Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt các dạng bài tập luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.75 KB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN ĐỊNH
PHÒNG GIÁO
DỤC VÀ
ĐÀO
HUYỆN
YÊN ĐỊNH
TRƯỜNG
TIỂU
HỌCTẠO
ĐỊNH
TƯỜNG

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH TƯỜNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
LỚP 5 LÀM TỐT CÁC DẠNG BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG
ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 2 NHẰM NĂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan

Chức vụ: Hiệu Trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Định Tường
SKKN thuộc lĩnh mực: Tiếng Việt
Người thực hiện: Thiều Thị Tâm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Định Tường


SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt

YÊN ĐỊNH, NĂM 2019
YÊN ĐỊNH, NĂM 2016


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1 . MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

1
2
2
3
2
2
3
3
3

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


13
14

3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

14
15

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục ngày càng có vai trò to lớn và quan trọng hơn trong việc bồi dưỡng
đạo đức, trang bị kiến thức cho học sinh. Trong giáo dục Tiểu học là cơ sở ban
đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách con
người. Điều đầu tiên phải nói tới đó là việc hình thành ngôn ngữ cho học sinh.
Ngôn ngữ là thứ công cụ quan trọng, có tác dụng biết được những giá trị trừu
tượng mà các giác quan không thể vươn tới được.
Ở Tiểu học, các môn học có tác dụng hổ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàn diện
học sinh đó là phải kể đến môn Luyện từ và câu, một phân môn chiếm thời lượng
khá lớn trong môn Tiếng Việt. Nó tách thành một phân môn độc lập, có vị trí
ngang bằng với phân môn tập đọc, tập làm văn, … song song tồn tại với các môn
học khác. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần thiết và
nó có thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở hình
thành ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức
2


mới trong các môn học khác. Tầm quan trọng đó đã được rèn giũa luyện tập
nhuần nhuyễn trong quá trình giải quyết các dạng bài tập trong phân môn Luyện
từ và câu lớp 5.

Việc giải quyết các dạng bài tập luyện từ và câu lớp 5 có hiệu quả đặt ra cho
các giáo viên Tiểu học là một vấn đề không đơn giản. Trong quá trình dạy học
cũng như việc phát hiện học sinh năng khiếu, tôi cũng như một số giáo viên khác
khi dạy đến tiết Luyện từ và câu, đặc biệt các khái niệm về từ đồng âm, từ đồng
nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa, kiểu câu ghép, …bộc lộ không ít hạn chế. Về
nội dung chương trình dạy phần đó trong sách giáo khoa rất ít. Chính vì vậy học
sinh rất khó xác định, dẫn đến tiết học rất dễ trở nên nhàm chán không thu hút
học sinh vào hoạt động này. Để tháo gỡ khó khăn đó rất cần có một phương pháp
tổ chức tốt nhất, có hiệu quả nhất cho tiết dạy các dạng bài tập luyện từ và câu
cho học sinh lớp 5.
Từ những lí do khách quan và chủ quan đã nêu trên, thông qua việc học tập và
giảng dạy thực tế, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về “Một số biện pháp
giúp học sinh lớp 5 làm tốt các dạng bài tập luyện từ và câu” nhằm tìm ra được
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhất để vận dụng vào trong
quá trình giảng dạy.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ
và câu, đặc biệt là rèn kỹ năng làm tốt các bài tập liên quan đến phân môn Luyện
từ và câu lớp 5.
- Đề xuất quy trình rèn kỹ năng làm một số dạng bài tập luyện từ và câu cho học
sinh lớp 5.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 5A - Trường Tiểu học Định Tường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Từ điều tra thực trạng, trao đổi kinh nghiệm, khảo sát đưa ra nguyên nhân và
các giải pháp, sử dụng phương pháp tổ chức đối chiếu trong giảng dạy.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong chương trình môn Tiếng việt ở Tiểu học, luyện từ và câu được tách thành
phân môn độc lập, luyện từ và câu còn được dạy trong các phân môn khác thuộc

môn Tiếng Việt và trong các giờ học của các môn học khác, điều đó nói lên ý
nghĩa quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở bậc Tiểu học.
Vốn từ là một trong những bộ phận cấu thành của ngôn ngữ không thể không
dặc biệt coi trọng vốn từ cho học sinh trong giao tiếp thông thường cả người
phát(nói- viết) và người nhận( nghe - đọc) đều cần nắm được từ, câu và sử dụng
từ và câu một cách chuẩn xác thì việc giao tiếp mới diễn ra có hiệu quả, nhất là
đối với học sinh độ tuổi Tiểu học. Khi mà vốn Tiếng Việt nói chung, vốn từ và

