BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
……..***……..
NGUYỄN HOÀNG KIM NGÂN
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VIÊM LỢI VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU
TRỊ VIÊM LỢI MẢNG BÁM ĐƠN THUẦN CÓ SỬ DỤNG
NƯỚC SÚC MIỆNG CHLOHEXIDINE Ở SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
Khóa 2009-2015
Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ LONG NGHĨA
ThS. ĐẶNG THỊ LIÊN HƯƠNG
HÀ NỘI -2015
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới:
Ban giám hiệu Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội.
Ban lãnh đạo Khoa Nha Trường Đại Học Nantes – Cộng Hoà Pháp.
Ban lãnh đạo Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các thầy cô Bộ môn Nha Chu, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học
Y Hà Nội.
Đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Lê Long Nghĩa
và ThS. Đặng Thị Liên Hương, là người thầy, người cô đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu,
thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm
chương trình Bác sĩ Nha Khoa, Khoa Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Ban Giám hiệu, Phòng y tế, các thầy cô, các em và các bạn sinh viên
trường Đại Học Y Hà Nội đã hợp tác và giúp đỡ em nhiệt tình trong quá trình
nghiên cứu để có số liệu hoàn thành khoá luận.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, các em sinh viên Y5 và các bạn sinh
viên Y6 khoa Răng Hàm Mặt – Trường Đại Học Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi
trong công tác thăm khám và thu thập số liệu cho luận văn tốt nghiệp.
Và cuối cùng con xin chân thành cám ơn cha mẹ, những người đã có
công sinh thành, nuôi dưỡng, cho con tình yêu thương cũng như luôn bên
cạnh giúp đỡ, động viên con trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Sinh viên
Nguyễn Hoàng Kim Ngân
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong các công trình khác.
Sinh viên
Nguyễn Hoàng Kim Ngân
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Cấu tạo giải phẫu và mô học của lợi.......................................................3
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu...............................................................................3
1.1.2. Cấu trúc mô học................................................................................5
1.2. Viêm lợi...................................................................................................7
1.2.1. Khái niệm..........................................................................................7
1.2.2. Phân loại bệnh lợi..............................................................................7
1.2.3. Viêm lợi mảng bám...........................................................................8
1.2.4. Điều trị viêm lợi mạn tính do mảng bám........................................11
1.2.5. Các nghiên cứu về viêm lợi mảng bám...........................................11
1.3. Ứng dụng chlohexidine (CHX) trong điều trị viêm lợi mạn tính do
mảng bám................................................................................................12
1.4. Nghiên cứu về hiệu quả của CHX trong điều trị viêm lợi mạn tính do
mảng bám................................................................................................15
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới...........................................................15
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước.............................................................16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............17
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................17
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.................................................17
2.2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang về tình trạng viêm lợi ở một nhóm sinh
viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2015..........................................17
2.2.2. Nghiên cứu can thiệp sử dụng nước súc miệng chứa chlohexidine ở
nhóm đối tượng nghiên cứu mắc viêm lợi mảng bám đơn thuần. 19
2.2.3. Cỡ mẫu............................................................................................19
2.2.4. Chọn mẫu........................................................................................20
2.2.5. Nội dung nghiên cứu.......................................................................20
2.2.6. Biến số nghiên cứu..........................................................................29
2.3. Xử lý số liệu..........................................................................................30
2.4. Sai số và cách khắc phục.......................................................................30
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................32
3.1. Phần đặc trưng cá nhân.........................................................................32
3.2. Đặc điểm lâm sàng viêm lợi ở một nhóm sinh viên trường Đại học Y
Hà Nội năm 2015....................................................................................32
