Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

MÔ tả sự CHẤP NHẬN và hài LÒNG của bà mẹ KHI sử DỤNG sản PHẨM bọt tắm gội MAMAMY CHO TRẺ sơ SINH tại BỆNH VIỆN PHỤ sản TRUNG ƯƠNG năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.51 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGÔ THỊ TRANG

MÔ TẢ SỰ CHẤP NHẬN VÀ HÀI LÒNG CỦA
BÀ MẸ KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM BỌT TẮM GỘI
MAMAMY CHO TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2011-2017

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGÔ THỊ TRANG

MÔ TẢ SỰ CHẤP NHẬN VÀ HÀI LÒNG CỦA
BÀ MẸ KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM BỌT TẮM GỘI
MAMAMY CHO TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2011-2017
Chuyên ngành: Bác sỹ y học dự phòng



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Giáo viên HD 1: PGS.TS. NGÔ VĂN TOÀN
Giáo viên HD 2: Ths. LÊ VŨ THÚY HƯƠNG

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp tiến hành đề tài nghiên cứu, với lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội
Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. NGÔ VĂN TOÀN VÀ
Ths. LÊ VŨ THÚY HƯƠNG - người thầy, người cô đã dìu dắt, giúp đỡ tôi
tận tình trong suốt quá trình học tập tại trường và trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn vô cùng trân trọng đến Giám đốc bệnh viện
Phụ sản Trung Ương cùng toàn thể nhân viên tại Trung tâm chăm sóc sau
sinh đã giúp đỡ tôi và tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình thực hiện nghiên
cứu tại bệnh viện.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể tới những bà mẹ đã
sinh con tại bệnh viện và gia đình đã cho phép chúng tôi thực hiện nghiên cứu
đồng thời đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu mặc
dù rất bận rộn công việc chăm sóc trẻ sơ sinh và cần nghỉ ngơi sau khi sinh.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cha mẹ, anh chị em, cùng
bạn bè tôi đã luôn ở bên động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi rất nhiều trong
suốt sáu năm học tại trường Đại học Y Hà Nội, cũng như trong thời gian tôi

làm khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội ngày

tháng năm 2017

NGÔ THỊ TRANG


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Trường Đại học Y Hà Nội
Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
Bộ môn Sức khỏe môi trường.
Tên tôi là: Ngô Thị Trang.
Sinh viên: Lớp bác sỹ y học dự phòng.
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của bản thân, các số liệu có
nguồn gốc rõ ràng, trung thực, tuân thủ đúng nguyên tắc làm khóa luận. Kết
quả được trình bày trong khóa luận là trung thực, chưa từng được ai công bố
trước đây. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Học viên

Ngô Thị Trang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Đặc điểm da trẻ sơ sinh...........................................................................3
1.1.1. Cấu trúc da ở trẻ sơ sinh...................................................................3
1.1.2. Chức năng da....................................................................................4
1.2. Bệnh da ở trẻ sơ sinh...............................................................................7

1.2.1. Một số bệnh da thường gặp ở trẻ sơ sinh..........................................7
1.2.2. Một số nguyên nhân gây ra các vấn đề da liễu ở trẻ.........................7
1.2.3. Một số khuyến nghị sử dụng sản phẩm tắm rửa ở trẻ sơ sinh...........8
1.2.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.................................10
1.3. Sự chấp nhận.........................................................................................11
1.4. Sự hài lòng của khách hàng..................................................................12
1.4.1. Khái niệm........................................................................................12
1.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.............14
1.4.3. Mục tiêu đo lường sự hài lòng........................................................14
1.4.4. Phân loại sự hài lòng.......................................................................15
1.5. Một số thông tin chung về sản phẩm bọt tắm gội của Mamamy...........15
1.5.1. Thông tin về sản phẩm bọt tắm gội của Mamam............................15
1.5.2. Thói quen sử dụng sản phẩm bọt tắm gội tại Việt Nam..................16
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................17
2.2. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................17
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................17
2.2.2. Thông tin về Trung tâm chăm sóc sau sinh tại nhà của Bệnh Viện
Phụ sản Trung ương........................................................................17
2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................18
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................18
2.4.2. Cỡ mẫu............................................................................................18


2.5. Bộ công cụ thu thập thông tin: Bộ câu hỏi phỏng vấn..........................19
2.6. Biến số, chỉ số và phương pháp thu thập thông tin...............................20
2.7. Kĩ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp.......................................22
2.8. Các bước tiến hành nghiên cứu.............................................................22
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục sai số....................................................23

2.10. Đạo đức nghiên cứu...........................................................................24
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................25
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................25
3.2. Sự chấp nhận của bà mẹ khi sử dụng sản phẩm bọt tắm gội Mamamy
cho trẻ sơ sinh.......................................................................................27
3.3. Sự hài lòng của bà mẹ khi sử dụng bọt tắm gội Mamamy cho trẻ sơ sinh..33
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN...............................................................................36
4.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.................................36
4.2. Mô tả sự chấp nhận của bà mẹ khi sử dụng sản phẩm bọt tắm gội của nhãn
hàng Mamamy cho trẻ sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương............36
4.3. Mô tả sự hài lòng của bà mẹ khi sử dụng bọt tắm gội Mamamy cho trẻ
sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016...........................43
4.4. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................46
KẾT LUẬN.....................................................................................................47
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:

Một số đặc điểm của bà mẹ.....................................................25

Bảng 3.2:

Đặc điểm của trẻ.....................................................................26

Bảng 3.3:


Da của em bé ngay sau khi tắm gội bằng bọt tắm gội Mamamy. .27

Bảng 3.4:

Biểu hiện tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm.......................28

Bảng 3.5.

