Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của điện CHÂM kết hợp với bài tập MC KENZIE TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VÙNG THẮT LƯNG DO THOÁI hóa cột SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 108 trang )

B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
-----***-----

NGUYN TH LUN

ĐáNH GIá TáC DụNG CủA ĐIệN CHÂM KếT
HợP
VớI BàI TậP MC KENZIE TRÊN BệNH NHÂN
ĐAU
VùNG THắT LƯNG DO THOáI HóA CộT
SốNG
Chuyờn ngnh : Y hc c truyn
Mó s

: 60720201

LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
TS. NG MINH HNG


HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, tôi xin chân thành cảm
ơn Ban Giám hiệu, phòng đào tạo Sau đại học, khoa Y học cổ truyền –
trường Đại học Y Hà Nội, ban giám đốc Bệnh viên Y Dược cổ truyền
Thanh Hóa đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.


Tôi xin bầy tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Đặng Minh
Hằng, người thầy luôn tâm huyết với các thế hệ học viên, đã trực tiếp dạy dỗ,
chỉ bảo, giúp đỡ và luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình
học tập, làm việc và thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Thu Hà – Trưởng khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội người thầy đã tận
tình chỉ bảo và cho tôi những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ và những người
thân trong gia đình tôi, bạn bè đồng nghiệp, đã luôn cảm thông, động viên,
giúp đỡ tôi trong thời gian học cao học cũng như hoàn thành luận văn này
Một lần nữa tôi xin trân trọng ghi nhận, biết ơn những tình cảm công
lao ấy!
Hà Nội, Ngày….Tháng….Năm…
Học Viên


Nguyễn Thị Luân

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Luân, học viên lớp Cao học 24, Trường Đại
học Y Hà Nội, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Đặng Minh Hằng
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào
khác đã được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính
xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của
cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.


Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Luân


CHỮ VIẾT TẮT

BN
CSTL
CT-Scanner
ĐTL
MRI
N0
N15
N30
Nhóm C
Nhóm NC
OSWESTRY

Bệnh nhân
Cột sống thắt lưng
Computed Tomography Scanner (chụp cắt lớp vi tính)
Đau thắt lưng
Magnetic Resonance Imaging (cộng hưởng từ)
Thời điểm trước điều trị
Thời điểm sau 15 ngày điều trị
Thời điểm sau 30 ngày điều trị
Nhóm chứng
Nhóm nghiên cứu

Oswestry Low Back Pain Disability Questionaire (Bảng

THCS
TVĐĐ
VAS

Oswestry đánh giá chức năng cột sống)
Thoái hóa cột sống
Thoát vị đĩa đệm
Visual Alnalog Scale

VLTL
YHCT
YHHĐ

( Thang điểm nhìn đánh giá mức độ đau)
Vật lý trị liệu
Y học cổ truyền
Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3


1.1. TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHẪU CỘT SỐNG THẮT LƯNG.................3
1.1.1. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu đốt sống.

4

1.1.2. Đĩa đệm thắt lưng – Đĩa gian đốt sống . 4
1.1.3. Các dây chằng cột sống thắt lưng. 5
1.1.4. Các mạch máu và thần kinh đĩa đệm.
1.1.5. Thần kinh cột sống thắt lưng.

5

6

1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG THEO YHHĐ.....6
1.2.1. Định nghĩa

6

1.2.2. Nguyên nhân của đau vùng thắt lưng
1.2.3. Cơ chế đau

6

7

1.2.4. Thoái hóa cột sống thắt lưng

8


1.2.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của đau cột sống thắt lưng
do thoái hóa.
1.2.6. Chẩn đoán

10
12

1.2.7. Điều trị. 13
1.3. ĐAU VÙNG THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG THEO Y
HỌC CỔ TRUYỀN......................................................................................15
1.3.1. Bệnh danh

15

1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh .
1.3.3. Các thể bệnh theo YHCT.

15

16

1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN CHÂM.........................................................19
1.4.1. Định nghĩa

19

1.4.2. Cơ chế tác dụng của điện châm.

19



1.4.3. Chỉ định và chống chỉ định 20
1.4.4. Tai biến thường gặp và xử trí

21

1.4.5. Kỹ thuật bổ tả của điện châm.

21

1.5. TỔNG QUAN VỀ TẬP VẬN ĐỘNG CỐT SỐNG THEO YHHĐ......22
1.5.1. Vài nét về Mckenzie. 22
1.5.2. Bài tập Mckenzie.

23

1.6. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐÃ LÀM
TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU VÙNG THẮT LƯNG........................................24
1.6.1. Các nghiên cứu sử dụng vật lý trị liệu.

24

1.6.2. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp không dùng thuốc của YHCT.
25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU. 28
2.1.1. Bộ dụng cụ điện châm.

28


2.1.2. Đèn Hồng ngoại: Là đèn INFRARED LAMP -250W của công ty
thương mại TNE.

28

2.1.3. Bài tập McKenzie : Theo phụ lục 5

28

2.2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU....................28
2.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 28
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân. 28
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ. 29
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................30
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. 30
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu. 30
2.3.3. Quy trình nghiên cứu.

