Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG và kết QUẢ điều TRỊ bước đầu vết THƯƠNG PHẦN mềm VÙNG hàm mặt tại BỆNH VIỆN VIỆT NAM CUBA từ 012016 042016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TRÀ MY

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU
VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM - CUBA TỪ 01/2016 - 04/2016

Chuyên ngành: Răng hàm mặt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2010 - 2016

Hà Nội - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH TR MY

ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và KếT QUả ĐIềU TRị
BƯớC ĐầU
VếT THƯƠNG PHầN MềM VùNG HàM MặT
TạI BệNH VIệN VIệT NAM - CUBA Từ 01/2016 04/2016



Chuyờn ngnh: Rng hm mt

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2010 2016

Ngi hng dn khoa hc: ThS. on Thanh Tựng

H Ni - 2016


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Đoàn Thanh Tùng, người thầy đã trực tiếp hướng
dẫn và dìu dắt tôi từ những bước đầu làm nghiên cứu, người đã giúp đỡ tôi tận
tình trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới
- Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt
Trường Đại học Y Hà Nội
- Khoa Quốc Tế Đại Học Quốc Gia Hà Nội,
- Ban Giám đốc Bệnh viện Việt Nam - Cuba. Các bác sỹ, y tá khoa
Phẫu thuật Tạo hình và Hàm mặt Bệnh viện Việt Nam - Cuba.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, những người thân
và bạn bè đã luôn ở bên hỗ trợ, cổ vũ, động viên tôi hoàn thành được khóa
luận này.

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Trà My



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Trà My


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBVC

: cán bộ viên chức

MTC

: mất tổ chức

NN

: nguyên nhân

RHM

: Răng Hàm Mặt


TNGT

: tai nạn giao thông

TNLĐ

: tai nạn lao động

TNSH

: tai nạn sinh hoạt

TT

: tổn thương

VT

: vết thương



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vết thương phần mềm là một tổn thương thường gặp trong cuộc sống
hàng ngày. Trong đó, vết thương phần mềm vùng hàm mặt là loại vết thương
hay gặp với tỷ lệ khá cao so với các vị trí khác. Theo nghiên cứu tại bệnh viện
Kshema, Mangalore (2010-2011), trong số 613 bệnh nhân chấn thương có 542

trường hợp có tổn thương mô mềm [1]. Các nghiên cứu trong nước cũng cho
kết quả tương tự. Trong 15 năm (1981-1995), tại khoa Răng Hàm Mặt bệnh
viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận hơn 10.000 bệnh nhân chấn thương
hàm mặt thì có 9680 bệnh nhân có tổn thương phần mềm [2].
Nguyên nhân gây ra vết thương phần mềm vùng hàm mặt rất đa dạng:
tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động.... Một trong những yếu
tố nguy cơ là sự tăng lên không ngừng của các phương tiện giao thông trong
khi đó lại thiếu hụt những cải thiện của cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, việc phổ
cập kiến thức về luật lệ giao thông chưa được tiến hành bài bản. Và người dân
cũng không có sự quan tâm cần thiết về vấn đề an toàn giao thông. Do đó mà
gặp rất nhiều khó khăn để kiểm soát việc điều khiển phương tiện sau khi sử
dụng rượu, bia. Ngoài ra, vết thương phần mềm do tai nạn sinh hoạt cũng rất
hay gặp. Có thể chỉ là những va chạm nhỏ hoặc hành hung, đánh nhau do
phần mềm vùng hàm mặt rất dễ bị tổn thương.
Do vùng hàm mặt được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu phong phú
xuất phát từ động mạch cảnh ngoài nên tổn thương phần mềm thường chảy
máu nhiều, gây đau đớn cho bệnh nhân và làm vùng mặt dễ bị sưng nề.
Những trường hợp chấn thương nặng, như vết thương mất hoặc thiếu hổng tổ
chức, thường khiến người bệnh có tâm lý sợ hãi và lo lắng. Với những vết
thương bẩn, cấp cứu muộn hoặc không làm sạch tổn thương, thì khả năng
nhiễm trùng rất cao, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.


