Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

ĐẶC điểm TRỤC RĂNG cửa dưới TRÊN PHIM sọ NGHIÊNG từ XA ở các SAI LỆCH DO XƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN ANH

ĐẶC ĐIỂM TRỤC RĂNG CỬA DƯỚI
TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA
Ở CÁC SAI LỆCH DO XƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN VĂN ANH

ĐẶC ĐIỂM TRỤC RĂNG CỬA DƯỚI
TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA
Ở CÁC SAI LỆCH DO XƯƠNG
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt
Mã số
: 60720601
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
TS. QUÁCH THỊ THÚY LAN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Trường
Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo và QLKH, Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Cô TS. Quách Thị Thúy Lan,
người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình dìu dắt, giúp đỡ tôi, truyền dạy cho tôi
biết bao kiến thức khoa học và cuộc sống. Cô đã cho tôi những ý kiến đóng
góp vô cùng bổ ích để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trương Mạnh Dũng Viện Trưởng Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại Học Y Hà Nội, chủ
nhiệm đề tài cấp Nhà Nước “Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở
người Việt Nam để ứng dụng trong y học” và PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc Thư ký đề tài cấp Nhà Nước, là những người Thầy, nhà khoa học luôn tận
tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp cho tôi những ý kiến vô cùng
quý báu để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy Cô trong Hội Đồng chấm luận
văn đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi những tình cảm yêu thương nhất tới bạn bè, người
thân - gia đình đã luôn bên tôi và là điểm tựa vững chắc cho tôi vượt qua
những khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có được kết quả
như ngày hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn !

LỜI CAM ĐOAN



Tôi là Nguyễn Văn Anh, học viên cao học khóa XXV, chuyên ngành
Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Quách Thị Thúy Lan.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2018
Người viết cam đoan

Nguyễn Văn Anh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


: Giá trị trung bình
Cs

: Cộng sự

FH

: Frankfort Horizotal (Mặt phẳng Frankfort)

FMA


: Frankfort-mandibular plane angle Góc mặt phẳng hàm dưới

Max

: Giá trị lớn nhất

Min

: Giá trị nhỏ nhất

MP

: Mandibular plane (mặt phẳng hàm dưới)

OP

: Occlusal Plane: Mặt phẳng cắn

Op

: Occlusion plane (mặt phẳng cắn)

Rcd

: Răng cửa dưới

SD

: Độ lệch chuẩn


TB

: Trung bình

TQX

: Tương quan xương

XHD

: Xương hàm dưới

XHT

: Xương hàm trên

IMPA

: Góc trục răng cửa dưới với mặt phẳng hàm dưới

FMIA

: Góc trục răng cửa dưới – mặt phẳng FH

U1/L1

: Góc liên trục răng cửa

L1/NB


: Góc trục răng cửa dưới so với NB

L1-NB

: Độ nhô răng cửa dưới so với NB

Pg-NB

: Độ nhô của cằm


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các sơ đồ, biểu đ
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................3
1.1. Sự tăng trưởng của các xương mặt.........................................................3
1.2. Phân tích phim Xquang sọ nghiêng........................................................6
1.2.1. Tác dụng của phim sọ mặt chụp nghiêng từ xa...............................6
1.2.2. Các điểm chuẩn thường dùng trên phim sọ nghiêng.......................7
1.3. Tương quan xương theo Steiner...........................................................12
1.4. Đặc điểm trục răng cửa dưới trên phim sọ nghiêng.............................13
1.4.1. Trục răng cửa dưới trong phân tích Steiner...................................13
1.4.2. Trục răng cửa dưới trong phân tích Tweed...................................14
1.4.3. Đánh giá kiểu mặt theo chiều đứng dọc và dự đoán hướng tăng
trưởng hàm dưới..........................................................................17

1.5. Đánh giá các chỉ số mô mềm thường sử dụng trên phim sọ nghiêng. .18
1.5.1. Một số chỉ số mô mềm trên phim sọ nghiêng...............................18
1.5.2. Mối tương quan giữa mô cứng và mô mềm trên phim sọ nghiêng....20
1.6. Một số nghiên cứu liên quan................................................................21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............25
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................25
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................25


