Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Câu 6 tr 178 đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.15 KB, 5 trang )

Câu 6 (Tr 178): Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư
bản độc quyền
Theo Lênin bản chất sâu sắc nhất của chủ nghĩa đế quốc là sự
thống trị của tư bản độc quyền. Bản chất đó biểu hiện thông qua 5
đặc trưng kinh tế cơ bản như sau:
1.

Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền.

Sự hình thành và phát triển của các tổ chức độc quyền là dấu
hiệu căn bản nhất của sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản tự do
cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền. Sự chuyển biến đó
diễn ra dưới sự tác động của tập trung sản xuất. Sự chuyển biến đó
diễn ra dưới sự tác động của tập trung sản xuất thể hiện trên các
phương diện:
Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản độc quyền được hình thành trên cơ sở
tập trung sản xuất cao độ trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Sự phát triển tập trung đến mức độ nhất định sẽ dẫn đến độc
quyền do một mặt, số lượng các xí nghiệp khổng lồ không nhiều đã
tạo ra khả năng dễ dàng thỏa thuận với nhau, mặt khác chính quy
mô to lớn của các xí nghiệp đã làm cho cạnh tranh ngày càng khó
khăn và nảy sinh khuynh hướng đi đến độc quyền.
Thứ hai, tập trung sản xuất đã tác động tới sự hình thành các
hình thức tổ chức độc quyền nhất định trong nền kinh tế. Sự xuất
hiện của độc quyền tư bản được thực hiện bằng cách liên kết giữa
các xí nghiệp tư bản lớn cùng ngành dưới nhiều hình thức khác
nhau như các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt.
Thứ ba, tương ứng với từng mức độ phát triển của tập trung sản
xuất là giai đoạn hình thành và phát triển của độc quyền tư bản. Sự
hình thành và phát triển của độc quyền tư bản là một quá trình lịch
sử. Từ chỗ xuất hiện với tư cách là những hiện tượng cá biệt, độc


quyền đã dần trở thành hiện tượng ngày càng phổ biến và vững
chắc có sức mạnh kinh tế ngày càng lớn trong nền kinh tế quốc
dân.
Như vậy tổ chức độc quyền là lực lượng kinh tế mới trong nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa là sự liên minh thỏa hiệp giữa những nhà
tư bản lớn. Nhờ đó khống chế được các hoạt động kinh tế chủ yếu
của xã hội nhằm thực hiện lợi ích kinh tế của chúng.
Những đặc điểm đặc thù của tổ chức độc quyền so với các tổ
chức kinh tế khác bao gồm:


Một là, các tổ chức độc quyền là lực lượng chiếm ưu thế trong
nền kinh tế Những tổ chức độc quyền theo kiểu liên kết ngang
thường nắm đến 70% tổng sản lượng của một ngành công nghiệp là
nhờ những xí nghiệp của các tơ rớt có quy mô to lớn và trang bị kỹ
thuật tốt là những lợi thế đáng kể của các tơrớt trước những xí
nghiệp cạnh tranh với mình.
Hai là, áp đặt địa vị độc quyền của mình đối với các hoạt động
trong nền kinh tế. Các tổ chức độc quyền đã sử dụng nhiều thủ
đoạn khác nhau như tước đoạt nguồn nguyên vật liệu, độc chiếm
nguồn nhân công, khống chế các phương tiện vận chuyển tới nơi
tiêu thụ, ký hợp đồng với người mua, quy định người mua chỉ giao
dịch với những các-ten thôi, đánh sụt giá một cách có hệ thống.
2.

Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.

