Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Nghiên cứu vai trò và đặc tính kháng kháng sinh của Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae và Moracella catarrhalis trong nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ em tại Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.73 KB, 79 trang )

1

PHẦN I
BÀI LUẬN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là một trong những bệnh lý hô hấp hay gặp nhất.
Tỷ lệ viêm phổi nói chung khoảng từ 3-15 trường hợp/1000 dân ở các nước châu
Âu [36], [50]. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 150,7 triệu trường hợp viêm phổi
mỗi năm ở trẻ em dưới năm tuổi và khoảng 20 triệu trường hợp viêm phổi nghiêm
trọng tới mức phải nhập viện [50]. Tại Bắc Mỹ và châu Âu, tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em
dưới năm tuổi hàng năm được ước tính là từ 34 - 40 trường hợp/1000 trẻ và giảm
còn 7 trường hợp/1000 ở thanh thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi [24], [36]. Tỷ lệ tử vong
do viêm phổi ở các nước phát triển thấp (khoảng 1/1000 trẻ mỗi năm) [36]. Tại các
nước đang phát triển, nhiễm trùng đường hô hấp không chỉ phổ biến hơn mà còn
nghiêm trọng hơn, làm hơn 4 triệu trẻ em tử vong mỗi năm, viêm phổi là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em tại các nước này [50], [55].
Cũng giống như các nước đang phát triển, tỷ lệ viêm đường hô hấp ở trẻ em
Việt Nam khá cao. Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Hồng (2004) trên 3221 trẻ từ 1
tháng đến 24 tháng tuổi nhập khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng II trong thời gian từ
1-3-2001 đến 28-2-2002, kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính ở trẻ <2 tuổi xảy ra chủ yếu vào các tháng của mùa mưa, chủ yếu là trẻ <12
tháng tuổi, tỷ lệ nam/nữ 1,8/1. Trong số này có 2/3 là viêm tiểu phế quản và viêm
phế quản phổi, tỷ lệ nhiễm virus hợp bào là 37,3%, nhiễm khuẩn đi kèm và thứ phát
chiếm 33,9%. Vi khuẩn chiếm ưu thế trong cấy đờm là Hemophilus influenzae typ b
và cấy máu là Staphylococcus coagulase (-) [8]. Theo Ngô Thanh Bình (2008),
viêm phổi mắc phải cộng đồng ở trẻ em thường gặp nhóm <5 tuổi, nam nhiều hơn
nữ và mùa đông gặp nhiều hơn các mùa khác trong năm và cũng chỉ xác định được
hơn 50% các nguyên nhân gây bệnh, trong đó có Streptococcus pneumonia,
Staphylococcus aureus [2]. Tại Việt Nam, mặc dù viêm phổi mắc phải cộng đồng là
bệnh thường gặp nhất trên lâm sàng nhưng ít có các nghiên cứu về dịch tễ, nguyên


nhân gây bệnh. Tại Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội, trước 1985, viêm phổi do vi


2

khuẩn chiếm 16,5% số bệnh nhân khoa hô hấp. Tại quân y viện 103, số bệnh nhân
viêm phổi do vi khuẩn chiếm từ 1/4 đến 1/5 số bệnh nhân của khoa Phổi.
Các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp chủ yếu là các vi khuẩn và virus.
Theo Bùi Xuân Tám, có 5 loại vi sinh chính gây ra 80-90% các trường hợp viêm phổi
mắc phải ở cộng đồng đó là: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae,
Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae và virus cúm. Nghiên cứu của
Rudan I; Boschi-Pinto C, Biloglav Z, Mulholland K, Campbell H (2008), mô tả căn
nguyên vi sinh gây viêm phổi mắc phải ở cộng đồng trên 343 bệnh nhân nhận thấy tỷ
lệ phát hiện được nguyên nhân là 42%, trong đó S. pneumoniae là nguyên nhân
thường gặp nhất: 24%, M. pneumoniae: 13%, H. influenzae: 12%, C. pneumoniae:
8% [51]. Trước đây, những căn bệnh nhiễm trùng đã lấy đi không biết bao nhiêu sinh
mạng, trong đó có nhiều trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp. Kể từ khi những loại thuốc
kháng sinh đầu tiên xuất hiện vào thập niên 1940, nó đã được chào đón như là “thần
dược”, một “phép lạ” của y học hiện đại, chữa khỏi những căn bệnh truyền nhiễm
làm chết hàng triệu người mỗi năm, con người không bị tử vong bởi những nguyên
nhân thông thường như viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm phổi, viêm phế quản
phổi…; khả năng gây tổn thương của nhiều căn bệnh nhiễm trùng khác như lậu,
giang mai, lao… đã giảm rất nhiều. Tuy nhiên, việc coi kháng sinh như là “thần
dược” chữa tất cả các bệnh nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh kéo dài, lạm dụng kháng
sinh trong điều trị đã tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở nên kháng thuốc. Do
vậy, nhiều loại kháng sinh đã bị kém hoặc không còn tác dụng trong điều trị bệnh. Do
nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc rất mạnh mới được phát hiện ở nhiều nước trên thế
giới có khả năng kháng rất mạnh đối với hầu hết các loại kháng sinh, TCYTTG đã
lên tiếng thúc đẩy các nhà chức trách về Y tế trên toàn cầu theo dõi sát vấn đề này.
Một trong các vi khuẩn kháng thuốc mạnh là vi khuẩn New Dehli metallo-betalactamase (NDM-1). Loại vi khuẩn này có khả năng kháng hầu như gần hết mọi loại

thuốc kháng sinh hiện có, kể cả nhóm thuốc kháng sinh mạnh nhất là carbapenems.
Các nhà khoa học đã khám phá ra trong loại vi khuẩn này một loại gene mới, được
đặt tên là New Delhi metallo-beta-lactamase (viết tắt là NDM-1) [37], [38], [42],
[45]. Sau sự việc “siêu vi khuẩn” NDM-1 kháng hầu hết các loại thuốc kháng sinh
mới được phát hiện gần đây thì ngày 2/9/2010, bệnh viện Đại học Teikyo ,Tokyo
thông báo là trong vòng 10 tháng qua (kể từ tháng 8/2009 – 9/2010), đã có 46 người


3

nhiễm loại vi khuẩn kháng đa thuốc Acinetobacter baumannii. Trong số bệnh nhân
này đã có 27 người tử vong và 9 người trong số này được cho là đã chết vì các
nguyên nhân liên quan trực tiếp đến loại “siêu vi khuẩn” này [33]. Đây chính là
nguyên nhân quan trọng hàng đầu trong việc hạn chế kết quả điều trị các bệnh nhiễm
trùng nói chung và nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em hiện nay nói riêng. Bởi vậy, để điều
trị bệnh hiệu quả, không những cần chẩn đoán bệnh đúng mà còn phải biết chính xác
nguyên nhân gây bệnh, khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Tuy nhiên, ở Việt
Nam những nghiên cứu về vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, khả năng kháng
kháng sinh của chúng chưa nhiều. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề
tài nghiên cứu “Nghiên cứu vai trò và đặc tính kháng kháng sinh của
Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae và Moracella catarrhalis
trong nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ em tại Cần Thơ”.
2. MỤC TIÊU VÀ MONG MUỐN KHI ĐĂNG KÝ HỌC NCS

- Thông qua quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án, NCS có thể
hoàn thiện được phương pháp nghiên cứu khoa học, cách viết và trình bày một bài
báo, một bản báo cáo theo đúng chuẩn.
- Được bổ sung thêm về kiến thức của ba chuyên ngành: Chuyên ngành Nhi
(về chẩn đoán lâm sàng, các chẩn đoán cận lâm sàng, các phương pháp điều trị viêm
phổi, các biến chứng của bệnh, cách dự phòng, tiên lượng bệnh…); chuyên ngành vi

sinh y học (phương pháp phát hiện, nuôi cấy, kỹ thuật phát hiện nguyên nhân gây
bệnh) và chuyên ngành sinh học phân tử (biết được các thay đổi về gen cuẩ các loại
vi khuẩn, cách xác định biến đổi gen, hiểu được quy trình xét nghiệm sinh học phân
tử, nắm vững được nguyên lý, cách đánh giá kết quả của kỹ thuật). Những kiến thức
này đặc biệt hữu ích trong công tác thực hành chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân và
nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh về sau.
- Tầm nhìn nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Nhi đồng Cần
Thơ, nơi có nhiều bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp, mặt bệnh phong phú nhưng tại đây
chưa có nhiều nghiên cứu sâu về lĩnh vực này. Tuy nhiên khi thực hiện nghiên cứu,
chúng tôi có sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học có trình độ cao, có
uy tín sẽ giúp cho kết quả nghiên cứu có độ tin cậy, có thể ứng dụng trong thực tiễn chẩn
đoán và điều trị bệnh nhằm giảm bớt tỷ lệ tái phát cũng như các biến chứng, tìm ra được
một số yếu tố liên quan mà các công trình trước đây chưa hoặc ít đề cập. Những kết quả


