Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Sổ tư liệu Thuốc quý quanh ta (THƯ VIỆN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 43 trang )

Lời giới thiệu
Xung quanh ta có rất nhiều cây thuốc quí, nhưng không phải ai cũng biết điều này. Đôi
khi bản thân ta hoặc người thân mắc phải một số bệnh thông thường. Chính chúng ta có thể
chữa được với những vị thuốc gần gũi, chữa bệnh kịp thời, hiệu quả nhà nào cũng có.
Về các công dụng chữa bệnh của các loại cây trên thì đã có nhiều công trình nghiên cứu và
nhiều tạp chí đăng bài trên internet , ,
, , . Thư viện
THCS Linh Trung đã sưu tập & tổng hợp lại làm cuốn tư liệu “Thuốc quý quanh ta” , trong
cuốn tư liệu này gồm có: cây đinh lăng – cây thuốc tăng lực, điều kỳ diệu gì sẽ xảy ra nếu bạn
chịu khó ăn rau khoai lang….Để tiện lợi cho bạn đọc tìm tên cây thuốc cần tìm dễ dàng ở cuối
trang có mục lục.

THƯ VIỆN THCS LINH TRUNG

1


1.

Đinh lăng - Cây thuốc tăng lực

/>Ngày xưa vào dịp hội hè thường tổ chức thi đấu vật, trước khi thi đấu các đô vật hay vò
lá đinh lăng với nước để uống cho tăng sức dẻo dai, vật lâu không mệt.
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên. Người ta
thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ
và rễ mềm hơn.
Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm
rượu, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.
Làm thuốc bổ gây ăn ngon miệng, ngủ tốt, tăng cân, giúp cơ thể chóng hồi phục sau khi
mổ, ốm nặng.
Đinh lăng dùng khá an toàn. Liều trung bình là 0,25-0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần,


dùng dưới dạng thuốc bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc rượu thuốc.
2


Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy đinh lăng có tác dụng an thần và làm tăng tác
dụng của thuốc chống sốt rét.
Trong nhân dân có nơi còn dùng rễ đinh lăng để chữa ho, thông tiểu, thông sữa và chữa
kiết lỵ. Hoặc dùng lá đinh lăng giã nát để đắp vết thương.
Song cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ hay cây gỏi cá nói trên với mấy cây tương
tự như: đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ... tác dụng tăng lực yếu, không bổ.

2.

Thuốc quý chữa tiểu đường ở trên cây ổi

hết mọi người đều dùng quả ổi chín để ăn mà không biết rằng các bộ phận khác của
cây ổi như cành, lá, thân, rễ... đều dùng để làm thuốc trị bệnh rất hiệu quả. Đặc biệt, lá ổi và
quả ổi có tác dụng rất tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc,
thu sáp chỉ huyết.
3


Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng.
Các bộ phận khác của ổi được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả (đi ngoài phân
lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang
thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường)...
1) Tác dụng của ổi trong điều trị bệnh tiểu đường
Tác dụng điều trị bệnh tiểu đường của ổi đã được ghi nhận tại một nghiên cứu của Hàn
Quốc, trong đó cho thấy hoạt tính ức chế men protein tyrosine hosphatase 1B của dịch chiết lá

ổi có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường type 2.
Ngoài ra, quả ổi tươi có chứa một lượng cao các chất xơ hòa tan (pectin) và không hòa
tan có thể giúp người bị bệnh tiểu đường hạ đường huyết an toàn.
Nhiều kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy lá ổi và quả ổi đều có tác dụng hạ đường
huyết.
- Đối với người bệnh tiểu đường, mỗi ngày có thể ăn từ 50 - 100g trái ổi chín hoặc ép lấy nước
trái ổi để uống. Vào những mùa không có quả ổi thì có thể dùng 4 - 8g lá ổi khô hoặc 15 - 20g
lá ổi tươi sắc nước uống thay trà hàng ngày.
2) Những bài thuốc dùng ổi trị bệnh tiểu đường
- Dùng 100g lá ổi non nấu nước uống hàng ngày.
- Lá ổi non 50g, lá sa kê 100g, quả đậu bắp tươi 100g, nấu nước uống cả ngày.
- Lá ổi 30g sắc nước uống thay trà.
- Lá ổi 15g, bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống hàng ngày.
- Quả ổi tươi ép lấy nước uống mỗi lần 30ml, ngày 2 lần.
- Lá ổi, lá dây thìa canh mỗi loại 15g, sắc uống.
4


3) Lưu ý khi dùng ổi trị tiểu đường:
- Tuy ổi rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng vỏ quả ổi có thể làm tăng lượng đường trong
máu nên khi ăn nhớ gọt bỏ vỏ.
- Không dùng ổi cho những người đang bị táo bón. Ruột ổi có thể làm nhuận trường nhưng chất
chát trong lá ổi và vỏ ổi có thể gây táo bón.

