Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan trên người bệnh phẫu thuật ổ bụng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.15 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1. Nhiễm khuẩn vết mổ..............................................................................3
1.1.1. Định nghĩa NKVM.........................................................................3
1.1.2. Phân loại NKVM ,..........................................................................3
1.1.3. Triệu chứng nhiễm khuẩn vết mổ...................................................4
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán NKVM........................................................5
1.1.5. Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật..........6
1.1.6. Phân loại phẫu thuật và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ...................7
1.1.7. Tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ của phẫu thuật theo chỉ số SENIC...8
1.2. Sinh bệnh học và các yếu tố liên quan đến NKVM...............................9
1.2.1. Tác nhân gây NKVM.....................................................................9
1.2.2. Nguồn tác nhân gây bệnh và cơ chế lây truyền............................10
1.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ...............................11
1.3. Các nghiên cứu về NKVM trên thế giới và tại Việt Nam....................12
1.3.1. Các nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giới..................12
1.3.2. Các nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt Nam.................16
1.4. Các nghiên cứu về yếu tố liên quan đến NKVM trên thế giới và tại Việt
Nam.............................................................................................................19
1.4.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học liên quan quan đến nhiễm khuẩn
vết mổ: tuổi, bệnh kèm theo, sử dụng thuốc lá và béo phì......................19
1.4.2. Đặc điểm vết thương, mắc nhiễm khuẩn, nằm viện và tình trạng
người bệnh liên quan đến NKVM...........................................................21
1.4.3. Yếu tố phẫu thuật..........................................................................22
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................25


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................25
2.3.2. Cỡ mẫu.........................................................................................25
.................................................................................................................25
2.3.3. Chọn mẫu.....................................................................................25
2.3.4. Tiến hành......................................................................................25
2.3.5. Phân loại NKVM..........................................................................26


2.4. Biến số và chỉ số...................................................................................28
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu.............................................29
2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu.......................................................................29
2.7. Các sai số có thể gặp trong thu thập số liệu và cách khắc phục...........31
2.8. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................31
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................31
Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................32
3.1. Thông tin chung của người bệnh..........................................................32
3.2. Tình trạng NKVM................................................................................35
3.3. Mối liên quan giữa NKVM các yếu tố liên quan.................................35
3.3.1. Tỷ lệ NKVM theo giới.................................................................35
3.3.2. Tỷ lệ NKVM theo nhóm tuổi.......................................................35
3.3.3. Mối liên quan giữa NKVM và kế hoạch phẫu thuật....................36
3.3.4. Mối liên quan giữa NKVM và cách thức phẫu thuật...................36
3.3.5. Mối liên quan giữa NKVM và thời gian phẫu thuật.....................37
3.3.6. Mối liên quan giữa NKVM và loại vết mổ...................................37
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.................................................................37
DỰ KIẾN KẾT LUẬN....................................................................................39
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ............................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................41
.........................................................................................................................47



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thang điểm ASA đánh giá tình trạng bệnh nhân..............................6
Bảng 1.2: Phân loại phẫu thuật và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.....................7
Bảng 1.3: Đánh giá nguy cơ của phẫu thuật theo chỉ số SENIC.......................8
Bảng 1.4: Phân loại nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ theo chỉ số SENIC.............8
Bảng 2.1: Phân loại bệnh nhân theo thang điểm ASA....................................27
Bảng 2.2: Phân loại phẫu thuật theo nguy cơ nhiễm khuẩn ALTERMEIER. .27
Bảng 3.1: Thông tin chung của người bệnh....................................................32
Bảng 3.2: Tình trạng NKVM..........................................................................35
Bảng 3.3: Tỷ lệ NKVM theo giới....................................................................35
Bảng 3.4: Tỷ lệ NKVM theo nhóm tuổi..........................................................35
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa NKVM và kế hoạch phẫu thuật.......................36
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa NKVM và cách thức phẫu thuật......................36
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa NKVM và thời gian phẫu thuật.......................37
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa NKVM và loại vết mổ.....................................37


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gần đây, nhiễm khuẩn bệnh viện đang trở thành một trong những thách
thức và là mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Nhiều nước trên thế giới đã đưa ra những cảnh báo về hiện tượng nghiêm
trọng này như Mỹ , Canada , Trung quốc ,... Tại Việt Nam, có nhiều loại
nhiễm khuẩn bệnh viện, trong đó nhiễm khuẩn vết mổ là một trong bốn loại
nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến nhất hiện nay . Nhiễm khuẩn vết mổ
(NKVM) là loại nhiễm khuẩn hay gặp nhất trong các bệnh ngoại khoa, là vấn
đề được quan tâm hàng đầu tại các cơ sở y tế . NKVM là nguyên nhân chủ
yếu làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tật và tử vong của người bệnh, không

những thế NKVM còn làm kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng
kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và chi phí điều trị . Trong các phẫu
thuật ngoại khoa, phẫu thuật tiêu hóa có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn
vì khi can thiệp vào đường tiêu hóa sẽ tăng nguy cơ phơi nhiễm với vi khuẩn
và theo phân loại vết mổ thì phẫu thuật tiêu hóa chủ yếu là các phẫu thuật
nhiễm và phẫu thuật bẩn, dẫn đến khả năng phơi nhiễm cao , .
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ là do vi khuẩn, vi rút, nấm và ký
sinh trùng; trong đó nguyên nhân do vi khuẩn là phổ biến nhất , . Việc xâm
nhập, phát triển và gây bệnh của các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ
phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố nguy cơ sau: yếu tố môi trường, yếu tố phẫu
thuật, yếu tố người và yếu tố vi khuẩn . Các yếu tố này tác động qua lại, đan
xen với nhau làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về NKVM. Tại
châu Âu, theo báo cáo của ECDC giai đoạn 2010 - 2011, tỷ lệ NKVM thay
đổi từ 0,7 - 9,5% tùy vào từng loại phẫu thuật . Nghiên cứu tại Mỹ năm 2016
cho thấy tỷ lệ NKVM là 0,9% . Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Tiến


2

Quyết tại bệnh viện Việt Đức năm 2008, tỷ lệ NKVM là 8,5% . Nghiên cứu
của Đỗ Trần Hùng tại bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2012 chỉ
ra rằng tỷ lệ NKVM là 5,7 % ...
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là bệnh viện đa khoa thuộc Trường Đại
học Y Hà Nội. Bệnh viện đã có quy mô 419 giường bệnh, với số bệnh nhân
đến khám bệnh hơn 600.000 người/năm; tổng số ca mổ trong năm 2017 tại
bệnh viện là 12.379 ca. Tuy nhiên, hiện nay tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
các nghiên cứu về NKVM vẫn còn còn ít, chưa có hệ thống; và cũng chưa có
nghiên cứu sâu nào về NKVM trên người bệnh phẫu thuật ổ bụng. Câu hỏi đặt
ra là tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ trên người bệnh phẫu thuật ổ bụng tại

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hiện nay như thế nào? Yếu tố nguy cơ nào liên
quan đến tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ này? Với mong muốn góp phần nâng
cao chất lượng điều trị của bệnh viện và có cái nhìn mới về nhiễm khuẩn vết
mổ nhằm giảm tỷ lệ NKVM, chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng nhiễm
khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan trên người bệnh phẫu thuật ổ
bụng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ trên người bệnh phẫu thuật
ổ bụng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ trên người
bệnh phẫu thuật ổ bụng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.


