Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Nhận xét tình trạng lệch lạc răng hàm của học sinh lứa tuổi 15 – 17 trường PTTH chu văn an quận tây hồ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.81 MB, 86 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng lệch lạc Răng - Hàm của trẻ em Việt nam chiếm tỷ lệ khá cao.
Theo điều tra của Hoàng Thị Bạch Dương, tỷ lệ lệch lạc Răng hàm của học
sinh lứa tuổi 12 - 15 tại trường trung học cơ sở Amsterdam Hà nội năm 2000
là 91% [1]. Theo Đồng Khắc Thẩm tỷ lệ sai khớp cắn của người Việt nam ở
lứa tuổi 17-27 là 83,2% [2]. Con số này trên thế giới cũng không phải là nhỏ.
Tại Trung Quốc tỷ lệ khớp cắn ở lứa tuổi 12 - 14 là 92,9% [3]. Tại Canada có
61% sai khớp cắn ở tuổi 10-15 [3].
Những bệnh nhân có lệch lạc răng hàm không những ảnh hưởng tới thẩm
mỹ, chức năng ăn nhai mà còn tạo điều kiện cho những bệnh răng miệng khác
phát triển.
Chỉ số về nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt (The index of orthodontic
treatment need: IOTN) được Brook và Shaw tìm ra năm 1989 [4]. Chỉ số này
gồm hai phần: Phần sức khỏe răng (The dental health component: DHC) và
phần thẩm mỹ răng (The Aesthetic component: AC). Trong mỗi phần chia
thành các mức độ điều trị CHRM.
Ở Việt nam nói chung và Hà nội nói riêng đã có một số công trình nghiên
cứu về vấn đề này nhưng chưa nhiều. Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế
nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng cao, vấn đề thẩm mỹ và sức khỏe
cho thế hệ con cháu được các bậc ông bà, cha mẹ hết sức quan tâm. Lứa tuổi
15 - 17 sự phát triển của sọ mặt gần như đã đầy đủ. Ở tuổi này, trẻ đang dần
thích ứng với khớp cắn hình thành giữa các cung răng và cũng là thời kỳ can
thiệp nắn chỉnh răng hàm có hiệu quả nhất.
Việc nhận xét tình hình lệch lạc răng hàm của trẻ ở lứa tuổi này giúp ta
xác định nhu cầu điều trị, đào tạo nhân lực và đầu tư phương tiện nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng về phòng bệnh và điều trị bệnh răng miệng cho
trẻ. Giúp trẻ có được khuôn mặt đẹp và hàm răng khỏe mạnh để thêm tự tin
bước vào đời.



2

Trường PTTH Chu Văn An quận Tây Hồ nằm giữa thủ đô Hà nội là nơi
học tập của các em học sinh từ khắp thành phố Hà nội, vì vậy học sinh trường
này có thể đại diện cho lứa tuổi dậy thì của thành phố Hà nội.
Vì những lý do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nhận xét tình trạng
lệch lạc răng hàm của học sinh lứa tuổi 15 – 17 trường PTTH Chu Văn
An quận Tây Hồ - Hà nội” với mục tiêu:
1.

Nhận xét tình trạng lệch lạc răng hàm và tình trạng khớp
cắn của học sinh 15 - 17 tuổi tại trường PTTH Chu Văn An - Tây hồ
- Hà nội.

2.

Xác định nhu cầu điều trị chỉnh nha của học sinh 15 - 17
tuổi tại trường PTTH Chu Văn An - Tây hồ - Hà nội.


3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1.

Khái niệm về khớp cắn:


1.1.1. Định nghĩa:
Khớp cắn là chỉ đồng thời động tác khép hàm và trạng thái khi hai hàm
khép lại. [3]
- Động tác khép hàm trong nha khoa là nói đến giai đoạn cuối của
chuyển động nâng hàm dưới lên để dẫn đến sự tiếp xúc mật thiết giữa hai hàm
đối diện.
- Động tác khi hai hàm khép lại là nói đến liên quan của các mặt nhai các
răng đối diện khi cắn khít với nhau.
Như vậy khớp cắn là những quan hệ chức năng và rối loạn chức năng
giữa hệ thống răng, cấu trúc giữ răng, khớp thái dương hàm và yếu tố thần
kinh cơ.
1.1.2. Khớp cắn lý tưởng:
- Một khớp cắn lý tưởng không có trong thực tế vì nó đòi hỏi răng được
cấu tao và phát triển hoàn hảo trong môi trường hoàn toàn tốt (cơ, dây chằng,
khớp thái dương hàm…). Ngoài ra răng còn phải có khả năng tự đổi mới liên
tục để có thể chống lại sự ăn mòn cơ năng gây ra. [5], [6]

Hình 1.1 Khớp cắn lý tưởng [6]


4

- Một khớp cắn lý tưởng khi: “Các răng đều thẳng hàng, các núm răng ăn
khớp với nhau”.
- Quan niệm răng hàm hài hòa lý tưởng:
+ Về mặt hình thái học được biểu hiện thông qua các tỷ lệ các tầng mặt
cân đối, hài hòa giữa các kích thước rộng, dài theo ba chiều không gian.
Răng cân đối hài hòa với nhau, với cung hàm và mặt.
+ Về chức năng: Đạt hiệu xuất ăn nhai, nói, thở cao nhất. Đảm bảo chức
năng luôn cân bằng cả khi hoạt động và khi tĩnh.

