Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

THỰC TRẠNG và NHU cầu đào tạo NGUỒN NHÂN lực y tế CÔNG LẬPTỈNH cà MAU năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.57 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

LÊ THỊ THƯ

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ CÔNG LẬP TỈNH CÀ MAU
NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA: 2011-2017

HÀ NỘI 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

LÊ THỊ THƯ

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ CÔNG LẬP TỈNH CÀ MAU
NĂM 2016
Chuyên ngành : Bác sỹ y học dự phòng
Mã số
:


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trần Như Nguyên

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN

Trải qua suốt thời gian học tập tại trường và nghiên cứu tại trường đại
học Y Hà Nội, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm
ơn tới:
Thầy giáo, Phó giáo sư – Tiến sỹ Trần Như Nguyên bộ môn Sức khỏe
nghề nghiệp – Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã tận tình
hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận này.
Ban lãnh đạo và phòng đào tạo của Viện đào tạo Y học dự phòng – Y tế
công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập và hoàn thành khóa luận.
Các thầy cô trong bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp – Viện đào tạo Y học
dự phòng và Y tế công cộng đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập, rèn luyện tại nhà trường và đã đóng góp nhiều ý kiến quý
báu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cha, mẹ, anh chị em và bạn bè
đã luôn giúp đỡ, động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện giúp tôi học tập.
Tôi xin ghi nhận những tình cảm quý báu và công lao to lớn đó.

Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2017
Lê Thị Thư



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:

 Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội.
 Phòng quản lý đào tạo Đại học, phòng Công tác Học sinh- Sinh viên
trường Đại học Y Hà Nội.
 Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng trường Đại học Y Hà
Nội.
 Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp trường Đại học Y Hà Nội.
 Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp năm 2016- 2017.
Tôi xin cam đoan đề tài “Thực trạng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân
lực y tế công lập tỉnh Cà Mau năm 2016” là đề tài do tôi tự thực hiện.
Các số liệu trong bản khóa luận này là hoàn toàn trung thực, chưa được
công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2017
Ký tên

Lê Thị Thư

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm


BS

Bác sỹ

BS YHDP

Bác sỹ y học dự phòng

BV

Bệnh viện

CBYT

Cán bộ y tế

CKI

Chuyên khoa I

CKII

Chuyên khoa II

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

DS


Dược sỹ

DS- KHHGĐ

Dân số kế hoạch hóa gia đình

KTV

Kỹ thuật viên

NLYT

Nhân lực y tế

PC

Phòng chống

SK- LĐ- MT

Sức khỏe- Lao động- Môi trường

NVYT

Nhân viên y tế

TT

Trung tâm


TYT

Trạm y tế

UNICEF

United Nations Children's Fund

WHO

World health Organization

YTCC

Y tế công cộng

YTDP

Y tế dự phòng

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
1.1. Khái niệm nhân lực y tế.........................................................................3
1.1.1. Khái niệm..........................................................................................3
1.1.2. Mối liên quan giữa nguồn nhân lực và các thành phần khác của hệ
thống y tế...........................................................................................4
1.2. Tình hình chung nhân lực y tế trên thế giới và việt nam........................5

1.2.1. Tình hình nhân lực y tế thế giới........................................................5
1.2.2. Tình hình nhân lực y tế tại Việt Nam................................................8
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...............................................................20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................22
2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................22
2.2. Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................23
2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................23
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................24
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu..........................................................................24
2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu trong nghiên cứu..........................................24
2.4.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu, phương pháp và công cụ thu thập
thông tin..........................................................................................25
2.4.4. Thu thập số liệu...............................................................................27
2.4.5. Sai số và cách khắc phục sai số trong nghiên cứu..........................27
2.5. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu......................................................28
2.6. Đạo đức nghiên cứu............................................................................28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................29
3.1. Tình hình tổ chức và nhân lực y tế tỉnh Cà Mau năm 2016.................29
3.1.1. Mô hình tổ chức..............................................................................29
3.1.2. Nhân lực y tế...................................................................................32


3.2. Nhu cầu nhân lực y tế công lập tỉnh Cà Mau năm 2016......................39
3.3. Những lý do của việc nhân lực y tế thiếu về số lượng và yếu chất lượng:.41
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................44
4.1. Thực trạng nhân lực y tế công lập tỉnh Cà Mau 2016..........................44
4.2. Nhu cầu đào tạo nhân lực y tế công lập tỉnh Cà Mau năm 2016.........51
KẾT LUẬN.....................................................................................................54
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1:

Biến số, chỉ số nghiên cứu và công cụ thu thập số liệu..............25

Bảng 3.1:

Tổ chức mạng lưới cơ sở y tế tỉnh Cà Mau năm 2016................29

Bảng 3.2.

Phân bố độ tuổi nhân viên y tế theo tuyến ngành y tế tỉnh Cà Mau
năm 2016.....................................................................................32

Bảng 3.3.

Phân loại cơ cấu chức danh chuyên môn nhân viên y tế theo giới....34

Bảng 3.4.

Phân loại cơ cấu chức danh chuyên môn nhân viên y tế theo tuyến.. 34

Bảng 3.5.

Phân bố cán bộ y tế /vạn dân ngành y tế tỉnh Cà Mau năm 2016......35


Bảng 3.6:

Phân bố tỷ số điều dưỡng, hộ sinh, bác sỹ..................................36

Bảng 3.7.