4

này sẽ giúp nghiên cứu sinh có bản lĩnh, kinh nghiệm hơn khi chẩn đoán, điều trị bệnh và
thực hiện các đề tài nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực bệnh học hô hấp Nhi khoa
sau này.
3. LÝ DO LỰA CHỌN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Trường Đại học Y Hà Nội là Trường Đại học đầu ngành Quốc gia, có bề dầy
lịch sử trên 100 năm, là nơi đầu tiên đào tạo cấp Tiến sĩ chuyên ngành Nhi khoa.
Trường Đại học Y Hà Nội với kinh nghiệm đào tạo sau Đại học nói chung và đào tạo
Tiến sĩ nói riêng không chỉ giúp nghiên cứu sinh có điều kiện thuận lợi trong học tập,
nghiên cứu mà còn tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu sinh dễ dàng trong hợp tác
nghiên cứu liên viện, liên Bộ môn cũng như đảm bảo tiến độ, chất lượng của nghiên
cứu thông qua các hội nghị khoa học dành riêng cho nghiên cứu sinh.
Bộ môn Nhi khoa là một trong những Bộ môn có đội ngũ cán bộ với hàm

lượng chất xám rất cao. Nhiều Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ có uy tín chuyên môn
không chỉ trong nước mà cả trên bình diện quốc tế lại hết lòng giúp đỡ, giảng dạy
cho học viên và vì vậy, các nghiên cứu sinh không chỉ được học tập, làm việc dưới
sự hướng dẫn của các nhà khoa học hàng đầu trong chuyên ngành Nhi khoa mà còn
được học tập cả về y đạo và y đức.
Mặc dù là một bác sĩ không được trực tiếp học tập dưới mái trường Đại học có
lịch sử lâu đời nhất Đông Dương, không được học chuyên ngành của các Thầy, Cô
Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Hà Nội nhưng đây là địa chỉ đầu tiên mà tôi muốn
lựa chọn làm nơi thực hiện nghiên cứu của mình.
4. NHỮNG DỰ ĐỊNH VÀ KẾ HOẠCH ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG MỤC TIÊU MONG
MUỐN

4.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.

Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp dưới do Haemophilus influenzae,
Streptococcus pneumoniae và Moracella catarrhalis kháng kháng sinh.

2.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi do
Haemophilus

influenzae,

Streptococcus

catarrhalis ở các bệnh nhi ≤ 5 tuổi.

pneumoniae




Moracella


5

3.

Nghiên cứu đặc tính kháng kháng sinh của Haemophilus influenzae,
Streptococcus pneumoniae và Moracella catarrhalis bằng kỹ thuật sinh học
phân tử.

4.2. Kinh phí nghiên cứu
Nguồn kinh phí cho nghiên cứu sẽ được trích ra từ đề tài cấp thành phố
“Nghiên cứu tỷ lệ và đặc tính kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp
tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ giai đoạn 2011-2013”.
4.3. Kế hoạch thời gian
- Xây dựng đề cương nghiên cứu: từ tháng 7 đến 8 năm 2011, nộp Bộ môn
Nhi và Khoa sau đại học- Trường Đại học Y Hà Nội.
- Thời gian thu thập số liệu: Từ 1- 3 - 2012 và kết thúc: ngày 28 -2 - 2013.
- Từ 3- 2012 đến 2-2014: Hoàn thành mục tiêu 2 và 3.
- Từ 12- 2012 đến 12- 2013: Hoàn thành các chuyên đề, đề tài nghiên cứu
tham dự hội nghị nghiên cứu sinh.
- Từ 3- 2014 đến 7-2014: Hoàn thành luận án trình cấp Bộ môn.
5. KINH NGHIỆM (Về nghiên cứu, về thực tế, hoạt động xã hội và ngoại khóa khác)

5.1. Kinh nghiệm
Tôi là một bác sĩ Nhi khoa, đã có thời gian làm việc trong chuyên ngành Nhi, tại

chuyên khoa hô hấp của bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ 14 năm. Tôi đã bảo vệ luận văn cao
học tại Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh với đề tài: “Khảo sát sử dụng kháng sinh
trong điều trị viêm tiểu phế quả tại bệnh viện Nhi Đồng II thành phố Hồ Chí Minh” và đã
có một đề tài nghiên cứu khoa học về sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm tiểu phế quản
ở trẻ em, đăng trên Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh và một đề tài “Xác định nồng
độ ức chế tối thiểu của một số kháng sinh bằng phương pháp E-test trên mẫu vi
khuẩn H. influenzae, S. pneumoniae”đăng trên Tạp chí Y học Thực hành số tháng 9
năm 2011. Là một bác sĩ Nhi khoa, trực tiếp khám, chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhi
hàng ngày, chứng kiến rất nhiều ca bệnh nhiễm khuẩn hô hấp nặng, trong số đó có nhiều
bệnh nhi tử vong dù các thầy thuốc cũng như ba mẹ bệnh nhi đã hết lòng cứu chữa, chăm
sóc. Phải chứng kiến sự bất lực của y học với các ca bệnh này cũng như những đau đớn
khôn cùng của thân nhân người bệnh, tôi luôn quan tâm tới ba câu hỏi: Tại sao tỷ lệ nhiễm


6

khuẩn hô hấp lại cao như vậy; những tác nhân nào đã gây ra bệnh cảnh này và vì sao
chúng ta đã có rất nhiều loại kháng sinh lại không thể tiêu diệt được chúng? Đặc biệt trong
thời gian gần đây, các nhà y học trên thế giới đã tìm thấy gen kháng thuốc NDM-1 ở các vi
khuẩn được coi là những vi khuẩn siêu kháng thuốc, chúng có thể kháng lại các dòng
kháng sinh thế hệ mới nhất như carbapenem càng làm những người thầy thuốc nói chung,
những thầy thuốc nhi khoa nói riêng băn khoăn lo lắng. Xuất phát từ những thực tế trên, tôi
đã dành rất nhiều thời gian tìm hiểu về các yếu tố liên quan đến căn bệnh nhiễm khuẩn hô
hấp ở trẻ từ 5 tuổi trở xuống nhập viện điều trị tại bệnh viện tôi đang làm việc cũng như
đọc nhiều tài liệu trong và ngoài nước về dịch tễ, căn nguyên và tính kháng thuốc của các
nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt những trường hợp có căn nguyên là vi khuẩn. Mặc dù tại
bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ chưa triển khai được kỹ thuật PCR nhưng chúng tôi cũng đã
nuôi cấy, phân lập để định danh vi khuẩn, làm kháng sinh đồ phục vụ cho công tác đều trị
bệnh. Mặc dù là bác sĩ lâm sàng song tôi thường xuyên có trao đổi trực tiếp và làm việc
cùng các bác sĩ, kỹ thuật viên của khoa vi sinh và do vậy tôi đã nắm được các nguyên tắc,

quy trình phân lập, nuôi cấy, định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. Bản thân tôi đã
trực tiếp lấy bệnh phẩm vi sinh cho hầu hết các trường hợp này.
Về kỹ thuật PCR để xác định các đột biến gen của vi khuẩn chúng tôi chưa có điều
kiện để thực hiện vì bệnh viện nơi tôi công tác chưa trang bị được các thiết bị này. Tuy
nhiên, bản thân tôi đã tham dự nhiều buổi sinh hoạt khoa học tại các bệnh viện Nhi Đồng
II, các hội thảo khoa học của Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh về chủ đề
sinh học phân tử và tôi cũng đã đọc nhiều tài liệu về vấn đền này, đặc biệt về cơ chế kháng
sinh của vi khuẩn do các đột biến gen. Do vậy tôi rất thích thú nếu có điều kiện để thực
hành kỹ thuật mới này.
5.2. Sự chuẩn bị
Để có thể hoàn thành các mục tiêu cho nghiên cứu này, cá nhân tôi đã có sự chuẩn
bị không chỉ về kiến thức mà còn có sự chuẩn bị cho một thời gian làm việc xa gia đình, xa
cơ quan công tác. Trong việc này, tôi đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của gia đình, của
lãnh đạo Khoa và của Ban Giám đốc bệnh viện. Tiến hành nghiên cứu này còn đòi hỏi sự
tiêu tốn nhiều về tiền bạc, do vậy bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi cũng đã đăng ký đề


7

tài nghiên cứu cấp Thành phố về “Nghiên cứu tỷ lệ và đặc tính kháng kháng sinh của các
vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ giai đoạn 2011-2013”,
đề tài này được Sở khoa học và công nghệ Thành phố chấp thuận sẽ giải quyết khó khăn
một phần cho kinh phí nghiên cứu của tôi.
6. ĐỀ XUẤT NGƯỜI HƯỚNG DẪN

