Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Quy trình thực hiện ATSH để phòng ngừa bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập vào trại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.21 KB, 7 trang )

Hướng dẫn chăn nuôi An toàn sinh học phòng chống, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

HƯỚNG DẪN
CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC
PHÒNG CHỐNG, NGĂN CHẶN
BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
XÂM NHẬP VÀO TRẠI

1


Hướng dẫn chăn nuôi An toàn sinh học phòng chống, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Để ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập vào
đàn lợn gây tác hại; các cơ sở, hộ chăn nuôi cần áp dụng triệt
để quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, cách ly khu vực chăn
nuôi với môi trường bên ngoài; cụ thể:
1. Chuồng nuôi
- Có tường rào, hoặc hàng rào chắc chắn, cao ít nhất 1,5
mét nhằm hạn chế người và động vật ra vào trại.
- Có hàng rào tách biệt giữa các khu nhà ở cho công
nhân, khu chăn nuôi, khu bảo quản thức ăn, khu nuôi cách ly,
khu mổ khám, khu tập kết và xử lý rác thải, đệm lót trong quá
trình chăn nuôi.
- Có cổng chắc chắn và luôn đóng để kiểm soát ra vào
trại; bố trí cổng chính và cổng phụ.
- Có hố khử trùng, máy phun khử trùng khu vực cổng trại
hoặc nhà phun thuốc khử trùng (nếu có).
- Có nhà khử trùng, nhà tắm, thay quần áo cho công nhân,
người ra vào trại.
- Trước mỗi cửa chuồng nuôi: bố trí chậu khử trùng ủng


trước khi vào chuồng nuôi.
2. Vệ sinh khử trùng tiêu độc
2


Hướng dẫn chăn nuôi An toàn sinh học phòng chống, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- Phun khử trùng 1 lần/ngày xung quanh trại. Lưu ý: khi
phun khử trùng bề mặt phải đạt tối thiểu 3 lít/10 m2.
- Rắc vôi hoặc dội nước vôi lối đi, hành lang và xung
quanh chuồng, trước các cổng ra vào trại 2 -3 lần/tuần. Lưu ý:
khi rắc vôi cần đảm bảo đều và phủ kín bề mặt.
3. Kiểm soát phương tiện vào/ra trại:
a. Đối với phương tiện vào trại
- Tất cả các phương tiện: xe vận chuyển lợn, xe cám, xe
thuốc, xe cán bộ công nhân, kỹ sư, … trước khi vào cổng trại
phải được rửa sạch chất bẩn và tiến hành phun hóa chất khử
trùng trong vòng 3-5 phút.
Sau khi phun ướt đẫm thuốc khử trùng toàn bộ phương
tiện: bánh xe, gầm xe, trần - nóc và xung quanh xe bắt buộc tất
cả các phương tiện phải chờ trước cổng trại ít nhất 30 phút
mới được phép vào trại chăn nuôi.
Lưu ý: tất các tấm lót trong xe phải được lấy ra, sau đó vệ
sinh khử trùng và phơi khô. Sử dụng cồn 70o lau toàn bộ ghế
ngồi trong xe, các vật dụng ngay tại buồng lái.
- Đối với tài xế: thực hiện tắm vệ sinh khử trùng trước
khi vào trại.

3



Hướng dẫn chăn nuôi An toàn sinh học phòng chống, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- Đối với các phương tiện khác: xe chở phân, đệm lót, xe
chở thuốc thú y, xe chở vôi không được vào trại; những
phương tiện này sẽ dừng trước cổng phụ, sau đó bố trí phương
tiện vận chuyển nội bộ của trại để trung chuyển. Xe trung
chuyển và công nhân của trại không được tiếp xúc trực tiếp
với xe và những người lấy phân. Sau khi thực hiện xong
công việc, xe trung chuyển phải được rửa sạch và phun thuốc
khử trùng.
b. Đối với phương tiện ra khỏi trại
Phải thực hiện phun khử trùng như khi vào trại.
4. Kiểm soát người ra vào khu vực chuồng nuôi
- Hạn chế tối đa người ra vào khu vực chuồng nuôi.
- Không cho khách, người lạ vào trại chăn nuôi.
- Người đã tiếp xúc với trại lợn khác, không được phép vào
khu vực chăn nuôi.
- Cổng trại luôn đóng để kiểm soát người và động vật ra
vào trại.
- Bắt buộc 100% công nhân, kỹ sư, quản lý, nhân viên
công ty và khách thăm trại (khi được cho phép) phải bỏ toàn
bộ quần áo thường ngày tại vị trí quy định, đi qua khu vực

