BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
TRỊNH THỊ BÍCH HỒNG
PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ TAI NẠN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀO CẤP CỨU TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP TỪ
THÁNG 10 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2015
Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số
: 60 72 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hướng dẫn khoa học:
TS. TRỊNH HÙNG CƯỜNG
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Trịnh Hùng
Cường người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập cũng như thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Bạch Ngọc, PGS. TS.
Đào Xuân Vinh cùng toàn thể các thầy cô trong bộ môn Y Tế Công Công đã
dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này
Tôi xin chân trọng cảm ơn Phòng đào tạo sau đại học cùng các thầy cô
Trường Đại Học Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
khoá luận này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn Bệnh Viện Đa Khoa Nông Nghiệp, Khoa
Ngoại Chấn Thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân trọng cảm ơn gia đình, những người thân và bạn
bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Tác giả
Trịnh Thị Bích Hồng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình của riêng
tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này
là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Bích Hồng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATGT
An toàn giao thông
CTGT
Chấn thương giao thông
CTSN
Chấn thương sọ não
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
HGĐ
Hộ gia đình
TNGT
Tai nạn giao thông
TNGTĐB
Tai nạn giao thông đường bộ
TNTT
Tai nạn thương tích
PTGT
Phương tiện giao thông
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới
(World Health Organization)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................2
TỔNG QUAN...................................................................................3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ............3
1.1.1. Một số khái niệm..............................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm của tai nạn giao thông:.....................................................................................4
1.1.3. Một số chỉ số đánh giá tai nạn giao thông:......................................................................4
1.2. TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ................................................5
1.2.1. Hiện trạng..........................................................................................................................5
1.2.2. Thiệt hại:...........................................................................................................................5
1.2.3. Các nguyên nhân TNGTĐB................................................................................................5
1.3. ĐẶC ĐIỂM THƯƠNG TÍCH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ................7
1.3.1. Đặc điểm thương tích do tai nạn giao thông đường bộ..................................................7
1.3.2. Các nguyên nhân và yếu tố có liên quan đến tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn giao
thông đường bộ:...............................................................................................................9
1.4. TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM............................................................................................9
1.4.1. Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới.......................................................................9
1.4.2. Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam.......................................................................12
1.4.3. Một số nét về Bệnh viện Nông nghiệp và Khoa Cấp cứu chấn thương........................21
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................27
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.............27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................27
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................................27
Phòng cấp cứu ngoại chấn thương khoa Ngoại chấn thương Bệnh Viện Đa khoa nông
nghiệp từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015.................................................................27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................27
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................................................27
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................................................27
2.2.4. Cỡ mẫu............................................................................................................................28
Tất cả các trường hợp bị tai nạn giao thông đường bộ vào Khoa cấp cứu Ngoại Chấn
Thương bệnh viện Đa Khoa Nông Nghiệp huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội Từ
01/10 đến 31/12/2015 (844 trường hợp).....................................................................28
2.2.5. Quy trình nghiên cứu......................................................................................................28
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................28
2.3.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu....................................................................................28
2.3.2. Quy trình thu thập số liệu..............................................................................................30
2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu.................................................................................................30
2.3.4. Tổ chức thu thập số liệu.................................................................................................31
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU....................................................31
2.4.1. Sai số và biện pháp khống chế sai số.............................................................................31
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..................................................................32
CHƯƠNG 3....................................................................................33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................33
3.1. PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ TNGT VÀO CÂP CỨU TẠI
BVĐKNN TỪ THÁNG 10 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2015..................33
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.....................................................................33
3.2. HOÀN CẢNH XẢY RA TNGT, HẬU QUẢ VÀ HÀNH VI SỬ
DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ.......................................................................34
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI BỆNH VIỆN.
