Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

THUYẾT MINH THIẾT KẾ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 72 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bộ Xây Dựng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường ĐH Kiến Trúc Tp. HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Kỹ Thuật Đô Thị

----------o0o----------

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn chính

:

Họ và tên sinh viên

:

Mã số sinh viên



:

1. Tên đồ án tốt nghiệp:

QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ
TRẤN VĨNH THÀNH-HUYỆN CHỢ LÁCH-TỈNH BẾN TRE
2. Các số liệu ban đầu:
 Bản đồ Quy hoạch chung TL: 1/10000 TP. Buôn Ma Thuột
 Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất khu vực thiết kế
 Bản đồ Quy hoạch cơ cấu sử dụng đất phuờng Thành Nhất
 Thuyết minh Quy hoạch chung phuờng Thành Nhất
 Sơ đồ Vị trí và mối liên hệ với các vùng xung quanh
3. Nội dung các phần thuyết minh:
-

-

Thiết kế quy hoạch tổng hợp tỉ lệ 1/2000 :
 Quy hoạch cơ cấu sử dụng đất
 Quy hoạch san nền thoát nước mưa
 Quy hoạch mạng lưới giao thông
 Quy hoạch mạng lưới cấp thoát nước
 Quy hoạch mạng lưới cấp điện – thông tin liên lạc
 Quy hoạch tổng hợp đường dây đường ống
Thiết kế chuyên ngành giao thông – san nền :
 Thiết kế chi tiết san nền- thoát nước mưa 1:500.

4. Các bản vẽ:
 Bao gồm 8 bản vẽ phần quy hoạch tổng hợp tl 1:2000

 Bao gồm 4 bàn vẽ chuyên nghành giao thông san nền tl 1:500
5. Ngày giao nhiệm vụ:
6. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

ngày 27 tháng 03 năm 2012
ngày 17 tháng 07. năm 2013
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 07 năm 2013

Giáo viên hướng dẫn chính

Thông qua bộ môn

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài

Quy họach chung Thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020 được UBND Tỉnh
ĐăkLăk phê duyệt tại Quyết định số 1530/QĐ-UB ngày 31/7/1998. Thành phố Buôn
Ma Thuột được Chính phủ công nhận là đô thị lọai II tại Quyết định số 38/2005/QĐTTg ngày 28/02/2005. Để từng bước thực hiện quy hoạch chung, việc lập các đồ án
quy hoạch chi tiết là rất cần thiết, mặt khác việc nhanh chóng triển khai và tiến tới phủ
kín các quy hoạch chi tiết là yêu cầu của Luật xây dựng và của toàn xã hội, bởi từ đó
làm cơ sở để quản lý về kiến trúc cảnh quan đô thị, quản lý hạ tầng xã hội và hạ tầng
kỹ thuật, quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả. Khu vực có quy hoạch chi tiết là cơ sở
để xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho nhân dân đảm bảo ổn định xã
hội, đồng thời làm căn cứ quan trọng để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và tạo
tính pháp lý để khuyến khích đầu tư và tạo cơ chế để huy động các nguồn vốn đầu tư

xây dựng cơ sở vật chất theo định hướng văn minh hiện đại, góp phần vào sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngoài những đặc điểm chung trên, việc ưu tiên chọn lập quy hoạch chi tiết khu đô thị
trung tâm phường Thành Nhất là về vị trí địa lý khu đô thị này nằm ở phía Tây thành
phố, có đường vành đai phía Tây thành phố (đường tránh Quốc lộ 14) đi qua. Trong
khu đất quy hoạch có một số doanh nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp chiếm diện tích khá lớn. Việc quy hoạch đất đai cho cụm công nghiệp , TTCN
này và các khu dân cư xung quanh tạo cơ sở cho việc quản lý đất đai, phát triển kinh
tế, hỗ trợ và tạo việc làm cho người dân. Hơn nữa, việc có đường vành đai phía Tây đi
qua tạo điều kiện cho phát triển giao thông vận tải và cũng là điều kiện thuận lợi để
phát triển công nghiệp, TTCN địa phương. Ngoài ra, trong khu vực quy hoạch còn có
diện tích đất nông nghiệp và đất trồng cây công nghiệp khá lớn nên việc giải tỏa đền
bù rất thuận lợi, kinh phí thấp; Địa hình thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng một khu đô
thị mới.

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.2. Mục tiêu của đồ án

− Cụ thể hoá đồ án quy hoạch chung.
− Từng bước chỉnh trang đô thị Buôn Ma Thuột, đồng thời tạo nguồn vốn để thực
hiện nhiệm vụ này.

− Làm cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng và lập các dự án đầu tư xây dựng theo quy
hoạch.

1.3. Cấu trúc thuyết minh


Phần 1: Đánh giá hiện trạng khu vực, chủ yếu là đánh giá quy hoạch và hiện trạng sử
dụng đất, định hướng phát triển quy hoạch nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, khả
năng và sự phù hợp cho quy hoạch và thiết kế hạ tầng.
Phần 2:Quy hoạch và thiết kế mạng lưới hạ tầng kỹ thuật. Bao gồm: quy hoạch hệ
thống giao thông, quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị, quy hoạch cấp
nước, quy hoạch thoát nước, quy hoạch mạng điện phân phối, quy hoạch mạng thông
tin liên lạc.
Phần 3 (Phần chuyên ngành):Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 và thiết kế kỹ thuật.
1.4. Cơ sở đồ án
1.4.1.Các cơ sở pháp lý:

-Luật xây dựng năm 2003.
- Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17/6/2009 của Quốc hội ban hành.
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính Phủ về lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/07/2005 của Bộ trưởng BXD về
việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 của Bộ trưởng BXD về việc
ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án
quy hoạch xây dựng.
4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng BXD về việc
ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng.

