Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BÀI tập PHÂN DẠNG CHƯƠNG i hóa 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.75 KB, 9 trang )

HÓA LỚP 10: Nguyễn Thị Hoài

SĐT: 0974170393

CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ
DẠNG 1: TÌM TÊN NGUYÊN TỐ DỰA VÀO CÁC LOẠI HẠT TRONG NGUYÊN TỬ,
NGUYÊN TỐ ĐÓ
Bài 1: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, p, n), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau, biết:
a. Tổng số hạt cơ bản là 95, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt.
b. Tổng số hạt cơ bản là 40, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt.
c. Tổng số hạt cơ bản là 36, số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.
Bài 2: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, p, n), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau, biết:
a. Tổng số hạt cơ bản là 18.
b. Tổng số hạt cơ bản là 48
Bài 3: Nguyên tử X có tổng số các hạt là 49 trong đó số hạt không mang điện bằng 53, 125% số
hạt mang điện. Tìm điện tích hạt nhân Z và số khối A.
Bài 4: Cho hợp chất MX2. Trong phân tử MX2, tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11. Tổng số hạt
cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16 hạt. Xác định kí hiệu nguyên tử của M, X và công thức
phân tử MX2.
Bài 5: Phân tử R có công thức MX3. Tổng số hạt R là 196 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 60. Số khối của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt của trong ion X nhiều hơn trong ion M3+ là 16 hạt. Xác định công thức phân tử của R.
Bài 6: Trong phân tử M2X có tổng số hạt p, n, e là 140, trong đó số hạt mang điện, nhiều hơn số
hạt không mang điện là 44 hạt. Sô khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số hạt p, n, e
trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. Xác định công thức phân tử của M2X.
Bài 7: Một hợp chất ion được cấu tạo từ ion M 2+ và X- , tổng số hạt cơ bản trong phân tử MX 2 là
186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54. Số nơtron của ion
M2+ nhiều hơn trong X- là 12. Tổng số hạt trong M2+ nhiều hơn trong X- là 27 hạt. Tìm công thức
phân tử?
Bài 8:Tổng số hạt trong phân tử MX là 84 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 28. Số nơtron của M nhiều hơn số nơtron của X là 12 đơn vị. Số hạt trong M lớn


hơn số hạt trong X là 36 hạt. MX là hợp chất nào?
Bài 9: Tổng số hạt trong phân tử MX là 108 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 36. Số khối của M nhiều hơn số khối của X là 8 đơn vị. Số hạt trong M 2+ lớn
hơn số hạt trong X2- là 8 hạt. % khối lượng của M có trong hợp chất là bao nhiêu?
Bài 10: Tổng số hạt trong phân tử M3X2 là 206 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 58. Số nơtron của X nhiều hơn số nơtron của M là 2 đơn vị. Số hạt trong X 3lớn hơn số hạt trong M2+ là 13 hạt. Công thức phân tử của M3X2.

1


HÓA LỚP 10: Nguyễn Thị Hoài

SĐT: 0974170393

DẠNG 2: ĐỒNG VỊ
Bài 1: Đồng có 2 đồng vị
lượng của trong CuCl2 .

và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tìm tỉ lệ khối

Bài 2: Tính nguyên tử lượng trung bình của các nguyên tố sau, biết trong tự nhiên chúng có các
đồng vị là:
a. (67,76%) ; (26,16%) ; (2,42%) ; (3,66%)
b. (99,757%) ; (0,039%) ; (0,204%)
c. (5,84%) ; ( 91,68%) ; (2, 17%) ; (0,31%)
d. (2,5%) ; (23,7%) ; (22,4%) ; (51,4%)
Bài 3: Clo có hai đồng vị là . Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị này là 3 : 1. Tính nguyên tử
lượng trung bình của Clo.
Bài 4: Brom có hai đồng vị là , Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị này là 27 : 23. Tính nguyên tử
lượng trung bình của Brom.

