Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Đánh giá tác dụng điều trị của bài “tam tý thang” kết hợp với điện xung trên bệnh nhân có hội chứng thắt lưng hông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 59 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng thắt lưng hông (HCTLH) là một trong những hội chứng bệnh
thường gặp nhất trong các bệnh xương khớp ở Việt Nam cũng như trên toàn
thế giới [1],[2]. Trên lâm sàng, HCTLH biểu hiện triệu chứng bệnh lý đồng
thời của hai hội chứng là hội chứng cột sống thắt lưng và hội chứng rễ thần
kinh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên HCTLH, trong đó nguyên
nhân tại cột sống là chủ yếu. HCTLH thường không ảnh hưởng tới tính mạng
nhưng nếu không được điều trị thích hợp sẽ kéo dài gây đau đớn, ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất lao động, hạn chế các hoạt động hằng ngày, làm giảm
chất lượng cuộc sống [2],[3],[4],[5].
Theo Cailliet.R, 90% nhân loại phải chịu những cơn đau do HCTLH
gây nên ít nhất một lần trong đời [4],[6]. Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 2 triệu
người phải nghỉ việc vì bệnh này [7].
Ở Việt nam, theo thống kê của Trần Ngọc Ân và cộng sự, HCTLH
chiếm tỷ lệ 41,5% trong nhóm bệnh cột sống và là một trong 15 bệnh cơ
xương khớp hay gặp nhất [1],[6],[8].
Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị HCTLH như sử
dụng thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B kết hợp các
biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng (VLTLPHCN). Khi các phương
pháp trên không đạt kết quả, một số trường hợp phải phẫu thuật. Tuy nhiên
khi sử dụng các thuốc giảm đau có nhiều tác dụng không mong muốn trên
đường tiêu hóa và tim mạch, còn phẫu thuật thì tốn kém và đôi khi có tai biến
nặng nề [9],[10],[11],[12],[13].
Theo Y học cổ truyền (YHCT), HCTLH được mô tả trong phạm vi
chứng tý với các bệnh danh như: Yêu cước thống, yêu thoái thống… Các
phương pháp điều trị bằng YHCT cũng rất phong phú như châm cứu, xoa bóp
bấm huyệt (XBBH), dùng thuốc… nhằm giúp người bệnh giảm đau đớn và



2

trở lại sinh hoạt bình thường [14],[15],[16]. “Tam tý thang” là bài thuốc cổ
phương của YHCT, có nguồn gốc từ bài “Độc hoạt tang ký sinh thang” gia
giảm, có tác dụng trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận, chỉ thống tý. Bài
thuốc được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng điều trị chứng tý ở nửa dưới cơ thể,
đem lại hiệu quả cao [14],[15],[16],[17], [18].
Điện xung là một phương pháp vật lý trị liệu, sử dụng các xung điện
có tần số thấp và trung bình có tác dụng giảm đau, giảm trương lực cơ co
thắt, thư giãn cơ đã được sử dụng nhiều rộng rãi trong điều trị bệnh lý về
cơ xương khớp [10],[13],[19].
Trên lâm sàng, kết hợp giữa bài thuốc “Tam tý thang” và điện xung để
điều trị HCTLH cũng nhận được kết quả rất khả quan. Sự kết hợp giữa bài
thuốc YHCT và phương pháp vật lý trị liệu phù hợp với xu hướng kết hợp ưu
điểm của hai nền y học để nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy vậy chưa có
nghiên cứu khoa học nào đánh giá tác dụng kết hợp của hai phương pháp điều
trị này.
Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và góp phần đánh giá một cách có hệ
thống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị của
bài “Tam tý thang” kết hợp với điện xung trên bệnh nhân có hội chứng
thắt lưng hông” với hai mục tiêu chính:
1. Đánh giá tác dụng của bài “Tam tý thang” kết hợp với điện xung trong
điều trị hội chứng thắt lưng hông.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của các phương
pháp can thiệp.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Quan niệm của Y học hiện đại về hội chứng thắt lưng hông
1.1.1. Định nghĩa
HCTLH là một khái niệm lâm sàng gồm có các triệu chứng biểu hiện
bệnh lý của cột sống thắt lưng và dây thần kinh hông to [1],[7],[11].
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu vùng cột sống thắt lưng
Vùng cột sống thắt lưng (CSTL) được giới hạn: trên bởi bờ dưới các
xương sườn 12, hai bên là hai khối cơ thẳng bên của cột sống, phía dưới bờ
trên của xương cánh chậu. Đoạn CSTL có 5 đốt sống, 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm
chuyển tiếp (đĩa đệm ngực - thắt lưng và đĩa đệm thắt lưng - cùng) [20],[21].
* Các đốt sống thắt lưng: Thân đốt sống to, đường kính ngang rộng hơn
đường kính trước sau. Ba đốt sống thắt lưng cuối có chiều cao phía trước thấp
hơn phía sau nên khi nhìn từ phía bên trông như một cái chêm.
* Đĩa đệm: Đĩa đệm được cấu tạo bởi 3 thành phần là nhân nhầy, vòng sợi và
mâm sụn. Nhân nhầy chứa các tổ chức tế bào nhầy keo. Bình thường nhân nhầy
nằm ở trong vòng sợi, khi cột sống vận động về một phía thì nó bị đẩy chuyển
động dồn về phía đối diện, đồng thời vòng sợi cũng bị giãn ra. Vòng sợi gồm
những vòng sợi sụn rất chắc chắn và đàn hồi. Ở phía sau và sau bên của vòng sợi
tương đối mỏng và được coi là điểm yếu nhất, dễ xảy ra thoát vị đĩa đệm.
* Lỗ tiếp hợp: Trong lỗ tiếp hợp có dây thần kinh sống đi qua. Bình thường
đường kính lỗ tiếp hợp to gấp 5 -6 lần đường kính dây thần kinh xuyên qua. Các
tư thế ưỡn và nghiêng về bên làm giảm đường kính của lỗ. Khi cột sống bị thoái
hóa hay thoát vị đĩa đệm sẽ chèn ép dây thần kinh sống gây đau [22],[23],[24].