.........................................................................................................39
Đặc điểm.........................................................................................39
Tổn thương.....................................................................................39
OR...................................................................................................39
[95%CI]..........................................................................................39
p.......................................................................................................39
Không có tổn thương CTSN.........................................................39
n(%)................................................................................................39
Có tổn thương CTSN.....................................................................39
n(%)................................................................................................39
Sử dụng rượu bia...........................................................................39
Không sử dụng...............................................................................39
277...................................................................................................39
(64)...................................................................................................39
294...................................................................................................39
(71,5)................................................................................................39
0,7....................................................................................................39
[0,5 – 0,9].........................................................................................39
0.02..................................................................................................39
Có sử dụng......................................................................................39
156...................................................................................................39
(36)...................................................................................................39
117...................................................................................................39
(28,5)................................................................................................39
Tốc độ..............................................................................................39
Bình thường....................................................................................39
405(93,5)..........................................................................................39
398 (94,6).........................................................................................39
0,8....................................................................................................39
[0,5 – 1,5].........................................................................................39
0,5....................................................................................................39
Quá tốc độ.......................................................................................39
28 (6,5).............................................................................................39
22 (5,35)...........................................................................................39
Số người..........................................................................................39
Đúng quy định................................................................................39
396(91,5)..........................................................................................39
378(92,0)..........................................................................................39
0,9....................................................................................................39
[0,6 – 1,5].........................................................................................39
0,8....................................................................................................39
Quá so với quy định.......................................................................39
37 (8,5).............................................................................................39
33(8,0)..............................................................................................39
Giới tính..........................................................................................39
Nữ....................................................................................................39
50 (11,6)...........................................................................................39
55 (13,4)...........................................................................................39
0.8....................................................................................................39
[0,6 – 1,3).........................................................................................39
0,4....................................................................................................39
Nam.................................................................................................39
383 (88,4).........................................................................................39
356 (86,6).........................................................................................39
Nếu sử dụng rượu bia là yếu tố ảnh hưởng đến CTSN thì những
người có sử dụng rượu bia sẽ có nguy cơ CTSN cao gấp 0,7 lần
những người không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05.............................39
Không tìm thấy mối liên quan giữa tốc độ đi, số người trên
phương tiện với tổn thương CTSN do tai nạn giao thông..........39
Đặc điểm.........................................................................................39
Tổn thương.....................................................................................39
OR...................................................................................................39
[95%CI]..........................................................................................40
p.......................................................................................................39
Không bị chấn thương ngực.........................................................40
n(%)................................................................................................40
Chấn thương ngực n(%)...............................................................40
Sử dụng rượu bia...........................................................................40
Không sử dụng...............................................................................40
556 (67,4).........................................................................................40
15 (78,9)...........................................................................................40
0,5....................................................................................................40
[0,2 – 1,7].........................................................................................40
0,3....................................................................................................40
Có sử dụng......................................................................................40
269 (32,6).........................................................................................40
4 (21,1).............................................................................................40
Tốc độ..............................................................................................40
Bình thường....................................................................................40
777 (94,2).........................................................................................40
17 (89,5)...........................................................................................40
1,9....................................................................................................40
[0,4 – 8,5].........................................................................................40
0,4....................................................................................................40
Quá tốc độ.......................................................................................40
48 (5,8).............................................................................................40
2 (10,5).............................................................................................40
Số người..........................................................................................40
Đúng quy định................................................................................40
758 (91,9).........................................................................................40
16(84,2)............................................................................................40
