Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế cơ sở huyện An Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.77 KB, 23 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ thông tin chính là bước đột phá của khoa học kỹ thuật, tác
động và giúp thay đổi mọi lĩnh vực trong đời sống của con người một cách toàn
diện, trong đó có ngành y tế.
Thời đại công nghệ số hiện nay, mọi thông tin đều được đăng tải trên các
website y học, video, diễn đàn, sách điện tử hay thông qua các bài giảng từ xa...,
các cán bộ nhân viên ngành y có thể nhanh chóng tiếp nhận tri thức mới của
nhân loại mà không cần bận tâm tới khoảng cách địa lý, ngôn ngữ, địa vị xã hội,
tôn giáo… Việc ứng dụng công nghệ thông tin giảm thiểu gánh nặng về sổ sách,
báo cáo cho các cơ sở y tế. Đáp ứng nhu cầu về báo cáo với độ chính xác cao,
thông tin nhanh chóng, dễ giám sát và có thể đưa ra được các chỉ đạo kịp thời từ
các đơn vị quản lý.
Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn huyện An Minh việc ứng dụng công nghệ
thông tin chỉ dừng lại ở mức quản lý khám bệnh, chữa bệnh, thanh quyết toán
Bảo hiểm y tế, việc mở rộng, khai thác các phân hệ, các chức năng khác vẫn
chưa được đẩy mạnh như quản lý các chương trình y tế, thông tin về dân số,
nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân… đây là một nhiệm vụ quan
trọng của Trạm y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Để đánh giá được khả năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý y tế cơ sở tại huyện An Minh nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành đề tài
“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý y tế cơ sở huyện An Minh” với các mục tiêu cụ thể sau:


2

1. Xác định thực trạng về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm y tế huyện và các
Trạm y tế xã của huyện An Minh năm 2018.


2. Đề xuất giải pháp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý y tế cơ sở tại huyện An Minh năm 2018.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm.
- Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp
khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu
thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Là việc sử dụng công nghệ thông tin vào
các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và
các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt
động này.
- Hạ tầng công nghệ thông tin: Hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị
phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông
tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ
liệu.
1.2. Tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong ngành y tế
Ở Việt Nam, việc phát triển tin học y tế nên tập trung vào vấn đề bệnh tật
và sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đó là việc lưu trữ bệnh án bệnh
nhân, đăng ký bệnh, phát triển nghiệp vụ và trợ giúp quyết định chăm sóc ban
đầu, đồng thời xây dựng y tế từ xa nhằm giúp đỡ việc chăm sóc sức khỏe cho
đồng bào các vùng sâu, vùng xa.
Việc ứng dụng của công nghệ thông tin trong việc phục vụ chăm sóc sức
khỏe là khuynh hướng toàn cầu trong thế kỷ 21. Nhờ có sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ thông tin, tin học y tế đã đạt được nhiều thành quả như việc



4

ứng dụng các hệ thông tin bệnh viện, các hệ trợ giúp làm quyết định lâm sàng, y
học từ xa (telemedicine), thực tế ảo và xa lộ thông tin sức khỏe... do đó việc
chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày càng được tốt hơn. ở nhiều nước trên thế
giới, chính phủ đã xây dựng chương trình quốc gia về công nghệ thông tin y tế
nhằm tin học hóa ngành y tế. Nhiều chương trình nghiên cứu và ứng dụng được
triển khai tại các bệnh viện và các cơ sở y tế, như việc xây dựng các hệ thông tin
bệnh viện bao gồm các hệ truyền tin, mệnh lệnh, hệ thông tin chăm sóc cho y tá,
bệnh án, dược khoa, tia X, trợ giúp làm quyết định (giúp tạo đơn thuốc, lựa chọn
thuốc kháng sinh, theo dõi liều thuốc, cảnh báo lâm sàng, dị ứng, chế độ ăn
uống...) phục vụ lâm sàng. Còn trong quản lý hành chính, đã triển khai hệ quản
lý hành chính bệnh nhân, quản lý nhân sự, tài sản, ngân sách bệnh viện, phân
tích nguồn thu và chi của bệnh viện, kiểm tra việc sử dụng thiết bị y tế, truy cập
sách thư viện bệnh viện cũng như tạo trang web bệnh viện trên mạng. Ngoài ra,
còn xây dựng các hệ truyền tin lưu trữ ảnh PACS và y học từ xa giữa các bệnh
viện, xây dựng các trạm chăm sóc dùng truyền thông không dây cho các bác sĩ
và những người phục vụ y tế. Đối với nhiều quốc gia, việc đào tạo là quốc sách,
do đó việc nghiên cứu xây dựng các hệ dạy học y học thông minh là cần thiết,
giúp cho việc đào tạo/học và tự học từ xa nhằm nâng cao trình độ cho các bác sĩ
và những người làm công tác y tế ở khắp mọi miền đất nước. ở Nhật Bản, Hàn
Quốc và một số quốc gia phát triển, chính phủ chú trọng xây dựng mạng chăm
sóc sức khỏe ở nhà phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc
sức khỏe người cao tuổi.
Trước đây việc ứng dụng công nghệ thông tin ở nước ta từ trung ương đến
địa phương chưa có sự đồng nhất còn thực hiện đơn lẽ cụ thể như sau:
- Trung Ương: Mỗi bệnh viện có riêng hệ thống thông tin y tế, và việc sử