Bài 5: Bo có hai đồng vị, mỗi đồng vị đều có 5 proton. Đồng vị thứ nhất có số proton bằng số
nơtron. Đồng vị thứ hai có số nơtron bằng 1,2 lần số proton. Biết nguyên tử lượng trung bình của
B là 10,812. Tìm % mỗi đồng vị.
Bài 6: Neon có hai đồng vị là 20Ne và 22Ne. Hãy tính xem ứng với 18 nguyên tử 22Ne thì có bao
nhiêu nguyên tử 20Ne? Biết = 20, 18
Bài 7: Brom có hai đồng vị, trong đó đồng vị 79Br chiếm 54,5%. Xác định đồng vị còn lại, biết =
79,91.
Bài 8: Cho nguyên tử lượng trung bình của Magie là 24,327. Số khối các đồng vị lần lượt là 24,
25 và A3. Phần trăm số nguyên tử tương ứng của A1 và A2 là 78,6% và 10,9%. Tìm A3.
Bài 9: Nguyên tố X có hai đồng vị là X1 , X2 , = 24,8. Đồng vị X2 có nhiều hơn đồng vị X1 là 2
nơtron. Tính số khối và tỉ lệ phần trăm của mỗi đồng vị , biết tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị là
X1 : X2 = 3 : 2.
Bài 10: Nguyên tố A có hai đồng vị X và Y. Tỉ lệ số nguyên tử của X : Y là 45 : 455. Tổng số hạt
trong nguyên tử của X bằng 32. X nhiều hơn Y là 2 nơtron. Trong Y số hạt mang điện gấp 2 lần
số hạt không mang điện. Tính nguyên tử lượng trung bình của A.
Bài 11: Hòa tan hoàn toàn 6,082 gam kim loại R có hóa trị II vào dung dịch HCl thu được 5,6 lít
khí (đkc).
a. Tính nguyên tử khối trung bình và gọi tên R?
b. R có ba đồng vị bền. Tổng số khối của ba đồng vị là 75. Số khối đồng vị thứ 2 bằng trung bình
cộng số khối của 2 đồng vị còn lại. Đồng vị thứ 3 chiếm 11,4% và có số khối nhiều hơn đồng vị
thứ hai là 1 đơn vị. Tính số khối và phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị.

DẠNG 3: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
2


HÓA LỚP 10: Nguyễn Thị Hoài

SĐT: 0974170393


Bài 1: Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z=20, 21, 22, 24, 29. Cho nhận xét về cấu
hình e của các nguyên tố khác nhau như thế nào?.
Bài 2: Viết cấu hình electron của F(Z=9), Cl(Z=17) và cho biết khi nhận thêm 1 e thì lớp electron
ngoài cùng có đặc điểm gì?
Bài 3: Cho biết cấu hình e của các nguyên tố sau:
1s2 2s2 2p6 3s1
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
a. Gọi tên các nguyên tố.
b. Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Vì sao?
c. Đối với mỗi nguyên tử, lớp e nào liên kết với hạt nhân chặt nhất, yếu nhất?
d. Có thể xác định khối lượng nguyên tử của các nguyên tố đó được không? Vì sao?
Bài 4: Cho biết cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử sau lần lượt là: 3p 1; 3d5; 4p3;
5s2; 4p6.
a. Viết cấu hình e đầy đủ của mỗi nguyên tử.
b. Cho biết mỗi nguyên tử có mấy lớp e, số e trên mỗi lớp là bao nhiêu?
c. Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm?
Bài 5: Fe có Z=26. Viết cấu hình e của Fe. Nếu nguyên tử bị mất 2 e, 3e thì cấu hình e tương ứng
là gì?
Bài 6: Cho các nguyên tử và ion sau:
- Nguyên tử A có 3 e ngoài cùng thuộc phân lớp 4s và 4p.
- Nguyên tử B có 12 e.
- Nguyên tử C có 7 e ngoài cùng ở lớp N.
- Nguyên tử D có cấu hình e lớp ngoài cùng là 5s1.
Viết cấu hình e đầy đủ của A, B, C, D.
Bài 7: Viết cấu hình e của các ion Cu2+, N3-, Fe3+, Cl-, Al3+. Biết điện tích hạt nhân của nguyên tố
lần lượt là 29, 7, 26, 17, 13.
Bài 8: Ion M+ và X2- đều có cấu hình e như sau: 1s22s22p63s23p6.
a. Viết cấu hình e của M và X.