2,1....................................................................................................40
[0,6 – 7,5].........................................................................................40
0,2....................................................................................................40
Quá so với quy định.......................................................................40
67 (8,1).............................................................................................40
3(15,8)..............................................................................................40
Vị trí ngồi........................................................................................40
Ngồi sau..........................................................................................40
101 (12,2).........................................................................................40
4 (21,1).............................................................................................40
0,5....................................................................................................40
[0,2 – 1,6].........................................................................................40
0,3....................................................................................................40
Ngồi trước.......................................................................................40
724 (87,8).........................................................................................40
15 (78,9)...........................................................................................40
Không tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với
chấn thương ngực do tai nạn giao thông.....................................40
Đặc điểm.........................................................................................40
Tổn thương.....................................................................................40
OR...................................................................................................40
[95%CI]..........................................................................................40
p.......................................................................................................40
Không tử vong................................................................................40
n(%)................................................................................................40
Tử vong n(%).................................................................................40
Sử dụng rượu bia...........................................................................40
Không sử dụng...............................................................................40
567 (68,2).........................................................................................40
4 (33,3).............................................................................................40
4,3....................................................................................................40
[1,3 – 14,4].......................................................................................40
0,01..................................................................................................40
Có sử dụng......................................................................................40
265 (31,8).........................................................................................40
8 (66,7).............................................................................................40
Nếu rượu bia là yếu tố ảnh hưởng đến tử vong do tai nạn giao
thông thì những người sử dụng rượu bia sẽ có nguy cơ tử vong
do tai nạn giao thông cao gấp 4,3 lần so với những người không
sử dụng rượu bia (OR=4,3; 95% CI: 1,3 – 14,4]. Mối liên quan
có ý nghĩa thống kê với p<0.05.....................................................41
Đặc điểm.........................................................................................41
Tổn thương.....................................................................................41
OR...................................................................................................41
[95%CI]..........................................................................................41
p.......................................................................................................41
Không bị chấn nhiều vùng............................................................41
n(%)................................................................................................41
Chấn thương nhiều vùng n(%).....................................................41
Sử dụng rượu bia...........................................................................41
Không sử dụng...............................................................................41
498 (68,3).........................................................................................41
73 (63,5)...........................................................................................41
1,2....................................................................................................41
[0,8 – 1,9].........................................................................................41
0,3....................................................................................................41
Có sử dụng......................................................................................41
231 (31,7).........................................................................................41
42 (36,5)...........................................................................................41
Mũ bảo hiểm...................................................................................41
Có đội..............................................................................................41
41 (5,6).............................................................................................41
6 (5,2)...............................................................................................41
1,1....................................................................................................41
[0,4 – 2,6].........................................................................................41
0,9....................................................................................................41
Không đội.......................................................................................41
688 (94,4).........................................................................................41
109 (94,8).........................................................................................41
Không tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với
chấn thương nhiều vùng do tai nạn giao thông...........................41
CHƯƠNG 4....................................................................................41
BÀN LUẬN....................................................................................41
4.1. THỰC TRẠNG BỆNH NHÂN BỊ TNGTĐB ĐƯỢC CẤP CỨU TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP TỪ THÁNG 10 ĐẾN
THÁNG 12 NĂM 2015.......................................................................41
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỢC CẤP CỨU TRÊN ĐỊA BÀN...................................................44
KẾT LUẬN.....................................................................................47
KIẾN NGHỊ...................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................1
Tài liệu tiếng Việt.............................................................................1
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ thương tích giao thông đường bộ gây tử vong ở trẻ em trên
100.000 dân theo giới tính, khu vực của WHO và mức độ thu nhập quốc gia,
2012 (dưới 20 tuổi) [17]......................................................................................11
Bảng 1.2: Phân bố độ tuổi tham gia giao thông tại Thành phố Đà Nẵng [7].....15
Bảng 1.3: Tình hình giao thông trên các tuyến đường [3].................................18
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi................................33
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu sử dụng phương tiện giao thông gây
tai nạn, theo nhóm tuổi và giới tính...................................................................34
Bảng 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo hình thái đường giao thông....35
Bảng 3.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo loại đường giao thông.............35
Bảng 3.5: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chất lượng đường giao thông.35
Bảng 3.6: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo PTGT lúc xảy ra tai nạn............36
Bảng 3.6 cho thấy phương tiện gây tai nạn chủ yếu vẫn là xe máy thấy chủ
quan, thiếu quan sát khi tham gia GT, không đi vào phần dành cho người đi bộ.
