Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Khoá luận tốt nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa quán sứ (hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 82 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======o0o=======

TRẦN THỊ HÒA

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI TÍCH CHÙA QUÁN SỨ (HÀ NỘI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI, 2019


RƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======o0o=======

TRẦN THỊ HÒA

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI TÍCH CHÙA QUÁN SỨ (HÀ NỘI)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

Ngƣời hƣớng dẫn khóa luận

ThS. Nguyễn Thị Nhung

HÀ NỘI, 2019




LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn trường ĐHSP Hà Nội 2 cùng tất cả các thầy
cô, nhân viên của khoa, trường đã tạo điều kiện cho em được tham gia làm
khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Nhung đã
giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô
Nguyễn Thị Nhung đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất để
em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, công nhân viên chức của trường,
khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian làm bản khóa luận tốt nghiệp
này.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả các thầy cô. Em kính
mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Trần Thị Hòa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu không sao chép và không trùng với bất kì khóa luận nào.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên


Trần Thị Hòa


DANH SÁCH VIẾT TẮT
CQS: Chùa Quán Sứ
CLB: Câu lạc bộ
GHPGVN: Giáo Hội Phật giáo Việt Nam
DSVH: Di sản văn hóa
(?-?): Không rõ năm sinh, năm mất
(?-năm): Không rõ năm sinh
(năm-?): Không rõ năm mất


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4
6. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
Chƣơng 1. BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VÀ
TỔNG QUAN VỀ CHÙA VIỆT NAM ......................................................... 5
1.1. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam ........................... 5
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 5
1.1.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay......... 9
1.1.3. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa ...................................................................... 12
1.2. Tổng quan về chùa Việt Nam ................................................................ 14

1.2.1. Khái quát chùa Việt Nam .................................................................... 15
1.3. Tổng quan hệ thống chùa Hà Nội ......................................................... 16
Chƣơng 2. GIÁ TRỊ CỦA CHÙA QUÁN SỨ (HÀ NỘI) .......................... 18
2.1. Đôi nét về chùa Quán Sứ ....................................................................... 18
2.1.1. Tên gọi, vị trí địa lý............................................................................... 18
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................... 19
2.2. Giá trị ch a Quán Sứ Hà Nội ............................................................. 25
2.2.1. Giá trị cảnh quan ................................................................................. 25
2.2.2. Giá trị kiến trúc .................................................................................... 26
2.2.3. Giá trị lịch sử, văn hóa......................................................................... 36
2.2.4. Giá trị tâm linh ..................................................................................... 38


2.2.5. Giá trị xã hội ......................................................................................... 40
2.2.6. Giá trị du lịch........................................................................................ 42
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI TÍCH CHÙA QUÁN SỨ ......................................................................... 44
3.1. Bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc ................................................... 44
3.2. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử ........................................ 45
3.3. Bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan ................................................. 46
3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng bá .................................... 47
3.5. Biện pháp nâng cao năng lực quản lý .................................................. 47
KẾT LUẬN .................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình học ngành Việt Nam học, chùa Việt Nam giữ một
vai trò quan trọng trong việc nâng cao kiến thức, năng lực cho sinh viên và

phát triển ngành học. Chùa cũng là một tài nguyên du lịch để phát triển du
lịch tâm linh, là đối tượng nghiên cứu văn hóa. Chùa của Việt nam rất đa dạng
và phong phú. Mỗi chùa lại có sự khác nhau về thời gian xây dựng, trùng tu,
kiến trúc và nét độc đáo riêng.
Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa cổ, có nét kiến trúc độc đáo, có giá trị
lớn, là trụ sở Trung ương hội Phật giáo Việt Nam. Ngôi chùa nằm ở số 73 phố
Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Trước đây, chùa Quán Sứ
thuộc địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (tổng Vĩnh
Xương), huyện Thọ Xương. Chùa Quán Sứ được xây dựng từ thế kỷ thứ 15
vào thời vua Lý Thế Tông. Đây cũng là ngôi chùa được nhiều nhà nghiên cứu
văn hóa quan tâm, các nhà kiến trúc tìm hiểu và là nơi thu hút đông đảo khách
trong nước và quốc tế đến tham quan.
Xuất phát từ ngành học chuyên sâu về đất nước, con người, lịch sử
Việt Nam thì chùa là một trong những địa điểm không thể bỏ qua. Nó giúp tôi
hiểu hơn về đời sống tâm linh, tâm lý của người Việt Nam từ xưa cho đến
nay. Đồng thời hiểu sâu hơn về kiến trúc của chùa Việt Nam ở từng giai đoạn
lịch sử khác nhau. Trong số các ngôi chùa của Việt Nam tôi đặc biệt có cảm
hứng yêu thích đối với ngôi chùa Quán Sứ. Xét về mặt địa lý, chùa Quán Sứ
nằm tại khu vực Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội cho nên nó rất thuận
tiện cho việc đi khảo sát, nghiên cứu thực địa của tôi.
Chùa Quán Sứ cũng là một trong những ngôi chùa thuần Việt. Chùa
Quán Sứ không thờ Mẫu và Thánh như hầu hết các ngôi chùa Việt Nam hiện
nay. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động Phật giáo quan trọng của cả
nước và các hoạt động tôn giáo mang tính quốc tế.