+ Về thẩm mỹ: Đảm bảo thẩm mỹ cao.
1.1.2. Khớp cắn trung tâm
Khớp cắn trung tâm là khớp cắn có vị trí tiếp xúc giữa các răng của hai
hàm nhiều nhất, hai hàm ở vị trí đóng khít nhất và hàm dưới đạt được sự ổn
định cơ học cao nhất, lồi cầu ở vị trí cao nhất và giữ nhất. [7], [8]
Khớp cắn trung tâm không phụ thuộc vào vị trí của lồi cầu mà phụ thuộc
vào tương quan răng - răng theo 3 hướng (trước - sau, ngang, đứng).
* Trước - sau (Gần - xa):
- Núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên ở giữa hai núm
ngoài gần và giữa của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
- Sườn gần răng nanh trên tiếp xúc với sườn xa răng nanh dưới.
- Rìa cắn răng cửa trên tiếp xúc với rìa cắn răng cửa dưới hoặc ở phía
trước 1 - 2mm (đầu chạm đầu hoặc chùm ngoài bình thường).
* Ngang (Trong - ngoài):
- Cung răng trên chùm ra ngoài cung răng dưới sao cho núm ngoài răng
trên chùm ra ngoài núm ngoài răng dưới.
- Đỉnh núm ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới tiếp xúc với rãnh
giữa hai núm của răng hàm nhỏ và hàm lớn hàm trên.


5

- Hai phanh môi trên và dưới tạo nên một đường thẳng và ở giữa mặt
trước của khớp cắn.
* Đứng (Trên - dưới):
- Răng trên tiếp xúc với răng dưới vừa khít ở vùng răng hàm nhỏ và hàm lớn.
- Rìa cắn răng cửa trên vừa chạm rìa cắn răng cửa dưới hoặc chùm sâu 1 - 2mm.
- Mỗi răng của một cung răng sẽ tiếp xúc với mặt nhai của hai răng đối
diện, trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng khôn hàm trên. Đó là yếu tố cho sự
ổn định các răng của hai hàm.

1.1.3. Các đường cong bù trừ:
Các đường cong bù trừ phía sau được phân chia thành, một đường cong
theo chiều dọc giữa được gọi là đường cong Spee và một đường cong theo
mặt phẳng trán được gọi là đường cong Wilson. [8]
1.1.3.1. Đường cong Spee:
Là đường cong theo chiều trước sau trên mặt nhai, nó bắt đầu từ đỉnh
răng nanh hàm dưới và theo các đỉnh của núm ngoài các răng tiền hàm và
răng hàm hàm dưới.
Đường cong Spee với độ nghiêng theo chiều trước sau của răng nanh và
những răng cối là một yếu tố quan trọng để ổn định hai hàm.
1.1.3.2. Đường cong Wilson:
Trên mặt phẳng đứng ngang, các răng xếp theo một đường cong lõm lên
trên gọi là đường cong Wilson.
Các răng cối dưới nghiêng phía lưỡi làm cho núm ngoài cao hơn núm trong.
Các răng cối trên nghiêng phía ngoài làm cho múi ngoài cao hơn múi trong.
Đường cong Wilson kết hợp với độ cắn phủ ở các răng phía sau cho phép
những múi ngoài răng dưới trượt hài hòa trên sườn trong của múi ngoài răng
trên khi đưa hàm răng bên. Nếu đường cong Wilson mất hài hòa, thì những
cản trở cắn có thể làm rối loạn chuyển động chức năng.


6

1.1.4. Độ cắn chùm, độ cắn chìa:
1.1.4.1. Độ cắn chìa:
Độ cắn chìa là độ nghiêng của răng cửa hàm trên trong mặt phẳng nằm
ngang tạo bởi rìa cắn của răng cửa trên và răng cửa dưới. Khoảng này được
đánh giá ở tư thế lồng múi tối đa. [8]
1.1.4.2. Độ cắn ngược:
Độ cắn ngược là độ nghiêng của răng cửa hàm dưới trong mặt phẳng

nằm ngang tạo bởi rìa cắn của răng cửa dưới và răng cửa trên. Khoảng cách
này được đánh giá ở tư thế lồng múi tối đa. [8]
1.1.4.3. Độ cắn phủ:
Độ cắn phủ được đánh giá ở các răng trước và răng có núm khi hai hàm
ở tư thế lồng múi tối đa. Đối với răng cửa độ cắn phủ là khoảng cách giữa rìa
cắn của răng cửa hàm trên và rìa cắn của răng cửa hàm dưới theo chiều đứng,
đối với răng nanh và răng có núm độ cắn phủ là khoảng cách giữa đỉnh răng
nanh hay đỉnh núm ngoài của các răng có núm hàm trên và hàm dưới theo
chiều đứng. [8]
1.1.4.4. Độ cắn hở:
Độ cắn hở được đánh giá ở các răng trước và các răng sau khi hai hàm ở
tư thế lồng múi tối đa. [8]
Độ cắn hở răng cửa là khoảng cách giữa rìa cắn của răng cửa hàm trên và
rìa cắn của răng cửa dưới theo chiều đứng.
1.1.4.5. Độ cắn chéo:
- Cắn chéo răng sau là khoảng cách từ núm ngoài của răng hàm hàm
dưới tới mặt ngoài của răng hàm hàm trên khi hai hàm ở tư thế lồng múi tối
đa. [8]