..............................................................................................................................36
Bảng 3.7: Tỷ lệ uống rượu bia trước khi xảy ra tai nạn theo nhóm tuổi (n= 377)
..............................................................................................................................37
Bảng 3.8: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo hành vi vi phạm giao thông của
người bị TNGT (n =287).......................................................................................37
Bảng 3.9. Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi vào viện cấp cứu.........................37
Bảng 3.10: Phân bố loại thương tổn của nạn nhân............................................38
Bảng 3.11: Tỷ lệ bệnh nhân phải nằm điều trị tại bệnh viện.............................38
Bảng 3.12 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương CTSN do tai nạn giao
thông....................................................................................................................39
Bảng 3.13. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chấn thương ngực do tai nạn giao
thông....................................................................................................................39
Bảng 3.14. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tử vong do tai nạn giao thông........40
Bảng 3.15. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chấn thương nhiều vùng do tai nạn
giao thông............................................................................................................41
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Phân tích lỗi các vụ TNGT đường bộ 6 tháng đầu/2015 [21]...........................................9
Biểu đồ 1.2: Thống kê phương tiện giao thông gây tai nạn 6 tháng đầu/2015 [10]..........................17
Biểu đồ 1.3: Phân bố tuyến đường xảy ra tai nạn 6 tháng đầu/2015 [10].........................................19
Biểu đồ 1.4: Phân bố khoảng thời gian xảy ra tai nạn 6 tháng đầu/2015 [10]..................................20
Biểu dồ 3.1. Phân bô đối tượng nghiên cứu theo giới (n=844)..........................................................34
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích là gánh nặng bệnh tật ở tất cả các quốc gia trên thế
giới. Theo xếp hạng của Tổ chức Y tế thế giới về số năm mất sức khỏe của
con người do 10 nguyên nhân cơ bản gây nên thì TNGTĐB đứng hàng thứ 3
sau bệnh tim mạch và bệnh trầm cảm đơn cực. Chấn thương do tai nạn giao
thông đường bộ là nguyên nhân lớn nhất, gây suy giảm sức khỏe và chết sớm
cho nam giới trong độ tuổi 15-44 tuổi trên toàn thế giới. Năm 1998, tại các
nước đang phát triển tỷ lệ tử vong do chấn thương do tai nạn giao thông ở lứa
tuổi 15-44 chỉ đứng sau HIV/AIDS với 524,063 người và đứng hàng thứ ba ở
lứa tuổi 5-14 với 156, 643 người [3].
Điều này cho thấy tai nạn giao thông là mối hiểm họa của toàn nhân
loại, xảy ra ngày càng nhiều, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, là gánh
nặng cho gia đình và xã hội. Dự đoán toàn cầu về gánh nặng bệnh tật và tử
vong sẽ tăng lên khoảng 2,1 triệu người vào năm 2030. Phương tiện gây ra tai
nạn chủ yếu là xe gắn máy đang tăng lên ở những nước có thu nhập thấp và
trung bình. Đồng thời, tử vong do tai nạn giao thông đường bộ đứng hàng thứ
10 trong các nguyên nhân tử vong hàng đầu và sẽ tăng lên 2 bậc, đứng thứ 8
vào năm 2030 [21].
Cũng như các nước đang phát triển, tại Việt Nam, tai nạn giao thông là
vấn đề đang được Nhà nước quan tâm vì tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng tăng.
Việt Nam là một trong 14 nước có tỷ lệ tai nạn giao thông cao nhất thế giới.
Theo báo cáo tình hình tai nạn thương tích định kỳ trong ngành y tế từ năm
2005-2010 cho thấy, mỗi năm trung bình cả nước có 22,827 trường hợp bị tai
nạn giao thông [1].
Số liệu thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia cho thấy, 10
năm qua có hơn 120,000 người chết vì tai nạn giao thông, bình quân mỗi năm
1
có 11,000 nghìn người chết vì tai nạn giao thông. Cụ thể, mỗi ngày có 30 gia
đình mất người thân, 200 gia đình chịu những tổn thất về vật chất và tinh thần
do tai nạn giao thông để lại đồng thời những người gây tai nạn và người gánh
hậu quả tai nạn sẽ phải chịu những dằn vặt tinh thần suốt cuộc đời [16].