PGS.TS Phạm Nhật An vừa là người Thầy có nhiều kinh nghiệm, có trách nhiệm
với công việc, vừa quan tâm nhiều đến NKHHCT nên có nhiều điều kiện thuận lợi khi tôi
tiến hành nghiên cứu. Bởi vậy, tôi xin đề xuất Thầy Phạm Nhật An là người hướng dẫn
khoa học I cho nghiên cứu của tôi.
Đề tài nghiên cứu của tôi có một phần về xác định đặc tính kháng kháng sinh của

Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae và Moracella catarrhalis nên
tôi muốn thực hiện kỹ thuật này tại Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương, nơi có đủ các trang
thiết bị cần thiết, đội ngũ nghiên cứu viên về vi khuẩn gây bệnh hô hấp có bản lĩnh và có
độ dầy kinh nghiệm. Đây chính là lý do tôi mời PGS.TS Phan Lê Thanh Hương, trưởng
khoa vi khuẩn hô hấp là người hướng dẫn khoa học II cho nghiên cứu này.
7. DỰ KIẾN VIỆC LÀM VÀ CÁC NGHIÊN CỨU SAU TỐT NGHIỆP

- Tiếp tục công việc của một bác sĩ Nhi khoa
- Tiếp tục nghiên cứu về bệnh học Nhi khoa
- Đăng các công trình nghiên cứu trên các Tạp chí Y học
- Mở rộng ứng dụng kết quả công trình nghiên cứu.
8. DỰ TRÙ KINH PHÍ
- Xét nghiệm định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ: Bệnh nhân chi trả theo

bảo hiểm.
- Xét nghiệm PCR: dự trù 220 mẫu (ước lượng có khoảng 40% tổng số mẫu
nghiên cứu xác định có bộc lộ gen) x 450.000đ/mẫu = 99.000.000đ.
(Số tiền này sẽ lấy từ nguồn kinh phí nghiên cứu của đề tài cấp Thành phố
mà NCS đã đề xuất với Sở KH&CN Thành phố Cần Thơ).


8

PHẦN II
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm đường hô hấp là một trong những bệnh lý hay gặp nhất, bao gồm viêm
đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Chỉ tính riêng viêm
phổi, tỷ lệ mắc bệnh nói chung khoảng từ 3-15 trường hợp/1000 dân ở các nước châu Âu
[42], [56]. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 150,7 triệu trường hợp viêm phổi mỗi năm

ở trẻ em dưới năm tuổi và khoảng 20 triệu trường hợp viêm phổi nghiêm trọng tới mức
phải nhập viện [56]. Tại Bắc Mỹ và châu Âu, tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em dưới năm tuổi
hàng năm được ước tính là từ 34 - 40 trường hợp/1000 trẻ và giảm còn 7 trường
hợp/1000 ở thanh thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi [29], [42]. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở
các nước phát triển thấp (khoảng 1/1000 trẻ mỗi năm) [42]. Tại các nước đang phát triển,
nhiễm trùng đường hô hấp không chỉ phổ biến hơn mà còn nghiêm trọng hơn, làm hơn 4
triệu trẻ em tử vong mỗi năm, riêng viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở
trẻ em tại các nước này [56], [60], [61].
Cũng giống như các nước đang phát triển, tỷ lệ viêm đường hô hấp ở trẻ em
Việt Nam khá cao. Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Hồng (2004) trên 3221 trẻ từ 1
tháng đến 24 tháng tuổi nhập khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng II trong thời gian từ 13-2001 đến 28-2-2002, kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở
trẻ <2 tuổi xảy ra chủ yếu vào các tháng của mùa mưa, chủ yếu là trẻ <12 tháng tuổi,
tỷ lệ nam/nữ 1,8/1. Trong số này có 2/3 là viêm tiểu phế quản và viêm phế quản phổi,
tỷ lệ nhiễm virus hợp bào là 37,3%, nhiễm khuẩn đi kèm và thứ phát chiếm 33,9%. Vi
khuẩn chiếm ưu thế trong cấy đờm là Hemophilus influenzae typ b và cấy máu là
Staphylococcus coagulase (-) [10]. Theo Ngô Thanh Bình (2008), viêm phổi mắc
phải cộng đồng ở trẻ em thường gặp nhóm <5 tuổi, nam nhiều hơn nữ và mùa đông
gặp nhiều hơn các mùa khác trong năm và cũng chỉ xác định được hơn 50% các
nguyên nhân gây bệnh, trong đó có Streptococcus pneumonia, Staphylococcus aureus
[2]. Các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp chủ yếu là các vi khuẩn và virus. Theo
Bùi Xuân Tám, có 5 loại vi sinh chính gây ra 80-90% các trường hợp viêm phổi mắc
phải ở cộng đồng đó là: streptococcus pneumoniae, haemophilus influenzae,


9

legionella pneumophila, mycoplasma pneumoniae và virus cúm. Nghiên cứu của
Rudan I; Boschi-Pinto C, Biloglav Z, Mulholland K, Campbell H (2008), mô tả căn
nguyên vi sinh gây viêm phổi mắc phải ở cộng đồng trên 343 bệnh nhân nhận thấy tỷ
lệ phát hiện được nguyên nhân là 42%, trong đó S. pneumoniae là nguyên nhân

thường gặp nhất: 24%, M. pneumoniae: 13%, H. influenzae: 12%, C. pneumoniae:
8% [57]. Kể từ khi những loại thuốc kháng sinh đầu tiên xuất hiện vào thập niên
1940, đã chữa khỏi những căn bệnh truyền nhiễm làm chết hàng triệu người mỗi năm,
con người không bị tử vong bởi những nguyên nhân thông thường như viêm họng do
liên cầu khuẩn, viêm phổi, viêm phế quản phổi…; khả năng gây tổn thương của
nhiều căn bệnh nhiễm trùng khác như lậu, giang mai, lao… đã giảm rất nhiều. Tuy
nhiên, việc sử dụng kháng sinh kéo dài, lạm dụng kháng sinh trong điều trị đã tạo
điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở nên kháng thuốc. Do vậy nhiều loại kháng sinh
đã bị kém hoặc không còn tác dụng trong điều trị bệnh và vì thế TCYTTG đã lên
tiếng thúc đẩy các nhà chức trách về Y tế trên toàn cầu theo dõi sát vấn đề này, đặc
biệt sau sự kiện phát hiện được siêu vi khuẩn kháng thuốc (NDM-1) [6], [21], [44],
[48], [51]. Đây chính là nguyên nhân quan trọng hàng đầu trong việc hạn chế kết quả
điều trị các bệnh nhiễm trùng nói chung và nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em hiện nay nói
riêng. Bởi vậy, để điều trị bệnh hiệu quả, không những cần chẩn đoán bệnh đúng mà
còn phải biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, khả năng kháng kháng sinh của vi
khuẩn. Tuy nhiên, ở Việt Nam những nghiên cứu về vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn
hô hấp, tỷ lệ kháng kháng sinh và đặc tính kháng kháng sinh của chúng chưa nhiều,
hầu hết tập trung ở các thành phố lớn [1], [7], [9], [11]…song hầu như chưa có
nghiên cứu nào về vấn đề này ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là về kỹ
thuật sinh học phân tử với mục đích xác định đặc tính kháng thuốc của vi khuẩn.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu vai trò và đặc tính
kháng kháng sinh của Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae và
Moracella catarrhalis trong bệnh viêm đường hô hấp cấp tính ở trẻ em tại Cần
Thơ” nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp dưới do Haemophilus influenzae,
Streptococcus pneumoniae và Moracella catarrhalis kháng kháng sinh.
2. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi do
Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae và Moracella catarrhalis
ở các bệnh nhi ≤ 5 tuổi.



10

3.

Nghiên cứu đặc tính kháng kháng sinh của Haemophilus influenzae,
Streptococcus pneumoniae và Moracella catarrhalis bằng kỹ thuật sinh học phân
tử.


