Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Khoá luận tốt nghiệp một số biện pháp chăm sóc da và mắt cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non hùng vương – phúc yên – vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.38 KB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

ĐOÀN THỊ THU THÙY

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC DA
VÀ MẮT CHO TRẺ MẦM NON 3 - 4 TUỔI
TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG –
PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chăm sóc vệ sinh trẻ em

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======
ĐOÀN THỊ THU THÙY

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC DA
VÀ MẮT CHO TRẺ MẦM NON 3 - 4 TUỔI
TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG –
PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chăm sóc vệ sinh trẻ em
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


TS. Nguyễn Thị Việt Nga

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, các
thầy cô khoa Giáo Dục Mầm Non, khoa Sinh – KTNN đã giúp đỡ em trong
quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em hoàn thiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô Nguyễn Thị Việt Nga –
Ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình học tập
và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô giáo và các em học sinh
trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ
em trong thời gian em thực tập ở trƣờng. Trong quá trình nghiên cứu, không
tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Kính mong đƣợc sự góp ý kiến của các
thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, Tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Thu Thùy


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Một số biện pháp chăm sóc da và mắt cho
trẻ mầm non Hùng Vƣơng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc” là kết quả mà em đã
nghiên cứu qua đợt kiến tập hằng năm và đợt thực tập cuối năm.Trong quá
trình nghiên cứu em có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác

giả khác. Tuy nhiên, đó chỉ là cơ sở để em rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở
đề tài của mình.Đây là kết quả của riêng cá nhân em, hoàn toàn không trùng
với kết quả của các tác giả khác.
Em xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà nội, Tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Thu Thùy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 3
5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3
7. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp ....................................................................... 4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 5
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 6
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................................ 8
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ 3 – 4 tuổi ............................................... 9
1.2.3. Cấu tạo và chức năng của da và mắt ..................................................... 13
1.2.4. Thực trạng da và mắt của trẻ mầm non................................................. 17

1.2.5. Vai trò của việc chăm sóc da và mắt cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trƣờng
mầm non .......................................................................................................... 20
1.3. Thực trạng của việc chăm sóc da và mắt cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trƣờng
mầm non Hùng Vƣơng – Phúc yên – Vĩnh phúc ............................................ 21
CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP CHĂM SÓC DA VÀ MẮT CHO TRẺ MẦM
NON 3 – 4 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG...................... 25


2.1. Một số kĩ năng chăm sóc da cần thiết cho trẻ .......................................... 25
2.1.1. Ý nghĩa của việc vệ sinh da cho trẻ ...................................................... 25
2.1.2. Các trang thiết bị vệ sinh da cần thiết cho trẻ mầm non ....................... 25
2.1.3. Một số cách chăm sóc vệ sinh thƣờng xuyên cho da của trẻ ................ 27
2.1.4. Một số bệnh về da và biện pháp phòng bệnh cơ bản ............................ 29
2.1.5. Chế độ dinh dƣỡng cho da .................................................................... 30
2.1.6. Một số cách chăm sóc da cho trẻ hằng ngày ......................................... 30
2.2. Kĩ năng chăm sóc mắt .............................................................................. 31
2.2.1. Giữ sạch mắt hằng ngày cho trẻ ............................................................ 31
2.2.2. Vệ sinh mắt khi hoạt động .................................................................... 32
2.2.3. Một số bệnh về mắt và biện pháp phòng bệnh cơ bản .......................... 32
2.2.4. Chế độ dinh dƣỡng cho mắt .................................................................. 34
2.2.5. Một số cách chăm sóc vệ sinh thƣờng xuyên cho mắt của trẻ hằng
ngày ................................................................................................................. 34
2.3. Một số cách chăm sóc da và mắt thƣờng gặp ở trẻ 3 – 4 tuổi ở trƣờng
Mầm Non Hùng Vƣơng .................................................................................. 35
2.3.1. Trẻ bị bỏng, trầy xƣớc da ...................................................................... 36
2.3.2. Trẻ bị trầy xƣớc chấn thƣơng ở mắt...................................................... 39
2.4. Các hoạt động chăm sóc da và mắt cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi ở
trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc............................... 42
2.4.1. Hoạt động chăm sóc da và mắt thông qua hoạt động học tập............... 43
2.4.2. Hoạt động chăm sóc da và mắt cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi . 45

2.4.3. Hoạt động chăm sóc da và mắt cho trẻ thông qua hoạt động sinh
hoạt hằng ngày ................................................................................................ 46
2.4.4. Phối hợp với gia đình ............................................................................ 48
2.5. Ví dụ về hoạt động chăm sóc da và mắt cho trẻ ...................................... 49


CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM. .................................................. 58
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 58
3.2. Lựa chọn đối tƣợng thực nghiệm ............................................................. 58
3.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 58
3.4. Tiến hành thực nghiệm............................................................................. 59
3.4.1. Xác định yêu cầu cần đạt ..................................................................... 59
3.4.2. Chuẩn bị thực nghiệm ........................................................................... 60
3.4.3. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................... 60
3.4.4. Đánh giá ................................................................................................ 60
3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 61
3.5.1. Đánh giá lần 1: Mức độ trẻ bị đau trầy xƣớc chấn thƣơng ở da cho
trẻ khi đánh giá lần 1 ....................................................................................... 61
3.5.2. Đánh giá lần 2: Mức độ trẻ bị trầy xƣớc chấn thƣơng ở da cho trẻ
khi đánh giá lần 2 ............................................................................................ 62
3.5.3. Đánh giá lần 3: Mức độ trẻ bị trầy xƣớc chấn thƣơng ở da cho trẻ
khi đánh giá lần 3 ............................................................................................ 63
KẾT LUẬN SƢ PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 66
1. Kết luận ....................................................................................................... 66
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 68