− Căn cứ nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết được Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đăk Lăk
phê duyệt (Quyết định số 1211/QĐUB ngày 29/4/2003.


− Hợp đồng giữa Trung tâm Quy hoạch Phát triển Nông thôn với Ban Quản lý Dự án
xây dựng, Sở Xây dựng Tỉnh Đăk Lăk.

− Quyết định số 322/BXD - ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về
việc ban hành qui định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.

− Tài liệu khảo sát địa hình tỷ lệ 1/2.000 - 1/1000 do Sở Xây dựng Đăk Lăk cung
cấp.

− Tài liệu số liệu liên quan do Uỷ ban nhân dân phường Thành Nhất, phòng Quản lý
quy hoạch Sở Xây dựng cung cấp.
1.4.2.Các tài liệu sử dụng:
- Bản vẽ QH sử dụng đất khu vực Trung tâm phường Thành Nhất 1/2000.

- Bản vẽ hiện trạng tự nhiên – hạ tầng kỹ thuật khu vực Trung tâm phường
Thành Nhất - Tỷ lệ 1/2000.
- Các số liệu hiện trạng kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến khu vực quy
hoạch.
- Các số liệu, tài liệu về khí tượng, thủy văn, địa chất.
- Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng khu Trung tâm phường Thành Nhất
–TP Buôn MaThuột – Tỉnh Đăk Lăk.
Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng:
-

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD.
Thông tư số 04/2005/TT – BXD ngày 1/4/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn

-


việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
Tiêu chuẩn đường đô thị – yêu cầu thiết kế TCXDVN 104 – 2007.
Tiêu chuẩn đường ôtô – yêu cầu thiết kế TCVN 4054 – 2005.
Tiêu chuẩn áo đường mềm – các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22 TCN 211 – 06.
Tiêu chuẩn 33-2006: Tiêu chuẩn cấp nước đô thị.
Tiêu chuẩn 7957-2008: Tiêu chuẩn thoát nước đô thị
Các tài liệu khác:
-Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị - ThS. Vũ Thị Vinh, Nhà xuất bản Xây

dựng.
5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng – PGS.TS. Phạm Trọng Mạnh, Nhà xuất
bản Xây dựng.
- Cấp nước đô thị - TS. Nguyễn Ngọc Dung, Nhà xuất bản Xây dựng.
- Thoát nước (tập I) Mạng lưới thoát nước – PGS.TS Hoàng Văn Hạ (Chủ biên),
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
- Bảng tra thủy lực mạng lưới cấp – thoát nước – TS. Lâm Minh Triết (Chủ biên),
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Giáo trình Điện công trình – Trần Thị Mỹ Hạnh, Nhà xuất bản Xây dựng.
- Giáo trình Cung cấp điện – Nguyễn Xuân Phú (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật.

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1.1. Vị trí
1.1.1. Vị trí, giới hạn khu đất quy hoạch:

Khu vực nghiên cứu thuộc phường Thành Nhất, nằm theo tỉnh lộ 1 với chiều
dài 3 km về phía Tây thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm thành phố khoảng 4
km về phía Đông . Khu vực giáp với địa danh sau:

− Phía Bắc giáp : Suối Ea Nhuôl.
− Phía Nam giáp: Suối Ea Kdruêh (suối Đốc học).
− Phía Đông giáp: Đường Mai Xuân Thưởng và nghĩa địa Phan Bội Châu thuộc
phường

− Phía Tây giáp: Đường Tỉnh lộ 1 và khu dân cư tập trung thuộc phường.
1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.2.1. Địa hình:

Nằm trên cao nguyên Đăk Lắk địa hình có dạng đồi thoải về hai phía Bắc, Nam
(khu vực suối Ea Nuôi). Cao độ tự nhiên trung bình h=518m, cao nhất h=539m
(khu đồi cao phía đông nam) thấp nhất 388m (khu vực ven suối phía nam).
Hướng dốc nền địa hình thấp dần về hai phía Bắc và Nam với độ dốc trung bình
i=4%, độ dốc cao nhất i=12% (khu vực ven suối phía Nam.

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.2.2. Khí hậu:


8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Theo số liệu của đài khí tượng thuỷ văn Buôn Ma Thuột, khí hậu Buôn Ma Thuột
có những đặc điểm chủ yếu :
a. Nhiệt độ không khí :








Nhiệt độ trung bình năm 23,5oC
Nhiệt độ cao nhất trung bình năm29,7oC
Nhiệt độ thấp nhất tháng 20,0oC
Nhiệt độ ngày cao nhất : 39,4oC(năm 1937)
Nhiệt độ ngày thấp nhất: 7,4OC(năm 1955)
Biên độ dao động nhiệt năm từ 4 đến 5 oC
Biên độ dao động ngày 5 đến 10oC, cao nhất 15oC

b. Độ ẩm không khí:




Độ ẩm trung bình năm : 82,4%

Độ ẩm trung bình mùa khô:79%
Độ ẩm trung bình mùa mưa :87%

c. Lượng bốc hơi:




Lượng bốc hơi bình quân năm:1178mm.
Lượng bốc hơi tháng lớn nhất :183mm (tháng 3)
Lượng bốc hơi tháng thấp nhất: 45mm (tháng 9)

d. Gió:





Gió thịnh hành chính theo hướng: Đông , Đông Bắc và Tây.
Tốc độ gió trung bình từ: 5-:-6m/s
Tốc độ gió cao nhất: 34m/s
Buôn Ma Thuột không có bão, nhưng chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn
bãođổ bộ vào Nam trung bộ gây mưa to và kéo dài.

e. Nắng:
Số giờ chiếu nắng trung bình năm: 2737,8 giờ.
g. Mưa:








Tổng lượng mưa trung bình năm: 1773mm
Lượng mưa năm lớn nhất: 2326 mm (năm 1939)
Lượng mưa ngày lớn nhất: 189 mm.
Lượng mưa năm ít nhất: 1152 mm (năm 1970).
Lượng mưa tháng trung bình: 610 mm.
Lượng mưa tháng ít nhất trung bình: 3-4 mm (tháng 2).



