất cả các răng.

 Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản OHI-S (Oral Hygene Index –
Simplified)

Theo Green và Vermillion (1960) [14]
- Mục đích: đánh giá mức độ sạch của miệng bởi mức bám cặn và cao răng
trên bề mặt.
- Chỉ số OHI-S bao gồm 2 thành phần: chỉ số cặn đơn giản (DI-S) và chỉ số
cao răng đơn giản (CI-S).
- Phương phám khám: khám tối thiểu 2 trong 6 mặt cần khám, mỗi vị trí ghi
thang điểm 0-3
- Tiêu chuẩn đánh giá:
DI-S:
0: không có cặn bám.
1: cặn mềm, phủ không quá một phần ba bề mặt răng.
2: cặn mềm phủ quá một phần ba nhưng không quá hai phần ba mặt răng.
3: cặn mềm phủ quá hai phần ba mặt răng.
CI-S:
0: không có cao răng.
1: cao răng trên lợi phủ không quá một phần ba bề mặt thân răng.
2: cao răng trên lợi phủ quá một phần ba nhưng không quá hai phần ba mặt
răng hoặc có cao răng dưới lợi.
3: cao răng trên lợi phủ quá hai phần ba mặt răng hoặc có cao răng dưới lợi
ôm thành dải quanh cổ răng.
Xác định chỉ số DI-S và CI-S cho cá thể: chia tổng các mã số cho tổng số
răng khám.
Xác định chỉ số OHI-S: cộng DI-S và CI-S, giá trị OHI-S từ 0-6

Các mức độ đánh giá và mã số:
15


Mức đánh giá
Bình thường

Viêm nhẹ
Trung bình
Nặng

Mã số
0
0,1 – 0,9
1,0 – 1,9
2,0 – 3,0

* Quy trình nghiên cứu
- Tất cả các bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu được thăm khám lâm
sàng, và lên kế hoạch điều trị.
- Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật.
- Hẹn lịch khám lại sau điều trị để đánh giá khả năng hồi phục của bệnh
nhân. Kết quả của mỗi lần khám và tái khám được ghi số liệu đánh giá theo mẫu
phiếu nghiên cứu có sẵn kèm theo.
Các bước nghiên cứu như sau:
Bước 1: Ghi nhận thông tin cá nhân
- Họ và tên, tuổi, giới
- Khai thác tiền sử, bệnh sử, thăm khám tình trạng chung để lựa chọn bệnh.
- Chọn nhóm cho bệnh nhân
Bước 2: Ghi nhận các chỉ số lâm sàng
Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được khám toàn bộ vùng quanh răng 2
hàm, không tính những răng không còn chức năng có chỉ định nhổ và ghi nhận
các chỉ số sau:
- Chỉ số lợi GI (Gingival Index)
- Chỉ số chảy máu lợi khi thăm dò (BOP)
- Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản OHI-S (Oral Hygene Index –
Simplified)

Bước 3: Điều trị bệnh nhân
i.

Nhóm 1: Nhóm sử dụng dung dịch nước muối điện hoá Dr.ECA
- Lấy sạch cao răng và làm nhẵn chân răn
 Sử dụng đầu lấy cao răng bằng siêu âm và đầu lấy cao răng bằng tay loại
bỏ cao răng và mảng bám ở các mặt răng.
 Đầu dụng cụ lấy cao răng phải đưa xuống ranh giới cuối cùng của cao
răng rồi kéo lên, làm đi làm lại vài lần cho sạch và làm cho nhẵn bề mặt
chân răng..
16


- Sử dụng nước muối sinh lý trong quá trình làm sạch răng, không sử dụng
oxy già, chlohexidine hay cồn iod.
- Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng bằng sản phẩm Dr.ECA:
 Bước 1: Pha dung dịch Dr.ECA với nước sạch theo tỉ lệ 1/10.
 Bước 2: Xúc miệng trong thời gian 30 giây rồi nhổ đi.
(Thực hiện 3 đến 4 lần/ngày).
ii.

Nhóm 2: Nhóm sử dụng dung dịch nước xúc miệng KIN gingival

- Tiến hành lấy cao răng, làm nhẵn chân răng, loại trừ kích thích tại chỗ,
dặn dò vệ sinh răng miệng tương tự nhóm 1.
- Hướng dẫn BN vệ sinh răng miệng bằng sản phẩm KIN gingival: Xúc
miệng trong thời gian 30s rồi nhổ đi (Thực hiện 3 đến 4 lần/ngày).
Bước 4: Theo dõi bệnh nhân
Tiến hành khám và đánh giá lại các chỉ số lâm sàng: chỉ số lợi, chảy máu
lợi khi thăm khám, chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản, ( sau 2 tuần, sau 4 tuần ).