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai!”
(Hồ Chí Minh)
Trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình xã hội mà còn là
mầm non tƣơng lai của đất nƣớc. Chăm sóc và bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của
của mỗi ngƣời mỗi gia đình để đảm bảo trẻ có cơ thể khỏe mạnh và đƣợc chăm
sóc đầy đủ. Muốn cho trẻ đƣợc phát triển toàn diện về các mặt: Đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ, nhân cách thì đòi hỏi trẻ phải luôn đƣợc cha mẹ quan
tâm gần gũi và luôn đƣợc chăm sóc và giáo dục đầy đủ các bé luôn đƣợc dành
những điều tốt đẹp nhất. Việc chăm sóc và giáo dục cho trẻ là một việc làm rất
thiết thực và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự nghiệp nuôi dạy, bồi dƣỡng,
đào tạo thế hệ trẻ trở thành những mầm non tƣơng lai của đất nƣớc.
Trẻ mầm non đang là giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ về các mặt thể
chất và tinh thần là giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy, đây là
độ tuổi thích hợp nhất để giáo dục trẻ. Đặc biệt, ở độ tuổi này, các vấn đề về da
và mắt của trẻ đang đƣợc rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm và chú ý. Vậy
làm thế nào để chăm sóc da và mắt thật tốt cho trẻ và tránh đƣợc các tai nạn về
da và mắt. Đây đang là vấn đề rất thiết thực và đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm.
Hiện nay, nền kinh tế ở Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và ở Thành Phố Phúc
Yên nói riêng đang rất phát triển nên nhu cầu quan tâm, chăm sóc trẻ của các
bậc phụ huynh cũng tăng lên. Hiện nay, có nhiều tác nhân ảnh hƣởng đến da và
mắt nhƣ: Môi trƣờng đang bị ô nhiễm, một số bệnh lây lan đến da và mắt hay
chấn thƣơng thƣờng gặp cho da và mắt mà trẻ thƣờng hay gặp trong các hoạt
động, vui chơi, sinh hoạt hằng ngày.
Ở độ tuổi 3 - 4 tuổi trẻ đã có những nhận thức cơ bản về bản thân, trẻ có
thể làm theo sự hƣớng dẫn của ngƣời lớn nhƣng vẫn cần sự giúp đỡ. Để trẻ có
một cơ thể khỏe mạnh và phát triển đầy đủ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần thì
đây là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển về mọi mặt của đứa trẻ sau
này. Vì vậy việc chăm sóc cho trẻ luôn đƣợc đặt lên số một. Mỗi một cá nhân
1



trẻ phải luôn đƣợc quan tâm chăm sóc để đảm bảo đáp ứng nhu cầu chu đáo về
nhu cầu cho sự phát triển. Việc chăm sóc da và mắt cho trẻ là việc làm rất quan
trọng và thiết thực, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hằng ngày
của mỗi đứa trẻ. Nếu nhƣ trẻ đƣợc chăm sóc và giáo dục tốt thì trẻ sẽ khỏe
mạnh có sức khỏe tốt và phát triển tốt. Việc chăm sóc da và mắt của trẻ ở các
trƣờng mầm non hiện nay đang đƣợc rất nhiều các giáo viên quan tâm. Vậy
làm thế nào để da và mắt của trẻ luôn thực sự khỏe mạnh. Làm thế nào để
truyền đạt và giáo dục tốt cho trẻ biết cách chăm sóc và biết cách bảo vệ da và
mắt của mình thật hiệu quả. Hiện nay việc chăm sóc da và mắt cho trẻ mầm
non nói chung và trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng rất quan trọng và đang nhận đƣợc
nhiều sự quan tâm chú ý từ các bậc phụ huynh, giáo viên.
Qua nhiều đợt đi kiến tập và thực tập chúng tôi nhận thấy rằng, việc
chăm sóc da và mắt cho trẻ ở trƣờng mầm non nói chung và trẻ ở độ tuổi 3 –
4 tuổi nói riêng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, từ những lí do trên chúng
tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp chăm sóc da và mắt cho trẻ 3
– 4 tuổi ở trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Phúc yên – Vĩnh Phúc” làm đề
tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn về chăm sóc da và mắt cho trẻ 3 – 4
tuổi để đƣa ra một số biện pháp chăm sóc da và mắt cho trẻ mầm non 3 – 4
tuổi Trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Phúc yên – Vĩnh Phúc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu các cơ sở khoa học về chăm sóc da và mắt cho trẻ mầm non,
và một số biện pháp chăm sóc da và mắt cho trẻ mầm non.
Tìm hiểu thực trạng chăm sóc da và mắt cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi ở
trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
Đƣa ra một số biện pháp chăm sóc da và mắt cho trẻ mầm non 3 – 4
tuổi.
Tổ chức thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ da, mắt cho trẻ mầm non 3 –

4 tuổi ở trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
2


4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Chăm sóc da và mắt cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ 3 – 4 tuổi ở Trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Phúc yên – Vĩnh
Phúc.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu chỉ ra và vận dụng tốt các biện pháp chăm sóc da và mắt cho trẻ thì
sẽ giúp trẻ khỏe mạnh ngăn ngừa đƣợc các bệnh tật các tai nạn cho da và mắt.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của việc chăm sóc da và mắt cho trẻ 3 – 4
tuổi.
Nghiên cứu về các tài liệu có liên quan đến việc chăm sóc da và mắt
cho trẻ để làm cơ sở lí thuyết cho đề tài nghiên cứu. Thu thập các thông tin,
tổng hợp và khái quát tài liệu có liên quan đến lí luận và thực tiễn của vấn đề
da và mắt để nghiên cứu làm cơ sở lí luận cho đề tài.
6.2. Phƣơng pháp quan sát
Quan sát các bƣớc thực hiện các thao tác chăm sóc da và mắt cho trẻ
hằng ngày ở trƣờng mầm non.
Trao đổi với giáo viên và cha mẹ của trẻ về các vấn đề chăm sóc da và
mắt cho trẻ ở trƣờng cũng nhƣ ở nhà.
6.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Tìm hiểu việc tổ chức các hoạt động nhằm rèn luyện và phát triển kĩ
năng chăm sóc da và mắt cho trẻ 3 – 4 tuổi.
Tìm hiểu các biện pháp nhằm giúp cho việc rèn luyện và phát triển kĩ

năng chăm sóc da và mắt cho trẻ 3 – 4 tuổi đạt hiệu quả cao.