3


câu nói riêng ở các em còn hạn chế, cần phải được bổ sung phát triển để đáp ứng
các nhu cầu học tập giao tiếp....việc dạy từ và câu cho học sinh càng được coi là
quan trọng không thể bỏ qua.
Nhưng mục đích chủ yếu của việc dạy từ và câu ở phân môn này là giúp học
sinh hiểu và cảm thụ tốt nội dung bài văn (Trong phân môn tập đọc), vận dụng
một cách thích hợp có hiệu quả trong việc làm một bài văn.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Thực trạng:
a) Đối với chương trình sách giáo khoa:
Số tiết phân môn Luyện từ và câu của chính sách giáo khoa lớp 5 gồm 2
tiết/tuần. Sau mỗi tiết hình thành kiến thức là một loạt các bài tập củng cố bài.
Mà việc xác định phương pháp tổ chức cho một tiết dạy như vậy là hết sức cần
thiết. Việc xác định yêu cầu của bài và hướng giải quyết còn mang tính thụ động,
chưa phát huy triệt để vốn kiến thức khi luyện tập, thực hành.
b) Đối với giáo viên:
Phân môn Luyện từ và câu tạo cho học sinh môi trường giao tiếp để học sinh
mở rộng vốn từ có định hướng, trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về
Tiếng Việt gắn với các tình huống giao tiếp thường gặp. Từ đó nâng cao các kỹ
năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh. Giáo viên là một trong ba nhân tố cần

được xem xét của quá trình dạy học bài luyện từ và câu và là nhân tố quyết định
sự thành công của quá trình dạy học này. Khi nghiêu cứu quá trình dạy hướng
dẫn học sinh làm các dạng bài tập luyện từ và câu cho học sinh lớp 5, tôi thấy
thực trạng của giáo viên như sau:
- Phân môn Luyện từ và câu là phần kiến thức khó trong khi hướng dẫn học sinh
nắm yêu cầu và vận dụng vào việc làm các bài tập nên dẫn đến tâm lí giáo viên
ngại bởi việc vận dụng của giáo viên còn lúng túng gặp khó khăn.
- Một số ít giáo viên không chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để khai
thác kiến thức và tìm ra phương pháp phù hợp với học sinh. Còn lệ thuộc vào đáp
án, gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này.
- Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách giáo
khoa, hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn học sinh.
- Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ cho
học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt.
- Thực tế trong trường tôi công tác, chúng tôi cũng rất tích cực đổi mới phương
pháp dạy sao cho có hiệu quả nhất ở môn này. Đồng thời là tiền đề trong việc
phát triển, bồi dưỡng những em có năng khiếu. Song kết quả giảng dạy và hiệu
quả còn bộc lộ không ít những hạn chế.
c) Đối với học sinh:

4


Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng và tác dụng của phân môn
Luyện từ và câu nên chưa dành thời gian thích đáng để học môn này. Các em đều
cho đây là phân môn vừa “khô” vừa “khó”.
Nhiều em chưa nắm rõ khái niệm của từ, câu, … Từ đó dẫn đến việc nhận diện
phân loại, xác định hướng làm bài lệch lạc. Việc xác định còn nhầm lẫn nhiều.
Học sinh chưa có thói quen phân tích dữ kiện của đầu bài, thường hay bỏ sót,
làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài.

Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lí thuyết thì trả lời rất trôi chảy,
chính xác nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt yêu
cầu. Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động và tỏ
ra yếu kém thiếu chắc chắn.
Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
T«i ®· tiến hành khảo sát học sinh bằng bài tập sau:
Đề bài: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ sau : thật thà, siêng năng,
kiêu ngạo, dũng cảm
Qua khảo sát 30 học sinh lớp 5A kết quả đạt được như sau:
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
SL
TL (%)
TL (%)
47
16
53
14
Điều đáng nói ở đây là có tớ 20 em chưa biết xác định được từ đồng nghĩa, từ
trái nghĩa. Trong quá trình làm bài, học sinh chưa biết trình bày khoa học rõ ràng,
câu trả lời chưa đầy đủ, nhiều em còn lẫn lộn khi tìm từ và vốn từ của các em rất
nghèo nàn.
Qua giảng dạy tôi nhận thấy kết quả chưa cao là do nguyên nhân cả hai phía cả
người dạy và người học. Do vậy, tôi rất cần phải trau rồi kiến thức tìm ra phương
pháp đổi mới trong hướng dẫn giảng dạy để khắc phục thực trạng trên giúp kết
quả dạy học được nâng lên, thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động học.
2.3. Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Sơ lược một số dạng bài tập thực hành chủ yếu trong phân môn Luyện
từ và câu ở lớp 5 là:

- Tìm các từ ngữ nói về chủ đề.
- Tìm từ ngữ theo nghĩa và hình thức cấu tạo đã cho.
- Xác định nghĩa của từ và các yếu tố cấu tạo của từ.
- Xác định nghĩa của thành ngữ, tục ngữ.
- Phân loại từ ngữ và các yếu tố cấu tạo của từ.
- Đặt câu với từ ngữ đã cho.
- Lập bảng tổng kết kiến thức đã học.
- Xác định tình huống sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
Giải pháp tổ chức thực hiện:

5


Với đặc trưng của phân môn Luyện từ và câu cùng các mâu thuẫn giữa yêu cầu
của xã hội, nhu cầu hiểu biết của học sinh với thực trạng giảng dạy của giáo viên
và việc học của học sinh trường tôi. Vì vậy, để củng cố nâng cao kiến thức và kĩ
năng làm các bài tập trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 trong
quá trình nghiên cứu kết hợp rút ra được nhiều kinh nghiệm thông qua quá trình
giảng dạy thực tế trên lớp, trước hết tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước
sau:
1. Đọc thật kĩ đề bài.
2. Nắm chắc yêu cầu của đề bài. Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đã
cho và yếu tố phải vận dụng.
3.Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lượt từng yêu cầu của đề
bài.
4. Kiểm tra đánh giá.
Trong quá trình giảng dạy, tôi cũng mạnh dạn đưa ra từng bước hướng dẫn các
phương pháp rèn kĩ năng làm các dạng bài tập luyện từ và câu. Muốn học sinh
làm bài một cách hiệu quả, trước hết các em phải nắm chắc kiến thức vì đó là
bước quan trọng cho cả giáo viên và học sinh.

Mỗi một dạng bài tập cụ thể, bài tập riêng đều có một hình thức tổ chức riêng.
Có thể theo nhóm, làm việc cả lớp hoặc làm việc cá nhân. Song song với các hình
thức đó là phương pháp hình thành giải quyết vấn đề cho học sinh.
Muốn làm được việc đó, trước tiên học sinh phải hiểu rõ đặc điểm của nội dung
các chủ điểm mà phân môn Luyện từ và câu cung cấp.
- Qua các bài tập mở rộng vốn từ, học sinh được: Cung cấp thêm các từ ngữ mới
theo chủ điểm hoặc nghĩa, các yếu tố Hán Việt; rèn luyện khả năng vốn từ theo
chủ điểm; rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu, sử dụng
thành ngữ, tục ngữ.
- Thông qua các bài tập về từ (các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm),
học sinh được cung cấp kiến thức sơ giản về từ như xác định được nghĩa, cấu tạo
và cách sử dụng các từ đó.
- Thông qua các bài tập về từ loại: ngoài việc củng cố các từ loại đã học ở lớp 4,
lên lớp 5 học sinh còn được cung cấp các kiến thức về đại từ, quan hệ từ.
- Qua các bài tập về câu, học sinh nắm được cấu tạo của câu ghép, biết cách đặt
câu ghép và biết liên kết các câu và đoạn trong văn bản.
Phương pháp tổ chức cho học sinh làm một số bài tập luyện từ và câu:
Các kiểu hình thức về kĩ năng cần học trong phân môn Luyện từ và câu được
rèn luyện thông qua nhiều bài tập với các tình huống giao tiếp tự nhiên.
* Đối với các dạng bài tập mở rộng vốn từ:
Thông qua làm bài tập, học sinh nắm được nghĩa của từ thuộc bài mở rộng và
biết đặt câu với từ đó.
Ví dụ1: Bài : Mở rộng vốn từ : Tổ quốc

6


Bài 1: Tìm trong bài “Thư gửi các học sinh” hoặc bài “Việt Nam thân yêu”
những Từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- Bài này giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp và ghi các từ ra phiếu.