So sánh với thời điểm trước can thiệp để xác định độ giảm chảy máu lợi và cao
răng, mảng bám. Ghi nhận mọi tác dụng phụ vào mỗi lần hẹn nếu có.
Tiêu chuẩn đánh giá sau điều trị:
Thời điểm đánh giá sau 2 tuần, sau 4 tuần.
Kết quả điều trị được tính bằng giá trị: tốt, trung bình và kém qua đánh giá
tổng hợp chỉ số lợi GI, chỉ số vệ sinh đơn giản OHI-S.
Bảng 1. Tiêu chuẩn đánh giá sau điều trị
Kết quả
Tốt

Tiêu chuẩn đánh giá
- Lợi hết viêm, chải răng không chảy máu, chỉ số GI từ 0-0,9

- Giảm tối đa mảng bám răng, cao răng, chỉ số OHI-S từ 0,1-1,2
Trung bình - Lợi không viêm, chải răng không chảy máu, chỉ số GI từ 1-1,9
Kém

- Còn ít cao răng, mảng bám răng, chỉ số OHI-S từ 1,3-3,0
- Lợi viêm trở lại, chải răng chảy máu, chỉ số GI > 2

- Có cao răng, mảng bám răng, chỉ số OHI-S> 3
* Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin
- Lấy thông tin vào mẫu thu thập thông tin cho từng bệnh nhân.
- Mỗi bệnh nhân được mời đến tái khám sau điều trị sau 2 tuần, 4 tuần.
* Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được làm sạch, nhập vào máy tính và quản lý bằng phần mềm
Epidata 3.1. Bộ nhập liệu được thiết kế với tập check để khống chế các sai số. Số
17



liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0
- Các thống kê mô tả và suy luận được thực hiện. Thống kê mô tả bao gồm
tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn (đối với các số liệu định lượng) và tần
số, tỷ lệ phần trăm (với các số liệu định tính). Thống kê suy luận được thực hiện
qua ước tính 95% CI và kiểm định giả thuyết (T test/Wilcoxon test, kiểm định
Chi – square/ Fisher)
- Mức ý nghĩa thống kê p < 0.05 được sử dụng.
* Biện pháp khống chế sai số
- Dùng một biểu mẫu thống nhất để thu thập thông tin nghiên cứu.
- Sử dụng thước đo túi quanh răng chia vạch mm của 1 hãng sản xuất để
đo, sau khi dùng được hấp sấy tiệt trùng.
- Nghiên cứu viên trực tiếp khám và đánh giá kết quả.
- Các bệnh nhân do chính nghiên cứu viên điều trị.
- Tất cả các số liệu ghi nhận đều được chính bản thân nghiên cứu viên
thực hiện.
- Các thông tin đều thống nhất, rõ ràng, làm sạch số liệu trước khi xử lý.
- Khi nhập số liệu và xử lý được tiến hành hai lần để đối chiếu kết quả.
* Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu được hội đồng đạo đức – Trường Đại học Y Hà
Nội thông qua.
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại các cơ sở có uy tín.
- Sản phẩm đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép cho lưu hành trên thị
trường từ năm 2013.
- Kết quả của nghiên cứu góp phần cải thiện các biện pháp điều trị bệnh,
tăng cường sức khỏe răng miệng cho người bệnh.
- Người bệnh được chúng tôi xin ý kiến và đồng ý tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân được cung cấp đầy đủ thông tin về phương pháp điều trị, giải thích
tất cả các thông tin có liên quan và bệnh nhân đồng ý ký cam đoan trước điều trị.
- Bệnh nhân được quyền rút khỏi nghiên cứu với bất cứ lí do nào vào bất
kỳ thời điểm nào trong nghiên cứu.