7

- Cắn chéo dạng kéo là hiện tượng núm trong của răng hàm trên ở phía
ngoài so với mặt ngoài răng hàm dưới. Hai răng hàm trên và dưới không tiếp
xúc tại mặt phẳng cắn mà răng trên cắn xuống lợi ngoài răng dưới.
1.2. Phân loại khớp cắn.
1.2.1. Khớp cắn bình thường:
1.2.1.1. Theo Angle:
Công bố 1890, là mốc quan trọng trong sự phát triển của chỉnh hình răng
mặt. Đưa ra định nghĩa rõ ràng và đơn giản về KC bình thường của hàm răng

thật và phân loại các hạng sai khớp cắn quan trọng. Theo Angle, chìa khoá
khớp cắn chính là răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên, hình thành và
mọc sớm nhất, hướng dẫn mọc nhờ hệ răng sữa, không bị chân răng sữa cản
trở quá trình mọc. Vị trí tương đối cố định so với nền sọ và là răng to nhất của
cung hàm trên. [9]
- KC bình thường: Là khớp cắn có núm ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh
viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm
dưới, và các răng khác trên cung răng được sắp xếp theo một đường cong đều
đặn, liên tục (đường khớp cắn).
* Khái niệm đường cắn theo Angle:
- Hàm trên: Là một đường cong liên tục đi qua hố trung tâm của mỗi
răng hàm và ngang qua gót răng nanh, răng cửa hàm trên.
- Hàm dưới: Là một đường cong liên tục qua các núm ngoài của răng
hàm và rìa cắn của răng cửa hàm dưới.


8

Hình 1.1: Đường cắn đúng [9]
1.2.1.2. Theo Andrews:
Nghiên cứu của Lawrence F. Andrews [10] trên 120 mẫu hàm khớp cắn
bình thường có các tiêu chuẩn sau:
- Chưa qua điều trị chỉnh hình
- Các răng mọc đều đặn và thẩm mỹ
- Có thể không cần đến chỉnh hình sau này
Kết quả so sánh với 1150 trường hợp đã điều trị chỉnh hình đạt kết quả
tối ưu về khớp cắn cho thấy tất cả các mẫu hàm này đều có chung 6 đặc tính
khớp cắn sau:
* Đặc tính thứ nhất: Tương quan ở vùng răng hàm lớn
- Rìa xa của núm ngoài xa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên

tiếp xúc với rìa gần múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ hai hàm
dưới.
- Múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với
rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
- Múi trong gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh giữa của
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
* Đặc tính thứ hai: Độ nghiêng gần xa của thân răng
Độ nghiêng gần xa của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng vuông góc
với mặt phẳng nhai và trục thân răng. Góc có giá trị dương khi trục thân răng
nằm ở phía xa so với đường vuông góc. Và ngược lại là giá trị âm. Bình
thường các răng có góc dương, độ nghiêng thay đổi tùy theo từng răng.
* Đặc tính thứ ba: Độ nghiêng ngoài trong của thân răng
Độ nghiêng ngoài trong của thân răng là góc tạo bởi đường tiếp tuyến với


9

điểm giữa mặt ngoài thân răng với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
nhai. Góc có giá trị dương khi đường tiếp tuyến nằm ở phía trong so với
đường vuông góc và ngược lại là giá trị âm.
* Đặc tính thứ tư: Không có răng xoay
Trên cung răng các răng mọc đều đặn, không có răng xoay. Khi răng bị
xoay lệch sẽ chiếm chỗ nhiều hoặc ít hơn các răng bình thường.
* Đặc tính thứ năm: Không có khe hở giữa các răng
Các răng phải tiếp xúc chặt chẽ với nhau ở phía gần và xa của mỗi răng
trừ răng hàm lớn thứ ba chỉ tiếp xúc phía gần.
* Đặc tính thứ sáu: Đường cong Spee phẳng hay cong ít
Khớp cắn bình thường đường cong Spee phẳng hoặc sâu không quá
1,5mm.
1.2.2. Khớp cắn lệch lạc (sai khớp cắn):

1.2.2.1. Theo Angle:
Theo Angle sai khớp cắn có 3 loại: [9]
- Sai khớp cắn loại Angle I: Tương quan răng hàm lớn thứ nhất của hai
hàm bình thường nhưng đường cắn sai do nhóm răng trước lệch lạc vì xoay
trục, lạc chỗ hoặc vì các nguyên nhân khác.
- Sai khớp cắn loại Angle II: Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới ở về phía
xa so với răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, đường cắn không định rõ. Hạng
Angle II có hai tiểu loại.


10

Hình 1.2: Phân loại khớp cắn theo Angle [9]
- Tiểu loại 1: Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước, răng cửa
trên ngả môi, độ cắn chìa tăng, môi đóng không kín, môi dưới thường chạm
mặt trong các răng cửa trên (Hình 1.6).

Hình 1.3: Angle II tiểu loại 1 [9]
- Tiểu loại 2: Các răng cửa giữa hàm trên quặp vào trong còn các răng
cửa bên nghiêng ra ngoài. Độ cắn phủ tăng, cung răng trên thường rộng ở vị
trí răng nanh. Hạng này thường do di truyền ( Hình 1.7).