3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nhiễm khuẩn vết mổ
1.1.1. Định nghĩa NKVM
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu
thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không
có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận
giả , , .
1.1.2. Phân loại NKVM ,
1.1.2.1. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ theo vị trí giải phẫu
Nhiễm khuẩn vết mổ có 3 mức độ, nông, sâu và khoang/cơ quan.
Nhiễm khuẩn vết mổ nông: gồm các nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc tổ
chức dưới da tại vị trí rạch da.
Nhiễm khuẩn vết mổ sâu: gồm các nhiễm khuẩn tại lớp cân và/hoặc cơ
tại vị trí rạch da. NKVM sâu cũng có thể bắt nguồn từ NKVM nông để đi sâu
bên trong tới lớp cân cơ.
Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/khoang phẫu thuật: nhiễm khuẩn xảy

ra ở bất kỳ nội tạng loại trừ da, cân, cơ.

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ


4

1.1.2.1. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ theo đường gây bệnh
NKVM nguyên phát: NKVM xảy ra do nhiễm trùng ở khu vực vết mổ.
NKVM thứ phát: NKVM xảy ra sau một biến chứng không trực tiếp
liên quan đến vết mổ (có thể nhiễm trùng từ khu vực khác hoặc tổn thương từ
các cơ quan khác dẫn tới NKVM).
1.1.2.3. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ theo mức độ nặng nhẹ
NKVM mức độ nhẹ: là NKVM có dịch tiết không kèm theo sự viêm
nhiễm tế bào hoặc phá hủy mô sâu.
NKVM mức độ nặng: là NKVM có dịch tiết kèm theo các mô bị phá
hủy. Một phần hoặc toàn bộ vết mổ bị toác ra hoặc nếu có triệu chứng nhiễm
trùng hệ thống tại thời điểm đó.
Trong các hình thức phân loại NKVM thì phân loại NKVM theo giải
phẫu là hình thức được sử dụng nhiều nhất trong chẩn đoán và điều trị.
1.1.3. Triệu chứng nhiễm khuẩn vết mổ
NKVM xuất hiện các triệu trứng theo thứ tự từ nhẹ đến nặng: chân nốt
chỉ khâu da nhiễm đỏ; vết mổ nhiễm đỏ không có dịch; vết mổ nhiễm đỏ có
dịch; vết mổ nhiễm đỏ có mủ; vết mổ toác rộng .
1.1.3.1. Triệu chứng nhiễm trùng nông
Tổn thương ở da, lớp mỡ dưới da, lớp cân. Thường xảy ra 3 ngày sau mổ.
Dấu hiệu toàn thân: dấu hiệu nhiễm trùng: sốt, môi khô; dấu hiệu tại
chỗ:vết mổ sưng tấy, nóng, đỏ, đau khi chạm vào, có rỉ dịch tại vết mổ, có mủ
hoặc ở dạng mủ tại vết mổ và/ hoặc tại chân ống dẫn lưu; lấy dịch nuôi cấy,
phân lập có vi sinh vật.

1.1.3.2. Triệu chứng nhiễm trùng sâu
Tổn thương ở lớp cân, cơ. Thường xảy ra 3 - 4 ngày sau mổ.


5

Dấu hiệu toàn thân: bệnh nhân sốt > 380C, có dấu hiệu nhiễm trùng;
dấu hiệu tại chỗ: vết mổ sưng tấy, nóng, đỏ, đau khi chạm vào, biểu hiện
chảy mủ vết mổ có mủ hoặc ở dạng mủ tại vết mổ và/hoặc tại chân ống dẫn
lưu hoặc toác vết mổ có mủ chảy ra nhiều; lấy dịch nuôi cấy, phân lập có vi
sinh vật.
1.1.3.3. Triệu chứng nhiễm trùng các tạng hoặc các khoang
Tổn thương ở các tạng phẫu thuật hoặc các khoang. Thường xảy ra 4 5 ngày sau mổ.
Dấu hiệu toàn thân: bệnh nhân sốt 380C - 390C, có dấu hiệu nhiễm
trùng nặng; dấu hiệu tại chỗ: đau nhiều tại các tạng mổ hoặc có phản ứng
mạnh khi ấn vào da (vùng đối chiếu của các tạng); đối với các khoang có dấu
hiệu phản ứng thành bụng; biểu hiện chảy mủ vết mổ có mủ hoặc ở dạng mủ
chảy ra qua ống dẫn lưu hoặc toác vết mổ có mủ chảy ra nhiều hoặc ứ đọng
mủ ở các túi cùng; lấy dịch nuôi cấy, phân lập có vi sinh vật; cận lâm sàng có
hình ảnh áp xe tồn dư.
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán NKVM
Nhiễm khuẩn vết mổ có 3 mức độ, nông, sâu và khoang/cơ quan.
Nhiễm khuẩn vết mổ nông: nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau
phẫu thuật và chỉ xuất hiện ở vùng da hay vùng dưới da tại đường mổ và có ít
nhất một trong các triệu chứng (chảy mủ từ vết mổ nông, phân lập được vi
khuẩn từ vết mổ, các dấu hiệu đau sưng nóng đỏ và cần mở bung vết mổ, bác
sĩ chẩn đoán) .
Nhiễm khuẩn vết mổ sâu: nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau
phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt implant và xảy ra ở mô mềm sâu của đường
mổ và có ít nhất một trong các triệu chứng (chảy mủ từ vết mổ sâu nhưng