32

2.3.4. Phương pháp đánh giá.

33

2.2.5. Xử lý số liệu

39


2.2.6. Đạo đức nghiên cứu 39

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG............................................................40
3.2. KẾT QUẢ SAU ĐIỀU TRỊ..................................................................43
3.3. NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ. 51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
54
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU...........................54
4.1.1. Đặc điểm về tuổi.
54
4.1.2. Đặc điểm về giới.
55
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp. 56
4.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh. 57
4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ................................................58
4.2.1. Sự cải thiện mức độ đau. 58
4.2.2. Sự cải thiện về tầm vận đông CSTL.
61
4.2.3. Sự cải thiện độ giãn CSTL. 62
4.2.4. Sự cải thiện nghiệm pháp tay đất. 62
4.2.5. Bàn về sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày. 64
4.2.6. Bàn về kết quả điều trị chung.
65
4.3.7. Bàn về các tác dụng không mong muốn. 66
4.3. BÀN VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ. 67
4.3.1. Sự ảnh hưởng của tuổi đến kết quả điều trị.
67
4.3.2. Sự ảnh hưởng của nghề nghiệp đến kết quả điều trị. 67
4.3.3. Sự ảnh hưởng của thời gian mắc bệnh đến kết quả điều trị. 67
4.3.4. Sự ảnh hưởng của thời gian mắc bệnh đợt này đến kết quả điều trị.
68

4.3.5. Bàn về khả năng phòng bệnh của phương pháp tập luyện McKenzie.
68
KẾT LUẬN

70

KIẾN NGHỊ72
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1:

Cách tính điểm và phân loại mức độ đau....................................35

Bảng 2.2:

Cách tính điểm và phân loại mức độ giãn cột sống....................35

Bảng 2.3.

Cách tính điểm và phân loại khoảng cách tay đất......................36

Bảng 2.4:

Cách tính điểm và phân loại độ gấp cột sống.............................37


Bảng 2.5:

Cách tính điểm và phân loại độ duỗi cột sống............................37

Bảng 2.6:

Cách tính điểm và đánh giá chức năng sinh hoạt.......................38

Bảng 2.7

Đánh giá mức độ co cơ...............................................................38

Bảng 2.8:

Đánh giá hiệu quả điều trị chung................................................39

Bảng 3.1:

Phân bố bệnh nhân theo tuổi.......................................................40

Bảng 3.2:

Phân bố giới tính.........................................................................40

Bảng 3.3:

Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.........................................41

Bảng 3.4:


Phân bố thời gian mắc bệnh........................................................41

Bảng 3.5:

Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh đợt này.................41

Bảng 3.6:

Đặc điểm bệnh lý trước điều trị của hai nhóm............................42

Bảng 3.7:

Hiệu quả giảm đau qua từng thời điểm điều trị..........................43

Bảng 3.8:

Sự cải thiện tầm vận động duỗi qua từng thời điểm điều trị.......45

Bảng 3.9:

Sự Cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng (Schӧber) qua từng thời
điểm điều trị................................................................................46

Bảng 3.10: Sự cải thiện nghiệm pháp tay đất qua từng thời điều trị.............46
Bảng 3.11: Biến đổi co cơ vùng bị bệnh sau điều trị....................................48
Bảng 3.12: Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày...............................48
Bảng 3.13: Kết quả điều trị chung sau 15 ngày điều trị................................49
Bảng 3.14: Kết quả điều trị chung sau 30 ngày điều trị................................50
Bảng 3.15: Liên quan giữa thời gian mắc bệnh với kết quả điều trị.............51

Bảng 3.16: Liên quan giữa kết quả điều trị chung và thời gian mắc bệnh đợt
này...............................................................................................52
Bảng 3.17: Liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp với kết quả điều trị chung...52
Bảng 3.18: Liên quan giữa tuổi với kết quả điều trị chung...........................53
Bảng 3.19. Đánh giá sau 15 ngày ra viện......................................................53


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu tạo đốt sống thắt lưng

3

Hình 1.2. Các thành phần của đốt sống

4

Hình 1.3. Hình ảnh Xquang thoái hóa cột sống 10
Hình 2.1. Thước đo tầm vận động khớp.

36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau vùng thắt lưng (low back pain) là một hội chứng bệnh gặp nhiều ở
Việt Nam cũng như trên thế giới. Ước tính có khoảng 65- 80% những người
trưởng thành trong cộng đồng có đau cột sống thắt lưng (CSTL) cấp tính hoặc
từng đợt một vài lần trong cuộc đời và khoảng 10% trong số này chuyển
thành đau CSTL mạn tính [1],[2],[3][4].Tỉ lệ này thay đổi tùy theo từng quốc