Tỷ lệ trẻ có biểu hiện tác dụng phụ theo nhóm tuổi................29

Bảng 3.6.

Đánh giá của các bà mẹ về mùi hương của bọt tắm gội Mamamy....29

Bảng 3.7.

Đánh giá của các bà mẹ về công dụng của bọt tắm gội Mamamy 29

Bảng 3.8.

Tỷ lệ chấp nhận tiếp tục sử dụng sản phẩm theo đánh giá của
bà mẹ về sản phẩm..................................................................31

Bảng 3.9.

Tỷ lệ bà mẹ chấp nhận tiếp tục sử dụng sản phẩm theo yếu tố
bà mẹ đã từng sử dụng sản phẩm khác...................................32

Bảng 3.11.


Sự hài lòng chung về sản phẩm theo một số yếu tố về bà mẹ 34

Bảng 3.12.

Sự hài lòng chung của bà mẹ về sản phẩm theo sự hài lòng về
từng yếu tố..............................................................................35


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1:

Tỷ lệ giới ở trẻ tham gia nghiên cứu.......................................26

Biểu đồ 3.2:

Đánh giá khả năng làm sạch da của trẻ khi sử dụng sản phẩm
bọt tắm gội..............................................................................27

Biểu đồ 3.3:

Tỷ lệ trẻ có tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm.....................28

Biểu đồ 3.4:

Đánh giá sản phẩm bọt tắm gội Mamamy..............................30

Biểu đồ 3.5:

Tỷ lệ các bà mẹ đã từng sử dụng sản phẩm khác, tiếp tục chấp
nhận sử dụng sản phẩm và đồng ý giới thiệu cho bạn bè.......30


Biểu đồ 3.6.

Sự hài lòng chung của bà mẹ về sản phẩm bọt tắm gội
Mamamy.................................................................................33

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sản phẩm bọt tắm gội Mamamy.....................................................15


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh da là một trong 15 nhóm bệnh điều trị y tế hàng đầu, trong đó tỷ lệ
mắc và chi tiêu chăm sóc sức khỏe tăng nhiều nhất từ 1987 đến năm 2000 [1].
Đây là nguyên nhân thứ 18 gây ra gánh nặng y tế trên toàn thế giới [2]. Với
tình trạng biến đổi khí hậu mạnh mẽ, ô nhiễm môi trường, không khí, nguồn
nước, các chất hóa học độc hại như khói bụi, khí thải xe cộ, khí thải công
nghiệp ngày càng trầm trọng thì tỷ lệ mắc bệnh da liễu ngày càng tăng, không
chỉ ảnh hưởng tới người lớn mà còn tới trẻ em. Theo nghiên cứu tại Bệnh viện
Da liễu Trung Ương từ năm 2009 đến năm 2011 cho thấy số lượng bệnh nhân
mắc bệnh da liễu rất lớn và có xu hướng tăng theo mỗi năm, trong đó, trẻ em
chiếm tới 16,6% số lượt bệnh nhân tới khám và điều trị [3].
Da là hàng rào bảo vệ đầu tiên của trẻ chống lại các yếu tố môi trường
bên ngoài sau khi ra khỏi cuộc sống trong tử cung của mẹ [4]. Ngay sau khi
sinh, hàng rào bảo vệ của da trẻ vẫn tiếp tục phát triển ít nhất là trong năm
đầu tiên của cuộc đời. Tình trạng phát triển này làm cho da trẻ dễ bị khô và
kích ứng từ các yếu tố bên ngoài như thời tiết lạnh, gió và các sản phẩm chăm
sóc da [5]. Bên cạnh đó, hằng ngày da trẻ sơ sinh thường xuyên phải tiếp xúc
với nước bọt, nước tiểu, phân, chất bẩn… nên dễ bị kích ứng và phá hủy hàng

rào bảo vệ. Vì vậy, làm sạch da là cần thiết ở trẻ sơ sinh đồng thời việc lựa
chọn các sản phẩm tắm rửa có khả năng làm sạch, cung cấp độ ẩm phù hợp và
giữ gìn hàng rào bảo vệ là vô cùng quan trọng [6].
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm tắm rửa và chăm sóc
da cho trẻ sơ sinh, các sản phẩm truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng
ngày càng có nhiều người tiêu dùng và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe bắt
đầu nghiên cứu kỹ lưỡng các sản phẩm có thành phần tự nhiên. Tuy nhiên,
dường như không có nhiều nghiên cứu công bố báo cáo về khả năng dung nạp


2
cũng như hiệu quả của các sản phẩm này [7]. Bọt tắm gội thiên nhiên của
Mamamy là sản phẩm chăm sóc da hoàn toàn tự nhiên giúp cho làn da bé sạch
khuẩn, siêu dưỡng ẩm và luôn luôn khỏe mạnh. Mặc dù đã được sử dụng ở
một số quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, Bọt tắm gội Mamamy được ghi
nhận là sản phẩm dạng bọt cho trẻ em đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm
này. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự chấp nhận
và hài lòng của bà mẹ khi sử dụng sản phẩm bọt tắm gội của nhãn hàng
Mamamy cho trẻ sơ sinh với hai mục tiêu:
1. Mô tả sự chấp nhận của bà mẹ khi sử dụng sản phẩm bọt tắm gội
của nhãn hàng Mamamy cho trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản
Trung ương năm 2016.
2. Mô tả sự hài lòng của bà mẹ khi sử dụng sản phẩm bọt tắm gội
Mamamy cho trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3