3.3. Hiệu quả điều trị ở nhóm đối tượng nghiên cứu mắc viêm lợi mảng bám
đơn thuần có sử dụng nước súc miệng chứa chlohexidine......................36
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................38
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu mô tả cắt ngang..........................................38
4.2. Đặc điểm lâm sàng viêm lợi mảng bám (VLMB) đơn thuần ở một
nhóm sinh viên trường Đại Học Y Hà Nội năm 2015.............................38
4.3. Hiệu quả điều trị ở nhóm đối tượng nghiên cứu mắc viêm lợi mảng bám
đơn thuần có sử dụng nước súc miệng chứa chlohexidine......................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Quy ước về chỉ số QHI và điểm số Navy biến đổi.........................24
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số DI-S.....................................................25
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số CI-S.....................................................26
Bảng 2.4. Mức độ đánh giá chỉ số DI-S và CI-S.............................................26
Bảng 2.5. Mức độ đánh giá chỉ số OHI-S.......................................................26
Bảng 2.6. Quy ước về chỉ số GI......................................................................27
Bảng 2.7. Mức độ đánh giá chỉ số lợi GI........................................................28
Bảng 2.8. Quy ước kết quả hệ số tương quan..................................................29
Bảng 3.1. Đặc trưng cá nhân của 108 sinh viên..............................................32
Bảng 3.2. Tỷ lệ viêm lợi mảng bám đơn thuần theo mức độ viêm lợi............33
Bảng 3.3. Tỷ lệ sinh viên viêm lợi sau điều trị 1 tuần và sau 2 tuần...............36
Bảng 3.4. Chỉ số lợi (GI) trung bình trước điều trị và sau điều trị 1 tuần và
sau 2 tuần......................................................................................36
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ viêm lợi mảng bám đơn thuần nhóm nghiên cứu..............32
Biểu đồ 3.2. Liên quan giữa mức độ viêm lợi mảng bám đơn thuần và mức
độ cặn bám.....................................................................................33
Biểu đồ 3.3. Liên quan giữa mức độ viêm lợi và mức độ cao răng................34
Biểu đồ 3.4. Liên quan giữa mức độ viêm lợi và tình trạng mảng bám..........35
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu lợi .....................................................................................3
Hình 1.2. Viêm lợi mạn tính do mảng bám ......................................................8
Hình 1.3. Bản đồ bệnh quanh răng toàn cầu....................................................11
Hình 1.4. Phân tử Chlorhexidine ....................................................................13
Hình 2.1. Ghế khám răng................................................................................20
Hình 2.2. Dụng cụ khám..................................................................................20
Hình 2.3. Sonde MSC.....................................................................................20
Hình 2.4. Nhuộm màu mảng bám...................................................................21
Hình 2.5. Nước súc miệng Pedentex...............................................................21
Hình 2.6. Phân loại chỉ số mảng bám theo QHI .............................................24
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm lợi là một nhóm bệnh, trong đó bệnh có tỷ lệ mắc cao là viêm lợi
mảng bám, là những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng. Tỷ lệ viêm lợi chiếm
khá cao không chỉ ở lứa tuổi nhỏ mà còn ở độ tuổi của người trưởng thành:
Theo số liệu điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 1999-2001 thì tỷ lệ
mắc bệnh viêm lợi, bệnh quanh răng ở lứa tuổi 6-8 tuổi là 42,7%; lứa tuổi 1517 là 67% và lứa tuổi trên 45 là 93% [1]. Bệnh thường dễ chẩn đoán và dễ
điều trị khi ở mức độ nhẹ, nhưng lại ít được quan tâm chú ý. Chỉ tới khi bệnh
chuyển sang giai đoạn nặng có chảy máu hay tiến triển thành viêm quanh
răng, bệnh mới được chú ý đến.
Viêm lợi mảng bám là tổn thương viêm mạn tính xảy ra ở tổ chức phần
mềm xung quanh răng. Tổn thương chỉ khu trú ở lợi, không ảnh hưởng đến
xương ổ răng, dây chằng quanh răng và xương răng. Khi viêm xâm nhập sâu
xuống các phần khác của vùng quanh răng thì tiến triển thành bệnh viêm
quanh răng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh quanh răng, một trong những yếu tố
bệnh căn chính là sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám. Viêm lợi mạn
tính liên quan đến sự có mặt của mảng bám, cao răng và theo đó đặc điểm của
bệnh là tiến triển chậm. Tuy nhiên, khi có các yếu tố thuận lợi, bệnh sẽ tiến
triển nhanh và phá huỷ mạnh vùng quanh răng.
Nước súc miệng có chứa chlohexidine đã được chứng minh là biện
pháp hỗ trợ tốt cho vệ sinh răng miệng nói chung và điều trị viêm nha chu nói
riêng [2]. Vì vậy, chlohexidine không chỉ được sử dụng rộng rãi trong nước và
nước ngoài mà còn được coi là tiêu chuẩn [3] dùng để so sánh các loại nước
súc miệng khác.