Cơ cấu theo bậc học của bác sỹ và y tế công cộng.....................36

Bảng 3.8.

Cơ cấu dược sỹ theo bậc học......................................................37

Bảng 3.9.

Cơ cấu theo bậc học của điều dưỡng và hộ sinh.........................37

Bảng 3.10. Cơ cấu theo bậc học của KTV y học và các ngành khác............38
Bảng 3.11. Biến động nhân lực lao động......................................................38
Bảng 3.12. Khảo sát nhu cầu y tế bậc đại học...............................................39
Bảng 3.13: Nhu cầu nhân lực y tế bậc sau đại học hệ thực hành .................40
Bảng 3.14: Nhu cầu nhân lực y tế sau đại học hệ nghiên cứu ......................40


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ3.1: Phân bố giới tính nam, nữ nhân viên y tế theo tuyến..................33
Biểu đồ 3.2. Phân bố CBYT dân tộc theo tuyến.............................................35


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay không
thành công trong phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, do vậy tất cả các nước
trên thế giới luôn quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực [1]. Theo tổ chức y
tế thế giới (WHO) nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho mọi thành tự y tế [2].
Ở quy mô toàn cầu, nguồn NLYT đang có một sự thiếu hụt nghiêm
trọng. Theo ước tính của WHO có 57/192 quốc gia thiếu hụt NVYT. Việt
Nam không chỉ thiếu hụt nguồn NLYT mà còn có sự phân bố nhân lực không
đều giữa các vùng miền và ở nhiều bệnh viện trong cả nước [3].
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, đời sống nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn, mức sống còn thấp so với các nước trong khu vực và
trên thế giới.Trong những năm gần đây, nền kinh tế đang hội nhập để phát
triển, sự du nhập của hàng hóa, dịch vụ và con người, kết hợp với sự biến đổi
khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các mầm bện, dịch
bệnh. Bên cạnh đó, cuộc sống xã hội năng động hơn tạo áp lực lớn làm gia
tăng các bệnh về sức khỏe tâm thần, các bệnh mạn tính…Tất cả những điều
đó đã và đang gây áp lực nặng nề cho ngành y tế. Hiện nay, các bệnh viện
công của nhà nước, nguồn NLYT công lập thiếu cả về số lượng và chất
lượng . Đội ngũ cán bộ y tế giỏi có trình độ chuyên môn tập trung chủ yếu ở
các bệnh viện lớn và trung tâm của cả nước [3].
Cà Mau là một tỉnh ven biển cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực đồng
bằng sông Cửu Long. Đường biển của Cà Mau dài nhất Việt Nam gần
254 km, trong đó có 107 km bờ Biển Đông và 147 km bờ biển Tây. Biển Cà
Mau tiếp giáp với vùng biển các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và
là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á. Tỉnh Cà Mau mang đặc


2
trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào

loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu Cà
Mau được chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô [4]. Tại tỉnh Cà
Mau,công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân những năm gần đây có
bước phát triển tích cực, cơ sở vật chất phục vụ công tác khám, chữa bệnh
được các cấp quan tâm đầu tư nâng cấp và mở rộng [5].
Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo
nguồn NLYT của tỉnh Cà Mau là một điều cần thiết. Dựa vào kết quả nghiên
cứu này sẽ giúp cho việc đánh giá cơ cấu tổ chức nhân lực, phân bố và hoạt
động hệ thống nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Cà Mau, cũng như nhu cầu đào
tạo thêm của ngành y tế tỉnh. Từ đó tiếp tục đề ra các phương hướng, giải
pháp mang tính khoa học để tiếp tục công tác nâng cao sức khỏe nhân dân .
Từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu :
“Thực trạng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế công lập tỉnh Cà
Mau năm 2016”
Với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nguồn nhân lực y tế công lập tại tỉnh Cà Mau
năm 2016
2. Khảo sát nhu cầu đào tạo nhân lực y tế công lập tỉnh Cà Mau
năm 2016.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm nhân lực y tế
1.1.1. Khái niệm
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức ( với quy
mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào
quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc

gia, khu vực, thế giới. Cách hiểu này về ngồn nhân lực xuất phát từ quan niệm
coi nguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên
năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của các tổ chức [1].
Năm 2006, WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả
những người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nâng cao sức khỏe”. theo
đó, nhân lực y tế bao gồm tất cả những người cung cấp dịch vụ y tế, người
làm công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấp
các dịch vụ y tế. Nó bao gồm cán bộ y tế( CBYT) chính thức và cán bộ không
chính thức ( như tình nguyện viên xã hội, những người chăm sóc sức khỏe gia
đình, lang y…); kể cả những người làm việc trong ngành y tế và trong những
ngành khác ( như quân đội , trường học hay các doanh nghiệp) [1] [6].
Theo báo cáo y tế Việt Nam năm 2006, nhân lực y tế có những thành
phần sau :
 Bậc nghề gồm: Điều dưỡng sơ học, hộ sinh sơ học, dược tá, công
nhân dược, công nhân kĩ thuật y tế.
 Bậc trung học gồm: Y sĩ đa khoa và Y sĩ y học cổ truyền, dược sĩ
trung học, điều dưỡng trung học , hộ sinh trung học, KTV trung học các
chuyên ngành chuẩn đoán hình ảnh , phục hồi chức năng, xét nghiệm…


4
 Bậc cao đẳng gồm: Điều dưỡng cao đẳng, hộ sinh cao đẳng, kỹ thuật
viên y học cao đẳng các chuyên ngành khác.
 Bậc đại học: BSĐK, BS chuyên khoa, BS YHCT, BS YHDP, dược sĩ
đại học, cử nhân điều dưỡng, hộ sinh, cử nhân KTYH các chuyên ngành, cử
nhân YTCC.


