Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nước mắt và sự tha thứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.32 KB, 3 trang )

Nước mắt và sự tha thứ
Vân bị vỡ hụi, sau khi đã bán tất cả tài sản của gia đình mới trả hết nợ những bà
con chung quanh.
Trong cơn choáng váng đó. Phong đành phải khăn gói lên đường đi laođộng ở
nước ngoài để mong nuôi sống mẹ già, vợ và đứa con gái mới vàolớp một.
Tuy phải xa quê hương, lại bị cái lạnh nghiệt ngã của xứ người hànhhạ, Phong
cũng cố dành dụm được vài chuyến hàng gửi về quê, nhưng rồinhững biến động
chính trị của địa phương cùng với sự đổ vỡ của một hệthống kinh tế quan liêu
bao cấp đã đẩy Phong ra lề đường.
Trong cơn khủng hoảng, trước cái đói rét, thất nghiệp, không còn conđường nào
khác, Phong phải co cụm lại với bạn bè đồng hương để lần hồikiếm sống.

Khi đói rét, hiểm nguy, người ta dễ dàng đồng cảmvới nhau, để sẻ chia từng
lưng cơm, manh áo. Nhưng rồi trong đám bạn bèấy có người may mắn hơn, gặp
được dịp tốt hơn và cũng nhanh chóng bắtnhịp được với cuộc sống thì thu nhập
của họ sẽ khá hơn mọi người.
Vốn là nông dân thật thà, chất phác, chỉ có ưu điểm quan trọng làchịu khó và
chịu khổ nên chả mấy chốc Phong cũng tìm được cho mình mộtvị trí “xứng
đáng” là kẻ làm thuê cho đồng loại!
Nhận được đồng lương tuy ít ỏi và thất thường cũng phải yên tâm lo nghĩ cho
“hậu phương xa xôi”.
Những quy luật của thương trường vốn rất nghiệt ngã. Sự phân chiaranh giới và
ảnh hưởng diễn ra thường xuyên giữa dân bản xứ với ngườimới tới, thậm chí
ngay cả với những kẻ vốn mới đây còn là bạn hữu, chỉmột chuyến hàng bỗng
chốc trở thành kẻ thù của nhau.
Có những ông chủ mới hôm nay còn “hét ra lửa”, “nghênh ngang nàobiết trên
đầu có ai”, ngày mai đã rớt “đài” xuống kẻ làm thuê, vác mướnvà điều khó tránh
khỏi là lại phải “bày keo khác” ở xứ sở mới!
Phong cũng bị “cuốn theo chiều gió”. Chỉ ba năm sau “kiếm cơm” ở hầuhết các
nước cộng hoà của Liên bang Nga, rồi Ba Lan, rồi Đức cũng cólúc số phận cũng
mỉm cười mà không bỏ quên, Phong có chút dư dả vừa gửichút ít về nhà.


Rồi Phong lọt vào cặp mắt xanh của người đàn bà xứ lạ! Cuộc gá nghĩanày chỉ
thoảng qua như nét chấm phá trong một bức tranh toàn cảnh đồ sộcủa cuộc đời.
Tin tức cùng những lời thêu dệt lập tức không cánh mà bay đến taiVân nhanh
hơn cái tin Phong lại sạt nghiệp! Phần vì thất vọng, lại nghengóng mẹ già vẫn
mạnh khoẻ, Vân đã tự vực dậy đứng lên chăm sóc mẹ,nuôi con khôn lớn; phần
mặc cảm và ân hận vì những sa sẩy của cuộc đờilàm mất lòng tin và sự ngưỡng
mộ của vợ con đã một thời tin cậy, gửigắm, Phong lao vào kiếm tiền như không
còn có nhu cầu nào khác.
Sáu năm bặt tin chồng, kẻ nói ra người nói vào đến tai Vân, đại loại“Bây giờ
Phong có vợ tây, quen ăn cơm tây, còn thiết gì với lối nghĩ cổhủ kiểu tình xưa
nghĩa cũ nữa mà đợi với chả chờ. Đàn bà con gái cũngcó thì không tranh thủ tìm
cho mình một chỗ dựa rồi mai sau mẹ chồng vềcõi, con gái về nhà chồng rồi, lấy
ai khuya sớm giúp nhau”.
Đến bà mẹ Phong thương con dâu cũng có lúc không còn tin có ngày Phong trở
về đã gợi ý Vân:
- Thôi con ạ! Cái tình cái nghĩa con đối với mẹ, thế là tốt và chuđáo lắm rồi, mẹ
không có điều gì phải phàn nàn, phải chê trách con cả.Mẹ không ngờ thằng
Phong nhà này lại bạc tình, bạc nghĩa đến mức quêncả me, cả vợ cả con như thế
này. Con xem có ai muốn gá nghĩa với conthì đám nào ưng con cứ nói với mẹ
một câu, mẹ sẽ đón nó về đây ở vớicon, cái nhà này là của con, của cháu Liên,
mẹ có mang đi đâu được.
Trên đời này có bà mẹ chồng nào lại xui con dâu bỏ con trai mình bao giờ
nhưng cái thế nó phải vậy!
Mẹ biết con cũng mong chờ, cũng đau đớn lắm chứ, vì mẹ cũng là một người
đàn bà, mẹ hiểu.
* * *
Cố nén xúc động và cả háo hức Phong ngồi ở quán nước đầu xóm, đợilên đèn
khá lâu mới lần về ngõ nhà mình. Quá bất ngờ khi con trai xuấthiện, bà mẹ
không nói nổi nên lời.
Vân chợt thốt lên: - Còn nhớ lối mà tìm về với bà với mẹ con tôi à anh Phong!

Khi những giọt nước mắt mừng mừng, tủi tủi của mẹ già, của Phong ứara thì
Vân cũng không kìm được lòng cứ thế túm lấy ngực Phong, gụcxuống nức nở.
Những giọt nước mắt của trách móc, của hờn dỗi của hy vọng của mong đợi và
của cả nỗi đớn đau được dịp tuôn trào xối xả.
Vừa từ trường đại học trở về, Liên, đứa con gái ngày nào nay đã làsinh viên năm
thứ hai đại học, thảng thốt trước cảnh tượng của giađình, cười mà như mếu:
- Cuối cùng thì bố cũng trở về rồi. Chắc bà và mẹ tha thứ cho bố con rồi phải
không?! Bố ơi? Thế bố có còn đi nữa không?
- Bây giờ bố còn nghĩ gì đến đi đâu nữa ngoài cái nhà này hả con! …
Phạm Vĩnh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×