5

dụng chúng trong công việc hàng ngày cũng khác nhau. Hầu hết các hệ thống
thông tin không hoạt động cùng với một số phần mềm riêng lẽ được sử dụng vào
mục đích thu thập các báo cáo và số liệu thống kê từ các bệnh viện ở các cấp.
- Tuyến tỉnh: Bệnh viện tuyến tỉnh cũng được trang bị hệ thống mạng máy
tính, cũng như một vài hệ thống thông tin y tế liên kết với cơ sở dữ liệu nhằm
quản lý chỉ số tổng thể bệnh nhân, tư vấn và cấp cứu, tài chính, và dược.
- Tuyến quận huyện, và các trung tâm y tế xã, phường: Các trung tâm y tế
tuyến quận, huyện có khuynh hướng chỉ trang bị một vài máy tính với kết nối
dial-up vào mạng internet. Các đơn vị cấp dưới chỉ có thể lấy thông tin qua báo
chí, truyền hình, và qua các khóa học đào tạo.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo công nghệ thông
tin Bộ Y tế, ngành y tế bước đầu đã xây dựng các mạng diện rộng, mạng toàn
quốc và mạng khu vực theo hệ thống chuyên ngành cùng các mạng nội bộ của
các cơ sở y tế như bệnh viện, trường học... Một số bệnh viện, đơn vị trong ngành
y tế đã mua, sử dụng và đã xây dựng các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho
công tác của mình. Ngoài ra, Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện và Viện Công
nghệ Bưu chính viễn thông đã nghiên cứu triển khai thử nghiệm mạng y tế từ xa.
Một số viện nghiên cứu như Viện Công nghệ Thông tin, Trung tâm Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ quốc gia và một số cơ sở nghiên cứu tại các trường đại học
ở Việt Nam cũng đã triển khai các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực tin học y tế
như các hệ thông tin bệnh viện, các hệ thông minh y học, chẩn đoán hàn-nhiệt,
kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc... Một số kết quả nghiên cứu
và triển khai ứng dụng đã được báo cáo tại các hội nghị tin học y tế quốc tế ở
Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Công, Việt Nam... Tuy nhiên, việc nghiên cứu, ứng


6


dụng và đào tạo tin học y tế trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển ngày càng tăng của công nghệ thông tin y tế ở Việt Nam do chưa
có một Trung tâm/viện nghiên cứu chuyên ngành tin học y tế có đủ năng lực
chuyên môn giúp Bộ Y tế, Ban chỉ đạo công nghệ thông tin tập hợp các đội ngũ
tin học y tế ở các cơ sở y tế trong cả nước, đẩy mạnh việc nghiên cứu, triển khai
ứng dụng và đạo tạo tin học y tế cho toàn ngành y tế góp phần cho việc chăm sóc
sức khỏe nhân dân ngày một tốt hơn.
1.3. Những lợi ích công nghệ thông tin mang lại cho ngành y tế
Theo thông tin từ Cục CNTT, Bộ Y tế, khi đưa y tế điện tử vào các bệnh
viện thì cả người bệnh và ngành y tế đều được hưởng lợi. Cụ thể, đối với người
quản lý, cụ thể là lãnh đạo các bệnh viện, việc ứng dụng CNTT giúp người quản
lý bệnh viện có thể:
Giám sát tổng thể và thống kê báo cáo nhanh: Người quản lý có thể giám
sát hoạt động bệnh viện một cách toàn diện, ngay tại bàn làm việc, theo thời gian
thực. Không mất thời gian chờ đợi báo cáo từ cấp dưới. Số liệu có thể được
thống kê một cách nhanh chóng và chính xác. Các dữ liệu sẽ được hiện ngay trên
bàn làm việc của người quản lý và mọi số liệu được lưu dưới dạng số hóa, không
mất nhiều thời gian và không gian để lưu trữ. Tiết kiệm giấy tờ, phim ảnh các
thông tin, hình ảnh y khoa lưu trữ dưới dạng Digital, dễ dàng nhân bản và chia sẻ
trong tình huống cần thiết mà không tốn quá nhiều thời gian.
Linh hoạt trong việc quản lý: Người quản lý có thể giám sát, quản lý, điều
hành hoạt động bệnh viện từ xa kể cả khi đang đi công tác qua hệ thống internet
và có thể truy cập vào máy chủ bệnh viện để kiểm tra số liệu tất cả mọi mặt hoạt
động của bệnh viện: nhân sự, tài chính, lâm sàng… theo thời gian thực.