Bậc sau đại học y và dược: sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành khác


nhau thuộc khoa học sức khỏe, các nhân viên y tế sẽ có cơ hội học tiếp tục để
có bằng sau đại học của các chuyên ngành sâu. Đào tạo sau đại học ngành y tế
chia thành 2 hệ: hệ hàn lâm gồm thạc sĩ và tiến sĩ; hệ thực hành CKI, CKII;
hệ nội trú là loại hình đào đạo sau đại học đặc biệt của ngành y tế [7].
Tại Việt Nam trước đây, CBYT chủ yếu là BS, dược sĩ, y tá trung học,
sơ học, nhưng ngày nay đã xuất hiện thêm nhiều loại hình nhân lực y dược đa
dạng hơn, chuyên sâu hơn để phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao
sức khỏe nhân dân như điều dưỡng viên bậc đại học, cử nhân YTCC, KTV y
học… [7].
1.1.2. Mối liên quan giữa nguồn nhân lực và các thành phần khác của hệ
thống y tế.
Theo WHO, hệ thống y tế có 6 thành phần cơ bản [8], [9]:
- Nguồn nhân lực y tế được coi là một trong các thành phần cơ bản và
quan trọng nhất trong hệ thống. Nguồn nhân lực có mối liên hệ rất chặt chẽ và
không thể thiếu đối với cá thành phần khác của hệ thống y tế.
- Phát triển nguồn nhân lực không chỉ thông qua đào tạo , mà còn phải sử
dụng, quản lý phù hợp để cung cấp hiệu quả các dịch vụ y tế đến người dân.
- Cần có một mô hình tổ chức và chức năng của các thành phần của
hệ thống cung ứng dịch vụ để biết được nhu cầu về quy mô và cơ cấu nhân
lực y tế như thế nào, ngược lại , hệ thống cung ứng dịch vụ y tế phụ thuộc mật
thiết vào mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực y tế.


5
- Hệ thống thông tin y tế cũng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần
thiết, tin cậy cho việc lập kế hoạch và sử dụng nhân lực đáp ứng nhu cầu
CSSK của nhân dân, đồng thời giúp phát hiện những vấn đề của nguồn nhân
lực như phân bố không hợp lý, năng lực không phù hợp để đáp ứng nhu cầu
CSSK từ phía người dân và cộng đồng, hoặc phát hiện và phân tích tần suất
sai sót chuyên môn để khắc phục.

- Cấp tài chính cho nhân lực y tế cũng phải đảm bảo cho công tác đào
tạo mới và đào tạo liên tục CBYT, đủ để trả lương và chính sách khuyến khích
ở mức đảm bảo được cuộc sống cho CBYT, tạo ra động lực khuyến khích
CBYT làm việc có chất lượng và sẵn sàng làm việc ở các miền núi, vùng sâu,
vùng xa, hoặc trong các môi trường, chuyên ngành độc hại, nguy hiểm.
- Các sản phẩm y tế, vắc xin, dược phẩm.
1.2. Tình hình chung nhân lực y tế trên thế giới và việt nam.
1.2.1. Tình hình nhân lực y tế thế giới.
Tại các nước thu nhập thấp và trung bình là những nước gặp nhiều
thách thức to lớn trong việc duy trì một lực lượng nhân viên y tế đầy đủ, phù
hợp dáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của nền y tế hiện nay. Bởi những nước
này có nền kinh tế khó khăn, lại cộng thêm các gánh nặng bệnh tật mà sự chi
trả cho y tế còn thấp so với yêu cầu. Một phân tích gần đây được tiến hành
bởi Liên Minh Lực Lượng Y Tế toàn cầu và WHO ước tính có khoảng 7, 2
triệu nhân viên y tế chuyên nghiệp còn thiếu trong năm 2012, và con số này
sẽ tăng lên 12, 9 triệu trong vài thập niên tới. Dịch Ebola tại Tây và Trung Phi
cho thấy rằng hệ thống y tế yếu kém tại khu vực này với nhân lực y tế còn hạn
chế đã không ứng phó nổi với các nhu cầu y tế khẩn cấp. Tuy nhiên, nhiều
quốc gia khác với mức độ phát triển khác nhau cũng gặp phải vấn đề trong
việc duy trì lực lượng y tế sao cho đáp ứng được nhu cầu tiếp cận sâu rộng


6
của người dân. Tại các nước thu nhập cao hệ thống y tế vẫn thường xuyên phụ
thuộc vào nguồn nhân lực y tế nhập cư từ các nước đang phát triển và họ buộc
phải có kế hoạch sử dụng các nguồn nhân lực này nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng gia tăng của dân số già hóa [10]. Và với các nước đang phát triển
mà có ngồn nhân lực y tế đưa sang các nước phát triển trên thì cũng phải giải
quyết bài toán khó về nguồn nhân lực y tế, khi mà vừa cung ứng đủ trong
nước, vừa đảm bảo có nguồn đưa sang các nước khác.