2
Từ những thực tiễn trên, tôi tiến hành việc nghiên cứu “Đặc điểm lâm
sàng viêm lợi và hiệu quả điều trị viêm lợi mảng bám đơn thuần có sử
dụng nước súc miệng chlohexidine ở sinh viên trường Đại học Y Hà Nội”
với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng viêm lợi ở một nhóm sinh viên trường Đại học Y
Hà Nội năm 2015.
2. Nhận xét hiệu quả điều trị ở nhóm đối tượng nghiên cứu mắc viêm lợi
mảng bám đơn thuần có sử dụng nước súc miệng chứa chlohexidine.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Cấu tạo giải phẫu và mô học của lợi:
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu:
Men răng
Ngà răng
Lợi tự do (Lợi viền)
Lợi dính
Xương ổ răng
Xương vỏ
Xương xốp
Đường nối niêm mạc-lợi
Tuỷ răng
Niêm mạc xương
Dây chằng quanh răng
Xi măng chân răng
Hình 1.1. Giải phẫu lợi [10].
Lợi là một phần của niêm mạc miệng, bao quanh cổ răng và che phủ
xương ổ. Lợi được gắn với bề mặt răng bởi biểu mô kết nối (là biểu mô liên
tục với biểu mô rãnh lợi, trải dài từ đáy của rãnh lợi đến đường nối mencement). Theo giải phẩu định khu, lợi được chia thành 3 vùng [5]:
- Lợi viền,
- Lợi dính,
- Nhú lợi (nằm giữa các răng kế cận nhau),
Lợi tự do bao gồm lợi viền và nhú lợi.
4
1.1.1.1. Lợi viền:
Mặt trong, lợi viền là phần lợi không dính vào răng, ôm sát cổ răng và
cùng với cổ răng tạo rãnh lợi sâu khoảng 0,5-3mm (như vậy, rãnh lợi là
khoảng giới hạn giữa răng và lợi tự do, có đáy là biểu mô kết nối).
Mặt ngoài, lợi viền giới hạn từ đỉnh lợi viền đến rãnh dưới lợi tự do
(rãnh dưới lợi tự do là đường lõm cạn trên bề mặt lợi phân chia lợi tự do và
lợi dính, vị trí của rãnh dưới lợi tự do thường tương ứng với đáy rãnh lợi) [5].
1.1.1.2. Lợi dính:
Mặt trong, lợi dính có hai phần: phần lợi ở trên bám dính vào chân răng
khoảng 1,5mm gọi là vùng bám dính và phần bám vào mặt ngoài xương ổ
răng ở dưới [5].
Mặt ngoài, lợi dính giới hạn từ rãnh dưới lợi tự do đến đường tiếp nối
niêm mạc lợi (là đường lượn cong hình vỏ sò và phân chia lợi sừng hoá và
niêm mạc xương ổ). Ngoài ra, sự thay đổi về chiều cao của lợi dính (từ 19mm) phụ thuộc vào vùng răng và có khuynh hướng tăng theo tuổi.
Mặt ngoài lợi dính và lợi tự do đều được phủ lớp biểu mô sừng hoá [5].
1.1.1.3. Nhú lợi:
Nhú lợi là phần lợi lấp đầy khoảng trống giữa các răng kế cận nhau, nằm
bên dưới tiếp điểm của hai răng. Mỗi nhú lợi sinh lý có hình dạng kim tử tháp.
Nhú lợi gồm có nhú lợi trong và nhú lợi ngoài và được nối liền nhau
bằng yên lợi cong lõm theo chiều ngoài trong.
Lợi bảo bệ vùng quanh răng. Mô liên kết của biểu mô sừng hoá đảm
bảo sự trương lực của mô lợi và cho phép lợi dính vào răng và xương ổ. Hơn
nữa, mô liên kết tiết ra dịch lợi để làm sạch cơ học rãnh lợi và túi lợi. Dịch lợi
chứa kháng thể và có đặc tính chống khuẩn [5].
5
1.1.2. Cấu trúc mô học:
Lợi bao gồm các thành phần biểu mô lợi, mô liên kết và lớp nền [4].
