Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

ĐẶC điểm NHÂN CÁCH và TRẦM cảm ở SINH VIÊN năm THỨ HAI hệ bác sỹ của TRƯỜNG đại học y hà nội năm học 2016 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.17 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HÀ THỊ HẠNH

ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH VÀ TRẦM CẢM
Ở SINH VIÊN NĂM THỨ HAI HỆ BÁC SỸ
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2016 – 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG
KHÓA 2011 - 2017

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HÀ THỊ HẠNH

ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH VÀ TRẦM CẢM
Ở SINH VIÊN NĂM THỨ HAI HỆ BÁC SỸ
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2016 – 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG


KHÓA 2011 - 2017

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
THS. TRẦN THƠ NHỊ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Đại
học Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo-NCKH &HTQT, Viện Đào tạo
Y học dự phòng và Y tế công cộng đã tạo mọi điều kiện cho em học tập và rèn
luyện về cả chuyên môn lẫn kỹ năng, kinh nghiệm sống trong suốt những năm
học qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô trong Viện Đào tạo Y học dự
phòng và Y tế công cộng, Bộ môn Y đức và Tâm lý học đã tận tâm giảng dạy
và đào tạo em trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận.
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới ThS. Trần Thơ Nhị, giảng viên bộ môn Y đức và Tâm lý học, Viện Đào tạo
Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội, người đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện
Khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn các em sinh viên năm thứ hai hệ bác sỹ Trường Đại học Y Hà
Nội năm học 2016 - 2017 đã đồng ý tham gia nghiên cứu và cung cấp những
thông tin quý báu để em hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng em xin cảm ơn bố mẹ và những người thân, bạn bè đã luôn giúp
đỡ động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Sinh viên


Hà Thị Hạnh


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Phòng Quản lý Đào tạo Đại học - Trường Đại học Y Hà Nội
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
- Phòng Đào tạo-NCKH&HTQT, Viện Đào tạo Y học dự phòng
và Y tế công cộng,
- Bộ môn Y đức và Tâm lý học
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp , năm học 2016-2017
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa
học, chính xác, khách quan và trung thực. Đề tài này hoàn toàn do tôi thực
hiện từ khi hình thành ý tưởng nghiên cứu, trình bày thành bộ đề cương hoàn
chình, thu thập thông tin, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu hoàn
chỉnh, dưới sự hướng dẫn và góp ý của giáo viên hướng dẫn.
Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017
Sinh viên

Hà Thị Hạnh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TC


Trầm cảm

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

SV

Sinh viên

ĐH

Đại học

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

Mean

Giá trị trung bình

SD

Độ lệch chuẩn


TB

Trung bình

RADS

Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên

BDI

Thang đánh giá trầm cảm Beck

YLD

Năm sống tàn tật

BS.ĐK

Bác sỹ Đa khoa

BS.RHM

Bác sỹ Răng hàm mặt

BS.YHCT

Bác sỹ Y học cổ truyền

BS.YHDP


Bác sỹ Y học dự phòng

MỤC LỤC


LỜMICƠẢN
LỜMICĐOAN
DANHCMBẢỤG
DANHCMSƠỤĐỒ,BIỂU
ĐẶTVẤN.Ề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
ƯCƠHNG1:TỔQUA. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.1 Khái niệm và phân loại trầm cảm...........................................................3
1.1.1 Khái niệm trầm cảm........................................................................3
1.1.2 Phân loại trầm cảm..........................................................................3
1.1.3 Thang trầm cảm thanh thiếu niên RADS và ngưỡng phân biệt......9
1.2 Nhân cách.............................................................................................11
1.2.1 Đặc điểm nhân cách......................................................................11
1.2.2 Các học thuyết khác nhau về nhân cách........................................12
1.2.3 Thang đo nhân cách của Hans Eysenck (EPI)...............................15
1.3 Thực trạng trầm cảm trên sinh viên Y khoa.........................................17
1.3.1 Tỷ lệ trầm cảm trên sinh viên Y khoa...........................................17
1.3.2 Hậu quả của trầm cảm...................................................................20
1.4 Thực trạng nhân cách và trầm cảm.......................................................20
1.4.1 Trên Thế giới.................................................................................21
1.4.2 Tại Việt Nam.................................................................................22
ƯCƠHNG2:ĐỐITỢVÀPÁÊỨ.U . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................23
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................................23
2.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................24
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:......................................................................24

2.3.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu............................................................24
2.3.3 Các biến số nghiên cứu.................................................................24