11

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1. CƠ CHẾ BẢO VỆ ĐƯỜNG HÔ HẤP

Phổi là cơ quan nội tạng nhưng lại mở thông với môi trường bên ngoài. Ở
người trưởng thành, hàng ngày 200m² diện tích các phế nang đã tiếp xúc với trên
dưới 10.000lit không khí, trong đó ngoài các bụi vô cơ, hữu cơ, các giọt nước nhỏ,
còn có nhiều vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm...). Trong khi vùng mũi họng có khá
nhiều loại vi khuẩn và ở Việt Nam các bệnh viêm đường hô hấp là phổ biến nhưng ta
ít gặp viêm phế quản hay viêm phổi đó là nhờ bộ máy miễn dịch của phổi thường
xuyên hoạt động một cách đồng bộ cả về mặt cơ giới, thể dịch và tế bào. Một vật lạ
muốn vào được phổi phải vượt qua được 2 hệ thống bảo vệ, được coi như 2 “hàng rào
bảo vệ” của phế quản và phế nang.
1.1.1. Hàng rào phế quản
Có 2 yếu tố quan trọng cùng phối hợp hoạt động: các lông tế bào và chất nhầy.
1.1.1.1. Lông tế bào biểu mô phủ đường hô hấp:
Hầu như có mặt ở khắp đường thở, trừ vùng trước mũi, sau họng, mặt trên
dây thanh. Chúng nằm trên bề mặt biểu mô phủ, mỗi tế bào có khoảng 200 lông và

ở người có khoảng 1500-2000 triệu lông/cm². Các lông dài khoảng 6-7micromet,
tương đương với chiều dầy của thảm nhầy ở bên trên chúng. Ở đường hô hấp dưới,
lông chuyển động theo hình xoáy trôn ốc, từ dưới lên trên, cùng chiều kim đồng hồ,
tới phần trên khí quản sẽ hướng ra sau giữa các dây thanh rồi lại lên trên cho tới khi
đỉnh tấm thảm nhầy tới miệng thực quản. Từ vị trí vuông góc với bề mặt tế bào, khi
đập, lông gập xuống rất nhanh, nằm ép dẹp trên bề mặt tế bào rồi đột ngột bật lên
như roi quất để trở lại vị trí thẳng đứng như ban đầu. Nhờ rung (đập) liên tiếp, các
lông đã tạo ra một chuyển động sóng với bước sóng khoảng 20 micromet. Chuyển
động của các lông được phối hợp nhịp nhàng, đều đặn trên toàn bộ thảm lông của
đường hô hấp để tạo thành sóng co. Trong điều kiện bình thường, lông đập 20
lần/giây và làm chuyển động tấm thảm nhầy ở bên trên với vận tốc 2-3,5 cm/phút và
nhanh hơn sự di chuyển của các thành phần tổ chức và các chất không tan khác. Như


12

vậy, thời gian di chuyển một vòng của tấm thảm nhầy hết 8-10 phút và nó được coi
như một băng tải tự động vận chuyển liên tục từ nơi nối tiểu phế quản, phế nang cho
tới tận thanh quản.
* Rối loạn vận động của lông chuyển
Cơ chế làm sạch đường thở có nhiều khiếm khuyết do các lông chuyển nhỏ
và hoạt động không có hiệu quả, các khiếm khuyết này được gọi là rối loạn vận
động của lông chuyển. Hội chứng này do di truyền với sự khiếm khuyết của sợi trục
là bộ phận phụ trách chuyển động của lông chuyển. Sợi trục được cấu tạo bởi 9 cặp
ống ở phía ngoại biên và hai ống đơn ở phía trung tâm. Xếp dọc theo các cặp ống là
các cánh tay Adenosin-triphosphat. Sự vận động của các lông chuyển do thuỷ phân
ATP cung cấp năng lượng và các thay đổi về cấu trúc làm thay đổi góc của cánh tay,
sau đó có sự trượt giữa các sợi kép. Có ít nhất 20 loại bất thường của các sợi trục
được mô tả, gồm cả sự thiếu toàn bộ sợi trục. Loại bất thường hay gặp nhất của rối
loạn vận động lông chuyển là sự khiếm khuyết của cánh tay trung tâm hay cánh tay

ngoại biên hoặc bị cả hai, gây ra sự vận động theo hình nan hoa. Các triệu chứng rối
loạn vận động lông chuyển thường biểu hiện ngay sau khi sinh.
1.1.1.2. Chất nhầy:
Là thành phần quan trọng nhất trong bài xuất của đường thở, được sinh ra từ
các tế bào hình chén và tuyến chế nhầy của phế quản. Bản chất và chức năng của chất
nhầy cũng chưa được hiểu biết đầy đủ. Cấu trúc tơ của chất nhầy có 2 thành phần kết
hợp: muxin (polysacarit trung tính và axit) và protein. Trong thành phần protein, bên
cạnh kalicrecin và transferin còn thấy các phân tử kháng khuẩn đặc hiệu hoà tan, IgA
tiết được sản xuất tại chỗ và fibronertin. Ở người, IgA tiết xuất hiện từ khi 1-2 tuổi,
nhiều nhất lúc dậy thì (gặp cả trong nước mắt, nước bọt, sữa non, chất bài xuất của
ruột). Ngoài IgA, còn có IgE cũng được sản xuất ở niêm mạc đường hô hấp, hàm
lượng trong huyết thanh cao hơn ở người có cơ địa dị ứng và nó được coi như một
globulincó tính quá mẫn tức thì. Các IgG và IgM cũng được sản xuất tại chỗ nhưng
với hàm lượng thấp, khi viêm phổi mới thấy nhiều trong chất nhầy.
Tấm thảm nhầy có 2 lớp: Lớp bề mặt bên trên, quánh là chất nhầy thực sự
(bắt màu đỏ khi nhuộm muxicacmin); lớp sâu loãng hơn, tiếp xúc trực tiếp với các
lông, không bắt màu khi nhuộm Hematoxylin - Eosin (HE). Hoạt động của các lông
tế bào phụ thuộc vào đặc tính vật lý của 2 lớp này. Khi lớp bề mặt bị khô hay quá


13

dầy hoặc lớp sâu mỏng quá, lông không đập được. Nếu lớp sâu quá dầy, lông đập
không bám tới chất nhầy làm thảm nhầy không di chuyển được nên có đập cũng
như không. Chức năng chính của thảm nhầy là:
- Tác dụng như một “áo tơi” làm giảm bớt sự mất nước ở đường thở, bảo vệ
được các cấu trúc tinh vi ở dưới, đặc biệt là các lông.
- Tạo ra một tấm thảm nhầy di động liên tục nhằm vận chuyển các hạt nhỏ
đã mắc vào khi trao đổi không khí lên hướng trên để đưa ra ngoài đường hô hấp.
Do tính nhầy nên phần lớn bụi và vi khuẩn hít vào đã bị cố định vào thảm nhầy, tác

dụng gây chấn thương cơ học của chúng đã bị loại bỏ.
- Làm hàng rào vật chất ngăn chặn sự tiếp xúc giữa các chất kích thích hít
vào (kể cả một số khí độc) với tế bào biểu mô phủ.
- Cơ chế làm sạch được sự trợ giúp của các phân tử kháng khuẩn đặc hiệu
hoà tan, IgA tiết, fibronertin, lysosym và lactoferin trong chất nhầy phế quản.
Chống nhiễm khuẩn bằng kháng thể, trong đó có những loại đặc hiệu với độc tố
uốn ván, kháng nguyên liên cầu khuẩn, myxovirus, virus hợp bào... Do tính hơn
hẳn của miễn dịch tại chỗ so với miễn dịch toàn thân nên có thể gây miễn dịch qua
khí dung.
Thảm nhầy luôn được đổi mới và được thải bởi 2 đường:
- Do nuốt, khi được chuyển đến miệng thực quản, nhất là khi ngủ.
- Do khạc đờm (trẻ em, phụ nữ thường nuốt đờm).
1.1.2. Hàng rào phế nang
Vượt qua được hệ thống phòng vệ khí - phế quản, các tiểu phần lạ khi đến
được phế nang lại vấp phải hàng rào bảo vệ ở phế nang, hàng rào này gồm:
- Tại các túi phế nang, hàng rào bảo vệ đầu tiên là các đại thực bào phế nang.
Hầu hết các tiểu phần lạ vào đến túi phế nang đều bị bao vây và bị giết chết một
thời gian dài trước khi chúng được tống ra khỏi phổi. Số lượng đại thực bào thường
trực ở phổi (không kể từ máu tới) đã có khoảng 600 triệu, sẵn sàng chống lại bụi,
độc tố, tác nhân nhiễm khuẩn từ không khí hay từ đường máu tới. Đại thực bào phế
nang có một hệ thống enzym quan trọng như: Cathepsin, ATpase, NAdase, LDH...,
trong lysosom còn có 9 enzym quan trọng khác: protease, esterase, phosphatase
acid, ribonuclease, desoxy ribonuclease, lipase, β- glucuronidase, β- galactosidase
và nhất là lysozym. Các enzym này luôn thường trực để tiêu hoá các vật lạ do đại


