Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nghiên cứu giải phẫu động mạch chủ trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 128 lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 47 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý động mạch chủ (ĐMC) nói chung, đặc biệt bệnh phình động
mạch (ĐMC) là nguyên nhân gây tử vong phổ biến tại Hoa Kỳ. Mỗi năm có
khoảng 150.000 người người mắc và tử vong, trong đó đoạn động mạch chủ
bụng chiếm 60%, động mạch chủ ngực khoảng 30% [ 1 ]. Các bệnh lý này
thường gặp và rất nguy hiểm ở nhóm người cao tuổi, diễn biến tự nhiên là túi
phình to dần, âm thầm, không có triệu chứng, khi vỡ gây mất máu nghiêm
trọng và tử vong. Nhóm bệnh nhân này thường do không có triệu chứng nên
không được quản lý để điều trị dự phòng. Đối với các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam, bệnh ĐMC đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và
đang dẫn đến nhiều thay đổi trong mô hình bệnh tim mạch.
Mặc dù giải phẫu của ĐMC đã được nghiên cứu kỹ lưỡng bằng các kỹ
thuật truyền thống và đã được mô tả khá đầy đủ trong các sách giáo khoa giải
phẫu kinh điển, nhưng để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về hiểu biết giải
phẫu trong chẩn đoán, theo dõi, điều trị và can thiệp bệnh mạch chủ, chúng
vẫn tiếp tục được quan tâm nghiên cứu dựa trên những kỹ thuật hiện hình
ngày càng hiện đại hơn.
Động mạch chủ thường xẩy ra hẹp tắc, phình mạch, bóc tách thành
mạch, và nhiều biến đổi giải phẫu. Nắm vững về đường đi, kích thước từng
đoạn và các biến đổi giải phẫu của ĐMC là cơ sở quan trọng cho bác sĩ lâm
sàng phiên giải (đọc) các films chụp mạch, đo kích thước trên siêu âm, phẫu
thuật hay thực hiện các thủ thuật can thiệp mạch máu một cách đúng đắn và
chính xác nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Trong điều trị can thiệp mạch,
thầy thuốc cần biết rõ các thông tin chi tiết về từng đoạn hay nhánh mạch: vị
trí, kích thước, hướng đi và góc tách các nhánh mạch. Đây là những thông tin
không thể thiếu khi nong hay đặt stent điều trị hẹp, phình ĐMC.


2



Có nhiều kỹ thuật bộc lộ ĐMC, như làm khuôn đúc ĐM hay phẫu tích.
Đây là hai kỹ thuật kinh điển được nhiều tác giả sử dụng để nghiên cứu và kết
quả của những nghiên cứu đó đã được thể hiện qua những mô tả trong các sách
giáo khoa giải phẫu kinh điển. Tuy nhiên, các kỹ thuật nghiên cứu này cũng có
những hạn chế: Các khuôn đúc ĐM đơn thuần không cho phép nhận định liên
quan của các mạch máu đó với các cấu trúc của tim (do đã bị làm tiêu đi); tiêu
bản phẫu tích khó đem lại cái nhìn toàn cảnh của toàn bộ lưới mạch trên không
gian ba chiều, và việc phẫu tích các nhánh nhỏ gặp nhiều khó khăn; khó có thể
làm ra một lượng tiêu bản đủ lớn để thấy được hết những biến đổi giải phẫu có
tần suất xuất hiện thấp… Trong khi đó, với máy chụp 128 - MSCT hay các
máy chụp đa đầu dò khác, người ta có thể làm hiện hình hầu hết các đoạn và
các nhánh của các ĐM được nghiên cứu, có thể dựng hình ảnh các ĐM trên
không gian ba chiều trong mối liên quan với các cấu trúc khác, có thể nhận
định được hầu hết các biến đổi giải phẫu và có thể thống kê được tỷ lệ của các
biến đổi giải phẫu dựa trên một số lượng lớn phim chụp.
Trên thế giới đã có rất nhiều báo cáo về biến đổi hay bất thường của các
ĐMC trên các hình ảnh chụp MSCT. Ở Việt Nam, báo cáo của các nhà chẩn
đoán hình ảnh, các nhà can thiệp mạch hay các nhà ngoại khoa tim mạch chỉ
thu hẹp trong khoảng không gian bệnh lý và thương tổn của một đoạn mạch
nào đó mà chưa có những đề tài nghiên cứu đánh giá về giải phẫu và các biến
đổi giải phẫu của toàn bộ ĐMC. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề
tài “Nghiên cứu giải phẫu động mạch chủ trên hình ảnh chụp cắt lớp vi
tính 128 lớp” nhằm các mục tiêu:
1.

Đánh giá khả năng hiện ảnh, kích thước, chiều dài, các mốc nguyên
ủy, tận hết các đoạn động mạch chủ trên chụp cắt lớp vi tính 128 lớp.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH CHỦ
Động mạch chủ là đoạn mạch có kích thước lớn nhất trong cơ thể, được
tính từ vị trí xuất phát trong thất trái đến ngang mức với đốt sống lưng thứ tư
thì chia thành các động mạch chậu. Trên đường đi động mạch chủ chia thành
các đoạn, động mạch chủ lên, quai động mạch, động mạch chủ ngực, động
mạch chủ bụng.

Hình 1.1. Đối chiếu ĐM chủ lên thành ngực (Gray’s Anatomy 40th edition)


4

1.1.1. Động mạch chủ trên - Asceding Aorta
1.1.1.1. Nguyên uỷ
ĐM chủ lên, đây là đoạn đầu tiên của ĐMC, xuất phát từ tâm thất trái,
ở mặt phẳng ngang qua bờ dưới đầu sụn sườn III trái. Sau khi tách ra ĐM
chạy hướng lên trên, ra trước và sang phải, hướng theo trục của tim, nằm phía
sau và hơi lệch sang nửa phải của xương ức. ĐM đi tới ngang mức mặt phẳng
trên sụn sườn II bên trái thì đổi tên thành quai ĐM chủ [1].