Sự phát triển của công nghiệp và thương mại theo hướng tập
trung với quy mô lớn đòi hỏi sự phục vụ tương ứng với các dịch vụ
ngân hàng từ đó đã thúc đẩy sự phát triển tất yếu của lĩnh vực ngân

hàng theo hướng tập trung hóa.
Sự hình thành các ngân hàng lớn đã diễn ra cùng với sự thôn tính
của các ngân hàng nhỏ, làm cho một loạt ngân hàng nhỏ biến
thành những chi nhánh thật sự của những ngân hàng lớn.
Như vậy sự tập trung trong lĩnh vực ngân hàng có vai trò tiếp tục
thúc đẩy quá trình xã hội hóa và tăng cường sức mạnh chi phối của
ngân hàng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.
Từ sự tập trung với quy mô ngày càng lớn trong lĩnh vực tín dụng
tư bản độc quyền ngân hàng đã trở thành sức mạnh cưỡng chế các
hoạt động công nghiệp.
Để thực hiện sự chi phối của mình đối với công nghiệp tư bản độc
quyền, ngân hàng đã sử dụng những biện pháp khác nhau, sự liên
hợp về người giữa các ngân hàng với những doanh nghiệp công
thương nghiệp lớn nhất.
Việc chuyên môn hóa những người lãnh đạo các ngân hàng lớn
cũng được phát triển trên một mức độ nhất định.
Kết quả của quá trình trên là có sự hợp nhất ngày càng chặt chẽ
giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, thể hiện sự hòa vào
nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Và mặt khác là
có sự phát triển của các ngân hàng hình thành những cơ quan thật
sự có tính chất vạn năng. Sự phát triển của độc quyền tư bản đã


chứng tỏ chủ nghĩa tư bản mới là một bước quá độ sang một cái gì
đó độc quyền, đã thực sự trở thành thống trị trong nền kinh tế.
Những phương thức mà tư bản tài chính đã sử dụng để thực hiện
sự thống trị của mình:
Thứ nhất, chế độ tham dự là phương thức quan trọng nhất để tư
bản tài chính thực hiện sự thống trị của mình. Nội dung chế độ tham
dự là người lãnh đạo đứng ra kiểm soát công ty gốc, công ty gốc lại

chi phối các công ty phụ thuộc vào nó nó gọi là các công ty con , các
công ty con lại chi phối các công ty cháu...
Thứ hai, sức mạnh của tư bản tài chính còn tăng thêm nhờ phát
hành những cổ phiếu có mệnh giá nhỏ. Theo đó, pháp luật cho phép
phát hành những cổ phiếu nhỏ, nhờ đó tư bản tài chính chỉ cần có
40% hay thậm chí thấp hơn số cổ phiếu cũng đủ để chi phối công
việc của một công ty cổ phần.
Thứ ba, tư bản tài chính còn tham gia tích cực vào kinh doanh
chứng khoán. Tư bản tài chính chiếm địa vị độc quyền đã thu được
những món lời rất lớn và ngày càng tăng lên trong việc sáng lập các
công ty phát hành các chứng khoán, công trái quốc gia.
Thứ tư, một hoạt động đặc biệt có lợi cho tư bản tài chính là đầu
cơ những đất đai xung quanh các thành phố lớn đang phát triển
nhanh.
Thứ năm, từ sự thống trị về kinh tế tư bản tài chính đã trở thành
thống trị trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Những đặc tính của chủ nghĩa tư bản như sự tách rời quyền sở
hữu tư bản khỏi việc đầu tư tư bản vào sản xuất, sự tách rời tư bản
tiền tệ khỏi tư bản công nghiệp, sự tách rời người thực lợi khi chỉ
sống nhờ vào số thu nhập do tư bản tiền tệ mang lại khỏi nhà kinh
doanh và hết thảy những người trực tiếp tham dự việc sử dụng tư
bản biểu hiện ngày càng rõ trong chủ nghĩa tư bản độc quyền.
3.

Xuất khẩu tư bản.

