Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Thực trạng tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan của cán bộnhân viên trường đại học y hà nội năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.67 KB, 81 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, các nhà khoa học Việt Nam đã tập
trung nghiên cứu các rối loạn liên quan đến hội chứng chuyển hóa như thừa
cân, béo phì, tăng glucose máu, rối loạn lipid máu ở cả cộng đồng và bệnh
viện [1], [2], [3]. Bên cạnh đó, thực trạng tăng acid uric máu ở Việt Nam đã
bắt đầu thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong vài năm gần
đây [4].
Các nghiên cứu về tăng acid uric máu hơn nửa thế kỷ qua cho thấy
nồng độ acid uric máu đã tăng lên nhanh chóng. Nghiên cứu thuần tập theo
dõi dữ liệu Y khoa trong 52 năm ở Mỹ chỉ ra rằng nếu như giai đoạn 1954 1958 nồng độ acid uric máu trung bình là 5 mg/dl ở nam và 3,9 mg/dl ở nữ thì
đến giai đoạn 1972-1976, nồng độ trung bình này đã tăng lên 5,7 mg/dl ở nam
và 4,7 mg/dl ở nữ [5]. Tác giả Doãn Thị Tường Vi nghiên cứu tỉ lệ tăng acid
uric máu ở cán bộ viên chức Hà Nội và các tỉnh lân cận đến khám sức khỏe
tại bệnh viện 19/8 cho thấy tỉ lệ mắc chung là 4,9% trong đó nhóm nam giới
30 - 60 tuổi có tỉ lệ tăng acid uric máu là 6,2%, nữ là 2,5% [6]. Nghiên cứu
của Lê Văn Đoàn trên đối tượng cán bộ quân đội tuổi trung niên tại quân khu
9 cho thấy tỉ lệ tăng acid uric máu trong nhóm này là 26,2%, tỉ lệ mắc có xu
hướng tăng theo tuổi. Các yếu tố liên quan được xác định trong nghiên cứu
này là tuổi, chế độ ăn giàu đạm, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thừa cân,
béo phì [3]. Như vậy, đây là một trong những vấn đề mới nổi, có tính chất
thời sự, có mối liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi chế độ ăn, lối sống và các
rối loạn chuyển hóa khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lĩnh vực này hiện nay
vẫn còn khá khiêm tốn. Những người tăng acid uric máu có nguy cơ bị tăng
huyết áp, cholesterol, triglycerid huyết thanh cao hơn so với những người


2
bình thường. Các nghiên cũng đã phát hiện rất nhiều bệnh nhân mắc hội
chứng chuyển hóa mà trong đó tăng acid uric máu là một phần quan trọng của


bệnh cảnh rối loạn chuyển hóa hỗn hợp khá phức tạp. Trên cơ sở đó, nhiều
biện pháp dự phòng được đề xuất áp dụng và đã được chứng minh có hiệu
quả rất tốt.
Ở Việt Nam cho đến nay, một số tác giả đã có công trình nghiên cứu về
cơ chế bệnh sinh và điều trị nhưng rất ít công trình nghiên cứu toàn diện về
các yếu tố nguy cơ gây tăng acid uric máu. Với mong muốn tìm hiểu các yếu
tố nguy cơ gây bệnh nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của nhóm cán bộ
viên chức đồng thời đề xuất các biện pháp dự phòng sự xuất hiện cũng như
góp phần nâng cao hiệu quả điều trị một số bệnh liên quan tới tăng acid uric
máu, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “Thực trạng tăng acid uric
máu và một số yếu tố liên quan của cán bộ nhân viên trường đại học Y
Hà Nội năm 2014” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Xác định tỉ lệ tăng acid uric máu của cán bộ nhân viên trường đại

học Y Hà Nội năm 2014.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới tăng acid uric máu của cán bộ

nhân viên trường đại học Y Hà Nội năm 2014.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Acid uric và sự chuyển hóa
1.1.1. Chuyển hóa acid uric
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của nucleotid có nhân
purin. Sản phẩm này được hình thành từ 3 nguồn: nguồn thoái giáng các
nucleotid từ thức ăn, thoái giáng các nucleoprotein do quá trình hủy tế bào
trong cơ thể hoặc tạo ra từ sự tổng hợp nội sinh các nucleoprotein. Việc tổng

hợp và chuyển hóa purin xảy ra ở mọi tổ chức nhưng sự tổng hợp acid uric chỉ
diễn ra ở các tổ chức có chứa enzym xanthin oxydase (nghĩa là thực hiện chủ
yếu ở gan và ruột non). Bình thường lượng acid uric được tạo ra hàng ngày từ
tổng hợp nội sinh khoảng 350 mg và từ purin của thức ăn khoảng 300 mg.
Lượng acid uric đào thải ra khỏi cơ thể hàng ngày cũng tương đương, khoảng
650 mg, chủ yếu qua thận (80%) và một phần thải qua đường tiêu hóa.
Như vậy, lượng acid uric trong cơ thể được xác định bởi sự cân bằng
giữa tổng hợp và đào thải. Bình thường quá trình này ở trạng thái cân bằng.
Tổng lượng acid uric trong cơ thể có khoảng 1000mg và được phản ánh qua
lượng acid uric trong máu. Ở pH là 7,4 trong huyết tương, acid uric tồn tại
chủ yếu dưới dạng monosodium urat. Nồng độ acid uric máu trung bình ở
nam giới là 50 ± 29mg/l (hay 180-420 µmol/l) và ở nữ là 40 ± 20mg/l (hay
150-360 µmol/l) [7]. Khi nồng độ acid uric máu vượt qua giới hạn này được
gọi là tăng acid uric máu. Ngưỡng xác định tăng acid uric máu được dựa trên
các yếu tố vật lý, hóa học, sự hòa tan của sodium urat ở 370C với pH khoảng
7,4 trong huyết tương. Khi nồng độ acid uric tăng cao thì huyết tương bị bão
hòa và trong vài điều kiện vật lý, sự lắng đọng của sodium urat ở cơ quan


4
đích trong cơ thể có thể xảy ra.
1.1.2. Tăng acid uric
Tăng acid uric có 2 loại nguyên phát và thứ phát được phân biệt
theo cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán [8].
1.1.2.1. Tăng acid uric máu nguyên phát
- Yếu tố thức ăn: bệnh khởi phát thường do ăn và uống quá nhiều bia,
rượu. Các nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên quan giữa trọng lượng cơ
thể và nồng độ acid uric máu. Bia chứa nhiều purin có nguy cơ cao
nhất. Ethanol tăng sản xuất acid uric do đẩy nhanh chu trình adenosine
triphosphate. Ăn nhiều hải sản làm tăng 50% nguy cơ tăng acid uric

máu, ăn nhiều thịt tăng 40% nguy cơ tăng acid uric máu.
1.1.2.2. Tăng acid uric thứ phát
- Do suy thận mạn tính
- Thuốc lợi tiểu
- Các nguyên nhân khác: Bệnh máu, bệnh vảy nến diện rộng, suy cận
giáp, suy giáp, chấn thương, phẫu thuật, chảy máu, nhiễm khuẩn,
carcinoma.
1.1.2.3. Tăng acid uric do bất thường về enzym
- Bệnh não tăng acid uric Lesch Nyhan
- Thiếu hụt một phần men HGPRT
- Tăng hoạt tính của enzym PRPP (phosphoribosyl- pyrophosphate
synthetase)
1.2. Các nghiên cứu dịch tễ học về tăng acid uric máu
1.2.1. Nghiên cứu về tăng acid uric máu trên thế giới
Trên thế giới tăng acid uric máu hiện nay là một vấn đề thời sự trong
bối cảnh đại dịch các bệnh mạn tính không lây nhiễm ở cả các nước phát triển