Hình 1.2. Đối chiếu ĐM chủ lên thành ngực Gray’s Anatomy 40th edition
Vị trí gốc xuất phát ĐM chủ giãn rộng, phình ra xung quanh, phần
phình ra này không tròn đều trên toàn bộ chu vi của ĐM mà có ba chỗ thắt lại
để tạo thành ba chỗ phình gọi là các xoang ĐM chủ (Xoang Valsalva), một
phình sang bên phải gọi là xoang chủ phải, một phình sang bên trái là xoang
chủ trái và một phình ra phía sau là xoang chủ sau. Đoạn ĐM ngay phía trên

van ĐM chủ thì thu hẹp đường kính đề tiếp nối với ĐM chủ lên.
1.1.1.2. Đường đi và liên quan.
ĐM chủ lên đi cùng ĐM phổi trong bao sợi màng ngoài tim, sau đó
thoát khỏi bao màng ngoài tim này ở vị trí nằm ngang mức phía trước là


5

xương ức, phía sau là ĐM phổi phải; phía trước dưới là nón ĐM phổi và tiểu
nhĩ phải; trên quai ĐMC được phân cách với xương ức bởi màng ngoài tim,
màng phổi phải, mép trước của phổi phải, mô liên kết lỏng lẻo và phần còn lại
của tuyến ức; phía sau ĐM chủ lên tựa vào nhĩ trái và ĐM phổi phải; bên phải
liên quan đến TM chủ trên và nhĩ phải; bên trái ĐMC lên liên quan đến ĐM
phổi trái.

Hình 1.3. Liên quan động mạch phổi và màng ngoài tim
1.1.1.3. Đường kính ĐM chủ lên
Đường kính động mạch chủ lên khoảng 28mm và có chiều dài khoảng
5cm [1]. Số liệu nghiên cứu của Lê Văn Cường cho thấy, đường kính trung
bình đoạn ĐMC lên là 21.73mm khi tiến hành phân tích trên 62 xác đã được
cố định bằng Formol [2]. Nguyễn Tuấn Vũ sử dụng siêu âm (máy KONTRON
SIGMA IRIS đầu dò 2.8 MHz) để khảo sát kích thước ĐMC lên qua thành
ngực, với mặt cắt cạnh ức. Nghiên cứu trên 233 bệnh nhân nam và 449 bệnh
nhân nữ ở độ tuổi trung bình 44 tuổi. Kết quả, đường kính trung bình của nam
là 28mm và của nữ là 27mm. Cũng theo Nguyễn Tuấn Vũ sử dụng siêu âm
(máy TOSHIBA SSH 140A, đầu dò 5MHz) để khảo sát kích thước ĐMC lên
qua đường thực quản cho thấy, kết quả ĐMC lên của nam là 28 ± 2.08mm, nữ


6


26 ± 2.3mm. Khi tác giả phân tích trên máy chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc
(máy TOSHIBA X VISSION – GX), có bơm thuốc cản quang (Telebrix) tĩnh
mạch và cắt với chiều dầy 5mm đến 10mm. Với 63 nam và 68 nữ, số liệu
nghiên cứu của tác giả cho thấy, đường kính trung bình đoạn ĐMC lên ở nam
32 ± 5.57mm, ở nữ 31± 5mm.
1.1.2. Quai ĐM chủ - Aortic Arch
1.1.2.1. Nguyên uỷ và đường đi
Là một đoạn mạch máu chuyển tiếp giữa nhánh lên và nhánh xuống của
ĐMC, giới hạn từ đoạn ngang qua mặt phẳng phía trên khớp ức - sườn số II
bên phải, ĐM chạy theo một đường cong hướng lên trên, ra sau, sang trái, sau
đó ĐM lại hướng xuống dưới và ra sau khi tới ngang mức thân đốt sống ngực
số IV thì đổi tên thành ĐMC xuống. Vị trí cao nhất của đoạn cong ĐMC nằm
dưới bờ trên cán xương ức khoảng 25mm, đôi khi lên tới 40mm. Trên đường
đi động mạch có một điểm hẹp sinh lý tại điểm xuất phát của ĐM dưới đòn
trái và nơi gắn của ống ĐM vào quai ĐMC. Vị trí hẹp này được gọi là eo
ĐMC, đoạn eo kéo dài khoảng 1-2cm, bên phải của eo ĐMC giãn rộng có
hình thoi nên được gọi là thoi ĐMC. Đường kính thoi ĐMC thường lớn hơn
eo ĐMC khoảng 3mm.

D/C động
mạch

Hình mô phỏng hẹp eo ĐM

Hình 1.4. Eo động mạch chủ


7


1.1.2.2. Đường kính
Đoạn đầu quai ĐMC có ĐK khoảng 28mm, sau đó đường kính thu hẹp
dần cho tới đoạn cuối của quai ĐMC còn khoảng 20mm [1]. Theo Lê Văn
Cường khi nghiên cứu trên 62 xác đã được cố định bằng Formol cho thấy,
đường kính trung bình đoạn quai ĐMC là 19.1mm [1]. Nguyễn Tuấn Vũ sử
dụng máy siêu âm (máy KONTRON SIGMA IRIS đầu dò 2.8 MHz) để khảo
sát kích thước ĐMC qua thành ngực, với mặt cắt trên ức. Qua 233 bệnh nhân
nam và 449 bệnh nhân nữ ở độ tuổi trung bình 44 tuổi, kết quả đường kính
trung bình của nam là X= 25 ± 2.56mm, ở nữ là X= 24 ± 2.69mm. Cũng theo
Nguyễn Tuấn Vũ sử dụng siêu âm (máy TOSHIBA SSH 140A, đầu dò 5MHz)
để khảo sát kích thước quai ĐMC qua mặt cắt ngang quai ĐMC trên 54 Nam
và 81 Nữ đẫ chỉ ra, đường kính của nam là X = 24 ± 2.28mm, của nữ X = 23
± 2.41mm. Trên máy chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc (máy TOSHIBA X
VISSION – GX), có bơm thuốc cản quang (Telebrix) tĩnh mạch và chụp với
lớp cắt dầy 5mm đến 10mm trên 63 nam và 68 nữ nhận thấy, đường kính
trung bình đoạn ĐMC lên của nam là 26 ± 4.16mm và của nữ là 24 ± 4mm.
Aronberg và cộng sự khi nghiên cứu trên 100 BN chụp cắt lớp ĐMC mà
không có dấu hiệu tổn thương, có độ tuổi khác nhau cho thấy.
Bảng 1.1. Đường kính các đoạn ĐMC (Philadelphia 1996)
Nam(tuổi, năm)

Nữ(tuổi, năm)