4


Hướng dẫn chăn nuôi An toàn sinh học phòng chống, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

phun khử trùng (nếu có), tắm sạch và thay quần áo bảo hộ lao

động, đi ủng bảo hộ trước khi vào khu vực chăn nuôi.
- Trước khi vào khu vực chăn nuôi phải nhúng ủng vào
chậu khử trùng trước cửa chuồng, phải nhúng ngập ủng ít nhất
30 giây.
- Khử trùng tay bằng cồn 70o trước khi vào chuồng lợn
(nếu có).
- Khi từ trong trại đi ra, phải nhúng ủng vào chậu khử
trùng ít nhất 30 giây; thay ủng, tắm gội đầu và thay quần áo
trước khi ra khỏi khu vực chăn nuôi.
- Quần áo, đồng phục của công nhân viên, khách tham
quan, kỹ sư,… cần phải ngâm khử trùng ít nhất 1 giờ trước khi
giặt bằng xà phòng với nước nóng trên 65oC.
5. Nguồn nước sử dụng cho lợn
- Tuyệt đối không sử dụng nước sông, ngòi, ao, hồ… làm
nước uống, nước rửa chuồng, rửa dụng cụ chăn nuôi.
- Đối với trại chăn nuôi quy mô lớn, nước dùng cho lợn
uống phải được xử lý chlorine ít nhất 24 giờ trước khi sử dụng
và đối với trại quy mô nhỏ ít nhất 2 giờ trước khi sử dụng
(pha Chlorine dioxide 2-4 gam/m3 nước).
- Tốt nhất các cơ sở, hộ chăn nuôi sử dụng nước giếng
khoan, có ít nhất 2 bể chứa nước, mỗi bể chứa nước đủ dùng
5


Hướng dẫn chăn nuôi An toàn sinh học phòng chống, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

24 giờ; đây là phương pháp tối ưu để cách ly trang trại với
môi trường bên ngoài.
- Trường hợp sử dụng nước máy, cần có ít nhất 2 bể chứa
bao gồm: bể dùng để xử lý chlorine và bể chứa nước sạch (đáp

ứng tối thiểu 10lít nước/lợn/ngày).
6. Kiểm soát nguồn thức ăn cho lợn:
- Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm thừa của người làm
thức ăn cho lợn, kể cả khi nấu chín.
- Không sử dụng thức ăn khác ngoài thức ăn công nghiệp
cho lợn ăn.
- Sử dụng các biện pháp xông khử trùng để khử trùng
trong kho chứa thức ăn trước khi đưa vào sử dụng cho lợn ăn.
Phương pháp xông khử trùng formol + thuốc tím:
Lượng formol và thuốc tím cần dùng cho 1m3 thể tích
kho xông là 40 ml formol (40%) và 20 g thuốc tím.
Thời gian xông trong vòng 15 - 20 phút; bật quạt đảo khí
(nếu có) trong thời gian xông; sau thời gian xông, bật quạt hút
khí và mở nắp thông khí, để tiếp 20 phút trước khi mở cửa
kho, tháo biển báo và đưa cám cho lợn ăn hoặc kho bảo quản.
Lưu ý: Đổ lượng formol vào bát trước, sau đó cho thuốc
tím vào từ từ qua thành bát (không được làm ngược lại), nhanh
chóng đóng cửa và đặt biển báo nguy hiểm trước cửa kho.
6


Hướng dẫn chăn nuôi An toàn sinh học phòng chống, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, kính trong khi
thực hiện.
7. Kiểm soát Động vật nuôi và Côn trùng trung gian lây
truyền mầm bệnh:
Các loài chó, mèo, loài gặm nhấm, … là mối nguy hiểm tiềm
tàng lớn nhất, có thể mang virus gây bệnh Dịch tả lợn Châu
Phi vào trại

- Kiểm soát chó mèo, gia súc, gia cầm: chó, mèo trong
trại phải được nuôi nhốt, không thả rông trong khu vực chăn
nuôi; đặc biệt không được nuôi gia súc khác và gia cầm trong
trại chăn nuôi lợn.
- Định kỳ phun thuốc diệt ruồi, muỗi, gián... 1 lần/tuần.
- Định kỳ dùng thuốc diệt chuột 1 lần/tháng, đối với trại
nhiều chuột 2 lần/tháng, liên tục 3-4 ngày/lần.
8. Kiểm soát và chủ động thực phẩm sử dụng trong trại:
- Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.
- Không mang thịt lợn, các sản phẩm chế biến liên quan
đến thịt lợn chưa được nấu chín từ bên ngoài vào trại.

7



×