Ở châu Phi: Khoảng 70% các quốc gia có mật độ nhân viên y tế chuyên
nghiệp < 22,8/10.000 dân( và độ phủ nữ hộ sinh < 80% đều tập trung tại Châu
Phi (31 quốc gia, 57%). Chỉ có Algeria, Botswana và Tunisia là có mật độ nhân
viên y tế chuyên nghiệp > 22,8/10.000 dân [11]. WHO khuyến cáo các nước
phải có trung bình 22,8 cán bộ chăm sóc sức khoẻ chuyên nghiệp trên 10.000
người dân thì mới đạt mức bình quân. Mật độ nhân viên y tế chuyên nghiệp của
châu Phi là 13/10.000 dân (trong đó là 2 bác sỹ và 11 y tá- nữa hộ sinh), thấp
nhất trong các khu vực của WHO. Vùng lãnh thổ phía đông Địa Trung Hải có
mật độ nhân viên y tế chuyên nghiệp là 25/10.000 dân (10 bác sỹ và 15 nữ hộ
sinh- y tá), xếp thấp hàng thứ 3 trong các khu vực của WHO [12].


Phía tây Thái Bình Dương có mật độ nhân viên y tế chuyên nghiệp là

34/10.000 dân [12].


Châu Âu: Trong số 68 quốc gia có mật độ nhân viên y tế chuyên

nghiệp > 59,4/10.000 dân thì có đến 36 quốc gia ở khu vực Châu Âu [11].
Mật độ nhân viên y tế chuyên nghiệp ở châu Âu rất cao, 110/10.000 dân [12].


Ở châu Mỹ có mật độ nhân viên y tế chuyên nghiệp là 68/ 10.000

dân [12].


7
Tổ chức y tế thế giới ước tính,toàn cầu thiếu 4 triệu bác sỹ,điều dưỡng,

nữ hộ sinh, 57 quốc gia thiếu 2,4 triệu bác sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, trong
đó 36/57 nước thuộc vùng dưới sa mạc Sahara- châu Phi .Nhu cầu tương đối
lớn nhất là ở khu vực Cận Sahara của Châu Phi, cụ thể là số lượng cán bộ y
tế phải tăng thêm 140% thì mới đạt mật độ theo yêu cầu .Tình trạng thiếu cán
bộ y tế về giá trị tuyệt đối nghiêm trọng nhất là ở Châu Á, đặc biệt là Băng-lađét, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a [12], [13].
Nhân viên y tế được phân bố không đồng đều giữa các quốc gia. Những
quốc gia có nhu cầu tương đối thấp lại có số nhân viên y tế rất cao, trong khi
đó những quốc gia với gánh nặng bệnh tật lớn phải giải quyết vấn đề với
nguồn nhân lực ít hơn. Châu Mỹ chỉ có 10 % gánh nặng bệnh tật của thế giới
nhưng có đến 37% nguồn nhân lực và 50% chi tiêu y tế toàn cầu. Ngược lại,
châu Phi chịu tới 24 % gánh nặng bệnh tật nhưng chỉ có 3% nguồn nhân lực
để giải quyết và tiếp cận ít hơn 1 % chi tiêu y tế.Trong những khu vực và
quốc gia sự tiếp cận đối với nhân viên y tế cũng không đồng đều. Nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến sự khác biệt địa lý được thấy trong mật độ nhân viên y tế. Ở
những nơi có các trường đào tạo nhân viên y tế và người dân có khả năng chi
trả các dịch vụ y tế luôn luôn thu hút nhiều nguồn nhân lực y tế hơn những
vùng không có điều kiện thuận lợi hay những hỗ trợ về tài chính. Như vậy,
mật độ nhân viên y tế rõ ràng cao nhất ở các thành phố lớn nơi có các trung
tâm đào tạo và người dân có thu nhập cao. Trong khi dưới 55% dân số sống ở
khu vực thành thị, thì có hơn 75% bác sỹ, trên 60% điều dưỡng và 58% nhân
viên y tế khác sống ở đó [12].
Mất cân bằng giới: theo số liệu điều tra về NLYT ở các vùng lãnh thổ thì có
70% nam giới là bác sỹ, trong khi đó 70% nữ giới là điều dưỡng, nữ hộ sinh [12].


8
1.2.2. Tình hình nhân lực y tế tại Việt Nam.
1.2.2.1. Hệ thống tổ chức y tế tại Việt Nam.
Hệ thống tổ chức của ngành y tế Việt Nam bao gồm 4 cấp, gắn với hệ
thống hành chính nhà nước: cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã [13]:

Cấp trung ương: Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
nhân dân. Bộ máy của Bộ Y tế gồm có Văn phòng, các Cục, Vụ và Thanh tra.
Ngoài ra, Bộ Y tế còn có 70 đơn vị trực thuộc gồm các khối chính: khối bệnh
viện, khối y tế dự phòng, các viện nghiên cứu, các viện chuyên ngành và khối
các trường đại học, cao đẳng [13].
Cấp tỉnh: Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khoẻ nhân dân. Bộ máy của Sở Y tế có Văn phòng, Thanh tra, các phòng
chuyên môn, nghiệp vụ, các đơn vị sự nghiệp về khám, chữa bệnh, về y học dự
phòng, kiểm nghiệm, giám định, đào tạo và truyền thông [13].
Cấp huyện: Phòng Y tế huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn
huyện. Y tế tuyến huyện còn có Bệnh viện huyện (kể cả các phòng khám đa
khoa khu vực) và Trung tâm y tế dự phòng là 2 đơn vị tách ra từ Trung tâm y tế
huyện theo Nghị định 172, đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý của Sở Y tế [13].
 Cấp xã/phường: Trạm y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị kỹ thuật y
tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế Nhà nước, có
nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát
hiện dịch sớm, chữa các bệnh và đỡ đẻ thông thường, vận động nhân dân thực
hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh phòng bệnh, tăng cường


9
sức khoẻ; chịu trách nhiệm trước Phòng Y tế huyện, thị và trước UBND xã về
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn xã;
đồng thời nhận sự hỗ trợ về chuyên môn của bệnh viện huyện. Dưới trạm y tế
xã có các nhân viên y tế thôn, ấp, bản là cánh tay nối dài của tuyến y tế xã.

Mỗi thôn/bản có một nhân viên y tế (được đào tạo từ 3-9 tháng) [13].
1.2.2.2. Nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam hiện nay.
Nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng đến vấn đề tuyển chọn, đào tạo, sử
dụng nguồn nhân lực y tế nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng
cao sức khỏe nhân dân. Mạng lưới các cơ sở đào tạo cán bộ y tế đã được mở
rộng đáng kể trong thời gian qua . Tính đến tháng 6 năm 2014, cả nước đã có
173 cơ sở đào tạo CBYT ở tất cả các trình độ với 68 cơ sở đào tạo ngoài công
lập. Trong số đó, có 35 cơ sở đào tạo trình độ đại học (14 trường y tế, 21
trường đa ngành), tăng 10 cơ sở so với năm 2010, 44 cơ sở đào tạo trình độ
cao đẳng và 123 cơ sở đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp [14]. Đề án
Đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền
Bắc và miền Trung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên
theo chế độ cử tuyển triển khai từ 2007 đến 2018. Trong 3 năm từ 2007 đến
2009, đã tuyển được 1488 sinh viên y khoa và 306 sinh viên dược đại học, đa
số trong đó là người dân tộc ít người [15]. Dự án Bắc Trung Bộ giai đoạn
2012-2016 đã đào tạo cho 5 tỉnh Bắc Trung Bộ ( Thái Bình, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị) 300 bác sĩ YHDP và 100 bác sĩ đa khoa [16].
Hằng năm có trung bình khoảng 6.200 sinh viên tốt nghiệp đại học
thuộc ngành y tế, 18.000 học sinh tốt nghiệp trung học y , dược và khoảng
3000 học viên tốt nghiệp sau đại học [7]. Tổng số sinh viên đại học khối
ngành y tốt nghiệp sau đại học năm 2010 là 7.897, gấp đôi năm 2008 [17].


10
Mỗi năm nước ta đào tạo ra khoảng 6.700 bác sĩ, 2.800 dược sỹ, 5000
cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật y học, y tế công công và 5.100 CBYT ở trình độ
đại học [18].
Tổng số CBYT công tăng dần qua các năm, từ 241.498 năm 2003 tăng
lên 299.100 năm 2008 và 407.148 năm 2012. Số lượng CBYT tăng đều đặn ở
tất cả các loại hình. Số lượng bác sĩ tăng từ 47.587 năm 2003 lên 56.208 năm

2008 và 65.135 năm 2012. Số lượng y sĩ tăng từ 48.325 năm 2003 lên 49.123
năm 2008 và 54.564 năm 2012. Số lượng dược sĩ đại học tăng từ 6.266 năm
2003 lên 10.524 năm 2008 và 17.360 năm 2012. Số lượng dược sĩ trung cấp,
kỹ thuật viên trung cấp dược tăng từ 10.078 lên 12.533 năm 2008 và 65.895
năm 2012. Số lượng điều dưỡng tăng từ 48.157 năm 2003 lên 67.081 năm
2008 và tăng lên 92.201 năm 2012. Số lượng hộ sinh tăng từ 16.218 năm
2003 lên đến 22.943 năm 2008 và 27.992 năm 2012. Số lượng lương y tăng từ
317 năm 2003 lên đến 882 năm 2008. Số lượng kỹ thuật viên y học tăng từ
9.637 năm 2003 lên đến 15.682 năm 2008. Số lượng nhân viên y tế khác cũng
tăng [8], [19].
Giai đoạn 2010-2014, theo loại hình đào tạo sau đại học, số lượng tiến
sỹ tăng từ 143 năm 2010 lên 168 năm 2013. Số lượng thạc sỹ tăng từ 954
năm 2010 lên 1063 năm 2013. Số lượng chuyên khoa 1 tăng từ 1710 năm
2010 đến 2616 năm 2013. Số lượng chuyên khoa 2 tăng từ 463 năm 2010 đến
516 năm 2013. Bác sỹ nội trú tăng từ 117 năm 2010 lên 317 năm 2013 ( theo
báo cáo chung tổng quan ngành y tế hằng năm) [20].
Nếu xét số CBYT trên 1 vạn dân: Số y bác sỹ trên một vạn dân tăng lên
(12,23 của năm 2008 so với 12,52 vào năm 2009 và 13,4 năm 2011), số bác
sỹ trên vạn dân tăng lên ( từ 6,52 năm 2008 lên 6,59 năm 2009, 7,2 năm 2010
và 7,6 năm 2014) và số lượng điều dưỡng trên một vạn dân cũng tăng (7,78