5
và đang phát triển [9]. Trong hơn một thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu về tăng
acid uric máu với các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã cung cấp một số phát hiện
mới về đặc điểm dịch tễ học, quá trình chuyển hóa urat tại thận, quá trình
viêm, miễn dịch, yếu tố gen, yếu tố ăn uống, vai trò của acid uric máu trong
các bệnh lý mạn tính không lây khác nhau [10], [11], [12]. Tại Hoa Kì, nghiên
cứu thuần tập theo dõi dữ liệu Y khoa trong 50 năm chỉ ra rằng nếu như giai
đoạn 1954 - 1958 nồng độ acid uric máu trung bình là 5 mg/dl ở nam và
3,9mg/dl ở nữ thì đến giai đoạn 1972-1976, nồng độ trung bình đã tăng lên
5,7mg/dl ở nam và 4,7mg/dl ở nữ [5]. New Zealand là một trong những nước
có tỉ lệ mắc cao đặc biệt là trong cộng đồng người thổ dân Maori, tỉ lệ mắc ở
người trên 65 tuổi của tộc người này chiếm tới trên 25% [13]. Nghiên cứu

Zhu cho biết nồng độ acid uric máu trung bình ở nam giới là 6,14 mg/dl và ở
nữ giới là 4,87 mg/dl, tỉ lệ tăng acid uric máu khoảng 20% dân số. Tương ứng
với tỉ lệ tăng acid uric máu, tỉ lệ mắc Gout ở Hoa Kì cũng chiếm tỉ lệ khá cao
3,9% (trong đó nam giới chiếm 5,9%, nữ giới chiếm 2%) [14].
Nghiên cứu về tăng acid uric máu của Robinson tại Úc chỉ ra rằng tăng
acid uric máu cũng chiếm tỉ lệ cao so với một số nước trong khu vực có cùng
điều kiện kinh tế. Tỉ lệ tăng acid uric máu đã tăng nhanh từ năm 1959 so với
năm 1980 (17% ở nam giới độ tuổi 30-40) ở quần thể dân cư gốc Úc. Tương
ứng, tỉ lệ mắc cũng tăng từ 0% năm 1965 đến 9,7% ở nam và 2% ở nữ năm
2002. Tỉ lệ mắc ở người cao tuổi của Úc đứng hàng thứ 2 sau New Zealand là
nước có báo cáo tỉ lệ mắc cao nhất thế giới [15].
Thực trạng tăng acid uric máu không chỉ tồn tại ở các quốc gia đã phát
triển từ lâu đời mà còn lan rộng ở các quốc gia đang phát triển ở châu Âu
cũng như châu Á. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả Sari cho thấy rằng tỉ lệ tăng acid
uric máu trong cộng đồng dân cư khu vực thành thị là 12,1% và tỉ lệ mắc có


6
liên quan đến các bệnh lý tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường và hội
chứng chuyển hóa [16]. Nhiều nghiên cứu về tăng acid uric máu ở Trung
Quốc cho thấy tỉ lệ này thay đổi tùy theo điều kiện địa dư, khí hậu và điều
kiện kinh tế. Tác giả Miao thực hiện trên 5003 đối tượng tuổi trưởng thành tại
5 vùng ven biển của tỉnh Sơn Đông Trung Quốc cho thấy tỉ lệ tăng acid uric là
13,19% trong đó tỉ lệ mắc ở nam giới là 18,3%, nữ giới là 8,56%. Tăng acic
uric phổ biến hơn ở nam giới trên 30 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi, tỉ lệ mắc ở
khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn (14,9 và 10,1%) [17]. Liu
tiến hành phân tích hệ thống các nghiên cứu về dịch tễ học tăng acid uric máu
tại Trung Quốc cho thấy tỉ lệ tăng acid uric máu ở nam giới là 21,6% và ở nữ
giới là 8,6%. Nguy cơ mắc bệnh bắt đầu ở tuổi 30 đối với nam và 50 đối với
nữ. Do đó, cần có những can thiệp để thay đổi các yếu tố nguy cơ trước lứa

tuổi này [18].
Tác giả Chuang nghiên cứu xu hướng về tăng acid uric máu ở người
trưởng thành Đài Loan trong 2 giai đoạn 1993-1996 và 2005-2008 lại cho
thấy một xu hướng hơi khác biệt về tỉ lệ tăng acid uric máu. Nếu như giai
đoạn 1993-1996, nồng độ acid uric trung bình là 6,77mg/dl ở nam và
5,33mg/dl ở nữ thì giá trị này đã giảm xuống còn 6,59mg/dl ở nam và
4,97mg/dl ở nữ sau 12 năm. Tương ứng tỉ lệ tăng acid uric cũng giảm từ
25,3% xuống còn 22% ở nam và từ 16,7% xuống còn 9,7% ở nữ. Điều này
được giải thích do sự thay đổi chế độ ăn giảm tiêu thụ nội tạng, măng và sử
dụng nước ngọt [19]. Nghiên cứu về tình trạng tăng acid uric máu ở các nước
đang phát triển, tác giả Conen cho biết tỉ lệ tăng acid uric của người gốc Phi ở
Seychelles cũng chiếm tỉ lệ khá cao: 35,2% ở nam và 8,7% ở nữ 25-64 tuổi
[20]. Các tác giả nghiên cứu về tăng acid uric máu ở các nước đang phát triển
khu vực Đông Nam Á cũng cho kết quả tương tự. Tỉ lệ tăng acid uric đang có


