Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tiểu luận sự tác động của hooc mon tới khả năng sinh sản ở gia súc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.86 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TIỂU LUẬN

CHUYÊN ĐỀ: Tìm hiểu sự tác động của các hormone tới sự sinh sản của

vật nuôi

MÔN : SINH SẢN

Hà Nội, …………………..
1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh sản là điều kiện để duy trì nòi giống của tất cả các cơ thể sống. Sự
sinh sản là quá trình sinh học phức tạp của cơ thể động vật, đồng thời là chức
năng tái sản xuất của gia súc, gia cầm. Hoạt động sinh sản của động vật là hoạt
động rất phong phú, nhịp nhàng và chặt chẽ. Quá trình này được điều khiển bởi
hệ thống thần kinh, thể dịch của cơ thể. Hormone của các tuyến nội tiết và các
yếu tố thể dịch khác cũng như hệ thống thần kinh tham gia vào quá trình điều
tiết đảm bảo cho chức năng sinh sản. Hormone điều tiết tính kế tiếp và diễn biến
của các phản ứng sinh hoá học mà sự thành thục của nang trứng, sự phát trển
của tế bào trứng, sự thụ tinh, sự phát triển của thai và các quá trình khác phụ
thuộc vào các phản ứng sinh hoá học đó. Quá trình sinh sản còn chịu ảnh hưởng
sâu sắc của yếu tố ngoại cảnh song chính nhờ có các hormone sinh sản hay kích
tố sinh sản đã đảm bảo cho các hoạt động sinh sản của cơ thể được diễn ra một
cách nhịp nhàng và theo trình tự qua các giai đoạn phát triển.
Ngày nay, trong chăn nuôi gia súc sinh sản con người đã tác động bằng
cách sử dụng các hormone từ bên ngoài vào con vật nhằm tăng năng suất sinh


sản và đảm bảo cho quá trình sinh sản của vật nuôi diễn ra thuận lợi, cho năng
suất chăn nuôi cao. Tìm hiểu sự tác động của các hormone tới sự sinh sản giúp
ta hiểu rõ được cơ chế và từ đó có các biện pháp hợp lý nâng cao chất lượng
sinh sản cho vật nuôi.

2


II. NỘI DUNG
1. Khái niệm Hormone
Các tuyến trong cơ thể được chia làm 2 loại:
- Loại 1: có các ống dẫn, chất tiết theo ống dẫn chuyển đến một cơ quan nào đó
gọi là tuyến ngoại tiết (tuyến mồ hôi, tuyến tiêu hoá...)
- Loại 2 không có ống dẫn, chất tiết từ tế bào tuyến trực tiếp vào máu hoặc bạch
huyết đi khắp cơ thể gọi là tuyến nội tiết. Chất hóa học đặc biệt do tuyến nội tiết
sinh ra gọi là hormone.
Hormone có tác dụng điều hòa đối với nhiều quá trình chuyển hoá quan
trọng trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng tự
điều chỉnh của sinh vật Có thể coi hormone là những chất xúc tác sinh học.
Hormone là những chất truyền đạt thông tin hóa học được sản xuất ra từ một số
tuyến trong cơ thể, đi theo dòng máu để đưa tới các cơ quan khác nhau và có tác
động lên các cơ quan này.
2. Vai trò của hocmon
Hormone là những chất hoá học được tiết ra từ những cơ quan đặc biệt
gọi là tuyến nội tiết, hormone có tác dụng kích thích điều khiển các quá trình
trao đổi chất ở cơ thể
Hầu hết các hormone không có tính đặc trưng cho loài, nghĩa là hormone
của loài này cũng có tác dụng với loài khác và cho người, chẳng hạn như
hormone insulin của tuyến tụy có thể dùng chung cho nhiều loài. Nhưng một vài
loại hormone chỉ có tác dụng riêng cho loài đó, ví dụ như hormone sinh trưởng.