Mưa trong năm chia thành hai mùa : mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10 lượng
mưa chiếm 87% - 88% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11- tháng 4
năm sau, lượng mưa không đáng kể.

1.2.3.

Thuỷ văn
9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
a. Thuỷ văn:

− Khu vực có nhiều suối nhỏ ở thượng nguồn thuộc lưu vực sông Sêrêpốc, hầu hết
các suối có lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, mực nước thay đổi theo mùa. Về
mùa mưa mực nước thường dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn (các trận mưa có
cường độ lớn hơn 100 mm thường gây úng ngập cục bộ cho khu vực ven suối, thời

gian ngập từ 1-2 giờ). Mùa khô hầu hết các suối và các ao hồ đều cạn, chỉ là các
rãnh, mương nước nhỏ.

− Suối lớn nhất qua khu vực là suối: EaTam ở phía bắc và nhánh nhỏ ở phía nam
được xác định là trục tiêu chính cho khu vực.
b. Địa chất thuỷ văn:
Theo bản đồ tỷ lệ 1/200.000 thăm dò nước ngầm của tổng cục Địa Chất lập năm 1990
và khảo sát thực tế tại khu vực thì mực nước ngầm dao động ở độ sâu: 10-30 m phụ
thuộc vào mùa và địa hình từng khu vực. Mực nước ngầm có liên quan trực tiếp đến
nguồn nước mặt, ít ảnh hưởng đến nền móng công trình xây dựng trong khu vực.
1.2.4. Địa chất công trình

− Buôn Ma Thuột nói chung và khu vực nghiên cứu thuộc đới Kon Tum có nền địa
chất đa dạng và phức tạp, có các loại đá gốc chủ yếu bị phong hoá như sau:

+ Đá Ba Zan có màu xám, xám đen. Khoáng vật chủ yếu là Fletô, Glôto và Olelít có
dạng hình khối sắc chắc. Thành phần hoá học chủ yếu là Fe 2O3 khi phong hoá có
màu đỏ

+ Đá phiến thạch cấu tạo thành phiến lớn khi phong hoá cho đất màu nâu vàng.
− Sức chịu tải của nền đất lớn hơn 1kg/cm2 (thuận lợi cho xây dựng công trình).

1.2.5. Cảnh quan thiên nhiên

− Trên địa bàn khu Đô thị mới có đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, và trục chính của thành
phố chạy qua đường Phan Bội Châu tạo ra bộ mặt kiến trúc.

− Khu đất địa hình bằng phẳng, việc tạo cảnh quan chủ yếu bằng hình khối và tầng
cao của các công trình kiến trúc và hệ thống cây xanh.
1.2.6. Kết luận:


10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khu Vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, có hai mùa rõ rệt :
mùa khô khắc nghiệt, mùa mưa có lượng mưa tập trung lớn gây nhiều ảnh hưởng tới
sản xuất và xây dựng. Địa tầng khu vực chủ yếu trên bề mặt là lớp đất Bazan phong
hoá có đặc tính tơi xốp khi khô và dẻo, dính khi gặp nước gây bụi nhiều vào mùa khô.
Mùa mưa thi công xây dựng và giao thông gặp nhiều khó khăn.
1.3. Hiện trạng xã hội
1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất:

Khu vực thiết kế có diện tích 140(ha), bao gồm các loại đất:
Bảng 1.1:Bảng thống kê hiện trạng tình hình sử dụng đất
TT

Loại đất

1
2

Đất ở
Công trình công cộng - dịch vụ
- Các công trình công cộng, dịch vụ
- Công trình giáo dục
Cây xanh vườn hoa
Đất giao thông
Doanh nghiệp, CN - TTCN
Đất trồng lúa, màu

Đất trồng cà phê
Đất ao, hồ
Đất khác
Tổng diện tích tự nhiên

3
4
5
6
7
8
9

1.3.2.

Hiện trạng
Ha

%

9.2
1.82
0.54
1.28
0.22
4.4
1.27
27
68
2.1

24.09
139.92

6.58
1.30
0.39
0.91
0.16
3.14
0.91
19.30
48.60
1.50
17.22
100,00

Hiện trạng dân cư:

Khu vực nghiên cứu nằm trong ranh giới các tổ 1, 2, 3, 4, một phần thôn Kon Sơ
Lam 2 và một phần thôn KonTu 2; dân số khoảng 1.574 người, tương đương 385 hộ.
Dân cư sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và dịch vụ chiếm khoảng 31,1%, nông
nghiệp chiếm 16,9%, các nguồn khác chiếm 52,0%.
(Theo số liệu điều tra thực tế năm 2010)
1.3.3. Hiện trạng các công trình kiến trúc và nhà ở:
- Hiện trạng nhà ở:

− Nhà ở chủ yếu là nhà tạm , nhà kiên cố chiếm khoảng 10% chủ yếu tập trung ở 2
bên đường Tỉnh lộ 1 và đường Phan Bội Châu (tại một số điểm).
11



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

− Nhà ở chủ yếu được phân làm 2 loại:
+

Nhà liền kề, diện tích khoảng 120m2/hộ

+

Nhà vườn, diện tích khoảng 300m2/hộ.