gia, từng vùng. Theo Andersson – 1997, tỉ lệ đau vùng thắt lưng trung bình
hằng năm là 30% (Dao động trong khoảng 15 -45%).Tại Mỹ, đây là nguyên
nhân hàng đầu gây hạn chế vận động của phụ nữ dưới tuổi 45. Tại Việt Nam,
đau cột sống thắt lưng chiếm 2% trong cộng đồng, chiếm 17% gặp ở độ tuổi
trên 60 tuổi (Phạm Khuê – 1977-1978) [5], Tại khoa Nội Thần Kinh bệnh
viện quân y 103 đau thắt lưng hông chiếm 27,77% Số bệnh nhân [6]. Con số
này không ngừng thay đổi hàng năm cùng với sự già đi của dân số.
Đau thắt lưng không phải là bệnh cấp tính dễ dẫn tới tử vong nhưng là
bệnh đau âm ỉ, kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và
sinh hoạt và lao động của người dân. Nguyên nhân gây đau thắt lưng có
nhiều nhưng chủ yếu là thoái hóa cột sống thắt lưng (CSTL) và thoát vị đĩa
đệm.Thoái hóa CSTL chiếm 2/3 trên tổng 10,41% Bệnh nhân thoái hóa khớp
tại Khoa Khớp bệnh viện Bạch Mai trong vòng 10 năm (1991-2000)[7][8].
Điều trị đau thắt lưng ngày càng được quan tâm, y học hiện đại
(YHHĐ) với sự ra đời của ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng với các
phương pháp: Kéo dãn, chiếu đèn hồng ngoại, đắp parapin….kết hợp các
phương pháp tập luyện như bài tập McKenzie,William...đem lại kết quả điều
trị ngày càng tốt hơn. Bài tập McKenzie là bài tập được ra đời từ những năm
60 của thế kỷ trước. Cho đến nay bài tập McKenzie vẫn khẳng định được tác
dụng điều trị và được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, là phương
pháp điều trị có cơ sở khoa học đã được chứng minh.


2

Theo YHCT, đau cột sống thắt lưng thuộc phạm vi “chứng tý” có bệnh
danh là :”Yêu thống”. YHCT có nhiều phương pháp điều trị như: thủy châm,
trường châm, điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thuốc YHCT…[9], kết hợp tập
luyện như bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng…mang lại hiệu quả rõ rệt
trong điều trị. Trong đó điện châm là phương pháp tân châm được dùng đã lâu

có tác dụng giảm đau hiệu quả[9][10]. Song phương pháp này chỉ được thực
hiện khi bệnh nhân điều trị tại bệnh viện trong đợt đau nhiều không có khả
năng phòng bệnh chống tái phát.
Khác với điện châm,phương pháp tập luyện McKenzie cho đau vùng
thắt lưng dễ tập, có thể tự tập tại nhà, có tác dụng chống co cứng cơ và chủ
yếu là dự phòng phòng tái phát. Vì vậy điều trị điện châm kết hợp với bài tập
McKenzie sẽ có hiệu quả, dễ thực hiện,Và có khả năng dự phòng tái phát
nhưng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của phương pháp này.
Vì vậy nghiên cứu: “Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp bài
tập McKenzie trên bệnh nhân đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống”
được đặt ra với mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp bài tập McKenzie trên bệnh
nhân đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống.
2. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị đau vùng thắt
lưng do thoái hóa cột sống.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHẪU CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Cột sống được chia thành các đoạn theo chức năng bao gồm: Đoạn cột
sống cổ, đoạn cột sống ngực, đoạn cột sống thắt lưng, và đoạn cột sống cùng
cụt. Trong từng đoạn đốt sống lại có nhiều đơn vị chức năng gọi là đoạn vận
động (đơn vị vận động) được tạo bởi đốt sống, đĩa đệm, khoảng gian đốt, giây
chằng, phần mềm…[11],[12].
Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống (từ L1 đến L5), 4 đĩa đệm (L1-L2,
L2-L3,L3- L4, L4-L5) và hai đĩa đệm chuyển tiếp (D12-L1, L5-S1)


Hình 1.1. Cấu tạo đốt sống thắt lưng( Atlas giải phẫu người hình 142,144)
Vùng thắt lưng là vùng phải gánh chịu sức nặng của cơ thể (80% trọng
lượng cơ thể) nên các thành phần cấu tạo (cơ, dây chằng) chắc, khỏe, thân đốt
sống và đĩa đệm có kích thước lớn hơn các đoạn đốt sống khác nhất là L4,L5
[11],[12].


4

1.1.1. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu đốt sống.
Mỗi một đốt sống thắt lưng có cấu trúc chung của đốt sống gồm có các
phần chính: Thân đốt sống, cung đốt sống, mỏm đốt sống và lỗ đốt sống
Thân đốt sống: Hình trụ dẹt, có hai mặt gian đốt sống và một
vành xung quanh, có chiều ngang rộng hơn chiều trước sau.
Cung đốt sống: Cung đốt sống gồm 2 phần, phần trước dính với
thân đốt sống gọi là cuống, phần sau gọi là mảnh đốt sống.
Các mỏm đốt sống: Đi từ cung đốt sống ra, mỗi cung đốt sống
có: Mỏm ngang, mỏm diện khớp và mỏm gai.
Lỗ đốt sống: Nằm ở giữa thân đốt sống ở phía trước và cung đốt
sống ở phía sau. Các lỗ đốt sống chồng lên nhau tạo nên một ống
sống.