Lát cắt

21-40 41-60

> 60

21-40 41-60


> 60

Đoạn đầu ĐMC lên (level A) (cm)

3.47

3.63

3.91

3.36

3.72

3.50

Đoạn xa ĐMC (level B) (cm)

3.28

3.64

3.80

2.80

3.47

3.68


Đoạn đầu ĐMC xuống (level A) (cm)

2.21

2.64

3.14

2.06

2.63

2.88

Đoạn giữa ĐMC xuống (level B) (cm)

2.25

2.39

2.98

1.91

2.45

2.64

Đoạn xa ĐMC xuống (level C) (cm)


2.12

2.43

2.98

1.89

2.43

2.40


8

Hình 1.5. Mô phỏng vị trí các vị trí đo đường kính
1.1.2.3. Phân nhánh của quai động mạch chủ
Tại vị trí lồi nhất của quai ĐMC tách ra ba nhánh là thân cánh tay đầu,
ĐM cảnh chung trái, và ĐM dưới đòn trái, các nhánh này có nhiều biến đổi.
Theo Giải phẫu kinh điển có tới 65% số trường hợp có biến đổi về nguyên uỷ
của ba ĐM này, trong đó, 27% ĐM cảnh trái xuất phát từ thân ĐM cánh tay
đầu, 2,5% quai ĐMC cho ra bốn nhánh mà các nhánh này không liên quan tới
nhau, đặc biệt có 1.2% quai ĐMC tách ra hai thân ĐM cánh tay đầu đối xứng
nhau [1]. Theo Lê Văn Cường, quai ĐMC tách ra các nhánh được phân thành
2 dạng là:
+ Quai ĐMC tách ra ba nhánh là thân ĐM cánh tay đầu, ĐM cảnh
chung trái và ĐM dưới đòn trái chiếm 93,5%

Hình 1.6. Các nhánh quai ĐMC



9

+ Từ quai ĐMC tách ra hai nhánh là ĐM dưới đòn trái và một thân
chung, thân này tách ra ĐM cảnh chung phải, trái và ĐM dưới đòn phải.

Hình 1.7. Các nhánh quai ĐMC

Hình 1.8. Các nhánh quai ĐMC
- Theo Thompson (1891-92). Sự biến đổi các nhánh mạch từ quai
ĐMC gồdạng sau:

Hình 1.9. Các nhánh quai ĐMC


10

1.1.3. Động mạch chủ ngực
1.1.3.1. Nguyên uỷ
Tiếp tục từ phần xuống của quai ĐMC, ở ngang mức với đốt ngực số 4,
ban đầu động mạch nằm ở bờ trái thân các đốt sống, dần dần đi vào gần
đường giữa, vượt qua lỗ cơ hoành, ở ngang mức đốt sống ngực thứ 12 đổi tên
thành ĐMC bụng.
1.1.3.2. Đường đi và liên quan
Từ chỗ nguyên uỷ ở ngang mức sụn gian đốt ngực IV và V, ĐMC đi
hướng xuống dưới, ở trước sườn trái cột sống, càng xuống dưới thì càng đi
gần đường giữa, lúc đầu nằm sau tim và thực quản, khi đến ngang mức đốt
sống ngực X hoặc XI thì lại bị thực quản bắt chéo trước.


Hình 1.10. Đường đi, phân nhánh của ĐMC
1.1.4. Đường kính
- Theo Nguyễn Quang Quyền, đường kính trung bình của ĐMC ngực
trên người Việt Nam là 15.8mm
- Theo Lê Văn Cường, đường kính trung bình của ĐMC ngực khi đo
trên 64 xác là 15.76mm


11

1.1.5. Phân nhánh
Các nhánh tách trực tiếp từ ĐMC ngực là các nhánh phế quản, đây là
những mạch máu nhỏ, cung cấp máu nuôi dưỡng cho hệ thống phế quản –
phổi, thực quản và hạch bạch huết; mặt khác động mạch này còn góp phần
cân bằng áp lực giữa hai mạch chủ - phổi. Sự phân bố của động mạch phế
quản rất thay đổi, có từ 1 đến 8 động mạch xuất phát từ đoạn xuống của động
mạch chủ ngực (ngang đốt sống ngực 5 và 6), số ít xuất phát cao hơn ngang
đốt sống ngực số 4 hoặc thấp hơn ngang đốt sống ngực 7. Sự phân nhánh gặp
nhiều nhất là 3 động mạch (28%). Trong đó, hai ĐM phế quản ở bên trái và
một ở bên phải, nhưng ĐM phế quản phải thường có một thân chung sau đó
tách ra thành hai ĐM phế quản, đoạn thân chung này còn gọi là ĐM phế quản
chung gian (40%). ĐMC chỉ tách ra hai ĐM phế quản, một nhánh trái và một
nhánh phải trong 21%, hai nhánh trái và hai nhánh phải là 20%.

Hình 1.11 Nguyên ủy của ĐM phế quản
Các động mạch phế quản thường có đường kính 2 -3 mm. Sau khi tách
từ động mạch chủ ngực, ĐM phế quản đi vào cuống phổi, trong cuống phổi,
ĐM phế quản đi giữa các thành phần như ĐM phổi, tĩnh mạch, bạch huyết,
thần kinh và mô liên kết, ĐM phế quản đi phía trước hoặc sau phế quản gốc,
sát phế quản gốc ở trước chỗ phân chia thứ nhất. Trong phổi ĐM phế quản tỏa

ra một mạng mao mạch liên tục từ phế quản gốc tới các phế quản tận cùng, tại
vùng phế quản tận cùng ĐM tạo thành đám rối mao mạch hòa mạng với mao