3


6.4. Phƣơng pháp thực nghiệm
Tiến hành khảo sát việc thực hiện các kĩ năng chăm sóc da và mắt ở hai
lớp: lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển các kĩ năng và hình thành các kĩ
năng chăm sóc da và mắt cho trẻ 3 – 4 tuổi tại lớp thực nghiệm.
Đánh giá mức độ thực hiện và rèn luyện các kĩ năng chăm sóc da và mắt
cho trẻ 3 – 4 tuổi sau thực nghiệm của cả hai lớp: lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng.
7. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, thì khóa luận của tôi gồm
những chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 2: Biện pháp chăm sóc da và mắt cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi ở
trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.
8. Những đóng góp mới của đề tài
Bổ sung cơ sở lí luận và hệ thống hóa về việc chăm sóc da và mắt cho
trẻ 3 – 4 tuổi.
Đánh giá đƣợc thực trạng việc chăm sóc da và mắt cho trẻ tại trƣờng
mầm non cụ thể để từ đó nêu ra đƣợc nội dung và phƣơng pháp giáo dục phù
hợp.
Xây dựng và thiết kế một số hoạt động giáo dục, giáo án tiêu biểu để
lồng ghép tích hợp trong việc giáo dục chăm sóc da và mắt cho trẻ.

4



NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Da và mắt đóng vai trò rất quan trọng của mỗi ngƣời,giúp con ngƣời có
thể nhận thức nhận biết và phân biệt đƣợc các sự vật hiện tƣợng, môi trƣờng
xung quanh trong cuộc sống. Chính vì da và mắt có vai trò quan trọng trong
đời sống của mỗi con ngƣời và quan trọng với trẻ mầm non, ngƣời lớn phải
giải thích rõ ràng và giáo dục truyền đạt để cho trẻ biết cách bảo vệ và chăm
sóc da và mắt của mình. Cho nên, có rất nhiều công trình trên thế giới và ở
Việt Nam đã nghiên cứu về công trình này.
1.1.1. Trên thế giới
Trong một bài viết của tiến sĩ Robert. G.Mayer đã nhấn mạnh vào vấn đề
“Tại sao phải đầu tƣ vào chƣơng trình chăm sóc và phát triển trẻ thơ từ những
năm nhỏ tuổi coi đây là một phần của chiến lƣợc cơ bản, cũng nhƣ trƣớc khi
xây dựng một tòa nhà ta cần phải xây dựng một cái nền tảng đá vững chắc trên
cơ sở đó làm nền tảng xây nên toàn bộ công trình kiến trúc” [5]. Cũng giống
nhƣ trƣớc khi một em bé bắt đầu đi học cũng cần có một nền tảng tƣơng tự và
vững chắc.
Trẻ ở độ tuổi từ 2 – 5 tuổi là thời điểm hoàn hảo, thuận lợi để đặt ra các
nền tảng về các vấn đề cơ bản cho việc chăm sóc – giáo dục – vệ sinh cá nhân
cho trẻ nhƣ: dạy trẻ vệ sinh tay chân, rửa mặt, lau mắt, tắm gội, dạy trẻ biết
cách phòng tránh xử lí khi gặp các vấn đề thƣờng gặp ở da và mắt, luôn đảm
bảo an toàn cho da và mắt. Làn da của trẻ rất nhạy cảm, trẻ có thể cảm nhận
đƣợc qua các giác quan cảm giác với các thuộc tính bên ngoài nhƣ: sờ, nắm,
áp sát với các đồ vật xung quanh. Làn da còn nhƣ là một áo ráp để bao bọc
toàn bộ cơ thể và bảo vệ cơ thể trẻ tránh khỏi các tác nhân gây hại.
Nếu một đứa trẻ đến trƣờng với một miếng băng trên đầu gối thì ngƣời lớn

phải nói chuyện với chúng về sự ảnh hƣởng và tầm quan trọng của các vết trầy

5


xƣớc trên cơ thể, dạy trẻ biết giữ gìn cho cơ thể khỏe mạnh và mạnh mẽ tạo ra
bầu không khí dễ chịu để trẻ nghỉ ngơi, dạy trẻ có những hiểu biết cụ thể rõ
ràng về cơ thể của mình để giáo dục trẻ biết cách bảo vệ da không bị trầy
xƣớc.
Theo Johnson’s – khoa học về chăm sóc trẻ em. Ông đã xây dựng các
chuẩn mực về việc chăm sóc trẻ trên khắp thế giới, ông đã cho rằng: “Thị giác
là một trong những giác quan phát triển hoàn thiện cuối cùng của bé khi nằm
trong bụng ngƣời mẹ và bé phát triển cả ngay sau khi chào đời. Vì vậy, ngay
khi sinh ra trẻ chỉ nhìn các sự vật trong hai sắc đen trắng, cùng với các sắc độ
xám trung gian, sau khoảng 4 tháng trẻ sẽ nhìn thấy thêm các màu sắc khác.
Việc chăm sóc mắt cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết mà ngƣời lớn
cần quan tâm chú ý từ khi trẻ mới lọt lòng vì: Trẻ sơ sinh chỉ tập trung đƣợc
trong phạm vi ngắn” [5].
Giao tiếp bằng mắt là một phần của nền tảng phát triển giao tiếp và xã hội,
trẻ thể hiện đƣợc những cảm xúc tình cảm thông qua đôi mắt thể hiện đƣợc
tình cảm của mình với đối tƣợng đƣợc giao tiếp.
Mắt có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận biết và phân biệt các sự vật,
hiện tƣợng trong thế giới xung quanh góp phần xác định định hƣớng cho mọi
hoạt động của con ngƣời trở nên nhanh chóng và chính xác. Đôi mắt dễ dàng
phát hiện ra sự giống và khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích cỡ, sự vận
động,… và cho phép con ngƣời phân biệt đƣợc sự tƣơng đồng hay khác nhau
của các sự vật hiện tƣợng. Sau đó, các thông tin sự việc mắt nhìn thấy sẽ đƣợc
xử lí và đƣợc truyền về não.
Vì vậy việc chăm sóc và bảo vệ mắt cho trẻ là việc làm vô cùng quan
trọng nó ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng nhìn của trẻ. Ngƣời lớn cần chăm