Hình 1.4: Angle II tiểu loại 2 [9]
- Sai khớp cắn hạng III: Khi răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới ở về phía
gần so với răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, khớp cắn ngược vùng cửa, đường
cắn không định rõ.
Ngày nay phân loại khớp cắn theo Angle được dùng rộng rãi trong thực


11


hành lâm sàng để mô tả các loại sai khớp cắn và phương pháp điều trị. Tuy
nhiên, phân loại của Angle có những nhược điểm sau:
 Chỉ chú ý tương quan răng hàm theo chiều trước sau.
 Nếu răng hàm lớn thứ nhất hàm trên mọc không đúng vị trí, xoay trục,
di gần thì phân loại bị mất tính chính xác.
 Không chú ý đến yếu tố xương hàm và nét mặt nhìn nghiêng.
1.2.2.2. Phân loại dựa trên nhóm triệu chứng theo Reichenbach và Brückl
1971:
Có 7 nhóm: [8]
* Hàm nhỏ:
- Kèm vẩu xương ổ răng - răng trên.
- Kèm khấp khểnh răng.
* Khớp cắn chéo (vùng cửa không ngược):
- Một bên
- Hai bên.
* Vẩu hàm dưới (có khớp cắn ngược cửa).
* Khớp cắn sâu.
* Khớp cắn hở:
- Do mút.
- Thật (do còi xương).
* Kết quả do mất sớm răng.
* Lệch lạc đơn giản (răng ngầm, khe hở giữa hai răng 11 - 21, lệch lạc về
số lượng răng.
1.2.2.3. Phân loại của Kurlianxki:
Có 3 nhóm lớn và mỗi nhóm lại chia nhỏ. [8]
* Lệch lạc về hình thể và vị trí răng:
- Lệch lạc về hình thể và kích thước răng: răng to, răng nhỏ, răng hình



12

chêm, răng hình khối vuông...
- Lệch lạc về vị trí răng riêng lẻ:
+ Xoay răng trục đứng
+ Răng lệch ngoài, lệch trong
+ Lệch gần, lệch xa
+ Thân răng ở trên hay ở dưới mức so với cả cung răng
* Lệch lạc của quá trình mọc răng:
- Lệch lạc trong quá trình hình thành và mọc răng: thiếu răng, thiếu mầm
răng, thừa răng.
- Răng ngầm.
- Khoảng giữa các răng không bình thường: khe giữa hai răng cửa trước trên.
- Lệch lạc của xương ổ răng: phát triển kém hoặc phát triển trội.
- Hẹp cung răng hoặc rộng cung răng.
- Thiếu vị trí vài răng
* Lệch lạc về quan hệ giữa hai hàm:
- Phát triển trội cả hai hàm.
- Phát triển trội hàm trên hoặc hàm dưới.
- Phát triển kém cả hai hàm.
- Phát triển kém hàm trên hoặc hàm dưới.
- Khớp cắn sâu hoặc khớp cắn hở đứng.
1.3. Các nguyên nhân gây lệch lạc khớp cắn:
Lệch lạc khớp cắn là tình trạng thuộc về sự phát triển. Trong đa số
trường hợp, nguyên nhân của lệch lạc khớp cắn và sự lệch lạc răng mặt không
phải là một yếu tố bệnh lý nào đó, mà là sự biến đổi vừa phải của sự phát triển
bình thường. Thông thường lệch lạc khớp cắn là do sự tương tác phức tạp
giữa nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, và không thể
xác định yếu tố bệnh căn đặc thù. [8]



13

Mặc dù khó xác định nguyên nhân chính xác của hầu hết các sai khớp
cắn. Tuy nhiên với khả năng có thể xảy ra, thì chúng cần được xét đến khi
điều trị chỉnh hình răng mặt.
1.3.1. Nguyên nhân di truyền:
Di truyền có thể ở răng, ở xương hàm, xương ổ răng, hoặc kích thước
của răng và của xương hàm.
* Di truyền ở răng:
- Hình thể: Răng hình quái thường là răng số 8, hình nón cụt ở răng cửa
bên, răng có núm phụ ở giữa mặt nhai…
- Kích thước răng: Răng to gây khấp khểnh, răng nhỏ gây khe hở giữa
các răng.
- Số lượng răng: Răng thừa, răng kẹ.
- Thiếu răng: Thiếu 1 hoặc 2 răng, hoặc thiếu toàn bộ răng.
- Vị trí: Gặp một số gia đình có răng khấp khểnh, hoặc răng xoay, hoặc
mọc sai vị trí.
* Di truyền ở xương hàm và xương ổ răng:
Thường có di truyền gần xa:
- Angle III: Vẩu xương hàm dưới.
- Angle II: Vẩu hàm trên
- Angle I: Vẩu răng và xương ổ răng, phì đại xương ổ răng.
* Không tương xứng giữa kích thước xương hàm và răng.
Đứa trẻ có răng to của bố và xương hàm nhỏ của mẹ, vì vậy răng khấp
khểnh.
1.3.2. Nguyên nhân trong thời kỳ bào thai:
Lúc có thai, nhất là vào tháng thứ 4 của bào thai người mẹ bị bệnh do
virus hoặc bệnh mạn tính, thiếu sinh tố B2, C, nghiện rượu, hoặc chấn thương



