Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đề tài Khảo sát kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 06 tháng đầu sau sinh của các bà mẹ có con dưới 02 tuổi đang điều trị bệnh tại Bệnh Viện Đa Khoa huyện An Minh năm 2018”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.48 KB, 25 trang )

-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc đời mỗi trẻ. Sữa
mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 06 tháng
tuổi. Sữa mẹ là nguồn tài sản vô giá mà mẹ dành cho con và cũng là quyền lợi mà mọi
trẻ sơ sinh đều được quyền hưởng. Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) sẽ đảm bảo cho
trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. NCBSM là cơ sở nảy nở tình cảm
gắn bó mẹ con, giúp cho trẻ chóng thích ngi với cuộc sống vì thế không có loại sữa
nào thay thế được sữa mẹ.
Nuôi con bằng sữa mẹ có chứa hàng trăm thành phần dinh dưỡng và các yếu tố
bảo vệ giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể của bé. Đặc biệt, sữa non là
dòng sữa đầu tiên do bầu vú tiết ra rất giàu năng lượng, vì vậy ngay trong giờ đầu sau
sanh cần cho bé bú mẹ. Những năm trước đây các nhà nghiên cứu đã biết sữa mẹ cung
cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé, hạ thấp tỷ lệ: Tiêu chảy, phát ban, dị ứng thức
ăn và nhiều vấn đề Y Khoa nữa, khi so sánh với những bé được nuôi bằng sữa nhân
tạo. Mặc dù lợi ích như vậy, hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam chưa thực hiện tốt cho bé
bú đúng phương pháp.
An Minh là một huyện đồng bằng của tỉnh Kiên Giang cách Thành phố Rạch
Giá 60 km, diện tích 590,50 km2 dân số 123.358 người. Dân trí ở mức trung bình, có
đường giao thông thuận lợi đó là quốc lộ 63, tỉnh lộ 967 và đường vành đai ven biển
chạy qua. Nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp và có một số xã có nghề phụ. Kiến thức
chung đúng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 02 tuổi chiếm 49,7%.
Thực hành chung đúng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi chiếm
55,5%. Có mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng nuôi con bằng sữa
mẹ của các bà mẹ có con đang điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa huyện An
Minh, tỉnh Kiên Giang, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với chỉ số P = 0.05. Do
đó nghiên cứu thực trạng kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 02 tuổi đang
điều trị bệnh tại Bệnh Viện Đa Khoa huyện An Minh là cần thiết vì qua đó sẽ cho ta
thông tin về thực trạng kiến thức của họ, đồng thời giúp cho việc xây dựng kế hoạch
truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng đề phòng cung cấp những thông tin cần


thiết giúp các bà mẹ hiểu tầm quan trọng của sữa mẹ và cho con bú đúng cách để hạn
chế trẻ bị suy dinh dưỡng và các bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp……


-2Theo số liệu báo cáo hoạt động dinh dưỡng của Trung tâm y tế huyện An Minh
tỉnh Kiên Giang năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 19,38%, trong đó số phụ nữ ở
độ tuổi sinh đẻ từ 15 – 49 tuổi là 32.740 người, trẻ ≤ 06 tháng tuổi được bú mẹ hoàn
toàn chỉ là 56,7%, số trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ( cân nặng/tuổi) là 10,23%. Theo
nghiên cứu cho thấy “Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 0160 tháng nhập viện tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang”
ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn thì tỉ lệ bị tiêu chảy là 22,7%, trẻ bú bình tỉ lệ tiêu chảy là
75%, trẻ ăn hỗn hợp bị tiêu chảy là 44,45% kết quả này đã cho thấy tầm quan trọng
của nuôi con bằng sữa mẹ.
Từ những yếu tố trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đề tài Khảo sát
kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 06 tháng đầu sau sinh của
các bà mẹ có con dưới 02 tuổi đang điều trị bệnh tại Bệnh Viện Đa Khoa huyện
An Minh năm 2018” với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn của các bà mẹ có
con dưới 2 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa huyện An Minh.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng kiến thức không đúng và thực hành không
đúng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi đang điều trị
tại Bệnh viện đa khoa huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.


-3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1. Một số khái niệm và lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ:
1.1.1. Tầm quan trọng và lợi ích của sữa mẹ:
Sữa mẹ là thức ăn hoàn thiện nhất cho trẻ từ lúc mới sinh cho đến 06 tháng tuổi.
Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với thành phần cân đối giúp
trẻ mau lớn.