12

mạch phổi, tạo thành mạng nối chủ - phổi phong phú bao quanh các chùm phế
nang. Mặt khác, các ĐM phế quản cũng chia các nhánh nhỏ đi cùng với các
nhánh của ĐM phổi. Quá trình chia nhánh này cùng hòa thành nhiều mạng
nối trước mao mạch, sự tồn tại của mạng lưới này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong phẫu thuật phổi hoặc trong nút mạch. Trong quá trình tiến hành
thủ thuật trên phổi mà các nhà phẫu thuật để sót các nhánh phụ này thì dễ có
nguy cơ ho ra máu tái phát. Bên cạnh đó trên đường đi các ĐM phế quản còn
tách ra một số nhánh nhỏ cấp máu cho thực quản.
1.1.6. Các kỹ thuật nghiên cứu giải phẫu ĐMC
1.1.6.1. Kỹ thuật phẫu tích
Là phương pháp nghiên cứu kinh điển, có từ trước công nguyên [58 ].
Phương pháp được tiến hành trên các tiêu bản đã được cố định bằng formalin,
cồn hay trên các tiêu bản tươi. Có thể phẫu tích dọc theo đường đi của ĐM
hay các ĐM được bơm thuốc mầu vào trong lòng mạch, sau đó phẫu tích theo
chỉ điểm của mầu trong lòng mạch, từ vùng nguyên uỷ đến các nhánh tận.
Trong quá trình phẫu tích, vừa bộc lộ ĐM vừa nhận định và ghi lại vị trí, kích
thước, nguyên uỷ, đường đi, liên quan của ĐM với các mô xung quanh. Tuy
nhiên với các mạch nhỏ thì lưỡi dao thường gây tổn thương các mạch nhỏ, do
đó Galen đã đề xuất kỹ thuật, đưa các que gỗ nhỏ vào trong lòng mạch, rồi
phẫu tích dọc theo để hạn chế tác động trực tiếp vào các mạch máu. [59]

Hình 1.12. Hình ảnh phẫu tích ĐMC (Gerard de Lairesse, 1685)



13

- Ưu điểm: đây là kỹ thuật đơn giản, chi phí thấp, có khả năng đánh giá
tương đối đầy đủ về hình thái giải phẫu của ĐM, đồng thời còn đánh giá được
mối tương quan giữa ĐM với các mô xung quanh [33]. Phương pháp còn có
ưu thế vượt trội trong nhận định bản chất các mô bao quanh ĐM, như mô mỡ
hay các sợi cơ.
- Nhược điểm: trong nhận định các mạch nhỏ hay đoạn xa của ĐMC thì
kỹ thuật này bộc lộ những hạn chế. Đặc biệt trong mô tả các biến đổi giải
phẫu của các nhánh mạch. Đồng thời do kết quả được nhận định trên các tiêu
bản xác do đó còn mang nhiều tính hồi cứu, nên tính ứng dụng không cao.
Mặt khác các tiêu bản nghiên cứu thường không được phân loại, sàng lọc
bệnh lý, cũng như các thay đổi do sự tác động bởi hóa chất (làm co ngót) nên
đánh giá kết quả còn có hạn chế.
1.1.6.2. Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT-Computer Tomography) được giới
thiệu lần đầu năm 1972 bởi Godfrey N. Hounsfield và Dr Allan Macleod
Cormack. Hệ thống không ngừng được cải tiến và nâng cấp, nhằm giảm thời
gian chụp và tăng diện tích thăm dò trong mỗi lần chụp. Trong quá trình cải
tiến đã có nhiều thế hệ máy được giới thiệu, các hệ thống máy giai đoạn đầu
được cấu tạo gồm một bóng phát tia để phát tia “X” và một bộ thu tín hiệu
đơn (Detecter). Hệ thống phát tia và hệ thống thu nhận tín hiệu hoạt động
thông qua chuyển động tịnh tiến theo trục (Computed Axial Tomography CAT) với sự quay của bóng phát tia và bộ thu tín hiệu. Hệ thống cho chất
lượng hình ảnh còn hạn chế nên chưa có khả năng khảo sát các tổ chức luôn
chuyển động như tim, mạch máu.
Thế hệ máy chụp cắt lớp vi tính tiếp theo đã thay bóng phát tia thành hệ
thống phát ra là một chùm tia “X” (Narrow fan beam), thông qua ứng dụng
chùm phát tia điện tử (Electron - Beam Computed Tomorgaphy - EBCT) vào



14

những năm 1980 đồng thời hệ thống đã tích hợp ghép nhiều bộ thu tín hiệu
(Detecter) do đó mỗi lần phóng tia đã thu nhận được nhiều hình ảnh hơn. Ảnh
thu được đã giúp cho các nhà chẩn đoán hình ảnh đánh giá được hình thái giải
phẫu ĐMC. Tuy vậy chất lượng hình ảnh của hệ thống mang lại không cao,
chưa thể quan sát toàn bộ ĐMC nên ít tác giả chú ý nghiên cứu.
Hệ thống chụp cắt lớp vi tính lại tiếp tục được cải tiến bằng hệ thống
phát tia ngắt quãng (Stop - and - shoot) bằng hệ thống phát tia liên tục, đồng
thời số lượng đầu thu tín hiệu được lắp đặt tăng lên (300 - 800 detecter). Các
hệ thống thu nhận tín hiệu đặt theo hình vòng cung trên cùng một vòng tròn
đối diện với bóng phát tia “X”. Đặc biệt bóng phát tia và bộ thu tín hiệu được
gắn vào các bộ phận tĩnh bên ngoài bởi hệ thống các vòng trượt (slip ring)73] Sự cải tiến này đã giúp bóng phát tia có thể quay liên tục quanh bệnh
nhân, trong khi đó bàn bệnh nhân được chuyển động tịnh tiến theo hệ thống
vòng trượt để tạo ra các lớp cắt. Kết quả của quá trình cải tiến kỹ thuật đã tạo
ra liên tiếp hình ảnh trong quá trình thực hiện quét (kỹ thuật xoắn ốc Spiral)
do đó kéo ngắn thời gian thăm khám và làm tăng vùng thăm khám cho mỗi
vòng quay.

Hình 1.13. Mô phỏng các bước chuyển bàn và tạo ra các lớp cắt. [73 ]
Năm 1998 CT xoắn ốc 4 lớp ra đời với thời gian quét 500ms cho một
vòng quay và độ dầy mỗi lớp cắt có thể khảo sát được khoảng 0,5 - 1,25mm.


15

Với hệ thống này đã có khả năng tạo ra nhiều hình ảnh hơn trong một lần phát
tia do đó công nghệ đã có khả năng khảo sát các tổ chức khác nhau [74].