Hình 1.2. Các thành phần của đốt sống (Atlas giải phẫu người hình 144)
Những đặc điểm cấu trúc này giúp cột sống thắt lưng chịu được trọng
tải lớn, thường xuyên theo trục dọc của cơ thể [1],[11].
1.1.2. Đĩa đệm thắt lưng – Đĩa gian đốt sống .
Đĩa đệm hình thấu kính lồi hai mặt, gồm 3 phần: Nhân nhầy, vòng sợi và
hai tấm sụn. Các đĩa đệm của thắt lưng chiếm 33% chiều dài đĩa đệm cột



5

sống, kích thước của các đĩa đệm càng ở dưới càng to. Chiều cao của đĩa đệm
thắt lưng cùng bằng 2/3 chiều cao của đĩa đệm L4-L5.
Nhân nhầy: Chiếm khoản 40% bề mắt cắt ngang của đĩa đệm có hình
thấu kính hai mặt lồi nằm trong vòng sợi, nó không nằm chính giữa trung tâm
mà hơi lệch ra sau. Nhân nhầy chứa khoảng 70% - 80% nước, tỉ lệ này giảm
dần theo tuổi.
Vòng sợi: Gồm nhiều vòng xơ sụn đồng tâm, được cấu tạo bằng những sợi
rất chắc và đàn hồi. Nhưng phần sau và sau - bên của vòng sợi lại được lại được
cấu tạo bởi một số ít các bó sợi mảnh.
Tấm sụn: Tấm sụn là phần dính sát mặt đốt sống và ôm lấy nhân nhầy
đĩa đệm [11],[12][13].
1.1.3. Các dây chằng cột sống thắt lưng.
- Dây chằng dọc trước: Chạy dọc mặt trước các thân đốt sống, dính chắc
vào mép trước và mép bên của thân đốt sống với nhau.
- Dây chằng dọc sau: Nằm ở mặt sau thân đốt sống, dính chắc các mép
sau của thân đốt sống trên và dưới với nhau.
- Dây chằng vàng: Phủ phần sau cuả ống sống và bám vào lỗ gian đốt,
trải căng từ cung đốt này đến cung đốt sống khác. Dây chằng vàng là dây
chằng liên mảnh và dây chằng liên gai cùng phối hợp ra cố cho phần sau của
cột sống [11][12].
1.1.4. Các mạch máu và thần kinh đĩa đệm.
- Mạch máu nuôi dưỡng đĩa đệm nghèo nàn, chủ yếu là ở xung quanh
vòng sợi, nhân nhầy không có mạch máu. Do đó đĩa đệm chỉ được nuôi
dưỡng bằng hình thức khuyếch tán.
- Đĩa đệm không có sợi thần kinh mà chỉ có những nhánh tận cùng nằm
ở lớp ngoài của vòng sợi, được gọi là nhánh màng tủy[11],[12][13].
1.1.5. Thần kinh cột sống thắt lưng.



6

Các đốt sống TL có liên quan trực tiếp tới tủy sống, đuôi ngựa và các rễ
thần kinh.
Rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống qua các lỗ liên đốt.
- Từ phía trong rễ thần kinh đi ra ngoài với hạch giao cảm cạnh cột sống
tách ra thành các nhánh:
+ Nhánh trước: Phân bố cho các vùng trước của cơ thể.
+ Nhánh sau: Phân bố cho da cơ vùng lưng cùng bao khớp và diện ngoài
của khớp liên cuống.
+ Nhánh màng tủy: Chi phối cho các thành phần bên trong bao gồm
khớp liên cuống, dây chằng dọc sau, bao tủy.
Do có sự liên quan về thần kinh nên bất cứ sự thay đổi nào gần với lỗ
liên đốt đều kích thích thần kinh và gây đau.
Ở phần sâu cùng cột sống thắt lưng là các chuỗi thần kinh giao cảm,
động và tỉnh mạch chủ bụng, các tạng trong ổ bụng và tiểu khung cũng có
những quan hệ về thần kinh với vùng này [12],[14].
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG THEO YHHĐ.
1.2.1. Định nghĩa
Đau thắt lưng là thuật ngữ chỉ các triệu chứng đau khu trú tại các vùng
giữa khoảng xương sườn 12 và nếp lằn mông có thể một hoặc hai bên [1].
1.2.2. Nguyên nhân của đau vùng thắt lưng
 Đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học.
Nguyên nhân phổ biến do căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá
mức; thoái hóa đĩa đệm cột sống; Thoát vị đĩa đệm CSTL; Trượt thân đốt
sống, dị dạng thân đốt sống (cùng hóa thắt lưng 5, thắt lưng hóa cùng 1…),
loãng xương nguyên phát...Loại này diễn biến lành tính, chiếm 90% số trường
hợp đau CSTL.
 Đau cột sống thắt lưng do một bệnh toàn thân (Đau cột sống thắt lưng

“triệu chứng”).