3.

Điều “kỳ diệu” gì sẽ xảy ra nếu bạn chịu khó ăn rau khoai lang?

y học cổ truyền, rau khoai lang đã được coi là một vị thuốc với nhiều tên gọi khác
nhau như cam thử, phiên chử, là một loại rau có tính bình, vị ngột, ích khí hư...


5


Rau khoai lang không độc, tư thận âm, chữa tỳ hư, tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh can, lợi
mật, giúp tăng cường thị lực, chữa bệnh vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới di
tinh...
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng dinh dưỡng trong rau khoai lang còn tốt hơn trong
củ khoai lang rất nhiều. Ví dụ: Vitamin B6 trong lá khoai lang cao gấp 3 lần trong củ khoai,
vitamin C cao gấp 5 lần, viboflavin cao gấp 10 lần.
Để làm một phép so sánh thì dinh dưỡng trong lá khoai lang tương đương với một loại
"siêu" thực phẩm là rau chân vịt, nhưng lượng axit axalic trong rau khoai lang ít hơn rất nhiều
lần so với rau chân vịt, vì thế nguy cơ gây bệnh sỏi thận của rau khoai lang cũng ít hơn.
1) Công dụng nổi bật của rau khoai lang:
- Thanh nhiệt, giải độc:
Rau khoai lang có tác dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Đặc biệt, loại rau
này rất giàu chất diệp lục giúp làm sạch máu, loại bỏ độc tố trong cơ thể.
- Chống lại sự oxy hóa trong cơ thể:
Trong rau khoai lang có chứa một loại protein độc đáo có khả năng chống lại sự oxy hóa đáng
kể. Loại protein này có khoảng 1/3 hoạt tính chống ôxy hóa của glutathione - một trong những
chất quan trọng có vai trò trong việc tạo các chất chống ôxy hóa trong cơ thể.
- Giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường:
Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh
bột. Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này.
Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.
- Giúp phòng ngừa bệnh táo bón:

6



Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn
chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường, ngăn ngừa bệnh táo
bón.
- Giúp phòng bệnh béo phì:
Đơn giản bạn chỉ cần ăn khoai và rau lang luộc hoặc ăn chế độ 1/2 gạo, 1/2 khoai riêng rẽ, hoặc
độn với nhau nấu cơm, cháo, bánh...sẽ giúp giảm cân hiệu quả.
2) Lưu ý khi dùng rau khoai lang làm thực phẩm:
- Khi ăn rau khoai lang nên ăn kèm với thịt động vật để cân bằng sinh dưỡng.
- Không ăn rau khoai lang quá nhiều và quá thường xuyên bởi loại rau này chứa nhiều canxi dễ
gây sỏi thận.
- Không ăn rau khoai lang lúc đói vì điều đó sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể giảm
xuống thấp hơn.

4. Lá chè xanh - vị thuốc quý sau điều trị ung thư
khi điều trị bệnh ung thư bằng phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... người bệnh có thể sử
dụng lá chè xanh để giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa khối u phát triển trở lại.
Trong dân gian, chè xanh được sử dụng để pha nước uống, bằng cách lấy lá chè xanh
đun với nước sôi dùng như nước uống hàng ngày.
7


Theo đông y, lá chè xanh có vị đắng, chát hơi ngọt, có tính mát nên thường dùng để
thanh nhiệt, giải khát, tiêu thực, lợi tiểu, giúp cho cơ thể thư thái, sảng khoái.
Chè xanh cũng rất tốt cho da, giúp da mịn màng, mát mẻ, chữa chóng mặt, kiết lị, nước
nấu từ lá chè giúp rửa vết thương và phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm.
Trong hậu điều trị ung thư, lá chè có các dẫn xuất polyphenolic, theophyllin,
theobromin, xanthin, và các vitamin C, B1, B2, B3, những chất này rất tốt cho cơ thể.

5.