2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................25
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................27
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn đối tượng nghiên cứu.........................................27
2.3.3. Cách chọn mẫu..............................................................................28
2.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu.....................................................28
2.4. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................32
2.4.1. Chuẩn bị dụng cụ..........................................................................32
2.4.2. Các chỉ số và biến số nghiên cứu..................................................32
2.5. Xử lí số liệu..........................................................................................38
2.6. Sai số và cách khắc phục......................................................................38
2.6.1. Sai số.............................................................................................38
2.6.2. Cách khống chế sai số...................................................................39
2.7. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................41
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...........................................................41
3.1.1. Phân bố giới tính...........................................................................41
3.1.2. Phân bố tương quan xương theo giới............................................41
3.2. Mô tả trục răng cửa dưới trên phim sọ nghiêng từ xa ở các tương quan
xương loại I, II, III..............................................................................42

3.3. Sự khác biệt của góc trục răng cửa dưới ở 3 nhóm kiểu mặt khác nhau
và mối liên quan giữa trục răng cửa dưới với mô mềm......................44
3.3.1. Sự khác biệt của góc trục răng cửa dưới khi góc mặt thay đổi.....44
3.3.2. Mối tương quan giữa trục răng cửa dưới và mô mềm...................45
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................51
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................51


4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới...............................................................51
4.1.2. Đặc điểm phân bố tương quan xương...........................................52
4.1.3. Dạng phân phối của các đặc điểm nghiên cứu..............................55
4.2. Trục răng cửa dưới ở 3 loại khớp cắn...................................................55
4.3. Mối liên quan trục răng cửa dưới với một số yếu tố khác trên phim sọ
nghiêng ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên........................................59
4.3.1. Sự khác biệt của góc trục răng cửa dưới khi góc mặt thay đổi.....59
4.3.2. Nhận xét mối tương quan giữa răng cửa dưới và mô mềm của
nhóm đối tượng nghiên cứu trên..................................................62
KẾT LUẬN.....................................................................................................69
KIẾN NGHỊ....................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.

Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.

Tên và định nghĩa các điểm mô cứng..........................................32
Tên và định nghĩa các điểm mô mềm..........................................33
Biến số nghiên cứu về đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu......36
Biến số nghiên cứu của mục tiêu 1 và mục tiêu 2.......................36
Biểu đồ phân bố tương quan xương theo giới.............................41
Bảng giá trị trung bình các chỉ số răng cửa dưới ở tương quan
xương hạng I theo giới.................................................................42
Bảng giá trị trung bình các chỉ số răng cửa dưới ở tương quan
xương hạng II theo giới...............................................................42
Bảng giá trị trung bình các chỉ số răng cửa dưới ở tương quan
xương hạng III theo giới..............................................................43
Các góc (độ), khoảng cách (mm) của răng cửa dưới trên xương
theo giới.......................................................................................43
Giá trị trung bình các chỉ số răng cửa dưới theo tương quan xương. .44

Bảng các giá trị trung bình các chỉ số răng cửa dưới ở các kiểu mặt...45
Bảng các chỉ số mô mềm theo phân tích giữa nam và nữ...........45
Đặc điểm một số chỉ số mô mềm ở các loại tương quan xương..46
Mối tương quan giữa góc mũi môi (Cm-Sn-Ls) và các góc trục
răng cửa dưới...............................................................................46
Mối tương quan giữa góc môi cằm (Li-B'-Pg') và các góc trục
răng cửa dưới...............................................................................47
Mối tương quan góc hai môi (Sn-Ls/Li-Pg') và các góc trục răng
cửa dưới.......................................................................................47
Tương quan giữa độ nhô môi trên (Ls-S)với một số chỉ số về răng
cửa dưới.......................................................................................48
Mối tương quan giữa khoảng cách Li - S với L1/NB, L1 - NB . 48
So sánh tỉ lệ các loại tương quan xương với các nghiên cứu khác.....52
So sánh các nghiên cứu khác.......................................................57
So sánh góc trục răng cửa dưới IMPA giữa nghiên cứu của chúng
tôi với các nghiên cứu khác.........................................................60


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ nam nữ.................................................................41
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ các kiểu mặt.........................................................44
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa Li-S và L1/NB..............................................49
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa Li-S và L1-NB..............................................50
Biểu đồ 4.1. Giá trị các góc IMPA,FMIA qua các nghiên cứu......................55


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.


Sự tăng trưởng của xương hàm trên...............................................3

Hình 1.2.

Sự tăng trưởng của xương hàm dưới theo nguyên tắc chữ V và
nguyên tắc bề mặt vùng bồi xương, vùng tiêu xương........................4

Hình 1.3.