1.1. Đặc điểm da trẻ sơ sinh
1.1.1. Cấu trúc da ở trẻ sơ sinh
Da là một mô bao bọc bên ngoài bề mặt cơ thể con người cũng như tất cả
động vật. Da không chỉ đơn thuần là một lớp vỏ bọc bên ngoài cơ thể mà còn
đóng góp rất nhiều vào sự sống, tồn tại của con người.
Da của trẻ sơ sinh mỏng xốp, chứa nhiều nước, các sợi cơ và sợi đàn hồi
phát triển ít. Da của trẻ mềm mại, có nhiều mao mạch, lớp thượng bì mỏng,
sờ vào mịn như nhung. Tuyến mồ hôi trong 3-4 tuần đã phát triển nhưng chưa
hoạt động, điều hòa nhiệt chưa hoàn chỉnh, lớp mỡ phát triển tốt. Hệ thống tự
bảo vệ cơ thể được hình thành sớm nhưng còn rất yếu. Do vậy đứa trẻ rất dễ
bị nhiễm khuẩn [8].
Ở trẻ em tính năng sinh lý da và hàng rào bảo vệ tiếp tục hoàn thiện
trong những năm đầu của cuộc đời [5]. Có sự khác biệt về mô học, sinh hóa
và chức năng cũng như hệ vi khuẩn trên da của trẻ em so với người lớn [9].
Về mô học, lớp thượng bì ở trẻ sơ sinh có các tế bào sừng keratinocytes nhỏ
hơn ở người lớn, cấu trúc mô đệm dày đặc hơn, lớp sừng và lớp biểu bì mỏng
hơn, tăng sinh tế bào lớn và các bó collagen ở lớp hạ bì được sắp xếp khác
hơn. Khả năng xử lý nước của trẻ sơ sinh cũng khác biệt so với người lớn. Da
trẻ sơ sinh ban đầu khô hơn nhưng sau đó trở nên ưa nước nhiều hơn ở trẻ lớn
tuổi và người lớn. Sự mất nước qua da ở một số vùng cơ thể của trẻ sơ sinh
cao hơn trẻ lớn tuổi. Sự khác biệt về khả năng điều hòa nước và độ pH da
kiềm hơn cũng liên quan đến chức năng của hàng rào bảo vệ da. Một số thông
số sinh lý của vùng da tã lót trẻ sơ sinh khác biệt so với các vùng khác (Ví dụ
như tình trạng hydrat hóa làn da là cao hơn, độ pH của da, khả năng điều hòa
nước khác với các vùng da khác). Hơn nữa, khu vực bị hăm da có nguy cơ
mất nước qua da cao hơn, sự hydrat hóa lớn hơn và độ pH cao hơn vùng da tã
lót khỏe mạnh [9]. Các vi khuẩn thuộc vi hệ trên vùng bề mặt da ở vùng mông


4

của trẻ thì rõ ràng khác với vi hệ trên vùng da khác. Trong đó, vi khuẩn được
tìm thấy trong ruột cũng thường có mặt trong các vùng da tã lót, điều này
được giải thích là do da thường xuyên tiếp xúc với phân [9].
1.1.2. Chức năng da
Da không chỉ là một màng bọc đơn thuần , mà là một cơ quan có nhiều
chức phận quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự sống còn của cơ thể. Mặt
khác, da có liên quan mật thiết tới nhiều bộ phận khác của cơ thể. Da có
nhiệm vụ ngăn cách giữa nội môi và ngoại môi, giữ cho nội môi luôn hằng
định trong khi ngoại môi liên tục biến đổi. Do đó, sự toàn vẹn và lành mạnh
của da ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe chung của cơ thể [8].
Chức năng bảo vệ
Da là cấu trúc biệt hóa không ngừng của lớp thượng bì làm cho các vi
khuẩn trên da thường xuyên bị đẩy lùi, đào thải ra ngoài cũng các tế bào sừng.
Các men được tổng hợp từ các tuyến như lyzozym, bucotaxim... có tác dụng
diệt khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Da có cấu trúc chặt chẽ của lớp
Malpighi, các sợi collagen, sợi keo làm cho da dẻo dai, đàn hồi có khả năng
chịu được áp lực cao của môi trường. Lớp sừng có tác dụng ngăn ngừa các
bức xạ, bảo vệ cơ thể.
Với các cấu trúc chặt chẽ như vậy, da giống như một hàng rào bảo vệ,
che chắn các cơ quan: thần kinh, mạch máu, cơ xương, các phủ tạng không bị
tác động bởi các yếu tố có hại từ môi trường.
Chức năng điều hòa thân nhiệt, bài tiết.
Da điều hòa thân nhiệt, bài tiết bằng cách ra mồ hôi và phản ứng vận
mạch. Trên da toàn cơ thể có khoảng 2-5 triệu tuyến mồ hôi. Khi nhiệt độ bên
ngoài tăng cao hoặc thân nhiệt tăng, cơ thể phản ứng bằng cách giãn các mạch
máu dưới da nhằm tăng thải nhiệt, tuyến mồ hôi tăng cường bài tiết, tăng bốc
hơi nước qua da. Ngược lại khi nhiệt độ giảm các mạch máu sẽ co lại, cơ thể