Vai trò sinh học của hormone trong cơ thể rất phong phú và phức tạp. Có thể
tóm tắt những vai trò chính của hormone như sau:
- Hormone tham gia điều hoà quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Ví
dụ hormone kích thích sự phát triển (STH), hormone kích thích tuyến giáp trạng
(TSH) của tuyến yên hoặc hon non tyrosin của tuyến giáp trạng... Sự phát triển
3


bình thường, nhất là về mặt hình dạng, kích thước của cơ thể phụ thuộc vào các
hormone này.
- Hormone tham gia điều hoà quá trình trao đổi chất và năng lượng. Quá trình
chuyển hoá, dự trữ và biến đổi của vật chất và năng lượng trong cơ thể phụ
thuộc rất nhiều vào hormone như hormone STH, tyrosin, glucocorticoit, insulin,
glucagon... Các hormone này tạo ra sự cân bằng hài hòa giữa hai quá trình đồng
hóa và dị hóa trong cơ thể.
- Hormone tham gia điều hoà sự cân bằng nội môi của dịch nội bào và ngoại
bào. Ví dụ như hormone vasopressin (ADH), hormone ACrP của tuyến yên, các
hon non aldosteron và cortízol của miền vỏ tuyến trên thận, calcitonin của tuyến
giáp trạng... có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi nước, muối khoáng
và các thành phần khác, giữ cân bằng nội môi, ổn định áp suất thẩm thấu, duy trì
độ pH...
- Hormone tham gia điều tiết sự thích nghi của cơ thể với môi trường. Ví dụ
hormone tyrosin của tuyến giáp trạng tham gia điều tiết thân nhiệt, hormone
Adrenalin và Noradrenalin giúp cơ thể chống lại các stress của môi trường.
- Hormone tham gia điều tiết quá rình sinh sản ở động vật. Sự có mặt của các
hormone sinh dục đực (Androgen) và hormone sinh dục cái (Oestrogen) đảm
bảo sự phát triển, duy trì giới tính, sự phát triển giao tử, sự thụ tinh, thai nghén,
đẻ và nuôi con của động vật.
3. Một số hormone có tác dụng điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi
Các hormone tham gia điều tiết chức năng sinh sản, cũng như các hormone của các

tuyến nội tiết khác đều mang tính đặc hiệu nghiêm khắc và tác dụng ở cự ly xa. Trong cơ
thể, các tuyến khác nhau với chức năng khác nhau tiết ra hormone đảm bảo quá trình sinh
sản diễn ra nhịp nhàng theo trình tự qua các giai đoạn phát triển. Ý nghĩa của các tuyến
khác nhau trong chức năng sinh sản và trước tiên là của hệ thống vùng dưới đồi - tuyến yên
- buồng trứng như thế nào?
4


3.1. Hormone giải phóng GnRH (gonadotropin releasing hormone)
GnRH là hormone được tiết ra từ các neuron của vùng dưới đồi
(Hypothalamus). Từ Hypothalamus, GnRH được đưa về hệ mao mạch cực kỳ
phát triển của thùy trước tuyến yên, kích thích tuyến yên tăng cường tiết
Gonadotropin để tăng cường sự phát sinh, phát triển của tế bào trứng, sự rụng
trứng và hình thành thể vàng
Ngoài cơ chế tác dụng thuận chiều, GnRH còn đóng vai trò quan trọng
trong việc kiểm soát các mối tác động ngược dương tính của Oestrogen để tăng
cường tiết LH và kiểm soát các mối tác động ngược âm tính của Progesteron để
bảo lưu sự tồn tại của thể vàng. Tuy nhiên, việc ứng dụng GnRH trong việc điều
khiển quá trình sinh sản còn chưa nhiều.
3.2. Kích dục tố tuyến yên và vai trò của chúng trong sinh sản
Chức năng sinh sản của động vật là một trong những phản xạ không điều
kiện quan trọng nhất của cơ thể. Nó được điều tiết bởi cơ chế phức hợp thần
kinh thể dịch, trong đó tuyến yên có ý nghĩa to lớn nhất. Thí nghiệm đầu tiên để
nghiên cứu ý nghĩa của tuyến yên đối với chức năng của tuyến sinh dục được
thực hiện bởi S.Crowe và cộng sự (1909), B.Ashner (1912). Họ đã chỉ ra rằng,
sau khi cắt bỏ tuyến yên của chó dẫn tới thoái hoá buồng trứng, dịch hoàn và
dập tắt đặc tính sinh dục thứ cấp. Tuyến yên tiết ra hai hormone có tác dụng kích
thích sinh dục: một hormone có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát triển
của nang trứng đuựoc gọi là kích noãn tố (FSH); kích tố khác có tác dụng lutein
hoá nang trứng gọi là kích tố thể vàng (LH).