11
của năm 2008 so với 8,82 của năm 2009 và 10,02 năm 2011). Số dược sỹ đại
học trên vạn dân tăng từ 1,76 năm 2010 lên 2,15 năm 2014 ( vượt mục tiêu đề
ra cho năm 2015 là 1,8/ vạn dân). Tỷ số điều dưỡng trên bác sỹ cũng tăng, từ
1,2 năm 2008 lên 1,4 năm 2014. Số lượng nhân lực y tế tiếp tục duy trì xu
hướng đi lên của thập kỷ qua ( theo báo cáo Thống kê niên giám hằng năm)
[8], [17], [20].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Thắng năm 2014 ở Hà Tĩnh, tỷ lệ

ĐD-HS-KTV/10.000 dân là 12.7 so với mục tiêu của Bộ Y tế đến năm 2015
tỷ lệ ĐDV, HS/10.000 dân là 18.5 thì còn rất thấp. Nguồn nhân lực
ĐD/HS/KTV tại các cơ sở y tế công lập trong toàn tỉnh là 1996 người, nữ
chiếm 83.3% [21].
Một nghiên cứu khác của Trần Thị Mai Oanh năm 2008 cho thấy cả
nước có nhu cầu đào tạo 3.994 bác sỹ y học dự phòng [22]. Nghiên cứu của
Khưu Minh Cảnh năm 2010 tại Cần Thơ cho thấy nhu cầu đào tạo cử nhân y
tế công cộng là 44,2%, bác sỹ y học dự phòng là 30% [23].
1.2.2.3. Tình trạng phân bố nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam.
Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao (hơn 5 bác
sĩ/10.000 dân) song phân bố mất cân đối theo vùng miền. Tập trung đông nhất
tại các thành phố lớn như TP HCM và Hà Nội tỷ lệ 14 bác sĩ trên 10.000 dân
năm 2012. Thấp nhất là ở Tây Nguyên 3,6 bác sỹ trên 10.000 dân. Ở vùng
nông thôn như Cao Bằng, Hà Giang và đồng bằng sông Cửu Long, Đông
Nam bộ có khoảng 4-5 bác sĩ trên 10.000 dân [19]. Tính đến năm 2015, đồng
bằng sông Cửu Long có 5,88 bác sỹ trên 10.000 dân [20].
Theo Bộ Y tế (2008) khu vực Tây Bắc và Đông Bắc có tỷ lệ CBYT trên
vạn dân cao nhất cả nước lần lượt là 38,0% và 32,2%. Năm 2011, khu vực


12
Đông Nam Bộ đứng vị trí thứ ba với tỷ lệ CBYT trên vạn dân là 29,4%, tiếp
theo là khu vực Tây Nguyên với 27,1% [24]. Khu vực đồng bằng sông Cửu
Long và đồng bằng sông Hồng lại có tỷ lệ CBYT trên vạn dân thấp nhất trong
cả nước với tỷ lệ lần lượt 22,8% và 23,3% [17].
Nếu xét theo tuyến, hệ thống y tế công được tổ chức rộng rãi từ tuyến
cơ sở (huyện, xã, thôn/bản) đến tuyến tỉnh và trung ương. Tuy nhiên, số lượng
và cơ cấu nhân lực ở mỗi tuyến, mỗi vùng, miền có khác nhau. Tuyến tỉnh
chiếm tỷ lệ CBYT lớn nhất, gồm cả cán bộ KCB, YTDP và hành chính. Ở
tuyến tỉnh và huyện, điều dưỡng chiếm tỷ lệ lớn nhất, trong khi tuyến xã lại

dựa vào y sỹ nhiều hơn.
Nhìn chung, xét về số lượng, nhân lực y tế tương đối hợp lý. Tuy nhiên
sự bao phủ không chỉ xác định bằng số lượng nhân lực y tế, mà phải bằng cả
những kỹ năng thực hành thích hợp theo nhu cầu của địa phương. Đây là một
thách thức rất lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước, nhất là các nước
đang phát triển. Nổi cộm ở Việt Nam hiện nay là [8]:
 Số lượng CBYT tập trung nhiều ở tuyến trung ương, tỉnh, chủ yếu ở
khu vực thành thị. Thành thị chiếm 51,3% tổng số CBYT (15% ở trung ương
và 37% ở tuyến tỉnh), trong khi dân số thành thị chỉ chiếm 28,1% dân số cả
nước (mặc dầu CBYT ở thành thị không chỉ phục vụ cho dân sống ở thành
phố). CBYT tuyến huyện chiếm 27,6% và tuyến xã chiếm ít hơn: 21,1% tổng
số CBYT.
 Có sự khác nhau lớn về trình độ chuyên môn giữa khu vực thành thị
và nông thôn. Tỷ lệ bác sỹ tập trung ở thành thị là 60% (20% ở trung ương và
40% ở tuyến tỉnh) và dược sỹ đại học với tỷ lệ 84% ở thành thị (45% ở trung
ương và 39% ở tuyến tỉnh). Hơn một nửa số điều dưỡng (57%) tập trung ở
thành thị. Các cán bộ khác không thuộc chuyên môn y tế có trình độ văn hóa