7
chiều hướng gia tăng nhanh chóng cùng với sự gia tăng các bệnh mạn tính
không lây nhiễm và sự thay đổi trong lối sống và chế độ ăn.
Tỉ lệ tăng cao acid uric máu trong vài thập niên gần đây ở nước ta cũng
như nhiều nước phát triển trên thế giới đang là một vấn đề sức khỏe cộng
đồng đáng quan tâm. Theo một số khảo sát ở Anh và Đức (2000-2005), tỉ lệ
tăng acid uric máu chiếm khoảng 1,4% dân số, tần số mắc bệnh gia tăng theo
tuổi với tỉ lệ 2,4% ở nam và 1,6% ở nữ tuổi từ 65 đến 74 [21]. Hơn 90% mắc
nguyên phát là nam giới. Tác giả Winnard cho thấy cộng đồng người Maori ở
New Zealand có tỉ lệ cao nhất thế giới hơn 1/4 người cao tuổi mắc [22]. Tỉ lệ mắc
tại Mỹ chiếm khoảng 4% dân số trưởng thành và có xu hướng tăng nhanh trong
hai thập kỷ qua. Nghiên cứu của Yu tại Trung Quốc cho thấy tỉ lệ tăng acid
uric là 15,09% thì tỉ lệ mắc gout ở cộng đồng này là 1,08% [23]. Đánh giá
mối liên quan giữa nồng độ acid uric máu và nguy cơ bùng phát cơn gout cấp,

một nghiên cứu tại Mỹ cho biết nguy cơ bị tăng 2,1 lần ở nhóm có nồng độ
acid uric từ 6-8,99mg/dl so với nhóm <6mg/dl. Nguy cơ này tăng lên 3,4 lần
khi nồng độ acid uric trên 9mg/dl [24].
1.2.2. Nghiên cứu về tăng acid uric máu ở Việt Nam
Thực trạng tăng acid uric máu ở Việt Nam trong những năm gần đây đã
bắt đầu thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Điều này cho thấy
rằng đây cũng là một vấn đề thời sự có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Điều tra
của Lê Thanh Vân năm 1999 trên 412 cán bộ quân đội tuổi trên 40 chỉ ra rằng
tỉ lệ tăng acid uric máu là 17,96%. Nhưng đến năm 2001, tỉ lệ này đã chiếm
22,4% [25]. Kết quả nghiên cứu của Châu Ngọc Hoa khi khảo sát nồng độ
acid uric máu ở 375 bệnh nhân tăng huyết áp và 361 người bình thường cho
thấy tần suất tăng acid uric là 18% ở người bình thường và 63% ở bệnh nhân
tăng huyết áp [26].


8
Tác giả Doãn Thị Tường Vi nghiên cứu tỉ lệ tăng acid uric máu ở cán
bộ viên chức Hà Nội và các tỉnh lân cận đến khám sức khỏe tại bệnh viện
19/8, kết quả cho thấy tỉ lệ mắc chung là 4,9% trong đó nhóm nam giới 30 -60
tuổi có tỉ lệ tăng acid uric máu là 6,2%, nữ là 2,5% [27]. Các yếu tố liên quan
đến tình trạng tăng acid uric máu trong nghiên cứu này đã được xác định là
tần suất tiêu thụ thực phẩm giàu đạm và rượu bia nhiều, cân nặng và BMI cao.
Những người tăng acid uric máu có nguy cơ bị tăng huyết áp, có cholesterol,
triglycerid máu cao hơn so với những người bình thường. Kết quả nghiên cứu về
tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân Gout có tăng acid uric máu tại 2 xã vùng
nông thôn Thái Bình cho thấy 48,6% số bệnh nhân bị thừa hoặc thiếu năng
lượng trường diễn nhưng chủ yếu là thừa cân (40,0%) [28].
Phan Văn Hợp nghiên cứu trên đối tượng người cao tuổi tại 2 xã thuộc
huyện Vụ Bản Nam Định năm 2011 cho biết rằng tỉ lệ tăng acid uric máu là
9,5%, trong đó nam giới chiếm 16,3%, nữ giới chiếm 5,5%. Tỉ lệ tăng acid

uric máu là 10,1% ở nhóm 60-90 tuổi; 9,7% ở 70-79 tuổi và 8,1% ở trên 80
tuổi. Như vậy, trong nghiên cứu này không thấy có sự khác biệt về tỉ lệ tăng
acid uric máu giữa các nhóm tuổi khác nhau [29].
Tác giả Bùi Đức Thắng theo dõi trên 151 đối tượng là người cao tuổi
được quản lý sức khỏe tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội cho thấy rằng tỉ lệ
tăng acid uric là 33,8% và có xu thế tăng dần theo tuổi, tỉ lệ mắc giữa 2 giới
không có sự khác biệt đáng kể [30].
Nghiên cứu của Lê Văn Đoàn trên các đối tượng các cán bộ quân đội
tuổi trung niên tại quân khu 9 cho thấy tỉ lệ tăng acid uric máu trong nhóm
này là 26,2%, tỉ lệ mắc cũng có xu hướng tăng theo tuổi. Các yếu tố liên quan
được xác định trong nghiên cứu này là tuổi, chế độ ăn giàu đạm, tăng huyết
áp, rối loạn lipid máu, thừa cân, béo phì [3].Như vậy, trong mấy năm gần đây,
nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu về tăng acid uric máu và mối liên quan


9
đến cơ cấu bệnh tật. Tuy nhiên, các dữ liệu điều tra trên cộng đồng và các
nghiên cứu can thiệp cho các đối tượng tăng acid uric máu còn rất khiêm tốn.
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm
(1978-1989), số bệnh nhân tăng acid uric máu chiếm 1,5% trong tổng số các
bệnh nhân mắc các bệnh cơ xương khớp điều trị nội trú tại khoa Cơ xương
khớp. Tỉ lệ này đã tăng lên tới 6,1% (1991-1995) và 10,6% (1996-2000) [4].
Bệnh nhân tăng acid uric máu đa số là nam giới (90-100%) và lứa tuổi mắc ở
khoảng xung quanh 50 tuổi. Nghiên cứu tại một số tỉnh miền Bắc vào năm
2000 do chương trình hướng cộng đồng kiểm soát các bệnh xương khớp của
Tổ chức Y tế thế giới và hội Thấp khớp học châu Á Thái Bình Dương tiến
hành cho thấy tỉ lệ tăng acid uric máu là 0,14% dân số [31].
1.2.3. Các yếu tố liên quan tới tăng acid uric máu
1.2.3.1. Chế độ ăn và hoạt động thể lực
Mối liên hệ giữa chế độ ăn với tăng acid uric máu đã được công nhận

từ nhiều thế kỷ nhưng bằng chứng về mối liên quan này mới được phân tích
và khẳng định chắc chắc qua các nghiên cứu trong thời gian gần đây [32],
[33], [34]. Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tăng hay
giảm acid uric máu. Nghiên cứu thuần tập về chế độ ăn uống theo dõi trên
47.150 nam giới không có tiền sử Gout trong khoảng thời gian 12 năm, thực
hiện đánh giá khẩu phần ăn bằng bảng câu hỏi tần suất bán định lượng, tác giả
Choi HK cho thấy nguy cơ mắc tăng 1,4 lần ở người ăn thịt nhiều, tăng 1,51
ở nhóm ăn hải sản nhiều. Tần suất sử dụng sữa thường xuyên làm giảm nguy
cơ mắc bệnh (RR=0,56). Mức độ tiêu thụ các loại rau giàu purin và tổng
lượng protein trong khẩu phần không liên quan đến tình trạng tăng nguy cơ
mắc bệnh [35].
Nghiên cứu của Villegas thực hiện trên 3978 nam giới 40-74 tuổi tại
Thượng Hải, Trung Quốc cũng cho kết quả nghiên cứu tương tự [36]. Tác giả