2.3.4 Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin.........................................27
2.3.5 Quy trình thu thập số liệu..............................................................27
2.3.6 Xử lý và phân tích số liệu..............................................................27
2.3.7 Sai số và khống chế sai số.............................................................28
2.3.8 Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................28
ƯCƠHNG3:KẾTQUẢIÊỨ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiêm cứu....................................................29
3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................29
3.1.2 Đặc điểm gia đình - xã hội của đối tượngnghiên cứu..................32
3.2 Đặc điểm nhân cách của đối tượng nghiên cứu....................................33
3.2.1 Kiểu nhân cách theo yếu tố hướng nội - hướng ngoại và yếu tố
thần kinh của sinh viên....................................................................33
3.2.2 Đặc điểm nhân cách khi kết hợp cả hai yếu tố hướng nội- hướng
ngoại và yếu tố thần kinh của đối tượng nghiên cứu......................36
3.3 Trầm cảm ở sinh viên năm hai hệ bác sỹ trường ĐH Y Hà Nội...........37
3.3.1 Tỷ lệ trầm cảm chung, theo giới và theo ngành học của sinh viên
.........................................................................................................37
3.3.2 Đặc điểm trầm cảm theo nhân cách của đối tượng nghiên cứu.....39
3.4 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu xã hội học, đặc điểm nhân
cách và trầm cảm ở sinh viên................................................................41
3.4.1 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và trầm cảm ở sinh
viên..................................................................................................41
3.4.2 Mối liên quan giữa một số đặc điểm khác và trầm cảm của sinh viên
.........................................................................................................42
3.4.3 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách và trầm cảm ở sinh viên 43
ƯCƠHNG4:BÀLUẬ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45

4.1 Đặc điểm của đối đối tượng nghiên cứu...............................................45


4.2 Tỷ lệ trầm cảm trên sinh viên năm hai hệ bác sỹ trường ĐH Y Hà Nội
...............................................................................................................46
4.2.1 Tỷ lệ TC SV Y so với các quốc gia khác trên thế giới..................46
4.2.2 Tỷ lệ TC ở SV Y Hà Nội so với các trường Y khác trong nước....47
4.3 Đặc điểm nhân cách của sinh viên năm hai hệ bác sỹ ĐH Y Hà Nội
năm học 2016-2017...............................................................................48
4.3.1 Đặc điểm kiểu nhân cách theo yếu tố hướng nội – hướng ngoại và
yếu tố thần kinh...............................................................................48
4.3.2 Đặc điểm kiểu nhân cách khi kết hợp cả hai yếu tố hướng nội –
hướng ngoại và yếu tố thần kinh của đối tượng nghiên cứu...........49
4.4 Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và trầm cảm......................50
4.4.1 Mối liên quan giữa nhân cách và trầm cảm của sinh viên hệ bác sỹ
trường ĐH Y Hà Nội.......................................................................50
4.4.2 Mối liên quan giữa một số yếu tố khác và trầm cảm....................52
4.5 Hạn chế của nghiên cứu........................................................................52
KẾTLUẬN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
KHUYẾNG.Ị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 :

Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu............................................24

Bảng 3.1:


Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...............................29

Bảng 3.2 :

Đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu..........................32

Bảng 3.3:

Đặc điểm kiểu nhân cách theo yếu tố hướng nội - hướng ngoại
và yếu tố thần kinh của sinh viên..............................................34

Bảng 3.4:

Đặc điểm kiểu nhân cách theo ngành học của sinh viên...........35

Bảng 3.5:

Đặc điểm trầm cảm theo nhân cách của sinh viên năm thứ hai
hệ bác sỹ trường ĐH Y Hà Nội.................................................39

Bảng 3.6:

Đặc điểm trầm cảm của sinh viên có kiểu nhân cách khác nhau...40

Bảng 3.7:

Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và trầm cảm........41

Bảng 3.8:


Mối liên quan giữa một số đặc điểm khác và trầm cảm............42

Bảng 3.9:

Mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách và trầm cảm ở SV......43


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đố 1:

Phân loại nhân cách theo Hans Eysenck.........................................................16
Biểu đồ 3.1:

Đặc điểm kiểu nhân cách theo giới.........................................34

Biểu đồ 3.2:

Đặc điểm nhân cách khi kết hợp cả hai yếu tố hướng nội hướng ngoại và yếu tố thần kinh.............................................36

Biểu đồ 3.3:

Tỷ lệ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu..............................37

Biểu đồ 3.4:

Tỷ lệ trầm cảm theo giới của đối tượng nghiên cứu...............37

Biểu đồ 3.5:


Tỷ lệ trầm cảm theo ngành học của đối tượng nghiên cứu.....38


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm (TC) là một bệnh lý rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi khí sắc
trầm, giảm hoặc mất sự quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự
mệt mỏi và giảm hoạt động, các biểu hiện này trong tại trong thời gian dài ít
nhất trên hai tuần [1],[2]. Hiện nay, trầm cảm ngày càng trở nên phổ biến và
ngày càng tăng, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), mỗi năm trung bình có khoảng 850.000 người tự tử do trầm
cảm và dự báo đến năm 2020 trầm cảm sẽ đứng thứ 2 trong số những căn
bệnh phổ biến toàn cầu và tính đến năm 2030, trầm cảm sẽ đứng thứ nhất [3].
Tỷ lệ trầm cảm chung toàn cầu năm 2015 là 4,4%, ở Việt Nam là 4% dân số
cả nước. Trầm cảm xảy ra ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi, trong đó có thanh
thiếu niên [4].
Thanh thiếu niên đóng một vai trò quan trọng trong xã hội, là lực lượng
lao động tương lai của đất nước, trong đó có lực lượng sinh viên, đặc biệt là
sinh viên y khoa. Họ là những bác sĩ trẻ trong tương lai, tham gia vào công
tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Theo một nghiên cứu tổng hợp trên sinh
viên y khoa Hoa Kỳ và Canada chỉ ra rằng SV y khoa có nhiều dấu hiệu trầm
cảm hơn so với dân số nói chung và tỷ lệ trầm cảm dao động từ 15% đến 19%
[5]. Ở Việt Nam, tỷ lệ trầm cảm trên sinh viên 8 trường Y dược là 43,2% [6].
Trầm cảm không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều khuyết
tật và là gánh nặng cho xã hội. Nó ảnh hưởng đến mọi hoạt động, đến chất
lượng giấc ngủ, hoặc mất ngủ dai dẳng; gây một số bệnh về tim mạch, suy
giảm miễn dịch [2]. Hơn thế nữa, trầm cảm ở thanh thiếu niên còn gây ảnh
hưởng lớn đến năng lực học tập, giao tiếp và sự hình thành tích cách và quan
hệ xã hội của họ, nguy hiểm hơn là có hành vi tự tử [7].



2
Có nhiều yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên như giới tính [8],
mối quan hệ cha mẹ, kết quả học tập, bệnh tật chấn thương nặng [9],[10],[11]
đặc điểm nhân cách [12]. Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc
tính tâm lý của cá nhân tạo nên bản sắc tâm lý và giá trị xã hội của cá nhân
đó. Những cấu trúc nhân cách sẽ chi phối điều khiển nhận thức cảm xúc và
hành vi của con người [13]. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên
quan giữa giữa đặc điểm nhân cách với trầm cảm ở thanh thiếu niên [14],[15],
[16],[17]; ở Việt Nam, có nghiên cứu về nhân cách và stress trên học sinh
[18], và nhân cách với hiện tượng bắt nạt, nhân cách và lựa chọn nghề ở học
sinh [19],[20]. Nghiên cứu về mối liên quan giữa nhân cách và trầm cảm trên
sinh viên y khoa còn rất hạn chế.
Trường Đại học Y Hà Nội là một trong những trường về y tế hàng đầu
Việt Nam với bề dày lịch sử 115 năm, đào tạo ra những thế hệ bác sĩ chủ chốt
của ngành y tế. Hằng năm, Nhà trường tuyển sinh các hệ đào tạo khác nhau,
trong đó, hệ bác sĩ luôn chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Vì vậy, việc quan tâm đến sức
khỏe của sinh viên y là rất quan trọng, đặc biệt là đặc điểm nhân cách và sức
khỏe tâm thần. Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc
điểm nhân cách và trầm cảm ở sinh viên năm thứ hai hệ bác sỹ của Trường
Đại học Y Hà Nội năm học 2016 – 2017” với mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định tỷ lệ trầm cảm của sinh viên năm thứ hai hệ bác sỹ của Trường
Đại học Y Hà Nội năm học 2016 – 2017.
2. Mô tả mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách và trầm cảm ở sinh viên
năm thứ hai hệ bác sỹ của Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2016 – 2017


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm và phân loại trầm cảm
1.1.1 Khái niệm trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh lý rối loạn cảm xúc biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc
trầm, giảm hoặc mất sự quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự
mệt mỏi và giảm hoạt động, các biểu hiện này trong tại trong thời gian dài ít
nhất trên hai tuần [2].
Một số triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên thường gặp là lo lắng, tức
giận và tránh giao tiếp xã hội, thay đổi trong suy nghĩ và rối loạn giấc ngủ.Ở
thanh thiếu niên, trầm cảm thường xảy ra cùng với các vấn đề hành vi và điều
kiện sức khỏe tâm thần khác giảm tập trung chú ý [21],[22].
1.1.2 Phân loại trầm cảm
1.1.2.1 Phân loại theo chẩn đoán lâm sàng
a. Theo Hiệp hội tâm thần Hoa kỳ (DSM –IV)
Thống kê lịch sử phát triển công cụ chẩn đoán này trải qua một thời
gian dài từ năm 1952 đến năm 2013 với các phiên bản từ DSM-I (1952),
DSM-II (1968), DSM-III (1980), DSM-IV-TR (2000) và DSM-V (2013).
Phiên bản thứ 4 của bản hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm
thần (DSM-IV-TR) mô tả một rối loạn trầm cảm nặng (Major Depressive
Disorder: MDD). Tiêu chuẩn chẩn đoán MDD:
A. Ít nhất có năm trong các triệu chứng sau đây hiện diện trong cùng một
giai đoạn là 2 tuần và biểu hiện một sự thay đổi chức năng trước đó. Đồng
thời, có ít nhất 1 trong các triệu chứng hoặc của khí sắc trầm hoặc của sự mất
quan tâm, mất khoái cảm.