4

* Các dây chằng cột sống thắt lưng: Dây chằng dọc trước và dọc sau che phủ
mặt trước và mặt sau thân đốt sống, đĩa đệm. Dây chằng dọc sau không phủ kín

hết phần sau bên của vòng sợi nên thoát vị đĩa đệm hay xảy ra. Dây chằng vàng
phủ phần sau của ống sống và các lỗ liên đốt, có độ chun giãn rất lớn, tạo nên
một bức vách che chở cho tủy sống và các rễ thần kinh [21],[24],[25].
* Ống sống thắt lưng: Ống sống thắt lưng được giới hạn ở phía trước bởi
thân đốt sống và các đĩa đệm, phía sau bởi dây chằng vàng và các cung đốt
sống, bên cạnh là các cuống sống, vòng cung và lỗ ghép. Trong ống sống có
bao màng cứng, rễ thần kinh và tổ chức quanh màng cứng.
* Rễ và dây thần kinh tủy sống:
Đặc điểm chung: Mỗi bên của một khoanh tủy sống thoát ra 2 rễ thần
kinh: Rễ trước hay rễ vận động và rễ sau hay rễ cảm giác, rễ này có hạch gai.
Hai rễ này chập lại thành dây thần kinh sống rồi chui qua lỗ ghép ra ngoài.
Rễ và dây thần kinh hông to: Dây thần kinh hông to là dây hỗn hợp to
nhất trong cơ thể, xuất phát từ đám rối cùng do những sợi của rễ L4, L5, S1, S2,
S3 tạo nên. Khi các rễ hợp lại thành dây TKHT để đi ra ngoài ống sống phải qua
một khe hẹp là khe liên đốt đĩa đệm – dây chằng. Khe này có cấu tạo phía trước
là thân đốt sống, đĩa đệm, phía bên là cuống giới hạn lỗ liên hợp, phía sau là dây
chằng. Khi các thành phần này bị tổn thương đều có thể gây đau TKHT do chèn
ép hoặc dày dính. Dây TKHT chi phối vận động các cơ ở sau đùi (và một phần
cơ khép lớn), vận động và cảm giác ở cẳng chân và bàn chân bởi các nhánh
tận của nó (dây hông kheo trong, dây hông kheo ngoài) [7],[21],[26].


5

Hình 1.1. Thân đốt sống thắt lưng và đĩa đệm [26]

Hình 1.2. Các đốt sống thắt lưng nhìn thẳng và nhìn nghiêng [26]


6


Hình 1.3. Dây thần kinh hông to [26]
1.1.3. Nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông
1.1.3.1. Loại mắc phải
− Thoái hóa đốt sống: Rất hay gặp ở tuổi > 40, khoảng 50% có triệu chứng.
− Thoái hóa đĩa đệm: Tuổi càng cao tỷ lệ thoái hóa đĩa đệm càng cao. Dễ
gây thoát vị đĩa đệm.
− Thoái hóa khớp liên cuống.
− Thoái hóa dây chằng vàng.
− Trượt đốt sống thắt lưng.
− Bệnh Paget (viêm xương biến dạng) gây phì đại xương đốt sống.
− Xẹp đốt sống, dẫn tới chèn ép các rễ thần kinh.
− U xương sống, lao đốt sống, ung thư tiên phát hoặc di căn.
− Viêm đốt sống thắt lưng, áp xe ngoài màng cứng.
1.1.3.2. Loại bẩm sinh
− Cùng hóa L5, thắt lưng hóa S1.
− Hẹp ống sống thắt lưng.
− Gai đôi đốt sống L5 hoặc S1.
Còn có các nguyên nhân trong ống sống: u tủy, màng tủy… [4],[23].


7

1.1.4. Lâm sàng hội chứng thắt lưng hông
1.1.4.1. Cơ năng
− Đau rễ thần kinh.
+ Đau lan tỏa theo đường đi của rễ và dây thần kinh từ vùng thắt lưng dọc
theo mặt sau chân xuống gót chân.
+ Đau có tính chất cơ học: Đau tăng khi đứng lâu, ngồi lâu, đi lại, khi ho, hắt
hơi, rặn (dấu hiệu Déjerin), đau giảm khi nằm nghỉ ngơi trên giường.