10
cho biết chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với tình trạng tăng acid uric
nhưng cần xem xét cụ thể đến nguồn gốc của purin trong thực phẩm. Tổng
lượng tiêu thụ protein không liên quan đến tăng acid uric máu nhưng có mối
tương quan thuận giữa số lượng protein động vật và nồng độ acid uric máu.
Tác giả cũng đã nhận thấy không có mối liên quan giữa tiêu thụ rau quả giàu
purin với tỉ lệ tăng acid uric máu và có mối tương quan nghịch giữa việc tiêu
thụ các sản phẩm từ đậu nành và tăng acid uric máu [36]. Kết quả nghiên cứu
này một lần nữa khẳng định hàm lượng đạm thực vật không liên quan đến
tình trạng tăng acid uric máu. Đây là một kết luận khá quan trọng giúp ích cho
quá trình tư vấn chế độ ăn cho đối tượng tăng acid uric máu. Đậu nành và các
sản phẩm chế biến là một trong những thức ăn truyền thống của châu Á có giá
trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, do đậu nành có hàm lượng protein cao nên
trước đây, nhiều chuyên gia y tế cho rằng sử dụng nhiều đậu nành sẽ làm tăng
acid uric và gia tăng nguy cơ mắc. Điều này dễ dẫn đến một tình trạng khẩu

phần ăn kiêng của các đối tượng tăng acid uric sẽ nghèo nàn, giá trị dinh
dưỡng thấp do bị hạn chế protein, giảm sử dụng cả protein nguồn gốc động
vật và thực vật.
Tác giả Williams chỉ ra rằng việc tăng sử dụng mỗi khẩu phần thịt/ngày
sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 1,45 lần nhưng việc sử dụng nhiều hoa quả
làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhóm đối tượng sử dụng trên 2 khẩu phần hoa
quả/ngày làm giảm 50% nguy cơ mắc bệnh so với nhóm sử dụng dưới 0,5
khẩu phần mỗi ngày [37].
Một số nghiên cứu tại Trung Quốc cũng cho biết có mối liên quan chặt
chẽ giữa chế độ ăn uống và tỉ lệ tăng acid uric máu. Tác giả Yu [23] cho biết
các yếu tố nguy cơ liên quan là tiền sử sử dụng rượu, bia, hải sản, nước luộc
thịt, trong khi đó yếu tố bảo vệ làm giảm nguy cơ tăng acid uric máu là sử
dụng chè xanh và tiêu thụ nhiều rau, trái cây. Tác giả Miao chỉ ra rằng tỉ lệ


11
tăng acic uric máu ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn
(14,9 và 10,1%). Kết quả này đánh giá sự phát triển kinh tế làm thay đổi chế
độ ăn theo hướng tăng tiêu thụ hàng ngày thịt và hải sản, lạm dụng rượu dẫn
đến tăng acid uric máu [17].
Tác giả Nguyễn Thị Lâm so sánh giá trị dinh dưỡng khẩu phần giữa
người bình thường, tăng acid uric máu và bệnh nhân gout cho thấy mức tiêu
thụ cá, hải sản ở nhóm đối tượng tăng acid uric máu cao hơn nhóm bình
thường một cách có ý nghĩa thống kê. Tổng lượng protid nguồn gốc động vật
ở nhóm tăng acid uric máu là 42,8g/ngày cao hơn một cách có ý nghĩa so với
nhóm bình thường. Nghiên cứu cũng không tìm thấy sự khác nhau về mức độ
tiêu thụ gạo, thịt, trứng, đậu đỗ, rau xanh, quả chín giữa các nhóm đối
tượng[38]. Bản thân rượu, bia không chứa nhân purin. Nhưng khi sử dụng
rượu, bia quá mức sẽ làm tăng dị hóa các nucleotid có nhân purin, tăng dị hóa
ATP thành AMP gây tăng sản xuất acid uric. Mặt khác, rượu, bia còn gây hạn

chế bài tiết acid uric qua nước tiểu. Do vậy, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy
những bằng chứng mạnh mẽ cho biết mức độ tiêu thụ rượu, bia có liên quan
chặt chẽ đến tình trạng tăng acid uric máu từ đó dẫn đến nguy cơ mắc . Tác
giả Choi HK cho biết nguy cơ mắc bệnh tỉ lệ thuận với mức độ sử dụng rượu,
bia. So với nhóm không uống rượu, nguy cơ mắc ở nam giới tăng 1,32 lần
khi uống ở mưc 10-<15g ethanol/ngày, nguy cơ này tăng lên đến 2,53 lần ở
nhóm sử dụng mức >=50g ethanol/ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng rượu vang
không làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tiêu thụ nước ngọt nhiều cũng là một
trong những yếu tố nguy cơ của bệnh [34]. Nghiên cứu của Williams cũng
cho biết nguy cơ mắc bệnh bắt đầu tăng dần ở nhóm uống từ 10g
ethanol/ngày, nguy cơ mắc bệnh tăng lên 93% ở nhóm sử dụng trên 15g
ethanol/ngày so với nhóm không sử dụng [37].


12
Vitamin C có vai trò quan trọng trong quá trình chống oxy hóa và loại
trừ các gốc tự do trong cơ thể. Vitamin C có vai trò ức chế tái cạnh tranh với
acid uric ở ống lượn gần, Viamin C làm tăng mức lọc cầu thận. Tác giả Gao
cho biết có mối liên quan khá chặt chẽ giữa khẩu phần vitamin C hàng ngày
với nguy cơ tăng acid uric máu. Nghiên cứu trên nhóm đối tượng tăng acid
uric máu đơn thuần không kèm theo tăng huyết áp và béo phì, tác giả cho thấy
có mối liên quan nghịch đảo giữa lượng vitamin C trong khẩu phần với nồng
độ acid uric máu [39]. Đánh giá về mức độ tiêu thụ cà phê với nguy cơ mắc ở
phụ nữ, tác giả Choi HK nghiên cứu trên 89.433 đối tượng đã nhận thấy có
mối quan hệ nghịch đảo giữa lượng cà phê tiêu thụ với tăng acid uric máu
[40]. Tác giả Wu cũng cho biết mức độ sử dụng rượu, bia, tiêu thụ hải sản,
thói quen sử dụng nước luộc thịt là những yếu tố nguy cơ tăng acid uric liên
quan ăn uống. Còn việc sử dụng nhiều rau quả tươi, uống nước chè là những
yếu tố bảo vệ làm giảm nguy cơ mắc bệnh [23]. Như vậy, với chế độ ăn có
nhiều chất xơ sẽ làm giảm nguy cơ tăng acid uric.