- Đại diện một số cặp trả lời.
- Giáo viên cùng các cặp khác nhận xét, chốt lại.
- GV ghi các từ đúng lên bảng. Cho HS nhắc lại nhiều lần.
Bài 2: Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi làm bài theo nhóm 4.
- Sau đó mời 3 - 4 nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức.
- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét, bổ sung rút ra ý đúng và tuyên dương nhóm
thắng.
- Cho học sinh đọc lại các từ vừa tìm được.
Bài 3:Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây:
Quê hương
Quê mẹ
Quê cha đất tổ.
Nơi chôn rau cắt rốn.
- Bước đầu, giáo viên cho học sinh trao đổi theo cặp về nghĩa của một số từ
trong bài.
- Học sinh nối tiếp trình bày nghĩa của các từ đó. Giáo viên chốt lại.
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Cho học sinh nối tiếp trình bày.
- Giáo viên và học sinh khác nhận xét, chốt lại ý đúng và cho học sinh liên hệ
với bản thân .
Ví dụ 2: Bài : Mở rộng vốn từ : Nhân dân
Bài 1: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây :
a) Công nhân
b) Nông dân
c) Doanh nhân
d) Quân nhân
e) Trí thức
g) Học sinh
( giáo viên, đại úy, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học sinh tiểu

học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu thương, chủ tiệm )
- Giáo viên giúp học sinh hiểu từ tiểu thương.
- Cho học sinh trao đổi theo cặp và làm bài vào vở bài tập, cho đại diện hai cặp
làm vào phiếu khổ rộng và trình bày.
- Giáo viên và học sinh cả lớp nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Cho học sinh liên hệ và kể thêm các từ ngữ khác phù hợp với các nhóm trên.
Cho học sinh đọc lại nội dung bài vừa làm.

7


Bài 2: Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên những phẩm chất gì của con
người Việt Nam ta ?
a) Chịu thương chịu khó.
b) Dám nghĩ dám làm.
c) Muôn người như một.
d) Trọng nghĩa khinh tài ( tài : tiền của ).
e) Uống nước nhớ nguồn.
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên giải thích thêm các em có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích
cặn kẽ, đầy đủ nội dung một thành ngữ hoặc tục ngữ.
- Cho học sinh trao đổi theo cặp trong bàn và ghi lại ý kiến vào phiếu.
- Đại diện cặp học sinh trình bày ý kiến.
- Cả lớp và giáo viên cùng nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận lại toàn bài. Cho học sinh đọc lại nhiều lần các câu thành
ngữ, tục ngữ vừa nêu và dặn các em về học thuộc các thành ngữ, tục ngữ đó.
Bài 3: Đọc truyện Con Rồng cháu Tiên (SGK Tiếng Việt 5 - Tập 1/trang 27, 28)
trả lời các câu hỏi :
a)Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào ?
b)Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là “cùng”)

c) Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được.
Ở bài này tôi sẽ tổ chức cho học sinh làm như sau:
- Cho học sinh đọc nội dung bài.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện Con Rồng cháu Tiên, suy nghĩ, trả lời câu hỏi 3a.
- Tổ chức cho học sinh làm vào phiếu theo nhóm 4 . Đại diện nhóm trình bày, cả
lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng. Giáo viên tuyên dương những nhóm
tìm được nhiều từ.
- Bài 3c cho học làm cá nhân vào vở bài tập. Gọi học sinh lần lượt trình bày.
Giáo viên chú ý khen những em đặt câu hay về nội dung và đúng yêu cầu, đúng
ngữ pháp.
Như vậy qua các bài tập mở rộng vốn từ, học sinh được: Cung cấp thêm các từ
ngữ mới theo chủ điểm hoặc nghĩa, các yếu tố Hán Việt; rèn luyện khả năng vốn
từ
theo chủ điểm; rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu, sử
dụng
thành ngữ, tục ngữ.
* Rèn kĩ năng cấu tạo từ - dạng bài tập tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng
âm, nhiều nghĩa:
Ví dụ 1: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ sau :
- bình yên
- đoàn kết