14

tinh thần, hoặc bị điều trị X - quang vùng chậu, thì có thể ảnh hưởng đến bộ
phận răng hàm mặt của thai nhi. Thường gặp:
- Khe hở môi, khe hở vòm miệng.
- Nửa mặt to hay nhỏ.
- Lưỡi to.
- Hàm dưới nhỏ.
- Không có lồi cầu (kèm theo không có tai ngoài).
1.3.3. Nguyên nhân lúc đẻ:
Fóc - xép đặt không đúng chỗ gây tổn thương ở lồi cầu, khớp thái dương hàm.
1.3.4. Nguyên nhân sau đẻ:
* Nguyên nhân toàn thân:
 Nguyên nhân do dinh dưỡng:
Do thiếu ăn, hoặc do cơ thể hấp thụ kém, hoặc thiếu ánh sáng mặt trời,
trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Trong thức ăn thì sinh tố và muối khoáng chiếm
phần quan trọng có tác dụng xúc tác trong quá trình chuyển hóa các chất.
- Thiếu vitamin nhóm B, PP gây viêm lợi, viêm lưỡi, ảnh hưởng đến sự
ngon miệng và lực của các cơ nhai, làm chậm sự phát triển của bộ máy răng
miệng. Thiếu vitamin B1 dễ gây sâu răng.
- Thiếu Vitamin C gây viêm lợi, chảy máu, gây thiểu sản răng ở trẻ trước
6 tuổi (Sún răng sữa).
- Thiếu vitamin A: gây thiểu sản men và răng mọc chậm.
- Thiếu vitamin D: gây còi xương ở trẻ nhỏ, răng mọc chậm, mòn nhanh
hoặc thiểu sản. Ở trẻ còi xương thường gặp những dị thường răng hàm mặt
kèm theo như:
+ Hở khớp cắn vùng cửa.
+ Vẩu răng và xương ổ răng.
+ Thiểu sản men.



15

+ Răng khấp khểnh (do xương hàm chậm phát triển).
- Thiếu muối khoáng và một số yếu tố vi lượng rất cần cho cơ thể như
Canxi, sắt, Mg, Fluo. Dẫn đến thiểu sản men...
- Tính chất vật lý của thức ăn:
Ăn những thức ăn quá mềm bộ máy nhai ít hoạt động, một số cơ nhai
kém phát triển, hàm dưới kém phát triển và lùi sau.
Thức ăn quá cứng gây mòn răng, khớp cắn thấp.
 Rối loạn nội tiết:
- Tuyến yên:
+ Ưu năng: Từ 6 đến 16 tuổi xương hàm dưới lớn vượt xương hàm trên,
gây vẩu hàm dưới, lưỡi to, sinh khe hở các răng.
+ Thiểu năng: Từ 6 đến 16 tuổi xương hàm dưới kém phats triển, mọc
răng muộn, có răng ngầm. Răng khấp khểnh do cung hàm và răng không phù
hợp về kích thước.
- Tuyến giáp:
+ Ưu năng: Xương ổ răng bị tiêu.
+ Thiểu năng: (Từ 6 - 16 tuổi) chậm mọc răng, lưỡi to, xương ổ răng
không phát triển về chiều cao do chậm mọc răng nên có khớp cắn hở.
* Nguyên nhân tại chỗ:
- Do cản trở đường hô hấp trên:
+ Gây vẩu răng và xương ổ răng trên (nếu cơ môi bị nhẽo).
+ Gây khớp cắn răng cửa ngược, do hàm dưới đưa ra để thở lúc trẻ ngủ.
- Do tăng trương lực hoặc giảm trương lực:
+ Lưỡi to, cơ môi yếu gây vẩu xương ổ răng.
+ Lưỡi to, cơ môi tăng trương lực gây hẹp hàm, răng khấp khểnh ở hàm
trên, ít gặp ở hàm dưới (vì lưỡi ở tư thế thấp)

- Do răng và hàm bị kéo ép:


16

+ Sẹo bỏng hoặc sẹo do cam tẩu mã co kéo môi trên gây hẹp hàm trên và
khớp cắn ngược.
+ Do các thói quen xấu như: mút ngón tay, mút núm vú, mút môi, mút
má... lâu ngày sẽ gây ra lệch lạc răng hàm.
 Mút ngón tay, mút núm vú, nằm ngủ đầu quá cao, cắn môi dưới, viêm
Amidal mạn tính. Tất cả đều gây ra vẩu hàm trên.
 Khi ngồi học lấy tay chống cằm ra phía trước, hoặc mút môi trên hoặc
nằm đầu quá thấp khi ngủ sẽ gây vẩu hàm dưới.
 Mút một bên má hoặc chỉ nằm nghiêng một bên khi ngủ sẽ gây lép một
bên cung răng, và mặt bị lệch (bên to, bên nhỏ).
- Do sâu răng hoặc mất răng quá sớm: Thường sâu răng một bên và gây
mất răng sữa 5 quá sớm làm cho răng số 6 mọc chiếm chỗ gây răng phía trước
không đủ chỗ mọc lệch lạc và sai khớp cắn.
1.4. Biểu hiện lâm sàng của lệch lạc khớp cắn:
1.4.1. Khấp khểnh răng:
Răng to so với hàm. [8]
Tổng số kích thước của răng lớn hơn kích thước của cung hàm.
* Nguyên nhân: Thường do di truyền chéo.
* Triệu chứng lâm sàng:
- Mặt bình thường hoặc lồi nhẹ.
- Răng mọc sai vị trí, xoay trục, răng ngầm do thiếu chỗ mọc, vẩu nhẹ răng
cửa trên, khấp khểnh nhẹ răng dưới.
- Khớp cắn thường gặp vùng răng hàm lớn bình thường, lệch lạc ở chỗ có
răng mọc sai vị trí, có thể hở trước sau vùng răng cửa.
- Chức năng nhai hạn chế ít, vệ sinh răng miệng kém, dễ bị sâu răng một bên,

viêm quanh răng.