7

Giúp minh bạch thông tin tài chính chống thất thoát viện phí và thuốc
men: Các thông tin tài chính và thuốc men được nhập liệu chính xác và quản lý

theo quy trình, loại bỏ hoàn toàn các sai sót do vô tình hay cố ý trong bệnh viện.
Giúp thực hiện Y học thực chứng, chứng cứ pháp lý một cách chính xác:
Thông tin dù nhỏ cũng được lưu trữ giúp làm bằng chứng khoa học và pháp lý.
Lãnh đạo bệnh viện có thể truy nguyên sai sót khi có sự cố xảy ra.
Từ những lợi ích trên giúp các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định
nhanh, chính xác dựa trên số liệu, thông tin, bên cạnh đó giúp cho việc lập kế
hoạch, quản lý, điều hành chính xác và mang lại hiệu quả.
Đối với các nhà chuyên môn, việc ứng dụng CNTT sẽ giúp giảm thời gian
làm các công việc liên quan đến dữ liệu, hồ sơ giấy tờ, lưu trữ, bảo quản. Tất cả
sẽ được đơn giản hóa và thực hiện bằng vài thao tác đơn giản.
Nâng cao trình độ chuyên môn và hiệu quả điều trị bằng: Hội chẩn online,
các bác sĩ cùng làm việc trên hệ thống và thấy được dữ liệu của nhau, cùng phát
hiện sai sót và cùng đối chiếu công việc của nhau. Chẩn đoán từ xa, các thông tin
bệnh nhân dưới dạng digital và gửi lên mạng Internet hoặc email để cùng hội
chẩn từ xa.
Giảm thiểu sai lầm y khoa: các thông tin giúp trí nhớ như bài giảng y
khoa, thông tin thuốc, xét nghiệm được cung cấp cho bác sĩ ngay khi bác sĩ cần.
Các hệ thống hỗ trợ chẩn đoán, hỗ trợ điều trị được lập trình sẵn giúp tránh sai
sót. Các đơn thuốc được in ấn rõ ràng, tránh nhầm lẫn khi dùng thuốc.
Nâng cao chất lượng trao đổi thông tin nội bộ: các bác sĩ có thể trao đổi
thông tin chuyên môn qua các forum nội bộ. Có thể dùng làm hội chẩn và đào
tạo liên tục (CME). Người quản lý có thể gửi thông điệp mỗi ngày đến toàn thể


8

nhân viên, những thông tin này lập tức xuất hiện ngay trên màn hình làm việc
của nhân viên.
Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học: những dữ liệu bệnh án được
lưu trữ và dễ dàng trích xuất, thống kê một cách nhanh chóng và chính xác.

Đối với người bệnh giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân: các thông tin
hành chính bệnh nhân được lưu trữ trên thẻ bệnh nhân và trên máy chủ. Với số
lượng bệnh nhân đông, việc tiết giảm thời gian sẽ rất đáng kể.
Không phải lo chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ: Tài liệu bệnh nhân được lưu trữ
trong hệ thống mạng, sắp xếp theo mã số bệnh nhân. Khi bệnh nhân đến khám
mọi thông tin, tài liệu của bệnh nhân được thể hiện đầy đủ trên màn hình. Điều
này khiến cho bệnh nhân không phải bối rối với quá nhiều giấy tờ khi chuẩn bị đi
khám hoặc tái khám.
1.4. Các nội dung hiện có trên phần mềm quản lý y tế cơ sở
1.4.1. Dân số
Nội dung quản lý dân số bao gồm Hộ khẩu và nhân khẩu. Trong đó quản
lý tất cả thông tin chi tiết của hộ khẩu, thông tin về chủ hộ, loại hộ, số nhân khẩu
trong hộ, các lĩnh vực y tế liên quan đến hộ gia đình như vệ sinh môi trường,
truyền thông hộ gia đình, bảo hiểm y tế hộ gia đình… Thông tin về nhân khẩu
quản lý về hành chính, tàn tật, tình trạng hôn nhân, tình trạng cư trú… quản lý
tình hình sinh, tử trên địa bàn.
1.4.2. Vệ sinh môi trường
Quản lý về công tác vệ sinh môi trường, xử lý phân người và gia súc, xử
lý rác, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, thống kê các công trình vệ sinh, công