Sữa mẹ có nhiều bạch cầu, kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Sữa mẹ không chứa những protein lạ nên không gây dị ứng cho trẻ.
Sữa mẹ luôn luôn vô trùng, có nhiệt độ thích hợp, không tốn thời gian pha chế.
Ngoài ra, thành phần sữa mẹ cũng không giống nhau từ đầu đến cuối. Trong vài
ngày đầu sau sinh, trước khi sữa thật sự được tiết ra, vú mẹ tiết ra sữa non có màu
vàng nhạt đặc sánh. Chất lượng sữa non giảm nhanh trong 24 giờ đầu.
* Sữa non và những lợi ích của sữa non: Sữa non đã có từ những ngày trước khi
sinh, số lượng tuy ít nhưng cũng đáp ứng cho trẻ mới sinh trong những ngày đầu tiên,
phải cho trẻ bú sớm và tận dụng sữa non vì có nhiều lợi ích:
- Chứa nhiều khánh thể, nhiều protein kháng khuẩn, nhiều tế bào bạch cầu hơn
sữa thật sự.
- Có tác dụng sổ nhẹ, giúp tống phân su ra khỏi ruột, hạn chế hiện tượng vàng
da sinh lý.
- Giàu vitamin đặc biệt là vitamin A, rất tốt cho mắt trẻ.
- Giúp bộ máy tiêu hóa trưởng thành. Phòng chống dị ứng và chứng không
dung nạp.
1.1.2 Nuôi con bằng sữa mẹ:
Sinh lý của sự sản xuất sữa:


-4Sữa mẹ được sản xuất từ những tế bào của nang sữa (tuyến vú). Xung quanh
nang sữa là các tế bào cơ, nó co thắt và đẩy sữa ra ngoài qua ống dẫn, dẫn sữa từ
nang sữa ra ngoài.
Sau khi sinh, sản xuất sữa mẹ được điều chỉnh bởi hai phản xạ
Phản xạ sinh sữa Phản xạ sinh sữa
Khi đứa trẻ mút vú, xung động cảm giác đi từ vú lên não tác động lên thuỳ
trước của tuyến yên để bài tiết ra prolactin. Prolactin đi vào máu đến vú làm cho các tế
bào bài tiết sữa sản xuất ra sữa. Phần lớn prolactin ở trong máu trong khoảng 30
phút sau bữa bú. Chính vì thế, nó giúp vú tạo sữa cho bữa ăn tiếp theo. Đối với bữa ăn
này, đứa trẻ bú sữa mà nó đã có sẵn trong vú.Vì thế, cần cho trẻ bú nhiều thì vú mẹ sẽ

tạo nhiều sữa. Prolactin thường được sản xuất nhiều về ban đêm, vì vậy nên cho con
bú vào ban đêm để duy trì việc tạo. Prolactin làm cho bà mẹ cảm thấy thư giãn và đôi
khi buồn ngủ vì thế bà mẹ cóthể nghỉ ngơi tốt ngay cả khi cho con bú vào ban đêm.
Ngoài ra prolactin còn ngăn cản sự phóng noãn vì thế có thể giúp người mẹ không có
thai trở lại.
Phản xạ xuống sữa (hay tiết sữa):
Khi trẻ bú, xung động từ vú tác động lên thuỳ sau tuyến yên để bài tiết ra
oxytocin, Oxytocin đi vào máu đến vú và làm cho các tế bào cơ chung quanh nang sữa
co lại, làm cho sữa đã được tập trung vào nang sữa chảy theo ống dẫn sữa đến xoang
sữa và chảy ra ngoài. Đây là phản xạ xuống sữa (hay tiết sữa hoặc phun sữa).
Oxytocin được sản xuất nhanh hơn prolactin. Nó làm sữa trong vú chảy ra cho
bữa bú này. Oxytocin có thể hoạt động trước khi trẻ bú, khi bà mẹ chờ đợi một bữa bú.
Nếu phản xạ oxytocin không làm việc tốt thì trẻ có thể có khó khăn trong việc nhận
sữa bú. Ngoài ra, oxytocin làm cho tử cung mẹ gò tốt sau đẻ. Phản xạ oxytocin có thể
được hỗ trợ bởi sự cảm thấy hài lòng với con mình, hoặc yêu thương con và cảm thấy
tin tưởng rằng sữa của mình tốt nhất đối với trẻ Nhưng nó có thể bị cản trở bởi đau
ốm, lo lắng hoặc nghi ngờ về sữa của mình. Do đó, để tăng hoặc hỗ trợ cho phản xạ
này cần để mẹ luôn luôn ở cạnh con mình, và xây dựng niềm tin cho mẹ. Nhưng nó có
thể bị cản trở bởi đau ốm, lo lắng hoặc nghi ngờ về sữa.
1.1.3 Lượng sữa mẹ:


-5Trong vài tháng cuối của thai kỳ, thường có một lượng nhỏ sữa tiết ra. Sau khi
sinh, khi trẻ bú mẹ, lượng sữa được tiết ra tăng lên nhanh chóng Từ vài muỗng
trong ngày đầu, lượng này tăng lên vào khoảng 100 ml vào ngày thứ hai, và 500 mlvào
tuần lễ thứ hai. Lượng sữa sẽ được tiết ra một cách đều đặn và đầy đủ vào ngày thứ 10
- 14 sau khi sinh. Trung bình mỗi ngày trẻ khoẻ mạnh tiêu thụ khoảng 700 - 800 ml
trong 24 giờ.
Độ lớn của vú dường như không ảnh hưởng đến số lượng sữa, tuy nhiên vú quá
nhỏ, hay không tăng kích thước trong thời gian mang thai có thể sản xuất ít sữa ở

những bà mẹ mẹ nuôi dưỡng kém, lượng sữa vào khoảng 500 - 700 ml/ngày trong 06
tháng đầu 400 - 600 ml/ngày trong 6 tháng. Tình trạng này có thể do nguồn dự trữ của
bà mẹ bị kém (thiếu dự trữ mỡ) trong thời gian mang thai.
1.2 Thành phần sữa mẹ:
1.2.1 Chất dinh dưỡng:
- Protein trong sữa mẹ dễ tiêu, dễ hấp thu; một phần có thể hấp thu ngay ở dạ
dày; Protein sữa mẹ chứa α lactalbumin, casein (35%) hình thành những cục mềm lỏng
dễ tiêu hoá.Trong sữa non, protein chiếm 10%; trong sữa vĩnh viễn là 1%.
- Acid amin của sữa mẹ có chứa cystein và taurine là những chất cần thiết cho
sự phát triển của não bộ trẻ sơ sinh. Ngoài ra sữa mẹ còn có protein kháng khuẩn.
Trong khi protein trong sữa bò là lactalbumin, casein chiếm 80%, không chứa các loại
protein kháng khuẩn để bảo vệ cơ thể trẻ.
- Lipit: Sữa mẹ chứa acit béo không no, đây là loại acit béo dễ tiêu, cần thiết
cho sự phát triển của não, mắt và sự vững bền của mạch máu trẻ. Sữa mẹ còn chứa
lipase, gọi là lipase kích thích muối mật vì nó khởi động các hoạt động trong ruột non
với sự có mặt của muối mật. Lipase không hoạt động trong bầu vú hoặc trong dạ dày
trước khi sữa trộn với mật.
- Protein trong sữa mẹ dễ tiêu, dễ hấp thu; một phần có thể hấp thu ngay ở dạ
dày; Protein sữa mẹ chứa α lactalbumin, casein (35%) hình thành những cục mềm
lỏng.
- Glucit: Đường của sữa mẹ là β lactose rất dễ hấp thu, thích hợp cho sự phát
triển của vi khuẩn Lactobacillus bifidus.Vi khuẩn này biến lactose thành thành acit


-6lactic, là loại acit ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đồng thời giúp hấp thu
dễ dàng calcium và các muối khoáng khác. Trái lại, đường của sữa bò là flactose, thích
hợp cho sự phát triển của vi khuẩn E coli.
- Muối khoáng Calcium trong sữa mẹ ít hơn trong sữa bò nhưng dễ hấp thu hơn
và đủ cho trẻ phát triển.
- Sắt ở trong sữa mẹ hay sữa bò đều ít (50 - 70 g/100 ml), nhưng vào khoảng

70% sắt trong sữa mẹ được hấp thu, trong khi so với sữa bò là 4 - 10%.
- Natri, kali, phospho, clor tuy ít hơn sữa bò nhưng cũng đủ cho nhu cầu sinh lý
của trẻ. Natri trong sữa mẹ phù hợp với chức năng của thận, trái lại, natri trong sữa bò
cao nên có thể gây phù cho trẻ.
- Vitamin: Nếu mẹ ăn uống đầy đủ, trẻ bú mẹ được cung cấp đầy đủ vitamin
trong 4 - tháng đầu. Mặc dù lượng vitamin D ít trong sữa mẹ nhưng đủ để trẻ bú
mẹ không bị còi xương. Lượng Vitamin C, B1, A thay đổi phụ thuộc vào chế độ ăn của
mẹ.
1.2.2 Yếu tố chống nhiễm khuẩn:
Đã từ lâu, việc bú mẹ đã được thừa nhận là có khả năng bảo vệ trẻ chống lại các
bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh tiêu chảy (tỷ lệ bệnh tiêu chảy 1/17,3 và bệnh
đường hô hấp 1/3,9 ở trẻ nuôi bằng sữa mẹ so với trẻ ăn nhân tạo).
Sữa mẹ sạch, sữa mẹ vô trùng.
- IgA có rất nhiều trong sữa non, ít hơn trong sữa thường. Nó không hấp thu
nhưng có tác dụng chống lại một số vi khuẩn và virus tại ruột.
Lactoferin: Đây là một loại protein có ái lực với sắt. Sự liên kết này làm cho
vi khuẩn không có sắt để phát triển và đây là yếu tố bảo vệ trẻ chống lại nhiễm
trùng ruột. Nếu cho trẻ nhiều sắt, lactoferin sẽ bị bảo hoà và lượng sắt thừa sẽ giúp vi
khuẩn phát triển và gây bệnh Lactoferin:
Đây là một loại protein có ái lực với sắt. Sự liên kết này làm cho
vi khuẩn không có sắt để phát triển và đây là yếu tố bảo vệ trẻ chống lại nhiễm
trùng ruột. Nếu cho trẻ nhiều sắt, lactoferin sẽ bị bảo hoà và lượng sắt thừa sẽ giúp vi
khuẩn phát triển và gây bệnh.