Tốc độ tăng trưởng trong các thời kỳ ở nam và nữ .......................5

Hình 1.4.

Tương quan tăng trưởng của nền sọ và tăng trưởng mặt ..............6

Hình 1.5.

Các thành phần của xương sọ mặt ................................................7

Hình 1.6.

Các điểm chuẩn về xương trên phim sọ nghiêng ..........................8

Hình 1.7.

Các điểm chuẩn phần mềm trên phim sọ nghiêng ......................10

Hình 1.8.


Các mặt phẳng tham chiếu ..........................................................10

Hình 1.9.

Các mặt phẳng hàm dưới.............................................................11

Hình 1.10. Các góc trong tam giác mặt của tweed........................................16
Hình 1.11. Góc sn-gogn trong phân tích steiner............................................18
Hình 1.12. Góc mũi môi................................................................................18
Hình 1.13. Đường thẩm mỹ S .......................................................................19
Hình 1.14. Góc môi cằm ...............................................................................19
Hình 1.15. Góc hai môi .................................................................................20
Hình 1.16. Cùng một mô xương nhưng mô mềm thì khác nhau ..................20
Hình 1.17. Sự thay đổi môi theo răng cửa ....................................................21
Hình 2.1.

Giao diện chính của phần mềm Vnceph......................................29

Hình 2.2.

Cửa sổ thông tin bệnh nhân trên Vnceph.....................................30

Hình 2.3.

Nhập phim vào phần mềm Vnceph..............................................30

Hình 2.4.

Chuẩn hóa phim sọ nghiêng.........................................................31


Hình 2.5.

Xác định các điểm mốc giải phẫu và đo các chỉ số bằng phần
mềm Vnceph................................................................................31


Hình 2.6.

Một số điểm chuẩn trên phim sọ nghiêng....................................33

Hình 2.7.

Các điểm chuẩn phần mềm trên phim sọ nghiêng.......................34

Hình 2.8.

Một số mặt phẳng tham chiếu trên phim sọ nghiêng...................35

Hình 4.1.
Hình 4.2.

Lược đồ phân bố IMPA ...............................................................53
Lược đồ phân bố Fmia.....................................................................

Hình 4.3.
Hình 4.4.

Lược đồ phân bố L1/U1 .........................................................54
Lược đồ phân bố L1/NB..................................................................


Hình 4.5.
Hình 4.6.

Lược đồ phân bố L1-NB..............................................................54
Lược đồ phân bố Sn-GoGn..........................................................54

Hình 4.7.
Hình 4.8.

Lược đồ phân bố CmSnLs ........................................................54
Lược đồ phân bố Li-B'-Pg'...............................................................

Hình 4.9. Lược đồ phân bố Sn-Ls/Li-Pg’....................................................55
Hình 4.10. Lược đồ phân bố Li-S......................................................................
Hình 4.11. Theo burstone cùng một mô xương nhưng mô mềm thì khác nhau...64


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lệch lạc khớp cắn là một trong những vấn đề được cả nha sỹ và bệnh
nhân quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực răng hàm mặt. Theo nghiên cứu của
Đổng Khắc Thẩm, khảo sát tình trạng khớp cắn ở người Việt trong độ tuổi
17-27 (2000) thì tỷ lệ lệch lạc khớp cắn là 83,2%, trong đó có 71,3% sai khớp
cắn loại I, 7% sai khớp cắn loại II và 21,7% sai khớp cắn loại III [1]. Nghiên
cứu của Cao Thị Hoàng Yến (2007) [2] về tình trạng khớp cắn của sinh viên
Đại học Y Hà Nội lứa tuổi 18 – 20 cho thấy: Phân bố về phân loại khớp cắn
theo Angle có kết quả: CLI: 58,33%; CLII: 23,33%; CLIII: 18,34%.
Lệch lạc khớp cắn là một tình trạng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ,
sức khỏe và các mặt đời sống cá nhân, tạo điều kiện cho các bệnh răng