17

1.4.2. Khớp cắn sâu:
* Nguyên nhân: Thường do di truyền.
* Triệu chứng lâm sàng:
- Nhìn nghiêng vùng môi trên lồi, tầng mặt dưới ngắn.
- Răng cửa trên ngả sau, ít nhất là 2 răng 11, 21. Cung răng bẹt phía trước,
thường cung răng hình vuông. Vẩu xương ổ răng hàm trên.
- Khớp cắn vùng răng hàm lệch xa, vùng răng cửa chùm sâu, có khi cắn răng
cửa trên chạm lợi quanh răng cửa dưới.
- Chức năng nhai kém vì hạn chế cử động hàm dưới sang hai bên. Dễ bị sâu
răng mặt bên. [8]
1.4.3. Khớp cắn hở:
* Nguyên nhân:
- Do di truyền, còi xương, chấn thương, sẹo co kéo.
- Do thói quen xấu: Mút ngón tay, mút môi, mút má, đẩy lưỡi ra trước, cắn
bút.
* Triệu chứng lâm sàng:
- Quá mức xương ổ răng, niêm mạc phì đại dễ chảy máu.
- Cắn hở đứng phía trước, vùng răng hàm có thể lệch gần, xa hoặc trung tính.
- Chức năng nhai kém vì răng hai hàm không chạm hết. Phát âm khó, thẩm
mỹ kém, vệ sinh răng miệng kém. Khi nuốt có thể thấy lưỡi ở giữa hai cung
răng. [8]
1.4.4. Khớp cắn chéo:
Có thể chéo một bên hoặc hai bên.
* Nguyên nhân: Do chấn thương, nghiến răng, thói quen đưa hàm dưới sang
bên, có răng hoặc núm răng tiếp xúc không bình thường giữa hai hàm. Nằm

nghiêng một bên.
* Triệu chứng lâm sàng:


18

- Nếu cắn chéo một bên thì hai nửa mặt không cân. Các răng hàm nhỏ và to
bên bị lệch ngả trong, bên nhận lệch ngả ngoài.
- Khớp cắn: Một bên có khớp cắn lệch ngả lưỡi, một bên có khớp cắn lệch
ngả ngoài.
- Kém thẩm mỹ vì hai nửa mặt không cân.
- Chức năng ăn nhai kém do khớp cắn hạn chế diện tiếp xúc các răng và hạn
chế cử động xương hàm dưới. Vận động lồi cầu không bình thường. [8]
1.4.5. Vẩu:
Vẩu hàm trên hoặc cả hai hàm.
* Nguyên nhân:
- Thói quen xấu: Mút tay, cắn môi dưới, mút môi dưới.
- Di truyền, mất sớm răng hàm hai bên, xương hàm dưới kém phát triển.
- Còi xương thường có kèm thở miệng, giảm trương lực cơ môi trên.
- Nếu vẩu hai hàm do không tương xứng kích thước giữa răng và hàm.
Trương lực cơ hai môi không tăng nên răng ngả trước kéo theo xương ổ răng
ra trước nhẹ.
* Triệu chứng lâm sàng:
- Nhìn nghiêng lồi vùng môi trên, tầng mặt dưới thường ngắn hơn tầng mặt
trên.
- Khớp cắn có thể loại I, hoặc loại II.
- Trường hợp vẩu hàm trên nhiều chức năng nhai bị hạn chế do hàm dưới hạn
chế cử động ra trước và diện tiếp xúc nhai kém. Nói khó những âm môi vì hai
môi khó gặp nhau.
- Vệ sinh răng miệng kém. [8]

1.4.6. Khớp cắn ngược:
* Nguyên nhân:
- Thói quen đưa hàm ra trước.


19

- Thời gian mọc răng cửa trên quá muộn so với răng cửa dưới.
- Sẹo co môi trên.
* Triệu chứng lâm sàng:
- Quan hệ môi ngược, môi trên lùi sau.
- Răng cửa trên ngả sau, răng cửa dưới ngả trước, khớp cắn ngược vùng răng
cửa, vùng răng hàm thường loại I hoặc loại III.
- Thẩm mỹ kém.
- Chức năng ăn nhai kém vì hạn chế cử động hàm dưới sang hai bên, ra sau.
[8]
1.5. Các chỉ số và kích thước cung răng:
1.4.1. Chỉ số Bolton:
Đánh giá sự hài hòa giữa kích thước gần xa của răng hàm trên với kích
thước gần xa của răng hàm dưới. [11]
Tổng kích thước gần xa của 12 răng hàm dưới
Chỉ số = ---------------------------------------------------------