Hình 1.14. Khả năng hiện ảnh tối đa trên một vòng quay của MSCT 16 lớp

Năm 2002 CT xoắn ốc 16 lớp được giới thiệu với tốc độ cho mỗi vòng
quay giảm xuống chỉ còn 400ms, độ dầy mỗi lớp cắt tăng lên 0,5 - 0,75mm.
Với độ phân giải thời gian được rút ngắn trong mỗi vòng quay nên số lượng
hình ảnh được cải thiện đáng kể, hình ảnh được ví như một cuộc cách mạng
về công nghệ, có thể làm hiện hình được các nhánh có kích thước nhỏ. Tuy
nhiên giá trị của thế hệ công nghệ này trong nhận định các nhánh có độ chính
xác không cao [75],[9].
Năm 2004, 64-MSCT lớp ra đời với tốc độ đạt 350ms/vòng, độ dầy lớp
cắt đạt 8,8mm/vòng quay, kết quả mỗi vòng quay hệ thống ghi được 64 hình,
cùng với phần mềm tái tạo hình ảnh có chất lượng cao. Đây thực sự là một
bước đột phá về công nghệ, đã cho hình ảnh chi tiết và rõ nét trên nhiều bình
diện không gian khác nhau, do đó đã cho phép quan sát tim, mạch máu một
cách toàn diện hơn. Từ khi công nghệ chụp cắt lớp vi tính 64 lớp ra đời đã
được nhiều tác giả tiếp cận nghiên cứu và mô tả hệ thống mạch máu nói
chung, cũng như ĐMC nói riêng [9],[76], [77]. Tuy nhiên khả năng làm hiện
hình các nhánh mạch vành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp tái
tạo hình ảnh hay độ nét của hình ảnh.
Đối với hệ thống máy chụp cắt lớp 128 lớp, 256 lớp thì bộ phận thu nhận
tín hiệu đã được tăng lên đáng kể (2000 Detecter), cũng như bề rộng của các
bản thu tín hiệu này nên khả năng quan sát trên mỗi vòng quay đã được tăng
lên 8cm, trên 320 dãy là 16cm. Bởi vậy chỉ cần một vòng quay đã khảo sát
được toàn bộ chiều dài của mỗi đoạn ĐMC, đồng thời mỗi vòng quay chỉ thực


16

hiện trong khoảng thời gian 0,27 giây nên các yếu tố gây nhiễu của hệ thống
chụp cắt lớp vi tính 64 đã được khắc phục như nhịp tim, nhịp thở 78].
Tóm lại với sự tiến bộ không ngừng của hệ thống thu nhận tín hiệu trên
các hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy 4, 16, 32,64, 128, 256 hay 320,

đã làm thay đổi độ phân giải về không gian cũng như kéo ngắn về thời gian
khảo sát do vậy kỹ thuật đã mang lại cho hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính
một giá trị to lớn trong khảo sát, đánh giá các bệnh lý động mạch nói chung
cũng như ĐMC nói riêng. Các thế hệ 256 dãy có độ chính xác hơn trong việc
đánh giá khả năng hiện ảnh, mức độ hẹp của các đoạn, các nhánh ĐMC.
Chính nhờ sự thay đổi này mà chụp cắt lớp vi tính đã tạo ra một số ưu điểm
vượt trội hơn hệ thống chụp mạch vành qua da.


Chụp cắt lớp vi tính hai nguồn năng lượng (DSCT-Dual source
computed tomography) [ 83 ]
Chụp cắt lớp vi tính hai nguồn năng lượng được hãng cung cấp thiết bị

Y tế Siemens phát triển và giới thiệu, về cơ bản hệ thống vẫn dựa trên nguyên
lý tia “X” và các dãy cảm biến (detecter), tuy nhiên hệ thống được thiết kế với
hai nguồn phát tia “X” (Tube A và B), tương ứng với hai nguồn phát tia “X”
là hai dãy thu nhận tín hiệu (Detector). Hai nguồn phát tia được cố định vào
hệ thống giá đỡ của máy và đặt cách nhau một khoảng 900 (hình 1.23A), đối
diện với các nguồn phát tia là hai dãy thu tín hiệu (hình 1.23A), mỗi đầu thu
tín hiệu được tạo nên từ 128 hàng, mỗi hàng tạo ra một chùm tia “X” rộng
0,6mm (hình 1.23B), do đó đã làm giảm đáng kể thời gian mỗi vòng quay
xuống còn 0,28 giây và làm tăng độ phân giải thời gian tối đa 75mili giây, tốc
độ di chuyển bàn đạt 458mm/s. Với thế hệ máy 64 dãy thì khi tăng tốc độ di
chuyển bàn sẽ tạo ra những khoảng trống không có tín hiệu hình ảnh vì thời
gian quét bị hạn chế. Với thế hệ máy hai nguồn năng lượng đã khắc phục
được nhược điểm này, khi tăng tốc độ di chuyển bàn nhưng không tạo nên


17


khoảng trống hình ảnh. Với tốc độ di chuyển bàn nhanh cùng với phạm vi bao
phủ của dãy cảm biến lớn nên thời gian một vòng quay chỉ mất 0,25 giây, độ
bao phủ lên tới 16cm [84].

B
A
Hình 1.15. Sơ đồ cấu tạo hệ thống máy DSCT [ 85 ]
Mặt khác hệ thống chụp cắt lớp vi tính hai nguồn năng lượng còn được
thiết kế với hai nguồn năng lượng là hai điện áp khác nhau. Một nguồn với
điện áp 80kv, một nguồn với điện áp 140kv, với sự khác biệt này hình ảnh
mang lại có độ tương phản cao, có khả năng phân biệt giữa các cấu trúc có
mật độ phân tử khác nhau 86].
* Nguyên lý tạo ảnh
Phương pháp tái tạo ảnh đại số học
Quá trình tái tạo hình ảnh được thực hiện dựa trên các đối tượng tạo
ảnh mà đầu thu tín hiệu mang lại gồm nhiều điểm ảnh. Hình ảnh được tạo từ
số lượng hữu hạn điểm ảnh so với tổng số phần tử ảnh mà đầu thu nhận được.
Đây là phương pháp tạo ảnh khá chính xác, nhưng do hình ảnh chỉ được tái
tạo khi đã thu được toàn bộ điểm ảnh từ đầu thu tín hiệu, do đó mà công việc
tái tạo hình ảnh chỉ thực hiện khi quá trình quét đối tượng cần khảo sát đã
hoàn tất nên mất nhiều thời gian [ 87 ]