sóc vệ sinh mắt sạch sẽ cho trẻ đảm bảo độ an toàn cho mắt giúp mắt hoạt
động có hiệu quả.
1.1.2. Ở Việt Nam
“Việt nam là một trong số các quốc gia đã tham gia tích cực vào quá trình
soạn thảo Công ƣớc (1979 – 1989) và là nƣớc thứ hai trên toàn thế giới và là

6


nƣớc đầu tiên ở khu vực Châu Á đã phê chuẩn công ƣớc (khôn bảo lƣu) (20-21990). Công ƣớc với nội dung thiết thực tiến bộ và nhân đạo, phù hợp với
truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ và chăm
sóc trẻ em, cũng nhƣ phù hợp với Hiến Pháp và các luật có liên quan đến trẻ
em. Sau khi phê chuẩn công ƣớc, nhà nƣớc ta đã tiến hành nhiều hành động
thiết thực, kịp thời để triển khai công ƣớc” [2].
“Tác giả Lê Thanh Vân với giáo trình Sinh lí học trẻ em đã đề cập đến
đặc điểm phát triển sinh lí ở trẻ em lứa tuổi mầm non nhƣ sau: Đặc điểm phát
triển của hệ thần kinh, đặc điểm phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan, hệ vận
động, hệ tuần hoàn,… Dựa trên cơ sở phân tích về các đặc điểm phát triển sinh
lí của trẻ qua các thời kì, tác giả đã chỉ ra những yêu cầu sƣ phạm cần thiết và
thiết thực trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non. Giúp cho
chúng ta có thể hiểu đƣợc đặc điểm, nhu cầu cũng nhƣ sự phát triển của trẻ ở
mỗi thời kì, để có những phƣơng pháp chăm sóc giáo dục phù hợp với trẻ” [4].
“Tác giả Hoàng Thị Phương với giáo trình Vệ sinh trẻ em đã nghiên cứu
đến các vấn đề chăm sóc và vệ sinh cho trẻ. Tác giả đã chỉ ra đối tƣợng, nhiệm
vụ và phƣơng pháp nghiên cứu của mình Chăm sóc vệ sinh trẻ em đã xây
dựng nên các hệ thống các biện pháp nhằm củng cố bảo vệ sức khỏe của trẻ
cũng nhƣ giúp trẻ có cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài hòa cân đối và toàn
diện. Cuốn sách tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến
việc chăm sóc vệ sinh, củng cố sức khỏe của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Từ
những cơ sở ấy, tác giả Hoàng Thị Phương đã đƣa ra các nội dung chăm sóc

và vệ sinh cho trẻ mầm non, đặc biệt là nội dung Chăm sóc, vệ sinh da và mắt
cho trẻ giúp cho trẻ luôn đƣợc vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo độ an toàn cho da và
mắt và bảo vệ cho da và mắt luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Hiện
nay, việc chăm sóc da và mắt cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết và có ý
nghĩa vô cùng quan trọng để giúp trẻ có đủ sức khỏe – trí tuệ giúp cho sự phát
triển sau này của trẻ trở thành những mầm non tƣơng lai của đất nƣớc” [4].
Việc chăm sóc da và mắt cho trẻ cần đƣợc quan sát, tiến hành chăm sóc
thƣờng xuyên. Không những góp phần giáo dục trẻ biết cách chăm sóc bảo vệ

7


da và mắt của mình, mà còn giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách ngay
từ khi còn nhỏ.
Ngoài ra, có nhiều các nghiên cứu công trình về vấn đề chăm sóc da và
mắt cho trẻ để giáo viên và các bậc phụ huynh có thể nắm đƣợc tình trạng,
cũng nhƣ là sức khỏe của trẻ để có những giải pháp chăm sóc giáo dục vệ sinh
tốt nhất giúp trẻ phát triển hài hòa và toàn diện.
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm về chăm sóc
Chăm sóc là những hành động cần thiết mà ngƣời chăm sóc phải làm
để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của ngƣời đƣợc chăm sóc theo cách mà họ
mong muốn.
Hiểu theo một cách khác chăm sóc là sự quan tâm chu đáo đến sức khỏe
và tình trạng của ngƣời bệnh. Chăm sóc tốt để giúp cho ngƣời bệnh mau khỏe
mạnh.
=> “Chăm sóc trẻ là hoạt động thƣờng xuyên săn sóc, nuôi dƣỡng, giáo
dục và theo dõi quá trình phát triển của trẻ nhỏ, thể hiện qua những cử chỉ,
hành động ân cần chăm sóc” .

1.2.1.2. Khái quát về da
Da là bộ phận có diện tích rộng nhất và bao bọc toàn bộ cơ thể. Tình
trạng của da sẽ gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của cơ thể, đồng thời cũng tác
động chính đến làn da [5].
Da có 3 lớp: Lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì.
Da là cơ quan của hệ bài tiết, giúp cho sự bài tiết mồ hôi là nguồn cung
cấp vitamin D quan trọng, cần thiết cho cơ thể của mõi con ngƣời. Ngoài ra,
chức năng chính của da đó là điều hòa cơ thể bảo vệ cơ thể và giữ cho cơ thể
có nhiệt độ thân nhiệt ổn định [4].