8


- bạn bè
- mênh mông
Đối với dạng bài tập này, giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm
trong phiếu. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp động não thu nạp rất nhiều từ
quá trình học sinh làm bài. Mỗi nhóm hoạt động một nhiệm vụ với từ (bình yên,

đoàn kết, bạn bè, mênh mông) theo nội dung sau:
bình yên

đoàn kết

bạn bè

mênh mông

Từ
đồng
nghĩa
Từ
trái
nghĩa
Cùng yêu cầu của bài đã cho, học sinh chọn từ để đặt câu với từ đó. Giáo viên
cho học sinh làm việc cá nhân.
Giáo viên cho học sinh so sánh từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
Giáo viên chốt lại:
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa đều có tác dụng riêng trong từng văn cảnh. Vì vậy,
giáo viên lưu ý học sinh khi dùng từ:
+ Với từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói. Ví dụ:
hổ, cọp, hùm,… Còn với từ đồng nghĩa không hoàn toàn thì khi dùng những từ
này, ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng.
Ví dụ : ăn, xơi, chén,… (biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đối với
người đối thoại hoặc điều được nói đến). mang, khiêng, vác,… (biểu thị những
cách thức hành động khác nhau).
+ Với từ trái nghĩa việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi

bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,… đối lập nhau.
Ví dụ 2: (Dành cho học sinh khá, giỏi) Trong các từ in đậm sau đây, những từ
nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa ?
a) Chín
- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
- Tổ em có chín học sinh.
- Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
b) Đường
- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.
- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.
9


- Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.
c) Vạt
- Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung.
- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.
- Nhũng người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều.
( Nguyễn Đình Ánh)
Bài này, tôi cho học sinh trao đổi theo cặp và trình bày. Sau đó học sinh khác và
giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Giáo viên lưu ý học sinh, khi phân biệt từ nhiếu nghĩa với từ đồng âm thì từ
nhiều nghĩa thường là cùng một từ loại (cùng danh từ, cùng tính từ hay cùng
động từ). Ví dụ: từ chín ở ví dụ trên thì từ chín ở câu 1, câu 3 là từ nhiều nghĩa
cùng từ loại là tính từ, cả hai từ đó đồng nghĩa với từ chín là danh từ ở câu 2 ;
còn từ đồng âm thường khác nhau về từ loại. Ví dụ: từ vạt ở ý 1 câu c trong ví dụ

trên và từ vạt ở ý 3 là từ nhiều nghĩa, cả 2 từ vạt đều là danh từ đồng nghĩa với từ
vạt ở ý 2 là động từ.
Tóm lại, thông qua các bài tập về từ (các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa,
đồng âm), học sinh được cung cấp kiến thức sơ giản về từ như xác định được
nghĩa, cấu tạo và cách sử dụng các từ đó.
Luyện tập các bài có dạng về đại từ, quan hệ từ:
Ở lớp 4, học sinh đã được học về danh từ, tính từ và động từ. Lên lớp 5, học
tiếp tục được học bổ sung tiếp về từ loại là đại từ và quan hệ từ.
Ví dụ 1: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai ? Những từ
ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì ?
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường !
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.
(Tố Hữu)
Bài này, tôi cho học sinh trao đổi theo cặp và trả lời miệng : Các từ in đậm
trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ, đồng thời tôi sẽ hỏi thêm: các từ in đậm
đó thuộc từ loại gì ? ( là đại từ ). Đại từ được thay thế cho từ loại gì ? (thay thế
cho danh từ Bác Hồ ).Thông qua hai câu hỏi phụ đó, giúp học sinh khắc sâu thêm