miệng khác phát triển như sang chấn khớp cắn, rối loạn khớp thái dương
hàm, sâu răng, viêm lợi [1].
Nắn chỉnh răng để sửa chữa các loại sai khớp cắn ngày càng đạt được
nhiều thành tựu to lớn, tuy nhiên, để đạt được những kết quả tốt về mặt thẩm
mỹ và chức năng sau điều trị còn gặp nhiều thách thức. Để hạn chế những
biến chứng sau chỉnh nha ở những bệnh nhân điều trị chỉnh nha bù trừ, đặc
biệt là ở các sai lệch xương loại II, III đòi hỏi các nha sĩ cân nhắc kỹ lưỡng
các yếu tố liên quan trục răng và xương ổ răng trước điều trị. Theo Tweed,
trục răng và vị trí của răng cửa dưới đóng vai trò là yếu tố định hình cho vùng
răng cửa trên trong điều trị chỉnh nha, và do đó là yếu tố chính tạo nên tính
thẩm mỹ sau điều trị [3],[4].
Việc chẩn đoán, lên kế hoạch cũng như tiên lượng được vị trí răng cửa
dưới sau điều trị là một yếu tố quan trọng trong đánh giá kết quả sau điều trị,
tạo yếu tố thẩm mỹ, chức năng cũng như thành công trong điều trị nắn chỉnh.


2

Tuy nhiên hiện nay có rất ít các nghiên cứu ở Việt Nam đánh giá vị trí
và đặc điểm trục răng cửa trên phim sọ nghiêng từ xa.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm
trục răng cửa dưới trên phim sọ nghiêng từ xa ở các sai lệch do xương”,
với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả trục răng cửa dưới trên phim sọ nghiêng từ xa ở các sai lệch xương
loại I, II, III ở một nhóm người Việt có độ tuổi 18-25 tại Hà Nội năm 2017.
2. Nhận xét mối liên quan trục răng cửa dưới với một số yếu tố khác trên
phim sọ nghiêng từ xa ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Sự tăng trưởng của các xương mặt
Xương hàm trên (XHT) tăng trưởng sau khi sinh bằng sự sinh xương
màng. XHT phát triển theo ba hướng trong không gian nhờ sự bồi đắp
xương ở đường khớp nối XHT với xương sọ và nền sọ, sự bồi đắp xương ở
mặt ngoài và tiêu xương ở mặt trong, sự mọc răng tạo xương ổ. XHT trong
quá trình tăng trưởng có sự dịch chuyển theo hướng xuống dưới, ra trước ra
xa nền sọ [5],[6].

Hình 1.1. Sự tăng trưởng của xương hàm trên [7]
Tăng trưởng xương hàm dưới (XHD) là từ xương màng và xương sụn.
Sau khi khối xương dần hình thành, tế bào sụn xuất hiện ở những vùng riêng
biệt như lồi cầu, mỏm vẹt, góc hàm. Sau khi sinh chỉ còn lại sụn lồi cầu và
hoạt động tới 18 - 25 tuổi. Chỉ có vùng này mới xảy ra quá trình tăng sản,
tăng dưỡng và hình thành xương từ sụn, còn tất cả các vùng khác của XHD
đều được hình thành và tăng trưởng bởi sự bồi đắp hoặc tiêu xương trực tiếp ở
bề mặt. Những vị trí tăng trưởng chủ yếu XHD sau sinh là ở sụn lồi cầu, bờ
sau cành lên và gờ xương ổ răng [5],[6].


4

Hình 1.2. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới theo nguyên tắc chữ V và
nguyên tắc bề mặt vùng bồi xương (màu đỏ), vùng tiêu xương (màu xanh) [8]
Sự tăng trưởng hai hàm theo ba chiều không gian hoàn tất (hay giảm dần
tốc độ tăng trưởng chậm ở người trưởng thành) theo một thứ tự nhất định:
chiều rộng, chiều trước sau và cuối cùng là chiều cao. Sự tăng trưởng theo
chiều rộng ở cả hai hàm bao gồm chiều rộng hai cung răng có khuynh hướng

chấm dứt trước đỉnh tăng trưởng dậy thì và bị thay đổi rất ít nếu có do sự thay
đổi tuổi dậy thì. Cả hai xương hàm tiếp tục tăng trưởng theo chiều trước sau
và chiều cao qua giai đoạn dậy thì. Ở bé gái trung bình XHT tăng trưởng
xuống dưới và ra trước chậm dần ở tuổi 14-15 (2-3 năm sau khi xuất hiện


5

kinh nguyệt), sau đó có khuynh hướng tăng trưởng nhẹ hầu như theo hướng ra
trước. Đối với cả nam và nữ, tăng trưởng mặt theo chiều cao chấm dứt muộn
hơn chiều trước sau chủ yếu do sự tăng trưởng trên chiều cao của xương hàm
dưới. Đến khoảng 18 tuổi tốc độ tăng trưởng này sẽ bằng tốc độ tăng trưởng
chậm ở người trưởng thành.