− Hiện trạng công trình công cộng:
TT

Hạng mục

I
1
2
3
II
1
2
3
III

Các công trình công cộng, dịch vụ
HĐND, UBND phường Thành Nhất
Công an phường Thành Nhất

Cửa hàng xăng dầu số I
Công trình giáo dục
Trường mầm non
Trường PTCS Thành Nhất
Trường PTCS Hoàng Hoa Thám
Cây xanh
Sân bóng đá
Cơ quan
Công ty QL và SC cầu đường bộ 2 (cũ)
Doanh nghiệp Phúc Minh
Lâm sản Nam Tiến
Doanh nghiệp SX nhôm Đài Loan
Lâm sản Ngọc Thành

IV
1
2
3
4
5

Diện
tích đất
(m2)
5400
1600
1800
2000
22800
1900

9400
11500
2600
3200
27700
3400
1100
1200
4000
18000

Diện
tích sàn
(m2)
420
240
180

Tầng
cao
(tầng)
2
2

880
480
400

2
1


Nhận xét: Các công trình kiến trúc, nhà ở và các công trình công cộng chất lượng
còn thấp chưa tương xứng với yêu cầu của đô thị mới.

1.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
1.4.1. Hiện trạng giao thông:

-Giao thông đối ngoại:Đường Phan Bội Châu nối từ trung tâm thành phố Buôn
Ma Thuột, qua phường Thành Nhất đến Huyện Bôn Đôn. Chiều rộng đường khoảng
(18-19)m, mặt đường nhựa rộng (6-7)m, lưu không mỗi bên khoảng 6m. Tổng chiều
dài qua khu vực nghiên cứu 2580m.
-Giao thông nội khu:

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đường Mai Xuân Thưởng chiều rộng đường 16-16,5m, mặt đường nhựa rộng
(6-6,5)m, lưu không mỗi bên khoảng 5m . Tổng chiều dài 800m.
Đường liên khu vực có tổng chiều dài 5270m, chiều rộng mặt đường 5,5 - 6m,
lưu không mỗi bên 3 - 4m. Trong đó 860m đường nhựa, còn lại đường đất và cấp phối.
Đường khu vực và nội bộ tổng chiều dài 6530m, chiều rộng mặt đường 3,54,5m, lưu không mỗi bên 1,5-2m.
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp mạng lưới đường hiện trạng
TT

Hạng mục

I
1
II


Giao thông đối ngoại
Đường Tỉnh Lộ 1
Giao thông nội thị
Đường Mai Xuân
Thưởng

1
2

Đường liên khu vực

3 Đường khu vực nội bộ
Tổng cộng

Đơn vị Khối
lượng

Bề rộng đường đỏ(m)
Mặt
lề,hè,
Tổng
đường đường

Diện tích
(m2)

Ghi chú

m


2120

6-7

12

18-19

40280 Đường nhựa

m

800

6-6,5

10

16-16,5

13200 Đường nhựa

m

4270

5,5-6

8


13,5-14

59780

m

5530
12720

3,5-4,5

4

7,5-8,5

24885
138145

Đường cấp
phối
Đường đất

Diện tích đất giao thông: 13.81ha
Tỷ lệ đất giao thông:
Mật độ đường:

7,5%
3,4 km/km2


=>Đánh giá hiện trạng giao thông:
-Giao thông đối ngoại: Khu vực nghiên cứu có một loại hình giao thông duy
nhất là đường bộ cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ, công nghiệp,
… do đó cần được quy hoạch đầu tư và xây dựng phù hợp với quá trình phát triển
đô thị. Hệ thống giao thông đối ngoại thuận lợi. Tuy nhiên việc tổ chức lại các
nút giao thông hợp lý tạo điều kiện thuận lợi đi lại, làm việc của người dân thuận
tiện và an toàn.
-Giao thông nội khu:khu vực nghiên cứu có hệ thống giao thông chưa hoàn
chỉnh, tuy nhiên ngoài một số đường chính và một số đường trong khu vực còn lại các
tuyến đường khác chưa được đầu tư phù hợp với đô thị loại III cần đầu tư nâng cấp
mở rộng. Bên cạnh đó phải mở rộng một số tuyên đường và nâng cấp các tuyến
đường đã có, chỉnh trang hè phố, cây xanh và hệ thống thoát nước dọc tuyến, chống
sạt lỡ đảm bảo đi lại thuận tiện cho người dân.
13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.4.2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật đất:
- Nền xây dựng:

− Khu vực nghiên cứu quy hoạch chi tiết có tổng diện tích khoảng 270 ha, địa hình
tương đối bằng phẳng. Hướng dốc nền địa hình thấp dần về hai phía Bắc và Nam
với độ dốc trung bình i=4%, độ dốc cao nhất i=12% (khu vực ven suối phía nam.)

− Hiện tại khu vực nghiên cứu có mật độ xây dựng thấp tập trung chủ yếu ven Tỉnh
lộ 1 Nền xây dựng tại khu này đều dựa trên địa hình tự nhiên, có cải tạo san gạt
nhẹ cục bộ.




-Thoát nước mưa:Ngoài vài tuyến cống đã có hoặc đang được xây dựng dở
dang ven theo các tuyến đường Tỉnh lộ 1 và một vài tuyến đường trục chính trong
các khu dân cư còn lại hầu như chưa có đầu tư xây dựng gì. Nước mưa được tiêu
thoát theo địa hình tự nhiên chảy vào các khu trũng thấp, rồi chảy về suối EaNhuôl
ở phía Bắc và nhánh của nó phía Nam khu vực.