2

Vết thương phần mềm có thể chỉ xây xát bề mặt hoặc là thâm nhập sâu,
làm tổn thương hệ thống thần kinh, mạch máu, hệ thống tuyến nước bọt làm
tăng mức độ trầm trọng của chấn thương; có thể là tổn thương đơn giản hoặc
phức tạp, có kèm thêm các chấn thương xương khác ở vùng hàm mặt.
Như vậy, nếu không được điều trị kịp thời và đúng nguyên tắc, tổn

thương phần mềm có thể gây ra những di chứng thẩm mỹ, chức năng và tâm
lý. Do đó, việc điều trị cần được định hướng sớm để phòng ngừa những biến
chứng tức thời và biến chứng sau này.
Bệnh viện Việt Nam - Cuba là một trong những bệnh viện đầu nghành
về Phẫu thuật tạo hình Hàm mặt, mắt và Tai-mũi-họng của Hà Nội là tuyến
cao nhất của Hà Nội về điều trị bệnh lý và chấn thương hàm mặt.
Chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề vết thương phần mềm vùng
hàm mặt trên địa bàn Hà Nội đặc biệt là ở Bệnh viện Việt Nam - Cuba nên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều
trị bước đầu vết thương phần mềm vùng hàm mặt tại Bệnh viện Việt
Nam - Cuba từ tháng 1/2016 đến tháng 4/2016” với các mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng các loại vết thương phần mềm vùng
hàm mặt được khám và điều trị tại Bệnh viện Việt Nam - Cuba
trong thời gian từ T1/2016-T4/2016.
2. Nhận xét kết quả điều trị bước đầu các vết thương phần mềm
vùng hàm mặt ở nhóm bệnh nhân trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Giải phẫu phần mềm vùng hàm mặt
1.1.1. Da [3]
Da bao bọc toàn bộ diện tích mặt ngoài cơ thể, gồm 3 lớp chính: biểu
bì, chân bì và hạ bì.
Ở da còn có các thành phần phụ thuộc da: lông, các tuyến, móng.
1.1.2. Các cơ bám da mặt [4]
1.1.2.1. Các cơ quanh ổ mắt: Gồm cơ vòng mi, cơ cau mày và cơ hạ mày

1.1.2.2. Các cơ bám da ở mũi: Gồm cơ tháp, cơ mũi và cơ hạ vách mũi
1.1.2.3. Các cơ bám da ở miệng: Gồm 11 cơ
1.1.3. Các cơ nhai [4]
Là các cơ bám xương, có tác dụng vận động khớp thái dương hàm dưới,
góp phần chủ yếu vào động tác nhai. Có 4 cơ: cơ cắn, cơ thái dương, cơ chân
bướm trong và cơ chân bướm ngoài.
1.1.4. Các tuyến nước bọt [4]
Có nhiều tuyến nước bọt đổ vào khoang miệng, chia làm 2 loại: các
tuyến nước bọt chính gồm 3 đôi tuyến (tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi, tuyến
dưới hàm) và các tuyến nước bọt nhỏ nằm rải rác trong khoang miệng.


4

1.1.5. Mạch máu và thần kinh [4]
1.1.5.1. Động mạch: Phần mềm của mặt được cung cấp máu bởi 2 nhánh của
động mạch cảnh ngoài là động mạch mặt và động mạch thái dương nông.
1.1.5.2. Tĩnh mạch mặt: dẫn lưu máu chủ yếu từ các cấu trúc nông của đầu,
mặt, cổ.
1.1.5.3. Thần kinh
a. Dây VII: chức năng vận động, cảm giác và phó giao cảm
b. Dây V: là dây thần kinh hỗn hợp, gồm cả thành phần vận động (cho các cơ
nhai) và thành phần cảm giác (ở mặt, ổ mắt, mũi và miệng). Có 3 nhánh: dây
thần kinh mắt, dây thần kinh hàm trên và dây thần kinh hàm dưới.
1.2. Giải phẫu định khu vùng hàm mặt [5]: Có 2 cách chia.
Cách thứ nhất người ta chia vùng hàm mặt làm 3 tầng: tầng trên, tầng
giữa, tầng dưới với chiều cao gần bằng nhau.
Cách chia thứ hai đứng trên quan điểm phẫu thuật là chủ yếu, người ta
chia vùng hàm mặt thành 9 vùng như sau:



5

Hình 1.1. Các đơn vị thẩm mỹ ở mặt [6]
1.3. Đặc điểm chấn thương phần mềm vùng hàm mặt [5], [7]
- Rất hay gặp trong cấp cứu chấn thương vùng hàm mặt.
- Chảy máu nhiều.
- Phù nề nhanh chóng làm biến dạng khuôn mặt.
- Khả năng chống nhiễm khuẩn cao và vết thương mau lành.
- Hay phối hợp với các tổn thương khác.
- Khi liền sẹo dễ gây co kéo làm biến dạng các mốc thẩm mỹ làm ảnh
hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của người bệnh.
1.4. Phân loại vết thương phần mềm vùng hàm mặt [5], [8], [9]
1.4.1. Vết thương xây xát
Là tổn thương xuất hiện trên bề mặt của da khi có một vật thô ráp chà
sát lên trên, kết quả là tạo nên một tổn thương trầy da, bề mặt rớm máu, và
đau rát vì các đầu mút của dây thần kinh bị bộc lộ. Tổn thương có thể có


6

những dị vật nhỏ bám chắc vào, đặc biệt là những dị vật có màu, nếu không
lấy sạch được hết thì có thể để lại một sẹo xấu đó là sẹo xăm.

Hình 1.2. Vết thương xây xát [10]
1.4.2. Vết thương đụng giập
Là tổn thương chảy máu trong tổ chức dưới da hoặc dưới niêm mạc mà
không có rách da, niêm mạc gây nên bởi một vật đầu tù, hoặc chảy máu từ trong
xương ra do bị gãy xương. Tạo nên một khối máu tụ hoặc một đám bầm tím.


Hình 1.3. Khối máu tụ ở tai do đấu vật [10]


7

1.4.3. Vết thương rách da
Tổn thương này hay gặp nhất, là hậu quả của sự xé rách tổ chức bởi
một vật sắc hoặc vật tù, thường là do các vật sắc gây nên. Vết thương rách có
thể đơn giản chỉ ở trên bề mặt, có thể phối hợp bao gồm các tổ chức ở dưới
cũng bị tổn thương: tổ chức dưới da, cơ, mạch máu, thần kinh, tuyến và ống
tuyến nước bọt.

Hình 1.4. Vết thương rách da do tai nạn xe máy [10]
1.4.4. Vết thương giật đứt và mất tổ chức
Là tổn thương có thể gây nên thiếu hổng tổ chức cả phần mềm và hoặc
cả xương, hoặc tạo nên những vạt tổ chức lớn lật ra khỏi các cấu trúc phía
dưới. Vật gây tổn thương có thể là đạn, mảnh kim loại...

Hình 1.5. Vết thương giật đứt [10]


8

1.4.5. Vết thương xuyên thấu
Do những vật sắc, nhọn đâm sâu vào tổ chức mềm, như dao, mảnh
kính. Những vết thương này thường nhỏ, nhưng rất sâu, đôi khi sát xương
hoặc làm thông cả vào khoang miệng.
1.4.6. Vết thương do hỏa khí: Có 3 loại
- Vết thương xâm nhập: có đường vào, không có đường ra, vật gây tổn
thương là đầu đạn, mảnh kim loại có thể còn nằm lại ở vết thương.