Chiều cao
đạt được
(cm)

Tuổi (năm)
Hình 1.3. Tốc độ tăng trưởng trong các thời kỳ ở nam và nữ [9]
Nghiên cứu của Behrents (1985) cho thấy sự tăng trưởng mặt vẫn tiếp
tục diễn ra ở người trưởng thành. Những thay đổi diễn ra theo chiều cao ở
người trưởng thành nổi bật hơn những thay đổi theo chiều trước sau, trong khi
những thay đổi theo chiều rộng thì ít xảy ra nhất và những thay đổi này được
quan sát ở hệ mặt người lớn có vẻ như tiếp tục tăng trưởng trong kỳ trưởng
thành. Sự xoay của hai xương hàm vẫn tiếp tục diễn ra ở người trưởng thành
cùng với sự thay đổi theo chiều cao và sự mọc răng. Thông thường, hai xương
hàm ở nam đều xoay ra trước làm giảm nhẹ góc mặt phẳng hàm dưới trong



6

khi xương hàm ở nữ có khuynh hướng xoay ra và sau góc mặt phẳng hàm
dưới tăng. Trong cả hai giới, răng có những thay đổi để bù trừ nên phần lớn
tương quan cắn khớp được duy trì [6].

Hình 1.4. Tương quan tăng trưởng của nền sọ và tăng trưởng mặt [10]
1.2. Phân tích phim Xquang sọ nghiêng
1.2.1. Tác dụng của phim sọ mặt chụp nghiêng từ xa
Năm 1922, Pacini đã giới thiệu khái niệm về hình ảnh Xquang sọ chuẩn
hóa có thể được coi là tài liệu đầu tiên nói về phim đo sọ mặt.
Năm 1931, Hofrath (Đức) và Broadbent (Mỹ) đã đồng thời hoàn thiện kỹ
thuật đo sọ mặt trên phim và áp dụng những nguyên tắc này vào chỉnh hình
răng mặt. Kể từ đó kỹ thuật này ứng dụng rộng rãi để phân tích tương quan sọ
mặt trên bệnh nhân.
Phim chụp sọ mặt từ xa bao gồm hai loại: Phim sọ mặt từ xa chụp thẳng
và phim sọ mặt từ xa chụp nghiêng [11],[12],[13]. Chụp từ xa là khoảng cách
giữa bóng phát tia X và khối sọ mặt của bệnh nhân tối thiểu bằng 1,5m. Sử
dụng phim chụp nghiêng vì ở tư thế này làm giảm độ phóng đại xuống ít nhất
và dễ đánh giá hơn.
Phim sọ nghiêng có những công dụng sau:
- Quan sát hệ thống sọ - mặt - răng.


7

- Nghiên cứu sự phát triển của hệ thống sọ - mặt - răng.
- Xác định các chuẩn bình thường của sọ mặt theo từng lứa tuổi.
- Phân tích, chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị, tiên đoán kết quả điều trị.
- Phân tích quá trình điều trị.

- Phân tích quá trình tăng trưởng.
- Phân tích sự tái phát và những thay đổi sau điều trị.
Phim sọ nghiêng dùng để đánh giá tương quan chiều trước sau giữa hàm
trên và hàm dưới, đặc biệt đối với lệch lạc khớp cắn loại II hoặc loại III phim
giúp cho việc chẩn đoán nguyên nhân là do hàm trên hay hàm dưới để có kế
hoạch điều trị thích hợp.

Hình 1.5. Các thành phần của xương sọ mặt [14]
(1)Sọ và nền sọ. (2) XHT và phức hợp mũi XHT. (3) XHD. (4) Răng và xương
ổ răng hàm trên. (5) Răng và xương ổ răng hàm dưới.
1.2.2. Các điểm chuẩn thường dùng trên phim sọ nghiêng
* Ở xương sọ:
- Điểm Nasion (Na): là điểm trước nhất, chỗ nối xương trán và xương
chính mũi.


8

- Điểm hố yên (Sella Turcia S): Điểm giữa hố yên xương bướm.
- Điểm Basion (Ba): Điểm dưới nhất của bờ trước lỗ chẩm.
- Porion (Po): Điểm cao nhất của bờ trên ống tai ngoài.
* Ở xương hàm trên:
- Orbital (Or): Điểm thấp nhất của bờ dưới ổ mắt.
- Anterior Nasal Spine (ANS): Điểm gai mũi trước.