b. Tính tổng số hạt mang điện của hợp chất tạo nên từ 2 ion trên.
Bài 9. Nguyên tử R bớt đi 1 electron tạo ra cation R+ cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là
2p6 . Viết cấu hình electron nguyên tử và sự phân bố electron theo obitan của nguyên tử R.
Bài 10. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử R và ion X 2-, Y+ đều là 4s24p6. Hãy viết
cấu hình electron nguyên tử R, X, Y và cho biết nguyên tố nào là phi kim, kim loại hay lưỡng
tính? Vì sao ?
Bài 11. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của
nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 8. Xác định A,
B. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố A, B.
Bài 12. Cation R+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6
a. Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố R?
b. Tính chất hh đặc trưng của R là gì?
c. Anion X- có cấu hình e giống R+. Hỏi X là ntố gì? Viết cấu hình e ntử của nó
DẠNG 4: XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ THÔNG QUA NGUYÊN TỬ KHỐI.
3


HÓA LỚP 10: Nguyễn Thị Hoài

SĐT: 0974170393

Bài 1. Hoà tan hoàn toàn 2 gam kim loại thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl và sau đó cô cạn
dung dịch người ta thu được 5,55 gam muối khan. Kim loại nhóm IIA là:
A. Be.
B. Ba.
C. Ca.
D. Mg.
Bài 2. Nhiệt phân hoàn toàn 3,5 gam một muối cacbonat kim loại hoá trị 2 thu được 1,96 gam
chất rắn. Muối cacbonat của kim loại đã dùng là:
A. FeCO3.

B. BaCO3.
C. MgCO3.
D. CaCO3.
Bài 3. Hoà tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kìềm vào nước. Để trung hoà dung dịch thu
được cần 25 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại hoà tan là:
A. Li.
B. K.
C. Na.
D. Rb.
Bài 4. Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng, rồi cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được 5m gam muối khan. Kim loại M là:
A. Al.
B. Mg.
C. Zn.
D. Fe.
Bài 5. Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu
được 6,84 gam muối khan. Kim loại đó là:
A. Mg.
B. Al.
C. Zn.
D. Fe.
Bài 6: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336
ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là
A. Zn.
B. Fe.
C. Ni.
D. Al.
Bài 7. Hoà tan 1,3 gam một kim loại M trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hoà
lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định kim loại M?
A. Al.

B. Fe.
C. Zn.
D. Mg.
Bài 8: Đốt một kim loại trong bình chứa khí Clo thu được 32,5 gam muối, đồng thời thể tích khí
Clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Kim loại đem đốt là:
A. Mg
B. Al
C. Fe
D. Cu
Bài 9: Nhúng một miếng kim loại M vào dung dịch CuSO4, sau một lúc đem cân lại thấy miếng
kim loại có khối lượng lớn hơn so với trước phản ứng. M không thể là :
A. Al
B. Fe
C. Zn
D. Ni
Bài 10: Ngâm một lá kẽm trong dung dịch muối sunfat có chứa 4,48 gam ion kim loại điện tích
2+. Sau phản ứng, khối lượng lá kẽm tăng thêm 1,88g. Công thức hoá học của muối sunfat là:
A. CuSO4
B. FeSO4
C. NiSO4
D. CdSO4
Bài 11: Nhúng thanh kim loại R chưa biết hoá trị vào dung dịch chứa 0,03 mol CuSO4. Phản ứng
xong nhấc thanh R ra thấy khối lượng tăng 1,38 gam. Kim loại R là
A. Al
B. Fe
C. Zn
D. Mg
Bài 12: Nhúng thanh kim loại M có hóa trị 2 vào dd CuSO4, sau 1 thời gian lất thanh kim loại ra
thấy khối lượng giảm 0,05% .Mặt khác nhúng thanh kim loại tên vào dd Pb(NO3)2 sau 1 thời
gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Biết rằng, sô 1mol CuSO4, Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp

như nhau. Xác định M?
A. Zn
B. Fe
C. Mg
D. Ni
Bài 13: Khử 3,48 gam một oxit của kim loại R cần 1,344 lít H2 (đktc). Toàn bộ lượng kim loại
tạo thành được cho tan hết trong dung dịch HCl thu đượ 1,008 lít H2 (đktc). Tìm kim loại R và
oxit của nó.
ÔN TẬP CHƯƠNG 1
4