6

không từ cơ quan haykhoang nơi phẫu thuật, vết thương hở da sâu + dấu hiệu
đau sưng nóng đỏ và sốt, abces, bác sĩ chẩn đoán) .
Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/khoang phẫu thuật: nhiễm khuẩn xảy
ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt implant xảy ra ở
bất kỳ nội tạng loại trừ da, cân, cơ và có ít nhất một trong các triệu chứng
(chảy mủ từ dẫn lưu nội tạng, phân lập được vi khuẩn, abces, bác sĩ chẩn
đoán) .
1.1.5. Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật
Bảng 1.1: Thang điểm ASA đánh giá tình trạng bệnh nhân
ASA
Tình trạng người bệnh
1 điểm Bệnh nhân khỏe mạnh, không có bệnh toàn thân
2 điểm Bệnh nhân khỏe mạnh, có bệnh toàn thân nhẹ
3 điểm Bệnh nhân có bệnh toàn thân nặng, nhưng vẫn hoạt động bình thường
4 điểm Bệnh nhân có bệnh toàn thân nặng, đe dọa tính mạng
5 điểm Bệnh nhân trong tình trạng bệnh nặng, có nguy cơ tử vong cao dù
được phẫu thuật
ASA là viết tắt của American Society of Aenesthesiologist. Năm 1963
ASA đã chấp nhận 5 tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để đánh giá bệnh nhân
trước phẫu thuật là : 1.Bệnh nhân khỏe mạnh bình thường; 2.Bệnh nhân có
bệnh toàn thân nhẹ; 3.Bệnh nhân có bệnh toàn thân nặng; 4.Bệnh nhân có
bệnh toàn thân nặng đe dọa tính mạng; 5.Bệnh nhân trong tình trạng nguy
kịch sẽ tử vong nếu không phẫu thuật . Chỉ số nguy cơ SENIC - chỉ số đánh
giá dựa trên bốn yếu tố - được thay thế bởi điểm số đánh giá trước phẫu thuật
của Hội bác sĩ gây mê Mỹ (ASA) đã được xác nhận trong một nghiên cứu lớn
liên quan đến 44 bệnh viện từ 1987 đến 1990. Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ của

các bệnh nhân trong ASA loại I hoặc loại II là 1,9%, trong khi đó bệnh nhân
loại III đến V là 4,3%. Garibaldi và cộng sự từ khi đó đã xác nhận thẩm quyền
độc lập tiên đoán của điểm số ASA trong một nghiên cứu tiềm năng của 1852


7

bệnh nhân phẫu thuật, trong đó tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ của bệnh nhân ASA
loại III hoặc V so sánh với bênh nhân loại I hoặc II là 4,2 . Việc phân loại
ASA và các loại vết thương đã tiên lượng đáng kể nhiễm trùng vết thương.
Phân tích hồi quy logistic cũng cho thấy điểm ASA là yếu tố tiên đoán mạnh
nhất của nhiễm trùng vết thương .
1.1.6. Phân loại phẫu thuật và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ
Bảng 1.2: Phân loại phẫu thuật và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ
Loại
Nguy cơ
NKVM
Định nghĩa
phẫu
(%)
thuật
Là những phẫu thuật không có nhiễm khuẩn, không mở
vào đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục và tiết niệu. Các
Sạch
1-5
vết thương sạch được đóng kín kỳ đầu hoặc được dẫn
lưu kín. Các phẫu thuật sau chấn thương kín.
Là các phẫu thuật mở vào đường hô hấp, tiêu hoá, sinh
dục và tiết niệu trong điều kiện có kiểm soát và không bị
ô nhiễm bất thường. Trong trường hợp đặc biệt, các phẫu

Sạch
thuật đường mật, ruột thừa, âm đạo và hầu họng được 5-10
nhiễm
xếp vào loại vết mổ sạch nhiễm nếu không thấy có bằng
chứng nhiễm khuẩn/ không phạm phải lỗi vô khuẩn
trong khi mổ.
Các vết thương hở, chấn thương có kèm vết thương mới
hoặc những phẫu thuật để xảy ra lỗi vô khuẩn lớn hoặc
phẫu thuật để thoát lượng lớn dịch từ đường tiêu hoá.
Nhiễm
10 - 15
Những phẫu thuật mở vào đường sinh dục tiết niệu,
đường mật có nhiễm khuẩn, phẫu thuật tại những vị trí
có nhiễm khuẩn cấp tính nhưng chưa hoá mủ.
Các chấn thương cũ kèm theo mô chết, dị vật hoặc ô nhiễm
Bẩn
> 25
phân. Các phẫu thuật có nhiễm khuẩn rõ hoặc có mủ.
Phân loại phẫu thuật (SWC) được Trung tâm Kiểm soát và Phòng
ngừa Dịch bệnh (CDC) phân loại theo 4 mức độ: sạch, sạch nhiễm, nhiễm,
bẩn . Hệ thống phân loại ban đầu được phát triển bởi Viện Hàn lâm Khoa học


8

Quốc gia và Nghiên cứu Hợp tác Quốc gia năm 1964, với những sửa đổi sau
này của CDC vào năm 1982. Hệ thống phân loại này đã được sử dụng rất
rộng rãi trước đây và hiện tại vẫn đang được áp dụng tại một số cơ sở để thực
hiện các biện pháp cải thiện chất lượng bệnh viện . Phân loại phẫu thuật dựa
trên phân tích của phẫu thuật viên và là một trong ba thành phần trong mô

hình rủi ro ( gồm điểm ASA, thời gian phẫu thuật và phân loại phẫu thuật) để
xác định những người có nguy cơ bị NKVM. Phân loại vết mổ đã chứng minh
hiệu quả để dự đoán NKVM .
1.1.7. Tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ của phẫu thuật theo chỉ số SENIC
Bảng 1.3: Đánh giá nguy cơ của phẫu thuật theo chỉ số SENIC
Các yếu tố nguy cơ
Điểm SENIC
Phẫu thuật ổ bụng
1 điểm
Phẫu thuật kéo dài trên 2 giờ

1 điểm

Loại vết mổ đã nhiễm hoặc bẩn

1 điểm

Bệnh nhân mắc ít nhất là 3 bệnh khi chẩn đoán ra viện
1 điểm
Bảng 1.4: Phân loại nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ theo chỉ số SENIC
Chỉ số SENIC
Nguy cơ NKVM
0 - 1 điểm:
Nguy cơ thấp
2 điểm:
> 2 điểm:

Nguy cơ trung bình
Nguy cơ cao


Trong nghiên cứu tính hiệu quả của kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện
SENIC năm 1970, 58498 bệnh nhân trải qua phẫu thuật được theo dõi sự hiện
diện và diễn biến của nhiễm trùng vết mổ. Kỹ thuật hồi quy logistic xác định
được bốn yếu tố nguy cơ độc lập là: phẫu thuật kéo dài hơn 2 giờ; vết thương
bẩn; có ba hoặc nhiều hơn chuẩn đoán tại thời điểm rỉ dịch (không bao gồm
những chẩn đoán có liên quan đến nhiễm trùng vết mổ và biến chứng của
phẫu thuật); phẫu thuật ổ bụng .