Hình 1.6. Các điểm chuẩn về xương trên phim sọ nghiêng [14]
- Posterior Nasal Spine (PNS): Điểm gai mũi sau.
- Prosthion (Pr): Điểm trước nhất và thấp nhất của xương ổ răng hàm
trên giữa các răng cửa.
- Subspinal (Điểm A): Điểm sau nhất của xương ổ răng hàm trên

- Pterygomaxillare (Ptm): Khe chân bướm hàm có hình giọt nước, giới
hạn phía trước là bờ sau của xương hàm trên, giới hạn phía sau là phần trước
mỏm chân bướm của xương bướm. Điểm thấp nhất của khe chân bướm hàm
là Ptm.
- Is: Điểm rìa cắn răng cửa trên
- Điểm Isa: điểm chóp chân răng cửa hàm trên.


9

* Ở xương hàm dưới:
- Điểm răng cửa dưới (Ii): điểm đầu của thân răng cửa giữa hàm dưới ở
phía trước nhất.
- Submental (Điểm B): Điểm sau nhất của xương ổ răng hàm dưới
- Pogonion (Pog hoặc Pg): Điểm trước nhất của xương vùng cằm.
- Gnathion (Gn): Điểm trước nhất và dưới nhất của xương vùng cằm.
- Menton (Me): Điểm thấp nhất của xương vùng cằm.
- Gonion (Go): Điểm dưới nhất và sau nhất của góc hàm dưới.
- Articular (Ar): Giao điểm giữa bờ sau nhánh đứng xương hàm dưới và
bờ dưới của nền sọ sau (phần xương chẩm).
- Điểm Condylion (Co): Điểm lồi cầu, là điểm trên và sau nhất của lồi
cầu xương hàm dưới.
* Phần mềm
- Glabella (G’): Điểm trước nhất của trán.
- Nasion (Ns hoặc Na’): Điểm sau nhất của mô mềm vùng khớp trán mũi
- Pronasal (Pn): Điểm trước nhất của đỉnh mũi.
- Subnasale (Sn): Điểm ngay dưới chân mũi.
- Librale Superius (Ls): Điểm giữa trên bờ viền môi trên.
- Librale Inferius (Li): Điểm giữa trên bờ viền môi dưới.
- Pogonion (Pg’): Điểm trước nhất của cằm.

- Gnathion (Gn’): Điểm trước nhất và dưới nhất của cằm.
- Menton (Me’): Điểm dưới nhất của cằm.


10

Hình 1.7. Các điểm chuẩn phần mềm trên phim sọ nghiêng [14]
* Các mặt phẳng tham chiếu
- Mặt phẳng nền sọ (SN): Là mặt phẳng dùng để đánh giá sự thay đổi do
quá trình tăng trưởng hoặc điều trị của cá thể đó. Điểm S và N thuộc cấu trúc
dọc giữa, tương đối dễ xác định và ít bị thay đổi. Để so sánh giá trị của một cá
thể với quần thể dùng mặt phẳng SN có thể không chính xác nếu mặt phẳng
SN quá dốc xuống hoặc dốc lên. Vị trí S có thể quá thấp hoặc quá cao.

Hình 1.8. Các mặt phẳng tham chiếu [15]


11

- Mặt phẳng Frankfort Horizotal (FH): Đi qua hai điểm Po và Or, mặt
phẳng Frankfort cho thấy vị trí hai hàm chính xác hơn.
- Mặt phẳng khẩu cái (Palatal Plane): Là mặt phẳng đi qua hai điểm gai
mũi trước và gai mũi sau.
- Mặt phẳng khớp cắn (Occlusal plane - OP): là mặt phẳng đi qua điểm
giữa độ cắn chùm của răng hàm lớn thứ nhất và độ cắn chùm của răng cửa,
nếu trong trường hợp răng cửa sai vị trí thì mặt phẳng này đi qua điểm giữa
độ cắn chùm răng hàm lớn thứ nhất và răng hàm nhỏ.
- Mặt phẳng hàm dưới (Mandibular plane - MP): Có 4 mặt phẳng hàm dưới:
+ Mặt phẳng đi qua hai điểm Gnathion và Gonion.
+ Mặt phẳng đi qua hai điểm Menton và Gonion.