1 củ cải trắng “đánh bay” được 5 bệnh thường gặp

cải trắng có thể dùng làm thực phẩm, có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Do đó, bạn nên biết
những căn bệnh có thể dùng củ cải trắng phòng khi dùng đến.
Công dụng của củ cải trắng
Theo Y học hiện đại cứ mỗi 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40
mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg
vitamin PP, 30 mg; vitamin C…
8


Theo Đông Y, cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long
đờm, lợi tiểu kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày,…Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô
hoặc tươi đều được.
Chữa bệnh từ củ cải trắng
Chữa ho nhiều, người mệt mỏi, suy nhược
Nguyên liệu:
- 1kg cải trắng
- 1kg quả lê
- 250g gừng tươi
- 250 mật ong
Cách làm:
Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt rồi giã nhỏ, cho vào miếng vải thưa vắt lấy nước. Với củ cải, gừng
tươi bạn cũng cần rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước.
Xong xuôi cho nước củ cải và nước lê cho lên bếp đun sôi rồi hạ bớt lửa xuống, rồi cho nước
gừng, sữa, mật ong quấy là được.
Cách dùng: Dùng cho người ho, hen, viêm phổi rất tốt. Dùng khoảng 3-5 ngày sẽ thấy kết quả
rất tốt.
Viêm loét dạ dày
Khi bị viêm loét dạ dày bạn nên thường xuyên ăn củ cải trắng, uống nước ép,…các hoạt chất

kháng khuẩn, làm lành vết thương của củ cải trắng sẽ giúp các vết loét dạ dày dần bình phục.
Chữa khản tiếng, mất tiếng
9


Khi bị mất tiếng,bạn có thể dùng củ cải trắng ép lấy nước trộn thêm chút mật ong rồi uống
trong ngày. Đề phát huy hết tác dụng của bài thuốc này bạn nên ngâm nước củ cải trắng với
mật ong trị đau họng, khàn tiếng.
Viêm loét miệng do nhiệt
Khi bị nhiệt miệng bạn nhanh chóng lấy củ cải trắng rửa sạch, ép lấy nước rồi dùng nó ngậm
hay sức miệng để chữa vết loét trên miệng.
Chữa táo bón, miệng khô đắng
Nguyên liệu:
- Củ cải tươi
- Tỏi
Cách làm
Củ cải rửa sạch, thái lát mỏng xào cùng với tỏi ăn cùng với cơm như bình thường ngày ăn 2
lần. Dùng 3-5 một liệu trình.

10


6.

“Đánh bay” 10 bệnh thường gặp chỉ với vị thuốc cỏ nhọ nồi

/>Cỏ nhọ nồi là loại cỏ mọc hoang bờ bụi, ven đường rất thường gặp, ít người chú ý. Tuy nhiên,
tác dụng chữa bệnh của nó thì vô cùng tuyệt vời.
Công dụng chữa bệnh của cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi là 1 vị thuốc không thể thiếu trong việc chữa trị các bệnh như: bệnh bạc tóc sớm,

tiểu ra máu, chảy máu dạ dày, kiết lỵ, mẩn ngứa,…

10 bài thuốc chữa bệnh hữu dụng từ cây nhọ nồi
Chữa gan nhiễm mỡ
11


Bài 1: 30g cỏ nhọ nồi, 20g nữ trinh tử, đương quy, trạch tả mỗi vị 15g. Sắc lấy nước uống trong
ngày.
Bài 2: Cỏ nhọ nồi, cát căn mỗi vị 30g, 20g nữ trinh tử, đương quy, trạch tả, chỉ củ tử, bồ công
anh mỗi vị 15g. Sắc lấy nước uống hết trong ngày.
Bài thuốc này dùng cho người mắc gan nhiễm mỡ do nghiện rượu bia.
Bài 3: 30g cỏ nhọ nồi, 20g nữ trinh tử, đương quy, trạch tả mỗi vị 15g, đại hoàng 6g, lá sen
15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ do tăng cân, béo phì.
Chữa chảy máu cam
Lấy 20g cỏ nhọ nồi, 20g hoa hòe sao đen, 16g cam thảo đất sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi
ngày 1 thang. Uống liên tục 2-3 ngày sẽ khỏi.
Chữa viêm họng
Lấy 20g cỏ nhọ nồi, 20g bồ công anh, 16g kim ngân, 12g hạt rẻ quạt, 16g cam thảo đất. sắc
uống mỗi ngày 1 thang. Dùng liên tục 3-5 ngày.
Chữa sốt cao
Cỏ nhọ nồi, củ sắn dây, sài đất mỗi vị 20g, 12g ké đầu ngựa, cây cối xay và cam thảo đất mỗi vị
16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa mề đay
Lấy hỗn hợp mỗi thứ 1 ít bao gồm: cỏ nhọ nồi, lá xương xông, lá huyết dụ, lá diếp cá, lá dưa
chuột, lá khế, lá nhài đem giã nát rồi vắt lấy nước cho người bệnh uống, bã dùng để xoa hoặc
đắp lên người.
Chữa sốt phát ban
12



