Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
-
H
Néi, N¡M 2019
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
!"#$#%
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:
1. PGS. TS. NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
2. TS. HOÀNG THỊ MINH CHÂU
H
Néi, N¡M 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày......tháng......năm 2019
Tác giả luận án
Phạm Thị Mỹ Linh
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên tác giả xin được gửi đến các thầy cô giáo Viện Ngân hàng
Tài chính của trường Đại học Kinh tế quốc dân đã luôn nhiệt tình tư vấn và hỗ trợ
trong suốt quá trình nghiên cứu Luận án. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh
đạo Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tập thể sư phạm Viện Đào tạo Sau đại học, đã
tạo những điều kiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn thành được luận án. Đặc biệt, tác
giả muốn dành tình cảm và lời cảm ơn sâu sắc nhất tới hai giảng viên hướng dẫn,
PGS.TS. Nguyễn Thị Thùy Dương và TS. Hoàng Thị Minh Châu đã luôn sát cánh bên
tác giả, có những hỗ trợ, định hướng nghiên cứu và tư duy khoa học rõ ràng trong
những năm tháng tác giả thực hiện nghiên cứu này.
Để hoàn thành luận án, không thể thiếu sự giúp đỡ của bạn bè, của các doanh
nghiệp, của các thầy cô giáo trong trường, sự hỗ trợ của bạn bè, người thân đã cổ vũ và
tạo động lực để tác giả vượt qua khó khăn. Cuối cùng, xin được gửi tặng kết quả cho
gia đình thân yêu đã đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu. Chính sự yêu
thương, chia sẻ và niềm tin của mọi người là động lực to lớn cho tác giả hoàn thành
Luận án.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án
Phạm Thị Mỹ Linh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .......................................................................... ix
GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................................................. 1
1. Giới thiệu về luận án ........................................................................................... 1
2. Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................... 1
3. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu........................................................... 2
3.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 2
3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
5.1. Nghiên cứu tại bàn ............................................................................................ 4
5.2. Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 4
5.3. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 4
5.4. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 4
Kết luận phần giới thiệu chung ................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam................................................................ 7
1.2. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 10
1.2.1. Các hướng nghiên cứu về tuân thủ thuế ....................................................... 11
1.2.2. Các mô hình trong nghiên cứu tuân thủ thuế ................................................ 14
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế..................................................... 20
1.3. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 25
Kết luận chương 1.................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU. ........................................................................................................ 27
2.1. Các khái niệm ................................................................................................. 27
2.2. Phân loại tuân thủ thuế .................................................................................. 30
2.3. Các lý thuyết được sử dụng trong các nghiên cứu tuân thủ thuế................. 33
2.3.1. Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng .............................................................. 33
2.3.2. Lý thuyết triển vọng ................................................................................... 34
iv
2.3.3. Thuyết kỳ vọng........................................................................................... 35
2.3.4. Lý thuyết răn đe ......................................................................................... 36
2.3.5. Lý thuyết hành động hợp lý ....................................................................... 36
2.3.6. Lý thuyết thể chế thiếu quy tắc (Institutional Anomie Theory (IAT))........... 39
3.3.7. Lý thuyết Người đại diện ............................................................................. 39
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 40
2.5. Các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến tuân thủ thuế
của các doanh nghiệp Việt Nam ........................................................................... 42
Kết luận chương 2.................................................................................................... 50
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................ 51
3.1. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 51
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu định tính ................................................................... 51
3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................... 52
3.1.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh sau nghiên cứu định tính........ 54
3.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 56
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng ................................................................... 56
3.2.2. Thang đo các biến ........................................................................................ 57
3.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................. 63
3.2.4. Chọn mẫu nghiên cứu chính thức ................................................................. 64
Kết luận chương 3.................................................................................................... 65
CHƯƠNG 4: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN
CỨU.......................................................................................................................... 66
4.1. Thống kê mô tả đối tượng phỏng vấn trong mẫu nghiên cứu ...................... 66
4.2. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội. ................................................................................................. 75
4.2.1. Khái quát về Cục thuế Hà Nội và các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội .................................................................................................. 75
4.2.2. Cơ sở pháp lý đánh giá hoạt động tuân thủ thuế của người nộp thuế ............ 76
4.2.3. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành
phố Hà Nội từ số liệu của cơ quan thuế ................................................................. 78
4.2.4. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành
phố Hà Nội từ đánh giá của các doanh nghiệp nộp thuế. ........................................ 89
4.3. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu............................ 92
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s alpha ............................. 93
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................................. 97
v
4.3.3. Mô hình hồi quy đa biến đánh giá tác động các nhân tố tới hành vi tuân thủ
thuế của người nộp thuế....................................................................................... 103
4.3.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) của các biến độc lập .......................... 113
4.3.5. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ....................................... 118
Kết luận chương 4.................................................................................................. 134
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ TỔNG KẾT ........................................................ 135
5.1. Một số kiến nghị ........................................................................................... 135
5.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế ............................................................ 135
5.1.2. Hoàn thiện công tác quản lý thuế ............................................................... 137
5.2. Các đóng góp của luận án ............................................................................ 144
5.3. Các hạn chế của luận án............................................................................... 146
5.4. Các hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 147
Kết luận chương 5.................................................................................................. 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................. 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 150
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 163
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nội dung
CCT
Cơ quan thuế
CQT
Cơ quan thuế
DN
Doanh nghiệp
GTGT
Gía trị gia tăng
NNT
Người nộp thuế
NSNN
Ngân sách nhà nước
QĐ
Quyết định
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TC-DN
Tổ chức – Doanh nghiệp
TP
Thành phố
TTHC
Thủ tục hành chính
VPC
Văn phòng cục
VPHC
Vi phạm hành chính
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 4.1:
Bảng 4.2:
Bảng 4.3:
Bảng 4.4:
Bảng 4.5:
Bảng 4.6:
Bảng 4.7:
Bảng 4.8:
Bảng 4.9:
Bảng 4.10:
Bảng 4.11:
Bảng 4.12:
Bảng 4.13:
Bảng 4.14:
Bảng 4.15:
Bảng 4.16:
Bảng 4.17:
Bảng 4.18:
Bảng 4.19:
Bảng 4.20:
Bảng 4.21:
Bảng 4.22:
Bảng 4.23:
Bảng 4.24:
Bảng 4.25:
Bảng 4.26:
Bảng 4.27:
Bảng 4.28:
Bảng 4.29:
Bảng 4.30:
Bảng 4.31:
Bảng 4.32:
Tóm tắt định nghĩa các biến ................................................................... 41
Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 49
Các giả thuyết nghiên cứu sau nghiên cứu định tính ............................... 55
Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng............................................... 56
Bảng tóm tắt các thang đo ...................................................................... 61
Thông tin về doanh nghiệp đã tham gia khảo sát .................................... 66
Bảng thống kê các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ............ 76
Bảng thống kê công tác tuyên truyền năm 2014, 2015, 2016, 2017 ........ 79
Bảng thống kê công tác hỗ trợ DN năm 2014, 2015, 2016, 2017 ............ 80
Đánh giá tuân thủ kê khai thuế của người nộp thuế ................................ 82
Đánh giá tuân thủ thanh toán thuế của người nộp thuế............................... 84
Đánh giá tuân thủ báo cáo của người nộp thuế ....................................... 86
Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến tuân thủ thuế bắt buộc . 93
Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến tuân thủ thuế tự nguyện ..... 93
Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Khả năng bị kiểm tra ... 94
Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Xử phạt ........................ 95
Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Danh tiếng ................... 95
Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Chuẩn mực xã hội ........ 96
Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Đạo đức thuế................ 96
Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Khả năng bị kiểm tra ....... 97
Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Xử phạt ........................... 98
Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Chuẩn mực xã hội ........... 98
Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Đạo đức thuế ................... 99
Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Danh tiếng ....................... 99
Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Tuân thủ bắt buộc .......... 100
Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Tuân thủ tự nguyện........ 100
Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Tuân thủ thuế ................ 101
Kết quả phân tích nhân tố khám phá đồng thời các biến ....................... 101
Kết quả tải về các nhân tố sau khi xoay các ma trận ............................. 102
Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế bắt buộc ... 103
Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế tự nguyện ..... 104
Bảng phân tích hồi quy biến tuân thủ thuế với biến tuân thủ thuế tự nguyện . 104
Bảng phân tích hồi quy biến tuân thủ thuế với biến tuân thủ thuế bắt buộc . 105
Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA.... 105
Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 105
Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 106
Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA.... 106
viii
Bảng 4.33:
Bảng 4.34:
Bảng 4.35:
Bảng 4.36:
Bảng 4.37:
Bảng 4.38:
Bảng 4.39:
Bảng 4.40:
Bảng 4.41:
Bảng 4.42:
Bảng 4.43:
Bảng 4.44:
Bảng 4.45:
Bảng 4.46:
Bảng 4.47:
Bảng 4.48:
Bảng 4.49:
Bảng 4.50:
Bảng 4.51:
Bảng 4.52:
Bảng 4.53:
Bảng 4.54:
Bảng 4.55:
Bảng 4.56:
Bảng 4.57:
Bảng 4.58:
Bảng 4.59:
Bảng 4.60:
Bảng 4.61:
Bảng 4.62:
Bảng 4.63:
Bảng 4.64:
Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 106
Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 107
Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 107
Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 107
Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 108
Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 108
Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 109
Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 110
Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 111
Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 111
Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 112
Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 112
Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn .... 113
Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế sau
khi móc nối e3 và e5 ............................................................................ 114
Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn
sau khi móc nối e3 và e5 ...................................................................... 115
Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn
sau khi móc nối e2 và e4 ...................................................................... 117
Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế sau
khi móc nối e2 và e4 ............................................................................ 117
Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế... 118
Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế... 120
Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn
cuả toàn bộ các biến trong mô hình ...................................................... 120
Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế... 121
Bảng các trọng số hồi quy .................................................................... 123
Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) ..... 125
Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) 127
Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế bắt buộc .... 129
Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế tự nguyện .. 129
Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 130
Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 130
Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA 130
Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA.... 131
Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế... 131
Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) ..... 133
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ:
Biểu đồ 4.1: Ý kiến của người nộp thuế về chính sách thuế ....................................... 68
Biểu đồ 4.2: Đánh giá của doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuế .......................... 69
Biểu đồ 4.3: Đánh giá về hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế .......................... 70
Biểu đồ 4.4: Đánh giá các hình thức xử phạt và mức xử phạt vi phạm thuế................ 71
Biểu đồ 4.5 : Đánh giá sự am hiểu nghĩa vụ và pháp luật thuế của người nộp thuế..... 72
Biểu đồ 4.6: Mức độ hài lòng về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế .......... 73
Biểu đồ 4.7: Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế với công chức thuế ................. 74
Hình vẽ:
Hình 1.1. Mô hình tuân thủ thuế của Strumpel ........................................................... 16
Hình 1.2: Mô hình Tài chính Tư lợi ........................................................................... 18
Hình 1.3: Mô hình Fischer mở rộng ........................................................................... 18
Hình 1.4: Mô hình hiểu biết về thuế ........................................................................... 19
Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lí (TRA) ................................................ 37
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) ............................................ 38
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 41
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu sau nghiên cứu định tính ............................................ 55
Hình 4.1: Kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ mô hình ................................... 116
Hình 4.2: Mô hình kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (lần 1) ............................... 118
Hình 4.3: Mô hình kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (mô hình đã chuẩn hóa) .... 119
Hình 4.4: Mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................ 122
Hình 4.5: Các giả thuyết đã được kiểm định ............................................................ 126
Hình 4.6: Mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu có thêm biến sở hữu ................ 132
1
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Giới thiệu về luận án
Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt
Nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội gồm 170 trang bao gồm lời cam
đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng, hình, chữ viết tắt, giới thiệu chung về luận
án, nội dung của luận án và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung chính của
luận án bao gồm 5 chương, trong đó: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu; Chương 2: Cơ
sở lý luận, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu; Chương 3: Thiết kế nghiên
cứu; Chương 4: Bối cảnh nghiên cứu và phân tích dữ liệu nghiên cứu; Chương 5: Kiến
nghị và tổng kết. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Phương pháp
nghiên cứu chính là kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phân tích định
lượng với kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Với nghiên cứu trên
mẫu lớn kết hợp với phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ và mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố nghiên cứu đến tuân thủ thuế. Kết quả nghiên cứu là cơ sở
đề xuất các giải pháp làm tăng tuân thủ thuế của người nộp thuế.