- Vết thương xuyên thấu: có đường vào và có đường ra, đường vào nhỏ
đường ra lớn giật đứt cả tổ chức.
- Vết thương giập nát: vết thương bẩn và có nhiều vật lạ nhỏ xuyên sâu
vào tổ chức làm nát vụn phần mềm. Rất dễ bị nhiễm trùng, và đôi khi kết hợp
với bỏng.
1.4.7. Vết thương tuyến nước bọt: Tổn thương có thể ở nhu mô hoặc ống
tuyến gây rò nước bọt, đặc biệt rò nhiều khi ăn.
1.4.8 Vết thương bỏng
- Độ 1, tổn thương ở thượng bì: da đỏ.
- Độ 2, tổn thương ở trung bì: xuất hiện phỏng nước.
- Độ 3, tổn thương đến hạ bì.
1.5. Nguyên tắc xử trí vết thương phần mềm vùng hàm mặt [11]
1.5.1. Đánh giá hết tổn thương, tránh bỏ sót.
1.5.2. Xử trí vết thương càng sớm càng tốt
1.5.3. Giải quyết tốt phần xương trước khi xử trí phần mềm
1.5.4. Làm sạch, loại bỏ hết dị vật [12]
- Rửa vết thương nhẹ nhàng, cẩn thận bằng nước muối sinh lý đối với
những vết thương sạch. Còn vết thương bẩn, có mủ dùng nước oxy già hoặc
nước muối pha betadin.
- Kiểm tra tỉ mỉ và gắp bỏ hết dị vật.


9

- Những vết thương có lẫn hóa chất, đặc biệt hóa chất có màu, cần tìm
dung môi thích hợp để tẩy rửa.
- Vết thương rộng lẫn nhiều dị vật, chà xát với nhựa đường hoặc mặt đất:
bệnh nhân được gây mê, dùng bàn chải phẫu thuật chải rửa để loại bỏ dị vật.
1.5.5. Cắt lọc tiết kiệm - Cầm máu kỹ [10]
- Cắt lọc hạn chế được sử dụng để loại bỏ những mô quá vụn nát hoặc

hoại tử. Ở những khu vực có cấu trúc lỏng lẻo hoặc không thể thay thế (như
chóp mũi, khóe miệng), cần cắt lọc tối thiểu và sửa lại sẹo sau này nếu cần.
Những vùng di động như má hay môi cho phép cắt lọc nhiều tổ chức hơn.
- Các phương pháp cầm máu: kẹp mạch, đốt điện, khâu cầm máu.
1.5.6. Khâu phục hồi [13]
- Khâu là phương pháp tốt nhất để đóng kín 1 tổn thương. Tạo điều kiện
thuận lợi cho lành thương bước đầu và hạn chế biến chứng sau phẫu thuật.
- Nguyên tắc khâu:
+ Các mép tổn thương phải rõ nét.
+ Khâu kín từ trong ra ngoài theo từng lớp (đặc biệt lớp niêm mạc) và
tránh mọi sự co kéo, đảm bảo nông ít, sâu nhiều [11]
+ Các mũi khâu phải được đưa xuyên từ dưới lên trên và cách mép vết
thương ít nhất 1,5mm để giảm nguy cơ rách.
+ 2 mép vết thương bằng mặt và khít sát nhau, không có sự chồng chéo,
tránh để lại khoang ảo, không căng [14]
+ Cầm được máu và ngăn được hiện tượng nhiễm trùng [14]


10

+ Nút thắt chỉ phải bền chắc để không bị tuột, làm bung mép vết thương
và cần được siết vừa đủ để cho phép kéo các mô lại với nhau.
+ Để đảm bảo mép vết thương được khâu đúng vị trí với nhau, ta cần
tôn trọng thứ tự các mũi khâu:
 Nếu vết thương thẳng, ta sẽ khâu mũi đầu tiên ở giữa đường rách,
sau đó khâu tiếp sang 2 bên.
 Nếu vết thương dạng góc, mũi khâu đầu tiên nằm ở vùng góc.
Hai đoạn thẳng được khâu giống nguyên tắc trên.
- Các loại chỉ khâu thường dùng:
+ Chỉ tổng hợp tự tiêu (Vicryl: tiêu sau 35 ngày).

