Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT HỮU CƠ ĐƯỜNG THỞ TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 33 trang )

TRẦN TRUNG BẮC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT HỮU CƠ ĐƯỜNG THỞ
TẠI BỆNH VIỆN
TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lương Thị Minh Hương


NỘI DUNG

Đặt vấn đề
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Dự kiến kết quả nghiên cứu
Chương 4: Dự kiến bàn luận
Dự kiến kết luận
Dự kiến kiến nghị


ĐẶT VẤN ĐỀ



Từ năm 1758 Louis lần đầu tiên mô tả trường hợp dị vật phế quản.



1905 Chevalier – Jackson đã chế tạo ống nội soi kết hợp nguồn sáng cho phép nhìn


thấy rõ dị vật trong phế quản.



Tại Việt Nam, 1969 Viện TMH TW được thành lập và ngành nội soi cũng đã phát triển
cùng với các giáo sư đầu ngành như Trần Hữu Tước, Võ Tấn, Nguyễn Văn Đức, Lê
Xuân Cành, Lương Thị Minh Hương…


ĐẶT VẤN ĐỀ



Ở nước ta dị vật đường thở có những đặc thù riêng, thường gặp dị vật đường thở có bản
chất vô cơ, hữu cơ (gây tổn thương khác nhau). Dị vật hữu cơ bao gồm: hạt: lạc, hồng
xiêm, xương: gà, lợn, dị vật sống (tắc te) và có liên quan đến ăn uống.



Ngoài việc gây nên tình trạng khó thở, ngạt thở gây nguy hiểm đến tính mạng, dị vật hữu
cơ đường thở còn gây ra tình trạng viêm rất dễ nhầm với viêm đường hô hấp dẫn tới
chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng dị vật hữu cơ đường thở.
2. Đánh giá kết quả điều trị tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ 8/2011 đến 8/2016.



TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu
1.2. Sơ lược về giải phẫu và sinh lý thanh - khí - phế quản
1.2.1. Thanh quản:



Giải phẫu:



Sinh lý: thanh quản có
3 chức năng quan trọng:
hô hấp, phát âm và bảo vệ
đường hô hấp dưới.


1.2.2. Khí phế quản





Giải phẫu khí quản
Giải phẫu phế quản
Sinh lý khí phế quản: hô hấp và bảo vệ quá trình hô
hấp, các chức năng này điều hòa bởi hệ thần kinh thực
vật.



1.3. Lâm sàng
1.3.1. Dịch tễ học lâm sàng.



Ở Việt nam DVĐT thường gặp ở trẻ nhỏ (80 – 90%), trong đó tập trung nhiều nhất từ 1 –
3 tuổi.



Giới: DVĐT gặp ở nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ 2/1.

1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh



Nguyên nhân: do thói quen ngậm đồ khi chơi, khi làm việc, khóc cười đùa khi ăn, rối
loạn phản xạ họng thanh quản, do uống nước suối (DV sống là con tắc te), hôn mê.


1.3.2. Cơ chế bệnh sinh



Bình thường: khi có thức ăn qua eo họng, xuống hạ họng sẽ xuất hiện một phản xạ thần
kinh tự động bảo vệ đường thở (phản xạ khép mở thanh quản)



Dị vật trong miệng xâm nhập vào đường thở xẩy ra khi phản xạ khép mở thanh quản bị

mất đi tạm thời (trong trường hợp trẻ la khóc, thở hít mạnh).


1.3.3. Phân loại dị vật: Hai nhóm dị vật



Dị vật vô cơ: chất khoáng trơ, kim loại, đồ chơi nhựa, viên pin nhỏ.



Dị vật hữu cơ là nhóm dị vật thường gặp và chúng ta quan tâm bao gồm: càng cua, cá
lẫn xương, vỏ trứng, các loại hạt, dị vật sống (con tắc te). Loại dị vật này hay gây nhiễm
trùng sớm và nặng.


1.3.4. Giải phẫu bệnh



Dị vật thanh quản



Dị vật khí quản



Dị vật phế quản


1.3.5. Triệu chứng lâm sàng



Hội chứng xâm nhập



Hội chứng định khu



Hội chứng nhiễm trùng: các biến chứng do dị vật gây ra như: viêm thanh quản, khí
quản, phế quản. Với biểu hiện: phù nề, sẹo hẹp, ứ đọng dịch mủ.


1.3.6. Triệu chứng cận lâm sàng



Hình ảnh Xquang: một số hình ảnh Xquang đặc trưng: phế quản phế viêm, viêm phổi, xẹp
phổi, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, khí phế thũng, tràn dịch màng phổi. Hiếm khi
thấy DV trên phim.

Xẹp phổi bên trái

Khí phế thũng phổi trái

Tràn dịch màng phổi bên trái





Nội soi: cho phép chẩn đoán chính xác vị trí dị vật và gắp dị vật qua đường nội soi.

Dị vật phế quản




Xét nghiệm cơ bản: bạch cầu tăng cao (nhất là đa nhân trung tính) trong trường hợp DVĐT
có nhiễm trùng.

1.3.7. Các thể lâm sàng đặc biệt



Thể dị vật bị bỏ qua: thường có biểu hiện viêm phổi một bên, tái phát nhiều lần, kháng sinh
ít tác dụng. Nếu nghi ngờ cần phải nội soi chẩn đoán.


-

Một số trường hợp không có hội chứng xâm nhập.
Điển hình là DV sống vào đường thở (con tắc te) do tắm hoặc uống nước suối vùng miền
núi. Biểu hiện khó thở từng cơn, ho ra máu không đông. Khàn tiếng từng lúc.

-

DVĐT trên BN hôn mê.