4
(1) Khí sắc trầm suốt ngày, hầu hết các ngày, dù được xác định bởi cảm
nhận chủ quan (ví dụ: cảm giác buồn hoặc trống rỗng) lẫn quan sát được
bởi người khác. Chú ý: ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể là khí sắc kích

thích.
(2) Mất quan tâm thích thú một cách đáng kể trong hầu hết tất cả các hoạt
động trong ngày, gần như mỗi ngày (dù được xác định bởi cả chủ quan
hoặc quan sát được bởi người khác).
(3) Giảm cân một cách rõ ràng khi không ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ thay
đổi 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng); hoặc giảm, hoặc tăng
ngon miệng gần như hàng ngày. Chú ý: ở trẻ em, cần tính đến việc thất
bại trong việc lên cân như mong đợi.
(4) Mất ngủ hoặc ngủ nhiều gần như các ngày.
(5) Kích thích hoặc chậm chạp tâm thần vận động gần như hàng ngày (có
thể quan sát được bởi người khác, không chỉ đơn thuần những cảm giác
bồn chồn chủ quan hoặc trở nên chậm chạp).
(6) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu hết các ngày.
(7) Cảm giác vô dụng hoặc thừa thãi hoặc tội lỗi không thích đáng (đây có
thể là hoang tưởng) hầu hết các ngày (không đơn thuần là tự trách mắng
hoặc cảm giác tội lỗi vì đang bị bệnh).
(8) Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung, hoặc do dự hầu hết các ngày (cả
bằng chủ quan hoặc quan sát được bởi người khác).
(9) Nghĩ đi, nghĩ lại về cái chết (không đơn giản là sợ chết), ý tưởng tự sát
không với kế hoạch cụ thể nào lặp đi lặp lại, hoặc toan tự sát hoặc một
kế hoạch để tự sát thành công.


5
B. Các triệu chứng không đáp ứng tiêu chuẩn cho một giai đoạn khí sắc
hỗn hợp.
C. Các triệu chứng gây ra nỗi đau khổ rõ ràng trên lâm sàng hoặc suy
giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp, hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
D. Các triệu chứng không do các tác động sinh lý của một chất (ví dụ lạm
dụng ma túy, thuốc) hoặc bệnh lý cơ thể (như suy tuyến giáp).

E. Các triệu chứng không giải thích tốt hơn do tang tóc (nghĩa là sau sự
mất người thân yêu các triệu chứng dai dẳng quá 2 tháng, hoặc được đặc
trưng bởi sự suy giảm rõ rệt sự hoạt động, sự bận tâm về bệnh tật thái quá, có
ý nghĩ tự sát, các triệu chứng loạn thần hoặc chậm phát triển tâm thần) [23].
b.

Phân loại theo Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD -10)
Ba triệu chứng điển hình: Khí sắc trầm, giảm hoặc mất sự quan tâm thích

thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động.
Bảy triệu chứng phổ biến khác gồm: (1) Giảm sự tập trung và sự chú ý,
(2) Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin, (3) Những ý tưởng bị tội hoặc không
xứng đáng, (4) Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan, (5) Ý tưởng và hành vi
tự hủy hoại hoặc tự sát, (6) Rối loạn giấc ngủ, (7) Ăn ít ngon miệng.
Những triệu chứng cơ thể:
(1) Mất quan tâm với những hoạt động thường ngày gây thích thú.
(2) Không có phản ứng cảm xúc với những sự kiện xung quanh có thể
làm cho vui thích.
(3) Buổi sáng thức giấc sớm hơn thường ngày 2 giờ.
(4) Trạng thái trầm cảm thường xấu hơn vào buổi sáng.


6
(5) Có bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm lý vận động (được
người khác nhận ra hoặc kể lại).
(6) Ăn không ngon miệng.
(7) Sút cân ( giảm đi >5% trọng lượng cơ thể so với tháng trước).
(8) Giảm ham muốn.
Giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0): Có 2 trong 3 triệu chứng điển hình; có
1 - 2 triệu chứng trong các triệu chứng phổ biến, không có triệu chứng nào ở

mức độ nặng và diễn biến trên 2 tuần.

 F32.00: Trầm cảm nhẹ không có triệu chứng cơ thể (khi có đủ tiêu
chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nhẹ và có ít hoặc không có triệu
chứng cơ thể).

 F32.01: Trầm cảm nhẹ có triệu chứng cơ thể ( khi có đủ tiêu chuẩn
cho một giai đoạn trầm cảm nhẹ và có 4 hoặc nhiều hơn các triệu
chứng cơ thể).
Giai đoạn trầm cảm vừa (F32.1): Có 2 trong 3 triệu chứng điển hình; có
3 - 4 triệu chứng trong các triệu chứng phổ biến, không có triệu chứng nào ở
mức độ nặng và diễn biến trên 2 tuần.