7

Đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một trong các bệnh khớp mạn
tính (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương); Hoặc tổn
thương tại cột sống do nguyên nhân nhiễm khuẩn (viêm đĩa đệm đốt sống do
vi khuẩn lao hoặc vi khuẩn sinh mủ); Do ung thư; Do các nguyên nhân khác
(sỏi thận, loét hành tá tràng, bệnh lý động mạch chủ bụng, u xơ tuyến tiền
liệt…), tổn thương cột sống do chấn thương...[1],[4],[14].
1.2.3. Cơ chế đau
Đau thắt lưng là bệnh lý của nhiều bệnh nên cơ chế gây đau chủ yếu theo
3 cơ chế sau [1],[7].
Cơ chế hóa học: Viêm màng hoạt dịch phản ứng, viêm bao khớp bị
căng phồng do phù nề quanh khớp…sản sinh ra các chất kích thích tác động
lên đầu mút thần kinh, dây chằng, bao liên khớp… các chất kích thích được
giải phóng ra từ tế bào viêm gồm Hydrogen hoặc enzyme, những chất này
kích thích lại đầu mút thần kinh gây đau. Tính chất đau này thường có kèm
theo sưng, nóng, đỏ.
Cơ chế cơ học: Áp lực cơ học quá mạnh ảnh hưởng tới chức năng sinh
lý của đĩa đệm, khớp liên cuống và các tổ chức phần mềm xung quanh cột
sống. Cơ chế gây đau này chưa rõ có thể khi các bó sợi, cơ, dây chằng bị co
kéo do trục khớp bị tổn thương, mất ổn định và bản thân tình trạng lão hóa
của dây chằng gây giãn giây chằng gây mất ổn định trục khớp.Hoặc xương
dưới sụn tổn thương dạn nứt nhỏ gây kích thích phản ứng đau. Gai xương ở vị
trí tỳ đè gây kéo căng các đầu mút thần kinh ở màng xương.Đau thắt lưng
theo cơ chế này như nén ép, như dao đâm, đau thay đổi cả về cường độ và tần
số khi thay đổi tư
Cơ chế phản xạ đốt đoạn: Do có sự liên quan về giải phẫu giữa thần

kinh cảm giác nội tạng và thần kinh tủy sống nên khi có tổn thương nội tạng
có thể dẫn tới đau lưng theo tiết đoạn thần kinh đấy chi phối.
1.2.4. Thoái hóa cột sống thắt lưng


8

1.2.4.1. Định nghĩa
Thoái hóa cột sống thắt lưng (THCSTL) là bệnh mạn tính tiến triển từ từ,
tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không
có biểu hiện viêm.Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn
khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới
sụn, và màng hoạt dịch [1],[2],[3],[4],[6],[7],[8].
1.2.4.2. Nguyên nhân và cơ chế của thoái hóa
a) Nguyên nhân.
Cho đến nay các nhóm nguyên nhân này vẫn còn là vấn đề có nhiều
bàn cãi, nhưng nhiều nhất vẫn là các nhóm nguyên nhân sau[1],[7],[8].
Tuổi tác sự lão hóa: ở người trưởng thành quá trình tạo xương giảm
thay thế dần bằng các tế bào hủy xương, khả năng tổng hợp nên các sợi
collagen và các sợi mucopolysaccharide giảm và rối loạn, các sợi collagen trở
nên kém đàn hồi và dễ đứt gẫy, làm hư hỏng các chất proteoglycan.
Nguyên nhân cơ học: Sự thay đổi trọng lực, tăng lực nén lên khớp, đĩa
đệm trong một thời gian quá dài gây nên quá trình hư khớp: Tăng trọng lượng
cơ thể, thường xuyên mang vác vật nặng sai tư thế, dị dạng bẩm sinh làm thay
đổi diện tích tỳ nén bình thường của diện khớp. Các biến dạng thứ phát sau
chấn thương, u, viêm, loạn sản làm thay đổi hình thái tương quan của ổ khớp
và cột sống…
Một số yếu tố khác: Di truyền, thay đổi nội tiết tố (mãn kinh, tiểu
đường, do thuốc, loãng xương…)



9

b) Cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp cột sống.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là một quá trình biến đổi tuần tự. Đầu tiên
là sự hư đĩa điệm, tiếp theo là tổ chức sụn, xương dưới sụn và cuối cùng là
xương đốt sống.
Tổn thương đĩa đệm: Vòng sợi phía sau bị yếu, quá trình này có sự rách
đồng tâm trong vòng sợi, các sợi collagen bị đứt gẫy lấn dần ra phía ngoài, áp
lực nội đĩa đệm giảm làm cho các đốt sống tiến lại gần nhau hơn. Vòng sợi
rách, ranh giới nhân nhầy vòng sợi lồi lõm, biến dạng, có sự sâm nhập của tổ
chức viêm dẫn tới sự hình thành các tổ chức sợi hạt đĩa đệm kích thích lên rễ
thần kinh gây đau cấp [7],[8],[13],[22].
Thoái hóa đốt sống: Hậu quả của thoái hóa đĩa đệm là các sợ đàn hồi
của vòng sợi giảm được thay thế bằng các tổ chức xơ, dẫn tới sự giảm linh
động giữa hai đốt sống. Sụn bị hủy hoại, xương dưới sụn phản ứng bằng cách
tăng sinh xương, tái tạo bất thường để bù trừ mất sụn, mở rộng điểm tựa,
thành lập gai xương (Osteophytose), đặc xương dưới sụn [1],[7],[13].
 Phản ứng viêm ở bao hoạt dịch: Những mảnh Protesoglycan và
collagen được giải phóng vào dịch khớp, với lượng tăng dần. Ở khớp giữ vai
trò là nơi loại bỏ những sản phẩm thoái hóa của sụn như cytokine và các yếu
tố tăng trưởng. Chúng bị tiêu hủy bởi các đại thực bào, hiện tượng này dẫn tới
viêm nhiễm mạn tính ở bao hoạt dịch. Những tế bào hoạt dịch lại sản sinh ra
Cytokin đặc biệt là Interleukin I, các chất nhầy này tác động vào sụn khớp
càng làm tăng thêm sự tàn phá sụn [1].