2. Sự cần thiết của đề tài
Thuế được coi là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ quan
trọng để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đầu tư, kiềm chế lạm phát, bảo
hộ nền sản xuất trong nước, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, phân phối lại của cải, thu
nhập trong xã hội. Xu thế chung của ngành thuế các nước trên thế giới đều muốn cải
thiện mối quan hệ giữa người thu thuế và người nộp thuế từ quan hệ “đối đầu” sang
quan hệ “bạn đồng hành” cùng thực hiện nhiệm vụ chung cho Nhà nước. Để thực hiện
được mục tiêu đó, ngành thuế Việt Nam đã có những thay đổi về phương thức và cách
thức tổ chức thu thuế, từ cơ chế tổ chức thu thuế theo hình thức “thông báo thuế” đến cơ
chế người nộp thuế tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về kê khai,
nộp thuế. Cơ chế tự tính, tự khai thuế vốn được coi là cơ chế quản lý thuế tiên tiến được
áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng trong trường hợp người nộp thuế không tuân
thủ thuế tốt cùng với năng lực quản lý thuế yếu kém, không thể phát hiện các gian lận
của người nộp thuế, cơ chế tự khai, tự nộp sẽ không phát huy hiệu quả ngược lại còn
làm thất thoát số tiền thu thuế của ngân sách Nhà nước. Nhiều quốc gia hiện nay hướng
vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. Mục đích của của chiến lược
này là tìm ra các nhân tố có tác động mạnh đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế
làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp quản lý thu thuế hiệu quả đặc biệt tập trung
2
tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp và làm thay đổi hành vi tuân thủ
thuế của các doanh nghiệp.
Hà Nội vừa là thủ đô, vừa là trung tâm kinh tế đầu tàu của cả nước. Theo số liệu
từ Vietnam Report, mặc dù xếp thứ hai về số lượng doanh nghiệp sau TP. Hồ Chí
Minh trong Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất nhưng
tỷ lệ nộp thuế của các doanh nghiệp tại Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh và chiếm
gần 40% trong bảng xếp hạng 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt
Nam. Trong 3 năm gần đây, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tại Hà Nội không
ngừng tăng lên. Theo Tổng số liệu từ cục thống kê thành phố Hà Nội, năm 2017, Hà
Nội có 24.545 doanh nghiệp thành lập mới, nhiều đứng thứ 2 cả nước. Ước tính, năm
2018, Hà Nội cấp giấy chứng nhận thành lập mới cho 25.742 doanh nghiệp nâng tổng
số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội lên 255.280 doanh
nghiệp. Nghiên cứu, đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người
nộp thuế để từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lí
thuế là nhiệm vụ cốt lõi của cơ quan quản lý thuế Hà Nội.
Mặt khác, thông qua hình thức phỏng vấn các chuyên gia và qua tìm hiểu, tác giả
nhận thấy Hà Nội, ngoài việc là trung tâm kinh tế lớn thứ hai cả nước, hầu hết các
doanh nghiệp lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc đều có chi nhánh,
công ty con, cơ sở trực thuộc hoặc văn phòng đại diện tại thủ đô Hà Nội. Cũng thông
qua phỏng vấn sâu tác giả ghi nhận, các đơn vị trong cùng hệ thống, cùng đơn vị
thường có hành vi nộp thuế, tuân thủ thuế như nhau. Điều này khiến cho mẫu nghiên
cứu của tác giả tại Hà Nội mang tính đại diện cao.
Nghiên cứu về tuân thủ thuế đã được thực hiện nhiều nhưng chiều tác động và
mức độ ảnh hưởng còn chưa thống nhất, có sự khác biệt ở từng bối cảnh nghiên cứu cụ
thể. Tại Việt Nam, nghiên cứu về tuân thủ thuế có sử dụng phương pháp phân tích
định tính kết hợp phương pháp định lượng còn chưa nhiều.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến
tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà
Nội làm đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi
tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở
3
kết quả nghiên cứu, đề xuất kiến nghị để hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế
nhằm tăng cường tuân thủ thuế của người nộp thuế.
3.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các lý thuyết gốc về tuân thủ thuế và các nhân
tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế.
(2) Nghiên cứu ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi
tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(3) Thông qua kiểm định mô hình nghiên cứu trên mẫu nghiên cứu, kiểm
định mối quan hệ giữa các nhân tố với nhân tố tuân thủ thế trong nền kinh tế đang
chuyển đổi ở Việt Nam để tìm ra sự khác biệt với các nghiên cứu tại các nền kinh tế
đã phát triển.
(4) Gợi ý một số đề xuất giúp hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế; đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thuế tạo điều kiện thuận lợi tối đa
cho doanh nghiệp trong tuân thủ pháp luật thuế.
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung trả lời một số câu
hỏi nghiên cứu sau:
- Tuân thủ thuế là gì? Các hướng tiếp cận nghiên cứu tuân thủ thuế? Các lý
thuyết gốc và các nhân tố trong các nghiên cứu về tuân thủ thuế?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tuân thủ thuế tự nguyện, tuân thủ thuế bắt
buộc, tuân thủ thuế và mức độ ảnh hưởng?
- Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành
phố Hà Nội?
- Những khuyến nghị nào cho các nhà hoạch định chính sách thuế và cơ quan
thuế nhằm tăng cường hành vi tuân thủ thuế đặc biệt tập trung vào tăng cường tuân thủ
tự nguyện của doanh nghiệp?