-7Lysozyme: Có nhiều trong sữa mẹ gấp 1000 lần so với sữa bò. Nó có khả
năng diệt một số vi khuẩn và bảo vệ trẻ đối với một số virus.
Interferon là chất có khả năng ngăn cản sự hoạt động của một vài virus.
Bạch cầu: Trong hai tuần đầu, trong sữa mẹ có chứa 4000 bạch cầu/ml. Bạch
cầu này tiết ra IgA, lactoferin, lysozyme, interferon.

Yếu tố bifidus: là một carbohydrate chứa nitơ, cần thiết cho sự phát triển một
Lactobacillus bifidus, ngăn cản vi khuẩn gây bệnh phát triển.
1.2.3 Yếu tố phát triển và chất ức chế bài tiết sữa
Yếu tố phát triển biểu bì: Có nhiều ở sữa non, kích thích sự phát triển của
nhung mao ruột, giúp cho cơ thể trẻ tránh được tình trạng dị ứng và bất dung nạp
protein trong sữa bò và giúp trẻ phát triển trí thông minh.
Trong sữa mẹ người ta còn tìm thấy một chất có tác dụng ức chế việc bài tiết
sữa. Nếu sữa được sản xuất nhiều thì chất ức chế sẽ ngăn cản sự sinh sữa của các tế
bào tiết sữa. Nếu sữa mẹ chảy ra hoặc vắt bỏ sữa thì chất ức chế cũng được lấy ra khỏi
vú, sau đó vú sẽ tạo ra sữa nhiều hơn. Vì thế, khi ngừng bú một bên, thì vú bên đó
cũng ngừng tạo sữa.
1.3 Phương pháp nuôi trẻ bằng sữa mẹ:
Những thuật ngữ về bú mẹ:
Bú mẹ hoàn toàn (tuyệt đối): nghĩa là không cho trẻ ăn thêm bất cứ một đồ ăn
hoặc thức uống nào ngay cả nước (trừ thuốc và viatamin, muối khoáng hoăc sữa
mẹ đã được vắt ra.
- Bú mẹ chủ yếu: nghĩa là nuôi trẻ bằng sữa mẹ nhưng cũng cho thêm một ít
nước hoặc đồ uống pha bằng nước.
- Bú mẹ đầy đủ nghĩa là nuôi con bằng sữa mẹ kể cả bú mẹ hoàn toàn hoặc bú
mẹ là chủ yếu.
- Bú mẹ một phần nghĩa là cho trẻ bú một vài bữa sữa mẹ, một vài bữa ăn nhân
tạo.
- Ăn nhân tạo nghĩa là nuôi trẻ bằng các thức ăn mà không cho bú mẹ tí nào.
Phương pháp bú mẹ:


-8- Nuôi trẻ bằng sữa mẹ chỉ đạt được kết quả tốt khi bà mẹ cho trẻ bú đúng
phương pháp
- Cho trẻ bú ngay sau sinh, khoảng 1/2 giờ sau sinh
- Cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ, tránh bú theo giờ, điều này phù hợp với lượng

sữa mẹ và sự phát triển của từng trẻ
- Bú mẹ tuyệt đối, tối thiểu trong 4 tháng đầu.
- Đứa trẻ phải ngậm bắt vú tốt để mút có hiệu quả.
- Đứa trẻ nên mút thường xuyên và càng lâu càng tốt.
- Không nên cho trẻ bú thêm sữa bò hoặc các loại nước khác.
1.3.1 Tư thế bú đúng
Có thể cho trẻ bú ở các tư thế khác nhau (ngồi hoặc nằm) nhưng cần giữ cho
thân trẻ nằm thoải mái áp sát vào ngực và bụng mẹ, giữ cho đầu và thân thẳng, mặt
hướng về phía vú để cho cằm trẻ chạm vào vú mẹ. Bà mẹ chạm núm vú vào môi trẻ,
đợi trẻ há to miệng, đẩy nhanh núm vú vào sâu trong miệng trẻ sao cho trẻ ngậm sâu
tới quầng vú. Quan sát trẻ mút chậm, sâu có khoảng nghĩ là trẻ bú tốt.
1.3.2 Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:
Lợi ích cho trẻ:
Qua phân tích thành phần các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, có thể khẳng
định sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo cho trẻ. Tất cả các loại sữa đều chứa chất béo; chất
béo này cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể trẻ và động vật. Trong sữa mẹ có
chứa những acid béo cần thiết, những acid béo này rất cần cho sự phát triển của não,
mắt và sự vững bền của các mạch máu. Men lipase trong sữa mẹ giúp cho việc tiêu
hóa chất béo được hoàn thiện hơn so với việc tiêu hóa chất béo trong sữa bò. Phân
của trẻ bú mẹ thường mềm, một số trẻ bú mẹ có thể không đi cầu nhiều ngày nhưng
điều đó hoàn toàn bình thường. Sữa động vật có nhiều protein hơn sữa mẹ và chúng
không thích hợp cho hai thận còn non nớt của trẻ. Protein trong sữa mẹ rất dễ tiêu
hóa so với các loại sữa và thức ăn ngoài khác, tính không dung nạp với protein
trong sữa bò có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh dị ứng khác. Trong sữa
mẹ còn có protein kháng khuẩn, do đó, việc bú mẹ sẽ giúp cho trẻ có kháng thể