10


về tác dụng của đại từ trong phần Ghi nhớ ; những từ đó được viết hoa nhằm biểu
lộ thái độ tôn kính Bác.
Ví dụ 2: Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho từ bị lặp lại

nhiều
lần trong mẩu chuyện sau :
Con chuột tham lam
Chuột ta gặp vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được
rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn quá nhiều, nhiều đến
mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to
quá, chuột không sao lách qua khe hở được.
( Theo Lép Tôn- xtôi)
Với dạng bài này, tôi sẽ hướng dẫn học sinh làm theo các bước sau:
- Bước 1 : Yêu cầu học sinh đọc câu chuyện để tìm từ được lặp lại nhiều lần
trong câu chuyện và cho biết từ lặp lại đó là từ loại gì ? (từ lặp lại :từ chuột và là
danh từ)
- Bước 2 : Cho học sinh thảo luận nhóm 4 để tìm từ thay thế cho từ chuột (là từ
nó) Giáo viên lưu ý học sinh: Cân nhắc để tránh thay thế từ chuột bằng quá
nhiều từ nó, làm cho từ nó bị lặp lại nhiều lần, gây nhàm chán.
Ở đây, tôi sẽ hỏi thêm : Khi nào ta mới dùng đại từ nó để thay thế các từ loại
khác ? (thường dùng để chỉ vật hoặc chỉ một nhân vật nào đó với thái độ coi
thường… ví dụ : Tên cai tổng vùng này, nó là kẻ hách dịch nhất vùng. )
Ví dụ 3: Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng phân loại ở bên
dưới
Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ,
mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khóe mắt nó
hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ
này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một
mình, ba ơi !
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
M : trả lời
vời vợi

qua
Ở bài này, tôi sẽ hướng dẫn học sinh làm như sau:
- Cho học sinh đọc yêu cầu (đọc cả bảng và bài mẫu).
- Học sinh thảo luận nhanh theo cặp nhắc lại những kiến thức đã học về động từ,
tính từ, quan hệ từ.
- Giáo viên mời học sinh nối tiếp nhau trình bày nội dung vừa thảo luận theo
cặp. Sau đó, giáo viên chốt lại và dán tờ phiếu lên bảng về các định nghĩa và cho
học
sinh nhắc lại :
+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
11


+ Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động,
trạng thái,…
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối
quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy.
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Giáo viên dán 3 tờ phiếu mời 3 em lên bảng thi làm bài. Cả lớp và giáo viên
nhận xét. tuyên dương em làm nhanh và đúng.
- Cho học sinh đọc kết quả đúng.
Tóm lại, thông qua thực hành làm các bài tập về từ loại ngoài việc giúp học
sinh được củng cố, khắc sâu về từ loại danh từ, động từ, tính từ được học ở lớp 4
thì các em được cung cấp thêm về từ loại khác là đại từ và quan hệ từ. Học sinh
nắm được tác dụng của đại từ và quan hệ từ để đưa vào sử dụng thành thạo trong
giao tiếp cũng như trong viết văn.
Củng cố, khắc sâu, mở rộng luyện các dạng bài tập về câu:
Với dạng bài này cũng được lựa chọn với thực tiễn sinh động hằng ngày để
học
sinh xác định đúng câu và biết sử dụng phù hợp với tình huống giao tiếp, đảm

bảo
lịch sự khi đặt câu.
*) Với dạng bài ôn tập củng cố về câu:
Ví dụ : Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện nhiệm vụ nêu bên dưới :
Nghĩa của từ “cũng”
Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh :
- Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.
- Thế thì đáng buồn quá ! nhưng vì sao cô biết cháu đã cóp bài của bạn ạ ?
Bà mẹ thắc mắc :
- Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu ?
- Không đâu ! Đề bài có câu hỏi như thế này : “Em hãy cho biết đại từ là gì ?.”
Bạn cháu trả lời : “Em không biết.” Còn cháu thì viết : “Em cũng không biết.”
(Trần Mạnh Tường sưu tầm)
a) Tìm trong mẩu chuyện trên :
- Một câu hỏi
- Một câu kể
- Một câu cảm
- Một câu khiến
b) Nêu những dấu hiệu của mỗi kiểu câu nói trên.
Dạng bài tổng hợp kiến thức này tôi sẽ hướng dẫn học sinh làm như sau :
- Cho học sinh hoạt động theo nhóm 4 nhắc lại cho nhau nghe về tác dụng của
từng loại câu : câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến.
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày kết quả vừa thảo luận

12


- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
- Cho nhiều em nhắc lại.
Các kiểu câu

Chức năng
Các từ đặc biệt
Câu hỏi

Dùng để hỏi về điều
chưa biết.