HÓA LỚP 10: Nguyễn Thị Hoài

SĐT: 0974170393

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử (trừ hiđro) là:
A. proton
B. proton và nơtron
C. proton và electron
D. proton, electron và nơtron
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Trong một nguyên tử, luôn luôn có số proton và số electron bằng nhau.
B. Trong nguyên tử, số nơtron bằng tổng số proton và số electron.
C. Trong nguyên tử số khối bằng tổng số electron và nơtron.
D. Điện tích hạt nhân chính là số nơtron của hạt nhân.
Câu 3: Biết nguyên tử cacbon gồm: 6 proton, 6 nơtron và 6 electron, khối lượng 1 mol nguyên tử
cacbon là:
A. 12 u
B. 18 u

C. 12 g
D. 18 g
Câu 4 : Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 22. Số khối của X là:
A. 56
B. 40
C. 64
D. 39.
Câu 5 : Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt là 34. Số khối của nguyên tử nguyên tố X
là:
A. 9
B. 23
C. 39
D. 14.
Câu 6 : Nguyên tử nguyên tố X có tổng số các hạt p,e,n bằng 58, số hạt proton chênh lệch với
hạt nơtron không quá 1 đơn vị. Số hiệu nguyên tử của X là:
A. 17
B. 16
C. 19
D. 20
Câu 7: Cacbon có 2 đồng vị là chiếm 98,89% và chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của
nguyên tố cacbon là:
A. 12,5
B. 12,011
C. 12,021
D. 12,045
Câu 8: Một nguyên tố R có 2 đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân của R có 35 hạt
proton. Đồng vị 1 có 44 hạt nơtron, đồng vị 2 có số khối nhiều hơn đồng vị 1 là 2. Nguyên tử
khối trung bình của nguyên tố R là bao nhiêu?
A. 79,2

B. 79,8
C. 79,92
D. 80,5
Câu 9: Khối lượng nguyên tử Bo là 10,81. Bo gồm 2 đồng vị: và . % đồng vị trong axit H 3BO3
là:
A. 15%
B. 14%
C. 14,41%
D. 14,16%
Câu 10: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52; có số khối là 35.
Điện tích hạt nhân của X là:
A. 18
B. 24
C. 17
D. 25
Câu 11 : Cấu hình electron của Cu (cho Z = 29) là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10
Câu 12: Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau:
a. 1s2 2s2 2p6 3s2
b. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
c. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
d. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
Các nguyên tố kim loại là trường hợp nào sau đây?
A. a, b, c.
B. a, b, d.
C. b, c, d.
D. a, c, d.

5


HÓA LỚP 10: Nguyễn Thị Hoài

SĐT: 0974170393

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào sau đây có cấu hình electron là:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.
A. Ca (Z = 20)
B. Fe (Z = 26)
C. Ni (Z = 28)
D. K (Z = 19)
Câu 14 : Nguyên tử của nguyên tố hoá học A có Z = 20 có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là:
A. 3s2 3p2
B. 3s2 3p6
C. 3s2 3p4
D. 4s2
Câu 15: Một Ion R3+ có phân lớp cuối cùng của cấu hình electron là 3d5. Cấu hình electron của
nguyên tử X là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 4p1
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 4s2 3d8
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s3
Câu 16: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10, nguyên tố X thuộc loại.
A. Nguyên tố s.
B. Nguyên tố p.
C. Nguyên tố d.
D. Nguyên tố f.
Câu 17: Hãy ghép cấu hình electron nguyên tử ở cột 1 với tên nguyên tố hoá học ở cột 2 sao cho