× 100%

Tổng kích thước gần xa của 12 răng hàm trên
Nếu chỉ số này <91,3% thì sự không hài hòa là do thừa ở hàm trên.
Nếu chỉ số này >91,3% thì sự không hài hòa là do thừa ở hàm dưới.
1.4.2. Kích thước cung răng:
* Chiều dài trước (Chiều dài vùng răng nanh): là khoảng cách từ đường

nối đỉnh hai răng nanh tới điểm giữa hai răng cửa giữa.
* Chiều dài sau (Chiều dài vùng răng hàm): Là khoảng cách từ đường
nối đỉnh của hai núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất tới điểm giữa hai
răng cửa giữa.
* Chiều rộng trước (Chiều rộng vùng răng nanh): Là khoảng cách giữa
hai đỉnh của răng nanh.
* Chiều rộng sau (Chiều rộng vùng răng hàm): Là khoảng cách giữa hai


20

đỉnh của hai núm ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất.
Kích thước cung răng có sự khác biệt theo giới tính và hình dạng cung
răng.
- Kích thước cung răng ở nam lớn hơn nữ.
- Chiều rộng cung răng hình vuông lớn, cung răng hình tam giác hẹp.
- Ngược lại chiều dài cung răng dạng hình tam giác lớn, cung răng hình
vuông ngắn.
1.5. Nhu cầu cần điều trị (chỉ số IOTN - Index of orthodotic treatment
need) [10 - 16]
Vì thẩm mỹ kém của hàm răng hay về chức năng kém nên người ta mới
đến chỉnh hình răng mặt. Nhưng để đánh giá hàm răng này cần thiết phải
chỉnh nha và mức độ cấp thiết đến mức nào thì thật là khó. Chính vì thế có
nhiều chỉ số được phát triển từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, vào những
năm 1970 chỉ số TPI của Grainer là đáng chú ý nhất, nó dùng để điều tra tổng
quát nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt tại Mỹ. Tuy nhiên chỉ số này chỉ
dựa vào lâm sàng cổ điển nên không được chấp nhận rộng rãi. Đến năm 1989
Shaw và cộng sự đã sáng lập và phát triển một chỉ số đánh giá nhu cầu cần
điều trị chỉnh hình răng mặt, (viết tắt là IOTN) dựa vào chức năng và thẩm
mỹ của răng.

Chỉ số nhu cầu điều trị được NHS (National Health Service) đặt ra để
quyết định trường hợp nào đủ nghiêm trọng để chình hình răng mặt.
Chỉ số nhu cầu điều trị (IOTN) gồm 2 phần là: Sức khỏe răng miệng
(DHC: Dental Health Component và Thẩm mỹ (AC: Aesthetic Component).
1.5.1. Hợp phần Sức khỏe răng miệng (DHC) có 5 độ:
- Độ 1: Gần như hoàn hảo
- Độ 2: Đối với những lệch lạc nhỏ như:


21

+ Răng cửa trước hơi nhô, độ cắn chìa > 3,5mm và ≤ 6 mm (hai môi
khép kín.
+ Khớp cắn đảo chiều nhẹ, cắn ngược ≤ 1mm, không ảnh hưởng đến
chức năng.
+ Cắn chéo nhẹ răng trước hoặc răng sau ≤ 1mm
+ Thay đổi vị trí răng > 1mm và ≤ 2mm
+ Cắn phủ tăng ≥ 3,5mm (chưa cắn vào lợi)
+ Vị trí cắn khớp bình thường không kèm theo các bất thường khác.
- Độ 3: Là những bất thường lớn hơn.
+ Răng cửa trước nhô, độ cắn chìa > 3,5mm và ≤ 6 mm (hai môi không
khép kín.
+ Khớp cắn đảo chiều, cắn ngược > 1mm và ≤ 3,5mm, ảnh hưởng ít đến
chức năng.
+ Cắn chéo răng trước hoặc răng sau > 1mm và ≤ 2mm
+ Thay đổi vị trí răng > 2mm và ≤ 4mm
+ Cắn hở răng trước hoặc sau > 2mm và ≤ 4mm
+ Cắn phủ toàn bộ vào lợi hay hàm ếch nhưng không gây tổn thương.
- Độ 4: Nghiêm trọng hơn
+ Răng cửa trước nhô nhiều, độ cắn chìa > 6mm và ≤ 9 mm (hai môi

không khép kín.
+ Khớp cắn đảo chiều, cắn ngược > 3,5mm, không ảnh hưởng đến chức
năng ăn nhai, phát âm.
+ Độ cắn chìa, ngược > 1mm và ≤ 3,5mm ảnh hưởng đến chức năng ăn
nhai và phát âm.
+ Cắn chéo răng trước hoặc răng sau > 2mm
+ Thay đổi vị trí răng > 4mm
+ Cắn hở răng trước hoặc sau > 4mm