+ Chỉ tổng hợp không tiêu: Nylon.
+ Chỉ tự nhiên tự tiêu (Catgut): tiêu sau khoảng 10 ngày.
+ Chỉ tự nhiên không tiêu: Silk
- Các phương pháp khâu da: khâu mũi rời, khâu kiểu Blair - Donati,
khâu vắt...
1.5.7. Những vết thương đến muộn [5], [8], [11]
- Với vết thương sạch, nguy cơ nhiễm trùng ít có thể khâu đóng bất kể
thời gian nào.
- Với vết thương bẩn, dập nát, nhiều dị vật, đến muộn, nhưng dấu hiệu
toàn thân cho phép, chúng ta cũng có thể khâu đóng ngay sau khi cắt lọc và
làm sạch tốt.


11

- Với vết thương đến muộn sau 48h nguy cơ nhiễm trùng cao nên được
điều trị kháng sinh toàn thân chống nhiễm trùng, kết hợp rửa sạch hàng ngày
với các dung dịch sát khuẩn, băng lại bằng băng ẩm có kháng sinh. Đến khi
hết dấu hiệu nhiễm trùng ta tiến hành khâu đóng kỳ đầu muộn.
- Với vết thương đến rất muộn, lúc này vết thương thường bị nhiễm
trùng và mủn nát, cần cắt lọc để loại bỏ tất cả tổ chức bị hoại tử và nhiễm
trùng, đặt dẫn lưu và băng ẩm cẩn thận, đồng thời điều trị kháng sinh và theo
dõi vết thương cho đến ngày thứ 5 trở đi ta có thể khâu đóng thì hai. Dẫn lưu
được rút trong vòng 24h-48h tùy từng trường hợp.
1.5.8. Cắt chỉ [14]
- Thời điểm cắt chỉ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính:
+ Khả năng chịu lực nội tại của vết thương. Trung bình 1 vết thương sẽ
đạt 8% khả năng chịu lực sau 1-2 tuần.
+ Lực căng 2 mép của vết thương.
- Thời gian cắt chỉ trung bình của vết thương vùng mặt là 5-7 ngày

+ Vùng mí mắt, viền môi thường cắt chỉ sau 4-5 ngày.
+ Những vùng khác trên mặt thường cắt chỉ vào ngày thứ 5 hoặc 6.
1.6. Hướng xử trí các loại vết thương phần mềm vùng hàm mặt [10], [11]
1.6.1. Vết thương xây xát
- Với những vết thương do tai nạn giao thông, thường cọ sát với mặt
đường, lẫn nhiều bụi bẩn,nhựa đường, cát, dị vật. Nếu không được lấy sạch sẽ
để lại sẹo xăm, rất khó sửa chữa sau này.


12

- Với vết thương nhỏ: làm sạch bằng nước muối sinh lý, gắp bỏ dị vật.
- Với vết thương lớn: gây tê hoặc gây mê, dùng bàn chải phẫu thuật
hoặc gạc chà sát mạnh và rửa sạch. Có thể sử dụng kẹp và kính lúp phóng đại.
- Băng bằng mỡ kháng sinh có phủ lidocaine.
1.6.2. Vết thương đụng giập
- Nếu máu tụ đang hình thành: băng ép để cầm máu.
- Nếu tụ máu đã cầm: tụ máu nhỏ thì theo dõi để tự tiêu, tụ máu lớn thì
phải phẫu thuật lấy máu tụ.
- Nếu tụ máu chưa cầm: mở ra lấy máu tụ và cầm máu.
- Tụ máu lâu, có xu hướng nhiễm trùng: rạch lấy bỏ máu tụ.
1.6.3. Vết thương rách da: xử trí theo 4 bước cơ bản
1.6.4. Vết thương giật đứt và mất tổ chức
- Vết thương nhỏ: bóc tách, khâu phục hồi.
- Vết thương lớn: tạo hình, nếu không đủ điều kiện thì chuyển tuyến
chuyên khoa.
1.6.5. Vết thương xuyên thấu
- Vết thương nhỏ, không chảy máu, không có dị vật: không cần phẫu
thuật, điều trị kháng sinh, chống phù nề, thay băng, theo dõi.
- Vết thương lớn, chảy máu nhiều, có dị vật: phẫu thuật làm sạch, cầm

máu, đóng vết thương.