1


Nhưng hiện tại do sự phát triển kinh tế cùng với sự tăng lên về số lượng
du khách đã làm cho một số các giá trị của ngôi chùa xuống cấp. Chính vì vậy

cần phải có những cái nhìn đúng đắn về giá trị, thực trạng hiện nay của ngôi
chùa để từ đó đề ra những biện pháp bảo vệ và phát huy các giá trị đó.
Với tất cả những lý do trên đã thúc đẩy tôi quyết định nghiên cứu về
việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Quán Sứ. Từ việc nghiên cứu đó
có thể rút ra được những mặt tích cực, tiêu cực, đưa ra các đề xuất biện pháp,
kế hoạch để phát triển một cách tốt hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các công trình nghiên cứu về chùa Quán Sứ từ xưa đến nay được
nghiên cứu những khía cạnh khác nhau. Cuốn “Hà Nội- di tích lịch sử và
danh thắng” của nhóm nhà sử học Đinh Xuân Lâm, Doãn Đoan Trinh,
Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Thanh Mai, Đàm Tái Hưng
cũng đã tiến hành nghiên cứu về vị trí, giá trị đặc sắc trong kiến trúc của chùa
Quán Sứ. Xong công trình mới chỉ đi sâu vào một giá trị của ngôi chùa.
Tiếp theo là cuốn “Chùa Việt Nam” là công trình dày công nghiên cứu,
khảo sát của các tác giả Hà Văn Tuấn, Nguyễn Văn Cự, Phạm Ngọc Long.
Trong cuốn sách đã trình bày về chùa Quán Sứ qua các thời kỳ lịch sử, giá trị
của ngôi chùa về mặt kiến trúc và giá trị trong đời sống văn hóa của người
Việt Nam.
Trong “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” của Nguyễn Lang có nói đến
các hoạt động và việc xây dựng chùa Quán Sứ nhưng chủ yếu là hoạt động
của các tăng ni, giáo hội Phật giáo ít đề cập đến những giá trị đặc sắc của chùa
Quán Sứ.
Và còn rất nhiều các công trình nghiên cứu có giá trị khác như “Hồi ký
thành lập Hội Phật Giáo Việt Nam” của Hòa thượng Thích Trí Hải, “Chùa
Quán Sứ” của Nguyễn Lâm, “Ngôi chùa và vai trò Phật giáo trong đời sống
văn hóa của ngƣời dân đô thị” của Phạm Thu Hương xong số công trình

2



nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào tầm ảnh hưởng của chùa Quán Sứ đến đời sống
của người dân. Đồng thời còn có rất nhiều công trình viết về thực trạng ngôi
chùa, chủ yếu là các bài báo, tạp chí ở mức khái quát. Đặc biệt chưa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu về các giá trị của chùa Quán Sứ, hiện trạng các
giá trị và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị.
Từ thực tế đó tôi chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa
Quán Sứ (Hà Nội)” và đi sâu nghiên cứu về nó. Đồng thời đưa ra một số biện
pháp pháp triển trước những thực trạng các giá trị và phát huy những mặt tích
cực, hạn chế mặt tiêu cực tại chùa Quán Sứ hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Chứng minh những giá trị nổi bật của chùa Quán Sứ.
- Chỉ ra một số thực trạng các giá trị của chùa Quán Sứ hiện nay từ đó
đưa ra biện pháp bảo vệ và phát huy các giá trị đó.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Khái quát về chùa Việt và thực trạng bảo tồn, phát huy,
các chính sách, quan điểm, đường lối của Đảng về giá trị di sản văn hóa.
- Nhiệm vụ 2: Làm rõ các giá trị về mặt văn hóa, xã hội, tâm linh, cảnh
quan của ngôi chùa Quán Sứ.
- Nhiệm vụ 3: Đề ra các giải pháp bảo lưu, gìn giữ và phát huy các giá
trị của ngôi chùa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chùa Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Chùa Quán Sứ, số 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo,
Hoàn Kiếm, Hà Nội