- Các thông tin của người bệnh được chúng tôi giữ bí mật và cam đoan chỉ
phục vụ cho mục đích nghiên cứu để nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
18


10. Dạng kết quả dự kiến của đề tài
10.1. Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm lợi do mảng bám của đối
tượng nghiên cứu
-

Đặc điểm về giới
Đặc điểm về tuổi
Lý do khám bệnh của đối tượng nghiên cứu
Độ sâu túi quanh răng
Mất bám dính quanh răng
Chỉ số lợi (GI), chảy máu lợi khi thăm khám (BOP) và chỉ số vệ sinh răng
miệng đơn giản (OHI-S)

10.2. Đánh giá kết quả sau điều trị:
- Sự biến đổi chỉ số lợi GI sau điều trị
- Sự biến đổi chảy máu lợi khi thăm khám sau điều trị
- Sự biến đổi chỉ số vệ sinh răng miệng cơ bản OHI-S sau điều trị
* Khả năng ứng dụng :
Sử dụng dung dịch nước muối điện hoá Dr.ECA trong hỗ trợ điều trị các
bệnh lý quanh răng.
* Các sản phẩm dự kiến của đề tài:
- 01 báo cáo khoa học.
11. Tài liệu tham khảo
1.


Trịnh Đình Hải và cộng sự (2013). Bệnh học quanh răng, Nhà xuất bản Y

2.

học, tr. 9-234
Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải, A John Spencer, Kaye
Roberts Thomson (2001). Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, Nhà

3.

xuất bản Y học, Hà Nội, tr 69-75.
Prilutsky, V.I. & Вakhir, V.M. (1997) Electrochemically activated water:
Anomalous properties, Mechanism of biological action. – Moscow:

4.

VNIIIMT, 1: 124 p. [in Russian]
Ignat Ignatov, Georgi Gluhchev, Stoil Karadzhov,

Georgi Miloshev,

Nikolay Ivanov, Oleg Mosin (2015) Preparation of Electrochemically
Activated Water Solutions (Catholyte/Anolyte) and Studying Their
5.

Physical-Chemical Properties ,
Journal of Medicine, Physiology and Biophysics, ISSN 2422-8427 (Online)
Vol. 11, 2015.
19



6.

Mosin, O.V. (2012) Electrochemical treatment of water. Santechnics Heating

7.

Air Conditioning. C.O.K. – Moscow: Media Technology, 10: 20–26.
Armitage GC (1999). Development of a classification system for

8.

periodontal diseases and conditions, Ann periodontology, 4, 1-6.
Armitage GC (2000). Periodontal diagnose and classification of periodontal

9.

diseases, Periodontology, 34, 9-11.
American Academy of Periodontology(2015). Task Force Report on the
Update to the 1999 Classification of Periodontal Diseases and Conditions. J

Periodontol, 86, 835-838.
10. Löe, H (1967). The Gingival Index, the Plaque Index and the Retention
Index Systems, Journal of Periodontology, Vol. 38, No. 6, 610-6.
11. Löe, H.; Silness, J. (1963). Periodontal disease in pregnancy, Acta
Odontologica Scandinavica, 21, 533-551.
12. Ainamo, J.; Bay, I.(1975). Problems and proposals for recording gingivitis
and plaque, International Dental Journal, 25(4), 229-235.
13. Maria Augusta Bessa Rebelo and Adriana Corrêa de Queiroz (2011).
Gingival Indices: State of Art, Gingival Diseases - Their Aetiology,

Prevention and Treatment InTech Europe; Croatia, 4-53.
14. Greene and Vermillion (1964). Simplified Oral Hygiene Index, J Am Dent
Assoc, 68, 7-13.
12. Phụ lục (nếu có): bộ công cụ nghiên cứu.
13. Tiến độ thực hiện đề tài:
- Tháng 4/2017: Xây dựng đề cương nghiên cứu.
- Tháng 4/2017: Thông qua Hội đồng Đạo đức của trường Đại học Y Hà Nội
- Tháng 4-5/2017: Thông qua Hội đồng Khoa học xét duyệt đề cương nghiên cứu
của trường Đại học Y Hà Nội.
- Tháng 5-11/2017: Thu thập số liệu nghiên cứu.
- Tháng 11/2017: Phân tích, xử lý số liệu, viết báo cáo.
- Tháng 12/2017: Nghiệm thu đề tài nghiên cứu.
14. Kinh phí thực hiện đề tài (kèm theo dự toán kinh phí chi tiết): 66,79 triệu
(kinh phí được tài trợ).

Hà Nội, ngày
20

tháng 4 năm 2017


Ý kiến của Bộ môn/Đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên)

Chủ nhiệm đề tài
(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS. TS. Võ Trương Như Ngọc
Ban Giám hiệu


Phòng QL. KH&CN

21



×