18

Phương pháp tái tạo ảnh biến đổi tích phân
Với việc chiếu các cơ sở dữ liệu là các điểm ảnh thu được từ đầu thu tín
hiệu vào một hàm số lọc vào ma trận ảnh. Hàm số lọc thực chất là một phần
mềm có khả năng loại bỏ các bóng mờ từ dữ liệu điểm ảnh riêng rẽ trước khi
đưa vào ma trận ảnh để xử lý. Với phương pháp này hình ảnh được sử lý tức

thời trong hệ thống ngay sau khi quét, trong thời điểm thực hiện lớp cắt “n”
thu được các dữ liệu về điểm ảnh và chuyển tới máy tính thì dữ liệu tại thời
điểm (n-1) đang được xử lý sơ bộ, dữ liệu thời điểm (n-2) đang xử lý hàm lọc,
còn dữ liệu ở thời điểm (n-3) thì đang được chiếu vào ma trận ảnh để tái tạo.
Với hình thức xử lý ảnh tức thì của công nghệ ma trận ảnh nên hình ảnh thu
nhận và hình ảnh tái tạo đồng thời xảy ra do vậy thời gian tái tạo ảnh nhanh,
hình ảnh rõ nét và chi tiết, điều này đã giúp cho quá trình làm hiện hình và
nhận định các thương tổn trên các nhánh mạch đạt được hiệu quả cao hơn.
Máy tính chủ

Dữ liệu
ảnh
Hệ thống phát tia

n

Số
hóa
điểm
ảnh
Xử
lý sơ
bộ
n-1

Qua
hàm
lọc
n-2


Xử lý
ảnh
n-3

Hình 1.16. Mô phỏng quy trình tạo ảnh trên chụp cắt lớp vi tính 87]
* Các loại ảnh thường được sử dụng [79 ],88].
Hình nhiều mặt phẳng (Multi-planar reformation - MPR)
Hình ảnh tạo ra là một khối thể tích ảo, do các lớp cắt xếp chồng lại với
nhau, các lớp cắt này có thể là lớp cắt ngang, cắt dọc hay các lớp cắt chếch,


19

vậy nên hình ảnh có thể được quan sát ở nhiều mặt phẳng khác nhau trong
không gian ba chiều. Đặc biệt hình ảnh có thể xoay theo đường đi của động
mạch (trục dọc), hay xoay vuông góc với ĐM. Điều này giúp kỹ thuật viên
dựng hình có thể nhận định được toàn bộ chiều dài của đoạn mạch hay
nguyên ủy, đường đi, kích thước cũng như các tổn thương xơ vữa, hẹp tắc.
Hình MIP (Maximum intensity projection) [88 ]
Hình ảnh MIP tương tự như hình ảnh MPR, được tái tạo lại nhờ sự kết
nối bởi nhiều hình ở nhiều mặt phẳng lại với nhau, hình ảnh được tái tạo dùng
hiển thị đậm độ cao nhất từ các thể tích khối của lớp cắt theo các hướng chiều
khác nhau. Với khả năng tạo dựng nhanh nên hình ảnh có thể được quan sát
trực tiếp ngay trên hệ thống máy. Nhưng hình thu được từ ảnh MIP có sự hiển
thị đồng thời cả các cấu trúc xung quanh như xương, tĩnh mạch do đó dẫn tới
những sai lầm khi nhận định các cấu trúc mạch, đặc biệt sẽ khó khăn hơn nếu
có thêm những cử động từ bệnh nhân hay do cử động của tim mang lại.
Hình ảnh bán trong suốt (Volume-rendering technique - VRT)
Kỹ thuật cho phép hiển thị tốt thể tích vật thể dưới dạng bán trong suốt,
các vật thể khác nhau vẫn quan sát được mà không bị che khuất mất nhau trên

hình ảnh hiển thị. Hình ảnh cho phép phân tích sơ bộ mối tương quan giữa các
cấu trúc theo không gian ba chiều, tuy nhiên giá trị của hình ảnh dạng này không
phải là thế mạnh trong việc đánh giá các tổn thương trong hệ thống mạch như
bệnh lý hẹp, tắc.
Hình hiển thị bề mặt (Shaded Surface Display - SSD)
Là kỹ thuật hiển thị bề mặt của các vật thể khảo sát bằng cách đặt giá
trị ngưỡng khác nhau, kỹ thuật này không thấy được cấu trúc bên trong của
vật thể do đó hình ảnh dạng này lại tỏ ra kém hiệu quả trong đánh giá các tổn
thương trong lòng mạch nhưng lại đặc biệt có giá trị trong việc nhận định
đường đi cũng như mối tương quan của các cấu trúc trên bề mặt.


20

Hình tái tạo đường cong (Curved Reformat)
Là những hình ảnh dựng lại động mạch được kỹ thuật viên dựng hình
dò tìm dọc theo đường đi của động mạch thông qua việc đánh dấu các điểm
ảnh trên các hình ảnh mặt cắt liên tiếp nhau. Kết quả hình ảnh tái tạo được thể
hiện dưới định dạng 2D, sự tái tạo là quá trình cần thời gian, kỹ thuật, kinh
nghiệm và sự tinh tế trong việc di chuyển hình và lựa chọn điểm ảnh của các
kỹ thuật viên nhằm tạo ra được hình ảnh ở các góc độ khác nhau.
* Chất lượng hình ảnh
Chất lượng hình ảnh sẽ quyết định đến khả năng nhận định các cấu trúc
giải phẫu của các mô khảo sát như ĐMC và các cấu trúc đi cùng ĐMC, tuy
nhiên chất lượng hình ảnh này lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như.
Độ tương phản (độ đối quang)
Là khả năng phân biệt được rõ các cấu trúc mô liền kề nhau, khi chùm
tia x đâm xuyên qua các mô có mật độ phân tử khác nhau thì có sự suy giảm
năng lượng của chùm tia x khác nhau, sự khác biệt này thể hiện trên phim hay
trên màn huỳnh quang là những vùng đen hay trắng. Vùng đen là do chùm tia

x đi qua tổ chức có độ cản quang thấp, dẫn đến chùm tia x đâm xuyên qua tổ
chức nhiều nên đầu thu nhận tín hiệu thu được nhiều tia hơn và ngược lại. Để
có độ tương phản tốt nhất đối với từng tổ chức cần khảo sát thì phải thay đổi
năng lượng bức xạ chùm tia x, bằng việc điều chỉnh trị số điện áp cao thế
(kVp), dòng cao thế (mA) hay thời gian phát tia x (s) cho phù hợp với mỗi mô
khảo sát khác nhau.
Độ phân giải
Độ phân giải của hình ảnh được thể hiện bởi số lượng điểm ảnh trên
cùng một đơn vị diện tích, số lượng điểm ảnh càng cao thì hình ảnh thu được
càng rõ nét và khả năng phân biệt các chi tiết trên ảnh càng cao và ngược lại.
Độ phân giải của hình ảnh phụ thuộc vào nhiều thông số khác nhau như hệ