Câu kể

Dùng để kể, tả, giới
thiệu hoặc bày tỏ ý
kiến, tâm tư, tình
cảm.
Dùng để nêu yêu cầu,
đề nghị, mong muốn.

Câu khiến

Dùng để bộc lộ cảm
xúc.

ai, gì, nào, sao,
không, …

Dấu câu
Dấu chấm hỏi
Dấu chấm

hãy, chớ, đừng ;
mời, nhờ, yêu cầu,

đề nghị,…

Dấu chấm than,
dấu chấm

Câu cảm

ôi, a, ôi chao, trời, Dấu chấm than
trời ơi,…
- Học sinh đọc thầm mẫu chuyện Nghĩa của từ “cũng”, viết vào vở các kiểu câu
`Với học sinh nắm bài tốt có thể yêu cầu nêu hết các kiểu câu có trong bài. Học
sinh nối tiếp nhau trình bày. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*) Câu ghép:
Đây là loại câu khá phức tạp về cấu tạo, học sinh dễ nhầm lẫn. Vì vậy khi hướng
dẫn học sinh làm bài tập giáo viên cần chú ý giúp các em nắm vững yêu cầu của
bài và thông qua làm bài giáo viên nên hỏi xen các câu hỏi về kiến thức (như về
cấu tạo, cách nối các vế câu) để giúp các em nắm bài sâu hơn kiến thức về câu.
Ví dụ: Hãy tìm 1 ví dụ minh họa cho từng kiểu câu ghép :
- Câu ghép không dùng từ nối
- Câu ghép dùng quan hệ từ.
- Câu ghép dùng cặp từ xưng hô.
Trước tiên, tôi cho học sinh đọc đề bài nhiều lần. Cho học sinh nêu yêu cầu
cầu bài. Giáo viên cho học sinh làm bài cá nhân vào phiếu (2 em làm phiếu to)
theo bảng sau:
Các kiểu cấu tạo câu
ghép
Câu ghép không
dùng từ nối

Ví dụ


13


Câu ghép dùng từ nối :
- Dùng quan hệ từ
- Dùng cặp từ hô ứng.

Cho 2 học sinh làm phiếu to dán bảng và trình bày bài. Cả lớp và GV nhận xét.
Tiếp tục cho HS khác trình bày, GV có thể hỏi thêm một số câu : Câu ghép em
vừa nêu gồm mấy vế câu ? Các vế câu được nối với nhau bằng gì ? …
Qua các bài tập về câu, học sinh nắm được cấu tạo của câu ghép, biết cách đặt
câu ghép và biết liên kết các câu và đoạn trong văn bản.
2. 4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tích cực tìm tòi phương pháp tổ
chức cho học sinh làm các dạng bài tập về phân môn Luyện từ và câu, với thời
gian hơn một học kì ôn tập và áp dụng phương pháp nghiên cứu tôi đã tiến hành
ra đề khảo sát và thu được kết quả sau:
Đề bài: Đọc bài thơ Chiều biên giới (sách Tiếng Việt 5, tập 1/trang 176) trả
lời các câu hỏi sau:
1) Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương.
2) Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa
chuyển ?
3) Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ ?
4) Viết một câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi
ra cho em.
Kết quả thu được : Tổng có 30 em.
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL

SL
TL(%)
TL(%)
100
0
0
30
Từ kết quả khảo sát trên cùng với việc thực hiện đề tài này, sau khi học sinh
được củng cố, khắc sâu, mở rộng và rèn kỹ năng luyện tập thực hành về các dạng
bài tập luyện từ và câu lớp 5, tôi thu được kết quả của việc làm đó như sau:
- Học sinh được tổ chức hoạt động một cách độc lập, các em tự tìm ra kiến thức.
- Các em biết dựa vào kiến thức lí thuyết để vận dụng vào làm các bài tập một
cách
chủ động. Trong các tiết học các em hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài. Khi
làm bài kiểm tra, các em hào hứng làm bài, không còn ỉ lại như trước.