* Hormone kích thích nang noãn FSH (Follicle Stimulating Hormone)
- Ở con cái: Tác dụng sinh lý của FSH gắn liền với chức năng kích thích
buồng trứng, tạo và làm phát triển nang trứng cùng với quá trình tăng sinh và
nội tiết trong cơ quan sinh dục. FSH tác động lên buồng trứng kích thích noãn
5


bào phát dục. Màng trong noãn bào tiết ra hormone Oestrogen, gây hiện tượng
hưng phấn động dục kích thích nang hoạt động và sự lớn lên của noãn bào.
- Ở con đực: FSH tác động lên quá trình sinh tinh ở dịch hoàn, tăng cường quá
trình phân chia, phát triển của các tế bào tinh nguyên trên thượng bì ống sinh
tinh. Mặt khác, FSH tác động lên tế bào Sertoli để tiết ra ABP và Inhibine.
Chúng kiểm soát, duy trì hoạt động sinh dục đực và giúp tinh trùng thành thục
trong quá trình sinh tinh.
* Hormone kích thích hoàng thể LH (Luteinizing Hormone)
Hormone này được sản xuất ra từ tuyến yên, dưới tác động của GnRH.
- LH sau khi được sản xuất ra lại có tác động đến các tế bào Leydig ở bên trong
tinh hoàn. Khi được kích thích bởi LH các tế bào Leydig bên trong tinh hoàn sản
xuất ra testosterone có tác dụng phát triển các tuyến sinh dục phụ và các tín hiệu
sinh dục thứ cấp.
- LH kích thích tế bào kẽ tiết ra hormone Testosteron, Androsteron,
Dehidroandrosteron, trong đó Testosteron có hoạt lực mạnh nhất tạo nên đặc
tính thứ cấp của con đực và làm tăng quá trình đồng hoá trước hết là đồng hoá
protein (LH còn gọi là kích tế bào gian chất - viết tắt là ICSH - Interstitial cell
stimulating hormone).
Như vậy với sự điều hòa của các hormone sinh sản đã làm tăng cường
hoặc ức chế để duy trì quá trình sản xuất tinh trùng và hoạt động sinh dục ở
con đực.
- LH tác động vào buồng trứng đã chín, trứng rụng hình thành thể vàng. Dưới
tác dụng của hormone Luteino troflc (LTH), thể vàng tiếp tục phân tiết

progesteron, ức chế tuyến yên phân tiết FSH và LH làm gia súc ngừng động dục.
Nếu gia súc cái có chửa, thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai là nhân tố bảo
vệ an toàn cho thai phát triển; Progesteron tác động làm tăng sinh và giảm co
bóp của tử cung, hạn chế sự mẫn cảm của tử cung với oestrogen và oxytoxin để
ngăn ngừa hiện tượng sẩy thai... Nếu gia súc cái không có chửa, thể vàng tồn tại
6


một thời gian sau đó teo dần làm giảm hàm lượng progesteron. Tuyến yên được
giải phóng hormone FSH và LH lại được phân tiết, noãn bào phát triển, con cái
động dục trở lại, chu kỳ động dục mới lại bắt đầu gây ra sự rụng trứng và biến
nang trứng thành thể vàng (ở cá thể cái), thể vàng là nơi tiết ra hormone
sinh dục cái progesteron, có tác dụng duy trì sự mang thai, kích thích
tuyến sữa phát triển.
3.3. Hormone tiết ra từ buồng trứng
Sự hình thành chức năng sinh dục và về sau diễn ra chu kỳ tính ở con cái
nằm trong mối liên hệ trực tiếp với sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể cũng
như của nhiều yếu tố khác. Buồng trứng tiết ra các hormone như Oestrogen,
Progesteron có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc tính sinh dục và
đảmbảo quá trình mang thai của con vật diễn ra an toàn.
* Oestrogen:
Oestrogen là kích tố của nang trứng, được tiết theo chu kỳ do tác dụng
điều hoà của GSH tuyến yên.
- Nó làm duy trì đặc điểm sinh dục thứ cấp ở con cái: Làm hệ thống ống dẫn
tuyến vú phát triển. Làm xuất hiện các đặc tính sinh dục phụ ở con cái như:
Khung xương nhỏ, tuyến vú phát triển, không có u vai (bò cái), không phát triển
răng nanh (lợn nái).
- Gây hưng phấn vỏ não, xuất hiện động dục.
- Gây ra tác động ngược lên Hypothalamus và Hypofisis để tăng cường tiết LH,
góp phần gây ra rụng trứng.