5

giảm tiết mồ hôi. Thành phần cơ bản của mồ hôi bao gồm: 98-99% nước;
0,6% chất hữu cơ; 0,5% muối; sulfat và photphat.
Bài tiết chất bã (sebum): tuyến bã tập trung chủ yếu ở mặt, lưng và ngực.
Chất bã giúp da chống lại vi khuẩn và nấm. Thành phần bã có khoảng 2/3
nước; 1/3 axit béo, squalen, cholesteron.
Chức năng chuyển hóa.
Da giữ vai trò quan trọng trong cân bằng nước và điện giải cho cơ thể.
Da tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa như protid, glucose, lipid nhờ hệ
thống men và các vitamin phong phú trên da: amylase, lypase, vitamin A, B,
C... Dưới tác dụng ánh nắng mặt trời, cholesteron dưới da chuyển hóa thành
vitamin D cần cho sự hấp thu canxi.
Chức năng thu nhận cảm giác.
Cảm giác trên da được thu nhận từ các tiểu thể thần kinh nằm trong lớp
trung bì. Một số loại cảm giác được tiếp nhận tại da:
 Cảm giác sờ mó, tỳ ép, đụng chạm được tiếp thu bởi các hạt
Meissener và Pacini.
 Hat Golgi và Mazzoni tiếp nhận cảm giác tì đè.
 Cảm giác nóng do các hạt Ruffini và cảm giác lạnh do các hạt Krause
tiếp thu hoặc các cảm thụ nội tạng tiếp nhận.
 Cảm giác đau do tận cùng các dây thần kinh đảm nhận. Cảm giác
ngứa làm cho người ta phải gãi. Cơ chế của hiện tượng nói trên: yếu tố của
ngoại cảnh kích thích thần kinh gây ngứa, cơ thể phản xạ lại bằng phản ứng
gãi. Phản xạ này gây vỡ, dập nát tế bào làm giải phóng Histamin. Các
histamin lúc đầu giải phóng sẽ làm giảm ngứa, nhưng khi tiết quá mức sẽ làm
ngứa tăng lên và trở thành một vòng luẩn quẩn, càng gãi, càng ngứa.


6
Sự tiếp nhận cảm giác đa dạng này giúp cơ thể thích nghi tốt với các
điều kiện ngoại cảnh, đồng thời tránh được các yếu tố có hại.

Chức năng tạo sừng, tạo sắc tố.
Tạo ra keratin và melanin được xem là hai chức phận đặc hiệu của tế bào
thượng bì, đồng thời cũng là hai chức phận sơ đẳng đảm bảo cho sự toàn vẹn
và lành mạnh của da.
Trong quá trình sừng hóa, các tế bào gai hình cầu chuyển thành protein
hình lá, hình sợi. Các bất thường có thể gặp là tăng sừng, dầy sừng hoặc loạn
sừng tức là tế bào sừng còn nhân và chứa đầy các lá sừng. Năng lượng cần
thiết cho sự chuyển hóa này là do giáng hóa của glycogen ở tế bào gai .
Nguyên tố đồng đóng vai trò xúc tác.
Melanin là một protein phức hợp, màu sẫm được hình thành chủ yếu từ
tyrosin. Dưới tác động của men tyrosinaza, qua nhiều giai đoạn trung gian,
chất Dopa chuyển thành melanin. Sự sản sinh ra melanin được tiến hành trong
các tế bào tua nằm xen kẽ ở lớp đáy. Tùy thuộc chủng tộc, tuổi tác, địa lý, sự
phân bố các sắc tố khác nhau tạo ra màu da khác nhau. Hai chức năng này
đảm bảo toàn vẹn và lành mạnh của da.
Chức năng miễn dịch.
Da có liên quan đến miễn dịch tế bào, với các tế bào có thẩm quyền miễn
dịch như tế bào lympho T, Langerhans sẽ bắt giữ kháng nguyên, trình diện
lympho T mang thẩm quyền miễn dịch. Bản thân tế bào sừng cũng đóng vai
trò miễn dịch, nó tiết ra interferon.
Chức năng tạo ngoại hình và chủng tộc.
Tùy theo chủng tộc, địa dư mà da có sắc tố khác nhau. Vì vậy, da tạo ra
màu sắc và hình hài cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, tạo nên sự đa dạng từ
người da vàng châu Á, đến người da trắng châu Âu, hay da đen ở châu Phi...


7
Chính vì có nhiều chức năng, vai trò quan trọng như vậy nên mỗi tình
trạng không tốt của da đều gây tác động tới sức khỏe chung của cơ thể.
1.2. Bệnh da ở trẻ sơ sinh

1.2.1. Một số bệnh da thường gặp ở trẻ sơ sinh
Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ bị khô, ngứa và kích ứng với các yếu tố
bên ngoài như bụi bẩn, thời tiết, nước cũng như các sản phẩm chăm sóc da
chuyên biệt [5]. Các bệnh da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh là viêm da tã, nhiễm
trùng da và viêm da dị ứng. Nghiên cứu ở trẻ dưới 2 tuổi cho thấy, gần 2/3 số trẻ
sơ sinh bị phát ban tã ở mức độ nào đó, khoảng 10% trẻ bị phát ban ở mức độ
vừa phải và 5% trẻ được phân loại là nghiêm trọng. Phát ban tã có thể dẫn đến
trẻ sơ sinh bị kích ứng và nhiễm trùng. Hai loại nhiễm trùng phổ biến liên quan
đến nấm men và vi khuẩn, nhiễm nấm men phổ biến nhất là do Candida
Alblicans và nhiễm khuẩn thông thường nhất là do Staphylococcus aureus [10].
1.2.2. Một số nguyên nhân gây ra các vấn đề da liễu ở trẻ
- Nước và độ ẩm:
Đây là một yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất trong cơ chế gây ra
các bệnh da liễu ở trẻ. Vì nước và độ ẩm làm cho các tế bào sừng của da liên
tục ngâm trong nước, gây phá hủy các tế bào sừng, làm mất hàng rào bảo vệ
của da, khiến cho các chất khác có thể thâm nhập qua da một cách dễ dàng
hơn. Độ ẩm làm cho da trở nên mong manh hơn, tăng tính nhạy cảm của nó
khi bị ma sát và khi tổn thương các chức năng bảo vệ của da sẽ dẫn đến tăng
thâm nhập các hóa chất gây kích thích và lan rộng mầm bệnh [11],[12].
- Phân và nước tiểu:
Do tác động của các enzym trong phân (urease, protease và lipase) cũng
làm mất sự nguyên vẹn của biểu bì. Những enzyme làm thay đổi thành phần