-9chống lại sự nhiễm khuẩn trong những tháng đầu đời khi mà cơ thể trẻ chưa tự tạo
ra kháng thể.
Sữa mẹ chứa các vitamin quan trọng, đặc biệt là vitamin A và vitamin C. Nếu

bà mẹ được cung cấp đủ vitamin A trong thức ăn thì lượng vitamin A chứa trong sữa
mẹ có thể cung cấp đủ cho trẻ cả đến năm thứ hai của cuộc đời. Vitamin A có thể
giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh khô mắt. Sắt đóng vai trò quan
trọng để phòng chống thiếu máu, mỗi lượng sữa khác nhau đều chứa một lượng sắt
rất nhỏ (khoảng 0.5 – 0.7mg/l) nhưng có một sự khác biệt quan trọng. Trẻ có thể
hấp thụ được khoảng 50% sắt được hấp thu từ sữa mẹ; những đứa trẻ được nuôi từ
sữa ngoài có thể không nhận đủ sắt và thường bị thiếu máu; trẻ được bú mẹ hoàn
toàn thì nhận đủ sắt và được bảo vệ chống lại bệnh thiếu máu do thiếu sắt ít nhất
đến sáu tháng tuổi.
Sữa mẹ không chỉ là thức ăn cho trẻ. Trong năm đầu tiên, hệ thống miễn dịch
của trẻ chưa phát triển đầy đủ và không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Trong
sữa mẹ có chứa những kháng thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn mà trước đây họ
đã mắc. Các thành phần trong sữa mẹ thường không giống nhau, nó thay đổi theo
tuổi của trẻ và thay đổi trong suốt một bữa bú. Sữa non có từ các ngày đầu sau sinh,
sữa non có lượng ít, đặc và sáng màu. Sau vài ngày, sữa non chuyển thành sữa
chuyển tiếp, lượng sữa nhiều hơn. Sữa đầu có màu hơi xanh được sản xuất vào đầu
bữa bú, sữa cuối có màu trắng hơn được sản xuất vào cuối bữa bú. Sữa cuối chứa
nhiều chất béo, cung cấp nhiều năng lượng và hàm lượng chất béo tăng dần vào
cuối bữa bú. Sữa đầu được sản xuất với một lượng lớn, cung cấp nhiều protein.
Lactose và các chất dinh dưỡng khác và bởi vì trẻ bú một lượng lớn sữa đầu nên
trẻ đã nhận được một lượng lớn nước, do đó khi bú mẹ trẻ không cần phải cho trẻ uống
thêm nước. Sữa non tuy ít nhưng rất quan trọng. Sữa non cung cấp cho trẻ nhiều
kháng thể và các protein kháng khuẩn giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng - đây
chính là những nguy cơ đối với trẻ sơ sinh - như tiêu chảy nhiễm trùng, các bệnh
nhiễm khuẩn hô hấp. Sữa non dễ tiêu hóa giúp trẻ phòng chống các bệnh dị ứng tiến
triển và bất dung nạp với các loại thức ăn khác. Sữa non có tác dụng xổ nhẹ, đồng
thời giàu vitamin A hơn sữa chuyển tiếp. Sữa non tuy ít nhưng nhiều năng lượng,
nói tóm lại sữa non là tất cả những gì trẻ cần trong những giờ đầu sau sinh.