Sự thống trị của tư bản độc quyền dưới hình thức tư bản tài chính
là nguyên nhân chủ yếu làm cho xuất khẩu tư bản trở thành phổ
biến, điển hình trong chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Xuất khẩu tư bản tác động tới nền kinh tế của cả các quốc gia

xuất khẩu và nhập khẩu tư bản nhưng thông qua đó quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa và đặc biệt là hình thái đặc trưng của nó là tư


bản tài chính ngày càng mở rộng được sự thống trị của mình ra thế
giới.
Các nước xuất khẩu tư bản hầu như bao giờ cũng có khả năng
thu được một số lợi nhuận nào đó và tính chất của những khoản lợi
này làm sáng tỏ đặc trưng của thời đại tư bản tài chính và độc
quyền.
Sự vận động của xuất khẩu tư bản không những thể hiện mối
quan hệ giữa các tổ chức độc quyền của từng quốc gia với nhau mà
còn thể hiện quan hệ giữa các tổ chức độc quyền thuộc các quốc
gia khác nhau.
4.

Sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc
quyền.

Thực tế cho thấy các liên minh độc quyền của bọn tư bản như
các-ten, Xanh-đi-ca, tơ-rớt chia nhau trước hết thị trường trong nước
bằng cách chiếm lấy ít nhiều nền sản xuất trong nước họ.
Dưới tác động của sản xuất tư bản, sự tập trung sản xuất trên
phạm vi quốc tế diễn ra trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Từ đó
dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế trong từng
ngành thông qua thỏa thuận giữa các tổ chức độc quyền thuộc các
quốc gia khác nhau.
Tuy nhiên sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc
quyền các nước được thực hiện trên cơ sở so sánh sức mạnh kinh tế
của từng chủ thể. Do vậy không thể ổn định lâu dài.

Giữa các liên minh chính trị giữa các nước những mối quan hệ
nhất định cũng được xác lập trên cơ sở phân chia thế giới về lãnh
thổ, tranh giành thuộc địa, tranh giành lãnh thổ kinh tế.
5.

Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc.

Bước vào thế kỷ 20 việc phân chia thế giới đã kết thúc. Lần đầu
tiên thế giới đã hoàn toàn bị phân chia, khiến cho trong tương lai
chỉ có thể nói đến việc chia lại mà thôi.
Sau thời kỳ chiếm ưu thế của chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do
những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu tăng lên rất mạnh do nhu
cầu xuất khẩu tư bản và cuộc đấu tranh để phân chia lãnh thổ trên
thế giới trở nên vô cùng gay gắt.
Trong quá trình phát triển, các quốc gia tư bản mới nổi lên buộc
phải cạnh tranh với các nước tư bản già trên thị trường thế giới. Các


quốc gia mới nổi lên phải thành lập cho mình các tổ chức độc
quyền. Nhờ đó đã đạt được những tiến bộ hết sức nhanh chóng.
Đối tượng phân chia lại không những bao gồm các thuộc địa của
những đại cường quốc mà cả những thuộc địa nhỏ của những nước
nhỏ.
Ngoài ra, đối tượng của phân chia lại còn bao gồm cả những nước
nửa thuộc địa với tư cách là những hình thức quá độ.
Một trong những nguyên nhân làm cho sự phân chia lại trở thành
tất yếu là sự thống trị của các liên minh độc quyền của bọn kinh
doanh lớn nhất.
Kết quả của chính sách thực dân trong thời đại Chủ nghĩa đế
quốc là kết quả đấu tranh của các cường quốc lớn để phân chia thế

giới về mặt kinh tế và chính trị biểu hiện ra dưới hàng loạt hình thức
lệ thuộc có tính chất quá độ của các nước như những nước chiếm
thuộc địa những thuộc địa và hình thức phụ thuộc khác.
Điểm tiêu biểu của Chủ nghĩa đế quốc chính là ở chỗ nó có xu
hướng thôn tính không những các vùng nông nghiệp mà thậm chí
cả những vùng có nhiều khu công nghiệp nhất.
Như vậy, độc quyền thay thế cạnh tranh tự do. Đó là đặc trưng
kinh tế cơ bản, là thực chất của chủ nghĩa đế quốc.



×