9

trình vệ sinh thôn xóm phục vụ cho việc xác định các tiêu chí nông thôn mới
theo Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn
2016 – 2020.
1.4.3. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ
Phân hệ này được ưu tiên giành tới 6 nội dung quan lý bao gồm khám,
điều trị phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình, khám thai, phá thai, quản lý sinh sản

(quản lý cuộc đẻ), chăm sóc sức khỏe sau sinh. Từ đó có thể quản lý toàn diện
một sản phụ từ lúc có gia đình đến lựa chọn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình
lựa chọn có con cho phù hợp với chế độ dân số của quốc gia đảm bảo việc phát
triển dân số cho đất nước.
1.4.4. Chăm sóc sức khỏe trẻ em
Bao gồm các phân hệ Dinh dưỡng trẻ em để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng tại địa phương nhằm đáp ứng chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai
đoạn 2016 – 2020, quản lý uống Vitamin A phòng, chống khô mắt, quáng gà cho
trẻ em ở độ tuổi từ 6 – 36 tháng, Tiêm chủng mở rộng hiện tại đã được tích hợp
hoạt động tương đối tốt nhưng không được triển khai do đã sử dụng phần mềm
tiêm chủng quốc gia do Cục y tế dự phòng Bộ Y tế quản lý.
1.4.5. An toàn thực phẩm
Vấn đề an toàn thực phẩm đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm do
đó phần mềm đáp ứng việc quản lý cơ sở kinh doanh trên địa bàn, quản lý được
các thông tin cơ bản hộ kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm có đủ điều
kiện kinh doanh chưa, có được quản lý xét nghiệm không, danh sách cơ sở và
nhân viên trong cơ sở được cập nhật thường xuyên, liên tục đảm bảo việc quản


10

lý tốt hoạt động cơ sở, quản lý các vụ ngộ độc thực phẩm, báo cáo kịp thời lên
các cơ qua tuyến trên nhằm đảm bảo xử lý nhanh tránh gây hậu quả nghiêm
trọng do ngộ độc thực phẩm gây ra.
1.4.6. Quản lý truyền thông giáo dục sức khỏe
Truyền thông giáo dục sức khoẻ là nội dung đầu tiên trong tám nội dung
chăm sóc sức khoẻ ban đầu mà Hội nghị Alma - Ata đã đề ra năm 1978 và cũng
là nội dung đầu tiên trong 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Việt
Nam, đó là: Giáo đục sức khoẻ nhằm giúp cho mọi người có kiến thức tối thiểu
và cơ bản nhất để họ có thể tự phòng bệnh cho mình, cho gia đình, người thân và

cho xã hội; để họ có thể xử trí đúng khi bị ốm đau, bệnh tật và để họ thay đổi
những cách nghĩ và nếp sống có hại cho sức khoẻ. Với vai trò quan trọng như
thế, trong các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhất là tại tuyến y tế cơ sở,
công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ được xếp vào Tiêu chí 10, trong 10 tiêu
chí quốc gia về y tế xã theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 7/11/2014 của
Bộ Y tế. Y tế cơ sở có điều kiện gần dân, sát dân, là tuyến đầu trong phòng
chống dịch bệnh nên việc củng cố các hoạt động thuyền thông GDSK tại tuyến y
tế cơ sở có ý nghĩa lớn trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân do
đó việc quản lý truyền thông giáo dục sức khỏe hết sức quan trọng nên đã được
cập nhật trên phần mềm.
1.4.7. Quản lý các bệnh truyền nhiễm
Phân hệ này quản lý tất cả các bệnh truyền nhiễm đáp ứng theo yêu cầu
quản lý bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của
Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm.