− Dị cảm (tê bì, kiến bò) dọc theo đường đi của dây thần kinh.
1.1.4.2. Thực thể
* Hội chứng cột sống
− Biến dạng cột sống thắt lưng: Mất ưỡn thắt lưng, ưỡn quá mức, gù, vẹo.
− Co cứng cơ cạnh cột sống thắt lưng.
− Có điểm đau cột sống và cạnh cột sống thắt lưng.
− Hạn chế vận động cột sống thắt lưng: Các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay.
+ Bình thường góc nghiêng, góc xoay, góc ngửa khoảng 30 o. Nếu góc độ
<10o là bệnh lý.
+ Giảm độ giãn cột sống thắt lưng: Chỉ số Schober < 14/10 cm.
* Hội chứng rễ thần kinh
− Dấu hiệu chuông bấm: Khi ấn vào điểm đau cạnh sống thắt lưng, xuất
hiện đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh.
− Điểm đau Walleix: Ấn các điểm trên đường đi của dây thần kinh, bệnh
nhân thấy đau như: điểm giữa ụ ngồi - mấu chuyển lớn, điểm giữa nếp lằn
mông, điểm giữa nếp gấp khoeo, điểm giữa cung cơ dép cẳng chân.
− Dấu hiệu Lasègue: Người bệnh nằm ngửa, hai chân duỗi, người khám
nâng chân bệnh nhân lên khỏi mặt giường trong khi vẫn giữ gối thẳng để
làm căng rễ dây thần kinh, nếu đau lan theo đường đi của rễ thì dấu hiệu
dương tính. Mức độ của triệu chứng được đo bằng góc giữa chân tạo với
mặt giường tại thời điểm xuất hiện đau.


8

− Giảm và mất cảm giác
+ Nếu tổn thương rễ L5: Giảm cảm giác ở vùng da dọc mặt ngoài đùi, mặt
trước ngoài cẳng chân tới mắt cá ngoài, mu bàn chân và ngón chân 1, 2.
+ Nếu tổn thương rễ S1: Giảm cảm giác ở vùng da dọc mặt sau đùi, mặt sau
cẳng chân, tới gót chân, gan bàn chân và cạnh ngoài bàn chân.

− Rối loạn vận động: Bệnh nhân không đứng được bằng gót nếu yếu các
nhóm cơ cẳng chân trước – ngoài (tổn thương rễ L5) hoặc không đứng
được bằng mũi chân khi yếu các cơ cẳng chân sau (tổn thương rễ S1). Nếu
tổn thương nhiều rễ thần kinh thắt lưng - cùng có thể gây liệt hai chân
trong bệnh cảnh lâm sàng của hội chứng đuôi ngựa.
− Rối loạn phản xạ:
+ Giảm và mất phản xạ gân bánh chè trong tổn thương rễ L3, L4.
+ Giảm và mất phản xạ gân gót trong tổn thương rễ S1.
+ Giảm và mất phản xạ da như phản xạ đùi - bìu (tổn thương rễ L1, L2),
phản xạ da gan chân (tổn thương rễ S1, S2).
− Rối loạn cơ tròn: Trong tổn thương các rễ S3, S4, S5 có thể rối loạn cơ
thắt kiểu ngoại vi (lúc đầu bí đái, về sau đái dầm dề không chủ động).
− Rối loạn thần kinh thực vật: Giảm nhiệt độ da, giảm tiết mồ hôi, rối loạn vận
mạch, mất phản xạ dựng chân lông, rối loạn dinh dưỡng da... [7],[11],[23].
1.1.5. Cận lâm sàng

− Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và sinh hóa: Bình thường.
− Chụp X-quang cột sống, cộng hưởng từ cột sống giúp chẩn đoán nguyên nhân.
1.1.6. Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng cơ năng và thực thể
− Cơ năng: Đau thắt lưng, lan dọc đường đi của dây thần kinh, hạn chế vận
động cột sống thắt lưng.
− Thực thể: Có hội chứng cột sống, hội chứng rễ thần kinh [4],[5],[14],[23],[27].


9

1.1.7. Điều trị
1.1.7.1. Điều trị nội khoa
Nguyên tắc điều trị nội khoa: Kết hợp thuốc điều trị nội khoa với các biện
pháp VLTLPHCN.

− Thuốc
+ Thuốc giảm đau: Paracetamol, thuốc chống viêm Nonsteroid.
+ Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal...
+ Thuốc chống thoái hóa: Glucosamin.
− Vật lý trị liệu: Điện xung, chườm nóng, tắm thủy lực, chiếu đèn hồng
ngoại, tia laser...Kéo giãn cột sống thắt lưng bằng dụng cụ trong trường
hợp không có loãng xương nặng [5],[11],[14],[27].
1.1.7.2. Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp: Di lệch đốt sống, chèn ép
tủy sống, hội chứng đuôi ngựa, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tủy sống hoặc
thần kinh nặng, hẹp ống sống gây ép tủy sống. Phẫu thuật cố định khi có nguy
cơ lún đốt sống, gù, vẹo [5],[11],[23].
1.2. Quan niệm của Y học cổ truyền về hội chứng thắt lưng hông
1.2.1. Bệnh danh
Hội chứng thắt lưng hông thuộc phạm vi chứng tý của YHCT. Trong
các y văn cổ của YHCT đã mô tả các triệu chứng của HCTLH với nhiều
bệnh danh khác nhau, tùy thuộc vào vị trí hoặc nguyên nhân gây bệnh:
- Yêu cước thống (đau lưng-chân).
- Yêu thoái thống (đau lưng-đùi).
- Yêu cước toan đông (đau lưng, chân vào mùa đông).
- Tọa cốt phong (đau xương hông do phong tà)…[28],[29],[30],[31].