9

1.2. Sinh bệnh học và các yếu tố liên quan đến NKVM
1.2.1. Tác nhân gây NKVM
Có rất nhiều loại vi sinh vật gây NKVM, bao gồm: vi khuẩn, vi rút,
nấm và ký sinh trùng. Sự có mặt, mật độ của các vi sinh vật gây NKVM này
có sự thay đổi tuỳ theo các điều kiện khác nhau , .
Vi khuẩn là tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện thường gặp nhất,
nhiễm trùng bệnh viện do vi khuẩn được gọi là nhiễm khuẩn bệnh viện. Môi
trường bệnh viện là nơi thích hợp cho sự chọn lọc các vi khuẩn kháng thuốc.
Vì vậy NKBV và NKVM thường do các vi khuẩn đề kháng kháng sinh gây
nên , , . Tuy nhiên, cần phân biệt các vi khuẩn cộng sinh và vi khuẩn gây
bệnh. Vi khuẩn cộng sinh là những vi khuẩn cư trú trên cơ thể người khoẻ
mạnh, chúng đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi
khuẩn gây bệnh, nhưng một số vi khuẩn cộng sinh có thể trở thành vi khuẩn
gây bệnh nội sinh nếu hàng rào bảo vệ của vật chủ bị tổn thương. Vi khuẩn
gây bệnh thường có động lực mạnh, có thể gây nhiễm khuẩn rải rác hay
thường xuyên. Một số loại vi khuẩn chủ yếu gây nên các NKVM là
Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Enterococcus faecalis (liên cầu đường
ruột), Escherichia coli (E.coli), Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas
aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), Acinetobacter baumannii , .

Các vi rút như vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người
(Human immunodeficency virut-HIV), vi rút viêm gan B (HBV),
Cytomegalovirus (CMV), vi rút Ebola, vi rút cúm, Herpes, vi rút gây hội
chứng suy đường hô hấp cấp (SARS), vi rút sởi đều có thể là căn nguyên gây
nhiễm trùng bệnh viện.
Một số loài nấm như Candida albicans, Aspergillus, Cryptococcus
neoforman là những căn nguyên gây nhiễm khuẩn cơ hội ở những bệnh nhân
điều trị kháng sinh dài ngày hoặc bị suy giảm hệ thống miễn dịch. Đây là


10

những nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn hệ thống ở bệnh nhân bị suy giảm
miễn dịch. Đặc biệt tăng cao khi bệnh viện đang trong tình trạng tu sửa xây
dựng, môi trường rất dễ bị nhiễm các loại vi sinh vật như loài Aspergillus có
trong bụi đất.
1.2.2. Nguồn tác nhân gây bệnh và cơ chế lây truyền
Có 2 nguồn tác nhân gây NKVM gồm:
Vi sinh vật trên người bệnh (nội sinh): Là nguồn tác nhân chính gây
NKVM, gồm các vi sinh vật thường trú có ngay trên cơ thể người bệnh. Các
vi sinh vật này thường cư trú ở tế bào biểu bì da, niêm mạc hoặc trong các
khoang/tạng rỗng của cơ thể như: khoang miệng, đường tiêu hóa, đường tiết
niệu - sinh dục,... Một số ít trường hợp vi sinh vật bắt nguồn từ các ổ nhiễm
khuẩn ở xa vết mổ theo đường máu hoặc bạch mạch xâm nhập vào vết mổ và
gây NKVM. Các tác nhân gây bệnh nội sinh nhiều khi có nguồn gốc từ môi
trường bệnh viện và có tính kháng thuốc cao.
Vi sinh vật ngoài môi trường (ngoại sinh): Là các vi sinh vật ở ngoài
môi trường xâm nhập vào vết mổ trong thời gian phẫu thuật hoặc khi chăm
sóc vết mổ. Các tác nhân gây bệnh ngoại sinh thường bắt nguồn từ: môi
trường khu phẫu thuật như bề mặt phương tiện, thiết bị, không khí buồng

phẫu thuật, nước và phương tiện vệ sinh tay ngoại khoa; dụng cụ, vật liệu cầm
máu, đồ vải phẫu thuật bị ô nhiễm; nhân viên kíp phẫu thuật; vi sinh vật cũng
có thể xâm nhập vào vết mổ khi chăm sóc vết mổ không tuân thủ đúng
nguyên tắc vô khuẩn.
Các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vết mổ chủ yếu trong thời gian
phẫu thuật theo cơ chế trực tiếp, tại chỗ. Hầu hết các tác nhân gây NKVM là
các vi sinh vật định cư trên da vùng rạch da, ở các mô/tổ chức vùng phẫu
thuật hoặc từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào vết mổ qua các tiếp xúc
trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt là các tiếp xúc qua bàn tay kíp phẫu thuật.


11

1.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ
Có 4 nhóm yếu tố nguy cơ gây NKVM gồm: người bệnh, môi trường,
phẫu thuật và tác nhân gây bệnh .
Yếu tố người bệnh, những yếu tố người bệnh dưới đây làm tăng nguy
cơ mắc NKVM: người bệnh phẫu thuật đang mắc nhiễm khuẩn tại vùng phẫu
thuật hoặc tại vị trí khác ở xa vị trí rạch da như ở phổi, ở tai mũi họng, đường
tiết niệu hay trên da; người bệnh đa chấn thương, vết thương giập nát; người
bệnh tiểu đường; người nghiện thuốc lá; người bệnh bị suy giảm miễn dịch,
người bệnh đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch; người bệnh béo phì
hoặc suy dinh dưỡng; người bệnh nằm lâu trong bệnh viện trước mổ làm tăng
lượng vi sinh vật định cư trên người bệnh; tình trạng người bệnh trước phẫu
thuật càng nặng thì nguy cơ NKVM càng cao.
Yếu tố môi trường, những yếu tố môi trường dưới đây làm tăng nguy cơ
mắc NKVM: vệ sinh tay ngoại khoa không đủ thời gian hoặc không đúng kỹ
thuật, không dùng hoá chất khử khuẩn, đặc biệt là không dùng chế phẩm vệ
sinh tay chứa cồn; chuẩn bị người bệnh trước mổ không tốt như người bệnh
không được tắm hoặc không được tắm bằng xà phòng khử khuẩn, vệ sinh khử

khuẩn vùng rạch da không đúng quy trình, cạo lông không đúng chỉ định, thời
điểm và kỹ thuật; thiết kế buồng phẫu thuật không bảo đảm nguyên tắc kiểm
soát nhiễm khuẩn; điều kiện khu phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn như
không khí, nước cho vệ sinh tay ngoại khoa, bề mặt thiết bị, bề mặt môi
trường buồng phẫu thuật bị ô nhiễm hoặc không được kiểm soát chất lượng
định kỳ; dụng cụ y tế không đảm bảo vô khuẩn do chất lượng tiệt khuẩn, khử
khuẩn hoặc lưu giữ, sử dụng dụng cụ không đúng nguyên tắc vô khuẩn; nhân
viên tham gia phẫu thuật không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong buồng
phẫu thuật làm tăng lượng vi sinh vật ô nhiễm như ra vào buồng phẫu thuật
không đúng quy định, không mang hoặc mang phương tiện che chắn cá nhân