10

Hình 1.3. Hình ảnh Xquang thoái hóa cột sống

1.2.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của đau cột sống thắt lưng
do thoái hóa.
1.2.5.1. Lâm sàng:
 Biểu hiện dưới hai dạng, đau cột sống thắt lưng cấp (lumbago), hoặc
đau CSTL mạn tính (lombalgie).
+ Đau CSTL cấp: Khởi phát đột ngột, kèm cảm giác đau cứng cột sống,
thời gian diễn biến trong vòng một tuần, đó là những biểu hiện đặc trưng của
thoái hóa đĩa đệm, có thể kèm theo đau thần kinh tọa hoặc không.
+ Đau CSTL mạn: Khởi phát từ từ kéo dài, thời gian diễn biến ít nhất là
3 tháng, liên tục không có dấu hiệu thuyên giảm.
 Hoàn cảnh xuất hiện : Sau chấn thương hoặc vi chấn thương, sau đau
CSTL cấp hoặc đau thần kinh tọa, hoặc đã từng đau CSTL thoáng qua.
 Tính chất đau:
- Đau có tính chất cơ giới: đau âm ỉ tăng khi lao động, khi thay đổi tư thế
đột ngột, khi đứng lâu ngồi nhiều, khi thay đổi thời tiết và giảm khi nghỉ ngơ.
- Có thể có dấu hiệu cứng khớp cột sống vào buổi sáng, khi thoái hóa
nặng đau liên tục ảnh hưởng tới giấc ngủ.
- Đau có thể toàn bộ CSTL một hoặc 2 bên, cũng có thể chỉ đau 1 hoặc
2 bên. Đau khu trú tại cột sống không lan khi không có chèn ép rễ thần kinh.
- Bệnh nhân nghe thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống.


11

 Dấu hiệu thực thể của hội chứng cột sống.
- Điểm đau tại cột sống: Ấn hoặc gõ trên các mỏm gai đốt sống của
bệnh nhân phát hiện điểm đau.
- Điểm đau cạnh sống: Ấn đau ở các vị trí cách đường liên mỏm gai 2cm
- Co cứng cơ cạnh sống lưng: Quan sát cơ cạnh sống lưng thấy cơ cạnh
sống nổi vồng lên và sờ thấy co cứng hơn so với bên lành

- Cột sống mất đường cong sinh lý: Dùng ngón tay miết dọc cột sống phát
hiện đường cong sinh lý có bị biến dạng hay không (như gù,vẹo cột sống..).
- Tầm vận động CSTL: Hạn chế tầm vận động CSTL, yêu cầu bệnh nhân
thực hiện các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay để quan sát tầm vận động.
Dùng thước đo để đánh giá hạn chế vận động của cột sống. Bình thường
độ duỗi 300, gấp 800, nghiên từng bên 300, quay từng bên 250.
- Nghiệm pháp tay đất: Bệnh nhân đứng thẳng 2 gót chạm vào nhau, từ
từ cúi xuống phía trước, khớp gối giữ thẳng. Bình thường 2 bàn tay chạm đất,
khi có tổn thương động tác cuối sẽ bị hạn chế, tay không sát đất, khoảng cách
bàn tay và mặt đất sẽ đánh giá mức độ tổn thương.
Đo độ giãn cột sống thắt lưng (Nghiệm pháp Schober): Bệnh nhân đứng
thẳng thầy thuốc đánh dấu một điểm ngang qua đốt sống thắt lưng L5. Từ
điểm đấy đo lên 10cm đánh dấu điểm thứ 2, cho bệnh nhân cuối xuống đến
mức tối đa, hai chân vẫn giữ thẳng, do chiều dài từ điểm 1 đến điểm 2. Bình
thường độ giãn CSTL 4-6cm, độ giãn CSTL nhỏ hơn hoặc bằng 2 là có tình
trạng bệnh lý.
Nhìn chung đau CSTL do thoái hóa không có biểu hiện toàn thân mà chỉ
có triệu chứng đau khu trú tại chỗ hoặc khi có chèn ép rễ thần kinh
1.2.5.2.Cận lâm sàng.
- Bilan viêm, ALT và AST: âm tính
- Xquang thường quy cột sống thẳng, nghiêng có các dấu hiệu sau:
+ Hẹp khe khớp: Hẹp không đồng đều, diện khớp nhẵn, biểu hiện bằng
chiều cao của đĩa đệm giảm, hẹp nhưng không dính khớp.
+ Đặc xương dưới sụn: Phần đầu xương, hõm khớp, thân đốt sống kết
đặc, biểu hiện bằng hình ảnh cản quang nhiều