8
của nước tiểu có mặt trong vùng da tã lót và thông qua tác động gián tiếp này,
cùng với tác động trực tiếp của các enzym trong phân , cuối cùng làm suy yếu
da vùng tã lót. Nước tiểu cũng có thể làm tăng tính thấm của vùng tã lót với
chất kích thích và có thể trực tiếp gây kích ứng da khi tiếp xúc kéo dài. Dưới
tác động của nước tiểu gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa ure thành

amoniac làm tăng pH da. Các vi sinh vật có trong phân của trẻ sơ sinh có thể
được xâm nhập vào da thông qua lớp sừng bị hư hỏng, dẫn đến các nhiễm
trùng da quan trọng. Các loài vi sinh vật thường xuyên phân lập được từ khu
vực viêm da tã lót là Candida albicans và Staphylococcus aureus [13].
- Hóa chất gây kích ứng:
Xà phòng và các chất tẩy rửa, các chất sát khuẩn mạnh có thể làm nặng
hơn các vấn đề ngoài da ở trẻ nhỏ. Vì thế việc sử dụng các chất làm sạch dịu
nhẹ, an toàn, không có xà phòng và hương liệu là rất quan trọng trong việc
giảm bệnh và phòng chống tái phát [14].
- Các vi sinh vật
Với điều kiện môi trường ngày càng ô nhiễm, các vi sinh vật như vi
khuẩn, vi rút, nấm, ghẻ,... là các tác nhân quan trọng gây nên bệnh da liễu ở
trẻ nhỏ do da trẻ mỏng manh, nhạy cảm và sức miễn dịch yếu. Do vậy, cần
phải giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, tránh các tác nhân gây bệnh tác động
có hại đến da trẻ.
1.2.3. Một số khuyến nghị sử dụng sản phẩm tắm rửa ở trẻ sơ sinh
Theo viện Y tế Quốc gia và Y tế lâm sàng, nước được đề xuất là
phương pháp có hại ít nhất đối với việc làm sạch da ở trẻ sơ sinh [15], tuy
nhiên theo nghiên cứu của Tsai và Maibach, khả năng đệm của nước có thể
làm tăng pH bề mặt da từ 5,5 đến 7,5 từ đó có thể làm tăng hoạt tính của
protease của da và ức chế sự tổng hợp của các lipid dẫn tới sự đổ vỡ của hàng
rào bảo vệ da [16]. Theo Gelmetil, nước được coi là một chất tẩy rửa không


9
hiệu quả vì nó không loại bỏ được các chất tan trong chất béo như phân và bã
nhờn [17]. Khuyến nghị về thực hành chăm sóc da tốt nhất cho trẻ sơ sinh tại
châu Âu là da trẻ có thể làm sạch bằng nước thông thường hoặc bổ sung một
chất tẩy rửa dạng lỏng thích hợp, hội nghị cũng khuyến cáo rằng, các sản
phẩm được dán nhãn là “xà phòng” thì nên tránh bởi xà bông thanh và các

chất tẩy rửa dạng xà phòng có thể loại bỏ yếu tố giữ ẩm tự nhiên và lipid khỏi
da, có thể dẫn tới kích ứng da, ban đỏ và ngứa [18]. Một nghiên cứu gần đây
của Coret và cộng sự đã chỉ ra rằng các sản phẩm chăm sóc da có chứa ít nhất
95% thành phần tự nhiên được chứng minh là được dung nạp tốt bởi trẻ sơ
sinh cho làn da khỏe mạnh trong môi trường thường ngày [19].
Các sản phẩm chăm sóc da đã đi một chặng đường dài từ việc tẩy rửa
đơn giản đến cung cấp độ ẩm nhẹ và các lợi ích giữ ẩm. Các chất hoạt động
bề mặt trong chất tẩy rửa có thể gây tổn thương cho các protein và các lipid
da, dẫn đến tình trạng mất nước sau khi rửa, khô da, mất hàng rào bảo vệ,
kích ứng và thậm chí ngứa. Để các sản phẩm tắm rửa cung cấp các lợi ích
chăm sóc da, trước tiên họ phải giảm thiểu thiệt hại do các chất bề mặt với
protein và lipid da. Thứ hai họ phải cung cấp các chất có lợi như occlusives,
lipid da, và chất làm ẩm để cải thiện hydrat hóa da, cũng như các tính chất cơ
học. Một yếu tố khác có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khô và kích thích
do các chất bề mặt là độ pH của sản phẩm tắm rửa. Các nghiên cứu gần đây
của các tác giả cho thấy các dung dịch có pH cao (pH 10), ngay cả khi không
có chất hoạt động bề mặt, có thể làm tăng sự sưng tấy lớp sừng và làm thay
đổi độ cứng lipid, do đó các sản phẩm tắm rửa nên có pH khoảng 5,5 để gây ít
tổn hại cho da đồng thời tăng cường các chất giữ ẩm như lipid, occlusive và
chất làm ẩm để giảm thiểu các tương tác gây tổn hại giữa các chất hoạt động
bề mặt với các protein và lipid trong da, từ đó làm giảm tổn thương da [20].