14

thực bào giữ lại được. Các đại thực bào phế nang khi đã ở trạng thái hoạt động nó
còn tiết ra các cytokin để thu hút và hoạt hoá các tế bào viêm khác. Các yếu tố quan

trọng trên lâm sàng làm giảm chức năng của đại thực bào bao gồm: đói, bị lạnh,
người già, người nghiện rượu, thiếu oxy máu, ure máu cao, ô nhiễm môi trường, hút
thuốc lá và nhiễm virus.
- Lớp dịch lót bề mặt phế nang là một lớp mỏng phức hợp lipoprotein
(surfactant) gồm có vài loại Ig và một số thành phần của bổ thể. Chất hoạt diện bề
mặt bản thân nó có tác dụng lên quá trình thực bào và tiêu diệt được vài loại và một
trong những cái gọi là protein hoạt diện bề mặt là yếu tố tương đồng với khả năng
kháng khuẩn đúng hơn là nó kích thích sự hoạt động của của chất hoạt diện bề mặt.
- Các tế bào phủ phế nang.
- Màng đáy và khoảng kẽ: Trong loạt tuyến phòng vệ này, vai trò của đại thực
bào là quan trọng nhất nhưng nếu chúng không đảm nhiệm được vai trò thanh lọc thì
màng đáy và khoảng kẽ trở thành nơi cố định mọi quá trình miễn dịch quá mẫn.
- Các hạch lympho ở những chỗ rẽ của những tiểu phế quản và dọc theo vách
quanh phân thùy là bộ phận của niêm mạc - hệ thống dạng bạch huyết có liên quan
và tham gia trong những phản ứng miễn dịch đặc hiệu.
1.2. DỊCH TỄ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH

1.2.1. Về dịch tễ của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là nhóm bệnh rất phổ biến ở trẻ
em các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới, đặc biệt ở trẻ em < 5 tuổi và ở tất cả các
quốc gia tuy tần suất bệnh có khác nhau. TCYTTG ước tính có 150,7 triệu trường
hợp viêm phổi mỗi năm ở trẻ em dưới năm tuổi và khoảng 20 triệu trường hợp viêm
phổi nghiêm trọng tới mức phải nhập viện [56]. Tỷ lệ nhập viện vì viêm phổi (tất cả
các nguyên nhân) ở trẻ em < 2 tuổi tại Hoa Kỳ đã giảm sau khi tiêm phòng vắc-xin
hỗn hợp Haemophilus influenzae và Streptococcus pneumoniae từ 12- 14/1000 dân
xuống 8- 10/1000 dân [36]. Người ta ước tính hàng năm, NTHHCT gây ra khoảng 2
triệu ca tử vong ở trẻ em <5 tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm
tuổi này [56]. Khoảng 1% các trường hợp viêm phổi để lại di chứng (ví dụ giãn phế
quản), làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tái phát [56]. Mỗi năm có khoảng 10-20% trẻ

em <5 tuổi ở các nước đang phát triển bị viêm phổi [10], [60]. Một số nghiên cứu


15

cho thấy gần 75% các ca tử vong viêm phổi xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, nguy cơ tử
vong tăng cao ở những bệnh nhân sốt rét, suy dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch
[31], [37]. Một nghiên cứu tại Pakistan của Aamir J Khan và CS cho thấy NKHHCT
gặp nhiều nhất ở trẻ em từ 2-6 tháng tuổi và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở
trẻ em với tỷ lệ 14/1000 trẻ em hàng năm [23]. Tại khu vực phía Bắc Pakistan, 44%
số trẻ <5 tuổi tử vong trong giai đoạn 1988-1991 là do viêm phổi [23]. Nghiên cứu
tại Thái Lan năm 2010 của nhóm tác giả Netsawang S, Punpanich W,
Treeratweeraphong V và Chotpitayasunondh T, cho biết trong số 745.983 trẻ em được
chăm sóc tại QSNICH (Queen Sirikit National Institute of Child Health) đã cho
thấy tỷ lệ viêm phổi khoảng 17/100.000 trẻ em (chiếm 11,3%) [52]. Cùng với sự
phát triển kinh tế, đời sống người dân được cải thiện, chăm sóc y tế tốt hơn và do
vậy, tỷ lệ mắc viêm phổi có xu hướng giảm dần ở nhiều nước. Nghiên cứu gần đây
nhất của các nhà y học Trung Quốc là Wang YP, Miao L, Dai L, Zhou GX, He CH,
Li XH, Li Q, Li MR, Zhu J, Liang J (2011), cho biết tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5
năm tuổi ở Trung Quốc giảm 54,2% từ năm 1996 và 2006 (từ 45,0/1000 trẻ sinh
sống xuống 20,6/1000), trong số này, tử vong do viêm phổi đã giảm từ 23,4% năm
1996 xuống 15,6% vào năm 2006 [60]. Một nghiên cứu khác từ Brazil của nhóm tác
giả Rodrigues FE, Tatto RB, Vauchinski L, Leães LM, Rodrigues MM, Rodrigues
VB và CS (2011) cho biết trong khoảng thời gian từ 1991-2007, tỷ lệ tử vong do
viêm phổi ở trẻ em < 12 tháng tuổi giảm 0,12/1000 trẻ và 0,07/1000 trẻ ở lứa tuổi từ
1-4 [55]. Tuy nhiên, tỷ lệ này thay đổi theo khu vực. Các khu vực Nam và Đông
Nam Brazil cho thấy mức giảm lớn nhất (với mức giảm tương ứng là 0,14 và -0,18
ở trẻ < 1 tuổi và giảm 0,07 và 0,09 ở nhóm trẻ từ 1-4 tuổi). Tỷ lệ giảm thấp nhất ở
khu vực miền Bắc và Đông Bắc (giảm 0,04 ở trẻ < 1 năm và 0,07 ở trẻ 1-4 tuổi [55].
Tỷ lệ nhiễm trùng hô hấp liên quan đến nhiều yếu tố: trẻ sinh non, suy dinh dưỡng,

điều kiện kinh tế thấp kém, môi trường sống ô nhiễm, mật độ dân cư đông đúc làm
tăng nguy cơ lây nhiễm giữa các trẻ.
Ở Việt Nam, mặc dù viêm phổi mắc phải cộng đồng là bệnh thường gặp nhất
trên lâm sàng nhưng ít có các nghiên cứu về dịch tễ, nguyên nhân gây bệnh. Tại
Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội, trước 1985, viêm phổi do vi khuẩn chiếm 16,5% số
bệnh nhân khoa hô hấp. Tại Quân y viện 103, số bệnh nhân viêm phổi do vi khuẩn
chiếm từ 1/4 đến 1/5 số bệnh nhân của khoa Phổi. Bên cạnh bệnh tiêu chảy, suy


16

dinh dưỡng thì NKHHCT là bệnh có tỷ lệ mắc cao, đồng thời là nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu ở trẻ < 5 tuổi [1], [10]. Một nghiên cứu từ bệnh viện Nguyễn Tri
Phương cho biết: trong năm 2004 có 710 bệnh nhân viêm phổi trong tổng số 29353
bệnh nhân nhập viện (chiếm 2,4%), có 44 trường hợp tử vong do viêm phổi trong
tổng số 297 trường hợp tử vong của toàn bộ các bệnh lý khác (chiếm 14,8%) [2].
Một nghiên cứu khác của các tác giả Hoàng Trọng Kim và Nguyễn Hoài Phong
(2005) về đặc điểm nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức tăng cường bệnh viện
Nhi Đồng I, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 19,6/100
trẻ nhập khoa hồi sức tích cực. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là các vi khuẩn Gram
âm, hầu hết đều kháng kháng sinh [14]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Danh Tý, Bùi
Quốc Thắng (2008), tiến hành khảo sát nguyên nhân suy hô hấp cấp ở trẻ em nhập
khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng I từ 1/9/2007 đến 31/3/2008 cho thấy ở nhóm trẻ
sơ sinh có tỷ lệ viêm chiếm 30%, bệnh màng trong 24,8%, nhiễm trùng huyết
10,9% và tỷ lệ tử vong là 8,9% và ở nhóm trẻ > 1 tháng bị viêm phổi là 53,6%,
nhiễm trùng huyết 7,6% và viêm tiểu phế quản chiếm 5,7%, tỷ lệ tử vong chiếm 8%
[20]. Khảo sát về NKHHCT năm 2000 ở một số huyện, tác giả Nguyễn Thanh Vân
cho biết: khảo sát tại 12 huyện của Hà Tây, tỷ lệ trẻ NKHHCT nhập viện chiếm
71,5% tổng số bệnh nhi, tỷ lệ tử vong chiếm 73,3%; tại 9 huyện thuộc Thái Nguyên,
tỷ lệ NKHHCT nhập viện là 37,5% tổng số bệnh nhi, tỷ lệ tử vong là 80% và ở

Khánh Hòa, tỷ lệ bệnh nhi NTHHCT nhập viện chiếm 57% tổng số bệnh nhi, tỷ lệ
tử vong là 50% còn ở Hưng Yên, tỷ lệ bệnh nhi NKHHCT nhập viện chiếm 45,9%
tổng số bệnh nhi, tỷ lệ tử vong là 75% [22]. Đây thực sự là những con số đáng lo
ngại về tỷ lệ trẻ mắc bệnh NKHHCT và tỷ lệ tử vong cao vì bệnh này.
1.2.2. Một số vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
Có hơn 100 loại vi sinh vật có khả năng gây NKHHCT, bao gồm các nguyên
nhân do vi khuẩn, nấm, virus… trong đó vi khuẩn được cho là một trong số nguyên
nhân phổ biến nhất [47]. Các virus gây bệnh thường gặp gồm: Virus hợp bào hô
hấp, virus cúm, virus á cúm, virus sởi, adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus…Các
nguyên nhân do vi khuẩn có rất nhiều loại, trong số đó, Streptococcus pneumoniae,
Haemophilus influenzae và Moracella catarrhalis hiện là những tác nhân gây bệnh
hàng đầu [59]. Các vi khuẩn khác (Staphylococcus aureus và các tác nhân gây bệnh
gram âm) thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em suy dinh dưỡng. Virus đường