13

1.6.6. Vết thương do hỏa khí
- Đặc điểm: đường vào nhỏ, đường ra lớn, tổ chức bị tổn thương rộng
kèm theo dị vật, cần xác định trên phim Xquang.
- Phẫu thuật cầm máu, loại bỏ dị vật, đóng vết thương.
1.6.7. Vết thương tuyến
- Rò nước bọt ở nhu mô: khâu phục hồi.
- Rò ở ống tuyến: nối hoặc dẫn lưu vào miệng.
1.6.8. Vết thương bỏng: Chườm lạnh, chống shock, nước, điện giải, kháng
sinh, chuyển chuyên khoa.
1.7. Một số nghiên cứu về vết thương phần mềm vùng hàm mặt
- Nguyễn Duy Ngân (1994 Bạch Mai - Hà Nội) với 590 ca chấn thương
phần mềm hàm mặt thấy: nam nhiều hơn nữ (74,24%), nguyên nhân hàng đầu
là do tai nạn giao thông (54,58%), tiếp sau là do tai nạn sinh hoạt (41,52%).
Trong đó tổn thương rách da là nhiều nhất (67,28%). [15]
- Trần Văn Trường và Trương Mạnh Dũng (2000 - Hà Nội) nghiên cứu
2149 ca chấn thương hàm mặt được điều trị tại Viện RHM Hà Nội trong 11
năm (1988-1998), nhận thấy nguyên nhân chấn thương chủ yếu là do tai nạn
giao thông (82,5%). [16]
- Majambo M H và cộng sự (2013 - Rwanda) thấy rằng tổn thương ở
môi chiếm tỷ lệ lớn nhất (38.7%), sau đó tới niêm mạc miệng (20.4%), má
(9.4%), thấp nhất là vùng mắt (2.8%). Xét về hình thái thì tổn thương rách da
hay gặp nhất (22.1%), sau đó đến vết thương xây xát (16.6%). [17]


14


- Bart van den Bergh (2011 - Hà Lan) nghiên cứu 579 bệnh nhân chấn
thương hàm mặt thấy nguyên nhân chủ yếu là tai nạn sinh hoạt (48,53%),
trong đó đánh nhau chiếm tỷ lệ lớn nhất (45,91%). [18]
- Rifqah Nordin (2014 - Malaysia) nghiên cứu 278 bệnh nhân chấn
thương mặt thấy rằng nhóm 16-25 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (50,72%). 45% là
vết thương rách da, sau đó tới vết thương xây xát (39,09%), vết thương giật
đứt và mất tổ chức ít gặp nhất (0,68%). [19]
- Hu Weihsin (2014 - Ấn Độ) nghiên cứu bệnh nhân chấn thương hàm
mặt trong 12 năm tại bệnh viện ở Gujarat, nhận thấy chấn thương hay gặp ở
nhóm 21-30 tuổi (33%) và tỷ lệ nam/nữ là 5,3/1. [20]


15

CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân được chẩn đoán có tổn thương phần mềm vùng hàm mặt
do mọi nguyên nhân được điều trị tại khoa Phẫu thuật tạo hình hàm mặt của
bệnh viện Việt Nam - Cuba từ tháng 1/2016 đến tháng 4/2016
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân có vết thương phần mềm đến sớm trước 48h.
- Vết thương giới hạn từ chân tóc, tai đến bờ nền xương hàm dưới.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có kết hợp chấn thương xương vùng hàm mặt có chỉ định
mổ kết hợp xương.
- Bệnh nhân đến muộn sau 48h.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu
413 bệnh nhân được chẩn đoán có vết thương phần mềm hàm mặt được
điều trị tại khoa Phẫu thuật tạo hình hàm mặt của bệnh viện Việt Nam - Cuba
từ tháng 1/2016 đến tháng 4/2016.