8


Da là hệ thống loại bỏ các chất thải lớn nhất của cơ thể. Loại bỏ các độc
tố đƣợc giải phóng ra bên ngoài cơ thể thông qua các tuyến mồ hôi và qua lỗ
chân lông.
=> “Da bao bọc toàn bộ cơ thể là ranh giới ngăn cách các cơ quan bên trong
cơ thể với môi trƣờng bên ngoài. Có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác
động, tác nhân của môi trƣờng bên ngoài nhƣ: (tia cực tím, chất ô nhiễm, vi
khuẩn,…)”.
1.2.1.3. Khái quát về mắt
“Mắt là một cơ quan đáp ứng với ánh sáng và có nhiều chức năng khác
nhau là một cơ quan cảm giác. Các tế bào que và nón trong võng mạc cho
phép sự cảm nhận ánh sáng và khả năng nhìn có ý thức bao gồm: Phân biệt
màu sắc, hình dáng và cảm nhận về chiều sâu. Mắt ngƣời có thể phân biệt
đƣợc 10 triệu màu khác nhau và nhiều khả năng là có thể nhận biết một
photon đơn lẻ” [5].
“Mắt ngƣời là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi kì
dƣới dạng 2 túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trƣớc tạo thành
võng mạc, thể thủy tinh và các thành phần hoàn chỉnh khác. Cặp mắt là một

trong năm giác quan quan trọng, giúp con ngƣời quan sát và kiểm soát môi
trƣờng chung quoanh. Con ngƣời có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi
thông tin với nhau thay lời nói. Do đó, trong văn học mắt thƣờng đƣợc gọi là
cử sổ tâm hồn” [5].
“Mắt là cơ quan phân tích thị giác rất nhạy cảm và quan trọng. Mắt nhận
đƣợc tới 80% - 90% các thông tin từ ngoài vào não. Vì vậy, mắt cần đƣợc bảo
vệ, giữ gìn và chăm sóc chu đáo” [4].
Mắt là cửa sổ tâm hồn giúp cho khả năng nhìn đƣợc tƣờng minh rõ ràng,
mắt phân biệt đƣợc các đặc điểm sự vật hiện tƣợng một cách chính xác, phân
biệt đƣợc sự giống và khác nhau cũng nhƣ phân biệt đƣợc: hình dạng, kích
thƣớc, màu sắc,… Vì vậy, mắt cần đƣợc chăm sóc và bảo vệ.
1.2.2. Đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ 3 – 4 tuổi

9


“Trẻ em ở lứa tuổi mầm non có đời sống tâm – sinh lý rất đa dạng và
phong phú. Ở giai đoạn này, trẻ có những đặc điểm những quy luật phát triển
hết sức độc đáo và thú vị không giống nhƣ bất cứ một giai đoạn nào sau này.
Cụ thể, hiện nay sự phát triển của trẻ mầm non 3 tuổi có một số đặc điểm
sau”:
1.2.2.1. Đặc điểm tâm lí
Sự thay đổi hoạt động chủ đạo của trẻ 3 – 4 tuổi
“Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non đƣợc thay đổi theo từng độ tuổi.Trẻ
ở độ tuổi mẫu giáo 3 – 4 tuổi hoạt động chủ đạo là hoạt động vui mà trung tâm
là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trò chơi mô phỏng diễn biến lại các hoạt
động sinh hoạt hằng ngày, các công việc của ngƣời lớn và phản ánh những
mối quan hệ qua lại tác động các mối quan hệ giữa họ trong xã hội. Qua trò
chơi trẻ hiểu đƣợc mỗi ngƣời trong xã hội đều có trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền
lợi của mình và hiểu đƣợc những thuận lợi và khó khăn của mỗi công việc

trong xã hội mà trẻ đƣợc vui chơi đóng vai. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ
bắt đầu dần hình thành nhân cách con ngƣời” [3].
Tuy nhiên, ở độ tuổi này các hoạt động vui chơi chỉ mới bƣớc đầu
chuyển sang giai đoạn ở vị trí chủ đạo nên trẻ mới đang ở dạng sơ khai đơn
giản của hoạt động vui chơi (do vốn sống của trẻ còn hạn chế và ít ỏi nên việc
mô phỏng diễn đạt lại đời sống xã hội của ngƣời lớn vẫn còn rất nhiều hạn
chế mà ban đầu mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản thông qua việc mô phỏng
trò chơi).
Xuất hiện tiền đề của sự phát triển nhân cách
“Sự hình thành thế giới nội tâm và ý thức bản ngã (sự hình thành cấu tạo
tâm lý bên trong). Ở trẻ đã xuất hiện nội tâm riêng – hình thành cấu tạo tâm lý
bên trong. Hành động của trẻ dễ bị thế giới nội tâm chi phối, cuối tuổi ấu nhi
trẻ đã có thể hành động có mục đích” [3].
“Thế giới nội tâm của trẻ ấu nhi đã hình thành nhƣng vẫn chƣa ổn định
và còn rất mong manh: Trẻ thích đƣợc khen và thƣờng tỏ thái độ xấu hổ khi
gặp ngƣời lạ,…
10


Sự tự ý thức của trẻ còn thể hiện ở chỗ trẻ muốn tìm hiểu muốn khám phá
về bản thân của mình và mong muốn mình trong tƣơng lai sẽ ra sao” [3].
Sự xuất hiện tự ý thức: Trẻ bắt đầu ý thức đƣợc mình là một con ngƣời
riêng biệt khác với những ngƣời xung quanh, trẻ tự so sánh mình với ngƣời có
những đặc điểm khác nhau về cơ thể: Chiều cao, cân nặng,... Các hành động
và sự vận động của trẻ thƣờng xuyên biến đổi vì thế giới nội tâm ở trẻ còn
chƣa ổn định.
Nguyện vọng độc lập và khủng hoảng của tuổi lên 3
“Bƣớc vào độ tuổi mẫu giáo, ý thức bản ngã đƣợc xác định rõ ràng cho
phép trẻ thực hiện các hành động một cách có chủ tâm hơn. Vì vậy các quá
trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt. Ở trẻ 3 tuổi thì cái tôi xuất hiện kèm