21

thống máy chụp (kỹ thuật thu nhận ảnh), kỹ thuật hiện ảnh (phim, màn huỳnh
quang…).
Độ sắc nét
Độ sắc nét là khả năng phân biệt rõ các tổ chức liền kề với nhau trên
hình ảnh, độ sắc nét được thể hiện bởi đường biên của các cấu trúc. Một ảnh
được coi là sắc nét khi phân biệt rõ đường biên của cấu trúc này với cấu trúc
khác trên cùng vị trí khảo sát, độ nét của hình ảnh phụ thuộc vào đặc điểm
chùm tia x, chất lượng màn hình, sự chuyển động của đối tượng khảo sát….
* Các nhiễu ảnh thường gặp (11).
Nhiễu ảnh là hiện tượng các ảnh xuất hiện trên hình chụp nhưng lại
không có thật trên cấu trúc mô khảo sát.
Nhiễu ảnh do chuyển động (motion artefacts)
Do trong quá trình khảo sát bệnh nhân có cử động dẫn đến xuất hiện các
hình nhòe, gẫy gập, hay tạo nên các đường bất thường.
Nhiễu ảnh do vôi hóa thành ĐMC

Bản chất là do chùm tia x khi đâm xuyên qua cấu trúc có tỷ trọng cao
như mảng vôi hóa trên thành mạch, stent trong lòng ĐMC, hay do kẹp phẫu
thuật, dẫn đến những hình ảnh giả.
+ Chùm tia x khi đâm xuyên qua những cấu trúc có tỷ trọng cao sẽ bị
bẻ gập ra các cấu trúc mềm xung quanh, dẫn đến cường độ của chùm tia tăng
lên tại vùng rìa và suy giảm tại vùng trung tâm. Kết quả làm thay đổi cấu trúc
cả hai vùng nên gọi là nhiễu ảnh hình tách (capping or cupping artefacts)
+ Chùm tia không quét hết toàn bộ cấu trúc hay quét qua cấu trúc không
đồng nhất, dẫn đến xuất hiện hình các vết sọc hay có các bóng hình làm tăng
kích thước thật của cấu trúc mà che mờ cấu trúc kế cận. Hiện tượng này còn
được gọi là nhiễu ảnh do thể tích từng phần (partial volume artefacts).


22

* Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống chụp cắt lớp vi tính
Qua nhiều cuộc cách mạng về công nghệ, hệ thống chụp cắt lớp vi tính
ngày càng được ứng dụng rộng rãi vì hình ảnh của kỹ thuật này mang lại có giá
trị cao trong việc nhận định hình thái, cũng như các thương tổn trên ĐM.
* Những nghiên cứu về MSCT
Các nghiên cứu trên thế giới
Trong nghiên cứu của Alfred Hager và cộng sự (2002) [13] nghiên cứu
về đường kính của động mạch chủ ngực trong suốt cuộc đời với phương pháp
đo bằng máy chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc của 70 bệnh nhân, tuổi từ 17 đến 89
và không có dấu hiệu của bệnh tim mạch, đã cho thấy đường kính ngang
trung bình của động mạch chủ lên là 3,09 ±0,41 cm, đường kính của cung
động mạch chủ đo ở đầu gần thân động mạch cánh tay đầu là 2,94±0,42 cm,
2,77±0,37 cm ở đầu gần phần ngang của cung, ở đầu xa phần ngang của cung
là 2,61±0,41 cm, đường kính ngang ở eo cung động mạch chủ là 2,47±0,40
cm và 2,43±0,35 cm ở cơ hoành. Nam giới có đường kính động mạch chủ

ngực lớn hơn nữ, tất cả các đường kính đều tăng theo tuổi và không phụ thuộc
vào cân nặng, chiều cao, hoặc diện tích bề mặt cơ thể.
Theo J.-M.Garcier và cộng sự (2003) [14] nghiên cứu về đường kính
bình thường của động mạch chủ ngực ở người trưởng thành trên hình ảnh
cộng hưởng từ của 66 bệnh nhân đã thấy rằng đường kính của cung động
mạch chủ qua các lát cắt dọc như sau: lát cắt qua vị trí nguyên ủy của thân
động mạch cánh tay đầu là 29,731±4,736 mm, lát cắt qua vị trí nguyên ủy của
động mạch cảnh chung trái là 28,304±4,478 mm. Với các lát cắt ngang thì ở
vị trí lát cắt ngang qua phần gần của cung động chủ có đường kính là
29,309±5,547mm, lát cắt ngang qua phần xa cung động mạch chủ đo được là
24,967±4,596 mm. Đường kính của động mạch chủ ngực qua lát cắt dọc là


23

23,314±4,527 mm và qua lát cắt ngang qua vị trí động mạch phổi phải là
24,348±4,454 mm.
Michael B. Gotway và cộng sự năm 2003 [15] nghiên cứu về “hình ảnh
động mạch chủ ngực trên MSCT” cho thấy cung động mạch chủ bắt đầu từ
gốc của thân động mạch cánh tay đầu và kết thúc ở chỗ bám của dây chằng
động mạch. Cung động mạch chủ có thể được chia làm hai phân đoạn: phần
gần và phần xa của cung. Phần gần của cung kéo dài từ gốc của thân động
mạch cánh tay đầu cho tới gốc của động mạch dưới đòn trái, và còn cho ra
nhánh của động mạch cảnh chung trái. Phần xa của cung kéo dài từ gốc của
động mạch dưới đòn trái đến dây chằng động mạch và còn được gọi là eo
động mạch chủ. Phần này đôi khi hẹp hơn phần gần của động mạch chủ ngực
đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.
Cũng theo nghiên cứu này, động mạch chủ ngực bắt đầu tính từ sau dây
chằng động mạch và kéo dài đến tận lỗ động mạch chủ ở cơ hoành. Đường
kính trung bình của động mạch chủ ngực đo ở phần giữa có giá trị khoảng