11

1.4.8. Quản lý các bệnh không lây nhiễm
Quản lý các bệnh không lây nhiễm như Đái tháo đường, Tăng huyết áp,
Ung thư các loại, Hen phế quản… nhằm thống kê số bệnh nhân trên địa bàn,
quản lý việc khám bệnh, chữa bệnh định kỳ của những đối tượng có các bệnh
mãn tính không lây nhiễm.
1.4.9. Quản lý tai nạn thương tích và an toàn vệ sinh lao động
Các trường hợp tai nạn thương tích trên địa bàn sẽ được cập nhật một cách
chi tiết theo Quyết định số 2554/2002/QĐ-BYT ngày 04/7/2002của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc ban hành mẫu sổ sách và mẫu báo cáo thống kê y tế để áp dụng
cho các cơ sở y tế trong toàn quốc và Quyết định số 25/2006/QĐ-BYT ngày
22/08/2006 của Bộ Y tế về việc Ban hành bổ sung biểu mẫu về tai nạn thương

tích vào hệ thống biểu mẫu của ngành y tế. Quản lý cơ sở sản xuất trên địa bàn
nhằm đảm bảo việc thực hiện nghiêm các quy định về an toàn lao động phòng,
chống tai nạn thương tích ban hành kèm theo Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH
ngày 8/6/2017 của Bộ lao động thương binh và xã hội.
1.4.10. Hồ sơ sức khỏe cá nhân
Nhằm đảm bảo mọi người dân đều được quản lý, theo dõi, chăm sóc sức
khỏe ban đầu tại các cơ sở y tế; thiết lập hệ thống thông tin phục vụ công tác
quản lý sức khỏe, theo dõi tình hình bệnh tật và chăm sóc sức khỏe cho người
dân Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 về việc
ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban
đầu nay đã được tích hợp trên phần mềm quản lý y tế cơ sở qua đó người dân khi
đến khám bệnh, chữa bệnh tại các Trạm y tế xã, phường, thị trấn được cập nhật


12

các nội dung trong hồ sơ sức khỏe cá nhân làm cơ sở để triển khai thực hiện
quản lý sức khỏe người dân sau này.
1.4.11. Báo cáo y tế
Vai trò của thông tin thống kê báo cáo là hết sức quan trọng trong hoạch
định, quản lý, điều hành giám sát thực hiện chính sách. Thông tin y tế được xác
định là một trong 6 cột trụ của hệ thống y tế theo Tổ chức Y tế Thế giới; thông
tin y tế được phản ánh trong Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Kế hoạch 5 năm và kế
hoạch hằng năm của ngành y tế. Hệ thống thông tin thống kê của ngành Y tế gắn
liền với mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế từ tuyến xã đến tuyến huyện, tỉnh đến
tuyến Trung ương. Thông tin thống kê được thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp
và phổ biến đến các nhà hoạch định chính sách thông qua nhiều hình thức như:
niên giám thống kê y tế, báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề về y tế… Do đó
việc đồng bộ thông tin thống kê báo cáo được đồng bộ từ tuyến y tế cơ sở rất

quan trọng hiện tại đã được tích hợp vào phần mềm quản lý y tế cơ sở nhằm
thống nhất chung số liệu đáp ứng theo quy định tại Thông tư 27/2014/TT-BYT
ngày 14/08/2014 của Bộ Y tế về việc Quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế
áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã.
1.4.12. Quản lý khám bệnh, chữa bệnh
Đây là phân hệ quan trọng nhất được triển khai trong suốt thời gian qua,
phân hệ này quản lý toàn bộ việc khám bệnh, chữa bệnh, thanh quyết toán bảo
hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh dịch vụ, gửi giám định bảo hiểm y tế, báo cáo
hàng ngày lên Bộ Y tế, đồng bộ các danh mục dùng chung….


13

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Viên chức đang công tác tại các Trạm Y tế xã, thị trấn huyện An Minh.
- Trang thiết bị công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin tại các Trạm Y tế xã,
thị trấn.
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn nghiên cứu:
- Chọn chủ định tất cả các nhân viên y tế (bao gồm cả nhân viên hợp đồng
vệ sinh tại các Trạm Y tế xã) đang làm việc tại các Trạm Y tế xã, thị trấn huyện
An Minh.
- Tất cả nhân viên y tế đang công tác tại Trung tâm y tế và Trạm y tế xã,
thị trấn thuộc Trung tâm y tế
- Trang thiết bị công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin tại Trung tâm y tế và
các Trạm Y tế xã, thị trấn.
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ:
Nhân viên y tế tại thời điểm khảo sát không thể tham gia

2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:
Cắt ngang mô tả tại một thời điểm
2.2.2 Nội dụng nghiên cứu:


14

- Xác định thực trạng về nhân lực phục vụ việc triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý y tế cơ sở.
- Xác định cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý y tế cơ sở
- Đề xuất một số giải pháp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong
năm 2018.
2.2.3 Phương pháp tiến hành nghiên cứu:
- Thời gian: Từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2018.
- Địa điểm: Trung tâm y tế, Trạm y tế các xã, thị trấn huyện An Minh.
2.3. Phương pháp xử ly số liệu
- Thu thập số liệu qua bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Nhập và xử lý số liệu bằng
phần mềm Excel.