Hoạt động thể lực và thể dục chưa được nhiều tác giả công nhận là yếu
tố có liên quan đến tăng acid uric máu. Tuy nhiên, tác giả Williams nghiên
cứu trên 28.990 nam giới trong thời gian 7,74 năm cũng đã cho biết những
người chạy xa 8km/ngày hoặc thực hiện tập thể dục thường xuyên trong
phòng tập làm giảm nguy cơ mắc bệnh tương ứng là 50 và 65% [37]. Có thể
những đối tượng thường xuyên luyện tập thể thao sẽ giúp duy trì cân nặng
hợp lý, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
1.2.3.2. Liên quan đến đặc điểm tuổi, giới tính và chủng tộc
* Tuổi
Nhiều nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã cho thấy nồng độ acid
uric máu tăng dần theo tuổi [41], [42]. Và càng ngày tỉ lệ tăng acid uric máu


13
càng có xu hướng trẻ hóa. Người ta đã ghi nhận các trường hợp tăng acid uric
máu ở nhóm thiếu niên [41], [43]. Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ
acid uric máu và huyết áp ở thiếu niên Mỹ, tác giả Loeffler cho thấy nồng độ
acid uric máu trung bình là 5 mg/dl và có tới 34% số đối tượng có nồng độ
acid uric từ 5,5 mg/dl.
* Giới tính
Bình thường nồng độ acid uric máu ở nữ bao giờ cũng thấp hơn so với
nam giới cùng độ tuổi. Ngưỡng đánh giá mức độ tăng acid uric máu ở nữ là >
360 µmol/l trong khi ngưỡng này ở nam giới là 420 µmol/l. Tác giả Zhu cho
biết nồng độ acid uric trung bình trong quần thể dân số Mỹ là 6,14 mg/dl ở
nam và 4,87 mg/dl ở nữ [14].
Trước kia, người ta cho rằng tăng acid uric máu là độc quyền cho nam
giới với 97% số bệnh nhân gout là nam. Nhưng hiện tại, một số nghiên cứu
mở rộng đã cho thấy nếu như nguy cơ tăng acid uric bắt đầu xuất hiện ở nam
giới lứa tuổi 30 thh́ì nguy cơ này xuất hiện ở nữ lứa tuổi 50 (muộn hơn 20
năm), tương ứng với thời kỳ mãn kinh của phụ nữ [11]. Nếu như trước tuổi 65

tỉ lệ tăng acid uric của nam cao gấp 4 lần so với nữ thì sau tuổi 65 khoảng
cách này thu hẹp dần.
Tác giả Bùi Đức Thắng cho biết tỉ lệ tăng acid uric ở người cao tuổi
giữa 2 giới không có sự khác biệt đáng kể [30]. Nhưng tác giả Phan Văn Hợp
lại chỉ ra rằng tỉ lệ tăng acid uric máu ở nam giới cao gấp 3 lần so với nữ [29].
Nhiều bằng chứng cho thấy vai trò quan trọng của estrogen và liệu pháp
hormon thay thế đối với nguy cơ tăng acid uric máu ở phụ nữ [5], [44]. Các
nghiên cứu đã khẳng định estrogen có vai trò làm giảm nguy cơ tăng acid uric
máu và bênh gút ở nữ giới [5]. Nghiên cứu thuần tập trên 92.535 phụ nữ bình
thường trong thời gian 16 năm để đánh giá mối liên hệ giữa thời kỳ tiền mãn
kinh, mãn kinh và sử dụng liệu pháp hormon thay thế với nguy cơ tăng acid
uric máu , kết quả chỉ ra tỉ lệ mắc tăng từ 0,6/1000 người-năm ở phụ nữ dưới


14
45 lên đến 2,5 ở phụ nữ từ 75 tuổi trở lên, phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc
bệnh cao hơn so với phụ nữ tiền mãn kinh 1,26 lần. Những đối tượng sử dụng
hormon thay thế làm giảm nguy cơ tăng acid uric (RR=0,82). Đối tượng mãn
kinh sớm dưới 45 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 1,62 lần so với nhóm
mãn kinh ở lứa tuổi 50-54 tuổi [45].
* Chủng tộc
Một số nghiên cứu dịch tễ học chứng tỏ có sự khác biệt nồng độ acid
uric giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Nồng độ này đặc biệt cao trong quẩn
thể dân cư là thổ dân Maori ở New Zealand, người Úc bản địa hoặc người Mỹ
gốc Phi [17], [23]. Có thể yếu tố chủng tộc có liên quan đến một số gen quy
định quá trình chuyển hóa, thải trừ và tái hấp thu acid uric.
1.2.3.3. Mối liên quan giữa tăng acid uric máu và một số bệnh mạn tính
không lây nhiễm
* Tăng acid uric máu và tăng huyết áp
Xác định mối liên quan giữa tăng acid uric máu và tăng huyết áp đã

được rất nhiều tác giả thực hiện trong các nghiên cứu dịch tễ học ở người
trưởng thành. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi tăng acid
uric là nguyên nhân độc lập hay là một dấu hiệu chỉ điểm cho tình trạng tăng
huyết áp. Việc xác định vai trò của acid uric trong tăng huyết áp khá phức tạp
vì thực tế cả hai nguyên nhân này đều có liên quan đến chức năng thận và quá
trình trao đổi chất thông thường. Một số nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho
thấy khi điều trị giảm nồng độ acid uric thì huyết áp cũng hạ nên có thể thấy
mối quan hệ nhân quả trong tăng huyết áp. Nghiên cứu tại Thái Lan cho thấy
nồng độ acid uric máu có sự tương quan thuận khá chặt chẽ với giá trị huyết
áp tâm thu [46].


15
Khi phân tích trên 18 nghiên cứu thuần tập tương lai với cỡ mẫu là
55.607 đối tượng để xác định mối liên quan giữa tăng acid uric máu và tăng
huyết áp, Grayson cho thấy tăng acid uric làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp
lên 1,41 lần. Nguy cơ này xuất hiện cao hơn ở nhóm tuổi trẻ và giới nữ [47].
Kanbay cho biết điều trị tăng acid uric máu ở các đối tượng chưa biểu
hiện triệu chứng lâm sàng có lợi trong việc điều chỉnh huyết áp và chức năng
của thận [48]. Tác giả Keenan đã xác định tăng acid uric là một nguy cơ độc
lập với tăng huyết áp ở người da đen, phụ nữ và những đối tượng có nguy cơ
cao bị bệnh tim mạch. Nhưng tác giả cũng cho biết nguy cơ này không điển
hình trên nhóm đối tượng là người da trắng [49].
Nghiên cứu trên 2145 đối tượng tăng huyết áp từ 19 bệnh viện ở Đài
Loan để đánh giá tỉ lệ tăng acid uric máu và xác định xem đây có phải là yếu
tố nguy cơ độc lập với tăng huyết áp hay không, tác giả Lin chỉ ra rằng tăng
acid uric gặp ở 35% nam, 43% nữ mắc tăng huyết áp. Tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ
trung bình trong quần thể tại cùng thời điểm từ 1,5-1,7 lần. Nồng độ acid uric
máu, tỉ lệ mắc và tỉ lệ tăng acid uric máu gặp cao nhất ở lứa tuổi 20-39 tuổi.
Như vậy, bằng chứng về mối liên quan giữa tăng huyết áp và tăng acid uric