13
cao cũng phân bổ rất không đồng đều với 73% đại học và 64% cao đẳng,
trung cấp ở thành thị. Chỉ có y sỹ và hộ sinh được phân bổ tương đối hợp lý
giữa thành thị và nông thôn, với tỷ lệ ở thành thị tương ứng là 18% và
26%.Cán bộ y tế có trình độ cao thường tập trung về tuyến trên, về những nơi
có điều kiện tốt hơn, lĩnh vực chuyên môn có sức hấp dẫn…, bỏ lại tuyến
dưới, những vùng khó khăn. Điều đó càng làm cho vấn đề phân bố nguồn
nhân lực y tế trở nên bức xúc hơn bao giờ hết.


CBYT ở tuyến cơ sở cũng phân bổ không đều. Tỷ lệ TYT xã có bác


sỹ cao nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long. Vùng Tây Bắc có độ bao phủ bác sỹ ở TYT xã thấp
nhất – chỉ 32,4%. Tuy nhiên tính chung cả nước thì tỉ lệ TYT xã có bác sỹ
tăng từ 70% năm 2010 lên 75% năm 2013. Tỷ lệ TYT xã có y sỹ sản nhi hoặc
hộ sinh cao nhất ở các vùng Bắc Trung Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu
Long với tỷ lệ trên 96%. Ở Trung du và miền núi phía Bắc (Tây Bắc, Đông
Bắc) heo hút, đi lại khó khăn lại có tỷ lệ thấp hơn [8]. Tỷ lệ này chung cho cả
nước là 95,6% năm 2010 tăng lên 96% năm 2013 [20].
Xu hướng dịch chuyển NVYT không mong muốn là dịch chuyển từ
huyện lên tỉnh và trung ương, từ nông thôn ra thành phố, từ miền núi về đồng
bằng, từ lĩnh vực dự phòng sang lĩnh vực điều trị, cận lâm sàng, lâm sàng, từ
trường sang bệnh viện, từ chuyên ngành ít hấp dẫn /rủi ro sang chuyên ngành
hấp dẫn, từ công lập sang tư nhân, từ ngành y, dược sang ngành nghề khác...
Việc dịch chuyển NVYT nhìn chung không làm thay đổi số NVYT, nhưng do
dịch chuyển mạnh đội ngũ NVYT và khó kiểm soát trong những năm qua đã
gây biến động về phân bố nguồn nhân lực giữa các vùng miền, giữa các
tuyến, giữa các khu vực chuyên môn, giữa các chuyên ngành...[8]. Hậu quả là
mất cân đối trong phân bổ NVYT, thiếu NVYT ở tuyến dưới, ở vùng sâu
vùng xa, ít người làm y tế dự phòng và cận lâm sàng, thiếu người làm chuyên
ngành khó khăn... Việc dịch chuyển NVYT từ y tế công sang y tế tư (các bệnh


14
viện tư nhân, bệnh viện vốn nước ngoài...) ngày càng phổ biến, đặc biệt là đối
với một số CBYT có trình độ chuyên môn giỏi.
Báo cáo tổng quan ngành y tế hàng năm (JAHR) cũng nhận định chất
lượng nhân lực y tế phân bố mất cân đối theo vùng miền. Nhóm có trình độ
cao như bác sĩ, dược sĩ đại học và sau đại học chủ yếu tập trung ở khu vực
thành thị và trung tâm lớn thuộc tuyến trung ương, chiếm 14,5%, trong đó

nhân lực trình độ đại học 57,8% và sau đại học là 95,2% cả nước. Các địa
phương, cán bộ y tế cũng tập trung đông hơn tại thành phố, thị xã (36,8%),
sau đó mới đến tuyến huyện (27,6%), xã (21,1%).
Lý giải nguyên nhân, đa phần người làm ngành y, nhất là các thầy
thuốc giỏi sau khi học xong đều muốn có công việc ổn định ở một bệnh viện
lớn trong thành phố. Do đó thầy thuốc ở thành thị đông còn vùng xa lại thiếu
trầm trọng. Vì không tìm được bác sĩ giỏi nên người bệnh ở các vùng xa lại
đổ về thành phố để khám chữa bệnh, góp phần gây tình trạng quá tải bệnh
viện vốn là vấn đề nhức nhối hiện nay. Theo các chuyên gia, thực trạng dịch
chuyển nguồn nhân lực y tế từ tuyến dưới lên tuyến trên, từ nông thôn ra
thành thị, từ y tế công sang tư nhân đang là vấn đề đáng báo động, ảnh hưởng
đến việc đảm bảo số lượng nhân lực tối thiểu ở các cơ sở y tế. Hệ lụy tất
yếu là sự phân bổ nhân lực y tế ngày càng chênh lệch giữa các tuyến. Ngoài
ra còn có sự mất cân đối ở các chuyên ngành. Những ngành "kém hot" thiếu
nhân lực trầm trọng là y học dự phòng, y tế công cộng, nhi, truyền nhiễm, tâm
thần, pháp y, giải phẫu bệnh, lao và phong, thanh tra an toàn vệ sinh
thực phẩm, kỹ thuật viên y tế, kỹ sư chuyên về thiết bị y tế, thống kê y tế,
quản lý bệnh viện [25].