10
Các sản phẩm tắm rửa cho trẻ được khuyến nghị có độ pH khoảng 5,5 và
một số dung tích đệm để duy trì độ pH của da xung quanh mức này đồng thời
hạn chế sự có mặt của các chất hoạt động bề mặt có điện tích âm vì chúng ảnh
hưởng đến tính toàn vẹn của da, bên cạnh đó, hương thơm cũng cần đảm bảo
nhẹ nhàng phù hợp với bé, tránh các chất phụ da tạo mùi, tạo màu gây kích
ứng da trẻ [21].

1.2.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
Một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng thực hiện trên 307
trẻ sơ sinh tại một bệnh viện ở Tây Bắc nước Anh trong đó 159 trẻ được tắm
với sản phẩm Johson’s Baby – một sản phẩm dạng gel và 148 trẻ tắm với
nước thông thường, kết quả nghiên cứu cho thấy: ở nhóm trẻ sử dụng sản
phẩm Johson’s Baby, 65,77% các bà mẹ đánh giá có mùi phù hợp với bé,
87,39% bà mẹ đánh giá sản phẩm làm sạch da hiệu quả, 7,21% đánh giá làn
da bé khô hơn, 58,56% đánh giá không có sự khác biệt và 7,21% đánh giá da
bé ít khô hơn sau khi sử dụng, sau khi dùng thử nghiệm có khoảng 60,36% bà
mẹ có dự định tiếp tục sử dụng sản phẩm. Ở nhóm trẻ sử dụng nước thông
thường: 76,77% bà mẹ cho rằng có khả năng làm sạch da, 10,10% đánh giá da
trẻ khô hơn và chỉ có 41,41% bà mẹ sẽ tiếp tục sử dụng nước thông thường để
tắm cho trẻ [22]. Ngoài ra, chưa tìm thấy nghiên cứu nào công bố về sự chấp
nhận và hài lòng của bà mẹ về các sản phẩm tắm gội cho trẻ sơ sinh nói chung
và sản phẩm dạng bọt nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng là bằng chứng tin cậy giúp các bà
mẹ quyết định lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp cho con. Do vậy, việc
tiến hành nghiên cứu là vô cùng cần thiết, giúp các bà mẹ định hướng cũng
như lựa chọn sử dụng các sản phẩm phù hợp bảo vệ và nuôi dưỡng làn da trẻ
được tốt hơn.


11
1.3. Sự chấp nhận.
Theo thạc sĩ Phạm Ngọc Long, quá trình chấp nhận của người tiêu dùng bắt
đầu từ quá trình đổi mới. Nó mô tả cách thức khách hàng tiềm ẩn tìm hiểu về sản
phẩm mới, dùng thử nó và chấp nhận hay từ chối nó. Ban lãnh đạo phải hiểu
được quá trình này để xây dựng một chiến lược hiệu quả nhằm xâm nhập sớm
thị trường. Tiếp sau quá trình chấp nhận của người tiêu dùng là qúa trình trung
thành của người tiêu dùng, đó là mối quan tâm chính của nhà sản xuất.

Quá trình chấp nhận tập trung vào "quá trình tinh thần thông qua đó một
cá thể đi từ chỗ nghe thấy lần đầu tiên về sự đổi mới đến sự chấp nhận cuối
cùng". sự chấp nhận là quyết định của một cá thể trở thành người sử dụng
thường xuyên một sản phẩm [23].
Những giai đoạn của quá trình chấp nhận
Kết quả quan sát những người chấp nhận sản phẩm mới cho thấy họ đã
trải qua năm giai đoạn sau:
+ Biết đến: Người tiêu dùng biết đến sự đổi mới, nhưng còn thiếu những
thông tin về nó.
+ Quan tâm: Người tiêu dùng bị kích thích để tìm kiếm thông tin về sự
đổi mới.
+ Đánh giá: Người tiêu dùng xem xét có nên dùng thứ sản phẩm mới đó
không.
+ Dùng thử: người tiêu dùng dùng thử sản phẩm mới để đánh giá giá trị
của nó kỹ hơn.
+ Chấp nhận: Người tiêu dùng quyết định sử dụng thường xuyên và
hoàn toàn sản phẩm đó [23].

1.4. Sự hài lòng của khách hàng
1.4.1. Khái niệm


12
Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng của khách hàng nhưng
dường như các tác giả đều đồng ý rằng sự hài lòng hay không hài lòng là
trạng thái cảm nhận thích thú hay thất vọng thông qua việc so sánh chất lượng
sản phẩm với sự mong đợi của khách hàng.
Trong các y văn cho rằng sự hài lòng của khách hàng/người bệnh tức là
đáp ứng nhu cầu (sự mong đợi), kì vọng về sự chăm sóc sức khỏe. Theo quan
điểm của tác giả P.R.H Newsome và GH Wright, sự hài lòng của người tiêu