theo khùng hoảng của tuổi lên 3 do các yếu tố: Xuất hiện thế giới nội tâm và ý
muốn riêng của mình. Nguyện vọng độc lập phát triển mạnh trong khi khả
năng của trẻ còn yếu, nguyện vọng độc lập phát triển mạnh trong khi quan
điểm của ngƣời lớn vẫn chƣa thay đổi (ngƣời lớn cho rằng trẻ chƣa làm đƣợc
gì, cần phải giúp đỡ và bảo vệ trẻ)” [3]. Vì vậy trẻ thƣờng tỏ ra bƣớng bỉnh
ngang ngạnh với ngƣời lớn mà còn làm những việc mà ngƣời lớn không đồng
ý không cho phép, làm những việc ngƣời lớn không cho làm, cấm đoán hoặc
bảo làm 1 đằng trẻ làm một nẻo thích tự làm theo ý thích riêng của mình, trẻ
thƣờng tỏ thái độ phản kháng chống đối lạivới ngƣời nào hay gần gũi quá
chăm sóc chúng. Trẻ thƣờng tỏ thái độ bƣớng bỉnh, ích kỉ.
Chính vì thế, ngƣời lớn cần phải có những giải pháp biện pháp để khắc
phục kịp thời cho trẻ nhƣ: Ngƣời lớn nên tôn trọng tính độc lập của trẻ để có
những phƣơng pháp hƣớng dẫn trẻ tự làm một số việc vừa sức của mình.
Ngƣời lớn cần kiên trì giáo dục, định hƣớng kịp thời và nhận thấy khả năng và
sự thay đổi tích cực của trẻ; Cần bình tĩnh khắc phục, giáo dục uốn nắn trẻ một
cách nhẹ nhàng, không cấm đoán áp đặt trẻ, không nên chiều chuộng quá mức,
luôn tạo điều kiện để trẻ bộc lộ tình cảm của mình ra bên ngoài.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 - 4 tuổi
“Là hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của ngƣời lớn.

11


Sự hình thành ngôn ngữ tích cực ở trẻ: Đến 3 tuổi trẻ có thể nói đƣợc
những câu phức tạp hơn một chút, nói đúng ngữ pháp hơn đó là thể hiện qua
việc trẻ đã đạt đến một mức độ nào đó trong sự phát triển ngôn ngữ nhờ sự
quan sát, hƣớng dẫn từ phía của ngƣời lớn.
Trẻ biểu lộ thể hiện sự giận dỗi, không hài lòng thông qua các hành vi,
cử chỉ nhƣ: Không thích thì trẻ sẽ ném, vứt đập vỡ, nói “không ” khi không
đồng ý với cùng quan điểm của ngƣời lớn.

Mối quan hệ tác động qua lại về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua việc
phát triển trí tuệ và lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ là tác động đồng thời, song song
với nhau” [3].
Trí tuệ phát triển

lĩnh hội ngôn ngữ

“Tóm lại: Ở độ tuổi của trẻ ngôn ngữ thực sự trở thành phƣơng tiện để
giao tiếp thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất, giúp trẻ tiếp thu những kinh
nghiệm để tìm hiểu thế giới xung quanh và để phát triển chức năng tâm lý
khác: Tri giác, TN, TD, TT,… Đồng thời sự phát triển ngôn ngữ cũng chịu
ảnh hƣởng của các quá trình tâm lý đó” [3].
Ngƣời lớn nói chuẩn, thì sẽ tập cho trẻ phát âm chuẩn, sửa lỗi ngôn ngữ
cho trẻ, kích thích trẻ tích cực giao tiếp với những ngƣời xung quanh.
Sự xuất hiện động cơ hành vi
“Trong hành vi của trẻ dần dần đã có sự biến đổi lớn. Đó chính là sự
nảy sinh động cơ nhƣ:. Những động cơ gắn liền với ý thích muốn đƣợc nhƣ
ngƣời lớn.Những động cơ gắn liền với quá trình chơi có tác động khá mạnh
mẽ thúc đẩy hành vi của trẻ. Những động cơ nhằm làm cho ngƣời lớn vui lòng
và yêu mến cũng bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy trẻ thực hiện những hành động tích cực” [3].
“Ở lứa tuổi của trẻ là thời điểm khởi đầu của quá trình giúp trẻ hình
thành nhân cách. Chính vì vậy, mọi thứ chƣa đƣợc hình thành sẽ đƣợc hình
thành từ đây. Do đó các nhà giáo dục giáo viên và các bậc phụ huynh phải chủ
động trong việc hƣớng sự phát triển của trẻ theo đúng hƣớng theo mục đích
giáo dục của mình sao cho phù hợp” [3].
12


Do đó ở giai đoạn này giáo viên và phụ huynh phải hƣớng vào việc hình

thành những kĩ năng chăm sóc da và mắt cho trẻ phải hƣớng giáo dục một số
biện pháp chăm chăm sóc da và mắt cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi
và hoạt động học tập trên lớp để giáo dục trẻ.
1.2.2.2. Đặc điểm sinh lý
Các cơ quan và các hệ cơ quan phát triển hoàn thiện hơn ở lứa tuổi nhà
trẻ.
Trẻ khỏe mạnh, phát triển hài hòa cân nặng và chiều cao.
Cơ thể của trẻ 3 – 4 tuổi còn non nớt, sức đề kháng còn yếu ớt, nhạy
cảm với các tác động của môi trƣờng bên ngoài xã hội. Trẻ dễ mắc các bệnh
truyền nhiễm các bệnh về da và mắt,
“Khả năng vận động của trẻ ngày càng khéo léo, uyển chuyển linh hoạt,
thành thạo hơn, trẻ đã biết phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân với nhau.
Khả năng nhận thức và trí tuệ của trẻ ngày càng phát triển và hoàn
thiện. Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ, trẻ đã tiếp thu đƣợc một
lƣợng kiến thức lớn về thế giới xung quanh do đó trẻ đƣợc trực tiếp quan
sastcasc sự vật hiện tƣợng xung quanh, trẻ sờ thấy, nhìn thấy và nghe thấy
hoặc do ngƣời lớn kể lại qua các câu chuyện hay qua tranh ảnh, phim ảnh. Đến
tuổi mẫu giáo, tƣ duy của trẻ có một bƣớc ngoặt cơ bản, chuyển từ kiểu tƣ duy
trực quan - hành động sang kiểu tƣ duy - hình tƣợng” [3].
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo ham tìm tòi học hỏi, khám phá thế giới xung
quanh và luôn sáng tạo. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ trực tiếp tham
gia vào nhiều các hoạt động khác nhau để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện
đầy đủ các kĩ năng, giáo viên cần tạo ra môi trƣờng phong phú,lành mạnh và
kích thích cho trẻ hoạt động tích cực và hiệu quả.
1.2.3. Cấu tạo và chức năng của da và mắt
1.2.3.1. Cấu tạo và chức năng của da