- 10 Lợi ích cho mẹ:
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giữa mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu
thương, trẻ khóc ít hơn và có thể phát triển tốt hơn. Sự tiếp xúc sớm của trẻ với bà
mẹ sẽ mang đến cho bà mẹ những giây phút đầu tiên hạnh phúc nhất đồng thời tình
cảm mẹ con gắn bó sẽ tác động rất tốt đến việc giáo dục trẻ sau này. Khi đứa trẻ nút
vú, xung động cảm giác đi từ núm vú lên não tác động lên thùy trước tuyến yên ở
não giúp bài tiết prolactin. Prolactin đi vào máu đến vú làm cho các tế bào bài tiết
sữa sản xuất sữa, chính vì thế nó giúp cho vú tạo sữa cho bữa ăn tiếp theo. Prolactin
làm cho bà mẹ cảm thấy thư giãn, đôi khi buồn ngủ; vì vậy bà mẹ có thể nghỉ ngơi
tốt ngay cả khi cho bú vào ban đêm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người mẹ cho con bú ít có nguy cơ ung thư vú, ung
thư buồng trứng hơn người không cho con bú mẹ; mẹ cho con bú sẽ sớm lấy lại vóc
dáng như mong muốn do sự tiêu thụ tích cực nguồn năng lượng. Sữa mẹ luôn có sẵn
với nhiệt độ thích hợp, mẹ có thể cho bé bú bất cứ khi nào và bất kỳ ở đâu mà
không cần phải tiệt trùng bình sữa, pha sữa hay hâm nóng sữa. Bất kỳ một loại sữa
nhân tạo nào dù rẻ nhất được dùng cho trẻ cũng làm tốn một khoản tiền không nhỏ
trong ngân sách chi tiêu gia đình. Mặt khác dù một số loại sữa đắt tiền có chất lượng
gần giống sữa mẹ nhưng chất lượng đạm và chất béo không bao giờ so sánh được
với sữa mẹ và cũng không có bất kỳ hiệu sữa bột nào có chứa các chất kháng khuẩn.
Do đó sữa mẹ chính là sự lựa chọn tốt nhất đối với trẻ, hiện nay việc lạm dụng sữa
ngoài khiến cho trẻ có khả năng kháng bệnh thấp hơn những trẻ bú sữa mẹ.
Lợi ích cho cộng đồng và ngành y tế:
Nuôi con bằng sữa mẹ, được xem là biện pháp tốt nhất để giảm nhu cầu tiêu thụ
sữa thay thế không phù hợp và đắt tiền, đạt an toàn thực phẩm. Các bà mẹ và trẻ
nhỏ khỏe mạnh hơn giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng. Nuôi
con bằng sữa mẹ giúp giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh, suy dinh dưỡng do đó vấn đề kinh
phí cho y tế thấp hơn, đặc biệt đối với Việt Nam công tác khám, chữa bệnh cho trẻ
nhỏ dưới 6 tuổi được quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Như vậy, việc cho trẻ bú sữa mẹ
hoàn toàn tháng đầu đời và 02 năm sau khi sinh cũng làm giảm tải rất nhiều cho hệ
thống ngân sách xã hội, tiết kiệm ngân sách để tăng đầu tư hệ thống bệnh viện cũng

như việc nâng cao chất lượng khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân.


- 11 1.3.3 Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 06 tháng:
Cho trẻ bú sớm
Trẻ được bú càng sớm càng tốt, muộn nhất không quá 1 giờ đầu sau đẻ thường
và 4 giờ sau mổ lấy thai. Cho trẻ bú sớm sẽ tận dụng sớm được sữa non, động tác
mút vú sẽ kích thích tuyến yên tiết oxytocin và prolactin giúp tử cung của mẹ co
thắt tốt hơn, tránh được băng huyết sau đẻ. Không được vắt bỏ sữa non và không
cần cho trẻ uống thêm bất cứ thứ gì (nước cam thảo, nước đường, nước sâm...)
Sữa mẹ là thức ăn duy nhất, không cho ăn thêm bất cứ loại sữa gì, cũng như bất
cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước hoa quả, nước cháo, nước cơm... ngay cả nước
cũng không cần cho uống. Cho trẻ bú theo nhu cầu, cho bú cả ngày lẫn đêm.
.


- 12 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
+ Thời gian: lấy mẫu từ tháng 3/2018 - 8/2018.
+ Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa Huyện An Minh - Tỉnh Kiên Giang.
+ Cách chọn mẫu:
Phương pháp điều tra thu thập số liệu dựa vào các câu hỏi ở phiếu điều tra đính
kèm sau đề tài.
Phỏng vấn trực tiếp kết hợp với truyền thông giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ
cho các bà mẹ và người nhà.
2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn mẫu:
Tất cả bà mẹ có con dưới 2 tuổi nhập viện tại Bệnh viện đa khoa huyện An
Minh tỉnh Kiên Giang năm 2018 đến khi đủ mẫu.

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
Các bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Các bà mẹ câm, điếc, không phải là người dân tộc kinh.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:
Công cụ thu thập số liệu gồm: Bảng thu thập dữ kiện được xây dựng sẵn.
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Epi-infor 2002 Dùng test χ2 để so sánh.
Đây là điều tra cắt ngang và không có điều kiện can thiệp nên có những hạn chế
của nghiên cứu cắt ngang. Đó là không thể nói được các yếu tố liên quan là căn
nguyên hay không.
- Có thể có những sai số hệ thống, sai số ngẫu nhiên.
- Cách khắc phục các sai số trên bằng cách thiết kế chi tiết và tuân thủ các thủ
tục lấy mẫu một cách triệt để.