12

không đúng quy định, không vệ sinh tay/không thay găng sau mỗi khi tay
đụng chạm vào bề mặt môi trường...
Yếu tố phẫu thuật: thời gian phẫu thuật càng dài thì nguy cơ NKVM
càng cao; loại phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật nhiễm và bẩn có nguy cơ
NKVM cao hơn các loại phẫu thuật khác; thao tác phẫu thuật làm tổn thương,
bầm giập nhiều mô tổ chức, mất máu nhiều, vi phạm nguyên tắc vô khuẩn
trong phẫu thuật làm tăng nguy cơ mắc NKVM.
Yếu tố vi sinh vật: mức độ ô nhiễm, độc lực và tính kháng kháng sinh
của vi khuẩn càng cao xảy ra ở người bệnh được phẫu thuật có sức đề kháng
càng yếu thì nguy cơ mắc NKVM càng lớn; sử dụng rộng rãi các kháng sinh
phổ rộng ở người bệnh phẫu thuật là yếu tố quan trọng làm tăng tình trạng vi
khuẩn kháng thuốc, qua đó làm tăng nguy cơ mắc NKVM.
1.3. Các nghiên cứu về NKVM trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Các nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giới
NKVM là một trong những NKBV hay gặp phải, thậm chí xảy ra rất
sớm ngay trong giai đoạn hậu phẫu. NKVM làm tăng số ngày nằm viện, tăng

chi phí điều trị, tăng tỷ lệ dùng kháng sinh và tăng tình trạng kháng kháng
sinh . Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ như:
Nghiên cứu được báo cáo năm 2006 của Iñigo J.J và cộng sự cho thấy
có 8,25% bệnh nhân NKVM trong tổng số 6.218 bệnh nhân tham gia nghiên
cứu. Tỷ lệ NKVM phẫu thuật sạch là 2,27%, 9,17% phẫu thuật bị NKVM
sạch nhiễm, 11,40% cho phẫu thuật nhiễm và 19,14% cho phẫu thuật bẩn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian của cuộc thuật phẫu thuật có ảnh hưởng lớn
nhất đến tỷ lệ NKVM. Tỷ lệ NKVM theo loại can thiệp là: 30,9% trong phẫu
thuật gan tụy, 24,3% trong phẫu thuật ruột non, 16,1% trong phẫu thuật đại
trực tràng, 15,4% trong phẫu thuật dạ dày tá tràng .


13

Nghiên cứu của Kiran R.P và cộng sự từ năm 2006 đến năm 2007 tại Mỹ
trên 10.979 bệnh nhân trải qua phẫu thuật tiêu hoá (trong đó có 31,1% bệnh nhân
mổ nội soi và 68,9% bệnh nhân mổ mở), cho thấy: tỉ lệ NKVM là 14%, trong đó
tỷ lệ NKVM là 9,5% ở bệnh nhân mổ nội soi và 16,1% ở bệnh nhân mổ mở. Kết
quả phân tích cho thấy, ASA> hoặc = 3, hút thuốc, tiểu đường, thời gian phẫu
thuật >180 phút, viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa và các bệnh viêm đường ruột
có liên quan đáng kể với tỷ lệ NKVM; phương pháp phẫu thuật nội soi có liên
quan đến tỷ lệ NKVM giảm .
Nghiên cứu tại Hy Lạp năm 2008 của Roumbelaki M và cộng sự cho
kết quả: có 129 bệnh nhân NKVM trong 2420 bệnh nhân phẫu thuật (5,3%),
trong đó có 47,3% trượng hợp được phát hiện sau khi xuất viện. Vi sinh vật
Gram dương chiếm 52,1% số chủng vi khuẩn gây NKVM, và Enterococci
chiếm ưu thế. Các trường hợp NKVM do Enterococcus faecium và
Acinetobacter baumannii cũng khá nhiều. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi
có khả năng xảy ra đối với NKVM bao gồm nhiều thủ thuật, thời gian phẫu
thuật kéo dài và dự phòng kháng sinh. NKVM có liên quan đến việc kéo dài

thời gian hậu phẫu nhưng không có tử vong .
Nghiên cứu của Watanabe M. và cộng sự từ năm 2005 đến năm 2010
trên 79 bệnh nhân phải phẫu thuật đại tràng cấp cứu cho thấy tỉ lệ NKVM ở
những bệnh nhân này chiếm 32,1%; trong đó: tỉ lệ bệnh nhân nữ bị NKVM
(39,4%) lớn hơn tỉ lệ bệnh nhân nam (26,7%) và tỉ lệ bệnh nhân ≥ 70 tuổi bị
NKVM (36,0%) cao hơn bệnh nhân < 70 tuổi bị NKVM (30,2%) và những
bệnh nhân có điểm đánh giá tình trạng bệnh nhân ASA ≥ 3 có tỉ lệ mắc NKVM
cao hơn nhóm bệnh nhân có điểm ASA < 3 (55,0% so với 24,1%). Nghiên cứu
cũng cho thấy các yếu tố nguy cơ đối với NKVM trong phẫu thuật đại trực
tràng là nhiễm trùng vết rạch và béo phì .


14

Một nghiên cứu khác tại Brazil của Rafael L.R và cộng sự trên 16882
bệnh nhân trải qua phẫu thuật năm 2008 đến năm 2011 cho kết quả: tỷ lệ
NKVM là 3,4%. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng vết mổ là:
thời gian bệnh nhân ở lại bệnh viện trước phẫu thuật lớn hơn 24 giờ; thời gian
phẫu thuật kéo dài; các loại vết mổ sạch nhiễm, nhiễm và bẩn; các vi sinh vật
gây bệnh là Staphyloccocus aureus và Escherichia coli đã được xác định .
Kết quả giám sát NKVM của Griškevičienė J và cộng sự giai đoạn
2010 - 2011 tại 16 quốc gia châu Âu cho thấy: tỷ lệ NKVM thay đổi ở các
loại phẫu thuật khác nhau như ở phẫu thuật đại tràng là 9,5%, phẫu thuật bắc
cầu động mạch chủ vành là 3,5%, phẫu thuật mổ đẻ là 2,9% .
Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ tại chỗ trong phẫu thuật nội soi
so với phẫu mở trực tràng của Aimaq R. và cộng sự được báo cáo năm 2011
trên 7755 bệnh nhân mổ nội soi và 16184 bệnh nhân mổ mở cho thấy tỉ lệ
NKVM ở bệnh nhân mổ nội soi là 9,4% và tỉ lệ NKVM ở bệnh nhân mổ mở
là 15,7% .
Kết quả giám sát toàn quốc tại Hoa Kỳ được báo cáo bởi Anderson D.J

năm 2011 cho thấy: NKVM là một loại nhiễm trùng bệnh viện phổ biến
chiếm 24% nhiễm khuẩn bệnh viện. Tỉ lệ NKVM tại Hoa Kỳ chiếm từ 2,0% 5,0%; tương đương với 300.000 - 500.000 trường hợp NKVM trong số 16
triệu bệnh nhân phẫu thuật hàng năm .
Nghiên cứu của Akhter M.S tại Ấn Độ từ năm 2011 đến năm 2013 trên
1196 bệnh nhân, kết quả là có 11% bệnh nhân NKVM. Các yếu tố nguy cơ
liên quan đến tỷ lệ NKVM là: các bệnh nhân cao tuổi (> 55 tuổi); đái tháo
đường (đặc biệt là đường huyết không kiểm soát được trong phẫu thuật); bệnh
nhân suy giảm miễn dịch (chủ yếu là HIV và ức chế miễn dịch); kỹ năng phẫu
thuật của phẫu thuật viên (các giáo sư cao cấp có trình độ, kỹ năng phẫu thuật
cao hơn); bản chất của loại phẫu thuật (mổ cấp cứu hay mổ phiên); vị trí vết