 F32.10 Trầm cảm vừa không có triệu chứng cơ thể (khi có đủ tiêu
chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm vừa và có ít triệu chứng cơ thể).

 F32.11 Trầm cảm vừa có triệu chứng cơ thể ( khi có đủ tiêu chuẩn
cho một giai đoạn trầm cảm vừa và có 4 hoặc nhiều hơn các triệu
chứng cơ thể).
Giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần (F32.2): Có đủ
3 triệu chứng điển hình; có nhiều hơn 4 triệu chứng trong các triệu chứng phổ


7
biến, có một vài triệu chứng nặng, không có bất kỳ triệu chứng loạn thần
(hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm) và diễn biến trên 2 tuần.
Giai đoạn trần cảm nặng có triệu chứng loạn thần (F32.3): đủ tiêu chuẩn
của mục F32.2 và có thêm hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm [2].
Hai cách chẩn đoán này đã được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện ở nhiều
quốc gia. Tuy nhiên, muốn chẩn đoán được theo hai cách này đòi hỏi phải có

bác sỹ chuyên khoa khám và số lượng người được chẩn đoán tương đối ít.
Còn đối với những thang đo trắc nghiệm tâm lý thì thường được áp dụng trên
cộng đồng, sử dụng trong bệnh viện, trường học,.. nhanh chóng phát hiện ra
các đối tượng bị trầm cảm trên diện rộng và có biện pháp can thiệp kịp thời.
1.1.2.2 Phân loại theo thang đo trầm cảm
Một số thang đo về trầm cảm được sử dụng phổ biến trong các nghiên
cứu trên thế giới cũng như ở Việt nam là thang BDI, thang Hamilton, thang
CES-D, thang đo trầm cảm PHQ - 9.
Thang Beck Depression Inventory (BDI): Thang BDI là thang đánh giá rối
loạn trầm cảm do Aaron T. Beck và cộng sự xây dựng năm 1961 gồm 21 câu
hỏi, đến năm 1979 một phiên bản sửa đổi BDI-II. Thang BDI-II là một trong
những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá trầm cảm. Thang đo
này có độ tin cậy cao, với hệ số Cronbach’s alpha dao động trong khoảng
0,87-0,94. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy rằng thang BDI-II có thể
được sử dụng thích hợp ở các nền văn hóa khác nhau, ngay cả trong những
nền văn hóa có sự kỳ thị cao về các vấn đề tâm lý [24],[25]. Phân loại điểm
trầm cảm như sau:
 < 14 điểm:

Không có trầm cảm

 14 – 19 điểm:

Trầm cảm nhẹ


8
 20 – 29 điểm:

Trầm cảm vừa


 ≥ 30 điểm:

Trầm cảm nặng

Thang Hamilton: Thang Hamilton ra đời năm 1960, thường được viết tắt
là HAM-D (Hamilton Depression) hoặc HDRS (Hamilton Depression Rating
Scale). Thang này thể hiện một phương pháp đơn giản để đánh giá bằng định
lượng mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn trầm cảm và loa âu, thang
HAM-D gồm 14 mục để đánh giá rối loạn trầm cảm trong tuần vừa qua, đây
là một thang được công nhận có giá trị và độ tin cậy cao được sử dụng trong
nghiên cứu lâm sàng và để chứng minh những chuyển biến của rối loạn này
trong quá trình điều trị, thực hiện thang HAM-D mất khoảng 20 - 30 phút để
hoàn thành và nên được thực hiện bởi người phỏng vấn đã được huấn luyện
[26]. Phân loại các mức độ như sau:
 0 – 7 điểm: Bình thường
 8 – 10 điểm: Có dấu hiệu trầm cảm hoặc lo âu

 11 – 21 điểm: Trầm cảm hoặc lo âu thực sự
Thang đánh giá CES-D (Centre for Epidemiological Studies -Depression
Scale): Thang đánh giá CES-D là một bộ câu hỏi ngắn gồm 20 câu hỏi tự điền
được thiết kế để đánh giá các triệu chứng TC trong cộng đồng. Thang đánh
giá CES-D có độ tin cậy, tính hợp lệ và có sự đồng nhất về đặc điểm nhân
khẩu học trong các mẫu thử nghiệm trên dân số chung. Tuy nhiên, thang đánh
giá CES-D cũng có một số hạn chế: nó không sử dụng như là một tiêu chuẩn
chẩn đoán lâm sàng, điểm cắt rối loạn TC để kiểm tra lâm sàng vẫn chưa
được xác nhận, đồng thời tùy thuộc vào kỹ năng của người phỏng vấn [27].
Phân loại mức độ trầm cảm như sau:
 < 16 điểm: Không có dấu hiệu trầm cảm