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhân tố khả năng bị kiểm tra thuế, xử phạt, chuẩn mực xã
hội, danh tiếng doanh nghiệp, đạo đức thuế, sở hữu, tuân thủ tự nguyện, tuân thủ bắt buộc.
Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
4
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu tại bàn
Từ việc tổng quan nghiên cứu và thông qua nghiên cứu trên một số các trang
web có uy tín như /> … Trong mỗi nghiên cứu, tác giả tìm hiểu các nội dung
như: Cơ sở lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu, các nhân tố trong nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, những thành tựu và những hạn chế của nghiên cứu; tổng kết
các hướng nghiên cứu chính về tuân thủ thuế trên thế giới, các lý thuyết gốc được sử
dụng trong các nghiên cứu từ đó nêu được khoảng trống nghiên cứu, xây dựng hướng
nghiên cứu của đề tài, làm rõ các khái niệm của nhân tố tuân thủ thuế cũng như các nhân
tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế, xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên
cứu sơ bộ.
5.2. Nghiên cứu định tính
Dựa vào mô hình nghiên cứu được xây dựng ở bước trên, tiến hành phỏng vấn
sâu các chuyên gia tư vấn xây dựng chính sách thuế, nhân viên cơ quan thuế và những
doanh nghiệp đang thực hiện các nghĩa vụ thuế để đánh giá sự phù hợp của các nhân tố
trong mô hình nghiên cứu, đưa ra ý kiến nên thêm hoặc bỏ nhân tố nào cho phù hợp
với bối cảnh nghiên cứu. Kết quả của bước này sẽ giúp tác giả xây dựng được mô hình
nghiên cứu phù hợp hơn với bối cảnh nghiên cứu, điều chỉnh các thang đo của các biến
làm cho chúng có độ tin cậy và giá trị hội tụ cao hơn.
Phỏng vấn người nộp thuế để tìm hiểu thực trạng tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp hiện nay theo đánh giá của người nộp thuế
5.3. Nghiên cứu định lượng
Sử dụng bảng hỏi được xây dựng từ tổng quan và các bước nghiên cứu trước để
tiến hành thu thập số liệu trên diện rộng với quy mô mẫu lớn, kiểm định mô hình
nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu. Một số các công cụ nghiên cứu định
lượng được tác giả sử dụng như: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu; Phân tích hồi quy
đa biến; Phân tích phương sai; Phân tích sợ bộ dữ liệu bằng phân tích nhân tố EFA;
Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khẳng định CFA và Phân
tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).
5.4. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm 5 chương, cụ thể:
5
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU: Khái quát các nghiên cứu tại Việt
Nam và trên thế giới, các hướng nghiên cứu và các mô hình nghiên cứu đã được áp
dụng. Từ đó tìm ra được khoảng trống nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU: Đưa ra các khái niệm về thuế, tuân thủ thuế, trốn thuế, tránh thuế.
Nêu các cách phân loại thuế, các lý thuyết gốc được sử dụng trong các nghiên cứu về
tuân thủ thuế. Xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: Trình bày các phương pháp nghiên cứu
được sử dụng trong luận án.
Chương 4: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN
CỨU: Trình bày thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội từ số liệu của cơ quan thuế và từ nhận định của người nộp thuế.
Trên cơ sở phân tích số liệu sơ cấp thu thập được từ khảo sát, tác giả đã sử dụng
phương pháp phân tích số liệu định lượng qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính
SEM để đánh giá mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu, kết hợp với phân tích dữ liệu
định tính để trả lời cho các giả thuyết và đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án.
Chương 5: KIẾN NGHỊ VÀ TỔNG KẾT: Trên cơ sở số liệu nghiên cứu, luận
án đã chứng minh các giả thuyết và đưa ra những bình luận làm cơ sở cho những vận
dụng thực tế. Bên cạnh đó, luận án còn gợi ý những đề xuất giúp tăng cường tuân thủ
thuế của người nộp thuế.
6
Kết luận phần giới thiệu chung
Nội dung chính của phần giới thiệu chung nói lên tính cấp thiết của vấn đề
nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu của luận án. Quy trình
nghiên cứu của luận án, cấu trúc của luận án cũng như tóm tắt điểm đóng góp mới của
luận án được trình bày ở chương 1 để người đọc có thể theo dõi một cách rõ ràng và
logic cho vấn đề nghiên cứu.
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về tuân thủ thuế. Trong luận án
tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân
thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống của Hà Nội), NCS Nguyễn Thị Lệ
Thúy (2009) đã nghiên cứu tuân thủ thuế dựa trên lý thuyết về hành vi tuân thủ của
Braithwaite. Theo Braithwaite, hành vi tuân thủ được chia thành 4 cấp độ là từ chối,
miễn cưỡng, chấp nhận, cam kết. Từ lý thuyết trên, tác giả đã nghiên cứu tổng quát
hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và chia
hành vi tuân thủ thuế thành hai xu hướng tuân thủ thuế rõ rệt. Xu hướng thứ nhất là xu
hướng tích cực. Xu hướng thứ hai là xu hướng tiêu cực và chủ yếu là miễn cưỡng tuân
thủ. Tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp có hành vi tự nguyện tuân thủ thuế. Khi nghiên
cứu nhân tố quy mô doanh nghiệp với tuân thủ thuế, tác giả nhận thấy có sự ảnh hưởng
thuận chiều của 2 nhân tố này. Những doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ (dưới 10 lao
động và vốn dưới 1 tỷ đồng) chủ yếu là miễn cưỡng tuân thủ thuế với tỷ lệ 67%, chỉ
20% là tuân thủ nghĩa vụ thuế; 4,7% là “ cam kết” còn mức độ “từ chối” là lớn hơn
nhiều so với nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn. Khi quy mô tăng lên, doanh nghiệp
có xu hướng tuân thủ tích cực và giảm dần xu hướng tuân thủ tiêu cực. Theo quy mô
lao động có trên 44% doanh nghiệp từ 10-200 lao động ở cấp độ chấp nhận, cấp độ
miễn cưỡng giảm xuống 37%. Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn (>200 lao
động và vốn >10 tỷ đồng) tình trạng tuân thủ thuế cải thiện hơn. Có đến 25% số doanh
nghiệp này cam kết hợp tác với cơ quan thuế, thậm chí còn thay mặt cơ quan thuế để
khuyến khích đối tượng nộp thuế khác. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhân tố loại hình
doanh nghiệp với nhân tố tuân thủ thuế tác giả đã thấy rằng các doanh nghiệp có vốn
Nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện hành vi tuân thủ thuế
tích cực. Ngược lại, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH và các công ty cổ
phần thường có xu hướng tuân thủ tiêu cực.