- 13 2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
- Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang nên chúng tôi dùng mẫu ước lượng 1 tỷ lệ
theo công thức.

n=

Ζ2

(1 − α / 2)

× p× q

e2

Trong đó:

n = Cỡ mẫu cần thiết
p là tỷ lệ % người nội trợ thiếu kiến thức về lựa chọn thực phẩm , ta lấy p=
0.5
+ q : = (1-p) = 0.5
+ e: là sai số mong muốn, ở đây ta lấy e= 0,07( 7%)
+ Với α = 5% ⇒ độ tin cậy là 95%
α
⇒ z (1- 2 ) = 1.96

Vậy số mẫu sẽ là : n =196
Để dự phòng cho các cuộc phỏng vấn thất bại ta lấy thêm 5% số mẫu = 10
người ⇒ Tổng số mẫu phải điều tra sẽ là: 206.
2.3.3 Nội dung nghiên cứu:
* Thông tin chung của người được phỏng vấn:
Tuổi, Trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc.
* Kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ:
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:
Những bất lợi khi cho trẻ bú sữa nhân tạo
Về thời gian cai sữa tốt nhất
Cách làm duy trì và tăng nguồn sữa mẹ


- 14 Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của sữa non
Kiến thức của bà mẹ về thời gian cho trẻ bú mẹ sau sinh
Chế độ ăn và lao động trong thời gian cho con bú
Thu thập kiến thức chung đúng:
* Thực hành đúng nuôi con bằng sữa mẹ:
Thời gian bắt đầu cho trẻ bú sau sinh
Số lần cho trẻ bú trong ngày
Vệ sinh vú khi cho trẻ bú

Phương pháp cho trẻ bú đúng
Nặn hết sữa sau khi cho trẻ bú
Thời gian cho bé bú
Bảng thu thập thực hành đúng
* Mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng của các bà mẹ:
Mối liên quan kiến thức:
Mối liên quan thực hành:
2.4. Đạo đức nghiên cứu: (tuân thủ theo quy định)
- Đối tượng có quyền từ chối phỏng vấn nếu không muốn.
- Các đối tượng tham gia phỏng vấn sẽ được tư vấn về các vấn đề liên quan đến
VSATTP trong gia đình.


- 15 CHƯƠNG III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung:
Bảng 3.1: Thông tin chung của người được phỏng vấn
STT
Lớp tuổi
Tần số
1
15-20
2
21-30
3
31-40
4
41-50
5
> 50
Tổng

Trình độ học vấn
1
Không biết đọc, viết
2
Cấp I
3
CấpII
4
Cấp III
5
Trung cấp, cao đẳng
6
Đại học, sau đại học
Tổng
Nghề nghiệp
1
Cán bộ - công chức
2
Công nhân
3
Buôn bán
4
Nông nghiệp
5
Hưu
6
Học sinh, sinh viên
Tổng
Dân tộc
1

Kinh
2

Khơmer
Tổng
Nhận xét:

Tỉ lệ %


- 16 3.2. Kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ:
Bảng 3.2. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:
Hiểu biết

n = 206

%

Lợi ích cho mẹ và bé, lợi ích kinh tế
Khác
Không biết
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.3 Những bất lợi khi cho trẻ bú sữa nhân tạo
Hiểu biết

n = 206

%


Tốn kém hơn sữa mẹ, mất thời gian,
gây tiêu chảy, khó hấp thu
Khác
Không biết
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.4 Về thời gian cai sữa tốt nhất
Thời gian
> 18 – 24 tháng
Khác
Không biết
Tổng
Nhận xét:

n = 206

%


- 17 Bảng 3.5 Cách làm duy trì và tăng nguồn sữa mẹ
Duy trì và tăng nguồn sữa mẹ

n = 206

%

Ăn uống đầy đủ, mẹ ngủ đủ giấc, tránh
lo âu, cho bé bú theo nhu cầu.
Khác
Không biết

Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.6 Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của sữa non
Nhận biết lợi ích của sữa non

n = 206

%


Không
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.7. Kiến thức của bà mẹ về thời gian cho trẻ bú mẹ sau sinh
Thời gian cho trẻ
bú mẹ sau sinh

n = 206

%

30-60 phút
Khác
Không biết
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.8. Chế độ ăn và lao động trong thời gian cho con bú
Chế độ ăn và lao động
Chế độ ăn đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
Chế độ ăn và lao động bình thường

Tổng
Nhận xét:

n = 206

%


- 18 Bảng 3.9. Bảng thu thập kiến thức chung đúng
Kiến thức

n = 206

Tỷ lệ (%)