9
 ≥ 16 điểm: Có dấu hiệu trầm cảm
Thang sàng lọc trầm cảm PHQ9: Bảng PHQ - 9 là một bảng gồm 9 câu
hỏi dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán TC của DSM-IV. Điểm của các câu hỏi
dao động từ 0 (không có), 1(vài ngày), 2 (hơn một nửa số ngày), và 3 (hầu
như hàng ngày). Tổng điểm dao động từ 0 đến 27. Bảng PHQ - 9 vừa phát
hiện TC và vừa phản ánh được mức độ nặng của TC. Bảng PHQ - 9 đã được
Việt hóa và sử dụng trong cộng đồng [28]. Phân loại các mức độ như sau:
 0 – 4 điểm: Không bị trầm cảm
 5 – 9 điểm: trầm cảm nhẹ
 10 – 14 điểm: Trầm cảm vừa
 15 – 19 điểm: Trầm cảm nặng vừa
 ≥ 20 điểm: Trầm cảm nặng
Tuy nhiên các thang đo này vẫn có một số hạn chế như đối tượng áp dụng
còn rộng, chưa khu trú đặc biệt cho nhóm tuổi nào, thường được sử dụng
trong bệnh viện để theo dõi hiệu quả trước và sau điều trị bệnh. Trong khi đó
thang RADS là thang được đánh giá là phù hợp để sàng lọc trầm cảm ở thanh
thiếu niên [29],[30].
1.1.3 Thang trầm cảm thanh thiếu niên RADS và ngưỡng phân biệt
Thang Đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (RADS 10 – 20) là thang tự
đánh giá nhằm xác định các thanh thiếu niên có các triệu chứng trầm cảm do
William M. Reynolds xây dựng năm 1986. Nghiên cứu mở rộng và sử dụng
RADS trong lâm sàng cho thấy thang đo có độ tin cậy, tính hợp lệ và được
ứng dụng trong lâm sàng với nội dung các mục RADS không thay đổi. Thang


10
RADS đã được việt hóa và đưa vào sử dụng tại Viện Sức khỏe Tâm thần
Quốc gia từ năm 1995.

RADS là thang tự đánh giá ngắn gọn gồm 30 đề mục để đánh giá mức độ
hiện thời của các triệu chứng học trầm cảm ở thanh thiếu niên theo bốn thành
phần cơ bản của trầm cảm: loạn khí sắc ( 8 câu hỏi đánh giá về tâm trạng bất
mãn, buồn bã, cô đơn,..), cảm xúc tiêu cực/mất hứng thú (7 câu hỏi phản ánh
sự không quan tâm, không hứng thú khi chơi, nói chuyện với người khác), tự
đánh giá tiêu cực (gồm 8 câu hỏi tự đánh giá bản thân), và phàn nàn về cơ thể
(7 câu hỏi liên quan đến đánh giá về thể chất: cảm giác ốm, mệt mỏi,..).
RADS được sử dụng ở cả trong trường học và các cơ sở lâm sàng, nó phù
hợp cho thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 20. Hoàn thành trắc nghiệm
RADS thường mất từ 5 đến 10 phút. Các mức điểm ở RADS chỉ báo mức độ
của các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên trên lâm sàng (bình thường,
nhẹ, vừa và nặng). Tính điểm RADS bằng cách cộng điểm mức độ từ 0 đến 3
của các câu. Riêng các câu 1, 5, 10, 12, 23, 25, 29 tính điểm ngược lại.Mức
(0) chuyển mức (3) và ngược lại; mức (1) chuyển mức (2) và ngược lại. Cộng
tổng điểm của tất cả 30 câu sau khi điều chỉnh ta có các mức độ trầm cảm như
sau:[31]
 ≤ 30 điểm:

Không bị trầm cảm

 31 – 40 điểm:

Trầm cảm nhẹ

 41 – 50 điểm:

Trầm cảm vừa

 ≥ 51 điểm:


Trầm cảm nặng


11

1.2 Nhân cách
1.2.1 Đặc điểm nhân cách
1.2.1.1 Định nghĩa nhân cách
Có nhiều định nghĩa về nhân cách nhưng có thể nêu lên một số định
nghĩa như sau: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý
của cá nhân tạo nên bản sắc tâm lý và giá trị xã hội của cá nhân đó. Phân
biệt với các khái niệm con người, cá nhân, cá tính:
Con người là một thực thể sinh vật – xã hội có ý thức khác hẳn về chất
so với các loài động vật.
Cá nhân: dùng để chỉ một con người cụ thể của một cộng đồng, thành
viên của xã hội, được xem xét cụ thể với đặc điểm tâm lý, sinh lý và xã hội để
phân biệt với cá nhân khác và với cộng đồng.
Cá tính: là những đặc tính tâm lý của một cá nhân tạo nên sự khác biệt về
mặt tâm lý giữa cá nhân đó và cá nhân khác (bản sắc tâm lý riêng).
Nhân cách là tổng hợp, không phải là những đặc điểm cá thể của con
người, mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên
của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội, giá trị và cốt cách làm người của
mỗi cá nhân. Do đó không phải con người sinh ra đã có nhân cách, nhân cách
được hình thành dần trong quá trình tham gia các mối quan hệ xã hội của con
người. Nhân cách quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất
biện chứng với cái chung của cộng đồng mà cá nhân là đại biểu.
Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách thường biểu hiện ở ba cấp
độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân, cấp độ biểu hiện ra bằng
hoạt động và các sản phẩm của nó [13],[32].