3



- Phạm vi thời gian: từ khi hình thành đến nay
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điền giã
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thư viện
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa và tổng quan về chùa
Việt Nam
Chương 2: Giá trị của chùa Quán Sứ (Hà Nội)
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di
tích chùa Quán Sứ

4


NỘI DUNG
Chƣơng 1. BẢO TỒN PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ CHÙA VIỆT NAM
1.1. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
1.1.1. Khái niệm
Khái niệm giá trị
Giá trị được hiểu theo hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau nhưng đa số
được hiểu theo 5 nghĩa chính. Mỗi cách hiểu đều được xét trong một phạm trù
nhất định và được giải thích ở những góc độ khác nhau.

Thứ nhất, giá trị là cơ sở để xem xét một sự vật, hiện tượng có lợi ích
đối với con người ở một mức độ nhất định nào đó. Một bài văn có giá trị phải
là một tác phẩm hay, để lại hay đem lại nhiều xúc cảm đối độc giả.
Thứ hai, giá trị là thước đo về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài
năng của một người đáng quý đến mức độ nào. Những việc làm tốt của con
người sẽ được được xem là một giá trị về phẩm chất đạo đức.
Thứ ba, giá trị là những quan niệm của con người về cái đẹp, cái thiện
của con người. Giá trị này quy định một phần cách ứng xử của con người
trong xã hội.
Thứ 4, giá trị là lao động xã hội của những người sản xuất được kết tinh
lại trong hàng hóa, có thể được quy thành tiền, thường đặt trong quan hệ mua
bán, trao đổi. Một chiếc xe đạp có giá 2.000.000 đồng. Như vậy, 2.000.000
đồng được xem là giá trị của một chiếc xe đạp.
Thứ 5, trong toán học giá trị được hiểu là một đại lượng, một lượng
biến thiên (giá trị âm, giá trị dương).
Khái niệm văn hóa
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm văn hóa. Nhưng cơ bản
được hiểu theo hai nghĩa: hẹp và rộng. Theo nghĩa hẹp, văn hóa là những giá
trị tinh hoa trong nhiều lĩnh vực, giai đoạn, vùng khác nhau. Chúng ta có thể

5


kể đến một số văn hóa ở các giai đoạn khác nhau như văn hóa Hòa Bình, văn
hóa Đông Sơn,... Federico Mayor - Tổng giám đốc UNESCO đưa ra cách hiểu
văn hóa: “Đối với một số ngƣời, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời
trong những lĩnh vực tƣ duy và sáng tạo, đối với những ngƣời khác, văn hóa
bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này với dân tộc khác, từ những sản
phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến những tín ngƣỡng, phong tục tập quán, lối
sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã đƣợc cộng đồng quốc tế chấp

nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại
Venise” [UNESCO 1989, tr5].
Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những sáng tạo của con
người trong quá trình hình thành và phát triển cho đến ngày nay. “Văn hóa là
toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần (nhƣ trình độ sản xuất, khoa học,
văn học nghệ thuật, nếp sống, đạo đức, tập quán...) mà con ngƣời sáng tạo ra
nhằm phục vụ những nhu cầu của mình trong quá trình lịch sử” [Từ điển học
sinh, NXB Giáo dục, năm 1971].
Năm 1940, Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn nhƣ mục đích của cuộc
sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và cách thƣc sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo
và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức
sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích
ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [Hồ Chí Minh 1995,
tr431].
Di sản văn hoá
Theo “Luật Di sản văn hoá đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, khoá X kỳ họp thứ 9” thông qua đã khẳng định “Di sản văn
hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là
một bộ phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp

6


dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta”. Theo “Nghị quyết Hội nghị lần thứ
năm Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII” đã xác định 10 nhiệm vụ
về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Trong đó nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Nghị
quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ này như sau: “Di sản văn hóa là tài

sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để
sáng tạo những giá trị mới và giao lƣu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế
thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn
hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
Di sản văn hoá tồn tại dưới dạng di sản vật thể và di sản phi vật thể. Di
sản văn hóa vật thể gồm di tích, di vật. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm
các lễ hội dân gian, các phong tục, nghi lễ, đời sống văn hóa bản làng, văn
hóa ẩm thực, các sinh hoạt nghệ thuật.
Đến tháng 1 năm 2018, cả nước có 248 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc
gia, bao gồm 93 lễ hội truyền thống, 60 di sản nghệ thuật trình diễn dân gian, 59 di
sản tập quán xã hội và tín ngưỡng, 23 di sản nghề thủ công truyền, 5 di sản tri thức
dân gian, 5 di sản tiếng nói, chữ viết và 4 di sản ngữ văn dân gian.
Theo kết quả thống kê, hiện nay cả nước có trên 40000 di tích, trong đó
tới hết năm 2006 có 2882 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia và 4286 di
tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Di sản vật thể
“Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia”[12, tr19].
Di sản văn hóa phi vật thể
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học,, đƣợc lƣu giữ bằng trí nhớ, chữ nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền

7


khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,
ngữ văn truyền miệng, diễn xƣớng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí
quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dƣợc cổ truyền, về văn hóa

ẩm thực, về trang phục truyền dân tộc và những tri thức dân gian khác” [12,
tr19].
Di tích
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt
đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Ở Việt Nam phân theo cấp độ bao
gồm di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Đến
tháng 11 - 2013, Hà Nội có 2.264 di tích được xếp hạng (1.176 di tích cấp
quốc gia và 1.088 di tích cấp thành phố). Số di tích được xếp hạng quốc gia,
tính đến thời điểm này nhiều nhất nước (1.176/3.231). Từ năm 2009 đến
tháng 9 năm 2013, có hơn 300 di tích của Hà Nội được xếp hạng.
Căn cứ “Điều 4 Luật di sản văn hóa, Điều 14 Nghị định số
92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002” của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết
thi hành một số điều của “Luật Di sản văn hóa”, các di tích được phân loại
thành di tích lịch sử - văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, di
tích thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng.
Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, các di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình. Những công trình đó có giá trị
về mặt lịch sử, văn hóa và khoa học. Những địa điểm đó phải gắn với những
địa điểm lịch sử quan trọng, gắn với thân thế và sự nghiệp của các anh hùng.
Tính đến năm 2010, di tích lịch sử- văn hóa Việt Nam chiếm 51.2% số các di
tích được xếp hạng.
Di tích nghệ thuật kiến trúc là công trình kiến trúc nghệ thuật, đô thị,
kiến trúc đô thị có giá trị tiêu biểu trong nghệ thuật kiến trúc của dân tộc.
Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật, đánh dấu
những giai đoạn phát triển của các văn hóa khảo cổ. Các di tích nghệ thuật

8


kiến trúc tiêu biểu như Hoàng thành Thăng Long, Động Người Xưa, Thánh

địa Mỹ Sơn, hang Con Moong. Tính đến năm 2010, di tích khảo cổ chiếm
1,3% các di tích của Việt Nam.
Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là những cảnh đẹp thiên
nhiên, hay những địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên và các
công trình kến trúc có giá trị lịch sử. Di tích thắng cảnh chiếm 3,3% trên tổng
số di tích của Việt Nam.
Di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận cấu thành nên hệ thống di tích
lịch sử - văn hóa. Đây là những công trình kiến trúc do con người tạo nên gắn
liền với các sự kiện lịch sử, những anh hùng lịch sử cụ thể. Những di tích lịch
sử cách mạng nổi tiếng như Chiến Khu Tân Trào, Chiến khu Quỳnh Lưu, Khu
di tích chiến thắng Điện Biên Phủ,...
Chùa Quán Sứ thuộc loại di tích lịch sử - văn hóa và di tích nghệ
thuật kiến trúc. Chùa Quán Sứ được xếp loại di tích lịch sử - văn hóa bởi vì
đây là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa của dân tộc. Chùa Quán Sứ là một
ngôi chùa cổ trải qua quá trình lịch sử, hình thành và phát triển lâu dài, gắn
với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Đây cũng là một công
trình có kiến trúc đặc biệt chính vì thế chùa Quán Sứ còn là di tích kiến
trúc nghệ thuật.
Di vật
“Di vật là hiện vật đƣợc lƣu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”
[12, tr19].
1.1.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay
Xã hội ngày càng đề cao vai trò, ý nghĩa giá trị lịch sử của di sản văn
hóa. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của
Đảng, toàn dân. Hàng ngàn di sản văn hóa được xếp hạng theo từng cấp và tu
bổ trong mấy chục năm qua thể hiện những nỗ lực to lớn của toàn xã hội