10

1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
- Ngoại nhân: Thường do phong, hàn, thấp thừa lúc tấu lý sơ hở xâm phạm
vào kinh mạch vùng thắt lưng hông như kinh đởm, kinh bàng quang; hoặc do
khí trệ huyết ứ ở hai kinh trên làm cản trở sự vận hành của kinh khí mà gây
nên đau (thông thì bất thống, thống thì bất thông).

- Nội nhân: Do chính khí suy yếu mà dẫn đến rối loạn chức năng của các
tạng, nhất là tạng thận. Eo lưng là phủ của thận, thận hư gây đau mỏi eo lưng,
lan xuống hông đùi.
- Bất nội ngoại nhân: Do lao động quá sức, sau khi mang vác vật nặng, bị
đánh, bị ngã…làm khí trệ, huyết ứ gây đau [12],[18],[31],[32].
1.2.3. Các thể lâm sàng và phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền
Theo YHCT yêu cước thống dược phân thành 4 thể: Phong hàn, can thận
hư, huyết ứ và thấp nhiệt [19],[31],[33].
1.2.3.1. Thể phong hàn
− Triệu chứng: Thường gặp sau nhiễm lạnh. Đau từ thắt lưng hoặc từ mông
lan xuống chân, đi lại khó khăn, đau tăng khi lạnh, chườm ấm dễ chịu,
thường có điểm đau khu trú, chưa teo cơ, sợ gió, sợ lạnh, chân tay lạnh,
nước tiểu trong, đại tiện bình thường, rêu trắng mỏng, mạch phù khẩn.
− Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, ôn thông kinh lạc.
− Bài thuốc: Can khương thương truật linh phụ thang.
− Điều trị không dùng thuốc: Châm tả, ôn điện châm các huyệt:
Nếu đau theo đường đi của kinh bàng quang: A thị huyệt, Giáp tích L5 S1, Thận du, Đại trường du, Trật biên, Ân môn, Thừa phù, Ủy trung, Côn lôn.
Nếu đau theo đường đi của kinh đởm: A thị huyệt, Giáp tích L5 - S1, Thận
du, Đại trường du, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Túc lâm khấp.
− Xoa bóp bấm huyệt: Các động tác xát, xoa, day, lăn, bóp, ấn, điểm, vận
động…vùng thắt lưng, mông và chân đau [19],[29],[31],[33].


11

1.2.3.2. Thể can thận hư kết hợp phong hàn thấp
Trên lâm sàng thường gặp các bệnh nhân đau do thái hóa CSTL kết hợp
với nhiễm phong hàn thấp mà gây bệnh.
− Triệu chứng: Đau vùng thắt lưng cùng lan xuống chân dọc theo đường đi
của dây thần kinh hông, teo cơ, bệnh kéo dài dễ tái phát nhất là khi gặp

lạnh, chờm nóng đỡ đau. Thường kèm theo triệu chứng toàn thân: ù tai,
mỏi gối, hoa mắt, chóng mặt, ngủ ít, mạch nhu hoãn hoặc trầm nhược…
− Pháp điều trị: Bổ can thận, khu phong trừ thấp, thông kinh lạc, nếu teo cơ
phải bổ khí huyết.
− Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang.
− Châm cứu: Châm tả các huyệt giống thể phong hàn. Châm bổ: Can du,
Thận du, Tam âm giao, Thái khê.
− Xoa bóp bấm huyệt: Giống thể phong hàn [19],[29],[31],[33].
1.2.3.3. Thể huyết ứ
− Triệu chứng: Đau thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân. Xảy
ra sau chấn thương, lao động nặng, mang vác nặng… Đau dữ dội, không
đi lại được hoặc đi lại khó khăn. Chất lưỡi tím có điểm ứ huyết, mạch sáp.
− Pháp điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, thư cân hoạt lạc.
− Bài thuốc: Thân thống trục ứ thang hoặc Tứ vật đào hồng.
− Điện châm: Các huyệt giống thể phong hàn và thêm huyệt Huyết hải.
− Xoa bóp bấm huyệt: Các động tác giống thể phong hàn [19],[29],[31],[33].
1.2.3.4. Thể thấp nhiệt
− Triệu chứng: Đau lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, đi lại khó
khăn. Đau có cảm giác nóng rát, chườm nóng khó chịu, chân có cảm giác
tê bì kiến bò. Miệng khô khát, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ, rêu




lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: Khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp, hành khí hoạt huyết.
Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang kết hợp Nhị diệu gia giảm.
Điện châm: Các huyệt giống thể phong hàn và thêm huyệt Huyết hải.
Xoa bóp, bấm huyệt, vận động 2 bên cột sống từ D12 đến mông [19],[29],[31],[33].