13



Chức năng của da

Cấu tạo của da

1. Lớp biểu bì : Hay còn gọi là lớp bảo vệ là Để bảo vệ và ngăn sự phát
lớp da ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn triển của vi khuẩn và các hóa
và chạm vào đƣợc, lớp biểu bì giúp bảo vệ chất bên ngoài.
da tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn từ môi
trƣờng bên ngoài.

2. Lớp bì: Có chức năng nuôi dƣỡng và hỗ
trợ gồm có lớp bì nằm dƣới lớp biểu bì giúp
cho việc cung cấp chất các dinh dƣỡng cho
phần biểu bì.

Giúp cho sự bài tiết, giúp điều
hòa thân nhiệt cơ thể và giúp da
có thể trao đổi chất một cách dễ
dàng, giúp cho sự bài tiết chất
nhờn để da không bị khô nứt nẻ,
giúp diệt khuẩn cho cơ thể và
bảo vệ cơ thể.

3. Lớp mỡ dƣới da: La lớp mỡ chứa mỡ dự Giúp bảo vệ cơ có tác dụng giữ
trữ, có vai trò cách nhiệt.
nhiệt và cách nhiệt trong cơ thể,
góp phần điều hòa thân nhiệtcơ
Gồm có:
thể luôn ổn định.


Chức năng của da bao gồm có các chức năng: Chức năng bảo vệ, chức
năng cảm giác, chức năng bài tiết và đào thải, chức năng hấp thụ, chức năng
hô hấp, chức năng điều hòa thân nhiệt.
Chức năng bảo vệ: Nhờ có cấu trúc chặt chẽ, lớp sừng dẻo dai giúp cho
việc bảo vệ các cơ quan và các hệ cơ quan bên trong chống lại đƣợc các tác
nhân có hại cho cơ thể từ môi trƣờng bên ngoài.

14


Chức năng cảm giác: Nhờ vào các hệ thống dây thần kinh lan tỏa và phân
bố dày đặc trong các lớp da trong cơ thể giúp cơ thể nhận biết và phân biệt
đƣợc các cảm giác rõ ràng nhƣ: Nóng, lạnh, đau, rát,…
Chức năng bài tiết và đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể: Da giúp
cho sự bài tiết mồ hôi và bã nhờn. Qua các tuyến mồ hôi thì một số các chất
độc hại trong cơ thể sẽ đƣợc thải bỏ. Qua các tuyến bã nhờn chất nhờn tiết ra
tạo thành lớp màng mỏng giúp chống khô da làm cho làn da mềm mại hơn và
đồng thời một số các chất độc cũng đƣợc đào thải ra ngoài cơ thể.
Chức năng hấp thụ: Da có khả năng hấp thụ các chất dinh dƣỡng rất tốt
nhờ vào các lỗ chân lông trên da và khe hở các tế bào.
Chức năng hô hấp: Da là cơ quan hỗ trợ của thận và phổi trong nhiệm vụ
đào thải khí cacbonic ra ngoài cùng với phổi giúp trao đổi Oxy và Cacbonic
với môi trƣờng bên ngoài.
Chức năng điều hòa thân nhiệt: Da tham gia vào điều hòa thân nhiệt giúp
cho thân nhiệt ổn định nhờ sự co giãn các mạch máu và qua sự bài tiết mồ hôi.
“Vào mùa lạnh cơ thể phản ứng bằng cách co mạch máu dƣới da dồn máu vào
bên trong hạn chế việc tỏa nhiệt giúp giữ ấm cho cơ thể. Mùa nóng cơ thể
phản ứng bằng cách giãn mạch làm máu dồn ra ngoại vi, tăng tỏa nhiệt, tăng
bài tiết mồ hôi giúp cơ thể đƣợc mát dễ chịu”.
1.2.3.2. Cấu tạo chức năng của mắt

Cấu tạo của mắt bao gồm: Cấu tạo bên trong và cấu tạo bên ngoài.
Cấu tạo bên ngoài: Nhìn ở bên ngoài đôi mắt bao gồm các bộ phận nhƣ:
Lông mày, lông mi, mí mắt, tròng trắng, tròng đen,…
Cấu tạo bên trong Bao gồm: thủy tinh thể và võng mạc là hai bộ phận có
vai trò quan trọng nhất để đảm bảo đƣợc các chức năng nhìn – chức năng thị
lực của mắt.
“Thủy tinh thể là một bộ phận của nhãn cầu, là một thấu kính trong suốt
nằm ở phía bên trong mắt 2 mặt lồi trong suốt dày 4mm rộng 9mm, đƣợc bao
bởi một màng bán thấm đối với nƣớc và chất điện giải.