Thanh Trì là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, nằm ở vị trí
cửa ngõ phía Nam của Thủ đô. Về giao thông đường bộ, trên địa bàn huyện
có quốc lộ 1A và đường quốc lộ 1A mới (Đường cao tốc Hà Nội – Ninh
Bình), tỉnh lộ 70A và một mạng dày đặc đường giao thông nội bộ (liên thôn,
liên xã …). Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có giao thông đường thủy trên
sông Hồng đoạn chảy qua huyện và đường sắt Thống nhất chạy dọc theo quốc
lộ 1A. Trong vài năm gần đây, trên địa bàn huyện đã xảy ra nhiều vụ tai nạn
giao thông nghiêm trọng. Xuất phát từ thực tế nói trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Phân tích các trường hợp bị TNGTĐB vào cấp cứu tại
Bệnh Viện Đa Khoa Nông Nghiệp từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015 với
mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng bệnh nhân bị TNGTĐB được cấp cứu tại bệnh viện
Đa Khoa Nông Nghiệp từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông trên địa bàn
được cấp cứu.
CHƯƠNG 1
2
TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ
1.1.1. Một số khái niệm
Tai nạn giao thông đường bộ là một trong những nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu cho người, trung bình mỗi năm có trên dưới 10 triệu người tử
vong vì tai nạn giao thông đường bộ và hàng chục triệu người khác bị thương
tích [1].
* Phương tiện giao thông đường bộ:
Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông (PTGT)
cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc
được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn
máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô
sơ đường bộ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho
người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
* Đường bộ gồm:
Đường, cầu đường, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
* Tai nạn:
Tai nạn là một sự kiện bất ngờ, không có nguyên nhân rõ ràng và khó
lường trước, do một lực ngoài ý muốn của con người từ bên ngoài bất ngờ gây
ra, tác động gây thương tích về thể xác [2].
Có hai loại tai nạn :
- Tai nạn không chủ định thường không có nguyên nhân rõ ràng.
3
- Tai nạn có chủ định như chiến tranh, bạo lực, bạo hành... thường có
nguyên nhân và có thể phòng tránh được.
* Thương tích:
Thương tích là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tiếp xúc
cấp tính với các nguồn năng lượng với những mức độ, tốc độ khác nhau quá
ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu hụt [19].
* Chấn thương:
Chấn thương được định nghĩa là những tổn thương do ngã, tai nạn ô tô,
xe máy, ngã cây, tai nạn lao động… dẫn đến bị vết thương phần mềm chảy
máu, bong gân, phù nề, xây xát, gãy xương [26].
* Tai nạn giao thông:
Tai nạn giao thông (TNGT) là sự việc bất ngờ xảy ra, do vi phạm các
quy tắc an toàn giao thông hay gặp phải những tình huống, sự cố đột xuất
không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản.
1.1.2. Đặc điểm của tai nạn giao thông:
- Phải có hậu quả là 1 hoặc nhiều người bị chết hoặc bị thương
- Phải có ít nhất một PTGT liên quan.
1.1.3. Một số chỉ số đánh giá tai nạn giao thông:
- Số vụ, số người bị chết, bị thương tính trên đầu phương tiện cơ giới: dùng
để đo lường tỷ số giữa số vụ tai nạn giao thông, số trường hợp bị tai nạn giao
thông không tử vong và TNGT tử vong trên tổng số phương tiện cơ giới đường
bộ có đăng ký.
Số vụ TNGT (số người chết hoặc số người bị thương)
x 10.000
Tổng số phương tiện cơ giới đường bộ có đăng ký
- Tỷ suất TNGT không tử vong/ tử vong: Đo lường tỷ suất người bị
TNGT không dẫn tới tử vong/ dẫn tới tử vong, thuộc một khu vực, cộng đồng
trong một khoảng thời gian nhất định.