1.3. Tổng quan bài thuốc nghiên cứu
1.3.1. Nguồn gốc


12

“Tam tý thang” là bài thuốc cổ phương của Y học cổ truyền, có xuất xứ
từ “Thiên kim phương”. Đây chính là bài “Độc hoạt tang ký sinh thang” bỏ
Tang ký sinh, gia thêm các vị Hoàng kỳ, Tục đoạn nhằm tăng thêm tác dụng
bổ dưỡng [18],[34].
1.3.2. Thành phần:
Bảng 1.1. Thành phần tác dụng của các vị thuốc trong bài thuốc nghiên cứu
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16


Vị thuốc
Độc hoạt

Tên khoa học
Radix Angelicae
pubescentis

Liều

Phòng phong

Radix Ledebouriellae

8g

Tần giao

Radix Gentianae
macrophyllae
Radix Paeoniae Alba
Rhizoma Ligustici
wallichii
Radix Achiranthis
bidentatae

8g

Bạch thược
Xuyên khung
Ngưu tất

Quế chi
Cam thảo chích
Đương quy
Hoàng kỳ
Tục đoạn
Đảng sâm
Phục linh
Thục địa
Đỗ trọng
Tế tân

17 Sinh khương
[35],[36],[37].

8g

Tác dụng
Khu phong, tán hàn, trừ thấp,
chóng viêm giảm đau
Khu phong, tán hàn,
trừ thấp
Khu trừ phong thấp, chống
viêm, lợi niệu, giảm đau
Dưỡng âm, hoạt huyết
Hoạt huyết, hành khí, thông
kinh, chỉ thống

8g

Bổ thận, hoạt huyết


Ramulus Cinnamomi

8g

Radix Glycyrrhizae

6g

Radix Angelicae
sinensis

Ôn ấm kinh lạc, thông mạch,
hành khí, hoạt huyết
Giải độc,
điều hòa các vị thuốc

8g

Bổ huyết, hoạt huyết

Radix Astragali

8g

Bổ khí cố biểu, sinh cơ

Radix Dipsaci

8g


Bổ thận, làm mạnh gân xương

Radix Codonopsis

8g

Bổ khí, kiện tỳ

Poria cocos

8g

An thần , kiện tỳ, lợi niệu

Radix Rehmanniae
glutinosae
praeparata

8g

Bổ thận âm

Cortex Eucommiae

8g

Bổ thận

Herba Asari


4g

Rhizoma Zingiberis

4g

Thông kinh hoạt lạc, tán hàn
chỉ thống
Ôn kinh tán hàn

12g

8g

1.3.3. Cách dùng: Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.


13

1.3.4. Tác dụng: Trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận, chỉ thống tý.
1.3.5. Phân tích bài thuốc
Bài thuốc này cấu trúc từ 2 nhóm thuốc: Nhóm thuốc lấy trừ tà làm chủ,
bao gồm các vị Độc hoạt, Tế tân, Phòng phong, Tần giao,... có tác dụng trừ
phong thấp mà chỉ thống. Nhóm thuốc lấy phục chính làm chủ: Đẳng sâm,
Phục linh, Cam thảo, Thục địa, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung, thực
chất là bài Bát trân thang bỏ đi Bạch truật, nên có tác dụng bổ khí huyết.
Trong đó đủ bài Tứ vật còn có tác dụng hoạt huyết với ý nghĩa: Trị phong tiên
trị huyết, huyết hành phong tự diệt. Bài thuốc còn có Tục đoạn, Đỗ trọng,
Ngưu tất để bổ can thận, làm khỏe lưng gối và cân cốt [18], [20], [34].

1.4. Tổng quan về phương pháp điện xung
1.4.1. Đại cương
Điện xung là một phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu bằng các
xung điện có tần số thấp và trung bình có tác dụng giảm đau, giảm trương lực
cơ co thắt, thư giãn cơ do tác động dòng điện xung khi đi vào tủy sống làm ức
chế sự dẫn truyền cảm giác đau lên não do đó làm giảm cảm giác đau ra
ngoài, ngoài ra còn kích thích não giải phóng các morphin nội sinh (gọi
endorphin) nên có tác dụng giảm đau [13],[20],[38],[39].
1.4.2. Một số tác dụng lý học của dòng điện xung
Phần tổ chức cơ thể giữa hai điện cực khi có một dòng điện một chiều
chạy qua xuất hiện sự chuyển dời ion: Các ion âm chạy về phía cực dương, và
các ion dương chạy về phía cực âm. Sự chuyển dời ion này làm tăng tính
thấm của tế bào, tăng khả năng khuếch tán... của tế bào từ đó mà dòng điện
xung sẽ gây ra một số tác dụng sau.
1.4.2.1. Tại vùng da tiếp xúc với điện cực
Da đỏ do giãn mạch, nhiệt độ tăng cao có thể hàng giờ. Tại điểm cực
dương giảm kích thích và giảm co thắt có tác dụng chính giảm đau.
1.4.2.2. Trong vùng tổ chức có dòng điện đi qua


14

Tăng tuần hoàn máu và dinh dưỡng, tăng quá trình chuyển hóa... tăng
quá trình chống viêm, thực bào nên có tác dụng giảm đau tốt.
1.4.2.3. Tác dụng của dòng điện xung theo cổng kiểm soát
Sự kích thích của dòng điện xung tạo nên các xung động thần kinh khi
đi vào tủy sống làm ức chế sự dẫn truyền cảm giác đau đi lên não do đó làm
giảm cảm giác đau [10],[13],[20],[39].
1.4.3. Chỉ định và chống chỉ định
1.4.3.1. Chỉ định