12
1.2.1.2 Các đặc điểm cơ bản của nhân cách
Các nhà tâm lý học đã nêu ra các đặc điểm nhân cách như sau:[13],[32]
a)Tính thống nhất của nhân cách: Nhân cách là một cấu trúc tâm lý tức
là thống nhất các thuộc tính, các đặc điểm tâm lý xã hội sự thống nhất
giữa đức và tài, giữa phẩm chất và năng lực, các phần từ tạo nên nhân cách
liên hệ hữu cơ với nhau làm cho nhân cách mang tính tọn vẹn.
b) Tính ổn định của nhân cách: Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tương
đối ổn định tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Những đặc điểm tâm lý nói lên bộ
mặt tâm lý – xã hội của cá nhân, quy định giá trị xã hội làm người của mỗi cá
nhân. Vì thế các đặc điểm nhân cách, các phẩm chất của nhân cách tương đối
khó hình thành và tương đối khó mất đi .
c) Tính tích cực của nhân cách: Nhân cách là chủ thể của hoạt động và
giao tiếp là sản phẩm của xã hội, vì thế nhân cách mang tính tích cực. Mỗi cá
nhân được thừa nhận là nhân cách khi anh ta tích cực hoạt động trong những
hình thức đa dạng của nó nhờ đó mà nhận thức, cải tạo thế giới qua đó mà cải
tạo bản thân mình.
d) Tính giao lưu của nhân cách: Nhân cách chỉ có thể hình thành và phát
triển tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao lưu với
nhân cách khác. Thông qua giao lưu con người nhập vào mối quan hệ xã hội,
lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội đồng thời con người
được đánh giá, được nhìn nhận theo quan hệ xã hội
1.2.2 Các học thuyết khác nhau về nhân cách
Thuyết chất dịch của người Hy lạp cổ: cho rằng cơ thể chứa đựng những
chất dịch (chất lỏng) như máu, đờm, dãi, mật đen, mật vàng. Những chất này
có ảnh hưởng nhiều tới nhân cách của con người, người có nhân cách vui vẻ


13

hoạt bát được cho là vì có tỷ lệ máu cao, còn người có tỷ lệ mật vàng (hay
nước mắt) cao thì sẽ có tính cách nóng nảy hấp tấp.
Thuyết nhân cách của Freud: nhấn mạnh tầm quan trọng của trải nghiệm
thời thơ ấu, những ý nghĩ bị dồn nén và những xung đột của cái có ý thức và
cái vô thức. Ba thành phần cấu trúc của nhân cách gồm có: cái ấy, cái tôi và
cái siêu tôi. Và nhân cách con người được phát triển qua 5 giai đoạn dựa theo
quá trình sinh lý sinh trưởng tự nhiên của con người.
Thuyết nhận thức xã hội về nhân cách của Bandura: nhân cách mỗi người
được phát triển do ảnh hưởng của 3 nhân tố: môi trường xã hội, nhận thức –
cá nhân và hành vi; và thay đổi tùy thuộc vào 4 quá trình nhận thức khác nhau
của con người gồm: (1) phát triển năng lực ngôn ngữ, (2) học tập bằng quan
sát, (3) hành vi có mục đích, (4) tự phân tích bản thân.
Các thuyết nhân văn về nhân cách của Maslow và Roger: nhấn mạnh và
khả năng của con người, thực tại hóa bản thân, phát triển tiềm năng và tự do
lựa chọn vận mệnh cho mình.
Thuyết về nét nhân cách của Gordon Allport và Raymond Cattel: từ 4500
từ miêu tả tính cách được rút gọn thành 35 rồi thành 16 nét tính cách cơ bản
của con người. Đến nay các nhà tâm lý rút gọn chỉ còn 5 tính cách cơ bản:
tính cởi mở (hay khép kín), tính chu đáo (hay cẩu thả), tính hướng ngoại (hay
hướng nội), tính dễ thương (hay dễ ghét) và tính điềm đạm (hay nóng nảy).
Thuyết 5 yếu tố lớn của nhân cách của Costa và Mccrae: có 5 yếu tố (Big
Five) quy định nhân cách con người là: nhiễu tâm, hướng ngoại, cởi mở, dễ
đồng ý và tận tâm [13],[32].
Có rất nhiều thuyết về nhân cách, mỗi thuyết có ưu nhược điểm khác
nhau, nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thuyết nhân cách của
Hans Eysenck.