14


- Với phương pháp tổ chức này, học sinh nắm kiến thức một cách sâu sắc có cơ
sở, được đối chứng qua nhận xét của bạn, của giáo viên.
- Các em đã hình thành được thói quen đọc kĩ bài, xác định đúng yêu cầu của
bài, không còn tình trạng bỏ sót yêu cầu đề bài.
- Học sinh có ý thức rèn cách trình bày sạch sẽ, khoa học, biết dùng từ đặt câu
hợp lí. Ngoài ra, các em còn có thêm thói quen kiểm tra, soát lại bài cho mình và
cho cả bạn .
- Khi áp dụng đề tài vào giảng dạy tôi còn nhận thấy: học sinh có hứng thú, yêu
thích, mạnh dạn khi được học phân môn Luyện từ và câu.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:

Qua kết quả trên , tôi nhận thấy: dạy các dạng bài tập luyện từ và câu cho học
sinh lớp 5 nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức trong phân môn Luyện từ và
câu đó là cung cấp : Học sinh hiểu được từ mới, phát triển kỹ năng, kỹ xảo sử
dụng từ ngữ, học sinh còn biết nhận diện xác định các dạng bài tập, phân tích kĩ,
chính xác yêu cầu của đề bài. Từ đó có hướng cho hoạt động học tập của mình.
Để dạt được các điều đó, người giáo viên cần chú ý:
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên không nên nóng vội mà phải bình tỉnh
trong thời gian không phải một hoặc hai ngày. Phải tìm hiểu nguyên nhân sai sót
của học sinh để từ đó khắc phục. Đặc biệt luôn xem xét phương pháp giảng dạy
của mình để điều chỉnh phương pháp sao cho phù hợp với việc nhận thức của học
sinh, gây được hứng thú học tập cho các em.
- Phải nghiên cứu để nhận rõ về vị trí, nhiệm vụ của phần kiến thức vừa dạy. Từ
đó tìm ra phương pháp tổ chức sao cho phù hợp với từng dạng bài tập.
- Lưu ý quá trình giảm tải để điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh
của lớp . Đề ra hướng giải quyết cho thống nhất với nội dung giảm tải.
- Phân biệt cho học sinh hướng giải quyết cho các dạng bài khác nhau. Các em
cần
nắm được các bước tiến hành một bài tập. Cần tổ chức cho các em theo các hình
thức phong phú để phát huy tốt hiệu quả giờ dạy.
- Giáo viên cần lưu ý học sinh cách trình bày sạch sẽ, khoa học, rèn chữ viết đẹp
đúng chính tả cho học sinh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi về “Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 5 làm tốt các dạng bài tập luyện từ và câu”. Do kinh nghiệm của bản
thân còn ít nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong
muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học để giúp cho đề tài
nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy
học.
3. 2. Kiến nghị:
Dạy các dạng bài tập luyện từ và câu là nguồn cung cấp vốn từ, lối diễn đạt bồi


15


dưỡng tư duy văn học cho học sinh. Muốn vậy :
a) Với học sinh: Các em cần quan tâm, xác định được tầm quan trọng của môn
này. Các em cần được động viên, khích lệ kịp thời, đúng lúc của mọi người đó là
gia
đinh, nhà trường và xã hội để các em có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập.
b) Với giáo viên:
- Không ngừng học hỏi tìm tòi tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ thông tin
sách vở,… và từ chính học sinh.
- Nắm chắc nội dung chương trình, ý đồ của sách giáo khoa, dạy sát đối tượng
học sinh, lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức phù hợp với mỗi dạng bài.
- Cần xác định không phải dạy bài khó, bài nâng cao thì học sinh mới giỏi.
- Đặc biệt phải luôn đặt học sinh là trung tâm, có trách nhiệm với học sinh và bài
dạy của mình. Động viên, gần gũi, giúp đỡ học sinh kịp thời.
c)Với nhà trường và các cấp quản lí:
- Tạo điều kiện hơn nữa để giáo viên nâng cao tay nghề qua việc cung cấp sách
tham khảo, trang thiết bị phục vụ bộ môn.
- Động viên khuyến khích nhiều hơn nữa tới những giáo viên, học sinh đạt nhiều
thành tích cao trong giảng dạy và học tập.

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Định Tường, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKNcủa mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện:

Nguyễn Thị Lan


16


17



×