dùng, theo nghĩa rộng nhất của nó, nó được xem như sự mong đợi của người
tiêu dùng trong quá trình cân bằng với dịch vụ hay sản phẩm [24].
Theo Fornell (1995) sự hài lòng hoặc sự thất vọng sau khi sử dụng sản
phẩm, được định nghĩa như là phản ứng của khách hàng về việc đánh giá
bằng cảm nhận sự khác nhau giữa kì vọng trước khi tiêu dùng với cảm nhận
thực tế về sản phẩm sau khi tiêu dùng nó [25].
Sự hài lòng của khách hàng theo ngôn ngữ kinh tế là một thuật ngữ
thường được sử dụng là khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng
hoạc vượt quá nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng. Khi đó những người
sử dụng dịch vụ thấy rõ được những gì họ nhận được là xứng đáng so với
những gì họ bỏ ra.
Theo Zeithaml & Bitner (2000) sự hài lòng của khách hàng là sự đánh
giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu
cầu và mong đợi của họ [26].
Spreng và cộng sự (1996) cho rằng sự hài lòng của khách hàng là trạng
thái cảm xúc đối với sản phẩm dịch vụ họ đã từng sử dụng [27].
Theo Hansemark và Albinsson(2004), “Sự hài lòng của khách hàng là
một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ hoặc
một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán


13
trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu
hay mong muốn” [2].
Theo Brown (1995) sự hài lòng của khách hàng là một trạng thái trong
đó những gì khách hàng cần, muốn hay mong đợi ở sản phẩm và gói dịch vụ
được thỏa mãn hay vượt quá sự thỏa mãn. Kết quả là có sự mua hàng lặp lại,
lòng trung thành và sự truyền miệng một cách thích thú về sản phẩm [25].
Kotler (2001) cho rằng sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác của
một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm/dịch vụ

với những kì vọng của người đó. Kì vọng ở đây được xem là ước mong hay
mong đợi của con người. Nó bắt đầu từ nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm trước
đó và thông tin bên ngoài như quảng cáo, thông tin truyền miệng của bạn bè,
gia đình [26].
Theo Ke-Ping (1999) để đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ thì sự
hiểu biết của khách hàng/người bệnh là đánh giá chủ quan, còn sự hài lòng
của khách hàng/người bệnh là đánh giá khách quan. Trong đó hiểu biết của
khách hàng/người bệnh có thể xuất phát từ việc nhận các thông tin được cung
cấp từ nhân viên y tế. Tuy nhiên việc tiếp nhận thông tin này lại khác nhau ở
mỗi cá nhân khách hàng/người bệnh. Mặt khác thông tin có thể đến từ nhiều
nguồn khác nhau chứ không chỉ từ nhân viên y tế do đó nó chỉ được coi là sự
đánh giá chủ quan. Còn đối với sự hài lòng khách hàng/người bệnh, bắt nguồn
từ những cảm nhận tự nhiên của họ đối với chất lượng sản phẩm/dịch vụ và có
thể có những cảm nhận này là khác nhau ở mỗi cá nhân nhưng có thể tương tự
nhau ở mỗi trình độ khác nhau, đó chính là khía cạnh khách quan trong sự hài
lòng của khách hàng/người bệnh đối với chất lượng sản phẩm [28].

1.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng


14
Yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng là sự kì vọng của khách hàng. Tác giả
Thompson đã đưa ra khái niệm về “Sự kì vọng” là một dạng niềm tin, là một
loại phản ứng nhất định liên quan tới một phản ứng tiêu cực hoạc tích cực của
con người trước một điều kiện cụ thể nào đó. Chúng được tạo ra và duy trì bởi
quá trình nhận thức [29].
Ngoài ra khi cùng tìm hiểu về sự hài lòng của bệnh nhân tác giả Oliver.J
(1989) đã đưa ra yếu tố “sự công bằng hay sự công tâm và ảnh hưởng của yếu tố
này tới sự hài lòng của bệnh nhân. Theo nghiên cứu của tác giả thì sự hài lòng sẽ
tăng lên khi mà bệnh nhân cảm thấy những thứ họ nhận được cũng giống với

những gì người khác nhận được khi sử dụng sản phẩm,dịch vụ bởi vì con người
thường để tâm đến tới những vấn đề khía cạnh mà liên quan đến bản thân họ rồi
đem ra so sánh. Do đó những xung đột bắt nguồn từ người cung cấp dịch vụ hay
sử dụng dịch vụ đều dẫn đến sự không hài lòng bệnh nhân [30].
Một nghiên cứu khác của Fishbein and Ajzencho cho rằng sự hài lòng dựa
vào những yếu tố mang tính cảm tính hay cảm xúc chủ quan. Người ta thừa nhận
rằng có rất nhiều phản ứng cảm xúc bao gồm vui mừng, hứng thú, tự hào, tức
giận, buồn bã, tội lỗi có ảnh hưởng tới sự hài lòng của bệnh nhân [27].
1.4.3. Mục tiêu đo lường sự hài lòng.
Việc đo lường sự hài lòng của khách hàng nhằm mục đích để biết được ý
kiến của khách hàng, xác định xem khách hàng đón nhận hay không đón nhận
tích cực sản phẩm đang dùng để biết được mong đợi của khách hàng về sản
phẩm. Nhận thức chất lượng sản phẩm là kết quả của khoảng cách giữa chất
lượng sản phẩm mong đợi và cảm nhận sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu.
Mức độ thỏa mãn là sự khác biệt giữa kết quả nhận được và sự kì vọng.