12

+ Mọc gai xương: Hình tiếp giáp giữa xương, sụn và màng hoạt dịch có

hình ảnh gai xương. Chồi xương có hình ảnh thô và đậm đặc
- CT- Scanner hoặc MRI: Hình ảnh hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn,
gai xương, ngoài ra có thể đánh giá được tổn thương đĩa đệm và phần mềm
cạnh sống.
- Scintigraphy xương (xạ hình xương): Phát hiện ung thư di căn hoặc
nghi ngờ nhiễm trùng [1],[2],[3],[4],[6],[7],[8],[15],[16].
1.2.6. Chẩn đoán
1.2.6.1.
Chẩn đoán xác định.
Thoái hóa cột sống đơn thuần dựa vào các dấu hiệu sau [1],[3],[6],[7],[15].
- Lâm sàng:
+ Đau cột sống có tính chất cơ học.
+ Không có các dấu hiệu toàn thân: Sốt, gầy sút cân, thiếu máu…
- Cận lâm sàng:
+ Dấu hiệu Xquang ( Xquang thường quy cột sống thẳng, nghiêng, chếch
3/4 ) có các dấu hiệu sau
Hẹp khe khớp với diện khớp nhẵn,(hẹp khe khớp liên mấu <2mm)
Đặc xương dưới sụn, mòn xương dưới sụn, nang dưới sụn.
Gai xương thân đốt sống.
Hẹp lỗ liên đốt.
+ Dấu hiệu trên MRI, hoặc CT- Scanner (nếu có).
+ Xét nghiệm máu: Billan viêm, AST và ALT âm tính .
1.2.6.2.Chẩn đoán phân biệt.
- Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính đặc biệt viêm cột sống dính
khớp: Nam giới, trẻ tuổi, đau và hạn chế vận động các đốt sống thắt lưng
cùng, Xquang có viêm khớp cùng chậu, Xét nghiệm tốc độ máu lắng tăng.
- Viêm cột sống đĩa đệm do nhiễm khuẩn hoặc do lao, tính chất đau như
kiểu viêm hoặc đau liên tục, kèm theo dấu hiệu toàn thân, Xquang có diện
khớp hẹp, bờ khớp nham nhở không đều, MRI có hình ảnh viêm đĩa đệm đốt
sống. Xét nghiệm có bilan viêm dương tính.

- Ung thư di căn xương: Đau mức độ nặng kiểu viêm, kèm theo dấu
hiệu toàn thân, Xquang có hủy xương hoặc kết đặc xương, cộng hưởng từ và
xạ hình xương có vai trò quyết định chẩn đoán.


13

1.2.7. Điều trị.
1.2.7.2. Điều trị nội khoa
- Thuốc giảm đau theo bậc thang giảm đau của WHO, trong thời gian
đau cấp.
- Thuốc chống viêm không steroid, liều lượng đường dùng phụ thuộc
vào mức độ đau, chú ý không dùng các thuốc cùng nhóm với nhau.
+ Đường tiêm: Meloxicam (Mobic 15mg), Piroxicam (Feldel 20mg)…
+ Đường uống: Diclofenac (Votaren) viên 50mg, Meloxicam (Mobic
7,5mg)…..
+Thuốc chống viêm bôi ngoài da: Voltaren emugel,…
- Thuốc giãn cơ: Eperision (Myonal 50mg) 3 viên/ ngày, Tolpersone
(Mydocalm 50mg,150mg) 2-6 viên/ngày
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm:
+ Piascledine 300mg (cao toàn phần không xà phòng hóa quả bơ và đậu
nành): 1 viên/ngày
+ Glucosamine sulfate và chondroitin sulphat, uống trước ăn 15 phút,
dùng kéo dài trong nhiều năm.
+ Thuốc ức chế IL1: diacerhein 50mg (viên 50mg) 1-2 viên /ngày, dùng
kéo dài trong nhiều năm [1],[2],[3],[7],[15][47].
1.2.7.3. Phục hồi chức năng
- Điều trị bằng nhiệt nóng như đắp parapin, hồng ngoại, siêu âm, sóng
ngắn,.. Nhiệt làm giãn mạch tại chỗ, hoặc toàn thân qua cơ chế phản xạ, nhờ
giãn mạch mà thúc đẩy quá trình viêm, tiết dịch tạo điều kiện làm lành vết

thương do tăng quá trình dinh dưỡng tại chỗ. Nhiệt làm tăng ngưỡng kích
thích thần kinh tăng chuyển hóa ngừa thoái hóa sợi cơ.
- Kéo giãn cột sống để điều chỉnh chiều cao của khoang gian đốt. Dưới
tác dụng lực kéo cơ học vào vùng cột sống làm rộng khoang gian đốt, giảm áp
lực nội đĩa đệm, điều chỉnh sai lệch của đốt sống, giảm chèn ép thần kinh
mạch máu, giãn cơ thụ động.