− Tổng số mương rãnh đất và xây khoảng 1,7 km.
− Nhìn chung khu vực không bị ngập lụt trừ khi mưa có cường độ lớn hơn 100 mm
thì khu vực thấp ven suối ở cao trình h< 396 m bị ngập úng cục bộ thời gian đến
vài ba giờ.

− Suối EaNhuôi và phụ lưu của nó chảy qua khu vực xác định là trục tiêu chính của
khu vực nghiên cứu.



=> Đánh giá quỹ đất xây dựng: thuận lợi cho xây dựng, có độ dốc từ 4-10%,
nền địa chất ổn định, không bị ngập lụt.

1.4.3.

Cấp nước:

+ Hiện tại trong khu vực quy hoạch khoảng 95% hộ gia đình dùng nguồn nước tại

chỗ. Giếng khơi 10% và các giếng khoan đường kính nhỏ 85%.
+ Chất lượng nước chưa tốt, hầu hết không qua xử lý nên vẫn còn màu vàng. Nước

ngầm mạch nông khá ổn định nhưng nằm ở độ sâu khá lớn (từ 60m đến 120m).
+ Dọc đường Giải phóng (đường tránh Quốc lộ 14) đoạn chạy qua địa bàn phường


có khoảng 5% số hộ gia đình thuộc khu vực quy hoạch đã được dùng nước máy

14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
của hệ thống cấp nước thành phố. Số hộ sử dụng nước máy còn ít do đường ống
mới được lắp đặt.
-

Ống uPVC Φ160 dẫn nước từ mạng lưới cấp nước thành phố đến ngã 3 đường
Tỉnh lộ 1 và đường Giải Phóng (đường tránh Quốc lộ 14).

-

Ống PVC Φ110 dọc đường Giải Phóng ( đường tránh Quốc lộ 14) dài 600m đã
lắp đặt.
Với kích cỡ các loại đường ống đến khu vực như trên sẽ đảm bảo đủ nước cho
sinh hoạt và sản xuất trong giai đoạn tới nếu đặt bổ xung thêm một số đường ống
vận chuyển và mạng đường ống phân phối cấp 2.
Áp lực nuớc tại đường ống trong khu vực hiện nay theo tính toán của Công ty
Cấp nước Đak Lăk là Hmax= 28 m và Hmin=26,5 m.
1.4.4. Cấp điện:

a.Nguồn điện :
Tuyến điện 22KV cấp điện cho khu đô thị mới phường Thành Nhất từ trạm trung
gian 110/35/22KV- 2x25MVA Hòa Bình – Thành phố Buôn Ma Thuột.
b. Lưới điện :


− Lưới 22KV: hiện nay đã có lưới trung áp 22KV đi dọc theo đường Phan Bội Châu.
Chiều dài tuyến 1km.

− Tổng số trạm hạ áp là 3 trạm với tổng dung lượng là : 360KVA
− Lưới hạ thế: Đã có lưới hạ thế kết hợp với lưới 22KV trên trục đường Phan Bội
Châu.
c. Nhận xét:

− Hiện tại chỉ có khu vực xung quanh trục đường Phan Bội Châu là có tuyến 22KV
kết hợp với 0,4KV. Những khu vực còn lại đều chưa có điện.
1.4.5. Hệ thống thoát nước thải và Vệ sinh môi trường:

+ Nước thải sinh hoạt : Hiện tại nước thải sinh hoạt thoát chung với các tuyến cống
thoát nước mưa. Mạng cống thoát nước mưa đã xây dựng nằm trên một số tuyến
đường chính khu vực (Đường Phan Bội Châu). Kết cấu bằng mương nắp đan, kích
thước BxH = 600x800. Hầu hết nước thải trong khu vực thấm tự nhiên trên mặt
đất hoặc tự chảy mương rãnh ven đường, theo hướng dốc địa hình và tập trung về
15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
các khu trũng thấp. Nước thải các công trình công cộng (trường học, bệnh
viện ....), nước thải sản xuất tiểu thủ công nghiệp được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại
và thoát theo dòng chảy mặt.

+ Nhà vệ sinh :

Các Công trình công cộng: Xí tự hoại chiếm 100%

Khu vực dân cư:


Xí tự hoại chiếm 18,5%

Xí thấm dội nước chiếm 71,5%
Xí một ngăn và xí tạm chiếm 10%

+ Chất thải rắn : Hiện tại chất thải rắn đã được Công ty môi trường Đô thị thu gom
dọc theo một số tuyến đường chính và vận chuyển về khu xử lý chất thải rắn. Tỷ lệ
thu gom khoảng 30%. Khu xử lý chất thải nằm ở phía Tây Phường Thành Nhất, xử
lý theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.

+ Nghĩa địa: Nghĩa địa Công giáo nằm ven đường Tỉnh lộ 1, nằm trong phạm vi phát
triển đô thị cần phải di dời; Nghĩa địa Phan Bội Châu nằm trong phạm vi phát triển
đô thị, đã đóng cửa. UBND tỉnh đã có chủ trương giao cho UBND thành phố Buôn
Ma Thuột di dời, quy tập về Nghĩa trang thành phố; Đồng thời tiến hành lập dự án
đầu tư xây dựng khu vực này thành Công viên cây xanh.