Lấy 60g cỏ nhọ nồi sắc lấy nước uống ngày 1 thang, uống làm 2-4 lần trong ngày.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon
Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, đem thái nhỏ các vị, sao vàng hạ thổ. Cho 3
bát nước dừa vào nấu còn 8 phân, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
Chữa bạch biến, lang ben
Cỏ nhọ nồi, hà thủ ô mỗi thứ 30g, đương quy, xích thược, bạch truật mỗi vị 10g, 12g bạch chỉ,
đan sâm đảng sâm mỗi loại 15g, thiền thoái 6g.
Đem rửa sạch các vị sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Uống 1 liệu trình 15 ngày.
Trị Eczema trẻ em
Lấy 50g cỏ nhọ nồi 50g sắc lấy nước cô đặc, rồi bôi trực tiếp lên chỗ đau. Sau 2-3 ngày bệnh sẽ
chuyển, các dấu hiệu dịch rỉ giảm, bớt ngứa, đóng vẩy sau 1 tuần là khỏi.
Chữa sốt xuất huyết nhẹ
Cỏ nhọ nồi, củ hoặc lá sắn dây mỗi vị 20g, lá trắc bá, hoa hòe đều sao đen mỗi vị 12g, cam thảo
đất 16 g. Sắc uống ngày 1 thang.

7.

“Đánh bay” 10 loại bệnh chỉ bằng vài cọng mùi tàu (ngò gai)

/>
13


Mùi tàu hay còn gọi là ngò gai là vị thuốc quý chữa được tới 10 loại bệnh thường gặp bạn nên
nhớ để phòng khi cần.
Mùi tàu là tên gọi của miền Bắc, ngò gai là tên gọi của người miền Nam với loại rau thân thảo,
cây đơn lẻ, lá mọc ở gốc xòe ra hình hoa thị, lá hình thuôn có răng cưa, cành chia ở ngọn chứa
hoa. Hoa hình trụ hoặc hình bầu. Có tác dụng làm rau thơm, chữa bệnh rất tốt.

Chữa khỏi 10 bệnh thường gặp nhờ mùi tàu
Trị hôi miệng
Đây được xem là công dụng vô cùng tuyệt vời của mùi tàu mà không phải loại rau nào cũng có
được. Khi bị hôi miệng bạn lấy 1 nắm mùi tàu đem sắc cùng vài hạt muối dùng để súc miệng
nhiều lần trong ngày. Sau 5-6 ngày hiệu quả vô cùng bất ngờ.
Chữa sốt nhẹ
30g mùi tàu, 50g thịt bò thái nhỏ nấu với 600ml nước và vài lát gừng tươi rồi cho thêm ít hạt
tiêu, ăn nóng. Sau khi ăn phải đắp chăn kín mít cho ra mồ hồi sẽ hạ được sốt.
Trị kiết lỵ
Sao vàng 1 nắm hạt mùi tàu sau đó tán nhỏ rồi pha với uống, ngày 2 lần, mỗi lần 7-8g.
Trị đau bụng, tiêu chảy
Sắc 20g mùi tàu tươi với vài củ sả, ít lá tía tô, lấy nước uống trong ngày.
Trị chứng đầy hơi
Dùng 50g mùi tàu, cắt thành từng khúc khoảng 3-4cm sắc cùng vài củ gừng tươi đập dập và
400ml nước. Sắc lấy 200ml nước, chia 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 3 giờ đồng hồ.
14


Ăn không tiêu, không ngon miệng
Ăn sống trực tiếp mùi tàu trộn với dầu mè hoặc sắc 15g mùi tàu lấy nước uống để chữa chứng
khó tiêu, kích thích tiêu hoá, ăn ngon miệng.
Trị cảm cúm
40g mùi tàu 10g gừng tươi Cúc tần 20g Ngải cứu 20g 400ml nước
Gừng đập dập, các vị thuốc thái nhỏ đem sắc còn 100ml nước. Chia làm 2 lần uống. Chú ý sau
khi uống nên nằm đắp chăn để ra mồ hôi để giảm cảm cúm, người sẽ nhẹ hơn.
Chữa cảm mạo
Lấy 10g mùi tàu khô sắc với 6g cam thảo và 300ml nước, đun sôi trong vòng 15 phút rồi chia
thành 3 lần, uống hết trong ngày.
Điều trị bệnh sởi
Trẻ sơ sinh thì nên giã nát lá mùi tàu rồi sao nóng cho vào miếng vải mềm, chà sát lên người