- Làm tăng sinh tế bào niêm mạc âm đạo, kích thích tích lũy glycogen ở niêm mạc âm
đạo và tử cung để chuẩn bị đón thai.
- Kích thích tuyến yên tiết LH và prolactin. Tăng tổng hợp protein và lipit
- Tăng độ nhạy cảm của cơ tử cung với oxytoxin khi đẻ
* Progesteron
7


Các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể động vật và các giai đoạn khác
nhau của chức năng sinh sản không những chịu ảnh hưởng của Oestrogen mà
còn chịu ảnh hưởng của các hormone thể vàng và nhau thai. Trong quá trình sinh
sản, progesteron - một loại hormone của buồng trứng đóng vai trò rất to lớn.
Progesteron tham gia vào sự chuẩn bị của nội mạc dạ con cho sự làm tổ của
trứng đã được thụ tinh, đảm bảo cho sự chửa trôi qua một cách bình thường và
tạo khả năng phát triển của tuyến vú. Vai trò của progesteron cụ thể như sau:
- Kích thích sự phát triển hơn nữa của niêm mạc tử cung, âm đạo tích lũy nhiều
glycogen ở các niêm mạc đó, sau tác dụng của oestrogen; làm phát triển hơn nữa
lưới mao mạch tử cung để chuẩn bị đón thai.
- Gây tác dụng ức chế tiết FSH, LH, GnSH.
- Giữ thai, bảo vệ thai phát triển trong tử cung.
- Kích thích sự phát triển mạnh của tuyến vú.
- Ức chế tuyến yên giảm tiết FSH, LH trong khi có chửa, do đó ức chế quá trình
phát triển của bao noãn, từ đó con cái không động dục và không thải trứng.
- An thai (ức chế sự co bóp của tử cung).
Ngày nay, người ta đã tổng hợp được những progesteron có taácdụng
mạnh hơn progesteron tự nhiên nhiều và được sử dụng trong sản xuất thuốc
tránh thai.
3.4. Một số hormone khác ảnh hưởng tới quá trình sinh sản
* ACTH (Adreno Cortico Tropin Hormone)
Tăng bài tiết các hormone sinh dục đặc biệt là hormon sinh dục đực.

* Huyết thanh ngựa chửa – PMSG (Pregnant Mare Serum Gonadotropin)
PMSG (chứa nhiều Prolan A và ít Prolan B) là kích tố của nhau thai ngựa
chửa ở 40-150 ngày tuổi. PMSG có chức năng sinh lý tương tự như FSH và LH
của thùy trước tuyến yên. Tuy nhiên hoạt tính của nó giống FSH nhiều hơn.
8


PMSG được ứng dụng rộng rãi tiêm cho gia súc cái để gây động dục, thúc
đẩy trứng chín, khắc phục bệnh vô sinh, chậm sinh.
* Kích tố nhau thai người – HCG (Human chorionic gonadotropin)
Đây là kích tố của phụ nữ có chửa từ 8-12 ngày sau khi trứng thụ tinh, cao
nhất vào ngày thứ 50-60, sau đó giảm dần đến ngày thứ 80 còn rất thấp và duy
trì như vậy đến khi gần đẻ. Người ta còn gọi là Prolan B. Prolan B có chức năng
sinh lý giống với LH và mạnh hơn Prolan A nhiều. Hàm lương HCG rất cao khi
chửa trứng và bị ung thưu nhau, đó là 1 chỉ tiêu để chuẩn đoán 2 bệnh này.
Trong chăn nuôi, người ta tiêm HCG cho gia súc cái để thúc đẩy trứng
chín và rụng, nâng cao tỷ lệ thụ tinh. Để đạt hiệu quả cao dùng phối hợp của
HTNC, HCG và Ostrogen.
* ICSH (Interstitial Cell Stimulating Hormone):
ICSH kích thích tế bào kẽ (hay tế bào Leydig) trong tinh hoàn tiết ra
hormone sinh dục đực và kích thích quá trình tạo tinh, tăng hoạt tính của tế bào
dinh dưỡng (hay tế bào Sertoli) (ở cá thể đực).
* LTH (LuteoTropic Hormone)
LTH hay còn gọi là prolactin: có tác dụng kích thích thể vàng tiết
progesteron. Sự tiết sữa của tuyến vú sau khi đẻ là do tác dụng của LTH, nó
điều hòa sự tạo sữa (kết hợp cùng với oxytoxin thải sữa ra ngoài).
Trong thực tiễn chăn nuôi, dùng LTH tiêm cho bò sữa để tăng sản lượng sữa.
* Prostaglandin
Ở con đực thì nó được tiết ra từ tuyến tiền liệt, còn ở con cái thì do
thượng bì của ống sinh dục (tử cung, âm đạo)