15

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua Khảo sát thực trạng về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại huyện An Minh chúng tôi
dự kiến kết quả như sau:
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:

Bảng 3.1. Độ tuổi
STT

Độ tuổi

Số lượng

Tỷ lệ %

1 ≤30 tuổi

21

22,83

2 31 – 40 tuổi

46

50

3 41 – 50 tuổi

13

14,13

4 51 - 59 tuổi

12


13,04

92

100

Tổng cộng
* Nhận xét:

Nhìn vào Bảng 3.1 ta thấy độ tuổi của viên chức ở mức trên 30 dưới 40
chiếm tỷ lệ cao 50%, tỷ lệ người trẻ dưới 30 tuổi chiến 22,83%. Tỷ lệ viên chức
ở độ tuổi từ 40 trở lên chiến thấp ở 2 nhóm chiếm 27,17%
Bảng 3.2. Trình độ học vấn
STT

Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ %

1 Đại học

15

16,31

2 Cao đẳng, trung cấp


75

80,43

3 Sơ cấp

2

3,26

92

100

Tổng cộng


16

* Nhận xét:
Qua Bảng 3.2 ta thấy trình độ viên chức ở mức cao đẳng, trung cấp chiếm
đa số với 80,43%, đại học chiếm 16,31%,
Bảng 3.3. Trình độ công nghệ thông tin.
STT

Chứng chỉ

Số lượng

Tỷ lệ %


1 Mô đun cơ bản

0

2 Mô đun nâng cao

2

2,17

3 Tin học ứng dụng

90

97,83

92

100

Tổng cộng
* Nhận xét:

Đa số viên chức chỉ có chứng chỉ tin học ứng dụng chiếm 97,83%, số viên
chức có chứng chỉ tin học mô đun nâng cao do chuyên về công nghệ thông tin
chiếm 2,17%.
3.2. Trang thiết bị công nghệ thông tin
Bảng 3.4. Số lượng trang thiết bị
STT


Đơn vị

Số lượng

1 Thuận Hòa

3

2 Tân Thạnh

2

3 Đông Hưng A

2

4 Vân Khánh Đông

2

5 Vân Khánh

3

6 Vân Khánh Tây

2

7 Đông Hưng B


2

8 Thị trấn thứ 11

2


17

9 Đông Hưng

2

10 Đông Thạnh

1

11 Đông Hòa

3

12 Trung tâm y tế

17

Tổng cộng
* Nhận xét:

41


Qua bảng 3.4 ta thấy có tổng cộng 41 bộ máy phục vụ cho công nghệ
thông tin ở 100% các Trạm y tế xã và Trung tâm y tế, có Trạm y tế được trang bị
đến 3 bộ, có Trạm y tế trang bị 1 bộ, riêng Trung tâm y tế được trang bị tương
đối có 17 bộ.
Bảng 3.5. Tình trạng sử dụng
STT

Tình trạng

Số lượng

Tỷ lệ %

1 Tốt

36

87,80

2 Hỏng

5

12,20

41

100


Tổng cộng
* Nhận xét:

Có 5 bộ máy bị hư hỏng đang chưa được khắc phục chiếm 12,20%, còn số
lượng còn lại 87,80% đang hoạt động tốt đáp ứng yêu cầu kết nối mạng;
3.3. Hạ tầng công nghệ thông tin
Bảng 3.6. Hạ tầng công nghệ thông tin
STT

Tình trạng

Số lượng

Tỷ lệ %

1 ADSL cáp đồng VNPT

2

16,67

2 ADSL cáp đồng VIETTEL

0

0

3 ADSL cáp quang VNPT

5


41,67


18

4 ADSL cáp quang VIETTEL

9

75,00

5 WIFI VNPT

2

16,67

6 WIFI VIETTEL
* Nhận xét:

12

100

Bảng 3.5 cho thấy 100% Trạm y tế và Trung tâm y tế được trang bị hạ
tầng công nghệ thông tin đầy đủ, ở những Trạm y tế khó khăn được trang bị 2
đường truyền 01 cáp quang; 01 cáp đồng của 2 đơn vị viễn thông khác nhau để
đề phòng sự cố. 100% Trạm y tế và Trung tâm y tế có trang bị kết nối WIFI
3.4. Phân hệ phần mềm đang triển khai