trẻ.
Trẻ lớn có thể ăn uống được thì sắc nước mùi tàu cho trẻ uống để kích thích nốt sưởi lên nhanh
và mau khỏi.
Trị chứng đái dầm
Mùi tàu, cỏ mần trầu, rau ngổ mỗi thứ 20g, cỏ sữa 10g tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, sắc lấy
nước uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3-4 ngày bệnh sẽ giảm.
8.

Quả gấc - quà quý đến từ thiên đường

/>Tác dụng phòng chống ung thư:
15


Những nghiên cứu dịch tễ học của Mỹ về tác dụng của lycopen cho thấy, ở vùng người dân ăn
nhiều trái cây có chứa lycopen thì tỷ lệ ung thư dạ dày, trực tràng, kết tràng... thấp hơn vùng ăn
ít hơn hoặc không ăn. Tỷ lệ người chết vì ung thư cũng giảm 50%.
Một nghiên cứu khác cho thấy tác dụng của lycopen làm giảm nguy cơ ung thư tuyền tiền liệt
lên tới 35%. Bên cạnh đó, lycopen còn có tác dụng trong điều trị bệnh xơ gan, viêm gan, hạ
huyết áp, rối loạn mỡ máu, chống khô mắt, mờ mắt...
Trong khi đó, quả gấc lại chứa một hàm lượng chất lycopen cực cao, gấp 70 lần trong cà chua.
Chính vì thế, gấc có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống bệnh ung thư.
Hơn nữa, trong gấc còn chứa nhiều loại chất khác như vitamin E, beta-caroten làm vô hiệu hóa
75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt...
- Tác dụng đối với hệ tim mạch:
Trong dầu gấc có chứa nhiều chất có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, làm bền thành mạch,
chống xơ vữa động mạch, từ đó chống lại được căn bệnh tai biến mạch máu não.
- Tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể:
Trong quả gấc có chứa hàm lượng beta-caroten nhiều gấp 2 lần trong cà rốt. Beta-caroten có tác
dụng chống oxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch. Khi

vào đến cơ thể, beta-caroten sẽ chuyển hóa thành vitamin A.
Bên cạnh đó, gấc còn chứa một hoạt chất hiếm gặp đó là curcumin - một chất có khả năng loại
bỏ các gốc tự do gây ung thư trong thực phẩm, đồng thời nâng cao sức đề kháng và thể lực cho
con người.

Hạt gấc - vị thuốc quý ngang mật gấu
Trong Đông y, hạt gấc được coi là một vị thuốc có tên mộc miết tử (con ba ba gỗ) vì nó dẹt,
hình gần như tròn, vỏ cứng, trông bề ngoài tựa như một con ba ba nhỏ.

16


Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và đại tràng. Tác dụng chữa mụn
nhọt, tiêu thũng.
Hạt gấc cũng là vị thuốc khá phổ biến trong nhân dân. Nhiều người khi dùng thịt gấc để ăn
thường nhặt lại hạt sống hoặc hạt đã đồ chín ngâm rượu hoặc tích trữ trong nhà, khi cần dùng
đến đem ra mài với rượu hoặc mài với giấm thanh để sử dụng.
Mặc dù có bài thuốc sử dụng hạt gấc để uống (chế 1 nhân đã nướng chín với rượu) nhưng để an
toàn, loại thuốc này chủ yếu để bôi ngoài, khi bôi ngoài thì không kể liều lượng.

Những bài thuốc sử dụng hạt gấc:
- Chữa sưng vú: Giã nát hạt gấc trộn với rượu đắp lên chỗ sưng sẽ rất nhanh khỏi, ngày thay
thuốc 1 lần.
- Chữa lòi dom (bệnh trĩ): Giã nát hạt gấc, thêm 1 ít giấm thanh, gói lại đắp vào hậu môn để
suốt đêm, mỗi đêm thay thuốc 1 lần.
- Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu: Đây là công
dụng đặc biệt của hạt gấc khiến cho nó được ví sánh ngang với mật gấu.