17

hô hấp (RSV, cúm, á cúm, adenovirus) có thể được tìm thấy trong khoảng một phần
tư trẻ em bị viêm phổi nhưng ít có khả năng gây tử vong hơn là những tác nhân gây
bệnh vi khuẩn. Tuy nhiên, NKHHCT cũng có thể được gây ra bởi một số tác nhân
khác và trong một số trường hợp có thể không xác định được nguyên nhân cụ thể
[30]. Trước những năm 90 của thế kỷ 20, Streptococcus pneumoniae và Haemophilus
influenzae là các tác nhân gây viêm đường hô hấp phổ biến, chiếm 2/3 đến ¾ tổng số
các vi khuẩn gây bệnh NKHHCT ở trẻ em <5 tuổi, đứng thứ 3 là tụ cầu vàng
(Stapphylococcus aureus). Một vài nghiên cứu vào thời điểm đó cho thấy nguyên
nhân gây bệnh NKHHCT ở trẻ em khu vực Đông nam Á như sau: Phế cầu chiếm từ
40-60%, H. influenzae chiếm 20-50% còn tụ cầu vàng chiếm khoảng 30% [4]. Từ
những năm 90 trở lại đây, cơ cấu vi khuẩn gây bệnh NKHHCT ở trẻ em có nhiều thay
đổi. Các vi khuẩn Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae vẫn là
nguyên nhân phổ biến song có một số loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh nhiều hơn

cả tụ cầu vàng, đó là Moracella Catarrhalis. Hiện nay, tỷ lệ các vi khuẩn là thủ phạm
gây NKHHCT như sau: Haemophilus influenzae và Moracella Catarrhalis chiếm
khoảng 12%-20%; Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae mỗi loài
chiếm từ 25->30% [3], [5]. Ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, vi khuẩn
là nguyên nhân quan trọng, phổ biến trong các bệnh NKHHCT ở trẻ em. Các vi
khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae,
Klebsiella pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Moracella Catarrhalis… Trong
một nghiên cứu về vi khuẩn gây bệnh NKHHCT tại bệnh viện Nhi Trung ương từ
2002-2003, tác giả Phan Lê Thanh Hương cho biết: 47% căn nguyên gây bệnh là do
H.influenzae; 35,3% do S. Pneumoniae và 13% do M. catarrhalis [12].
1.2.2.1. Phế cầu khuẩn
Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae- S. pneumoniae ) là một thành
viên phổ biến của hệ vi khuẩn chí vùng hầu họng, tuy nhiên tỷ lệ người lành mang
phế cầu thay đổi tuỳ theo tuổi, môi trường sống, mùa và sự có mặt của nhiễm trùng
đường hô hấp trên (tỷ lệ trung bình dao động từ 25-70% dân số). S. pneumoniae
được biết đến lần đầu tiên vào năm 1881 bởi Leo Escolar, ông gọi là phế cầu vì vai
trò của nó như một tác nhân bệnh nguyên của bệnh viêm phổi. George Sternberg và
Louis Pasteur là những người đầu tiên phân lập được S. pneumoniae. Về sau, người

ta biết tác nhân của bệnh viêm phổi thùy chính là S. pneumoniae. Người ta hiện đã


18

biết có 23 trong số 90 typ kháng nguyên vỏ được biết là tác nhân gây ra gần 90%
các nhiễm khuẩn do phế cầu tại Mỹ [62]. Bệnh xảy ra ở mọi thời điểm trong năm,
đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em, người già và người mắc bệnh mạn tính. Tại
các nước đang phát triển thì trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh tấn công nhất và đây
cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh
tăng cao hơn, dễ dàng hơn nếu có kết hợp với dịch cúm. Theo số liệu điều tra của

một số nghiên cứu tại Việt Nam thời gian 1990 – 2003 cho thấy 40-70% trẻ khoẻ
mạnh mang phế cầu vùng hầu họng và 26-83% các trường hợp viêm đường hô hấp
cấp tính có nguyên nhân là phế cầu).
Phế cầu khuẩn có ở trong chất tiết mũi, họng của người bệnh. Người khỏe
mạnh cũng có thể có phế cầu khuẩn trong đường hô hấp trên. Bệnh lây qua giọt
nước bọt li ti bắn ra từ người mang vi khuẩn gây bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp qua
đường miệng hoặc gián tiếp qua các vật thể mới bị nhiễm chất tiết đường hô hấp
của bệnh nhân. Bệnh thường gặp qua sự lây truyền giữa người với người nhưng
hiếm khi xảy ra với người có tiếp xúc tình cờ, thoáng qua. Sự cảm nhiễm với phế
cầu khuẩn gây viêm phổi tăng lên nếu có bất cứ nguyên nhân nào gây tổn thương
thực thể và chức năng đường hô hấp dưới, như cúm, phù phổi do các nguyên nhân,
hút đờm rãi hoặc các nguyên nhân khác, bệnh phổi mạn tính hoặc tiếp xúc với các
chất kích thích phản ứng đường thở trong không khí (khói, bụi…). Đối với trẻ dưới
1 tuổi, nhất là những trẻ hay mắc phải viêm họng, viêm phế quản phổi, vừa trải qua
tiêu chảy... thì rất dễ mắc bệnh và là một yếu tố khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
a, Cơ chế gây bệnh và tính chất kháng nguyên
Phế cầu khuẩn có thể gây viêm mũi-họng (nasopharyngitis), viêm tai giữa,
viêm xoang, viêm phổi thùy (thường xảy ra ở người 30-50 tuổi), viêm tiểu thùy
phổi (thường xảy ra ở trẻ em, người lớn > 50 tuổi), viêm phế quản-phổi, nhiễm
khuẩn huyết dẫn tới viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm ngoại tâm mạc, hoặc
gây apxe ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể. S. pneumoniae không có nội và ngoại
độc tố, chúng gây bệnh chủ yếu do vỏ của nó. Vỏ của S. pneumoniae có tác dụng
bão hòa opsonin hóa, làm vô hiệu tác dụng của IgG và bổ thể và dẫn tới khả năng
thực bào vi khuẩn của cơ thể giảm xuống giúp S. pneumoniae vẫn tồn tại và gây
bệnh [13]. Ngoài ra, S. pneumoniae còn tiết ra protease thủy phân IgG, do đó làm


19

mất tác dụng ngăn cản vi khuẩn xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp [27]. Mặt

khác, S. pneumoniae còn có các yếu tố tham gia gây bệnh sau:
* Vỏ polysaccarit là yếu tố bảo vệ vi khuẩn tránh được sự thực bào từ các đại
thực bào – là yếu tố quan trọng giúp vi khuẩn tồn tại và phát triển để gây bệnh.
* Pneumolysin là chất phá huỷ tế bào nội mô phổi, phá vỡ hàng rào nội mô
ngăn cách phế nang và máu do đó phế cầu có thể tràn từ các phế nang vào máu (là
nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng nặng như bệnh khởi phát đột ngột rầm rộ, phù
quink não, đông máu nội mạch rải rác...) [54].
* Protein A trên bề mặt tế bào vi khuẩn giúp phế cầu bám dính vào tế bào
biểu mô phế quản, tạo điều kiện cho sự xâm lấn sâu hơn xuống đường hô hấp dưới.
* Enzym phân huỷ IgA (sIgA protease) giúp phế cầu tồn tại được ở hầu họng.
* Phản ứng viêm cấp tính mạnh gây nên do các thành phần của cấu trúc
thành tế bào vi khuẩn gây nên (peptidoglycan, axit teichoic... có khả năng kích
thích phản ứng viêm mạnh mẽ).
b, Cấu trúc kháng nguyên liên quan tới phân loại và độc lực: Vỏ polysaccharide là
cơ sở duy nhất cho sự phân loại và là yếu tố độc lực duy nhất được biết. Có 90 typ
huyết thanh phế cầu khuẩn (pneumococci) đã được nhận biết. Phế cầu typ 23 gây
bệnh phổ biến nhất. Vỏ của phế cầu là yếu tố độc lực quan trọng và có tính quyết
định trong bệnh sinh. Vỏ phế cầu ức chế sự thực bào, tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn
tại, nhân lên trong tổ chức vật chủ và sinh bệnh. Vỏ của chúng kích thích tạo kháng
thể đặc hiệu loài, có tính bảo vệ vật chủ thông qua việc tăng khả năng thực bào, giết
vi khuẩn ngay ở trong tế bào bởi các bạch cầu đa nhân. Phức hợp polysaccharide vỏ
phế cầu có thành phần là: glucose, 2-acetamido-2, 4, 6-trideoxy galactose,
galactosamine, ribitolphosphate và cholinphosphate [54].
c, Hình thể
S.pneumoniae thường đứng thành đôi hình mắt kính hay hình ngọn nến, nên
còn được gọi là song cầu, bắt màu Gram dương song đôi khi trong quá trình thay đổi
nuôi cấy có thể trở thành Gram âm, do vi khuẩn bị tự ly giải hoặc do các hoạt tính bề
mặt bị tác động bởi muối mật (sodium deoxycholate hoặc sodium dodecylsulfat), có
vỏ và không di động [13]. Ở môi trường lỏng hay trong các tổ chức bệnh phẩm có thể
xếp thành chuỗi ngắn và hãn hữu có thể đứng riêng rẽ một mình, thường ở trong điều

kiện và môi trường kém dinh dưỡng hoặc có nồng độ ion Mg++thấp.