-

Một số trường hợp không khai thác được hội chứng xâm nhập :

+

DV ở trẻ nhỏ không có người lớn chứng kiến

+

DV quá nhỏ đi qua thanh quản nhanh không gây HCXN.

+

Gia đình BN giấu diếm HCXN.


1.4. Chẩn đoán
1.4.1. Chẩn đoán xác định DV hữu cơ đường thở






Hội chứng xâm nhập
Hội chứng định khu
Xquang phổi

Chẩn đoán xác định dựa vào nội soi

1.4.2. Chẩn đoán phân biệt


-

DV thanh quản chẩn đoán phân biệt với:
Viêm thanh quản cấp
U nhú thanh quản
Bạch hầu thanh quản
Cúm và sởi




-

DV khí quản:
Hen phế quản
U phế quản
Dị vật phế quản
Giãn phế nang
Lao phổi

1.4.3. Chẩn đoán vị trí dị vật






DV thanh quản: hội chứng xâm nhập, khàn tiếng, khó thở thanh quản.
DV khí quản: hội chứng xâm nhập, ho, khó thở từng cơn, dấu hiệu “lật phật cờ bay”.
DV phế quản: hội chứng xâm nhập triệu chứng của viêm phổi một bên. Xquang thấy hình ảnh biến
chứng do DV gây ra.


1.4.4. Chẩn đoán biến chứng



Phế quản phế viêm: thường gặp ở trẻ nhỏ, biểu hiện: sốt cao, khó thở nặng, co lõm trên ức,
dưới ức. Nghe phổi đủ các loại ran nổ, rít, ngáy hoặc mất do xẹp phổi. Xquang: hình ảnh phế
quản, phế viêm.



Áp xe phổi: Biểu hiện: sốt, ho, đau ngực. Khám phổi: gõ đục, rì rào phế nang giảm hoặc mất có
thể có ran ẩm. Xquang thấy rõ vị trí, kích thước ổ áp xe.



Viêm mủ màng phổi: do áp xe phổi vỡ vào màng phổi với biểu hiện sốt, ho, đau nửa bên ngực,
khám phổi có hội chứng 3 giảm.




Tràn khí màng phổi, trung thất, dưới da do các DV sắc nhọn đâm thủng khí phế quản hoặc BN
ho nhiều với biểu hiện khó thở, đau ngực, gõ phổi thấy trong, rì rào phế nang giảm hoặc mất.

Xquang có hình ảnh tràn khí.



Giãn phế quản do DV bị bỏ qua lâu ngày, biểu hiện: ho khạc nhiều đờm, lẫn mủ, có khi lẫn máu,
đau ngực, sốt nhẹ kéo dài. Xquang hình ảnh phế quản bị giãn to ở một bên phổi.



Xẹp phổi do DV gây tắc hoàn toàn đường thở một bên phổi, biểu hiện khó thở, đau ngực, gõ
đục, rì rào phế nang mất. Xquang thấy vị trí phần phổi bị xẹp.



Sẹo hẹp thanh quản: là biến chứng muộn nhất do DV bị bỏ qua lâu ngày gây ra.


1.5. Tiên lượng



Phụ thuộc vào: bản chất dị vật, Bn đến viện sớm hay muộn, trang thiết bị và trình độ chuyên
môn của kíp nội soi, gây mê hồi sức…

1.6. Điều trị
1.6.1. Cấp cứu ban đầu





Trẻ nhỏ
Người lớn: nghiệm pháp Heimlich, chọc kim số 13 qua màng giáp nhẫn.


1.6.2. Cấp cứu chuyên khoa




Khó thở nặng, tối cấp: mở khí quản, soi thanh quản trực tiếp, lấy DV qua nội soi.
Khó thở vừa bán cấp, thở oxy, hồi sức, sau đó soi thanh khí phế quản hoặc mở khí
quản.



Không khó thở hoặc khó thở nhẹ: làm các xét nghiệm, hội chẩn, chuẩn bị dụng cụ để
nội soi chẩn đoán và gắp dị vật.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các BN mắc DVHC đường thở gặp tại BV TMH TƯ từ 8/2011 –

8/2016. Cụ thể:

-

Số BN hồi cứu: 8/2011 – 9/2015 dự kiến ~ 50 BN


-

Số BN tiến cứu: 10/2015 – 9/2016 dự kiến ~ 10-15 BN


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:
*

BN hồi cứu: có bệnh án ghi đầy đủ về hành chính và chuyên môn, được soi gắp DV có biên
bản ghi rõ thời gian, phương pháp, loại và vị trí DV trong đường thở. Có ghi chép theo dõi
diễn biến BN sau khi lấy DV.

*

BN tiến cứu: trực tiếp làm bệnh án thăm khám và xử lý cùng các BS của BV, ghi chép lại
quá trình bệnh lý, xử trí của tuyến dưới và của BV TMH TƯ.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:




BN bị DV đường thở có bản chất không phải hữu cơ.
BN không có phim X-quang hoặc CT scan hoặc biên bản nội soi.


2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả từng trường hợp có can
thiệp cho đối tượng tiến cứu và thống kê mô tả cho đối tượng hồi cứu.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: BV TMH TƯ
2.2.3. Thời gian nghiên cứu: 8/2011 – 8/2016.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.4. Phương tiện nghiên cứu

-

Dụng cụ khám tổng quát (ống nghe tim phổi)
Dụng cụ khám TMH thông thường
Dụng cụ phẫu thuật mở khí quản
Bộ nội soi thanh khí phế quản có nguồn sáng và dụng cụ gắp dị vật các loại.
Máy gây mê và các dụng cụ hồi sức hô hấp


×