9



trong việc tôn tạo, tu bổ. Tuy nhiên, do chiến tranh kéo dài nhiều năm, chúng
ta chưa có điều kiện chăm lo, bảo vệ di sản văn hóa nên đến nay vẫn còn rất
nhiều di sản văn hóa bị xâm phạm chưa được giải quyết. Phần lớn các vi
phạm này diễn ra nhiều năm nên việc giải quyết cần có sự quyết tâm và kết
hợp của nhiều ngành, nhiều cấp.
Những di sản văn hóa tiêu biểu của đất nước đã được đầu tu tu bổ từng
bước. Tuy nhiên vẫn còn nhiều di sản văn hóa đang trong tình trạng xuống
cấp nhưng việc tu bổ di sản văn hóa hiện nay mới chỉ đầu tư vào các hạng
mục chính, nối tiếng, hầu như chưa có di sản văn hóa nào được đầu tư đồng
bộ từ kiến trúc tới hạ tầng, từ nội thất tới ngoại thất. Chất lượng tu bổ chưa
cao, đáng chú ý là những hạng mục tu bổ bằng nguồn vốn do nhân dân đóng
góp chưa đạt yêu cầu chuyên môn. Do vậy cần phải tăng cường đào tạo đội
ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, công nhân, có chuyên môn để phục vụ tu
bổ di sản văn hóa là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Nhiều di sản văn hóa đã được phát huy một cách tích cực dưới các mức
độ khác nhau. Các chương trình lễ hội ở Cố đô Huế, đêm rằm Phố cổ Hội An,
hành trình du lịch về nguồn (di tích Cách mạng ở ba miền) đã thu hút nhiều du
khách trong và ngoài nước đến tham quan, dần trở thành ngày hội văn hóa lớn.
Các di sản văn hóa được xếp hạng di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới, đều trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước. Điều đó làm tăng nguồn thu từ việc bán vé tham quan tại
điểm có di sản văn hóa và các dịch vụ văn hóa, tạo ra nhiều công ăn việc làm
cho người lao động, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Nhiều
di sản văn hóa có nguồn thu lớn như Cố đô Huế, chùa Hương, vịnh Hạ Long,
cố đô Hoa Lư, đền Ngọc Sơn, Côn Sơn - Kiếp Bạc…
Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa còn bộc
lộ những hạn chế cơ bản sau:

10



Thứ nhất, nhận thức của các ngành các cấp và của toàn xã hội về vài trò
và ý nghĩa của di sản chưa thực sự sâu sắc và toàn diện, cũng chưa được cụ
thể hóa bằng các chương trình cụ thể, biện pháp, kế hoạch trùng tu tôn tạo
một cách đồng bộ.
Thứ hai, chưa hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, cá biệt nhiều nơi còn
có hiện tượng thương mại hóa di sản, đề cao mục tiêu phát triển kinh tế hơn
mục tiêu bảo vệ di sản. Thậm chí có dự án phát triển kinh tế được triển khai
tại khu vực có di sản nhưng không đề xuất bất cứ một biện pháp nào bảo tồn
bảo quản di tích.
Thứ ba, công tác quản lý di sản cần được củng cố, nhiều di sản bị xâm
phạm cần được giải tỏa, tháo dỡ và di dời.
Thứ tư, nhiều dự án tu bổ di sản được thực hiện nhưng thiếu đồng bộ,
cơ sở hạ tầng tại các di tích còn yếu. Hệ thống giao thông đến di tích chưa
hoàn toàn thuận tiện, nhiều nơi còn rất khó thăn trong việc tiếp cận di sản mà
đặc biệt là các di sản tại miền núi.
Thứ năm, công tác xã hội hóa bảo tồn di sản cần được nhân rộng,
khuyến khích, nguồn lực do nhân dân đóng góp chưa được quy tụ dưới sự
quản lý của nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Thứ sáu, việc giới thiệu tổ chức khai thác tại các di tích còn đơn điệu,
chưa có sự kết hợp giữ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Thứ bảy, chưa có sự kết hợp giữa các nghành, các cấp trong việc khai
thác du lịch, dịch vụ tại các di tích. Tại một số di tích còn sử dụng hướng dẫn
viên không chuyên làm ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch đến tham
quan và làm giảm các giá trị di sản.
Thứ tám, công tác tuyên truyền cho di sản chưa được chú trọng, thông
tin về một số di sản còn thiếu, còn yếu, thiếu những cuốn sách, tờ rơi giới
thiệu về di sản cho du khách.