17



Theo kinh nghiệm dân gian, dùng hạt gấc đốt cháy vỏ ngoài thành than (nhân bên trong chỉ
vàng chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ 30 - 40 hạt thì cho 400 - 500ml rượu trắng dùng dần.
Dùng rượu này bôi vào những chỗ sang chấn tốt gần như mật gấu, cho kết quả rất đáng ngạc
nhiên. Nhiều đề tài khoa học cũng đã chứng minh tác dụng chống viêm giảm đau của hạt gấc là
cực kỳ hiệu quả.

9.

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ rau kinh giới

/>Rau kinh giới không chỉ là gia

vị được dùng trong nhiều

món ăn. Bên cạnh đó loại rau

này còn có công dụng chữa

nhiều bệnh, rất tốt cho sức

khỏe. Đặc biệt nó có khả

năng điều trị nhiều loại bệnh,

kháng khuẩn và chống oxy

hóa, kinh giới giúp chữa trúng

phong, cấm khẩu, chữa dị


ứng, cảm lạnh…
Chữa trúng phong, cấm khẩu
Kinh giới 12g phối hợp với sắn dây 24g, sắc uống chữa sốt nóng, nhức đầu, đau mình. Nước
sắc toàn kinh giới uống nóng với nước ép măng tre và nước cốt gừng chữa trúng phong, cấm
khẩu.
Chữa dị ứng
Dùng bộ phận trên mặt đất của cây kinh giới, phần ngọn mang hoa (kinh giới tuệ) thì càng tốt.
Đem kinh giới sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt.
Tiến hành chà xát khắp chỗ ngứa. Làm nhiều lần sẽ giảm ngứa nhanh.
Giảm đau bụng kinh

18


Rau kinh giới có đặc tính giúp giảm đau, đặc biệt nó rất tốt trong việc làm giảm đau bụng kinh.
Để giảm đau, bạn có thể pha trà kinh giới để uống bằng cách pha 1/2 muỗng cà phê rau kinh
giới khô nghiền nhỏ với nước sôi, hoặc đơn giản là nhai rau tươi.
Diệt ký sinh trùng trong ruột
Rau kinh giới chứa hai hợp chất kháng khuẩn mạnh có tên là thymol và carvacrol, rất tốt trong
việc diệt ký sinh trùng trong ruột. Rau còn có thể xoa dịu hệ thống tiêu hóa, rối loạn dạ dày và
chứng khó tiêu.
Chữa cảm lạnh
Đây cũng là một liệu pháp rất tốt cho những ai bị cảm lạnh. Thêm một vài giọt rau kinh giới
vào ly nước cam sẽ có tác dụng rất tốt trong việc thông mũi, giảm đau nhức.
Vitamin C sẽ từ nước cam sẽ làm tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn để chống lại những
cơn cảm lạnh bất ngờ.
Trị mề đay, nóng trong
Kinh giới 16g, kim ngân 20g, hạ khô thảo 16g, thương nhĩ 12g, nam hoàng bá 16g, chi tử 12g,
sài hồ 10g, chỉ xác 8g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt, tiêu độc,

bình can, lợi tiểu.
Hỗ trợ phục hồi tê bại chân tay
Kinh giới 1 nắm, bạc hà bằng nửa kinh giới, đậu hạt (xay vỡ) 80g, gạo lứt 100g. Đem dược liệu
sắc lấy nước bỏ bã, nước sắc nấu với gạo và đậu thành cháo, chín cháo thêm chút dấm muối
cho ăn khi đói.

10.

Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ vỏ chanh

19


/>Chanh là một loại trái cây tự nhiên có tác dụng chữa nhiều bệnh từ lá chanh, quả, đặc biệt là vỏ
chanh. Vì vậy, đừng bỏ tất cả những vỏ chanh mà bạn hãy tận dụng chúng.
Tăng cường miễn dịch và tiêu hóa mạnh hơn
Vỏ chanh có thể chống lại nhiễm trùng, điều trị cảm lạnh, cúm, đau họng, và nhiễm trùng có
tính chất tương tự. Không chỉ vậy, tiêu thụ vỏ chanh cũng rất hữu ích để thúc đẩy một hệ thống
tiêu hóa khỏe mạnh vì nó bao gồm chất xơ thúc đẩy ruột khỏe mạnh.
Cải thiện sức khỏe của xương
Để xương luôn khỏe mạnh cần một lượng canxi và chanh vỏ lại có nhiều canxi và vitamin C.
Tiêu thụ vỏ chanh giúp ngăn ngừa các rối loạn khác nhau như loãng xương, viêm khớp dạng
thấp, gãy trong xương, viêm đa khớp và viêm xương khớp.
Tốt cho sức khỏe răng miệng và vệ sinh
Thiếu vitamin C sẽ dẫn đến các vấn đề răng miệng, chảy máu nướu răng và viêm nướu... Vỏ
chanh giàu axit citric nên có thể ngăn chặn răng và nướu vấn đề liên quan. Đó là lý do tại sao,
thay vì ném vỏ chanh đi, bạn nên ăn nó.
Chống ung thư
Việc uống trà nóng với lát vỏ chanh có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Nguyên nhân là do trong vỏ chanh có chứa thành phần salvestrol Q40 và limonene, được biết