14

- Bài tập CSTL: Gồm các bài tập như bài tập cột sống thắt lưng
McKenzie, bài tập cột sống thắt lưng William...Trong điều trị ĐVTL , bài tập
cột sống đóng vai trò quan trọng, nó không chỉ đạt được mục đích giảm đau,
làm mạnh cơ, tái tạo tính linh hoạt của đơn vị vận động cột sống, phục hồi
tầm vận động CSTL mà còn có tác dụng phòng ngừa tái phát [17][18]
1.2.7.4. Điều trị ngoại khoa:
Được chỉ định với các trường hợp:
- Khi có thoát vị đĩa đêm, trượt thân đốt sống hoặc có hẹp ống sống với
các triệu chứng thần kinh tiến triển nặng dần ảnh hưởng tới chất lượng cuộc
sống mà điều trị nội khoa không thành công trong vòng 6 tháng.
- Trường hợp đĩa đệm thoái hóa nhiều có thể xem xét thay đĩa đệm
nhân tạo.
- Phẫu thuật làm cứng cố định đốt sống khi có nguy cơ lún, xẹp đốt
sống…[1],[2].
1.3. ĐAU VÙNG THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG THEO Y
HỌC CỔ TRUYỀN.
1.3.1. Bệnh danh
Đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống theo YHCT thuộc phạm vi
chứng Tý có bệnh danh Yêu thống được mô tả trong nhiều y văn cổ.
1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh .

Theo văn tự cổ “ Tý” có nghĩa là đóng lại bế tắc. Sách “ Hoàng đế Nội
kinh tố vấn, Thiên Tý luận” viết: Ba thứ tà khí phong, hàn, thấp cùng xâm
nhập kết hợp nhau mà thành [19],[20].
Nói về nguyên nhân gây bệnh, sách ‟Hoàng đế nội kinh Tố vấn, Thiên
Tý luận” viết: “Cách ăn ở là nguyên nhân căn bản của bệnh tật. Lục phủ cũng
đều có du huyệt, tà khí phong hàn thấp trúng vào du huyệt ở bên ngoài, mà ở
trong lại bị thương về ăn uống; trong ngoài tập hợp với nhau, bệnh tà sẽ theo
du huyệt mà xâm nhập vào đều đóng lại ở phủ của huyệt đó” [19],[20].


15

Theo Hải Thượng Lãn Ông, điều cốt yếu của chứng tý là do bên trong
cơ thể bị hư suy, hai kinh can thận bị suy yếu khiến cho tinh huyết giảm,
không nuôi dưỡng được gân xương, tà khí thừa cơ xâm nhập vào cơ thể mà
gây nên bệnh [19].
Đau cột sống thắt lưng do thoái hóa liên quan mật thiết tới hai tạng can
thận. Lưng là phủ của thận, thận tàng tinh sinh tủy chủ cốt tủy. Tinh được tàng
trữ ở thận, tinh sinh tủy, tủy vào trong xương nuôi dưỡng xương, tinh tủy đầy
đủ xương cốt rắn chắc. Thận hư yếu không tàng được tinh, cốt tủy không
được nuôi dưỡng mà gây nên đau lưng mỏi gối. Can chủ cân, can cân luôn
dựa vào sự nuôi dưỡng của can huyết, tinh sinh huyết, thận hư không tàng
được tinh, can huyết kém dẫn đến can cân không được nuôi dưỡng tốt gây
chứng chân tay co duỗi khó khăn, lưng co cứng, vận động khó.
Như vậy nguyên nhân gây chứng đau cột sống thắt lưng do thoái hóa
bao gồm [9],[19].
- Ngoại nhân: Vệ ngoại bất cố, tấu lý sơ hở làm cho tà khí phong, hàn,
thấp, nhiệt thừa cơ xâm nhập vào cơ thể, tà khí ứ lại ở cơ nhục, cân mạch,
kinh lạc làm khí huyết không thông mà gây nên chứng tý. Ứ đọng lại ở kinh
Túc thái dương bàng quang, làm cho khí huyết của kinh này trở trệ mà gây

đau. Bệnh lâu ngày làm ảnh hưởng tới chính khí.
- Do tuổi cao, chức năng của các tạng phủ hư suy, hoặc do mắc bệnh
lâu ngày, hoặc do bẩm tố tiên thiên bất túc, khiến cho thận tinh hao tổn, thận
hư không nuôi dưỡng được can âm, dẫn tới can huyết hư. Thận hư không chủ
được cốt tủy, thận hư xương cốt hư yếu mà gây đau mỏi, can huyết hư không
nuôi dưỡng được cân mà gây nên các chứng đau co rút.
- Do lao động nặng nhọc, sai tư thế kéo dài, gánh vác lâu ngày, hoặc
sang chấn… làm khí huyết ứ lại, kinh lạc không thông, không thông thì thống,
các chứng đau nhức cũng từ đó mà ra.
1.3.3. Các thể bệnh theo YHCT.


×