phù hợp.
Cột 1
Cột 2
a. 1s2 2s2 2p6 3s2
b. 1s2 2s2 2p5

1. Natri (z = 11)
2. Đồng (z = 29)

c. 1s2 2p2 2p6 3s1

3. Sắt (z = 26)

d. 1s2 2s2 2p2 3s2 3p6 3d6 4s2
2

2

6

2

6

10

e. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s

4. Flo (z = 9)


1

5. Magiê (z = 12)

Câu 18: Hãy ghép nửa câu ở cột 1 với nửa câu ở cột 1 với nửa câu ở cột 2 sao cho phù hợp.
Cột 1
Cột 2
1. Số electron tối đa trong lớp M là
2. Số electron tối đa trong phân lớp s là

a. 12 electron
b. 14 electron

3. Số electron tối đa trong phân lớp p là
4. Số electron tối đa trong phân lớp d là
5. Số electron tối đa trong phân lớp f là

c. 10 electron
d. 18 electron
e. 2 electron
g. 6 electron

Câu 19: 3 nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 17; 18; 19; X; Y, Z có thể là:
A. Phi kim, kim loại, phi kim.
B. Phi kim, phi kim, kim loại.
C. Kim loại, khí hiếm, phi kim.
D. Phi kim, khí hiếm, kim loại
Câu 20: Cho các từ, cụm từ sau: nơtron, proton, electron, kim loại, phi kim, obitan nguyên tử,
obitan phân tử, khí hiếm, xác suất, độc thân. Hãy điền vào chỗ trống dưới đây những từ hay cụm
từ thích hợp:

a. Các nguyên tử 1, 2, 3 electron ở lớp electron ngoài cùng là những nguyên tử của nguyên tố
(1)………………….
b.Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng là những nguyên tử của nguyên tố (2)
…………………………….
c. Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng là những nguyên tử của nguyên tố (3)
…………………………….
6


HÓA LỚP 10: Nguyễn Thị Hoài

SĐT: 0974170393

d. Vùng không gian trong đó (4) …………………. có mặt (5) ……………………… là lớn nhất
được gọi là (6) ……………………
e. Các electron (7) ………………… dễ tham gia vào việc tạo thành liên kết hóa học.
Câu 21: Một nguyên tử có kí hiệu là , cấu hình electron của nguyên tử X là :
A.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d1.
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d2.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3.
D.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2.
Câu 22: Nguyên tử có tổng số e là 13 thì cấu hình electron lớp ngoài cùng là :
A. 3s2 3p2
B. 3s2 3p1
C. 2s2 2p1
D. 3p1 4s2
Câu 23: Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 21. Vậy cấu hình electron của A là :
A. 1s2 2s2 2p4
B. 1s2 2s2 2p2
C. 1s2 2s2 2p3

D. 1s2 2s2 2p5
Câu 24: Một nguyên tử có cấu hình 1s2 2s2 2p3 thì nhận xét nào sai:
A. Có 7 electron.
B. Có 7 nơtron.
C. Không xác định được số nơtron.
D. Có 7 proton.
Câu 25: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của một nguyên tố là 2s 1, số hiệu nguyên tử của
nguyên tố đó là :
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 26: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 2s 2 2p5, số hiệu
nguyên tử của nguyên tố đó là :
A. 2.
B. 5.
C. 7.
D. 9.
Câu 27: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 3s 23p1, số hiệu nguyên
tử của nguyên tố đó là :
A. 11.
B. 10.
C. 13.
D. 12.
Câu 28: Lớp L ( n = 2) có số phân lớp là :
A. 1
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 29: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp , lớp thứ 3 có 7

electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là con số nào sau đây ?
A. 7.
B. 9.
C. 15.
D. 17.
Câu 30: Nguyên tử cacbon ở trạng thái cơ bản có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng ?
A. 6.
B. 4
C. 3.
D. 2.
Câu 31 : Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa ?
A. s1 , p3, d7, f12
B. s2, p6, d10, f14
2
5
9 13
C. s , d , d , f
D. s2, p4, d10, f10
Câu 32: Trong nguyên tử X, lớp có mức năng lượng cao nhất là lớp M. Phân lớp p của lớp này
có 4 electron. Số electron của nguyên tử X là
A. 6.