đến với công dụng chiến đấu chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể.
Ngoài ra, chất flavonoid có trong vỏ chanh còn có khẳng năng hạn chế sự phân chia của tế bào
ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư da.
Giảm căng thẳng
20


Vỏ chanh có khả năng giảm sự căng thẳng. Vỏ quả chanh có chứa bio-flavonoids, loại chất có
khả năng làm giảm sự căng thẳng.
Ăn một vài lát vỏ chanh hay uống một cốc trà nóng cùng vài lát vỏ chanh sẽ giúp bạn giảm sự
căng thẳng và lấy lại trạng thái cân bằng.
Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim
Sự hiện diện của kali trong vỏ chanh có tác dụng duy trì huyết áp ổn định trong cơ thể của
chúng ta. Vì thế vỏ chanh cũng có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim, đau tim và bệnh tiểu
đường.
Loại bỏ tận gốc chất độc hại
Có rất nhiều chất độc hại hiện diện trong cơ thể làm sức khoẻ của chúng ta ngày càng yếu đi.
Chanh thuộc họ cam quýt, đặc biệt vỏ chanh chứa bioflavonoids giúp loại bỏ tận gốc các chất
độc hại trong cơ thể chúng ta.
Cho tóc bóng mượt
Tinh dầu có trong vỏ chanh, bưởi có nhiều tinh chất, giúp tóc bóng, mượt, chắc hơn, giảm rụng.
Chỉ cần cho các loại vỏ này vào nồi nước đun, để nguội bớt và dùng để gội đầu, tóc bạn không
chỉ đẹp mà còn thơm.
Ngoài ra còn có cách xay nhuyễn vỏ chanh, hòa với nước cốt chanh để massage da đầu trước
khi gội sẽ giúp loại bỏ gàu và ngăn rụng tóc hiệu quả.
Tốt cho da
Vỏ chanh có công dụng bảo vệ và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến da như nếp nhăn, mụn,
nám và đốm đen.
Hàm lượng các chất oxy hoá cao giúp giải độc tố cho da cũng như trung hoà các gốc tự do là
nguyên nhân gây nên nếp nhăn, mụn…

21


11.Tía tô và bài thuốc “cứu người khỏi tử thần’’ mà ai cũng nên biết
/>Tía tô dù là loại cây gia vị dân dã nhưng lại là vị thuốc “trứ danh” trong Đông y được thần y
Hoa Đà phát hiện.

Lá tía tô có tác dụng chữa hắt hơi, sổ mũi do viêm long đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt, ho,
bí mồ hôi, giúp tiêu hóa. Lá non được sử dụng làm gia vị, thái sợi nhỏ cho vào cháo nấu với
thịt nạc băm nhỏ làm thuốc giải cảm, bí mồ hôi.
Cành tía tô có tác dụng an thai.
22


Quả tía tô có tác dụng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.
Trường hợp không có sẵn các bộ phận thì có thể dùng thay thế cho nhau cũng được.
Sau này, người ta vẫn dùng tía tô để giải độc cua cá và chữa chứng dị ứng do ăn hải sản. Cách
chữa như sau:
- Giải độc do ăn cua cá: Giã nát tía tô vắt lấy nước uống hoặc sắc 10g lá kho lấy nước uống lúc
nóng.
Hoặc dùng bài thuốc tử tô giải độc thang gồm: Lá tía tô 10g, Gừng tươi 8g, sinh Cam thảo
nước 600ml, sắc còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.
Thường khi ăn ốc, cua hoặc gỏi cá, người ta thường ăn kèm rau sống có lá tía tô để phòng tránh
ngộ độc.
- Chữa dị ứng do ăn hải sản hay tiếp xúc lạnh: Lấy 1 nắm lá tía tô giã nát vắt lấy nước cốt uống,
bã đắp hoặc chà xát lên nơi bị dị ứng. Lưu ý cần tránh gió và không được dầm nước.
Cảm mạo (cảm hàn) là chứng bệnh có thể gặp bất kỳ mà ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể
mắc và mắc vào bất kỳ thời điểm này không thể biết trước mà phòng tránh.
Người bị chứng cảm hàn thường ngất lịm, miệng và tay chân cứng lại, toàn thân lạnh ngắt. Nếu
không được sơ cứu và đưa đi cấp cứu ngay thì người bệnh rất dễ tử vong hoặc để lại những