15

thương, loại vết thương (NKVM cao nhất trong vết thương bẩn); kiểu đóng
vết mổ, kéo dài thời gian nằm viện, thời gian phẫu thuật dài (> 2 giờ); loại
phẫu thuật. Tỷ lệ sinh vật gây bệnh cao nhất đối với các loại vi khuẩn gây
bệnh được tìm thấy là Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Klebsiella
ssp .
Một nghiên cứu được báo cáo năm 2013 trên 27011 bệnh nhân phẫu thuật
cắt bỏ đại tràng tại Mỹ của Lawson E.H. và cộng sự cho kết quả: có 6,2% bệnh
nhân mắc NKVM nông và 4,7% bệnh nhân mắc NKVM sâu hoặc NKVM ở cơ
quan/tổ chức. Tỉ lệ mắc NKVM nông ở nhóm bệnh nhân mổ mở là 7,12%; cao
hơn nhóm bệnh nhân mổ nội soi (4,88%). Tỉ lệ mắc NKVM sâu ở nhóm bệnh
nhân mổ mở là 5,66%; cũng cao hơn so với nhóm bệnh nhân mổ nội soi với
3,36%. Tỉ lệ NKVM có xu hướng tăng lên theo cân nặng bệnh nhân .
Báo cáo tại Mỹ năm 2014 trên 3654 bệnh viện cho thấy: có 20916 ca
NKVM trong tổng số 241933 ca phẫu thuật được thực hiện, tỷ lệ NKVM là
0,9%. Tỷ lệ NKVM cao nhất là phẫu thuật đại tràng với 9,5% ca phẫu thuật,
tiếp theo là 3,5% cho ghép động mạch vành, 2,9% mổ lấy thai, 1,4% cho cắt

túi mật, 1,0% cho phẫu thuật cắt khớp hông, 0,8% cho cắt lớp màng phổi và
0,75% cho chân tay đầu gối .
Nghiên cứu tổng quan có hệ thống và phân tích meta về gánh nặng của
các bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe của Ling M.L và cộng
sự ở Đông Nam Á đã được thực hiện trên 41 nghiên cứu trong số 14 089 bệnh
nhân cho thấy: tỷ lệ NKVM trung bình là 7.8%. Các yếu tố liên quan đến
NKVM là viêm phổi do thở máy, nhiễm trùng đường máu liên quan đến tuyến
trung tâm và nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến catheter..
Tại Nepal năm 2016, kết quả nghiên cứu của Shrestha S cho thấy tỷ lệ
NKVM nói chung là 2,6%. Các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là
Escherichia coli (5 chủng, 29,4%). Tỷ lệ NKVM là 0,0% đối với vết thương


16

sạch, 2,9%, 15,3% và 18,7% đối với vết thương sạch nhiễm, nhiễm và bẩn
tương ứng. Tăng tỷ lệ nhiễm trùng tại chỗ phẫu thuật có liên quan đến các vết
thương nặng, phẫu thuật cấp cứu .
1.3.2. Các nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt Nam
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 2 đến
tháng 4 năm 2008 của Nguyễn Đức Chính và cộng sự trên 1004 bệnh nhân,
trong đó 713 trường hợp mổ phiên, 291 mổ cấp cứu, kết quả cho thấy: có 85
trường hợp NKVM chiếm 8,5%, trong đó 64,7% là NKVM nông, 35,3%
NKVM sâu. Trong các vi khuẩn phân lập được từ NKVM E.Coli;
K.pneumoniae chiếm tỷ lệ cao nhất .
Nghiên cứu của Việt Hùng, Anh Thư và cộng sự tại 7 thành phố của
Việt Nam từ tháng 11/2008 đến tháng 12/2010 cho thấy tỷ lệ NKVM của
nước ta cao hơn đáng kể trong 11/26 loại phẫu thuật so với thống kê của CDC
- NHSN. Cụ thể tỷ lệ NKVM cao nhất gặp trong phẫu thuật cắt cụt chi (25%
so với 1,3%); phẫu thuật ruột thừa (8,8%so với 3,5%); phẫu thuật túi mật

(13,7% so với 1,7%); phẫu thuật đại tràng (18,2% so với 4,0%); phẫu thuật
gãy xương (15,8% so với 3,4%); phẫu thuật dạ dày (7,3% so với 1,7%); phẫu
thuật thận (8,9% so với 0,9%); phẫu thuật tuyến tiền liệt (5,1% so với
0,9%);phẫu thuật ruột non (20,8% so với 6,7%); cắt bỏ tử cung và âm đạo
(14,3% so với 1,2%); tỷ lệ NKVM thấp nhất là phẫu thuật tuyến giáp và cận
giáp (2,4% vs 0,3%). Nói chung tỷ lệ NKVM là 5.5% .
Kết quả nghiên cứu trên 233 bệnh nhân hậu phẫu tại Bệnh viện Đại học
Y Hà Nội từ 05/2009 đến 01/2010 của Nguyễn Thị Ánh Tuyết cho thấy: tỷ lệ
NKVM là 7,29%, trong đó có 186 ca mổ phiên và 47 ca mổ cấp cứu. Trong
17 trường hợp NKVM, 15 ca NKVM nông chiếm 88,24%, 2 ca NKVM sâu
chiếm 11,76%. Chỉ số nguy cơ NKVM và tỉ lệ NKVM đều có mối tương
quan với tiền sử bệnh lý kèm theo, phân loại phẫu thuật, cách thức phẫu


17

thuật, thời gian phẫu thuật, tình trạng đặt dẫn lưu sau mổ, ngoài ra chỉ số
nguy cơ NKVM còn có mối tương quan với tuổi, phân loại ASA, hình thức
phẫu thuật .
Nghiên cứu tiến cứu của Lê Anh Tuân và Nguyễn Ngọc trên 1428 bệnh
nhân phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La từ
01/2009 đến 12/2012 đã phát hiện 127 bệnh nhân mắc NKVM, chiếm tỷ lệ
8,89%. Tỷ lệ NKVM loại phẫu thuật sạch nhiễm và nhiễm là 6,54%. Số ngày
nằm viện ra tăng trung bình do NKVM là 15,96 ± 7,22 ngày. Chi phí điều trị
trung bình của bệnh nhân NKVM là 8,07 ± 6,85 triệu đồng. Các yếu tố nguy
cơ gây NKVM: vết mổ nhiễm, vết mổ bẩn, phẫu thuật đại tràng .
Một nghiên cứu khác của Đỗ Trần Hùng, Dương Văn Hoanh trên 915
người bệnh điều nội trú tại 03 Khoa Ngoại Tổng hợp, Ngoại Chấn thương,
Ngoại Thần kinh tại bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ 01/2012 đến
04/2012 chỉ ra rằng tỷ lệ NKVM là 5,7 %, trong đó tỷ lệ NKVM nông