11


Cuối cùng, công tác giáo dục, đào tạo cán bộ quản lý, người khai thác
cần được chú trọng hơn nữa.
1.1.3. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa
Năm 1945 ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ký “Sắc lệnh số 65/SL ngày 23/11/1945” về bảo tồn di sản trên
toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 29/10/1957, nghị định số 519-TTG của thủ tướng Chính phủ về
bảo vệ di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ở các tỉnh thành phố trên toàn
miền Bắc đã thể hiện sự quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Ngày 31/3/1984 Hội đồng nhà nước ban hành pháp lệnh “Bảo vệ và sử
dụng di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh” đã thể hiện sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước tới việc bảo tổn và phát huy giá trị di sản.
Trong thời kỳ đầu đổi mới, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới việc bảo
tồn và phát huy giá trị di sản thể hiện ở “Điều 30, Hiến pháp năm 1992” quy
định:: “Nhà nƣớc và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam: Dân
tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến
các dân tộc Việt Nam, tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân;
nhà nƣớc thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa, nghiêm cấm truyền bá tƣ
tƣởng và văn hóa phản động, bài trừ hủ tục và mê tín dị đoan”.
“Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa
VIII)” về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc" đã nêu rõ di sản văn hóa là gì và khẳng định nhiệm vụ bảo
tồn và phát huy các di sản trong bối cảnh mới ở nước ta: "Di sản văn hóa là
tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ
sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lƣu văn hóa. Hết sức coi trọng việc

bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (văn hóa bác

12


học và văn hóa dân gian), văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể
và phi vật thể".
“Luật Di sản văn hóa” đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông
qua ngày 26/9/2001 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002 cũng đã
khẳng định "Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại trên thế
giới, có vai trò to lớn trong sự nghiệp giữ nƣớc và dựng nƣớc của nhân dân
ta". Là cơ sở pháp lý cao nhất nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
Văn bản “Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch
sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020” đã được “Bộ Trƣởng Bộ
Văn hóa - Thể thao” ký “Quyết định phê duyệt số 1706/QĐ - BVHTT ngày
24/7/2001” đã có ảnh hưởng quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các
giá trị di sản. Cùng với đó là danh sách của 32 di tích ưu tiên đầu tư tôn tạo,
chống xuống cấp đến năm 2020. Dự án đóng vai trò quan trọng trong việc
phát triển và bảo tồn giá trị di sản văn hóa hiện nay.
Như vậy, quan điểm Ðảng, chính sách của Nhà nước từ khi thành lập
tới nay đã có tác dụng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, ngăn
chặn tình trạng xuống cấp của di sản văn hóa có tác động mạnh mẽ đến sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực
phát triển ngành du lịch không khói mang lại lợi nhuận kinh tế cao.
Bằng chính sách xếp hạng của nhà nước, các di sản có giá trị tiêu biểu
về lịch sử, văn hóa, khoa học đã được đặt dưới sự quản lý của pháp luật.
Tổng mức vốn đầu tư hàng năm cho hoạt động tu bổ các di sản văn hóa
liên tục được tăng lên theo hướng đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực cùng
tham gia tu bổ, tôn tạo các di sản văn hóa. Đặc biệt ưu tiên tập trung đầu tư

cho các di tích quốc gia đặc biệt, di tích cách mạng.

13


Quá trình mục tiêu quốc gia về chống xuống cấp và tôn tạo di tích tạo
ra những sản phẩm văn hóa đặc thù, có sức hút mới làm tăng đáng kể lượng
khách đến tham quan, tìm hiểu.
Thực tế cho thấy nguồn thu từ lệ phí tham quan và các dịch vụ văn hóa
tại di tích chỉ chiếm 10% tổng số chi của khách du lịch, 90% là do ngành du
lịch và cộng đồng dân từ địa phương.
1.2.

Tổng quan về chùa Việt Nam
Ở Việt Nam có 11 tôn giáo được công nhận bao gồm: Phật giáo, Thiên

chúa giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Hồi giáo, Cao Đài, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Tứ
Ân Hiếu Nghĩa, Phật đường Nam tông Minh sư Đạo, đạo Bihai, Minh Lý Đạo
Tam tông miếu. Ngoài ra còn có các tổ chức tôn giáo khác được công nhận
như hệ phái Tin Lành, Bửu Sơn Kỳ Hương. Phần đông người Việt Nam theo
tôn giáo Phật giáo. Chính vì thế mà số lượng tín đồ Phật giáo và chùa ở Việt
Nam chiếm một số lượng lớn. Đây cũng là tôn giáo có số lượng tín đồ và nơi
thờ tự cao nhất cả nước.
Năm 2005, “Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam” thống kê Việt Nam có
đến 10 triệu tín đồ Phật giáo. Nhưng theo cuộc “Tổng điều tra dân số năm
2009”, “Tổng cục Thống kê” đưa ra con số 6.802.318 người theo tôn giáo Phật
giáo, chiếm 43,5% trong tổng số người theo các tôn giáo. Theo “Báo cáo Tự do
Tôn giáo Quốc tế”, giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2010, đăng trên
“Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” tại Việt Nam có đưa ra: “Việt Nam có
diện tích 330.000


và dân số 89,6 triệu ngƣời. Phần đông các ƣớc tính đều

cho thấy hơn nửa dân số theo đạo Phật trên danh nghĩa”. Ban Tôn giáo Chính
phủ ước tính có khoảng 10 triệu tín đồ Phật giáo Đại thừa, chiếm 11% dân số.
Theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam công bố ở Hội nghị
thường niên Hội đồng Trị sự Trung ương vào hai ngày 26 và 27 tháng 12 năm
2003 tại Thiền viện Quảng Đức (thành phố Hồ Chí Minh) có 14.401 ngôi tự
viện. Trong đó bao gồm 12.036 ngôi chùa Bắc tông, 539 chùa Nam tông Việt