15
1.2.2.4. Chất lượng nhân viên y tế tại Việt Nam
Chất lượng của nhân lực y tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và có thể
được đánh giá tổng quát bằng kết quả đầu ra của hệ thống y tế - tình trạng sức
khoẻ nhân dân. Chất lượng của nhân lực y tế cũng có thể được đánh giá bằng
năng lực chuyên môn và ứng xử có trách nhiệm [8].
Bộ đã phê duyệt “Đề án mời giáo sư, phó giáo sư và chuyên gia ngành
y tế đã nghỉ hưu còn sức khoẻ, tự nguyện tham gia công tác đào tạo, nghiên
cứu khoa học, tư vấn về dịch vụ y tế". Trong thời gian tới, Bộ Y tế có định
hướng triển khai đề án trên ở một số trường đại học, để tăng cường chất lượng

đào tạo và nghiên cứu của nhà trường [26].
Chỉ thị 06 năm 2008 của Bộ Y tế về việc tăng cường chất lượng đào tạo
nhân lực y tế, yêu cầu các cơ sở đào tạo nhân lực y tế, các cơ sở y tế có học
sinh, sinh viên y dược đến thực tập, thực hành phải thực hiện tốt một số công
việc. Cụ thể, phải tuyển sinh theo đúng định mức về số sinh viên/giảng viên,
tỷ lệ sinh viên hệ chính quy trong tổng số sinh viên.. Điều kiện thực hành,
thực tập chuyên môn tại trường phải đạt các quy chuẩn chuyên môn theo quy
định của Bộ Y tế. Điều kiện thực hành, thực tập [27].
Bên cạnh sự gia tăng đáng kể về số lượng nhân lực, nhiều kết quả về
nâng cao chất lượng nhân lực y tế cũng được ghi nhận. Năm 2008 trong tổng
số CBYT nhà nước chỉ còn 7% cán bộ ở trình độ sơ học (gồm điều dưỡng, hộ
sinh, kỹ thuật viên, dược tá). Số CBYT có trình độ học vấn cao đẳng và trung
cấp tổng cộng là 163.322 người, chiếm khoảng 55% tổng số CBYT. Tỷ lệ cán
bộ trình độ đại học chiếm 26%, với số lượng là 77.395 người. Khoảng 2% cán
bộ có trình độ thạc sỹ và 0,4% CBYT có trình độ tiến sỹ. Cơ cấu về bậc học
như vậy đã tiến bộ so với năm 2000, giảm tỷ lệ cán bộ có trình độ sơ học và
dần dần tăng tỷ lệ có trình độ cao hơn. Theo thống kê, số lượng các loại hình
cán bộ công tác trong y tế công lập tăng đáng kể qua các năm từ 344 876 năm


16
2010 [28] lên 424 237 người vào năm 2013 [29]. Số bác sĩ có trình độ đại học
trở lên đã tăng lên khá nhanh, bình quân hằng năm số bác sĩ tăng 6,5%. Theo
nhận định của Tổng cục Thống kê với tốc độ phát triển này, Việt Nam có thể
dễ dàng thực hiện được mục tiêu chiến lược đặt ra là 10 bác sĩ trên một vạn
dân vào năm 2020 và thu hẹp được khoảng cách với các nước trong khu vực.
Với số lượng và trình độ cán bộ y tế như vậy, chúng ta cũng có khả năng đáp
ứng được mục tiêu của Chiến lược kinh tế-xã hội giai đoạn 2011 – 2020 [30].
Theo Nguyễn Việt Thắng năm 2014 ở Hà Tĩnh, hộ sinh có trình độ cao
đẳng và đại học thấp nhất trong các đối tượng đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ

cấp (1.87% so với nhóm còn lại là 98,15%), và chủ yếu là hộ sinh trung cấp
92,8%. Kỹ thuật viên có trình độ trung cấp cao gấp hơn 3 lần cao đẳng và đại
học ( 76,44% so với 23,56%) . Điều dưỡng chủ yếu là trình độ trung cấp
(81,5%) và trình độ trung cấp, sơ cấp (82,76%) cao gấp gần 5 lần trình độ
cao đẳng, đại học (17,24%). Trình độ ĐD/HS/KTV tại các cơ sở y tế có trình
độ trung cấp 82,3% tương đương với trung bình chung toàn quốc 6/2013
(82.25%), Riêng hệ bệnh viện trình độ cao đẳng, đại học chiếm 20,4 % tương
đương trung bình chung toàn quốc năm 2013 là 19.2, không có sau đại học
(toàn quốc 0.4%), so với chương trình hành động của Bộ Y tế đến năm 2015
phải đạt 30% có trình độ cao đẳng, đại học thì đang còn mức thấp[21].
Trong tương lai số lượng sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp sẽ giảm đi
nhiều và ngược lại số sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng sẽ tăng lên đáng kể, do
gần đây nhiều trường trung cấp đã được nâng cấp lên cao đẳng. Với điều kiện
của Việt Nam có thể chấp nhận được tình hình và xu hướng này vào thời điểm
hiện tại. Tuy nhiên trong những năm tới cần nâng tỷ lệ CBYT có trình độ đại
học trở lên cho cả tuyến tỉnh và huyện


×