B. 16.

C. 18.

D. 14.

Câu 33: Một nguyên tố có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Số hiệu nguyên tử của
nguyên tố này là

A. 6.

B. 8.

C. 12.

D. 14.

Câu 34: Trong thiên nhiên Ag có hai đồng vị Ag(56%). Tính số khối của đồng vị thứ hai. Biết
nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,88 u.
A. 109
B. 107
C. 106
D. 108
Câu 35. A,B là 2 nguyên tử đồng vị. A có số khối bằng 24 chiếm 60%, nguyên tử khối trung bình
của hai đồng vị là 24,4. Số khối của đồng vị B là:
A. 26
B. 25
C. 23
D. 27
Câu 36. Nguyên tử S(Z=16) nhận thêm 2e thì cấu hình e tương ứng của nó là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s1
B. 1s2 2s2 2p6
C. 1s2 2s2 2p6 3s3 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
7


HÓA LỚP 10: Nguyễn Thị Hoài

SĐT: 0974170393


Câu 37. Nguyên tử Na(Z=11) bị mất đi 1e thì cấu hình e tương ứng của nó là:
A. 1s2 2s2 2p6
B. 1s2 2s2 2p6 3s C. 1s2 2s2 2p6 3s3
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
1
4s
Câu 38: Nguyên tử K(Z=19) có số lớp electron là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 39: Lớp thứ 4(n=4) có số electron tối đa là
A. 32
B. 16
C. 8
D. 50
Câu 40: Lớp thứ 3(n=3) có số phân lớp là
A. 7
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 41: Nguyên tử của nguyên tố R có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 1e. Vậy số hiệu nguyên tử của
nguyên tố R là
A. 15
B. 16
C. 14
D. 19
2
2

6
2
6
1
Câu 42: Cấu hình e sau: 1s 2s 2p 3s 3p 4s là của nguyên tử nào sau đây:
A. F
B. Na
C. K
D. Cl
Câu 43: Có 3 nguyên tử:Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố?
A. X & Y
B. Y & Z
C. X & Z
D. X,Y & Z
Câu 44: Cấu hình electron của các nguyên tử sau: 10Ne, 18Ar, 36Kr có đặc điểm chung là
A. số lớp electron bằng nhau
B. số phân lớp electron bằng nhau
C. số electron nguyên tử bằng nhau D. số e lectron ở lớp ngoài cùng bằng nhau
Câu 45: Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Cấu hình electron của X là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p64s2 3d105s2 4p3
Câu 46: Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 34 và số khối là 23. Số lớp electron và số electron
lớp ngoài cùng lần lượt là
A. 3 & 1
B. 2 & 1
C. 4 & 1
D. 1 & 3


Câu 47: Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 34 và số khối nhỏ hơn 24. Số hạt electron
của X là
A. 11
B. 12
C. 10
D. 23
Câu 48. Khi cho 0,6 gam một kim loại hóa trị II tác dụng hết với nước tạo ra 0,336 lít H2 (đktc).
Kim loại đó là A.Mg
B.Ca
C.Ba
D.Al

Câu 49: Nguyên tử X có ký hiệu 2656X. Cho các phát biểu sau về X:
Nguyên tử của nguyên tố X có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Nguyên tử của nguyên tố X có 30 nơtron trong hạt nhân.
X là một phi kim.
X là nguyên tố d.
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là?
A. (1), (2), (3) và (4).

B. (1), (2) và (4). C. (2) và (4).

D. (2), (3) và (4).

Câu 50: A và B là hai nguyên tố đều có cùng số electron ở lớp ngoài cùng và là nguyên
tố s hoặc p. Biết rằng tổng số proton trong A và B là 32, A có ít hơn B một lớp electron.
Số electron lớp ngoài cùng của A và B là
8



HÓA LỚP 10: Nguyễn Thị Hoài

A. 1

B. 2

SĐT: 0974170393

C. 3

D. 4

9



×