máu thể hiện mạnh mẽ hơn ở nhóm tuổi trẻ [50].
Nhiều tác giả trong nước cũng đã đi sâu tìm hiểu mối liên quan giữa
tăng acid uric máu và tăng huyết áp. Tác giả Châu Ngọc Hoa cho biết tỉ lệ
tăng acid uric máu ở người tăng huyết áp cao hơn rất nhiều so với nhóm bình
thường (tỉ lệ tương ứng là 63% so với 18%) [26]. Kết quả nghiên cứu của một
số tác giả khác cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Lương Trung
Hiếu, Hoàng Quốc Hòa [51], [52].
* Tăng acid uric máu và các bệnh lý tim mạch
Một số thực nghiệm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu
trên động vật cho thấy acid uric là một hợp chất có hoạt tính sinh học có thể


16
làm tăng trung gian gây viêm dẫn đến tổn thương mạch máu nhưng nó cũng
có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng bảo vệ. Vì vậy,
nồng độ acid uric máu có liên quan đến các bệnh lý tim mạch [12],[53].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới trong thời gian qua đã khẳng định tăng
acid uric máu có tác động và là yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch và yếu tố
nguy cơ độc lập của tử vong do tim mạch [20], [54], [55]. Dữ liệu của
NHANES cho thấy có mối tương quan mạnh và độc lập giữa nồng độ acid uric
với tử vong tim mạch. Mối tương quan mạnh hơn ở nữ so với nam, người da
đen hơn người da trắng [14]. Nhiều nghiên cứu khác cũng đưa ra bằng chứng
về mối tương quan mạnh mẽ giữa nồng độ acid uric và các bệnh lý tim mạch
[56], [57].
Một vấn đề đặt ra là tại sao acid uric không luôn luôn là yếu tố nguy cơ
độc lập tim mạch qua các nghiên cứu? Điều này có thể giải thích nếu acid uric
gây ra bệnh tim mạch là do hậu quả của tăng huyết áp và suy thận thì acid uric
không được xem là độc lập với tăng huyết áp và suy thận khi đánh giá yếu tố
nguy cơ tim mạch. Một nguyên nhân khác có thể giải thích sự khác biệt về
các kết quả nghiên cứu là do đặc tính chống oxy hóa của acid uric. Điều này

có thể giải thích khi nồng độ acid uric quá thấp thì tác dụng chống oxy hóa
giảm cũng sẽ gây biến cố tim mạch, còn khi nồng độ acid uric quá cao sẽ gây
ảnh hưởng lên mạch máu và huyết áp, từ đó gián tiếp gây ra biến cố tim mạch
[58], [59], [60].
Mối tương quan giữa acid uric với các bệnh lý tim mạch cũng như tử
vong do tim mạch đã được xác định trong quần thể nghiên cứu bao gồm
những người khỏe mạnh cho đến những bệnh nhân đái tháo đường, suy tim,
bệnh mạch vành, tăng huyết áp. Bệnh nhân tăng huyết áp có acid uric cao sẽ
có nguy cơ bị bệnh mạch vành, bệnh mạch não tăng gấp 3-5 lần so với nhóm
không tăng acid uric. Ở bệnh nhân suy tim, nồng độ acid uric có giá trị tiên
đoán tử vong. Còn ở bệnh nhân mạch vành có tăng acid uric máu, nguy cơ tử
vong sẽ tăng gấp 5 lần. Với mỗi mức tăng 1mg/dl acid uric tương ứng tăng


17
26% tử vong. Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tăng acid uric máu, tần
suất đột quỵ và tử vong chung cũng như tử vong do đột quỵ đều gia tăng [48],
[55],[61].
Như vậy, rất nhiều các nghiên cứu đã cho thấy acid uric là yếu tố nguy
cơ cho bệnh tim mạch sau khi đã hiệu chỉnh. Cho đến nay, acid uric vẫn đóng
vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tim mạch, tăng huyết áp và bệnh thận.
Giả thuyết này còn được ủng hộ bởi những nghiên cứu cho thấy trẻ em có
tăng acid uric sẽ có nguy cơ tăng huyết áp khi trưởng thành và khởi phát tăng
huyết áp khá sớm.
* Tăng acid uric máu và đái tháo đường
Đái tháo đường đặc biệt là đái tháo đường typ 2 là bệnh lý thường gặp
đi kèm gout. Đái tháo đường nằm trong bệnh cảnh chung của hội chứng
chuyển hóa. Bệnh đặc trưng bởi tăng đường huyết mà nguyên nhân do thiếu
tương đối hoặc tuyệt đối insulin. Đái tháo đường ở bệnh nhân gout thường do
kháng insulin. Mối liên hệ giữa tăng acid uric và kháng insulin được ghi nhận

qua một số nghiên cứu [62], [63], [64]. Người ta nhận thấy có mối quan hệ
nghịch đảo giữa sự đề kháng insulin và sự giảm thanh thải acid uric qua thận.
Đánh giá tác động của nồng độ acid uric máu đối với nguy cơ phát triển
bệnh đái tháo đường type 2, tác giả Bhole đã dùng dữ liệu của Framingham
Heart với hai thế hệ nghiên cứu và sử dụng mô hình Cox để ước tính nguy cơ
tương đối (RR) của bệnh đái tháo đường. Sau khi đã điều chỉnh về tuổi, giới
tính, hoạt động thể lực, uống rượu, hút thuốc lá, tăng huyết áp, chỉ số khối
lượng cơ thể, mức glucose trong máu, cholesterol, creatinine và các chất béo
trung tính, kết quả đã cung cấp bằng chứng cho thấy có mối tương quan thuận
chiều giữa nồng độ acid uric máu và nguy cơ mắc đái tháo đường nhất là ở
nhóm tuổi trẻ [65]. Nghiên cứu của Miao tại các vùng ven biển Quảng Đông
Trung Quốc cũng cho thấy có mối liên quan khá chặt chẽ giữa tăng acid uric


18
máu và đái tháo đường type 2. Những người tăng acid uric máu có nguy cơ
cao mắc bệnh đái tháo đường hơn những người có nồng độ acid uric bình
thường [17].
* Tăng acid uric máu và thừa cân, béo phì
Nhiều nghiên cứu đều cho thấy có sự liên quan rõ rệt giữa trọng lượng
cơ thể và nồng độ acid uric máu. Béo phì làm tăng tổng hợp và giảm thải trừ
acid uric. Nghiên cứu của Miao cho biết tăng acid uric có liên quan chặt chẽ
tới sự phát triển của nền kinh tế, được thể hiện bằng sự thay đổi chế độ ăn
uống và lối sống tĩnh tại. Do đó, thừa cân-béo phì có liên quan đến tình trạng
tăng acid uric máu [17].
* Tăng acid uric và rối loạn lipid máu
Sự kết hợp giữa tăng acid uric máu và tăng triglycerid máu đã được xác
định chắc chắn. Nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 80% người tăng triglycerid có
tăng acid uric và có tới 50-70% bệnh nhân gout có triglycerid tăng. Tác giả Yu
tiến hành nghiên cứu trên 7403 đối tượng có độ tuổi từ 20 trở lên tại vùng Phật