22

+ Cắn phủ tăng và toàn bộ gây tổn thương lợi hay hàm ếch
+ Thiếu 1 răng trên bất kỳ hàm nào, khoảng thiếu răng hẹp.
+ Cắn chéo phía sau, không có tiếp xúc khớp cắn chức năng
+ Răng mọc 1 phần, nghiêng, kẹt so với răng bên cạnh.
+ Tồn tại răng thừa.
- Độ 5: Rất nặng
+ Răng cửa trước nhô nhiều, độ cắn chìa > 9 mm (hai môi không khép kín.
+ Khớp cắn đảo chiều, cắn ngược > 3,5mm, ảnh hưởng đến chức năng ăn
nhai, phát âm.
+ Thiếu hơn 1 răng trên bất kỳ hàm nào, khoảng thiếu răng rộng.
+ Cắn chéo răng trước hoặc răng sau > 2mm
+ Thay đổi vị trí răng > 4mm
+ Răng bị cản trở mọc (không kể răng khôn) do chen chúc, sai chỗ, răng
thừa, còn răng sữa, các bệnh lý khác…
+ Khe hở môi, hàm ếch và biểu hiện sọ mặt bất thường.
Trong đó:
- Độ 1 không cần điều trị.
- Độ 2 chỉ định điều trị là có thể cân nhắc

- Độ 3 chỉ định điều trị là trung bình.
- Độ 4 và độ 5 là cần thiết phải điều trị.
1.5.2. Hợp phần thẩm mỹ (AC):
Hợp phần thẩm mỹ là một quy mô của 10 ảnh màu hiển thị mức độ khác
nhau của thẩm mỹ nụ cười. Các bức ảnh được sắp xếp theo thứ tự của sự giảm
dần về thẩm mỹ.


23

1

6

2

7

3

8

4

9

5

10


Hình 1.1. Mười bức ảnh đánh giá thẩm mỹ răng
Trong đó:
- Mức độ 1 - 2 không cần điều trị.
- Mức độ 3 - 4 mức cần điều trị ít
- Mức độ 5 - 7 mức cần điều trị trung bình.
- Mức độ 8 - 10 mức cần điều trị tuyệt đối.
Với chỉ số DHC 4 - 5 và AC 8 - 10 có chỉ định điều trị tuyệt đối và được
ưu tiên nhất.


24

1.6. Điểm qua tình hình nghiên cứu lệch lạc răng hàm trên thế giới và
trong nước:
1.6.1. Hoàng Thị Bạch Dương (2000): Điều tra về lệch lạc răng hàm trên
100 em học sinh lứa tuổi 12 ở trường Cấp II Amsterdam Hà nội [1]
Cho kết quả:
- 91% học sinh có lệch lạc răng hàm
Trong đó:

39% sai khớp cắn loại I
43% sai khớp cắn loại II
9% sai khớp cắn loại III

Tỷ lệ trẻ em có lệch lạc răng có thể can thiệp đơn thuần về răng là 77%.
Tỷ lệ trẻ em có lệch lạc răng cần can thiệp phẫu thuật là 23%.
- Tỷ lệ mất tương ứng giữa răng và hàm là:
59% thiếu chỗ cả hai hàm
57,4% thiếu chỗ hàm trên
55,7% thiếu chỗ hàm dưới.

Trong đó bệnh nhân chỉnh nha cần phải nhổ răng chiếm 29% trong tổng
số 100 em.
1.6.2. Nguyễn Võ Hoàng Anh (2005): Điều tra về nhu cầu điều trị của 100
học sinh tuổi 15 tại trường THCS Trần Đăng Ninh - Hà Đông [17]
Cho kết quả:
- 79% học sinh có lệch lạc răng hàm
Trong đó:

38% sai khớp cắn loại I
19% sai khớp cắn loại II
22% sai khớp cắn loại III

Tỷ lệ sai khớp cắn là 79% không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa nam và nữ.
- Tỷ lệ mất tương ứng giữa răng và hàm là:


25

8% thiếu chỗ cả hai hàm
29% thiếu chỗ hàm trên
28% thiếu chỗ hàm dưới
Trong đó: 26% chỉnh nha cần nhổ răng vì thiếu khoảng nhiều.
- Nhu cầu điều trị theo chỉ số IOTN
+ Về AC:

Độ 1 - 2 (không cần điều trị): 40%
Độ 3 - 4 (Mức cần điều trị ít): 31%
Độ 5 - 7 (Mức cần điều trị trung bình): 21%
Độ 8 - 10 (Cần điều trị): 8%


+ Về DHC:

Độ 1 (Không cần điều trị): 22%
Độ 2 (Mức cần điều trị ít): 25%
Độ 3 (Mức cần điều trị trung bình): 21%
Độ 4 - 5 (cần điều trị): 32%

1.6.3. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngân Hà, Hoàng Tử Hùng (2004) tại
Đà Nẵng: “Ước lượng nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt tại Đà
Nẵng”[18]
Mẫu nghiên cứu gồm 425 trẻ lứa tuổi 12 được chọn ngẫu nhiên từ học
sinh lớp 6 năm học 2002 - 2003 tại Đà Nẵng. Trong đó có 208 nam và 217 nữ
được khám và đánh giá theo chỉ số IONT.
Cho kết quả:
+ Về DHC:

Độ 1 (Không cần điều trị): 22,6%
Độ 2 (Mức cần điều trị ít): 28,2%
Độ 3 (Mức cần điều trị trung bình): 17,2%
Độ 4 - 5 (cần điều trị): 32%

+ Về AC:

Độ 1 - 2 (không cần điều trị): 43,5%
Độ 3 - 4 (Mức cần điều trị ít): 33,7%
Độ 5 - 7 (Mức cần điều trị trung bình): 17,9%
Độ 8 - 10 (Cần điều trị): 4,9%



×