15


Võng mạc là lớp màng thần kinh cực mỏng ở đáy mắt, giữ vai trò cảm
nhận ánh sáng và chuyển chúng thành tín hiệu thần kinh để truyền lên não
phân tích.
Hoàng điểm: Còn gọi là điểm vàng là phần quan trọng của võng mạc, nơi
tập trung nhiều tế bào thị giác
Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc: Là nơi tiếp nối và nhận tín hiệu trực
tiếp từ 2 loại tế bào thị giác là tế bào nón và tế bào que” [5].
Chức năng của các bộ phận của mắt

Chức năng

Bộ phận
Mi mắt / lông mi

Có chức năng bảo vệ mắt

Kết mạc


Che phủ nhãn cầu, chống việc nhiễm
khuẩn cho mắt

Củng mạc

Để giữ hình dạng con mắt

Giác mạc

Giúp việc hội tụ ánh sáng, giúp hiệu
quả khả năng nhìn

Mống mắt

Giúp điều chỉnh lƣợng ánh sáng phù
hợp

Thủy dịch

Giúp nuôi dƣỡng thể thủy tinh và giác
mạc và giữ hình dạng cho giác mạc

Thể thủy tinh

Giúp cho việc hội tụ ánh sáng, giúp
cho khả năng nhìn đƣợc tốt hơn.

Dịch kính


Là lấp đầy khoảng cách giữa thể thủy
tinh và võng mạc và giữ hình dạng
nhãn cầu

Hắc mạc

Giúp nuôi dƣỡng nhãn cầu

Võng mạc

Giúp cảm thụ ánh sáng truyền vào

16


Chức năng

Bộ phận
mắt
Thị thần kinh

Giúp trong việc nối con mắt với não
và giúp trong việc dẫn truyền các tín
hiệu thần kinh

Cơ chế hoạt động của mắt
Để hiểu một cách rõ ràng và đơn giản hơn thì cơ chế hoạt động của mắt
tƣơng tự giống nhƣ các chức năng và các hoạt động cơ chế của chiếc máy ảnh.
Sau khi hoạt động nhiều trong ngày, mắt cần đƣợc nghỉ nghơi.
“Mắt có hệ thấu kính bao gồm giác mạc và thủy tinh thể. Ánh sáng sau

khi đƣợc khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của
mắt. Tại đây, tín hiệu ánh sáng sẽ đƣợc các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng
mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó đƣợc truyển đến não
thông qua hệ thần kinh thị giác và đƣợc xác nhận là hình ảnh tại não bộ. Đây
chính là cơ chế hoạt động của mắt để bạn nhìn thấy một vật nào đó” [5].
1.2.4. Thực trạng da và mắt của trẻ mầm non
1.2.4.1. Thực trạng về da của trẻ mầm non
“Làn da của trẻ em rất mỏng manh và nhảy cảm hơn làn da của ngƣời
lớn. Làn da của trẻ em chỉ dày bằng khoảng 1/5 so với làn da của ngƣời lớn.
Nó phản ứng lại các tác nhân gây kích thích bên ngoài theo cách nhạy
cảm hơn. Vì vậy, đòi hỏi cần phải có sự chăm sóc và bảo vệ chu đáo và đặc
biệt hơn.
Lớp da ngoài cùng của biểu bì hay còn gọi là lớp sừng thì mỏng hơn và
các tế bào đƣợc sắp xếp một cách ít chặt chẽ hơn so với làn da của ngƣời
trƣởng thành. Tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn thì hoạt động ít hơn rất nhiều do
đó các màng hydrolipid (một dạng nhũ tƣơng nƣớc và chất béo bao bọc và bảo
vệ bề mặt da) và các axit bảo vệ (phần nƣớc của màng hydrolipid – có tính
chất axit nhẹ) thì vẫn còn rất yếu kết quả là”:
17


Làn da của trẻ em thì có ít sức đề kháng hơn của so với ngƣời trƣởng
thành và đặc biệt nhạy cảm đối với các loại chất kích thích, hóa học hay các
tác động của môi trƣờng tác động của các chất hóa học, tác động vật lí hay do
vi khuẩn: Khi các chất độc hại này tiếp xúc với trẻ làn da của trẻ thì thẩm thấu
sẽ nhanh và dễ dàng xuyên thấu đến lớp da sâu hơn, gây ảnh hƣởng xấu, bất
lợi đến làn da của trẻ.
Làn da của trẻ nói chung và trẻ 3 – 4 nói riêng thì đặc biệt nhạy cảm với
tia UV hơn rất nhiều so với ngƣời lớn.
Rất là khó khi thay đổi điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của trẻ em vì:

Các vùng bề mặt ngoài da khi tiếp xúc của cơ thể trẻ thì khá là rộng so
với tổng diện tích cơ thể, vì vậy chúng dễ bị mất nhiệt và có thể thay đổi nhiệt
độ cơ thể và thân nhiệt cơ thể đột ngột.
Các hoạt động của tuyến mồ hôi ở trẻ em thì không nhiều nhƣ ở ngƣời
lớn, ở trẻ em giảm rất nhiều so với ở ngƣời lớn nên khi ở nhiệt độ cao thì
không thể bù nƣớc.
Hệ thống sự lƣu thông máu ở làn da trẻ em thì chƣa đƣợc định hình rõ
ràng và chƣ đƣợc định hình một cách toàn diện, do đó chúng phản ứng thích
ứng với sự thay đổi của nhiệt độ rất chậm bằng cách co giãn và co thắt mạch
máu.
Điều này tác rất nhiều đến trẻ, làm cho trẻ đặc biệt nhạy cảm với sự thay
đổi của thời tiết nhất là khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt và đột ngột.
Viêm da cơ địa giống nhƣ bệnh chàm Atopic thƣờng hay gặp ở trẻ khi
gặp thời tiết thay đổi đột ngột ảnh hƣởng đến cơ thể của trẻ hay do cơ thể trẻ
bị rối loạn không thích nghi đƣợc và là một trong các căn bệnh về da phổ biến
nhất ở trẻ em hiện nay. “Có đến khoảng từ10% đến 20% trẻ em trên toàn cầu
bị ảnh hƣởng bởi căn bệnh này và có 1/3 các trƣờng hợp mắc bệnh này sẽ hết
dần tuy nhiên ở một số trƣờng hợp khác thì bệnh này sẽ kéo dài cho đến khi
trƣởng thành”. Vì vậy cần có những cách chăm sóc hiệu quả và kịp thời cho
trẻ.

18


×