1.1.2.1. Biểu mô lợi:
Biểu mô lợi gồm 3 loại:
Biểu mô lợi miệng: Là phần biểu mô của lợi ở phía hốc miệng, phủ
bề mặt lợi viền và lợi dính. Phần biểu mô này hoàn toàn đồng nhất về bề dày
và bản chất. Biểu mô lợi miệng gồm 4 lớp tế bào từ trong ra ngoài:
- Lớp đáy: tạo bởi tế bào hình khối lập phương, là lớp sâu nhất.
- Lớp gai: nó bao gồm tế bào nhiều cạnh.
- Lớp hạt: những tế bào dẹt, nó bao gồm các hạt basophiles chiếm ưu
thế trong tế bào chất.
- Lớp sừng: lớp bề mặt.
Sừng hoá là quá trình tế bào đáy biến đổi dần dần với đặc tính di
chuyển từ từ lên bề mặt.
Tế bào biểu mô liên kết với nhau nhờ vào thể nối trong khi tế bào đáy
liên kết lớp đáy nhờ vào bán thể nối.
Biểu mô rãnh lợi: phủ bề mặt rãnh lợi, có cấu trúc tương tự biểu mô
lợi miệng ngoại trừ các tế bào bề mặt không sừng hoá hoàn toàn.
Biểu mô kết nối: là biểu mô liên tục với biểu mô rãnh lợi, trải dài từ
đáy của rãnh lợi đến đường nối men - cement. Phần biểu mô này dính vào mặt
răng tạo ra bám dính biểu mô. Biểu mô này không sừng hoá, có 15 - 20 lớp tế
bào ở đáy rãnh lợi đến 1 - 2 lớp ở phía cổ răng.
1.1.2.2. Lớp nền:
Dựa vào kính hiển vi photon, nó xuất hiện như một lớp màng nền dày
6
từ 1-2 µm. Nhiều tác giả nghĩ rằng nó giữ vai trò là chất nền phục vụ liên kết
giữa biểu mô và mô liên kết.
Quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho phép phân biệt 2 vùng hình
thành lớp nền:
- Lamina densa: vùng ngoài đặc quay về mô liên kết.
- Lamina lucida: vùng trong quay về biểu mô.
1.1.2.3. Mô liên kết:
Mô liên kết lợi dày đặc và nhiều sợi, nó bao gồm 2 lớp: một lớp nhú
mô liên kết dạng ngón tay đan xen vào nhau, trải dài và song song với bề mặt
lợi và một lớp hình lưới kế cận màng xương ổ.
Mô liên kết bao gồm những sợi collagen góp phần tạo bám dính liên
kết. Gồm 3 nhóm chính:
- Nhóm lợi: gồm 3 bó từ cement đến lợi viền, lợi dính và màng xương
ở mặt ngoài xương ổ.
- Nhóm vòng: vòng hay bán vòng bao quanh răng, toả từ viền lợi đến
mào xương ổ.
- Nhóm ngang vách: sợi băng qua mô liên kết lợi giữa 2 răng, gắn
cement trên mào xương ổ của răng này với cement trên mào xương ổ của răng
kế cận.
Mô liên kết có những khoảng liên khe trong đó có tế bào, mạch máu và
những đám rối thần kinh.
- Tế bào: phần lớn là nguyên bào sợi, có dạng thoi hay dạng sao. Ngoài
ra, có chứa các dưỡng bào, lympho bào, bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu đơn
nhân lớn và đại thực bào.
- Mạch máu: phong phú,
7
- Thần kinh: những nhánh thần kinh không có bao myelin chạy trong
mô liên kết, chia nhánh tới tận lớp biểu mô.
1.2. Viêm lợi:
1.2.1. Khái niệm:
Viêm lợi là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh quanh răng, có thể
xảy ra ở bất kỳ người nào bất kỳ độ tuổi nào.
Viêm lợi là tình trạng viêm của mô lợi, nó chỉ ảnh hưởng tới mô quanh
răng bề mặt bao gồm lớp biểu mô bên ngoài, lớp mô liên kết kế cận và không
ảnh hưởng tới xương ổ, dây chằng nha chu, màng nha chu hay cement răng [7].