2,48 cm (khoảng 1,6 đến 3,7 cm). Phần xa của động mạch chủ ngực (ngay
dưới cơ hoành) có đường kính trung bình khoảng 2,42 cm (khoảng từ 1,4 đến
3,3 cm).
Euathrongchit J và cộng sự năm 2009 [16] nghiên cứu về đường kính
bình thường của động mạch chủ ngực ở người Thái trên hình ảnh MDCT ở 73
nam giới và 56 nữ giới cho thấy đường kính đo ở giữa cung động mạch chủ là
2,59 cm; 2,33 cm ở đầu gần của động mạch chủ ngực; 2,14 cm ở đầu xa của
động mạch chủ ngực và 2,03 cm ở cơ hoành. Đường kính động mạch ở nam
giới lớn hơn ở nữ giới, và tất cả các đoạn của động mạch chủ đều có kích
thước tăng theo tuổi.
Năm 2010, Jonathan H. Chung và cộng sự [17] nghiên cứu về động
mạch chủ ngực trên hình ảnh chụp CT mạch đã cho thấy đường kính của động
mạch chủ ngực là 17-26 mm với độ tin cậy 95% (đo ở cuối tâm trương). Cũng


24

theo nghiên cứu này, sự xuất phát của động mạch đốt sống từ cung động mạch
chủ chiếm 6,6 % dân số.Sự xuất phát của ĐMCCT từ thân chung với ĐMDĐP
và ĐMCCP cũng là một dạng biến thể hay gặp, chiếm đến 1/4 dân số.
Theo nghiên cứu của Zekiye Ruken Y. Celikyay và cộng sự (2013) [1],
tỷ lệ các biến đổi giải phẫu của cung ĐMC là 25,6%, nghiên cứu của Julia
Dumfarth (2015) [2] cho thấy 33,5% có sự biến đổi bất thường của cung động
mạch chủ…Tuy nhiên, các biến đổi giải phẫu này lại không có triệu chứng và
thường được phát hiện một cách ngẫu nhiên. Các nghiên cứu về cung động
mạch chủ và biến đổi của nó đã được thực hiện trên thế giới từ lâu. Ban đầu là
các nghiên cứu trên xác và tử thi cho thấy 80% [1] các cá thể có sự phân
nhánh bình thường của cung động mạch chủ.
Năm 2007, G.L. Faggioli và cộng sự [20] đã nghiên cứu về mối liên
quan giữa biến đổi giải phẫu của cung động mạch chủ với sự tăng nguy cơ

biến chứng khi đặt stent động mạch cảnh cho thấy, trong số nhóm bệnh nhân
liên tiếp trải qua phẫu thuật đặt stent động mạch cảnh, có 88,3 % bệnh nhân
có giải phẫu cung ĐMC bình thường và 11,7 % bệnh nhân có các bất thường
về giải phẫu. Các biến đổi giải phẫu bao gồm thân chung của thân động mạch
cánh tay đầu và động mạch cảnh chung trái trong 10, 2% trường hợp; 0,9%
trường hợp có sự phát sinh riêng rẽ của động mạch dưới đòn phải và động
mạch cảnh chung phải; Các trường hợp thất bại là 12% và có biến chứng thần
kinh là 6,5%. Thất bại về mặt kỹ thuật ở nhóm có biến đổi giải phẫu cao hơn
nhóm bình thường, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. ( 86,9 %
và 76, 4%, P= 0,1). Tỷ lệ gặp biến chứng thần kinh ở nhóm có cấu trúc giải
phẫu bất thường cao hơn ( 20% và 5,3%, P= 0,039). Như vậy có thể thấy các
biến đổi giải phẫu của cung ĐMC có mối liên quan với sự tăng nguy cơ các
biến chứng thần kinh có thể gặp trong phẫu thuật đặt stent động mạch, và
những chỉ định cho việc đặt stent động mạch cần được cân nhắc trong những
trường hợp này.
Các nghiên cứu trong nước


25

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về giải phẫu cung động mạch chủ và
động mạch chủ ngực đã có nhưng còn rất ít, như nghiên cứu của tác giả Lê
Văn Cường (1991) đo kích thước của cung động mạch chủ và ĐMC ngực trên
xác ướp formol, nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Vũ (2002) đo đường kính
ngang của động mạch chủ ngực bằng các phương pháp siêu âm tim qua thành
ngực (TE), siêu âm tim qua thực quản (TEE) và chụp cắt lớp xoắn ốc (HCT)
…Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào mô tả đặc điểm giải phẫu và
các biến đổi giải phẫu của cung động mạch chủ và động mạch chủ ngực trên
hình ảnh cắt lớp vi tính 64 dãy.
Khi nghiên cứu về các dạng và dị dạng của động mạch ở người Việt

Nam (1991), tác giả Lê Văn Cường [10] đã đo được trên xác ướp forrmol kích
thước của các đoạn động mạch như sau: cung động mạch chủ có đường kính
ngang là 19,1 mm, động mạch chủ là 15,76 mm.
Năm 2002, Nguyễn Tuấn Vũ và cộng sự [11] đã tiến hành đo đạc
đường kính ngang của động mạch chủ ngực trên 948 bệnh nhân từ 18 đến 80
tuổi trên 3 phương pháp: siêu âm tim qua thành ngực (TE), siêu âm tim qua
thực quản (TEE) và trên chụp cắt lớp xoắn ốc (HCT) đạt được các kết quả
như sau: Trên siêu âm tim qua thành ngực: đường kính ngang của cung động
mạch chủ là 24mm, động mạch chủ ngực là 22mm; trên siêu âm tim qua thực
quản (TEE) đường kính ngang của cung động mạch chủ là 23 mm, động mạch
chủ ngực là 21mm; trên chụp cắt lớp xoắn ốc (HCT) kết quả đường kính
ngang của cung động mạch chủ là 25 mm, của động mạch chủ ngực là 24mm.
Các chỉ số này lớn hơn của tác giả Lê Văn Cường do tính chất xác ướp formol
đã làm thay đổi sức căng bề mặt và làm mạch máu co lại. So sánh với một số
tác giả nước ngoài nghiên cứu thấy rằng các chỉ số trong nghiên cứu cũng
nằm trong giới hạn nhưng có vẻ lệch về giới hạn dưới hơn, có thể là do tầm
vóc người Việt Nam bé hơn. Cũng theo nghiên cứu này, động mạch chủ ngực


×