Sơn của tỉnh Quảng Đông năm 2010 cho thấy các rối loạn lipid máu là yếu tố
nguy cơ tăng acid uric máu [23]. Nghiên cứu của Miao cũng cho thấy các đối
tượng có rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ mắc tăng acid uric máu [17]. Mối
liên quan giữa tăng acid uric và rối loạn lipid máu nằm trong bệnh cảnh chung
của các rối loạn liên quan đến các bệnh mạn tính không lây nhiễm.
* Tăng acid uric máu và các bệnh lý về thận
Các bệnh lý thận mạn tính cũng đã tăng nhanh trên toàn thế giới trong
mấy thập kỷ qua đã làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỉ lệ tử vong. Một
trong số các yếu tố nguy cơ đến các bệnh thận mạn tính là tình trạng tăng acid
uric máu. Các nghiên cứu dịch tễ học trong thời gian gần đây đã cho thấy
bằng chứng là nồng độ acid uric máu là một trong những yếu tố tiên đoán
phát triển bệnh thận [60],[66].
Nghiên cứu thuần tập trong thời gian 5 năm cho thấy tỉ lệ mắc mới tích
lũy bệnh thận trong nhóm đối tượng tăng acid uric máu cao hơn so với nhóm


19
bình thường (29,5 và 11,4%). Phân tích đa biến điều chỉnh các yếu tố tuổi,
BMI, hút thuốc, đái tháo đường, tăng huyết áp, điều trị thuốc, kết quả chỉ ra
rằng nhóm tăng acid uric máu có nguy cơ mắc các bệnh thận mạn tính cao
hơn 2,1 lần so với nhóm bình thường [66].
Một nghiên cứu thuần tập tương lai trên 21.475 người khỏe mạnh tình
nguyện trong thời gian 7 năm đã đánh giá mối liên quan giữa mức độ acid
uric máu và nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Kết quả cho thấy, so với nhóm
có nồng độ acid uric bình thường thì nhóm có mức acid uric từ 7-8,9mg/dl có
nguy cơ mắc bệnh thận gấp đôi và nguy cơ này tăng lên gấp ba lần trong
nhóm có nồng độ acid uric ≥9mg/dl. Nguy cơ này vẫn giữ nguyên mức độ sau
khi đưa vào mô hình hồi quy điều chỉnh các yếu tố liên quan khác như giới
tính, tuổi, thuốc hạ huyết áp và các thành phần của hội chứng chuyển hóa
(vòng eo, HDL cholesterol, đường máu, triglycerid và huyết áp) [67].

Tác giả Hoàng Trung Hào nghiên cứu nồng độ acid uric máu trên bệnh
nhân suy thận mạn tính cũng cho những kết quả tương tự [68]. Tác giả cho
biết tỉ lệ bệnh nhân suy thận có tăng acid uric máu là 72,5%, acid uric máu
tăng ngay từ giai đoạn sớm của suy thận và nồng độ tăng dần theo mức độ suy
thận. Nhóm bệnh nhân suy thận kèm theo hội chứng thận hư có nồng độ acid
uric máu thấp hơn so với nhóm suy thận khác.
* Tăng acid uric máu và hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp những rối loạn về chuyển hóa
làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường. Những rối
loạn này bao gồm: rối loạn lipid máu, béo bụng, yếu tố huyết áp, rối loạn
glucose máu khi đói. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hội chứng chuyển hóa
có liên quan chặt chẽ với bệnh béo phì và là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh
không lây nhiễm [69], [70]. Khi đánh giá sự kết hợp giữa nồng độ acid uric
máu với hội chứng chuyển hóa trong một nghiên cứu cắt ngang trên cộng đồng
người Hàn Quốc tuổi từ 38 đến 87, kết quả chỉ ra rằng số lượng mắc các yếu tố
của hội chứng chuyển hóa cũng tăng dần theo nồng độ acid uric máu [70].


20

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Là cán bộ, nhân viên trường Đại học Y Hà Nội được khám, chẩn đoán và
có đầy đủ kết quả xét nghiệm cận lâm sàng tại bệnh viện đại học Y Hà
Nội vào đợt khám sức khỏe tháng 9, tháng 10 năm 2014.

-


Chấp nhận tham gia nghiên cứu.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
-

Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đại học Y Hà Nội, trường đại học Y Hà
Nội, số 1 Tôn Thất Tùng, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

-

Thời gian nghiên cứu: Tháng 7/2014 đến 9/2015.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
Cỡ mẫu được tính toán dựa vào công thức tính cỡ mẫu cho điều tra cắt
ngang.
n = Z²(1-α/2)

p(1- p)
∆2

n: Cỡ mẫu nghiên cứu.
Z: hệ số tin cậy tính theo α, chọn α = 0,05 tra bảng có Z = 1,96.


21
∆: sai số mong muốn, chọn ∆ = 0,05.
p: tỉ lệ tăng acid uric máu dựa vào kết quả của một nghiên cứu trước

[3], p = 26,2%
→ Cỡ mẫu n ≈ 297 người
Làm tròn số lượng là 300 đối tượng nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Chúng tôi chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống 300 đối tượng trong số 576
cán bộ nhân viên được khám, chẩn đoán và có đầy đủ kết quả xét nghiệm cận
lâm sàng tại bệnh viện đại học Y Hà Nội vào đợt khám sức khỏe tháng 9,
tháng 10 năm 2014. Các đối tượng đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn lựa chọn
trong nghiên cứu.
- Văn phòng công đoàn trường đại học Y Hà Nội cung cấp danh sách
602 cán bộ nhân viên được khám, chẩn đoán và có đầy đủ kết quả xét nghiệm
cận lâm sàng trong đợt khám sức khỏe tháng 9, tháng 10 năm 2014. Từ đó,
chúng tôi xây dựng khung mẫu.
- Tính khoảng cách mẫu: k = = 2
- Chọn đối tượng đầu tiên trong danh sách có số thứ tự là 1.
- Người thứ 2 được chọn sẽ có số thứ tự là 3, người thứ ba sẽ có số thứ
tự là 5 và cứ chọn như vậy cho đến hết khung mẫu. Nghĩa là cứ 2 người lấy
một theo thứ tự danh sách sao cho đủ 300 đối tượng nghiên cứu.
2.3.4. Các biến số nghiên cứu
- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
+ Giới tính: Nam và Nữ
+