20

Hình 1.1. S.pneumoniae nhuộm Gram

Hình

1.2.

S.pneumoniae

dưới

hiển vi điện tử

Trong môi trường lỏng phế cầu khuẩn mọc có khuynh hướng khuyếch tán và
lắng cặn khi môi trường đã ngả sang axit. Trên môi trường thạch, vi khuẩn có khuẩn
lạc tròn bóng ướt do có vỏ, không sắc tố, có khuynh hướng lõm ở giữa vì sự hoạt
động của một enzym tự ly giải, đường kính khuẩn lạc 0,5-1,5mm, xung quanh
khuẩn lạc có quầng tan huyết alpha. Phế cầu khuẩn phát triển tốt trong các môi
trường lỏng và trên các môi trường thạch Tryptocasein soya có bổ xung 5% máu
(cừu, ngựa, thỏ) đã lấy hết tơ huyết, trong khí trường có 5% CO2 ở 37OC.
1.2.2.2. Vi khuẩn Haemophilus influenzae
Haemophilus influenzae (H.influenzae) là vi khuẩn thuộc tộc Haemophilus,
được Robert Pfeifer phát hiện lần đầu trong bệnh phẩm đờm của một bệnh nhân viêm
phổi ở vụ dịch cúm năm 1890 và cho rằng chúng là nguyên nhân của bệnh cúm. Tên vi
khuẩn là sự kết hợp của đặc tính phát triển cần các yếu tố có ở máu (haemophilus: ưa
máu) và có mối liên quan lịch sử với cúm (influenzae) của vi khuẩn mặc dù chúng

không gây nên bệnh cúm. Tên Haemophilus do Winslow và CS đặt ra vào năm 1920
và đến năm 1933, Smith và CS xác nhận rằng nguyên nhân gây ra cúm là virus và H.
influenzae được xác nhận là vi khuẩn gây các bệnh nhiễm trùng không phải cúm. Vào
khoảng năm 1930, người ta đã xác định được hai nhóm chính của H. influenzae: các
chủng không có vỏ bọc và các chủng có vỏ bọc. Chủng có vỏ bọc được phân loại trên
cơ sở của kháng nguyên vỏ riêng biệt của nó. Có sáu loại nói chung được công nhận là
các H. influenzae: a, b, c, d, e, f, trong đó Haemophilus influenzae type b (Hib) được
quan tâm nhiều nhất [25], [41]. Sự đa dạng di truyền giữa các chủng không có vỏ bọc
nhiều hơn trong nhóm có vỏ bọc. Chủng không có vỏ bọc được gọi là nontypable Hi
(NTHi) do thiếu các typ huyết thanh vỏ, tuy nhiên có thể xác định được chúng nhờ


21

phân tích chuỗi đa điểm (multilocus). Chúng là vi khuẩn ái khí nhưng cũng có thể kị
khí tùy điều kiện.

Sơ đồ 1.1. Bản đồ nhiễm săc thể hình tròn của Haemophilus influenzae minh
họa vị trí của gen được biết đến và dự đoán vùng mã hóa.

a, Vai trò gây bệnh
Hầu hết các chủng H. influenzae là tác nhân gây bệnh cơ hội, nghĩa là, nó
thường sống ký sinh trong cơ thể vật chủ mà không gây ra bệnh, nhưng sẽ trở thành
nguyên nhân gây bệnh khi có cơ hội như người bị nhiễm virus, giảm chức năng
miễn dịch. Năm 1998, TCYTTG ghi nhận rằng: "Bất cứ nơi nào đã thực hiện
nghiên cứu một cách kỹ lưỡng đều cho thấy Hib là một nguyên nhân quan trọng của
bệnh viêm màng não ở trẻ em và nguyên nhân chính của viêm phổi do vi khuẩn ở
trẻ em” [58]. Các thành viên của tộc Haemophilus là loại vi khuẩn ký sinh bắt buộc,
tạo nên một phần của hệ vi khuẩn bình thường ở người và nhiều loài động vật
(chiếm khoảng 10% hệ vi khuẩn vùng hầu họng). Tỷ lệ mang vi khuẩn H.influenzae

ở đường hô hấp trên thay đổi theo lứa tuổi: Người lớn khoẻ mạnh: từ 20-40 %; trẻ
em khoẻ mạnh: 75- 80%. Haemophilus influenzae type b (Hib), ước tính ước tính
gây ra khoảng 3.000.000 trường hợp bệnh nghiêm trọng và khoảng 386000 trường
hợp tử vong mỗi năm, chủ yếu là các bệnh viêm màng não và viêm phổi mà hầu hết
các bệnh nhân là trẻ em dưới năm tuổi, đặc biệt những trẻ từ bốn đến 18 tháng tuổi
là dễ bị tổn thương nhất [25]. Tại các nước đang phát triển, nơi phần lớn các trường
hợp tử vong do Hib gây ra thì viêm phổi chiếm một số lượng lớn, nhiều hơn các
trường hợp tử vong do viêm màng não. Tuy nhiên, viêm màng não do Hib cũng là


22

một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước, nó gây ra 15%-35% số người sống sót bị
khuyết tật vĩnh viễn như chậm phát triển tâm thần hoặc điếc.
Cơ chế gây bệnh của Hib có thể được hiểu như vỏ bọc có khả năng kháng lại
sự thực bào, và có thể có ý nghĩa quyết định nhất trong tính mãnh độc của vi khuẩn.
H. influenzae không sản xuất ngoại độc tố nhưng sinh men protease phân huỷ IgA
tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm lấn của vi khuẩn [12].
* Đường lây truyền: trực tiếp từ người sang người thông qua việc hít phải
các giọt dịch hô hấp có chứa vi khuẩn.
b, Cấu trúc và tính chất kháng nguyên
Haemophilus infuenzae, trước đây gọi là trực khuẩn hoặc vi khuẩn Bacillus
influenzae, là vi khuẩn Gram âm, hình que. Thành tế bào H. influenzae cũng có cấu
trúc tương tự như thành của các vi khuẩn Gram âm khác, có bản chất là
lipopolysaccharide-protein. Các protein đặc hiệu loài (species - specific proteins) và
đặc hiệu chủng (strain - specific proteins) nằm trên màng ngoài của vi khuẩn, nhưng
các kháng nguyên của thành tế bào vi khuẩn H. influenzae có vỏ hay không vỏ đều
không liên quan đến độc tính của vi khuẩn [13]. H. influenzae gồm loại không vỏ và
có vỏ polysaccharide bọc ngoài. Vỏ polysaccharide có tính quyết định khả năng gây
bệnh của vi khuẩn. Tuỳ theo cấu trúc kháng nguyên của vỏ, H. influenzae có vỏ

được phân thành 6 typ huyết thanh, đánh dấu theo thứ tự a, b, c, d, e, f, trong số này
typ b là typ gây bệnh nguy hiểm nhất, là một dạng trùng hợp của ribose, ribitol và
phosphate (gọi là PRP). Ở typ a, glucose thay thế cho ribose... Các kháng nguyên
vỏ có thể được phát hiện bằng các kỹ thuật huyết thanh học như phản ứng ngưng
kết giữa vi khuẩn với kháng huyết thanh đặc hiệu, phản ứng ngưng kết giữa kháng
nguyên với hạt latex được phủ kháng thể đặc hiệu, miễn dịch gắn men, miễn dịch
phóng xạ, miễn dịch điện di đối lưu... Các kháng thể kháng PRP đã được dùng để
điều trị các nhiễm khuẩn nặng do H. influenzae typ b khi chưa có kháng sinh [13].
H. influenzae thuộc loại đa hình thể: hình cầu, hình trực khuẩn ngắn (short
rod), hình trực khuẩn dài (long rod), hình cầu trực khuẩn (coccobacilli). Hình thể vi
khuẩn còn thay đổi theo môi trường sống (ví dụ trong dịch não tuỷ, vi khuẩn có thể
kéo dài gấp 4, 5 lần kích thước bình thường và nối với nhau tạo hình sợi). Nhìn
chung vi khuẩn có kích thước mảnh, nhỏ: 1-1,5 x 0,3µm, bắt màu Gram âm (màu
hồng nhạt hơn các vi khuẩn Gram âm khác do bản chất mỏng mảnh của vi khuẩn).