Bảng 3.7. Các phân hệ đang triển khai
Số lượng đơn vị
triển khai

Tỷ lệ %

1 Dân số

11

91,67

2 Khám bệnh, chữa bệnh

11

91,67

3 Vệ sinh môi trường

12

100

4 Chăm sóc sức khỏe bà mẹ

12

100


5 Chăm sóc sức khỏe trẻ em

12

100

6 Quản lý bệnh truyền nhiễm

01

8,33

7 Quản lý bệnh không lây nhiễm

12

100

8 Tai nạn thương tích

12

100

9 Hồ sơ sức khỏe cá nhân

04

33,33


10 Thống kê báo cáo y tế

12

100

12 Quản lý tài chính y tế

0

0

13 Quản lý nhân lực y tế

0

0

STT

Tình trạng


19

* Nhận xét:
Qua Bảng 3.7 ta thấy có 6/13 nội dung triển khai được ở 12/12 đơn vị
khảo sát chiếm 46,15%, có 2/13 nội dung triển khai ở 11/12 đơn vị chiếm
15,38%; có 2 nội dung chưa có được triển khai ở đơn vị nào.
Bảng 3.8. Khó khăn đơn vị gặp phải

STT

Khả năng sử dụng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 Thiếu trang thiết bị

8

66,67

2 Thiếu số liệu

11

91,66

3 Hạ tầng công nghệ thông tin

3

25

4 Khác
* Nhận xét:

6


50

Qua Bảng 3.8 ta thấy các đơn vị được khảo sát gặp khó khăn trong trienr
khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đó việc thiếu trang thiết bị, hạ tầng
công nghệ thông tin, một số nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ 25 – 60% đặc biệt khi
triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế cơ sở thì việc
thiếu số liệu đầu vào chiếm tỷ lệ cao nhất đến 91,66%.


20

Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Xác định thực trạng nhân lực phục vụ cho việc triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin.
- Đối tượng tham gia khảo sát có tổng cộng 92 người trong đó số người ở
độ tuổi trên 50 tuổi không nhiều do đó không ảnh hưởng đến việc triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế cơ sở. Số đối tượng có trình độ cao
đẳng và trung cấp chiếm đa số tuy nhiên đối tượng này cũng thuộc nhóm chiếm
đa số về độ tuổi từ 31 – 40 tuổi mà ở độ tuổi này việc cập nhật cũng như việc sử
dụng công nghệ thông tin trong công việc tốt hơn các nhóm tuổi còn lại nên đáp
ứng được việc triển khai các nội dung trong quản lý y tế cơ sở, số đối tượng có
trình độ đại học chủ yếu là đại học y tập trung ở tuyến xã mà đối tượng này lại
có độ tuổi trong nhóm 41 – 50 tuổi và trình độ tin học tin học ứng dụng chủ yếu
là trình độ A, do trình độ học vấn và trình độ công nghệ thông tin không tương
xứng dẫn đến việc hiểu biết cũng như thực hành, ứng dụng, sử dụng, khai thác
công nghệ thông tin ở nhóm đối tượng này là rất hạn chế. Qua nghiên cứu chọn
nhóm đối tượng theo độ tuổi, trình độ học vấn và trình độ công nghệ thông tin ta
thấy ở nhóm đối tượng có trình độ học vấn là trung học và cao đẳng và có độ

tuổi từ 31 – 40 sử dụng công nghệ thông tin tốt hơn còn về trình độ công nghệ
thông tin thì tương đương nhau ở các nhóm tuổi và trình độ học vấn.
4.2. Xác định thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc
triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.
Qua khảo sát 12 đơn vị về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc
triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ta thấy tất cả các đơn vị đề có trang thiết
bị công nghệ thông tin đáp ứng việc sử dụng tin học trong mọi hoạt động của


21

đơn vị, có 3 đơn vị được trang bị đến 03 bộ máy phục vụ cho công nghệ thông
tin số đơn vị có 2 bộ máy 7 đơn vị riêng trung tâm y tế được trang bị đến 17 bộ
máy do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông
tin vào quản lý y tế cơ sở. Trang thiết bị khi được cấp các đơn vị khai thác sử
dụng tốt số trang thiết bị đang hoạt động ổn định chiếm đến 87,80%.
Hạ tầng công nghệ thông tin tất cả các đơn vị khảo sát đều có đường
truyền Internet đáp ứng yêu cầu kết nối mạng, đường truyền sử dụng 75% là cáp
quang tốc độ cao nên việc kết nối, truyền dữ liệu rất tốt, tất cả các đơn vị đều
được trang bị mạng có dây và không dây nhằm đảm bảo thông suốt trong quá
trình kết nối. Thực trạng triển khai các phân hệ quản lý y tế cơ sở ở An Minh
hiện tại có 6/13 nội dung được 12/12 đơn vị triển khai thực hiện các nội dung
còn lại do điều kiện, cơ chế nên việc triển khai ở các đơn vị chưa đồng đều như
phân hệ bệnh truyền nhiễm chỉ có Trung tâm y tế triển khai, có 2 nội dung quản
lý nhân lực và tài chính chưa có đơn vị nào triển khai thực hiện.
4.4. Đề xuất một số giải pháp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý y tế cơ sở tại Trung tâm y tế và các Trạm y tế xã, thị trấn trong
huyện An Minh năm 2018.
Từ kết quả nghiên cứu với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý y tế cơ sở
thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin nhóm nghiên cứu đề xuất một số