(76,9%), sâu (21,2%), khoang, cơ quan (1,9%). Nhiễm khuẩn vết mổ có liên
quan với phương pháp mổ hở hay mổ nội soi, phẫu thuật nhiễm hay sạch, có
đặt dẫn lưu hay không, thời gian mổ dài hay ngắn và độ ASA. Không có sự
khác biệt giữa NKVM với: giới, tuổi, khoa điều trị, bệnh lý đi kèm, mổ cấp
cứu hay kế hoạch, phương pháp vô cảm .
Theo nghiên cứu năm 2013 của Đoàn Xuân Quảng tại Bệnh viện Thống
Nhất, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc: 7,78%, trong đó NKVM chiếm
8,3%, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới 77,8%, nhiễm khuẩn đường máu
2,8%, nhiễm khuẩn đường tiết niệu là 11,1% Người bệnh trên 60 tuổi có tỉ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện cao. Nhiễm khuẩn bệnh viện có liên quan đến bệnh
mãn tính mà bệnh nhân đang có. Can thiệp phẫu thuật, thủ thuật làm tăng tỉ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện .


18

Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Trường được báo cáo năm 2015 cho
thấy tỷ lệ NKVM tuyến Trung ương là 4,5% trong khi đó tuyến tỉnh chiếm
6,3%. Tỷ lệ NVKM thay đổi theo loại phẫu thuật. Tỷ lệ NKVM cao ở nhóm
bệnh nhân phẫu thuật ruột non (18,5%), phẫu thuật đại tràng (10,3%), phẫu
thuật dạ dày (7,7%) .
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa
Ngoại tiết niệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2015 của Vũ Sơn trên
bệnh nhân cho thấy: tỷ lệ NKVM của nam giới là 35,5%, ở nữ giới là 64,5%.
Tỷ lệ NKVM chung của nhóm có can thiệp vào hệ tiết niệu là 28,7%. Có 70
trường hợp can thiệp vào thận thì 27,1% bị NKVM, 19 trường hợp can thiệp
vào niệu quản thì 42,1% bị NKVM, 19 trường hợp can thiệp vào bàng quang
và niệu đạo thì 21,1% bị NKVM. Đường huyết và albumin huyết là 2 yếu tố
ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng NKVM .
Tại khoa phẫu thuật Tiêu hoá Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015,

Trần Thị Minh Tâm và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng NKVM
và một số yếu tố liên quan, kết quả cho thấy: tỷ lệ NKVM là 5,83%. Mổ cấp
cứu có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao hơn mổ phiên (15,79% và 3,96%). Tỷ lệ
NKVM trên bệnh nhân mổ mở (8,86%) cao hơn bệnh nhân mổ nội soi (0%).
Thời gian mổ kéo dài >120 phút có tỷ lệ NKVM cao hơn thời gian mổ <120
phút (10,71% và 1,56%). Một số yếu tố liên quan đến NKVM là giới tính,
tuổi, chiều dài vết mổ .
Theo báo cáo của Đinh Vạn Trung năm 2015 tại Bệnh viện Quân đội
108, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung là 3,86%, trong đó NKVM chiếm
37,25% trong tổng số 1320 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ nhiễm
khuẩn phổi là 33,33%, nhiễm khuẩn đường tiết niệu là 19,61%, nhiễm khuẩn
huyết là 5,88%, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là 1,96% và nhiễm vi rút đường


19

hô hấp là 1,96%. Những yếu tố nguy cơ cao là: mở khí quản; thở máy và đặt
sonde tiểu (p<0,05) .
Nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Thảo và cộng sự tại bệnh viện Chợ
Rẫy trên 311 bệnh nhân trong năm 2016, kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm khuẩn
vết mổ ở bệnh nhân phẫu thuật sạch, sạch nhiễm khi tuân thủ sử dụng kháng
sinh dự phòng trong phẫu thuật là 4,2%. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm
khuẩn vết mổ là phẫu thuật sạch nhiễm (OR = 3,47) và sử dụng kháng sinh dự
phòng không đúng liều (OR = 6,75) .
1.4. Các nghiên cứu về yếu tố liên quan đến NKVM trên thế giới và tại
Việt Nam
1.4.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học liên quan quan đến nhiễm khuẩn vết
mổ: tuổi, bệnh kèm theo, sử dụng thuốc lá và béo phì
Tuổi nhỏ hoặc tuổi già đều có sức đề kháng kém đối với nhiễm khuẩn
do vậy dễ mắc NKVM hơn các bệnh nhân trong độ tuổi trưởng thành/trung

niên cùng phẫu thuật. Nghiên cứu trên 6761 bệnh nhân được phẫu thuật của
Biscione F.M. và cộng sự cho thấy bệnh nhân có tuổi càng cao thì càng tăng
nguy cơ NKVM . Nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm và cộng sự tại Bệnh
viện Việt Đức năm 2015 cũng cho thấy tuổi là một trong số các yếu tố liên
quan đến NKVM . Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Tuyết tại Bệnh viện Đại
học Y Hà Nội cũng cho thấy NKVM có mối tương quan với tuổi . Một thực tế
rõ ràng là tuổi càng cao hay càng nhỏ thì sức đề kháng của cơ thể càng yếu đi,
đó là yếu tố thuận lợi cho vi sinh vật gây NKVM phát triển; tuy nhiên cũng có
nghiên cứu không chứng minh được mối liên quan giữa tuổi với NKVM .
Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường là một yếu tố thuận lợi cho NKVM do
lượng đường cao trong máu tạo thuận lợi để vi khuẩn phát triển khi vi khuẩn
xâm nhập vào vết mổ. Nghiên cứu của Kiran R.P trên 10979 bệnh nhân cũng
đã chỉ rõ mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và NKVM . Một nghiên cứu


20

khác của Isik O. và cộng sự năm 2015 cho thấy bệnh nhân bị bệnh tiểu đường
tăng nguy cơ mắc NKVM 6,2 lần so với bệnh nhân phẫu thuật không bị bệnh
tiểu đường . Nghiên cứu tại Thái Bình năm 2015 của Vũ Sơn trên bệnh nhân
cho thấy đường huyết và albumin huyết là 2 yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến tình
trạng NKVM . Bên cạnh đó, bệnh nhân bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
cũng tăng nguy cơ NKVM lên 6,127 lần so với bệnh nhân không mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính [66].
Người nghiện thuốc lá: Nghiện thuốc là làm tăng nguy cơ NKVM do
co mạch và thiểu dưỡng tại chỗ. Nghiên cứu của Lawson E.H và cộng sự năm
2013 đã chứng minh rõ ràng mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc và
NKVM trên bệnh nhân được phẫu thuật: bệnh nhân hiện đang hút thuốc sẽ
tăng nguy cơ NKVM so với bệnh nhân hiện không hút thuốc . Kết quả này
cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Kiran R.P và cộng sự năm