Năm 1965, dựa vào kết quả nghiên cứu viêm lợi thực nghiệm ở người,
Loe đã chứng minh vi khuẩn tập trung cao trên bề mặt răng là nguyên nhân
chính gây ra viêm lợi. Hơn thế, nếu loại trừ được nguyên nhân vi khuẩn, viêm
lợi là bệnh có thể hoàn nguyên.
Chỉ số lợi cho phép đánh giá mức độ viêm lâm sàng của lợi tự do.
Chỉ số cao răng, mảng bám là chỉ số được dùng để đánh giá khả năng vệ
sinh răng miệng [8].
1.2.2. Phân loại bệnh lợi:
Phân loại theo hội nghị quốc tế về các bệnh quanh răng năm 1999.
Các bệnh lợi do mảng bám:
Có 4 thể loại khác nhau:
1/ Viêm lợi chỉ do mảng bám răng (không có/có các yếu tố tại chỗ phối hợp).
2/ Các bệnh lợi bị biến đổi bởi các yếu tố toàn thân:
- Liên quan hệ thống nội tiết (tuổi dậy thì/ chu kỳ kinh nguyệt),
- Viêm lợi ở người mang thai (viêm lợi/ u hạt),
8
- Viêm lợi liên quan đến bệnh lý đái tháo đường,
- Viêm lợi liên quan đến bệnh về máu,
3/ Các bệnh lợi do dùng thuốc.
4/ Các bệnh lợi ảnh hưởng bởi suy dinh dưỡng.
1.2.3. Viêm lợi mảng bám:
Viêm lợi mạn tính do mảng bám là một bệnh lợi thường gặp nhất trên
lâm sàng.
Hình 1.2. Viêm lợi mạn tính do mảng bám [10].
1.2.3.1. Những dấu hiệu đặc trưng của viêm lợi:
Vị trí viêm:
Những nơi có kích thích tại chỗ (vi khuẩn, cao răng, thức ăn,..). Viêm
lợi có thể xảy ra trên một răng, một nhóm răng hay toàn bộ hai hàm [5].
Chảy máu lợi:
Chảy máu tự nhiên hay chảy máu khi thăm cây probe vào rãnh lợi. Đây
là triệu chứng đặc hiệu trong chẩn đoán bệnh viêm lợi, thậm chí có ý nghĩa
trong việc chẩn đoán sớm bệnh để phục vụ cho việc dự phòng không để bệnh
tiến triển nặng hơn.
9
Ngoài ra, người ta còn phân biệt chảy máu lợi do những nguyên nhân
tại chỗ và do những nguyên nhân toàn thân.
Chảy máu lợi do nguyên nhân tại chỗ được chia thành chảy máu mạn
tính (do viêm mạn tính và tái phát khi có sự đụng chạm vào lợi) và chảy máu
cấp tính (do viêm lợi cấp tính hay do lợi bị chấn thương đột ngột).
Chảy máu lợi do nguyên nhân toàn thân:
Bệnh toàn thân thường là các bệnh về máu (ví dụ như dị tật ở mạch
máu, bệnh rối loạn tiểu cầu, chứng giảm prothrombin huyết, thiếu vitamin
K,..). Ngoài ra, chảy máu lợi có thể xảy ra theo chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ
hay do cơ thể suy yếu.
Chảy máu tự nhiên không do yếu tố cơ học nào hay do kích thích nhỏ
nhưng lợi chảy máu nhiều khó kiểm soát [4].
Thay đổi màu sắc:
Đây là một trong những triệu chứng đặc hiệu trong việc chẩn đoán
bệnh. Lợi từ màu hồng nhạt chuyển sang màu đỏ, đỏ sẫm, đỏ xanh xám.
Lợi đỏ hơn: khi có sự gia tăng mạch máu và giảm độ sừng hoá.
Lợi đỏ sẫm hay đỏ xanh: khi bị viêm mạn, máu ứ dịch, chậm tuần
hoàn giảm oxy huyết.
Lợi đỏ thắm: lợi bị viêm cấp.
Ngoài ra, lợi có thể bị nhiễm sắc kim loại hay đổi màu do bệnh toàn thân [4].
Thay đổi về kích thước của lợi:
Viêm lợi làm tăng kích thước của lợi và có thể gây xuất hiện túi lợi giả
(không có sự di chuyển của biểu mô kết nối) do sự sưng nề của bờ lợi hay nhú
lợi ở cả mặt ngoài và trong [4].