Số người ở một khu vực địa lý hay đơn vị hành chính nhất
định bị TNGT không dẫn đến tử vong/ dẫn đến tử vong
4
x 10.000
trong một giai đoạn nhất định
Tổng số dân theo khu vực/ số bệnh nhân bị TNGT
1.2. TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.2.1. Hiện trạng
Tai nạn giao thông là loại tai nạn phổ biến và làm nhiều người thiệt
mạng, bị thương nhất ở các quốc gia đang phát triển, khi mà hạ tầng cơ sở cũng
như ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông của người dân còn kém. Thống kê
cho thấy trong năm 2006 ở Việt Nam có 14,765 người người chết vì tai nạn
giao thông đường bộ và theo Bộ Công an Trung Quốc con số này là 89,455
người [17].
1.2.2. Thiệt hại:
* Thiệt hại tức thời: Tai nạn giao thông gây nên không chỉ những tác
động tâm lý, tình cảm mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của thân nhân, cha
mẹ, con cái. Cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người. Để lại
những di chứng về tâm lý hết sức nặng nề cho người bị tai nạn, người thân
của nạn nhân và nếu như trong một địa phương, một quốc gia xảy ra tai nạn
giao thông quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng bất an cho xã hội.
* Thiệt hại lâu dài: Cùng với đó là những thiệt hại khổng lồ về kinh tế,
bao gồm: Chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại
về phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ tai nạn giao
thông đó cùng với thiệt hại đó không chỉ hao phí về thời gian chăm sóc mà còn
làm mất sức lao động của xã hội, nhất là đa số nạn nhân ở lứa tuổi lao động.
1.2.3. Các nguyên nhân TNGTĐB
* Cơ sở hạ tầng (đường, cầu), phương tiện giao thông không đảm bảo
điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo...).
* Ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn kém.
* Điều kiện khách quan: Thời tiết xấu, sụt lở đất, lũ lụt…
1.2.3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông:
5
Những yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động giao thông
như: Đường, cầu... đều có những ảnh hưởng nhất định tới việc có xảy ra tai
nạn giao thông đường bộ hay không. Những điều kiện của đường như các yếu
tố hình học của đường, lưu lượng, độ bằng phẳng và độ nhám của mặt đường,
tầm nhìn và độ chiếu sáng trên đường, sự bố trí của các biển báo hiệu.
Để đánh giá mức độ nguy hiểm của các đoạn đường, người ta sử dụng
hệ số an toàn: K=V2/V1.
Trong đó V2 là tốc độ tối thiểu của xe chạy trên đoạn đường đang xem
xét. V1 là tốc độ tối đa của xe chạy trên đoạn đường liền kề trước đó. Trị số K có
giá trị càng nhỏ thì càng có khả năng xảy ra tai nạn giao thông trên đoạn đường
đó, tức là những đoạn đường nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn giao thông chính là
những đoạn đường mà phương tiện phải giảm tốc độ nhiều trong thời gian ngắn.
Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông còn nhiều yếu kém, chưa đảm bảo
các tiêu chuẩn kỹ thuật, không đồng bộ chính là một trong những nguyên
nhân làm xảy ra nhiều vụ TNGT. Điều này được thể hiện rõ nét ở các quốc gia
kém phát triển và đang phát triển.
1.2.3.2. Phương tiện giao thông
Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương
tiện giao thông. Từ những chiếc ô tô, xe gắn máy đầu tiên được xuất xưởng,
ngày nay có hàng tỷ phương tiện giao thông các loại, từ những chiếc xe đạp,
xe gắn máy, hay ô tô cho tới những chiếc máy bay tối tân...
Tăng trưởng mạnh nhất chính là các loại phương tiện giao thông đường
bộ, mỗi năm thế giới lại xuất xưởng thêm hàng triệu xe gắn máy, ô tô đủ mọi
chủng loại.
1.2.3.3. Người tham gia giao thông
6
Sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông như chạy quá tốc độ,
tránh vượt ẩu, sai quy định, khi chuyển hướng không quan sát, đi không đúng
làn đường, điều khiển phương tiện trong tình trạng say bia rượu và sử dụng
các chất kích thích…
Riêng 6 tháng đầu năm 2015 trong số 13,000 lượt cấp cứu tại bệnh viện
Việt Đức thì có tới 7,000 trường hợp tai nạn giao thông. Trong đó có 5% cấp
cứu tai nạn giao thông có sử dụng rượu, bia; 10 đến 15% điều trị chấn thương
sọ não do không đội muc bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng [10].