biến chứng lâu dài.
Nhân dân ta có một bài thuốc rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm, có tác dụng trị triệt để
chứng cảm này. Trong bài thuốc này có lấy tía tô làm chủ vị.
Bài thuốc như sau: tía tô, cúc tần, lá bưởi, lá tre gai, cây sả, kinh giới, ngải cứu mỗi thứ một
nắm (khoảng 150g-200g tươi) cho vào nồi nước đun sôi rồi cho bệnh nhân trùm chăn kín để
xông.
Nếu bệnh nhân quá nặng thì khi đun xong nước xông có thể lấy ra một bát nước, làm nguội
nhanh rồi cạy miệng bón cho bệnh nhân uống cho tỉnh để xông thuốc.
23


Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong
hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt.

12.

“Bí quyết” chữa tiểu đường hiệu quả từ cỏ dại đời xưa truyền lại

/>Ngày nay, người ta chỉ biết cỏ bợ là một loại cỏ mọc hoang không có giá trị gì. Nhưng thật ra,
cỏ bợ từ xưa đã được dùng làm vị thuốc trị tiểu đường vô cùng hiệu quả.
Đây là loại cỏ mọc hoang thường mọc ở những nơi ven bờ ruộng, bờ mương nước ẩm ướt hay
ở dưới nước. Thân cỏ bợ là thân rễ bò mảnh, mang từng nhánh 2 lá một.
Lá gồm 4 lá chét, xếp chéo hình chữ thập, cuống lá dài 5 - 15cm. Lá cỏ bợ cứ đến tối là xếp lại,
rủ xuống. Mỗi gốc của nhánh lá có một chùm rễ phụ.
Quả cỏ bợ là dạng bào tử rất bé, nằm ở gốc cuống lá. Mỗi quả chia làm nhiều ô ngang trong
chứa bào tử nang lớn, sẽ sinh nguyên tản cái và nhiều bào tử nang nhỏ sẽ cho nguyên tản đực.
Mỗi ô đó tương đương với một ổ tử nang và có áo riêng.

24



Theo Đông y, cỏ bợ có tính mát, vị ngọt, hơi đắng, tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu, tiêu
sưng, nhuận gan, sáng mắt, trấn tính tâm thần.
Cỏ bợ khi làm thuốc tùy mục đích có thể dùng tươi hay dùng dưới dạng phơi khô, sao vàng.
Thông thường nhân dân dùng cỏ bợ để sắc thành nước đặc uống để giải nhiệt, thông tiểu tiện,
chữa mất ngủ, ra khí hư ở phụ nữ... Nhiều nơi dùng làm thuốc đắp chỗ sưng đau, mụn nhọt, rắn
cắn, tắc tia sữa...
Đông y hiện nay vẫn coi cỏ bợ là một loại thuốc thảo dược có thể sử dụng để kết hợp điều trị
một số chứng bệnh như thần kinh suy nhược, mất ngủ, sốt cao, tắc tia sữa, sưng răng lợi...
Đặc biệt trong điều trị một số căn bệnh phức tạp như viêm gan, phù chân do viêm thận, sỏi tiết
niệu, tiểu đường... cũng dùng cỏ bợ kết hợp với vài loại thuốc khác để trị.
Cỏ bợ trị tiểu đường:
Cách dùng cỏ bợ trị tiểu đường không hẳn là cách chữa bệnh truyền miệng trong dân gian và đã
được ghi chép trong một số y văn từ nhiều thế kỷ trước. Vì thế, đây có thể coi là bài thuốc dân
gian có tính chính danh.
Có 2 bài thuốc sử dụng cỏ bợ để chữa tiểu đường, cả 2 cách đều khá đơn giản vì chỉ đứng 1
mình hoặc kết hợp thêm với 1 vị thuốc để thành thang. Hai bài thuốc như sau:
Bài 1: Cỏ bợ khô 15 - 20g hoặc cỏ bợ tươi 30 - 40g nấu thành nước uống trong ngày. Mỗi liệu
trình là 15 - 20 ngày, giữa mỗi liệu trình nghỉ 5 - 7 ngày.

25


×