Đúng
Không đúng
Tổng
Nhận xét:
3.3. Thực hành đúng nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 3.10 Thời gian bắt đầu cho trẻ bú sau sinh
Thời gian

n = 206

%

30-60 phút
Khác
Không biết

Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.11 Số lần cho trẻ bú trong ngày
Số lần

n = 206

%

n = 206

%

Bú theo nhu cần của trẻ
Khác
Không biết
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.12 Vệ sinh vú khi cho trẻ bú
Số lần

Không
Tổng
Nhận xét:


- 19 Bảng 3.13. Phương pháp cho trẻ bú đúng
Phương pháp

n = 206


%

n = 206

%

n = 206

%

Bú hết bên này rồi bú vú bên kia
Khác
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.14 Nặn hết sữa sau khi cho trẻ bú
Phương pháp

Không
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.15. Thời gian cho bé bú
Thời gian
Theo giờ nhất định
Nhu cầu
Khác
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.16. Bảng thu thập thực hành đúng
Thực hành

Đúng
Không đúng
Tổng
Nhận xét:

n = 206

Tỷ lệ (%)


- 20 Bảng 3.17 Mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng của các bà mẹ:
* Mối liên quan kiến thức:
Mối liên quan
Kiến thức

Đúng

Không đúng

Tổng

P

Không đúng

Tổng

P

Đúng

Không
đúng

Tổng
Nhận xét:
* Mối liên quan thực hành:
Mối liên quan
Thực
hành

Đúng
Không
đúng

Tổng
Nhận xét:

Đúng


- 21 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
* Kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ:
* Thực hành đúng nuôi con bằng sữa mẹ:


- 22 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu khảo sát kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ
của 384 bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa huyện An Minh
tỉnh Kiên Giang năm 2018 chúng tôi rút ra những nhận xét sau:
- ……..% bà mẹ có kiến thức chung đúng.

- ……..% bà mẹ thực hành chung đúng.
Có mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng nuôi con bằng sữa mẹ
của các bà mẹ có con đang điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa huyện An Minh tỉnh Kiên
Giang, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với chỉ số P = 0.05


- 23 CHƯƠNG VI: KIẾN NGHỊ


- 24 KẾ HOẠCH VỀ NHÂN LỰC VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Số
TT
1
2
3

4

5
6
7
8
9

Nội dung
công việc
Tham khảo
tài liệu
Xây dựng
thông qua

đề cương
Xây dựng
thử nghiệm
bộ công cụ
Tập huấn
cho điều
tra viên,
phỏng vấn
bộ công cụ
Thu thập
số liệu
Phân tích,
xử lý số
liệu
Viết đề tài
Thảo luận
xin ý kiến
Hoàn thiện
đề tài nộp

Nhân lực/người
chịu trách
nhiệm

Thg
3/17

Thg
4/17


Thg
5/17

Thg
6/17

Thg
7/17

Thg
8/17

x

x

x

x

x

x

Từ tháng 01 đến tháng 3.
x
Từ tháng 6 đến tháng 8

x


x

x

x

x

x

Từ tháng 6 đến tháng 9
x
Tháng 9
Tháng 10


- 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh,Tập II, Bộ Y Tế,2004: 246-247.
2. Khóa học về tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ, UNICEF, 1993.
3. Tham vấn NCBSM, Chương trình nuôi con bằng sữa mẹ, Bộ Y Tế, 1996: 7-9.
4. Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe, Ủy Ban Quốc gia dân số và kế hoạch hóa
gia đình, 1997: Chương 9.
5. Tài liệu nghiên cứu: Đánh giá chương trình BFHI của BVHV, ThS. BS Phạm
Gia đức, ThS. BS Nguyễn Trọng Hiếu, 1995.
6. Tài liệu nghiên cứu: Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ về lợi ích
NCBSM tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2008, ĐD. Dương Thị Hồng
Cương, Y Học TP. Hồ Chí Minh.
7. Phan Thị Tâm Khuê ( 2005-2009): Khảo sát kiến thức, thái độ thực hành về
nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại Học

Y Dược Huế.
8. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2002): Kiến thức thái độ thực hành nuôi con bằng
sữa mẹ của thai phụ khám thai tại Bệnh viện Từ Dũ TP HCM.
9. Bộ y tế: Tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ - Chương trình nuôi con bằng sữa mẹ
- Nhà xuất bản y học năm 1996 ( trang 05).
10. Bộ y tế : Điều dưỡng Nhi Khoa – Nhà xuất bản y học 2008 ( Nuôi con bằng
sữa mẹ - Trang 112)
11. Bộ y tế : Điều dưỡng Sản Phụ Khoa – Nhà xuất bản y học 2007 ( Tư vấn nuôi
con bằng sữa mẹ - Trang 250).
12. Báo lao động số 266 ngày 15/11/2007.
13. />14. Tạp chí y học thực hành số 660+661- Bộ y tế xuất bản 05/2009 ( Đánh giá
kiến thức và thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ vào sinh tại khoa sản BV
Trung Ương Huế) (Trang 182).


×