+ Nhận xét đánh giá : Hiện tại khu nghiên cứu có mức độ phát triển đô thị chưa cao,
tác động của nước thải và chất thải rắn hiện nay đối với chất lượng nước, môi
trường sống và cảnh quan đô thị còn ít. Tuy nhiên khi mức độ đô thị hoá cao, việc
thu gom và xử lý nước thải bẩn, chất thải rắn là công việc cần thiết để bảo vệ môi
trường.

16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN
GIẢI QUYẾT


2.1.

Thuận lợi

-Khu nghiên cứu trong khu vực không bị ngập lụt.
- Điều kiện đất xây dựng khá thuận lợi.
- Dân cư phân bố khá tập trung.
- Khu nghiên cứu nằm kề cận hệ thống giao thông đối ngoại đô thị Tỉnh Lộ 1
- Có sự hấp dẫn đầu tư (các dự án xây dựng các công trình dịch vụ, công cộng,
khu dân cư).
- Đã có các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như cấp nước, điện sinh hoạt,
chiếu sáng đã thực hiện.

2.2.

Khó khăn

-Các khu chức năng đã được định hướng trong quy hoạch trước đây chưa được
triển khai theo quy hoạch, đặc biệt là các công trình công cộng, thể dục thể thao,
cây xanh.
- Rà soát, bổ sung các công trình công cộng trong và ngoài đơn vị ở, cải tạo các
công trình đã có nguy cơ xuống cấp; Chủ yếu là các công trình công cộng trong
đơn vị ở: Nhà văn hóa phường, sân tập luyện thể thao, trường tiểu học, trường
THCS,…
- Xen cấy các khu công viên cây xanh vào trong khu vực ở, giải quyết vấn đề
điểm xanh trong đô thị.
- Bố trí các bãi đổ xe tập trung trong một số kho ở và trên các tuyến giao thông
chính.
- Quản lý lộ giới các tuyến đường giao thông trong toàn khu vực theo quy định đã

được phê duyệt.

17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH
VÀ HỆ THỐNG KỸ THUẬT HẠ TẦNG
Xác định chức năng, tính chất của khu đất quy hoạch chi tiết
Tính chất của đô thị trung tâm phuờng Thành Nhất – TP.BMT :
-Là khu trung tâm văn hóa, thể dục thể thao của thành phố Kon Tum và tỉnh

3.1.

Kon Tum.
- Là khu vực đô thị hiện trạng, cải tạo, tập trung các công trình cơ quan hành
chính, công trình dịch vụ công cộng và các khu ở mật độ cao, mật độ thấp xen kẽ với
hệ thống cây xanh cảnh quan, cây xanh thể dục thể thao, công trình công cộng cấp
đơn vị ở, khu quân sự.
3.2.

Cơ cấu tổ chức không gian và mục tiêu phát triển đô thị đến năm 2020

-Định huớng của trung tâm phuờng Thành Nhất sẽ là đô thị loại III trong giai

đoạn 2020.
- Tổ chức không gian phải gắn kết mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của khu vực
nghiên cứu với mạng lưới chung của toàn khu vực tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh
và cơ cấu chung theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của TP.Buôn Ma Thuột đến
năm 2020.
- Khai thác hiệu quả cảnh quan khu vực để tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan đô thị.
- Hạn chế tối đa san lấp địa hình và giải tỏa đền bù, đảm bảo tính khả thi.
- Kế thừa và khớp nối hợp lý các khu vực lân cận. Bố trí đủ các khu chức năng,
đảm bảo bán kính phục vụ trong khu vực nghiên cứu, tạo nên môi trường sống tiện
ích và tiện nghi cho người dân.

19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bảng 3.1: Bảng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu
TT

Hạng mục

I
1.1
1.2
1.3
II
2.1
a

III

3.1

Dân số
Dân số trong khu vực thiết kế
Mật độ cư trú brutto
Mật độ cư trú netto
Chỉ tiêu sử dụng đất
Đất đơn vị ở
Đất ở
Trong đó :
- Nhà ở xen kẽ cải tạo
- Nhà ở liền kề
- Nhà ở biệt thự
- Chung cư cao tầng
CTCC trong đơn vị ở
Tầng cao trung bình toàn khu
Trong đó:
- Nhà ở xen kẽ cải tạo
- Nhà ở liền kề
- Nhà ở biệt thự
- Chung cư cao tầng
- Công trình giáo dục
- Công trình văn hoá
- Công trình DVCC khác
Mật độ XD TB trong các lô XD
Trong đó:
- Nhà ở xen kẽ cải tạo
- Nhà ở liền kề
- Nhà ở biệt thự
- Chung cư cao tầng

- Công trình giáo dục
- Công trình văn hoá
- Công trình DVCC khác
Hạ tầng xã hội
Nhà trẻ, mẫu giáo

3.2

Trường tiểu học

3.3

Trường THCS

3.4
3.5
IV
4.1
4.2
4.3

Công trình văn hoá
Công trình y tế
Hạ tầng kỹ thuật đô thị
Tỷ lệ đất giao thông
- Mât độ đường phố
Mật độ cống thoát nước

b
2.2


2,3

Đơn vị

người
người/ha đất xây dựng
người/ha đất XD nhà ở

Chỉ tiêu
Hiện trạng
Quy hoạch
2462
55
100

23550
168
254

m2/người
m2/người

59,4
39,4

m2 đất/hộ
m2 đất/hộ
m2 đất/hộ
m2 sàn/người

m2/người
Tầng

300
200
600 -700
30
3,4
2,54

Tầng
Tầng
Tầng
Tầng
Tầng
Tầng
Tầng
%
%
%
%
%
%
%
%

20,1

1


1
1
1

15
20

cháu/1000dân
m2 đất/chỗ học
hs/1000dân
m2 đất/chỗ học
hs/1000dân
m2 đất/chỗ học
công trình/đơn vị ở
công trình/đơn vị ở
%
km/km2
m/ha