giải pháp cụ thể như sau:
- Về nhân lực: Các cán bộ y tế chủ yếu được đào tạo về chuyên môn y
khoa nhưng ít được đào tạo về công nghệ thông tin. Đặc biệt ở tuyến y tế xã,
nguồn nhân lực đa số yếu về thực hành công nghệ thông tin nên chưa đáp ứng
hết các yêu cầu triển khai theo chỉ đạo Bộ Y tế do đó việc cập nhật kiến thức


22

thực hành về công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến xã trên địa bàn là
hết sức cần thiết nhất là nhóm đối tượng ở độ tuổi 40 – dưới 60 và nhóm đối
tượng dưới 30 tuổi vì nhóm đối tượng này mới tiếp cận với công nghệ thông tin
trong y tế. Song song đó trong công tác tiếp nhận cán bộ trong thời gian tới ngoài
tiêu chuẩn chuyên môn theo quy định thì cần phải đáp ứng về tiêu chuẩn công
nghệ thông tin khi được làm việc phải đáp ứng ngay việc sử dụng công nghệ
thông tin.
- Về trang thiết bị: Tuy đã được trang bị tương đối nhiều nhưng một số đã
lỗi thời, số lượng đảm bảo nhưng cấu hình thì không đáp ứng do đó thời gian tới
cần cung cấp mới những trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về thông số kỹ thuật của
các phần mềm.
- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin: Hệ thống mạng LAN
trong cơ sở y tế chưa đồng bộ, chưa ổn định do đó trong thời gian tới phải đồng
bộ hạ tầng công nghệ thông tin ở các đơn vị, đồng loạt triển khai các phân hệ
trên phần mềm để đảm bảo số liệu thông suốt, quản lý được các đối tượng cần
can thiệp y tế ở địa bàn trên phần mềm thì việc đồng bộ dữ liệu sẽ thực hiện tốt.
- Khắc phục một số khó khăn ở các đơn vị: Đa số các đơn vị gặp khó khăn
trong việc thiếu dữ liệu đầu vào về đối tượng can thiệp y tế nên việc cập nhật dữ
liệu còn thiếu sót nhiều để khắc phục tình trạng này các cơ quan đầu ngành cấp
tỉnh có chỉ đạo cho việc phối hợp giữa các đơn vị tuyến huyện trong cung cấp
thông tin về đối tượng cụ thể là Trung tâm y tế và Trung tâm dân số - Kế hoạch

hóa gia đình huyện từ đó tăng tính chính xác của thông tin cũng như thực hiện
hoàn thiện hơn trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
y tế cơ sở trên địa bàn.


23

Kết luận – Kiến nghị
Thực trạng về nhân lực để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý y tế cơ sở trên địa bàn An Minh đáp ứng được tuy vẫn còn phải đào tạo,
cập nhật thêm về tin học thực hành cho những nhóm đối tượng mới tiếp cận.
Trang thiết bị công nghệ thông tin số lượng đáp ứng được việc thực hiện
khi triển khai, hạ tầng công nghệ được thiết lập ở tất cả các đơn vị tuy nhiên việc
sử dụng, khai thác còn hạn chế, việc triển khai chưa đồng bộ các phân hệ phần
mềm.
Một số khó khăn qua khảo sát cần phải được khắc phục nếu muốn triển
khai ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian tới đạt hiệu quả cao nhằm đáp
ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
Qua kết quả cho thấy việc đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý y tế cơ sở trên địa bàn huyện An Minh là rất cần thiết, giúp biết
được thực trạng về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng công nghệ
thông tin trên địa bàn; biết được hạn chế; nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc
triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế cơ sở; đây cũng là cơ
sở để đề ra những giải pháp thiết thực, có hiệu quản phát triển ứng dụng công
nghệ thông tin trong năm 2018 và những năm tiếp theo.



×