Thay đổi tính săn chắc của lợi:
10
Lợi bình thường chắc và đàn hồi. Khi bị viêm, lợi không còn săn chắc và
trong lâm sàng, khi dùng cây probe ấn vào lợi dính, sau khi thả dụng cụ, lợi
không đàn hồi lại ngay mà lõm lâu tới 30 giây trước khi trở lại bình thường [4].
Thay đổi hình dạng của lợi:
Lợi bình thường có hình vỏ sò, có rãnh lõm ở giữa mặt ngoài nhú lợi,
bờ lợi trông như rìa lưỡi dao bao quanh bề mặt răng. Khi bị viêm, bờ lợi và
nhú lợi bị phù nề trông như rìa lưỡi dao cùn [4].
Đau:
Viêm lợi thường không đau nhưng ở giai đoạn cấp gây đau [4].
1.2.3.2. Các giai đoạn của viêm lợi mạn tính:
Khi lợi bình thường, trong lớp biểu mô bám dính và rãnh lợi có ít bạch
cầu đa nhân trung tính, một ít đại thực bào và tương bào.
Khi lợi bị viêm, lợi trải qua 3 giai đoạn [4]:
Giai đoạn I (sang thương khởi đầu): 2 - 4 ngày.
Vi khuẩn và sản phẩm của vi khuẩn có trong mảng bám ở rãnh lợi và cổ
răng phá huỷ lớp biểu mô và cầu nối liên bào, tạo đường vào tấn công mô liên
kết bên dưới.
Mạch máu giãn nở dẫn đến thoát dịch lợi.
Có sự viêm của mạch máu phía dưới biểu mô kết nối. Bạch cầu từ
mạch máu di chuyển đến xung quanh thành mạch, sát với lớp biểu mô kết nối.
Nếu viêm vẫn tiếp tục, sẽ tạo ra sang thương.
Mất collagen xung quanh thành mạch.
Giai đoạn II (sang thương sớm): 4 - 7 ngày.
Mạch máu tăng sinh.
11
Gia tăng số lượng đại thực bào, lympho T, B, Plasmocyte, Mastocyte ở
mô liên kết (sự thâm nhiễm tế bào lympho chiếm phần lớn).
Gia tăng sự phá huỷ collagen.
Lợi đỏ và chảy máu khi thăm khám.
Giai đoạn III (sang thương xác lập): 14 - 21ngày.
Mạch máu tăng sinh và bị ứ nghẽn.
Bào tương chiếm ưu thế và tập trung sát biểu mô kết nối và biểu mô
rãnh lợi (sự thâm nhiễm của bào tương).
Phần lớn sợi collagen bị phá huỷ, chưa có sự tiêu xương.
Có sự dày lên của biểu mô của túi làm mất sự tiếp xúc với bề mặt răng,
cho phép vi khuẩn di chuyển về phía chóp. Nếu không can thiệp, sẽ có tổn
thương nặng và chuyển sang viêm nha chu.
1.2.4. Điều trị viêm lợi mạn tính do mảng bám:
1) Lấy cao răng và làm nhẵn bề mặt răng.
2) Đánh bóng răng.
3) Loại bỏ các yếu tố tại chỗ gây tích tụ mảng bám.
4) Kiểm soát mảng bám răng: Đảm bảo quá trình thực hiện của bệnh
nhân trong việc thực hiện vệ sinh răng miệng:
Xúc miệng bằng dung dịch chlorhexidine 0,12% 2-3 tuần.
Hướng dẫn bệnh nhân chải răng đúng kỹ thuật và thời điểm đánh răng.
Chọn bàn chải đánh răng phù hợp.
Sử dụng nước súc miệng.
Khám răng định kỳ và lấy cao răng 2 lần/năm.
1.2.5. Các nghiên cứu về viêm lợi mảng bám:
Quốc tế:
12
Hình 1.3. Bản đồ bệnh quanh răng toàn cầu.
(Periodontal disease word map – WHO 2004)
Tỷ lệ viêm lợi ở người trưởng thành trên thế giới là 50-90% [13].
Ở Pháp, theo nghiên cứu của ICSII thực hiện bởi Hiệp hội Nha Khoa
Pháp (ADF), trên 80% người trưởng thành từ 35-44 tuổi bị các bệnh
quanh răng [13].