15
1.4.4. Phân loại sự hài lòng.
Dựa vào nhận thức chất lượng sản phẩm có thể chia sự hài lòng thành bốn
mức độ sau. Khách hàng có thể cảm nhận một trong bốn mức độ thỏa mãn:
+ Rất không hài lòng: Khi mức độ cảm nhận của khách hàng nhỏ hơn
nhiều so với mong đợi (nếu kết quả rất kém hơn nhiều so với sự kì vọng thì
khách hàng sẽ rất không hài lòng).
+ Không hài lòng: Khi mức độ cảm nhận của khách hàng nhỏ hơn mong
đợi (nếu kết quả thực nghiệm kém hơn so với sự kì vọng thì khách hàng sẽ
không hài lòng).
+ Hài lòng: Khi mức độ cảm nhận của khách hàng bằng mong đợi (nếu
kết quả thực hiện tương xứng với kì vọng thì khách hàng sẽ hài lòng).
+ Rất hài lòng: Khi mức độ cảm nhận của khách hàng lớn hơn mong

đợi (nếu kết quả thực tế vượt quá sự mong đợi thì khách hàng rất hài lòng
và thích thú).
1.5. Một số thông tin chung về sản phẩm bọt tắm gội của Mamamy.
1.5.1. Thông tin về sản phẩm bọt tắm gội của Mamam

Hình 1.1: Sản phẩm bọt tắm gội Mamamy
Bọt tắm gội Mamamy là sản phẩm tắm gội dạng BỌT - đầu tiên và duy
nhất tại Việt Nam do Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đông Hiệp


16
(DHTI) sản xuất. Bọt tắm gội thiên nhiên Mamamy được sản xuất trên dây
chuyền đạt chuẩn GMP đầu tiên trong ngành sản xuất mỹ phẩm trẻ em tại Việt
Nam. Ứng dụng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, Bọt tắm gội thiên nhiên
Mamamy thay thế các dạng sữa tắm, gel thông thường. Đây là sản phẩm chăm
sóc da cho trẻ không hóa chất tạo màu, không hóa chất tạo bọt, không
Paraben- MIT với 13 thành phần hoàn toàn thiên nhiên nhập khẩu. Ưu điểm
của tắm gội dạng bọt không chỉ dễ dàng thẩm thấu các dưỡng chất qua da, tạo
thành lớp kháng khuẩn tự nhiên, bảo vệ cho làn da khỏe mạnh mà còn nhanh
chóng, dễ dàng rửa sạch toàn thân bé mà không để lại bất kì dư lượng tẩy rửa
nào. Hoạt chất Sodium Hyaluronate ( chất dưỡng ẩm chỉ có trong mỹ phẩm
cao cấp) sẽ tạo thành một lớp màng “khóa” không cho hơi nước thoát ra nhiều
giúp duy trì độ ẩm cho bé, da bé sẽ khỏe lên từng ngày. Đáng chú ý, dạng bọt
này sẽ tiết kiệm 30% dung dịch so với các dạng sữa tắm thông thường. Sản
phẩm bọt tắm gội Mamamy được chứng nhận đăng kí kinh doanh số
0309532909 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp [31].
1.5.2. Thói quen sử dụng sản phẩm bọt tắm gội tại Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay việc sử dụng bọt tắm gội còn hạn chế chưa được
phổ biến rộng rãi bởi đây là một sản phẩm mới…Vì vậy để có thể phổ biến sử
dụng rộng rãi cần phải nghiên cứu vấn đề này nhằm đánh giá hiệu quả, ưu

điểm vượt trội và tác dụng không mong muốn của sản phẩm [31].

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bà mẹ và trẻ sơ sinh sử dụng dịch vụ tại Trung tâm chăm sóc sau
sinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương.


17
Tiêu chuẩn lựa chọn.
Đối tượng tham gia thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
- Các bà mẹ mới sinh sử dụng dịch vụ tại Trung tâm chăm sóc sau sinh
bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 15/10/2016 đến tháng 1/1/2017.
- Mẹ của trẻ đồng ý tham gia và ký giấy tham gia nghiên cứu điền đầy đủ
thông tin vào phiếu theo dõi sản phẩm trong quá trình sử dụng.
- Mẹ của trẻ đồng ý tuân thủ đủ thời gian sử dụng sản phẩm bọt tắm rửa
cho trẻ và tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sỹ.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Mẹ của trẻ không sử dụng sản phẩm trong 7 ngày.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm chăm sóc sau sinh tại nhàBệnh viện Phụ sản Trung ương
2.2.2. Thông tin về Trung tâm chăm sóc sau sinh tại nhà của Bệnh Viện
Phụ sản Trung ương
Bệnh viện phụ sản Trung ương là một bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực
sản phụ khoa và sơ sinh nằm giữa trung tâm của thủ đô Hà Nội, điều kiện đi lại
khá thuận tiện. Bệnh viện hàng năm tiếp nhận 20.000 ca đẻ trong điều kiện cơ
sở vật chất của một bệnh viện 260 giường (từ năm 1966). Do đó, tình trạng quá
tải với 2-3 bà mẹ cùng điều trị trên 1 giường hiện đang ảnh hưởng đến việc

đảm bảo chất lượng của dịch vụ. Để khắc phục tình trạng này, bệnh viện đã
thành lập đơn vị chăm sóc tại nhà vào ngày 27/02/2008, bao gồm các dịch vụ:
(1) chăm sóc sau đẻ, (2) chăm sóc sau phẫu thuật, (3) khám thai định kỳ, (4)
siêu âm sản phụ khoa, (5) khám sản khoa và sơ sinh. Dịch vụ chăm sóc sau đẻ
chú trọng đến việc thăm khám, kiểm tra sức khỏe và bất thường ở bà mẹ và trẻ


×