2,5
3,0
1,5
5,0
1.0-2.0
1.0-2.0
1.0-3.0
31
35-45
30-40
20-30

30-35
15-20
15-20
10-30
60
20-25
100
20-25
80
20-25
1
1

7,5
3,4
60

20,7
7,0
96

20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TT

Hạng mục

Đơn vị


4.4

Cấp nước sinh hoạt
Cấp nước cơ quan, trường học,
CTCC
Thoát nước bẩn sinh hoạt
Thoát nước bẩn CQ, trường học,
CTCC
Rác thải
Cấp điện sinh hoạt
Cấp điện cơ quan, CTCC
Chiếu sáng đường phố

l/ng-ng-đ

4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11

Chỉ tiêu
Hiện trạng
Quy hoạch
100
150


l/ng-ng-đ

10

40

l/ng-ng-đ

70

120

l/ng-ng-đ

5

15

kg/ng-ng-đ
KW/hộ
W/m2 sàn
Cd/m2

0,7
0,23

1
0,33
15-25
0,4-1,2


CHƯƠNG 4: QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
4.1. Cơ sở, nguyên tắc và giải pháp thiết kế
4.1.1. Cơ sở và nguyên tắc thiết kế:

- Dựa vào bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/2000
- Về cơ bản mạng lưới đường được thiết kế bám sát theo địa hình hiện trạng của
khu vực quy hoạch nhằm tiết kiệm chi phí và tổ chức hợp lý không gian quy hoạch
kiến trúc. Mật độ và lộ giới đường được thiết kế đảm bảo khai thác quỹ đất hiệu quả
nhất và tổ chức giao thông tốt nhất.
- Khớp nối mạng lưới giao thông với các vùng lân cận.
- Tận dụng tối đa mạng lưới đường hiện có, tránh phá vỡ công trình và đào đắp
quá lớn.
- Đối với đường giao thông được thiết kế bám theo địa hình tự nhiên, độ dốc
dọc đường chính: imax<6%, ing=2-3%.
- Hệ thống giao thông đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, sự liên lạc
giữa các khu chức năng đô thị trong hiện tại và tương lai.
- Hệ thống giao thông được thiết kế đa dạng, phù hợp với tính chất và quy mô
đô thị.
- Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính của mạng lưới đường theo tiêu
chuẩn quy phạm nghành 20TCN-104-07.
4.1.1.2 Giải pháp thiết kế:
- Thiết kế với các tiêu chuẩn và thông số sau:

+ Đường ô tô yêu cầu thiết kế TCVN 4045-05.
+ Quy trình thiết kế đường phố, đường đô thị 20 TCN 104-07.

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN
07:2010/BXD.
+ Quy trình thiết kế đường mềm 22 TCN 211-06.
+ Điều kiện báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01 của Bộ GTVT.
- Các loại kết cấu mặt đường: các tuyến giao thông khu quy hoạch chủ yêu

gồm hai loại kết cấu:
+ Loại bê tông nhựa liên hệ giữa các đường nội khu và đường trục chính và
loại Bê tông ximang liên kết các đường quanh các khu.
22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
+ Mạng lưới giao thông đô thị được tổ chức xây dựng dưới dạng giữa mạng
lưới ô bàn cờ, lấy trục đuờng Tỉnh Lộ 1 làm trục đuờng xuơng sống chủ đạo để phát
triển mạng đuờng đô thị,kết nối với với các khu chức năng khác.
4.2. Tính toán nhu cầu giao thông và mặt cắt đường

4.2.1.

Số liệu tính toán:

Khu vực phía Nam phường Trường Chinh có tổng diện tích 140ha được quy hoạch
cho 8.400 dân. Chia làm 11 khu nhỏ:
PHÂN KHU
Diện tích
Dân số

1


2

TT

3

4

5

6

7

CN1 CN2

11.38 9.33 11.76 13.2 9.27 8.87 7.97 8.78 9.35
1123 940
0
350 992 0 543 4461 0

9.6
0

8

Tổng

16.5
0


116.01
7286

-

4.2.2.
Giả định nhu cầu giao thông:
Nhu cầu đi lại của người dân được tính toán dựa theo điều kiện kinh tế xã hội và

-

điều kiện sinh hoạt, phong tục tập quán của cư dân đô thị.
Nhu cầu tham gia giao thông trong đô thị chủ yếu chia thành các nhóm như sau:
Nhu cầu đi làm chiếm 50 % dân số, với tần suất 2 - 4 lần/ ngày, trong đó, làm trong

-

khu đô thị chiếm 65% và làm bên ngoài khu đô thị chiếm 35%.
Nhu cầu đi học chiếm 25%, tần suất 2 - 4 lần /ngày.
Nhu cầu mua bán hằng ngày chiếm 15 % với tần suất 2 lần/ngày.
Nhu cầu thăm viếng tính cho 80% dân số với tần suất 2 lần /tuần.
Nhu cầu vui chơi, giải trí và các nhu cầu khác ( giao dịch mua bán, khám chữa
bệnh...) tính cho 85% dân số, với tần suất 4 lần/ tuần.
4.2.3.