1.2.3.4. Điều kiện khách quan
- Thời tiết xấu, sụt lở đất, lũ lụt…
- Do thời tiết diễn biến xấu: Mưa bão, động đất, sóng thần, lở đất…
- Quản lý Nhà nước về giao thông: Chưa nghiêm khắc xử phạt những
trường hợp vi thạm luật giao thông, các biển báo đôi khi bị che khuất…
1.3. ĐẶC ĐIỂM THƯƠNG TÍCH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.3.1. Đặc điểm thương tích do tai nạn giao thông đường bộ
Chấn thương do TNGT là nguyên nhân hàng đầu trong tất cả các
trường hợp nhập viện. Những trường hợp không tuân thủ điều trị, bỏ về, trốn
viện, không điều trị sẽ bị tàn phế.
Tàn phế vĩnh viễn là một hậu quả nghiêm trọng của các chấn thương
không gây tử vong. Số người bị tàn phế vĩnh viễn do tai nạn giao thông được
cho là bằng số người bị tử vong; trong đó các tổn thương ở não và vùng thần
kinh tủy sống gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho bản thân người bị
chấn thương, gia đình và xã hội.
Kết quả cho thấy 3 vị trí dễ bị tổn thương nhất do Tai nạn giao thông
đường bộ ở tất cả các nhóm tuổi là đầu/ mặt, chi dưới, chi dưới. Chấn thương
ở các phần này chiếm hơn một nửa (59.8%). Hơn 1/4 (26.2%) các nạn nhân bị
7
thương ở mặt và đầu. Chấn thương sọ não và tủy sống chiếm 6.2% tổng số
các vụ [7].
Theo thống kê của Ủy Ban An toàn giao thông Quốc Gia, năm 2013 cả
nước xảy ra 29,385 vụ tai nạn giao thông, chết 9,369 người, bị thương 29,500
người. Theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, trong năm 2013 ở Việt Nam có
tổng số 29,385 trường hợp chấn thương sọ não do tai nạn giao thông đường
bộ. Gần 50% trẻ em bị chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm [11].
Tổng hợp báo cáo từ 48 bệnh viện thực hiện Quyết định 1356/QĐ-BYT
ngày 18/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc báo cáo tình hình tai nạn giao
thông nhập viện năm 2013 cho thấy tỉ lệ tai nạn giao thông đến cấp cứu tại
bệnh viện chiếm 31,12% trong tổng số tai nạn giao thông. Trong số các
trường hợp tai nạn giao thông tới cấp cứu có 29,8% nạn nhân bị chấn thương
sọ não (tăng 4.5% so với năm 2012) và 75,2% trường hợp chấn thương sọ não
là nam giới.
Nghiên cứu của Viện Chiến lược Chính sách y tế và Bệnh viện Việt
Đức ở các bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn xe máy cho thấy chấn
thương càng nặng thì thời gian điều trị tại cơ sở y tế và ở nhà càng dài. 60%
bệnh nhân chấn thương sọ não nặng không thể đi làm hay thực hiện được các
công việc hàng ngày. Bình quân số năm sống mất đi do tàn tật một năm sau
chấn thương là 5,5 tháng; 3 tháng và 1,8 tháng lần lượt cho một trường hợp
CTSN nặng, trung bình và nhẹ [1].
Chấn thương vùng đầu, cổ là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong,
thương tích trầm trọng và tàn tật gây ra do tai nạn giao thông đường bộ trong
số những người điều khiển xe môtô và xe đạp. Tại các quốc gia châu Âu, chấn
thương vùng đầu chiếm khoảng 75% các ca tử vong trong số nạn nhân là
người điều khiển xe mô tô hai bánh, và ở một số các nước thu nhập thấp và
trung bình chấn thương vùng đầu chiếm khoảng 88% trong số các ca tử vong.