Tại các nước châu Á, tỷ lệ viêm lợi lứa tuổi 15-19 như sau:
Ấn Độ: 96% (1989); Nepal: 99% (1986); Thái Lan: 100% (1981); Nhật
Bản: 88% (1987).
Trong nước:
Theo điều tra sức khoẻ răng miệng (SKRM) toàn quốc ở Việt Nam
1999-2000 của Trần Văn Trường và Lâm Ngọc Ấn, tỷ lệ viêm lợi của
cả nước như sau [1].
Tuổi
12
15
35-44
Cả nước
95%
95,6%
99,26%
TP. Hà Nội
84%
96%
92%
TP. HCM
100%
96%
100%
Cao Bằng
88%
92%
100%
Theo nghiên cứu của Trần Văn Dũng, tỷ lệ người dân ở Huế mắc bệnh
viêm nha chu là 80,1% [14].
13
1.3. Ứng dụng chlohexidine (CHX) trong điều trị viêm lợi mạn tính do
mảng bám:
Lịch sử và nghiên cứu tác dụng của CHX:
Năm 1969, Schroeder phát hiện khả năng CHX trong việc ngăn sự hình
thành mảng bám vi khuẩn [15].
Năm 1970, Loe và Schiott thực hiện các nghiên cứu hoàn chỉnh. Các
tình nguyện viên không đánh răng và chỉ súc miệng 2 lần mỗi ngày bằng dung
dịch chlorhexidine gluconate trong 60 giây mỗi lần. Kết quả cho thấy khi
dùng CHX, mảng bám vi khuẩn bị chặn phát triển và ngăn sự tiến triển của
viêm lợi [16].
Dược lý và cơ chế hoạt động của CHX:
Theo Wady và Addy nghiên cứu năm 1989, CHX có phổ kháng khuẩn
rộng, đối với vi khuẩn Gram dương và Gram âm, nấm, và virus ưa lipid [17].
CHX có 3 dạng: digluconate, acetate, và hydrochloride. Các loại sản
phẩm để sử dụng trong miệng là muối digluconate.
CHX là một phân tử đối xứng gồm 4 vòng chlorophenyl và 2 nhóm
biguanide nối bởi một cầu hexamethylene ở giữa. CHX có tính bazơ với 2
cation ở hai bên đầu cầu hexamethylene. Chính nhờ đặc tính cation này, CHX
giảm khả năng thấm qua niêm mạc, kể cả biểu mô đường tiêu hoá [17], [18].
Hình 1.4. Phân tử Chlorhexidine [17].
Cơ chế hoạt động của CHX:
14
CHX kháng khuẩn bằng cách tác động lên màng tế bào vi khuẩn.
Ở nồng độ thấp, CHX làm tăng tính thấm màng tế bào vi khuẩn và
đứt gãy sự liên kết giữa các thành phần trong tế bào vi khuẩn.
Ở nồng độ cao CHX có thể gây kết tủa tế bào chất và làm chết tế bào
vi khuẩn.
Khi súc miệng, CHX bám vào mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng.
Một cation của phân tử bám lên màng, cation còn lại vẫn tự do và tương
tác với vi khuẩn, ngăn không cho vi khuẩn trong miệng bám thêm lên
màng [17], [19].
Chỉ định dung dịch súc miệng: Điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ trong
khoang miệng và sát khuẩn sau phẫu thuật.
Chống chỉ định: Có tiền sử quá mẫn cảm với CHX và các thành
phần của thuốc.
Các dạng thuốc CHX:
Kem bôi: kem chlorhexidine 1% được dùng trên mặt răng bằng cách
bôi trực tiếp hay dùng máng nhựa (tên thị trường: Metrogyl dental).
Dạng dung dịch xịt: dung dịch 0,2% dạng xịt hay dùng cho người
không tự súc miệng được.
Dạng dung dịch bôi vec ni: dung dịch 0,2% hoặc 0,12% bôi bề
mặt răng rồi thổi khô để phòng sâu răng.
Dung dịch súc miệng: dung dịch 0,12% dùng cho người có khả năng tự
súc miệng được. Có thể pha loãng hay không pha loãng tuỳ theo nhà sản xuất.