Tính toán nhu cầu giao thông:

Tính nhu cầu giao thông cho khu dân cư 1:
 Đi làm:N= 50%xSxP (lượt/ngày)


Trong đó: S – dân số khu dân cư 1, S = 1123 người
P – tần suất, P = 4 ứng với trường hợp làm trong khu đô thị, P= 2 ứng
-

với trường hợp làm bên ngoài khu đô thị.
Đi làm trong khu đô thị ( chiếm 65% dân số đi làm):
N1= 50%×(S×65%)×P= 50%×1123×65%×4 =1460 (lượt/ngày)
Đi làm ngoài khu đô thị ( chiếm 35% dân số đi làm):
N2= 50%×(S×35%)×P= 50%×1123×35%×2 =393 (lượt/ngày)
Tổng nhu cầu đi làm từ khu K1: N=N1 + N2= 1460 +393 = 1853 (lượt/ngày)
 Đi học:

N=25%×S×P (lượt/ngày)

23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
-

Đi học ở MG1, MG2 với P = 2, chiếm 28% ( trong đó MG1 16%, MG2 12%) nhu
cầu đi học:

-

(lượt/ngày)
Đi học ở TH1, TH2 và THCS với P = 4, chiếm 52% ( trong đó THCS 23%, TH1
17%, TH2 12%) nhu cầu đi học:


-

(lượt/ngày)
Đi học ở ngoài khu đô thị ( với P = 4, chiếm 20% nhu cầu đi học):
(lượt/ngày)

-

Tổng nhu cầu đi học từ khu K1:
(lượt/ngày)
 Nhu cầu thăm viếng:
 Nhu cầu vui chơi giải trí và nhu cầu khác:

(lượt/ngày)

(lượt/ngày)
Tương tự cho các khu giao thông khác, nhu cầu giao thông được thống kê
trong bảng 1.1 - Phụ lục giao thông.
 Phân bố lưu lượng đi lại giữa các khu đối ứng - tổng hợp nhu cầu giao
thông đô thị:
-

Dựa vàobảng tổng hợp nhu cầu giao thông từ các khu (bảng 1.1 - Phụ lục giao
thông)ta phân bố các nhu cầu của người dân từ khu này đến khu khác trong đô thị

-

cũng như nhu cầu ra bên ngoài khu đô thị.
Các nhu cầu đi đến từng khu thương mại – dịch vụ đô thị, từng khu trường học,
từng khu công viên cây xanh được phân bổ theo tỉ lệ diện tích, tầng cao và mật độ


-

xây dựng.
Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 1.2 , bảng 1.3, bảng 1.4 và bảng 1.5
-Phụ lục giao thông.
 Từ các kết quả tính toán trên, tiến hành tổng hợp nhu cầu giao thông đô thị. Kết

-

quả được ghi vào bảng 1.6 - Phụ lục giao thông.
4.2.4.
Phân bố lưu lượng giao thông trên các tuyến đường:
Nhu cầu giao thông của bản thân mỗi khu được phân bố trên các đoạn đường bao

-

quanh và các đoạn đường nằm trong khu giao thông đó.
Nhu cầu giao thông từ khu này đến khu khác được phân bố trên các đoạn đường
nằm trên các hướng di chuyển kết nối hai khu đó với nhau. Tỉ lệ lưu lượng sẽ được
phân bố nhiều hơn trên những đoạn đường nằm trên những hướng di chuyển ngắn
hơn, thuận lợi hơn và ngược lại.

24


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
-

Đối với nhu cầu giao thông của bản thân mỗi khu vực của khu đô thị ra ngoài khu

đô thị được phân bố chủ yếu trên các tuyến đường Tỉnh lộ 1, đường N1.
 Từ các quy tắc trên, tiến hành phân bố lưu lượng giao thông trên các tuyến
đường. Kết quả được ghi vào bảng 1.7 - Phụ lục giao thông
4.2.5.
Xác định mặt cắt ngang các tuyến đường:
Xác định mặt cắt ngang cho tuyến đường
Chọn đoạn có lưu lượng giao thông lớn nhất trên tuyến đường Tỉnh lộ 1 để xác
định mặt cắt ngang thiết kế cho tuyến đường này.
Nhu cầu giao thông lớn nhất trên tuyến đường là tại đoạn 2-3, với lưu lượng
6083 lượt người/ngày, vào giờ cao điểm lấy 20% tổng số lượt, tức là:

lượt người.
Theo TCXDVN 104 -2007, bảng 2 ta có tiêu chuẩn quy đổi quy đổi các loại xe
về xe con với các hệ số như sau:
Xe đạp: 0.5, xe máy: 0.5 , xe buýt: 2 ,xe ô tô : 1.
Giả sử trong tổng nhu cầu giao thông có 10% sử dụng phương tiện là xe buýt,
20% là đi xe đạp và đi bộ, 60% sử dụng xe máy và 10% sử dụng ô tô.
Bảng 4.1: Bảng thống kê lưu lượng quy đổi như sau:
BẢNG LƯU LƯỢNG QUY ĐỔI
% lưu
Hệ số quy
lượng
đổi
10
2

Phương
tiện
Xe buýt
Xe đạp,

20
0.5
đi bộ
Xe máy
60
0.5
Xe ô tô
10
1
Tổng lưu lượng quy đổi(xe con/h)

Áp dụng công thức

Lưu
lượng
242
121
362
121
846

để tính số làn xe.

Trong đó:
+
+

Nyc: lưu lượng quy đổi về lưu lượng xe con, Nyc = 846 lượt/h.
Ptt : trị số khả năng thông hành tính toán, P tt = 1800 ( xe con /h) ( đường


nhiều làn xe có dải phân cách).
+ Z: hệ số sử dụng khả năng thông hành, chọn Z= 0.7.

-

Số làn xe tính toán là 0.76 nhỏ hơn số làn xe theo tiêu chuẩn số làn xe của đường
phố chính đô thị thứ yếu là 4 làn xe. Như vậy chọn số làn xe của trục đường T1 là 4
25


×