14
Thuyết nhân cách của Hans Eysenck: sử dụng phân tích yếu tố để nhận

dạng các đặc điểm nhân cách, với 2 yếu tố gồm hướng nội - hướng ngoại và
yếu tố thần kinh. Nếu phân tích theo yếu tố hướng nội - hướng ngoại, một số
người thường điềm tĩnh, cẩn thận trầm ngâm và ức chế (người hướng nội) còn
một số khác là những người luôn vượt lên trước, hòa đồng và hoạt động
(người hướng ngoại). Con người cũng có thể chia thành kiểu người buồn rầu,
hay tự ái, nhạy cảm (không ổn định), hay điềm tĩnh, đáng tin (ổn định). Bằng
cách đánh giá con người theo hai chiều hướng này, Eysenck có thể dự đoán
hành vi con người trong nhiều tình huống khác nhau vì vậy ông đã xây dựng
bảng trắc nghiệm nhân cách Eysenck Personality Inventory (viết tắt là EPI).
Với số câu vừa phải và dễ hiểu, thang đo nhân cách của Eysenck đã được dịch
và đưa vào sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và thực hành lâm sàng ở Việt
Nam khá lâu.Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang đo nhân cách
của Eysenck để tìm hiểu nhân cách của sinh viên Y [20].
Phân loại nhân cách khi kết hợp hai yếu tố hướng nội - hướng ngoại và
yếu tố thần kinh theo Hans Eysenck: Hans Eysenck chia nhân cách con người
thành 4 kiểu cơ bản với những đặc điểm như sau:
Kiểu nhân cách Hoạt bát: Người thuộc kiểu nhân cách này là người sống
hăng hái, vui vẻ, yêu đời và linh hoạt. Cảm xúc của họ khá ổn định, họ dễ
rung cảm nhưng thường không sâu và nhanh chóng quên những điều giận dỗi.
Họ hay hướng về tập thể, thường cởi mở, thiện chí và dí dỏm. Họ thích nói
chuyện với người khác và thường có tố chất lãnh đạo.
Kiểu nhân cách Bình thản: Là kiểu nhân cách có quá trình hưng phấn và
ức chế bằng nhau, nhưng ít năng động tức là thụ động, có sức ỳ lớn. Người
Bình thản là người trầm tính, điềm đạm, kiên nhẫn và tránh xa các cuộc cãi cọ
xung đột. Họ thích sự ngăn nắp, quen thuộc nhưng ngại sự thay đổi. Cảm xúc
của họ rất ổn định, khả năng kiềm chế cảm xúc tốt và biết tự chủ.


15
Kiểu nhân cách Nóng nảy: Đặc điểm nổi bật của người Nóng nảy là tốc

độ và hành động nhanh, tính hưng phấn cao. Họ thường dễ bị kích động, dễ
mất bình tĩnh và dễ nổi khùng. Khi giao tiếp thường thể hiện tính hay nổi
nóng mà khó kiềm chế được mình. Thường có hành vi thô lỗ, cục cằn bạo lực.
Kiểu nhân cách Ưu tư: Người Ưu tư thường hành động chậm chạp, cảm
xúc hay u sầu buồn bã, dễ phiền muộn và sợ hãi. Họ có khả năng chịu đựng
cao, ít khi biểu hiện cảm xúc ra ngoài, thường hay bi quan hay suy nghĩ [33].
1.2.3 Thang đo nhân cách của Hans Eysenck (EPI)
Trắc nghiệm nhân cách của Hans Eysenck bao gồm 57 câu hỏi và trả lời
“Có” hoặc “Không” cho mỗi câu hỏi. Trả lời theo ý tưởng đầu tiên xuất hiện
trong đầu, trả lời trung thực. Cách thức tiến hành như sau: Đánh dấu (+) nếu
trả lời “Có”, đánh dấu (-) nếu trả lời “Không” vào vị trí tương ứng của câu trả
lời trong phiếu trắc nghiệm. Cách tính điểm như sau:
– Mục A. Cho mỗi câu 1 điểm:
Nếu những câu hỏi sau đây trả lời là “Có”: 1, 3, 8, 10, 13, 17, 22, 25,
27, 39, 44, 46, 49, 53, 56.
Nếu những câu hới sau đây trả lời là “Không”: 5, 15, 20, 29, 32, 34,
37, 41, 51.
– Mục B. Cho mỗi câu 1 điểm
Nếu các câu hỏi sau đây trả lời là “Có”: 2, 4, 7, 9, 11, 14, 16, 19, 21,
23, 26, 28, 31, 33, 35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57.
– Mục C. Cho mỗi câu 1 điểm
Nếu những câu trả lời sau đây là “Có”: 6, 24, 36.
Nếu những câu hỏi sau đây trả lời là “Không”: 12, 18, 30, 42, 48, 54.
Kết luận: Mục A:

≤ 12: Hướng nội
>12: Hướng ngoại



×