− Giảm đau do chấn thương, các viêm mạn tính viêm khớp dạng thấp, viêm
dây rễ thần kinh...
− Giảm co rút cơ.
− Giảm phù nề do chấn thương.
− Kích thích hồi phục dẫn truyền thần kinh bị tổn thương.
1.4.3.2. Chống chỉ định
− Chống chỉ định tuyệt đối: Vùng da đặt điện cực đang có chảy máu hoặc đe
dọa chảy máu, các khối u, các ổ viêm cấp, lao xương, lao khớp, viêm tắc
động tĩnh mạch, người mang máy tạo nhịp.
− Chống chỉ định tương đối: Trẻ nhỏ, người mắc bệnh tâm thần, vùng da dặt
điện cực có bệnh ngoài da, phụ nữ có thai [10],[13].
1.5. Một số nghiên cứu về điều trị Hội chứng thắt lưng hông bằng Y học
cổ truyền, tác dụng của bài thuốc Tam tý thang và phương pháp điện
xung trong trị liệu
1.5.1. Tại Việt Nam:
Trần Thái Hà (2012) nghiên cứu tác dụng của bài “Thân thống trục ứ
thang” kết hợp với điện châm và kéo giãn cột sống trong điều trị thoát vị đĩa
đệm CSTL. Kết quả tốt và khá đạt trên 90% [3].
Nguyễn Thị Kim Ngân (2017) đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy
do thoái hóa cột sống cổ bằng Điện xung phối hợp “Quyên tý thang” và
xoa bóp bấm huyệt. Kết quả tốt là 73,33% [38].


15

Nguyễn Thu Thủy ( 2014) đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối
của bài thuốc Tam tý thang kết hợp với điện xung. Kết quả giảm đau, cải thiện
chức năng khớp gối sau 30 ngày điều trị loại tốt và khá là > 90% [20].
1.5.2. Trên thế giới:
Tarasenko Lidiya (2003) nghiên cứu điều trị hội chứng đau thắt lưng

hông do thoái hóa cột sống L1 – S1 bằng điện mãng châm trên 40 bệnh
nhân đạt kết quả tốt là 60% và khá là 40% [17].
Lin ML, Lin MH, Fen JJ cùng cộng sự (2010) so sánh hiệu quả của
Điện xung và Điện châm trong điều trị đau lưng thấp. Nghiên cứu này cung
cấp đầy đủ bằng chứng về tính ưu việt của điện xung so với điện châm
trong giảm đau lưng thấp, còn mức độ cải thiện chức năng cột sống thì
tương đương sau một tháng [36].


16

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu:
Thuốc nghiên cứu: Bài thuốc “Tam tý thang”
Độc hoạt

12g

Tần giao

8g

Đỗ trọng

8g

Tế tân


4g

Phục linh

8g

Chích cam thảo 6g

Bạch thược

8g

Địa hoàng

8g

Phòng phong

8g

Đẳng sâm

8g

Ngưu tất

8g

Quế chi


8g

Đương quy

8g

Xuyên khung

8g

Hoàng kỳ

8g

Tục đoạn

8g

Sinh khương

4g

Thuốc được bào chế tại Khoa dược – Bệnh viện Y học cổ truyền Quân
đội theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV [39]. Sau khi bào chế các vị
thuốc được đưa vào chiết sắc bằng máy. Một thang sắc 2 túi, sản phẩm
được đóng gói trong túi polyesther thực phẩm, mỗi túi 150ml.
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu:
Máy điện xung (BTL- 4000) do Đức sản xuất. Có 2 kênh độc lập. Các
giao thức được lập trình sẵn. Sử dụng dòng xung Neofaratic.



17

Hình 1.4. Máy điện xung BTL - 4000
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán HCTLH, điều trị nội trú tại Viện Y
học cổ truyền Quân đội.
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại:
− Các bệnh nhân từ 40 – 70 tuổi, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp.
− Được chẩn đoán HCTLH với biểu hiện ít nhất 1 triệu chứng của hội
chứng cột sống và 1 triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh.
− Tự nguyện tham gia nghiên cứu, tuân thủ nguyên tắc điều trị.
− Không dùng thuốc giảm đau, chống viêm hoặc đã dừng thuốc giảm đau
chống viêm trước khi tham gia nghiên cứu.


18

2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền:
Bệnh nhân chẩn đoán Yêu cước thống thể can thận hư
Thể LS
Tứ chẩn

Phong hàn thấp kết hợp can
thận hư
Chất lưỡi nhợt bệu, rêu trắng
dày và nhớt
Tiếng nói bình thường
Đau thắt lưng lan xuống
chân, có thể tê bì, teo cơ.

Mỏi gối, ù tai, hoa mắt chóng
mặt, ăn ngủ kém.

Huyết ứ

Chất lưỡi ám tím hoặc có
điểm ứ huyết.
Văn
Tiếng nói bình thường
Đau dữ dội vùng CSTL, có
thể lan xuống mông, chân, đi
lại vận động khó, nằm bất
Vấn
đọng, co chân giảm đau, ho
hắt hơi, đại tiện, vận động đau
tăng.
Mạch nhu hoãn hoặc trầm Mạch sáp
Thiết
nhược
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
Vọng

− Viêm đốt sống, viêm cột sống dính khớp, lao cột sống.
− Loãng xương nặng biểu hiện trên phim XQ như lún, xẹp, vỡ thân đốt sống.
− Chấn thương cột sống, dị dạng cột sống.
− Da hoặc tổ chức dưới da vùng huyệt dùng để điều trị bị viêm nhiễm, tiết dịch...
− Một số bệnh lý phối hợp: Bệnh tim mạch nặng, viêm khớp dạng thấp, tai
biến mạch máu não.
− Bệnh nhân không tuân thủ quy định điều trị, bỏ điều trị 2 ngày trở lên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu thiết kế theo phương pháp tiến cứu, can thiệp lâm sàng, so
sánh trước và sau điều trị, có đối chứng.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
− Cỡ mẫu: 60 bệnh nhân, chia làm 2 nhóm.