16

2.2.3. Cách chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện. Chọn tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào mẫu
nghiên cứu.
2.2.4. Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu
ST
T

Tên biến số

Loại biến

Giá trị biến

Cách thu thập

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
1

2


3

Giới

Tuổi

Nghề nghiệp

Nhị phân

Nam, Nữ

Liên tục

- 0-14 tuổi
- 15-59 tuổi
- >60 tuổi

Phân loại

- Công nhân
- CBVC
- Học sinh
- Sinh viên
- Trẻ em <6 tuổi
- Kỹ sư
- Lái xe
- Hưu trí
- Kinh doanh

- Công an
- Làm ruộng
- Nội trợ
- Nhân viên bán hàng
- NN khác

Bệnh án nghiên
cứu
Bệnh án nghiên
cứu

Bệnh án nghiên
cứu

Đặc điểm lâm sàng của tổn thương
4

Nguyên nhân chấn Phân loại

- TNLĐ
- TNGT

Bệnh án nghiên


17

- TNSH
- NN khác


thương
Thời gian từ khi
5

chấn thương đến Liên tục
vào viện

6

7

Cách xử trí trước
khi vào viện

Hình thái

Phân loại

Phân loại

- Trước 6h
- 6h-24h
- 24-48h

Bệnh án nghiên
cứu

- Không xử trí gì
- Urgo
Bệnh án nghiên

- Băng bó bằng bông
cứu
gạc y tế
- Phương pháp khác
- VT xây xát
- VT đụng giập
- VT rách da
- VT giật đứt & mất tổ Bệnh án nghiên
chức
- VT xuyên thấu
- Phối hợp
- Phối hợp TT khác

8

Vị trí

Phân loại

- Thái dương
- Trán
- Tai ngoài
- Mũi
- Mắt
- Môi
- Cằm
- Má
- Cơ cắn
- Trong miệng
- Nhiều vùng


9

Dị vật

Nhị phân

Có, không

10

Kích

VT xây Liên tục

thước

xát



cứu

- Nhỏ: <2cm2
- Vừa: 2-4 cm2

cứu

Bệnh án nghiên
cứu


Bệnh án nghiên
cứu
Bệnh án nghiên
cứu


18

đụng

- Lớn: >4cm2

giập
VT rách
[5]

da
và/hoặc

Liên tục

niêm

- Nhỏ: chiều dài ≤ 2cm
- Vừa: 2cm < chiều dài Bệnh án nghiên
≤ 4cm
- Lớn: chiều dài > 4cm

cứu


mạc
- Nông: vết rách chỉ
giới hạn ở lớp da
(khoảng ≤ 0,5cm)
- Vừa: vết rách đi qua
Độ sâu [5] (TT có
11

da làm rách cả tổ chức

rách da hoặc niêm Liên tục
mạc hoặc cả 2)

Bệnh án nghiên
dưới da (0,5-1cm)
- Sâu: vết rách vào sâu cứu
làm tổn thương cả các
tổ chức nằm bên dưới
(cơ, mạch máu, thần
kinh) (>1cm)

Đánh giá kết quả điều trị
Bệnh án nghiên

12

Nhiễm trùng

Nhị phân


Có, không

13

Mép VT

Nhị phân

Có, không

14

Đánh giá kết quả Phân loại

-Tốt:

sau 1 tuần [5]

không

đau,

viêm,

không

VT

cứu

Bệnh án nghiên
cứu
lành

tốt, Bệnh án nghiên

không cứu
ảnh

hưởng chức năng, bệnh


19

nhân hài lòng
- Trung bình: sưng nề
nhẹ, vết thương chồng
mép, không hoặc ít ảnh
hưởng đến chức năng,
bệnh nhân chấp nhận
- Kém: VT không lành,
viêm tấy, chảy dịch,
tuột chỉ, ảnh hưởng
chức năng, bệnh nhân
không chấp nhận, cần
sửa chữa thì 2


×