14


và Nam tông Khmer, 467 tịnh thất, 361 tịnh xá Khất sĩ, 998 niệm Phật đường.
1.2.1. Khái quát chùa Việt Nam
Khái niệm chùa Việt Nam
Theo “Bách khoa toàn thƣ mở”: “Chùa là một công trình kiến trúc
phục vụ mục đích tín ngƣỡng. Chùa đƣợc xây dựng phổ biến ở các nƣớc
Đông Á và Đông Nam Á nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và thƣờng là
nơi thờ Phật. Tại nhiều nơi, chùa có nhiều điểm giống với chùa tháp của Ấn
Độ, vốn là nơi cất giữ Xá - lị và chôn cất các vị đại sƣ, thƣờng có rất nhiều
tháp bao xung quanh. Chùa là nơi tiêu biểu cho chân nhƣ, đƣợc nhân cách
hóa bằng hình tƣợng một Đức Phật đƣợc thờ ngay giữa chùa. Nhiều chùa
đƣợc thiết kế nhƣ một Mạn - Đà - La, gồm một trục ở giữa với các vị Phật ở
bốn phƣơng. Cũng có nhiều chùa có nhiều tầng, đại diện cho ba thế giới (tam
giới), các bậc tiêu biểu cho Thập địa của Bồ Tát. Có nhiều chùa đƣợc xây
dựng tám mặt đại diện cho Pháp luân hoặc Bát chánh đạo. Chùa còn là nơi
tập trung của các sƣ, tăng, ni sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật. Tại
nơi này, mọi ngƣời kể cả tín đồ hay ngƣời không theo đạo đều có thể đến
thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo”.

Cũng theo “Bách khoa mở toàn thƣ”: ““Chùa chiền” theo Hán - Việt
còn có nghĩa là “tự viện”, là một nơi an trí tƣợng Phật và là chỗ cƣ trú tu
hành của các tăng ni. Ngày nay trong thực tế chùa đƣợc gọi bằng cả từ Hán Việt phổ thông nhƣ “Tự”, “Quán”, “Am””.
Ngày nay chùa mang nhiều chức năng hơn như tổ chức các sự kiện
trọng đại của tôn giáo, nơi giáo dục đạo đức con người thông qua các khóa tu,
nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, ...
Kiến trúc chùa Việt Nam
Chùa Việt Nam có một số kiến trúc cơ bản như chùa chữ Đinh(丁),
chữ Công (工),chữ Tam(三),chữ Quốc(國). Chùa chữ Đinh(丁)
là chùa có cấu trúc Thượng điện nối liền với nhà Tiền đường ở phía trước.
15


Ban thờ Phật sẽ được đặt tại nhà Thượng điện. Chùa chữ Công (工) có cấu
trúc nhà Chính điện và nhà Bái đường song song với nhau được nối với nhau
bởi nhà Thiêu hương. Chùa chữ Tam(三) là kiểu chùa có ba dãy nhà song
song với nhau bao gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Cuối cùng là
kiểu kiến trúc chữ Quốc (國). Kiểu kiến trúc này có hai hành lang dài nối
với nhà Tiền đường ở phía trước. Phía trước là nhà Hậu đường. Tất cả tạo nên
một tổng thể hình chữ nhật bao quanh nhà Thiêu hương, Thượng điện và một
số công trình khác.
1.3.

Tổng quan hệ thống chùa Hà Nội
Hà Nội là thủ đô, nơi kết tinh nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Theo số

liệu thống kê sơ bộ Hà Nội có khoảng hơn 100 ngôi chùa lớn, nhỏ khác nhau
đan xen giữa các phố phường, làng quê. Theo số liệu thống kê của “Giáo hội
Phật giáo Việt Nam”, Hà Nội là nơi tập trung nhiều tự viện nhất với cón số
lên đến 1.792 ngôi.