19

− Cách chọn mẫu: Chọn các bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng thắt lưng
hông, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về đối tượng nghiên cứu. Các bệnh
nhân được chia thành hai nhóm, theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích,
cho đến khi mỗi nhóm được 30 bệnh nhân. Bệnh nhân giữa hai nhóm tương
đồng về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, mức độ đau theo thang điểm VAS.
2.3.3. Quy trình nghiên cứu:
− Bệnh nhân được chẩn đoán đau thắt lưng hông, khám lâm sàng và làm các
xét nghiệm cận lâm sàng một cách toàn diện.
− Chia bệnh nhân làm 2 nhóm theo phương pháp ghép cặp, đảm bảo sự tương
đồng về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh và mức độ đau theo thang điểm VAS.
− Áp dụng phương pháp điều trị đối với từng nhóm:
− Nhóm chứng (ĐC): Uống thuốc sắc bài “Tam tý thang” ngày 2 lần, sau ăn 30
phút.
− Nhóm nghiên cứu (NC): Uống thuốc sắc bài “Tam tý thang” ngày 2 lần,
kết hợp điện xung ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút, vào buổi sáng.
− Liệu trình điều trị cho cả hai nhóm là 20 ngày.
− Theo dõi các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau điều trị.
− Đánh giá hiệu quả điều trị vào ngày thứ 10 và ngày thứ 20.
2.3.4. Phương pháp tiến hành
− Các dùng thuốc sắc “Tam tý thang”
+ Uống ngày 2 túi, mỗi túi 150ml chia lần sáng chiều sau ăn 30 phút.

+ Dùng liên tục trong 20 ngày.
− Phương pháp điện xung
+ Liều điều trị: 0,01 - 0,1mA/cm2
+ Liệu trình: 1 lần/ngày, mỗi lần 20 phút vào buổi sáng, trong 20 ngày.
+ Vị trí điện xung: Tại vùng thắt lưng L2, L3, L4, L5 cả 2 bên tương ứng
vị trí huyệt Thận du, Đại trường du.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng, nếu thấy hiện tượng nóng quá mức hoặc
cảm giác rát tại vùng da đang xung điện, phải lập tức bỏ bản cực điện xung.
Trường hợp có hiện tượng bỏng da phải ngừng điều trị. Dù có cảm giác dễ chịu
cũng không lưu điện xung quá 30 phút mỗi lần, tránh gây bỏng da.


20

2.3.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu
− Các chỉ tiêu về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới,
nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, vị trí bị bệnh, các phương pháp điều
trị trước nghiên cứu.
− Các chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng theo YHHĐ
+ Mức độ đau của bệnh nhân (thang điểm VAS).
+ Độ giãn CSTL (Nghiệm pháp Schober).
+ Nghiệm pháp Lasègue, Walleix, bấm chuông.
+ Tầm vận động CSTL: Các động tác gấp, ưỡn, nghiêng bên đau, xoay bên đau.
+ Chức năng hoạt động CSTL theo bộ câu hỏi “Oswestry low back
pain disability questrionaire”.
+ Các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng trong quá trình điều trị.
+ Đánh giá kết quả điều trị chung.
− Các chỉ tiêu theo YHCT
+ Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh YHCT.
+ Phân loại đánh giá kết quả điều trị chung theo từng thể YHCT.

- Các yếu tố liên quan đến tác dụng điều trị: Thời gian đau, tuổi
2.3.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị
a. Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS
Mức độ đau theo thang điểm VAS được chia thành các mức độ sau:
Điểm VAS
0
1–3
4–6
≥7

Mức độ đau
Không đau
Đau nhẹ
Đau vừa
Rất đau

Điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm
0 điểm

b. Đánh giá độ giãn CSTL (NP Schober)
Cách đo: Bệnh nhân đứng thẳng, hai gót chân sát nhau, hai bàn chân mở
một góc 60 độ, đánh dấu ở bờ trên đốt sống S1 đo lên trên 10 cm và đánh dấu


21

ở đó, cho bệnh nhân cúi tối đa đo lại khoảng cách giữa 2 điểm đã đánh dấu, ở

người bình thường khoảng cách đó là 14/10 cm – 16/10 cm → độ giãn CSTL
(d) bình thường là 4 – 6 cm.
Cách đánh giá kết quả
Độ giãn CSTL (d)
d ≥ 4 cm
3 cm ≤ d < 4 cm
2 cm ≤ d < 3 cm
1 cm ≤ d < 2 cm
c. Đánh giá tầm vận động CSTL

Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Kém

Điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm
0 điểm

Đo tầm vận động cột sống thắt lưng các động tác ưỡn, nghiêng bên
đau, xoay bên đau. Bình thường bệnh nhân ưỡn được 300, nghiêng được 30 0,
xoay được 300. Cách đánh giá kết quả như sau
Kết quả
Các hướng đều tốt
1 tầm hạn chế ≥ 150
2 tầm hạn chế ≥ 150
2 tầm hạn chế ≥ 200 hoặc cả

3 tầm hạn chế ≥ 150
Cả 3 tầm hạn chế ≥ 200

Mức độ
Tốt
Khá (Hạn chế nhẹ)
Trung bình (Hạn chế vừa)

Điểm
4 điểm
3 điểm
2 điểm

Kém (Hạn chế nặng)

1 điểm

Rất kém (Hạn chế rất nặng)

0 điểm

d. Nghiệm pháp Lasègue
Cách đo: Bệnh nhân nằm ngửa, duỗi thẳng chân, thầy thuốc nâng cổ
chân và giữ gối cho chân thẳng, bệnh nhân thấy đau ở mông và mặt sau đùi.