Trong bài báo nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế
của doanh nghiệp tư nhân - Xét trên khía cạnh nộp thuế đúng hạn của TS. Nguyễn
Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân đăng trên Tạp chí Công Nghệ & Ngân hàng (2012)
tác giả đã dựa trên mô hình của Mohd và Ahmad (2011) từ đó thay đổi, bổ sung một
số biến đo lường nhằm giải thích chặt chẽ mức độ ảnh hưởng của các biến đó tác động
đến mô hình. Tác giả bài báo sử dụng phương pháp hồi quy phi tuyến tính nghiên cứu
trên mẫu là 170 doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh để chứng minh sự
8
liên quan giữa biến phụ thuộc là khả năng nộp thuế đúng hạn của doanh nghiệp, các
biến độc lập là doanh thu, nợ, tổng tài sản. Từ mô hình trên tác giả đã thấy lợi nhuận
trước thuế (EBT) có quan hệ ngược chiều với hành vi nộp thuế đúng hạn và ngược với
kỳ vọng của mô hình nghiên cứu. Nhân tố tổng thuế phải nộp có quan hệ ngược chiều
với hành vi nộp thuế đúng hạn. Kết quả của tác giả phù hợp với nghiên cứu của
Friedland và các tác giả (1987) về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế về
khía cạnh trốn thuế thu nhập. Nhân tố ngành nghề cũng có quan hệ ngược chiều với
hành vi tuân thủ thuế. Phần lớn, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
thương mại hàng hóa được mua đi, bán lại là chính, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các
hàng hóa trong và ngoài nước, việc chạy đua theo doanh thu và lợi nhuận trong tình
hình kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, sự khó khăn trong việc huy động vốn trong
các ngân hàng, lãi suất cho vay áp dụng cho các doanh nghiệp tương đối cao hơn mức
phạt nộp chậm tiền thuế vào NSNN, áp lực thanh toán đối với các khoản phải trả đúng
hạn như lãi vay, thanh toán cho người bán, hàng tồn kho...là những nguyên nhân ảnh
hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà nước cụ thể là việc nộp thuế
đúng hạn, đôi khi chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, phương pháp hồi quy đa
biến tác giả sử dụng trong nghiên cứu mới chỉ ra được có sự tác động một chiều của
các biến độc lập với biến phụ thuộc, chưa chỉ ra được sự tác động ở chiều ngược lại,
chưa tính toán được sai số đo lường, tính toán được các biến tiềm ẩn và biến quan sát
một cách rõ ràng.
Nghiên cứu “Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế” của tác giả Đặng
Thị Bạch Vân (2014) trên tạp chí Phát triển và Hội nhập đã tóm tắt một cách sơ nét nhất các
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề tuân thủ thuế của người nộp thuế, tổng quan một số nhân
tố có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ
chưa thực hiện kiểm định liệu các nhân tố có tác động đến tuân thủ thuế hay không.
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp” của Phan
thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015) trên tạp chí Tài chính xác định được các yếu tố ảnh
hưởng và mức độ tác động của từng yếu tố đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế là các
doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn TP HCM. Tác giả xây dựng mô hình
nghiên cứu các nhân tố độc lập tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp bao gồm (1) cấu
trúc hệ thống thuế; (2) đặc điểm doanh nghiệp; (3) chất lượng quản trị công; (4) chất lượng
dịch vụ thuế; (5) ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; (6) các chuẩn mực xã hội; (7) các
yếu tố kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất chính sách thuế nhằm
tăng cường tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
9
Trong luận án tiến sĩ “Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt
Nam” của Lèng Hoàng Minh 2017 tác giả sử dụng phương pháp khảo sát, đối chiếu,
phân tích, đánh giá… để chỉ đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân
thủ thuế của NNT ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2016 và chỉ ra nguyên nhân của
thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đó. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam thời gian tới và các điều kiện
cần thiết đảm bảo thực hiện thành công các giải pháp đó.
Trong bài báo: Ảnh hưởng của chính sách thuế đến tuân thủ thuế: Kết quả
khảo sát và một số kiến nghị của ThS Nguyễn Hoàng và PGS, TS Đào Thị Phương
Liên đăng trên tạp chí Kinh tế và Phát triển (2013), từ kết quả khảo sát trên 200
doanh nghiệp, tác giả đã thống kê mẫu, đánh giá nhân tố và đưa ra kiến nghị với
doanh nghiệp, với người nộp thuế và cơ quan thuế. Điểm hạn chế của bài báo là
phương pháp nghiên cứu vẫn chỉ dừng ở thống kê mô tả, từ đó đưa ra nhận định và
đề xuất giải pháp.
Trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập
của doanh nghiệp - Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của
Bùi Ngọc Toản (2017) trên Tạp chí khoa học - Đại học Huế sử dụng phương pháp
phân tích yếu tố khám phá (EFA), phân tích mô hình hồi quy bội nhằm nhận dạng và
đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy yếu tố đặc điểm của cơ
quan thuế tác động mạnh nhất đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc đưa thêm yếu tố mới này và có ý
nghĩa thống kê đã tạo nên điểm mới của bài nghiên cứu so với các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây.