Protaglandin có nhiều loại nhưng loại có hoạt tính mạnh nhất là PgF2α.
- Đối với con đực: Protaglandin làm co cơ trơn ống dẫn tinh, xoang chứa tinh và
cơ trơn niệu đạo, để thực hiện động tác phóng tinh, giúp việc đẩy tinh vào đường
sinh dục cái với tốc độ cao.
9


- Đối với con cái:
+ Protaglandin phá vỡ màng Folicul gây rụng trứng.
+ Phá hủy thể vàng, nang nước trên buồng trứng gây động dục.
+ Gây hưng phấn ống sinh dục, tăng cường nhu động tử cung, kích thích mở cổ tử
cung, làm cơ tử cung co bóp mãnh liệt để đây tinh trùng vào sâu trong đường sinh dục
cái…Do đó, Protaglandin ứng dụng trong công nghệ gây đẻ nhân tạo và trợ sản ở
những ca đẻ khó, rặn đẻ yếu…
* Oxytoxin
Là hormone do thuỳ sau tuyến yên tiết ra.
- Oxytoxinn là hormone thúc đẻ, gây co bóp cơ trơn tử cung lúc chuyển dạ đẻ, đồng thời
cũng gây co bóp cơ trơn ống dẫn tuyến vú, do đó làm tiết sữa. Thời kỳ chửa oxytoxin bị
Progesteron ức chế, đến khi sắp đẻ lượng oxytoxin trong máu tăng và thúc đẻ.
Thời kỳ gia súc cái động dục, cơ tử cung rất nhạy cảm với tác dụng của oxytoxin, trên
cơ sở đó cho thêm một tỷ lệ thích hợp hormone này vào liều tinh sẽ kích thích tử cung
tăng nhu động đưa nhanh tinh trùng lên ống dẫn trứng, làm tăng tỷ lệ thụ thai .
4. Sử dụng hormone sinh sản trong chăn nuôi gia súc sinh sản
4.1. Nâng cao khả năng sinh sản, khắc phục chậm sinh, vô sinh
- Tiêm HTNC cho lợn nái vàongày cai sữa, sẽ dẫn tinh được vào ngày thứ 3 và ngày
thứ 7 sau khi tiêm có 49-100% lợn nái thụ thai.
- Sử dụng kết hợp HTNC, HCG và Ostrogen tiêm cho gia súc cái để kích thích sự phát
triển của trứng, gây động dục, trứng chín và rụng.
- Kết hợp HTNC, HCg với chế phẩm kích thích thần kinh.
- Gây động dục đồng loạt.

- Gây rụng trứng nhiều.
4.2. Chẩn đoán có thai sớm ở gia súc

10


Có thể phát hiện gia súc có chửa 1-1,5 thaán bằng cách tiêm nước tiểu của gia
súc cái nghi có thai cho ếch đực hay thỏ cái tơ. Do tác dụng GSH có trong nước tiểu sẽ
kích thích ếch đực bài xuất tinh trùng hoặc ở thỏ cái, bao noãn chín.
- Xác định lượng Progesteron trong máu và trong sữa để chẩn đoán bò có chửa.
III. KẾT LUẬN
Như vậy chúng ta có thể thấy các hormone có tầm ảnh hưởng lớn tới sự
sinh sản của gia súc, việc ứng dụng các hormone này trong công nghệ sinh sản
là một tiến bộ khoa học hiện đại, nâng cao khả năng sinh sản cho vật nuôi, mang
lại hiệu quả cao trong sản xuất chăn nuôi.
Nắm rõ được vai trò của các hormone cũng như chức năng của chúng
trong từng giai đoạn của quá trình sinh sản ở gia súc để ta có thể nâng cao hiệu
quả trong công tác phối giống,điều trị bệnh kịp thời và tác động đúng lúc giúp
cho quá trình sinh sản diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao.

11



×