Nồng độ, liều lượng và hướng dẫn sử dụng:
15
o Sử dụng CHX là biện pháp hỗ trợ cho vệ sinh răng miệng
chứ không thay thế việc chải răng. Vì vậy, súc miệng bằng chlohexidine
gluconate 0,12%15ml hai lần mỗi ngày sau khi đánh răng.
o Đo liều lượng sử dụng bằng cốc cung cấp thuốc, pha hay không pha
tuỳ theo hãng sản xuất. Khi súc, giữ trong miệng ít nhất 30 giây sau đó nhổ ra,
không nuốt nước súc miệng.
o Sau khi sử dụng, chlohexidine gluconate có thể để lại hương vị khó
chịu trong miệng nhưng không không nên rửa miệng lại bằng nước vì có thể
rửa sạch thuốc và làm giảm hiệu quả của thuốc. Ngoài ra, tránh ăn uống hoặc
đánh răng lại sau khi sử dụng thuốc.
o Ngưng sử dụng thuốc sau 4 tuần.
Một số tác dụng phụ chính của CHX trong miệng:
Sử dụng CHX kéo dài dẫn tới thay đổi hệ vi sinh vật trong miệng
nhưng sẽ trở lại bình thường sau khi dừng sử dụng [18].
Để lại trên răng những vết dính màu nâu đen gây mất thẫm mỹ.
CHX có mùi vị khó chịu sau khi sử dụng và giảm cảm giác vị giác.
Sử dụng CHX hàm lượng cao có thể làm mỏng biểu mô niêm mạc
miệng (dùng 15 ml dung dịch nồng độ 0,12% không có tác dụng phụ này)
[20]. Có thể kích ứng tuyến nước bọt mang tai.
Ngưng sử dụng thuốc và đến nha sĩ ngay nếu xuất hiện đốm trắng hay
mụt ở miệng, môi, loét miệng.
1.4. Nghiên cứu về hiệu quả của CHX trong điều trị viêm lợi mạn tính do
mảng bám:
Có nhiều nghiên cứu về việc dùng hóa chất, đặc biệt là dùng CHX, để
16
kiểm soát mảng bám, phục vụ cho điều trị bệnh viêm lợi và viêm nha chu.
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới:
Năm 1989, Banting và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng của nước súc
miệng chứa CHX 0,12% trong 2 năm trên 456 đối tượng. Kết quả thu được
cho thấy mảng bám và viêm lợi giảm trung bình là 60% và độ sâu của túi
giảm 9mm/đối tượng nghiên cứu [21].
Năm 1999, G.Ciancio làm nghiên cứu về hiệu quả CHX trong điều trị
viêm nha chu dưới dạng sử dụng “Perio Chip” đặt vào túi nha chu. Kết quả
cho thấy sự giảm độ sâu túi trung bình là 30% so với phương pháp điều trị
truyền thống. Đây là sự khác biệt rất có ý nghĩa [22], [23].
Năm 2007, nghiên cứu của Slot DE và cộng sự về hiệu quả của gel
CHX 0,12% trong ngăn ngừa mảng bám trên 96 đối tượng không đánh răng
trong 3 ngày. Những đối tượng được chia thành 3 nhóm, 1 nhóm cho gel CHX
0,12% vào máng và áp lên răng, nhóm tiếp theo áp dụng tương tự nhưng thay
bằng thuốc đánh răng và nhóm cuối súc miệng bằng dung dịch CHX 0,12%
trong 3 ngày. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa khi sử dụng
gel CHX 0,12% và thuốc đánh răng nhưng nước súc miệng chứa CHX 0,12%
lại cho kết quả vượt trội hơn trong việc ngăn ngừa hình thành mảng bám (p
=0,0006) [24].
Năm 2013, Goutham BS và cộng sự nghiên cứu so sánh hiệu quả của
nước súc miệng CHX và Listerine trong kiểm soát mảng bám và điều trị viêm
lợi. Nghiên cứu được thực hiện trên 150 đối tượng trong 2 tháng. Kết quả cho
thấy cả 2 dung dịch đều có tác dụng làm giảm mảng bám và viêm lợi, nhưng
nước súc miệng CHX cho tác dụng tốt hơn Listerine [25].
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu khác so sánh tác dụng giữa