Nhìn chung, các nghiên cứu về tuân thủ thuế tại Việt Nam trước đây chưa
nghiên cứu một cách tổng thể các nhóm nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế tại Việt
Nam. Đa số các nghiên cứu về tuân thủ thuế ở Việt Nam trước đây chỉ dừng lại ở
mức độ thống kê, mô tả, chưa đưa ra được các bằng chứng khoa học về xu hướng
hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi tuân thủ thuế còn chưa nhiều. Phạm vi nghiên cứu của các nghiên cứu trước
đây chỉ hạn chế trên một phạm vi một quận, một huyện hoặc chỉ nghiên cứu một khía
cạnh của việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp, chưa nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến tuân thủ thuế trên phạm vi rộng. Nhân tố danh tiếng doanh nghiệp cũng là
nhân tố được đề cập rất hạn chế trong các nghiên cứu trước đây. Do vậy, mối quan
10
hệ, các tác động hay những kết quả của vấn đề này dường như cũng chưa được kiểm
chứng, đánh giá đầy đủ.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả muốn thực hiện nghiên cứu về các nhân tố
tác động đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp từ cách tiếp cận các lý thuyết: Kinh
tế, tâm lý, xã hội, đặc điểm doanh nghiệp trong đó tác giả muốn tập trung nghiên cứu
và kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố khả năng bị kiểm tra thuế, xử phạt, đạo đức
thuế, chuẩn mực xã hội hay danh tiếng của người nộp thuế đến nhân tố tuân thủ thuế
tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, tác giả thực hiện nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định nhân tố
tác động và chiều tác động đến tự nguyện tuân thủ hay bắt buộc tuân thủ của người
nộp thuế.
1.2. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới
Vào thập niên 80, những nghiên cứu về hành vi trốn thuế và không tuân thủ
thuế rất phát triển ở Mỹ cùng với mối quan tâm của chính phủ Mỹ về “Thất thu thuế”
(tax gap) Tanzi và Shome (1993) trong thời kỳ này. Tax gap được định nghĩa là sự
chênh lệch giữa khoản tiền thuế mà người nộp thuế phải đóng và khoản tiền thuế họ
thực sự đóng và đóng đúng hạn cho Chính Phủ. Đây có thể coi là số tiền thất thu thuế
của Chính Phủ trong một khoảng thời gian nhất định (Andreoni và cộng sự, 1998).
Tiền thuế thất thu được xem là hậu quả của ba dạng hoạt động: Không nộp hồ sơ khai
thuế (Nonfiling); Khai thiếu tiền thuế phải đóng (Underreporting) bao gồm việc khai
không đủ nguồn lợi tức kiếm được (understating income), hoặc khai các khoản thuế
giảm nhiều hơn số tiền đáng phải khai (overstating deductions); Không đóng đủ số tiền
thuế đã khai (Failure to fully pay reported taxes owed). Cùng với nhu cầu thực tế của
các Chính phủ trong nỗ lực khuyến khích tăng cường tính tự giác tuân thủ thuế của
người nộp thuế, rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về vấn đề này đã được
thực hiện. Xem xét từ quá khứ đến hiện tại, có hai xu hướng nghiên cứu để tiếp cận
các vấn đề về tuân thủ thuế đó là cách tiếp cận dựa trên các nhân tố kinh tế và cách
tiếp cận dựa trên các nhân tố hành vi. Khi tiếp cận bằng phương pháp kinh tế, các nhà
nghiên cứu áp dụng các khái niệm kinh tế, trong khi các phương pháp tiếp cận hành vi
áp dụng các khái niệm từ các ngành như tâm lý học và xã hội học. Các xu hướng tiếp
cận trên được tác giả tổng kết lại trong mục tiếp theo.
11
1.2.1. Các hướng nghiên cứu về tuân thủ thuế
1.2.1.1. Nghiên cứu tuân thủ thuế dựa vào các lý thuyết kinh tế:
Theo ý kiến của rất nhiều chuyên gia nghiên cứu về thuế và tuân thủ thuế trên
thế giới, người được xem là tiên phong nghiên cứu về vấn đề trốn thuế và tuân thủ
thuế là (Allingham và Sandmo, 1972) và (Srinivasan, 1973). Lý thuyết thỏa dụng được
áp dụng và phát triển bởi Allingham & Sandmo (1972) và (Srinivasan, 1973) được
xem như những nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng đầu tiên trên thế giới về
hành vi trốn thuế. Trong nghiên cứu “Income tax evasion: A theoretical theory
analysis”, Allinghan & Sandmo giả định người trốn thuế sẽ được tối đa hóa lợi ích
trong các báo cáo về thuế và sự tuân thủ thuế khi những lợi ích kinh tế mà trốn thuế
mang lại sẽ nhiều hơn những chi phí. Allingham và Sandmo (1972) cho rằng người
nộp thuế luôn cố gắng tìm cách tối đa hóa lợi ích thu nhập chịu thuế của họ và việc
này chịu tác động bởi nhân tố chi phí tuân thủ và lợi ích của việc trốn thuế. Người nộp
thuế có thể sẽ lựa chọn việc mạo hiểm trốn tránh tất cả hoặc một phần thu nhập thực tế
nếu không bị kiểm tra hồ sơ thuế. Tuy nhiên, trong trường hợp bị kiểm tra, việc tuân
thủ lại tốt hơn bởi vì khi thanh toán một khoản tiền phạt do trốn thuế sẽ làm giảm thu
nhập hơn nhiều so với một khoản thanh toán tiền thuế. Theo lý thuyết của Allingham
và Sandmo (1972), quyết định tuân thủ phụ thuộc vào bốn nhân tố chính: Thu nhập
thực tế của người nộp thuế, thuế suất, xác suất kiểm toán ( hay xác suất bị kiểm tra
thuế) và xử phạt. Tác giả giả định người trốn thuế sẽ được tối đa hóa lợi ích trong các