2010 .
Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế
miễn dịch có nguy cơ mắc NKVM cao hơn. Nghiên cứu của Haridas M cho
thấy người bệnh bị giảm albumin huyết thanh cũng có nguy cơ mắc NKVM
cao hơn 1,8 lần (95%CI: 1,1 - 2,8) so với bệnh nhân không bị giảm albumin
huyết thanh . Kết quả nghiên cứu của Isik O cũng cho thấy bệnh nhân có hàm
lượng bilirubin huyết thanh ≥ 15 mg/dL cũng có nguy cơ mắc NKVM cao
hơn nhóm bệnh nhân có hàm lượng bilirubin huyết thanh < 15 mg/dL 1,4 lần .
Bệnh nhân bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng sẽ tăng nguy cơ mắc
NKVM sau phẫu thuật. Nghiên cứu của Isik O. và cộng sự năm 2015 cũng
cho thấy bệnh nhân béo phì có nguy cơ mắc NKVM cao hơn 3,2 lần so với
bệnh nhân không bị béo phì . Trong nghiên cứu về NKVM của Young H và
cộng sự cho thấy: tỉ lệ NKVM là 10,9%. Tỉ lệ NKVM ở nhóm bệnh nhân có
chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 30 kg/m2 là 15,4%, cao hơn so với tỉ lệ NKVM ở


21

nhóm bệnh nhân có BMI < 30 kg/m2 (6,9%) . Nghiên cứu của Hibbert D. và
cs cho kết quả bệnh nhân được phẫu thuật bị béo phì có nguy cơ NKVM cao
hơn 4,0 lần so với bệnh nhân không bị béo phì (95%CI: 1,95 - 8,20) . Một
nghiên cứu được báo cáo năm 2013 trên 27011 bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ đại
tràng tại Mỹ của Lawson E.H. và cộng sự cho thấy tỉ lệ NKVM có xu hướng
tăng lên theo cân nặng bệnh nhân .
1.4.2. Đặc điểm vết thương, mắc nhiễm khuẩn, nằm viện và tình trạng
người bệnh liên quan đến NKVM
Bệnh nhân nằm lâu trong bệnh viện trước mổ làm tăng lượng vi sinh
vật định cư trên bệnh nhân, qua đó làm gia tăng nguy cơ NKVM. Nghiên cứu
của Isik O năm 2015 cho kết quả nhóm bệnh nhân có thời gian nằm viện chờ
mổ trên 8 ngày có nguy cơ mắc NKVM cao hơn nhóm bệnh nhân có thời gian

nằm chờ mổ dưới 8 ngày là 8,1 lần . Nghiên cứu của Haridas M và Malangoni
M.A. năm 2008 cho thấy bệnh nhân đã có tiền sử phẫu thuật có nguy cơ mắc
NKVM cao gấp 2,4 lần so với bệnh nhân chưa có tiền sử phẫu thuật (95%CI:
1,6 - 3,7) .
Tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật càng nặng thì nguy cơ NKVM càng
cao. Nghiên cứu của Kiran R.P và cộng sự năm 2010 trên 10979 bệnh nhân đã
khẳng định ở những bệnh nhân có điểm ASA ≥ 3 sẽ có nguy cơ cao bị NKVM
. Nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng và Dương Văn Hoanh (2013) trên 915 bệnh
nhân phẫu thuật tại khoa Ngoại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ cũng
chứng minh mối liên quan giữa NKVM và độ ASA [22]. Theo nghiên cứu
năm 2013 của Đoàn Xuân Quảng tại Bệnh viện Thống Nhất, nhiễm khuẩn
bệnh viện có liên quan đến bệnh mãn tính mà bệnh nhân đang có .


22

1.4.3. Yếu tố phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật càng dài thì nguy cơ
NKVM càng cao. Bệnh nhân càng chịu đựng cuộc mổ kéo dài thì càng có khả
năng phơi nhiễm với môi trường và vi khuẩn cao. Đó chính là yếu tố thuận lợi
để vi khuẩn xâm nhập và gây NKVM. Nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm và
cộng sự tại khoa phẫu thuật Tiêu hoá Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015
cho thấy thời gian mổ kéo dài >120 phút có tỷ lệ NKVM cao hơn thời gian
mổ <120 phút (10,71% và 1,56%) . Nghiên cứu của Haridas M. và Malangoni
M.A. năm 2008 cho thấy những bệnh nhân có thời gian mổ ≥ 3/4 thời gian mổ
trung bình của nghiên cứu có nguy cơ mắc NKVM cao hơn so với bệnh nhân
có thời gian mổ < 3/4 thời gian mổ trung bình của nghiên cứu với tỉ số chênh
(Odd ratio) là: OR = 1,8; 95%CI: 1,2 - 2,8 . Nghiên cứu của Margaret A.O và
cộng sự năm 2009 cũng cho kết quả tương đương với những bệnh nhân có
thời gian mổ ≥ 3/4 thời gian mổ trung bình của nghiên cứu thì có nguy cơ mắc

NKVM cao hơn so với bệnh nhân có thời gian mổ < 3/4 thời gian mổ trung
bình của nghiên cứu 1,8 lần . Nghiên cứu của Akhter M.S tại Ấn Độ từ năm
2011 đến năm 2013 trên 1196 bệnh nhân cũng cho thấy kéo dài thời gian nằm
viện, thời gian phẫu thuật dài > 2 giờ làm tăng nguy cư NKVM .
Hình thức phẫu thuật có liên quan chặt chẽ đến NKVM. Nghiên cứu
trên 27011 bệnh nhân được phẫu thuật của Lawson E.H. và cộng sự năm 2013
cho thấy bệnh nhân được mổ nội soi ít có nguy cơ mắc NKVM hơn so với
bệnh nhân được mổ mở, có ý nghĩa thống kê . Nghiên cứu của Aimaq R. và
cộn sự (2011) trên 7755 bệnh nhân mổ nội soi và 16184 bệnh nhân mổ mở
cho kết quả tỉ lệ NKVM ở nhóm bệnh nhân mổ nội soi là 9,4%; thấp hơn so
với tỉ lệ này ở nhóm bệnh nhân mổ mở (15,7%) [42]. Nghiên cứu của Kiran
R.P và cộng sự năm 2010 cũng chứng minh rằng mổ nội soi giảm nguy cơ
NKVM có ý nghĩa thống kê so với mổ mở [68]. Kết quả nghiên cứu trên 233


×