Các ngôi chùa Hà Nội hiện nay đều là những ngôi chùa lưu giữ những
nét độc đáo của Phật giáo qua các triều đại lịch sử. Xong do quá trình phát
triển và thời gian rất nhiều ngôi chùa đã được tu sử lại làm mất đi một số nét
độc đáo trong kiến trúc. Trong quá trình trùng tu các ngôi chùa của Hà Nội
cũng ghi dấu lại những nét kiến trúc của thời đại. Quá trình tu sử cũng kéo
theo đó là sự phát triển việc kết hợp giữa thờ Phật và thờ Mẫu, thờ Thánh
“Tiền Phật hậu Mẫu”, “Tiền Phật hậu Thánh”. Trong chính việc thờ Phật
cũng có nhiều thay đổi về việc bày trí Phật điện. Dù có những thay đổi nhất
định theo thời gian nhưng chùa vẫn là nơi không thể thiếu ở các làng, xã,
phường Hà Nội - cội nguồn của đời sống tâm linh cư dân Việt.
Khác với nhiều ngôi chùa khác trên địa bàn Hà Nội, chùa Quán Sứ có
những nét độc đáo riêng trong kiến trúc, là ngôi chùa thuần Việt. Trong chùa
chỉ thờ Phật, không thờ Thánh và Mẫu. Chùa Quán Sứ còn giữ vị trí là trung
tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
16


Tiểu kết: Việt Nam có số lượng các di sản văn hóa chiếm số lượng lớn.
Trong đó có di tích chùa Quán Sứ. Chùa Quán Sứ được xếp vào loại di tích
lịch sử - văn hóa và di tích kiến trúc nghệ thuật. Trong hệ thống chùa Việt
Nam nói chung, Hà Nội nói riêng chùa Quán Sứ là một trong những ngôi
chùa cổ, thuần Việt của Việt Nam. Ngôi chùa gắn bó mật thiết với Giáo hội
Phật giáo Việt Nam, quá trình hình thành, phát triển của giáo hội.

17


Chƣơng 2. GIÁ TRỊ CỦA CHÙA QUÁN SỨ (HÀ NỘI)
2.1. Đôi nét về chùa Quán Sứ
2.1.1.Tên gọi, vị trí địa lý

Phố Quán Sứ dài 740m, từ phố Trần Hưng Đạo đến phố Hàng Bông cắt
ngang qua các phố Tràng Thi, phố Hai Bà Trưng, phố Thợ Nhuộm, phố Lý
Thường Kiệt và kết thúc ở Quảng trường 1-5, trước Cung Văn hóa lao động
hữu nghị Việt - Xô. Đất thôn Hội Vũ và Yên Lập thuộc phố Quán Sứ, tổng
Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ, ngày nay ở giữa Hà Nội. Thời Pháp phố
Quán Sứ được gọi là Rue Richaud. Từ năm 1945 lấy tên là phố Quán Sứ cho
đến ngày nay. Thời xưa ở đây chưa có chùa, chỉ có xóm An Tập với những
mái nhà tranh ở phía Nam để dân làng qua lại tế thần. Sau đó vua Lê Trang
Tông dựng một tòa gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần các nước Chiêm
Thành, Ai Lao đến Thăng Long sang cống nước ta. Đa số các vị sứ giả này
đều sùng đạo Phật chính vì thế vua Lê Thế Tông lại dựng một ngôi chùa trong
khuôn viên của tòa Quán Sứ. Các vị sứ giả có điều kiện hành lễ khi sang sứ
tại Việt Nam. Theo thời gian, tòa Quán Sứ dần mất đi nhưng ngôi chùa thì
vẫn còn đó.
Địa chỉ cụ thể của chùa Quán Sứ ở tại số 73 phố Quán Sứ, phường Trần
Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chùa Quán Sứ nằm ở trung
tâm thành phố Hà Nội, cách bờ hồ Hoàn Kiếm chỉ khoảng hơn 1km rất thích
hợp cho các cư dân địa phương, khách thập phương đến vãn cảnh, cúng bái.
Đặc biệt là các dịp quan trọng của Phật giáo và những ngày đầu năm chùa
Quán Sứ thu hút rất nhiều các thiện nam, tín nữ đến hành hương, cúng bái.
Nằm giữa thủ đô với rất nhiều công trình hiện đại, phát triển chùa Quán Sứ như
một điểm nhấn với nét cổ kính, trầm mặc. Giữa phố phường xô bồ, tấp nập của
thủ đô là không gian thanh tịnh và vô cùng liêng thiêng của ngôi chùa.
Tên gọi chùa Quán Sứ bắt nguồn từ tòa Quán Sứ. Ban đầu là nơi đặt bộ
máy hành chính về mặt ngoại giao của nước Việt Nam thời vua Lê Trang

18



×