báo cáo thuế và sự tuân thủ thuế vì những lợi kinh tế do trốn thuế mang lại nhiều hơn
các chi phí phải trả. Từ các quan sát của mình, phân tích qua các mô hình toán học, tác
giả đã nhận thấy có mối liên hệ theo chiều dương (+) giữa nhân tố xử phạt và sự gia
tăng kiểm tra thuế với việc tăng mức thu nhập thực tế mà người chịu thuế kê khai.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm áp dụng lý thuyết của Allingham & Sandmo sau này
cũng khẳng định rằng các biện pháp trừng phạt và khả năng bị kiểm toán sẽ có tác
dụng làm giảm bớt việc không tuân thủ thuế (Pate và Hamilton, 1992), (Jackson và
Jaouen, 1989), (Shanmugam, 2003), (Dubin, 2007), (Alm và cộng sự, 1992b), (Baldry,
1986), (Webley, 1991). Điểm hạn chế trong lý thuyết của Allingham & Sandmo
(1972) là giả định Xác suất kiểm toán (hay xác suất bị kiểm tra) thuế là không đổi mà
thực tế thì nhân tố này là không hoàn toàn ngẫu nhiên. Ví dụ ở Mỹ, khả năng bị kiểm
toán lại bị phụ thuộc vào số thu nhập của người nộp thuế được báo cáo. Từ lý thuyết
của Allingham & Sandmo (1972), một số nhà nghiên cứu đã phát triển lý thuyết tổng
quát hơn trong đó khả năng bị kiểm tra thuế là một hàm của biến thu nhập được báo
cáo và được xác định một cách liên kết với việc gian lận thuế như một phần của sự cân
12
bằng. Lý thuyết này không chỉ giúp dự đoán về sự tuân thủ thuế mà còn giúp cơ quan
thuế xây dựng một kế hoạch kiểm tra thuế tối ưu. Hầu như tất cả các nghiên cứu về
tuân thủ thuế sau đó, tiếp cận từ các nhân tố về kinh tế đều sử dụng lý thuyết được
phát triển bởi Allingham & Sandmo trong đó nhân tố khả năng bị kiểm toán và xử phạt
trong nhiều nghiên cứu được coi là hai nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc tuân
thủ thuế. (Sour, 2001) trong nghiên cứu của mình cũng cho rằng tăng khả năng bị kiểm
toán và tăng xử phạt sẽ khuyến khích việc tuân thủ thuế. Tuy nhiên, Sour (2001) còn
phát hiện ra rằng lý thuyết của Allingham về tăng cường trừng phạt và kiểm toán thuế
để tăng tuân thủ thuế đến một độ nhất định sẽ có một mối quan hệ ngược chiều (-) giữa
thuế suất và tuân thủ thuế, lúc này dường như sự tương tác giữa chính phủ với người
nộp thuế và việc cung cấp những dịch vụ công cộng có chất lượng của chính Phủ lại có
tác động tích cực (+) tới việc tuân thủ thuế của người nộp thuế. Mặc dù vậy, điểm hạn
chế trong nghiên cứu của (Sour, 2001) là giả định xác suất bị phát hiện gian lận thuế là
ngoại sinh và độc lập với thu nhập được báo cáo. Trong thực tế, mức độ tuân thủ phụ
thuộc vào khả năng bị kiểm tra thuế. Đồng thời, khả năng bị kiểm tra thuế phụ thuộc
vào mức độ thu nhập kê khai. Do đó, về nguyên tắc, sẽ là không thích hợp để xem xét
khả năng phát hiện gian lận thuế như là một biến ngoại sinh để giải thích việc tuân thủ.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sẽ là khó khăn cho chính phủ để tác động nhiều đến biến
này. Bởi vậy, phương pháp của nghiên cứu này chỉ phù hợp trong ngắn hạn. Ngoài ra,
việc nghiên cứu cũng không xem xét một thực tế là mỗi loại thu nhập có một xác suất
bị kiểm tra khác nhau. Mặc dù có nhiều ưu thế trong việc xác định các nhân tố tác
động đến tuân thủ thuế nhưng các nghiên cứu tuân thủ thuế tiếp cận bằng các lý thuyết
kinh tế lại không đề cập đến nhân tố đạo đức, tâm lý của người nộp thuế. Các phương
pháp nghiên cứu từ góc nhìn của các lý thuyết kinh tế luôn giả định rằng nhân tố đạo
đức kinh doanh không quan trọng trong các quyết định tuân thủ thuế. Trên thực tế, bên
cạnh những nhân tố về lợi ích kinh tế, việc tuân thủ thuế còn chịu tác động rất lớn bởi
nhân tố tâm lý, đạo đức… của người nộp thuế. Bởi vậy, các nhà khoa học lại tiếp tục
nghiên cứu những tác động của các nhân tố tâm lý, xã hội đến nhân tố tuân thủ thuế
của người nộp thuế.
1.2.1.2. Nghiên cứu tuân thủ thuế dựa vào các lý thuyết về xã hội, tâm lý, hành vi.
Ở mặt đối diện, nhiều nghiên cứu về tuân thủ thuế lại được dựa trên lý thuyết về
xã hội và tâm lý (Elffers và cộng sự, 1987), (Murphy, 2004), (Tan, 1998), (Hite, 1997)
và (Torgler và Murphy, 2004). Các nghiên cứu này cho rằng, nhân tố con người mới là
nhân tố quyết định đến quyết định tuân thủ thuế. Theo hiểu biết của tác giả, Torgler là
một trong những tên tuổi đầu tiên, nổi tiếng nhất nghiên cứu nhân tố tuân thủ thuế từ
13
góc nhìn của lý thuyết hành vi, lý thuyết về xã hội, tâm lý (Torgler, 2002), (Cummings
và cộng sự, 2009), (Torgler, 2003a), (Alm và Torgler, 2011), (Torgler, 2005b; Torgler
và cộng sự, 2008; Alm và Torgler, 2006), (Frey và Torgler, 2007), (Torgler,
2005a)….Torgler (2003b) dựa trên quan sát của mình tại Costa Rica và Thụy Sỹ đã
nhận thấy rằng những chuẩn mực đạo đức về tuân thủ thuế trong xã hội có ảnh hưởng
tích cực đến hành vi tuân thủ thuế được đo lường bằng sự nhận thức tuân thủ thuế của
những người nộp thuế khác và thông tin về việc trốn thuế của người nộp thuế khác.