8
1.3.2. Các nguyên nhân và yếu tố có liên quan đến tỷ lệ mắc và tử vong do
tai nạn giao thông đường bộ:
Theo số liệu thống kê mới của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, có
tới 50% số người tham gia giao thông không dùng đèn báo khi chuyển hướng,
85% không dùng còi đúng quy định, 70% không dùng phanh tay, 90% không sử
dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần và 72% không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên
mô tô trên những tuyến đường bắt buộc. Ngoài ra, tình trạng vượt đèn đỏ, uống
rượu bia say, chở quá tải, quá tốc độ trong thời gian qua vẫn luôn ở mức báo
động và rất khó kiểm soát.
Biểu đồ 1.1: Phân tích lỗi các vụ TNGT đường bộ 6 tháng đầu/2015 [21].
1.4. TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT
NAM
1.4.1. Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới
Theo ước tính có khoảng 35,000 người bị thương tích mỗi năm trong
tai nạn xe cộ liên quan đến tài xế không tập trung lái xe, thông thường bao
gồm: Ăn uống, Sử dụng điện thoại di động hoặc điện thoại thông minh, nhắn
tin, chải tóc, đọc, sử dụng hệ thống định vị, điều chỉnh radio, máy nghe CD
hoặc máy nghe MP3, nói chuyện với hành khách.
9
Việc đội mũ bảo hiểm đã chính thức trở thành bắt buộc đối với người
dân Việt Nam từ tháng 12/ 2007. Tuy nhiên, phần lớn thanh thiếu niên đều
thừa nhận rằng họ thỉnh thoảng có đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm, tỷ lệ
này ở nam là 87,8%, ở nữ là 81.0%. Thống kê các trường hợp TNGT cấp cứu
đến bệnh viện năm 2010 cho thấy tỉ lệ không đội mũ bảo hiểm trong nhóm bị
chấn thương sọ não chiếm 12%, tỉ lệ đội mũ bảo hiểm không cài quai trên số
TNGT là 2.3%.
Theo WHO, ở các nước có thu nhập cao, 20% số trường hợp tử vong do
tai nạn giao thông đường bộ có liên quan đến sử dụng rượu, bia trước khi lái xe
hoặc có nồng độ cồn trong máu vượt quá ngưỡng quy định. Ở các nước có thu
nhập thấp và trung bình 33-69% lái xe tử vong và 8-29% lái xe bị các chấn
thương không tử vong có sử dụng chất cồn trước khi xảy ra va chạm [21].
Hội chữ thập đỏ Quốc tế và Hội lưỡi liềm đỏ đã nhấn mạnh rằng, tai
nạn giao thông là một hiểm họa ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hàng năm
số vụ tai nạn giao thông tăng 10%. Số nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông
đường bộ có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực và giữa các quốc gia trong
cùng khu vực. Nhìn chung, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ
thường cao hơn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình so với các nước ở
các nước có thu nhập cao, chiếm gần 90% tổng số các nạn nhân tử vong bởi
tai nạn giao thông đường bộ; trong khi những nước này chỉ sở hữu chưa tới
50% tổng số PTGT trên thế giới [5].
Theo phân tích của WHO trong giai đoạn từ 2008 cho tới 2030, số nạn
nhân tử vong tai nạn giao thồng đường bộ sẽ tăng lên 52%, tuy nhiên không
phải tất cả các khu vực sẽ chịu ảnh hưởng như nhau. Châu Âu là khu vực duy
nhất được cho là sẽ giảm tỷ lệ tử vong do giao thông, châu Phi là khu vực sẽ
chịu ảnh hưởng lớn nhất với con số tử vong tăng hơn gấp đôi (từ 247,000 lên
562,000), khu vực Địa Trung Hải và Đông Nam Á là hai khu vực cũng tăng
lên về tử vong do giao thông lần lượt với con số 71% và 68% [25].
10