+ Mặt phẳng song song với trục thân xương hàm dưới và tiếp tuyến với
điểm thấp nhất của hàm dưới.
+ Mặt phẳng mà phía sau tiếp tuyến với góc hàm nơi thấp nhất, phía
trước tiếp tuyến với điểm thấp nhất của cằm.

Hình 1.9. Các mặt phẳng hàm dưới [15]
1. Tiếp tuyến bờ dưới XHD- Menton (đỏ)
2. Gonion - Gnathion (xanh lam)
3. Gonion - Menton (xanh lá cây)


12

1.3. Tương quan xương theo Steiner
Phân tích phim sọ nghiêng Steiner được đưa ra bởi Cencil Steiner những
năm 1950 có thể được xem là phương pháp đầu tiên trong lĩnh vực phân tích
phim sọ nghiêng hiện đại và đến nay vẫn là một công cụ hiệu quả được ưa dùng
trong chẩn đoán chỉnh nha.
Phân tích Steiner tồn tại ba phân tích riêng biệt: xương, mô mềm và
răng [16]. Trong đó, để chẩn đoán tương quan hai xương hàm, phân tích sử
dụng mặt phẳng S-N hay mặt phẳng nền sọ trước và góc ANB (ANB = SNA SNB) để xác định sự chênh lệch theo chiều trước sau giữa nền xương hàm
trên và nền xương hàm dưới [16].
Trong đó:
- Góc SNA:
+ Đánh giá vị trí xương hàm trên so với nền sọ.
+ Giá trị trung bình của góc SNA là 820 ± 20.
Nếu góc này lớn hơn 840 thì hàm trên nhô ra trước.
Nếu góc SNA < 800 thì xương hàm trên lùi sau.
- Góc SNB:
+ Đánh giá hàm dưới ở vị trí nhô ra hay lùi sau so với nền sọ.

+ Giá trị trung bình của góc này là 800 ± 20.
Nếu góc SNB > 820: Hàm dưới nhô ra trước.
Nếu góc SNB < 780: Hàm dưới lùi sau.
- Để đánh giá tương quan giữa nền xương hàm trên và nền xương hàm
dưới theo chiểu trước - sau, ta xét góc ANB:
+ Góc ANB (ANB = SNA - SNB) có giá trị trung bình 20.


13

+ Nếu góc ANB > 40: có khuynh hướng sai hình xương hạng II.
+ Góc ANB < 00: khuynh hướng sai hình xương hạng III.
Ưu điểm: mặt phẳng SNa dễ xác định, các điểm chuẩn S và Na tương
đối rõ ràng.
Nhược điểm: mặt phẳng SNa thay đổi theo từng cá thể. Mặt phẳng SNa
có thể dốc lên hoặc dốc xuống làm tương quan xương hàm so với xương bị
thay đổi và mặt phẳng SNa ngắn hay dài có thể làm tương quan 2 hàm không
còn chính xác nữa. Do đó trong nhiều trường hợp cần phối hợp với các phân
tích khác.
1.4. Đặc điểm trục răng cửa dưới trên phim sọ nghiêng
Có rất nhiều phân tích nói đến đặc điểm trục răng cửa dưới khi phân
tích trên phim sọ nghiêng như trong các phân tích cua Steiner, phân tích của
Tweed, Downs, Ricketts...
1.4.1. Trục răng cửa dưới trong phân tích Steiner
Vị trí và độ nghiêng của trục răng cửa dưới được xác định bằng tương
quan của răng cửa dưới với đường NB.
Khoảng cách từ điểm lồi nhất của thân răng cửa giữa hàm dưới đến
đường NB là 4mm.
Góc giữa trục Răng cửa giữa hàm dưới với đường NB trung bình là 250.
Tương tự như răng cửa hàm trên, khi đánh giá răng cửa hàm dưới cần

kết hợp cả hai giá trị góc và khoảng cách. Nếu chỉ có giá trị góc thì cũng
không cung cấp đủ thông tin thích hợp về tương quan theo chiều trước sau
của răng cửa dưới với phức hợp sọ mặt. Răng cửa dưới hợp một góc 250 với
NB nhưng có thể vẫn nhô ra trước hoặc lùi sau.
Ngược lại, khoảng cách từ điểm nhô nhất của răng cửa dưới đến NB
là 4mm nhưng răng cửa dưới có thể quá nghiêng ra trước hoặc quá nghiêng


×