Tiếp tục kiểm định mối quan hệ giữa nhân tố lòng tin của người nộp thuế vào Chính
Phủ và hệ thống luật pháp, tác giả thấy có mối tương quan mạnh mẽ giữa các nhân tố
trên với thái độ nộp thuế của người chịu thuế. Khi so sánh kết quả quan sát về mức độ
tuân thủ thuế giữa Costa Rica và Thụy sỹ, tác giả nhận thấy có sự khác biệt. Mức độ
tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Costa Rica cao hơn đáng kể so với Thụy Sỹ. Các
kết quả thực nghiệm cho thấy hành vi tuân thủ thuế của các nền văn hóa khác nhau là
khác nhau. Một điều thú vị trong nghiên cứu của Torgler đã chỉ ra là sự ép buộc không
có tác dụng tích cực với tuân thủ thuế như cách dự đoán tội phạm kinh tế truyền thống
dự báo. Thậm chí còn có một mối tương quan nghịch giữa cưỡng chế và tuân thủ thuế.
Việc bị kiểm tra thuế có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến việc tuân thủ thuế hơn mức
độ hình phạt. Điểm hạn chế của phương pháp tiếp cận này như (Andreoni và cộng sự,
1998) nói là các biến về tâm lý và thái độ của người nộp thuế là không có sẵn trong
các tờ khai thuế và trong các báo cáo kiểm toán mà phải được thu thập từ việc khảo sát
và bất lợi lớn của dữ liệu khảo sát là chúng được dựa trên tự báo cáo, những thông tin
được cung cấp nhiều khi không chính xác và thái độ người được phỏng vấn nhiều khi
không ổn định.
1.2.1.3. Nghiên cứu tuân thủ thuế kết hợp lý thuyết kinh tế và các lý thuyết về xã
hội, tâm lý, hành vi.
Theo hướng hiện đại, rất nhiều nghiên cứu về tuân thủ thuế dựa trên cả nhân tố
kinh tế và nhân tố tâm lý, xã hội. Molero và Pujol (2012) nghiên cứu hành vi trốn thuế
từ việc phân tích chi phí tâm lý của người nộp thuế. Mô hình (Molero và Pujol, 2012)
đưa ra là sự phát triển thêm từ mô hình của Allingham & Sandmo (1972) được tác giả
thêm vào một số nhân tố phi kinh tế như nhân tố “danh tiếng” cho thấy mối quan hệ
giữa tuân thủ thuế và ý thức thuế. (Molero và Pujol, 2012) giả định rằng người nộp
thuế có đạo đức tốt sẽ không có ý định gian lận thuế ngay cả khi họ biết rằng sẽ có thể
thu được lợi ích kinh tế rõ ràng nếu làm vậy. Tuy nhiên, mô hình (Molero và Pujol,
2012) đưa ra mới chỉ được kiểm tra thực nghiệm trên mẫu nghiên cứu là các sinh viên.
14
Thực tế, đối tượng chính để thực hiện các quy định pháp luật về thuế chủ yếu là không
phải là các sinh viên mà là các doanh nghiệp.
(Alm và cộng sự, 1992b) cho rằng để khuyến khích người dân tuân thủ thuế các
Chính Phủ có thể coi việc phát hiện và trừng phạt là điểm khởi đầu hợp lý nhưng đó sẽ
không phải là là một điểm kết thúc tốt đẹp. Thay vào đó, điều cần thiết là một cách
tiếp cận đa chiều trong đó nhấn mạnh việc thực thi, cũng như các phần thưởng cho
việc tuân thủ thuế tốt hơn, việc sử dụng tiền thuế một cách khôn ngoan và thái độ trách
nhiệm khi tiêu mỗi đồng thuế của người dân. Nói cách khác, tuân thủ thuế có thể được
giải thích bằng rất nhiều nhân tố như các nhân tố động lực hành vi cá nhân, các nhân
tố vượt trên cả phương pháp tội phạm kinh tế thông thường bao gồm lý thuyết về hành
vi được đề xuất bởi nhà tâm lý học, xã hội học, và các nhà khoa học xã hội khác.
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế vẫn được các
nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu.
1.2.1.4. Tiếp cận việc tuân thủ thuế dựa trên nghiên cứu các đặc điểm của
doanh nghiệp
Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp hay là các đặc điểm riêng của doanh
nghiệp và các nhân tố về nhân khẩu hoc cũng có những ảnh hưởng nhất định đến mức
độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Abdul-Jabbar và Pope, 2008), (Hanousek và
Palda, 2003), (Torgler, 2002). Đặc điểm doanh nghiệp được thể hiện bởi các thuộc
tính như tính phức tạp của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; quy
mô doanh nghiệp; thời gian hoạt động của doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động kinh
doanh, tuổi và giới tính của chủ doanh nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra
bằng chứng rằng phụ nữ thường ít gian lận thuế hơn nam giới cũng như người lớn tuổi
tuân thủ thuế tốt hơn người trẻ.
1.2.2. Các mô hình trong nghiên cứu tuân thủ thuế
Nghiên cứu vê tuân thủ thuế đã có từ hơn 40 năm nay. Rất nhiều mô hình và lý
thuyết đã được áp dụng với mục đích hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về các nhân tố ảnh
hưởng đến tuân thủ thuế. Theo thời gian, những mô hình nghiên cứu về tuân thủ thuế
đã chuyển đồi dần từ các mô hình nghiên cứu dựa trên những nhân tố thuần kinh tế
sang hướng nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố tâm
lý, xã hội. Nhìn chung, các nghiên cứu về tuân thủ thuế dựa trên 3 mô hình lý thuyết
đó là mô hình kinh tế-trừng phạt, các mô hình kinh tế-tâm lý và mô hình hành vi. Dưới
đây, tác giả sẽ trình bày một số mô hình lý thuyết tiêu biểu nhằm giúp hiểu rõ hơn một