22

Cách đánh giá
Lasègue

Lasègue ≥ 750
600 ≤ Lasègue < 750
400 ≤ Lasègue < 600
Lasègue < 400

Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Kém

Điểm quy đổi
3
2
1
0

e. Chức năng hoạt động CSTL: Lựa chọn 4 trong 10 câu hỏi của bộ câu hỏi
“OSWESTRY LOW BACK PAIN DISABILITY QUESTRIONAIRE” để
đánh giá sự cải thiện mức độ linh hoạt và hoạt động hàng ngày của CSTL
trong sinh hoạt hàng ngày (Phụ lục 1).
Mỗi hoạt động có số điểm từ 0 – 5, như vậy tổng điểm là từ 0 -20
điểm, điểm càng cao thì chức năng sinh hoạt càng giảm.
Tổng điểm 4 hoạt động

Mức độ

Điểm quy đổi

0–4


Tốt

3

5-8

Khá

2

9 - 12

Trung bình

1

13 -20

Kém

0

f. Đánh giá kết quả điều trị chung
(Tổng điểm SĐT – tổng điểm TĐT) / Tổng điểm TĐT x 100%
− Loại A: Kết quả điều trị rất tốt, tổng điểm SĐT giảm hơn 80% so với TĐT.
− Loại B: Kết quả điều trị rất tốt, tổng điểm SĐT giảm từ 65% - 80% so với TĐT.
− Loại C: Kết quả điều trị rất tốt, tổng điểm SĐT giảm từ 50% < 65% sovới TĐT.
− Loại D: Kết quả điều trị rất tốt, tổng điểm SĐT giảm < 50% so với TĐT.
g. Đánh giá tác dụng không mong muốn trên lâm sàng

− Tác dụng không mong muốn của thuốc: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá...
− Tác dụng không mong muốn của Điện xung: Tại chỗ mẩn đỏ, dị ứng, bỏng...
2.4. Địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu
− Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội.


23

− Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2018 – tháng 7/2019.
2.5. Xử lý số liệu
Xử lý số liệu thu được theo thuật toán thống kê y sinh (SPSS 20.0). Sử
dụng các thuật toán:
− Tính tỷ lệ phần trăm (%). Tính số trung bình ( X ).
− Tính độ lệch chuẩn (SD). So sánh 2 giá trị trung bình dùng Test t - student. So
sánh các tỷ lệ bằng kiểm định χ2.
Với p > 0,05 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Với p < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
− Đề cương nghiên cứu được Hội đồng khoa học của Viện YHCT Quân đội
thông qua và Khoa YHCT trường Đại học Y Hà Nội.
− Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nâng cao kết quả điều trị cho bệnh nhân,
không nhằm mục đích nào khác.
− Bệnh nhân được lựa chọn theo tiêu chuẩn nghiên cứu và tự nguyện tham
gia nghiên cứu.
− Bệnh nhân được giải thích rõ ràng về mục đích, quyền lợi khi tham gia
nghiên cứu và có thể rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào. Trong quá trình
điều trị, bệnh không đỡ hoặc tăng lên thì BN sẽ được ngừng nghiên cứu,
đổi phương pháp điều trị và loại ra khỏi nhóm nghiên cứu.
− Các thông tin của bệnh nhân đều được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục
tiêu nghiên cứu.



24

BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG HÔNG
(n = 60)

Khám lâm sàng, xét nghiệm

Nhóm chứng
(n = 30)

Nhóm NC
(n = 30)
Đánh giá LS, CLS trước
điều trị (D0)

Đánh giá LS, CLS trước
điều trị (D0)

Thuốc uống Tam tý thang
+ Điện xung

Thuốc uống Tam tý thang.

Đánh giá LS, CLS, kết quả
sau điều trị (D10, D20)

Đánh giá LS, CLS, kết quả
sau điều trị (D10, D20) D60,)


Phân tích số liệu, so sánh
Đánh giá kết quả

KẾT LUẬN
Sơ đồ quy trình nghiên cứu


25

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tuổi
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhóm NC (n = 30)
n
Tỷ lệ (%)

Tuổi

Nhóm ĐC (n = 30)
n
Tỷ lệ (%)

p

< 40
40 – 49
50 – 59

≥ 60
Tổng
Tuổi TB ( X ± SD)
Nhận xét:
3.1.2. Đặc điểm về giới
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới
Giới

Nhóm NC (n = 30)
n
Tỷ lệ (%)

Nhóm ĐC (n = 30)
n
Tỷ lệ (%)

p

Nam
Nữ
Tổng
Nhận xét:
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh
Bảng 3.3. Bảng phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh
Thời gian

Nhóm NC (n = 30)
n
Tỷ lệ (%)


Nhóm ĐC (n = 30)
n
Tỷ lệ (%)

< 1 tháng
1 – 6 tháng
> 6 tháng
Tổng
3.2. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị của hai nhóm
3.2.1. Phân bố bệnh nhân theo vị trí mắc bệnh
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo vị trí mắc bệnh

p


×