Tuổi: tuổi tính theo dương lịch


22
+ Nơi công tác: Bộ môn Khoa học cơ bản, Lâm sàng, Y học cơ sở, Y học
dự phòng và y tế công cộng, Phòng ban.
- Xác định tỉ lệ tăng acid uric máu

+ Tỉ lệ tăng acid uric máu chung
+ Tỉ lệ tăng acid uric máu và giá trị trung bình nồng độ acid uric máu
theo tuổi, giới, nơi công tác, tình trạng dinh dưỡng, hoạt động thể lực,
một số chỉ số hóa sinh máu.
- Một số yếu tố liên quan tới tăng acid uric máu
+ Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc: BMI, vòng eo, vòng
mông, WHR.
+ Tần suất tiêu thụ thực phẩm.
+ Hoạt động thể lực.
+ Các chỉ số hóa sinh máu: Glucose, Cholesterol máu, LDL- cholesterol,
HDL- cholesterol, Triglycerid.
+ Các bệnh lý kèm theo: Tăng huyết áp, tim mạch, thận tiết niệu, tiêu hóa
và một số bệnh khác.
2.4. Cách đánh giá
2.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng acid uric máu
Tăng acid uric máu khi nồng độ acid uric vượt quá giới hạn tối đa độ
hòa tan của urate trong dung dịch có cùng nồng độ natri như huyết tương, cụ
thể là: Trên 7 mg/dl (tức trên 420 µmol/l) đối với nam giới và trên >6 mg/dl
(360 µmol/l) đối với nữ giới [7].


23

2.4.2. Tình trạng dinh dưỡng
* Chỉ số khối cơ thể BMI ( Kg/m² ) [71]
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng thông qua chỉ số khối cơ thể dựa
theo cách phân loại của Tổ chức Y tế thế giới năm 1998 và thống nhất theo
cách đánh giá của Viện Dinh dưỡng như sau:
Bảng 2.1. Phân loại BMI
Phân loại


BMI

Thiếu năng lượng trường diễn độ 3

< 16

Thiếu năng lượng trường diễn độ 2

16,0- 16.9

Thiếu năng lượng trường diễn độ 1

17,0- 18,4

Bình thường

18,5 - 24,9

Thừa cân độ 1

25,0 - 29,9

Thừa cân độ 2

30,0 - 39,9

Thừa cân độ 3

≥ 40


* Vòng eo, vòng mông [71]
Tỷ số vòng eo/ vòng mông để đánh giá sự phân bố mỡ của cơ thể.
Người ta thấy tỷ số này tăng theo tuổi và thừa cân. Ngưỡng được coi là béo
bụng là > 0,9 ở nam và > 0,8 ở nữ
2.4.3. Các xét nghiệm hóa sinh [7]
Các chỉ tiêu sinh hóa được đánh giá như sau:
+

Acid uric máu: tăng khi > 420 µmol/ l ở nam (7 mg/dl) và > 360
µmol/l ở nữ

+

Glucose máu: tăng khi >6,5 mmol/l

+

Mỡ máu:
 Cholesterol toàn phần ( tăng khi > 5,2 mmol/l)


24
 Triglycerid ( tăng khi > 1,8 mmol/l)
 HDL - cholesterol thấp khi < 0,9 mmol/l.
 LDL - cholesterol cao khi >3,38 mmol/l

2.4.4. Tần suất tiêu thụ thực phẩm [72]
Phương pháp xác định tần suất tiêu thụ thực phẩm là phương pháp đánh
giá định tính. Kết quả tần suất tiêu thụ thực phẩm được xác định bằng cách

hỏi số lần sử dụng thực phẩm trong tuần qua:
- Thường xuyên: sử dụng thực phẩm với tần suất từ 3 lần/ tuần trở lên
- Không thường xuyên: sử dụng thực phẩm với tần suất dưới 3 lần/ tuần
2.4.5. Hội chứng chuyển hóa [73]
Hội chứng chuyển hóa được xác định theo tiêu chuẩn của NCEPATP II
dành cho người châu Á khi có từ 3 yếu tố trở lên trong 5 yếu tố sau:
- Rối loạn glucose máu khi đói (Glucose máu ≥ 6,1 mmol/l).
-

Béo bụng (vòng eo ≥ 90 đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ).

-

Triglycerid máu cao (≥ 1,7 mmol/l).

-

HDL-C thấp (< 1mmol/l ở nam và < 1,3 mmol/l ở nữ).

-

Huyết áp tối đa ≥ 130 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu ≥

85 mmHg

hoặc đang điều trị tăng huyết áp.
2.4.6. Tăng huyết áp
Năm 2007, Hội tim mạch Việt Nam đã công bố cách phân loại tăng
huyết áp như sau



25

Bảng 2.2: Phân độ THA theo Hội Tim mạch Việt Nam (2007) [74]
Tăng huyết áp
Bình thường
Tăng giới hạn
Tăng huyết áp độ I
Tăng huyết áp độ II
Tăng huyết áp độ III

Huyết áp tối đa
< 120
120-139
140-159
160 - 179
≥ 180

Huyết áp tối thiểu

hoặc
hoặc
hoặc
hoặc

< 80
80-89
90-99
100 - 109
≥ 110


2.4.7. Hoạt động thể lực
Dựa trên tính chất hoạt động thường ngày của đối tượng cùng với mức
độ tham gia hoạt động thể dục thể thao để phân nhóm đối tượng thành các
mức độ hoạt động thể lực: Nhẹ, trung bình, nặng [75]
Hoạt động nhẹ
(< 3,5kcal/phút)
- Đi dạo < 5km/giờ
- Đi mua sắm.

- Đạp xe < 8 km/giờ

Hoạt động trung bình
(3,5-7 kcal/phút)
- Đi bộ nhịp nhanh hoặc
trung bình 5-7 km/giờ.
- Đi học, đi chợ.
- Trượt patin, nhịp thong
thả.
- Đạp xe 8-14 km/giờ,
đường địa hình.

- Tập kéo dãn, làm nóng - Tập thể lực, tập nhẹ.

chậm.
- Nhảy trong phòng,
khiêu vũ, rất chậm.

- Bóng bàn: giải trí
- Bóng chuyền: giải trí

- Bơi: thả trôi

- Nhảy trong phòng

Hoạt động nặng
(> 7 kcal/phút)
- Thi đi bộ ≥ 8 km/giờ.
- Chạy.
- Bước và leo nhanh lên
dốc.
- Đạp xe > 16km/ giờ

hoặc đạp xe, leo dốc
đứng địa hình.
- Tập thể lực: chống
đẩy, gắng sức cao.
- Khiêu vũ chuyên
nghiệp.

khiêu vũ.
- Khiêu vũ hiện đại:
disco, bale
- Bóng bàn: thi đấu
- Quần vợt: đánh đơn
- Quần vợt, đánh đôi
- Bóng chuyền: thi đấu - Bóng chuyền: bãi biển
- Bơi: giải trí, đạp nước, - Bơi: nhịp điệu, nhiều
chậm, cố gắng vừa
vòng



×