23

Trên môi trường thạch, khuẩn lạc của chủng có vỏ ướt bóng, óng ánh khi chiếu
sáng, sau 24 đến 48 giờ trạng thái mất vỏ xuất hiện, tính óng ánh biến mất, vi khuẩn
tự ly giải và có thể tính chất bắt màu Gram thay đổi. Hiện tượng thay đổi này liên
quan đến sự thay đổi hoạt tính của các enzym nội sinh. Trong môi trường lỏng, tình
trạng mất vỏ xảy ra sớm hơn. Vì vậy, muốn xác định vỏ cần chọn một thời điểm
nuôi cấy thích hợp (18 giờ). Khuẩn lạc của các chủng H. influenzae không có vỏ
không phát quang, có sự thay đổi từ khuẩn lạc dạng S sang dạng R (thường gặp ở
các chủng vi khuẩn phân lập từ đường hô hấp trên). Tình trạng này cũng có thể xảy
ra khi môi trường nuôi cấy không đủ yếu tố phát triển cần thiết cho vi khuẩn H.
influenzae có vỏ. Vi khuẩn không nhuộm màu axit, không di động và không hình
thành bào tử.
1.2.2.3. Vi khuẩn Moracella Catarrhalis

a, Đặc điểm:
Moracella Catarrhalis thuộc họ Nesseriaceae, gồm 4 giống: Neisseria,
Moracella, Kingella và Acinetobacter. Trước đây M. Catarrhalis xếp vào nhóm giống
Neisseria và gọi là Neisseria Catarrhalis, sau đó được tách ra thành một nhóm riêng gọi
là Branhamella Catarrhalis và hiện nay nó thuộc giống phụ của Moracella. Loài điển
hình nhất tìm thấy ở người là M. Catarrhalis. M. Catarrhalis đã được chứng minh là căn
nguyên gây các nhiễm trùng ở người từ đầu thế kỷ 20. Những nghiên cứu gần đây ghi
nhận M. Catarrhalis là nguyên nhân gây viêm tai giữa, viêm màng tim, viêm xoang và
đặc biệt là viêm phế quản- phổi có tỷ lệ tử vong cao [45], [53].
b, Hình thể:
M. Catarrhalis là các song cầu Gram âm úp hai đầu dẹt vào nhau. Chúng có
kích thước 0,5-1,5µm. Trong bệnh phẩm đờm, chúng có thể đứng thành đôi hay các
đám nhỏ, hình thái giống hạt café. Đây là vi khuẩn hiếu khí, phát triển tốt trong môi
trường có 5% máu cừu hoặc môi trường chocolate, ở nhiệt độ từ 35-37 độ, khí
trường có 5-7% CO2. Trên môi trường thạch máu, sau 18-24 giờ, khuẩn lạc có dạng
tròn, nhỏ, lồi, mờ đục, màu hơi trắng xám, không tan máu, đường kính 1-3mm. Khi
dùng que cấy đẩy, khuẩn lạc trượt trên mặt thạch, vi khuẩn không mọc trên môi
trường MacConkey. Có một vài chủng M. Catarrhalis mọc được trên môi trường
chọn lọc cho lậu cầu và não mô cầu.


24

c, Vai trò gây bệnh:
M. Catarrhalis là một trong ba căn nguyên chính gây viêm tai giữa, trong các
nguyên nhân gây NKHHCT, M. Catarrhalis đứng hàng thứ ba, chúng có thể gây
bệnh độc lập hoặc phối hợp với các căn nguyên khác. M. Catarrhalis có thể gây
nhiễm trùng cơ hội cư trú ở đường hô hấp trên của trẻ khỏe. Viêm phế quản- phổi
do M. Catarrhalis thường bắt đầu từ các phế quản nhỏ. Chẩn đoán viêm phế quản
phổi do M. Catarrhalis bằng phương pháp nhuộm Gram tìm vi khuẩn này song rất

dễ nhầm M. Catarrhalis với các loài khác thuộc giống Neisseria vì chúng có hình
thể giống nhau và một vài chủng Neisseria cũng có thể gây bệnh đường hô hấp.
Phần lớn các bệnh nhân viêm phế quản cấp tính hay viêm phổi cấp đều tìm thấy M.
Catarrhalis trong đờm bằng phương pháp nhuộm Gram. Tuy nhiên, vai trò của M.
Catarrhalis trong viêm phổi rất khó xác định chính xác nhất là với bệnh phẩm đờm
vì M. Catarrhalis là vi khuẩn cư trú ở đường hô hấp [46].
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI Ở
TRẺ EM

1.3.1. Xác định Haemophilus influenzae
1.3.1.1. Đặc điểm nuôi cấy
Muốn phân lập được H. influenzae, môi trường nuôi cấy giàu chất dinh
dưỡng thông thường cần phải có thêm các yếu tố sau:
* Yếu tố X (Heamin): yếu tố này có trong máu (trong huyết tương) và cả
trong hồng cầu.
* Yếu tố V (NAD): yếu tố này thường chỉ có trong hồng cầu (cũng có thể có
trong huyết tương một số động vật nhưng không tồn tại lâu do bị các enzyme ly
giải). Muốn có V phải ly giải hồng cầu bằng tăng nhiệt độ (80 0C). Ngoài ra một số
vi sinh vật như tụ cầu vàng cũng có khả năng sản sinh yếu tố V và giải phóng ra môi
trường trong quá trình phát triển [13].
Nhiệt độ phát triển thích hợp: 35 -370C
Khí trường thích hợp: 5-10% CO2. Nếu không có tủ ấm CO2 cần phải sử dụng
bình kín đốt nến (sau khi nến tắt, khí trường trong bình có thể có 3% CO2).


25

H. influenzae có tính đề kháng với Bacitracin, do vậy với mục đích chỉ phân
lập H. influenzae, trong môi trường nuôi cấy có thể bổ xung Bacitracin 300μg/ml để
loại bỏ vi khuẩn khác.

Sau 16 -18 giờ nuôi cấy, H. influenzae phát triển thành các khuẩn lạc bóng
mờ, vồng nhẹ, đường kính từ 1-2mm và không gây tan huyết. Các chủng có vỏ có
thể tạo các khuẩn lạc sáng bong, nhày ướt và có đường kính lớn hơn. Vi khuẩn
thuần nhất có mùi tanh đặc biệt (mùi chuột chù).
Bảng 1.1. Phân biệt H. influenzae dựa theo nhu cầu phát triển
Loài

Tan huyết

Cần yếu tố X

Cần yếu tố V

Cần CO2

H. influenzae

-

+

+

+

H.parainfluenzae

-

-


+

-

H.hemolyticus

+

+

+

-

H.parahemolyticus

+

-

+

±

H. aphrophilus

-

±


-

+

1.3.1.2. Kỹ thuật phân lập H. influenzae
* Cách lấy bệnh phẩm đường hô hấp:
Đờm: nếu là người lớn, đờm được lấy vào buổi sáng sớm, ho và khạc sâu,
đờm được giữ ở hộp vô khuẩn rồi chuyển về phòng thí nghiệm trong vòng 2 -6 giờ
(nhiệt độ phòng thí nghiệm) [10].
Dịch mũi-họng: nếu bệnh nhân không khạc được hoặc là trẻ nhỏ dùng tăm
bông cán mảnh mềm lấy chất dịch ở ngã ba mũi - họng theo đường mũi (dịch tỵ
hầu): đưa tăm bông vào sâu bằng một nửa khoảng cách tính từ cánh mũi đến dái tai
cùng phía, vê nhẹ rồi rút ra. Chú ý, nếu chưa vào đủ độ sâu đã có vật cản không cố
lấy mà phải làm lại ở mũi bên kia. Tăm bông phải đảm bảo không dễ bị tụt đầu
bông vào khí quản và cán làm bằng kim loại mảnh, mềm không gỉ không dễ gẫy khi
thực hiện thao tác.
Chất dịch hô hấp lấy bằng máy hút chân không nhẹ: cách này thay thế cho
cách ngoáy tỵ hầu ở trên. Dùng ống thông plastic nhỏ mềm đưa sâu qua lỗ mũi một
khoảng cách bằng 1/2 khoảng cách từ đỉnh mũi đến ống tai ngoài của bệnh nhân để
hút dịch.


×