Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Khoá luận tốt nghiệp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người thái đen ở mường lò, yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

ĐINH THỊ THỦY

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VẰN HOÁ TRUYỀN
THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN Ở MƯỜNG LÒ, YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Ngưòi hướng dẫn khoa học:

ThS. Hoàng Thanh Son

HÀ NỘI, 2016


Để khóa luận tốt nghiệp hoàn thành và được phép bảo vệ, chúng tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và đơn vị.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến:

-

Giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ Hoàng Thanh Sơn - người đã tận tình giúp đỡ tôi
ừong suốt quá trình học tập và nghiên cứu giúp nhờ đó tôi có được những định hướng
đúng đắn trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

-

Thầy, cô phản biện - những người đã góp ý chân thành, thẳng thắn để tôi hoàn thiện


khóa luận tốt nghiệp của mình.

-

Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người thân yêu của tôi đã
có những động viên, khích lệ và chia sẻ để tôi có thể vượt qua những khó khăn để có
được kết quả như ngày hôm nay.
Dù đã rất cố gắng, xong chắc chắn khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến chân thành của các thầy cô và
các bạn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Đinh Thị Thủy Ngân
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi trong thời gian qua. Những kết


quả và các số liệu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan khoa luận này được hoàn thành bằng sự cố gắng và nỗ lực của
bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Hoàng Thanh Son cùng với bạn
bè, thày cô Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Đinh Thị Thủy Ngân


MỤC LỤC


3.1.

Giải pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Thái Đen ở

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn hoá là phương thức sinh tồn, là thành quả tinh thần không ngừng được tích
tụ hình thành trong việc giải quyết những mâu thuẫn vĩnh hằng giữa con người với
thiên nhiên, giữa con người và xã hội, văn hoá là tài sản chung của xã hội loài người
được hình thành trong lịch sử.
Văn hoá chính là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội. Văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng đó là
sự thống nhất của nền văn hoá của 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời kì hiện nay văn hoá các dân tộc thiểu số đang có
nhiều biểu hiện phai nhạt đi các giá trị văn hoá truyền thống ừong khi đòi sống văn
hoá mới tại vùng đồng bào dân tộc còn diễn ra nghèo nàn, các giá trị văn hoá mới
chưa được xác lập một cách vững chắc đang đặt ra yêu cầu cấp bách cho những người
làm công tác lãnh đạo, quản lí ở vùng đồng bào dân tộc càn kịp thời giải quyết để phát
triển văn hoá ở địa phương.
Yên Bái là một tỉnh miền núi, là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em cùng chung
sống như dân tộc Kinh, Thái, Mường, Dao, Hoa, H’Mông, Kho Mú,.. .và ừong đó
người Thái ở Yên Bái có khoảng 41.000 người chiếm 6,1% dân số toàn tỉnh. Riêng ở
Mường Lò tập trung khoảng 90% tổng số người Thái ở Yên Bái, một số ít còn lại cư
trú ở huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải.
Người Thái Đen sống tập trung tại các bản làng xung quanh cánh đồng Mường

Lò men theo những con suối, người Thái Đen ở đây sống xen kẽ vói ngưòi Kinh. Do
vậy giữa họ có sự ừao đổi giao lưu mật thiết về kinh tế-xã hội, điều đó vừa tạo những
điều kiện thuận lợi để họ bổ sung, tiếp thu những yếu tố văn hoá của nhau nhưng đồng
thời cũng làm mai một đi, thậm chí làm mất đi một số nét văn hoá truyền thống của
dân tộc mình, vì vậy việc giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc Thái ở Tây Bắc nói
chung và người Thái Đen ở Mường Lò nói riêng là vừa góp phần thấy được bản sắc


văn hoá của tộc người Thái trong giai đoạn hiện nay.
Văn hoá của người Thái Đen ở Mường Lò rất phong phú và đa dạng, về cơ bản
nó thể hiện giữa những giá ttị văn hoá rất đặc trưng của người Thái Đen nơi đây, về
văn hoá vật chất cũng như văn hoá tinh thần. Cho đến nay các giá trị văn hoá truyền
thống hầu như không còn nguyên vẹn, nhiều giá trị đang bị phai nhạt và có nguy cơ
mất đi hoàn toàn, nên việc nghiên cứu về văn hoá của người Thái Đen ở Mường Lò là
một việc làm có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, qua đó để thấy được mặt tốt mặt
chưa tốt của nó để đưa ra những biện pháp tối ưu cho việc giữ gìn và phát huy những
nét đẹp văn hoá đồng thời loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những hủ tục mê tín dị đoan.
Nhằm góp phần giáo dục thế hệ trẻ biết tự hào về văn hoá đặc sắc của quê hương của
dân tộc mình.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước thì văn hoá có một vai trò quan trọng, văn
hoá là một trong ba mặt trận hàng đầu của công cuộc xây dựng đất nước trong nghị
quyết Trung Ương 5 khoá VIII của Đảng đã chủ trương: Xây dựng nền văn hoá tiên
tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Đây được coi là một chủ trương đúng đắn trong
giai đoạn hiện nay.
Với những lí do như trên, Tôi đã chọn đề tài “Giữ gìn và phát huy giá trị văn
hoá truyền thắng của người Thái Đen ở Mường Lò, Yên Bái”. Làm đề tài khoá luận
của mình.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.


Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá của người Thái Đen ở Mường Lò,

Yên Bái bao gồm hai nội dung chính là văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.

2.2.

Phạm vỉ nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu văn hoá của người Thái Đen tập trung chủ yếu ở Mường

Lò, Yên Bái, đề tài đề cập đến văn hoá truyền thống từ trước cho đến nay.


3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Ở Yên Bái, người Thái Đen ở Mường Lò là một trong những tộc người tiêu
biểu. Tuy nhiên việc nghiên cứu về người Thái Đen noi đây chưa được quan tâm đúng
mức. Từ trước tói nay hàu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện,
có hệ thống về văn hoá Thái ở Mường Lò, chỉ có một số công trình viết về người Thái
ở Tây Bắc có nhắc đến người Thái Mường Lò nhưng chỉ dừng lại ở mức độ so sánh,
liên hệ sơ lược có thể kể đến như:
Trước tiên là cuốn: “Văn hoá các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc”, của tác giả
Tràn Bình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007; đã đi sâu nghiên cứu về văn hoá của
dân tộc thiểu số vùng tây Bắc, trong đó có dân tộc Thái.
Cuốn: “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, nhà nghiên cứu cầm Trọng,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978. Công trình mang tính chất tổng quan về lịch sử
cư trú, văn hoá, xã hội, kinh tế của ngưòi Thái ở Tây Bắc từ khi di cư vào Việt Nam;
công trình có nhắc tới Mường Lò là quê tổ của người Thái Đen nhưng chỉ khái quát
chung về vùng đất này.
Cuốn: “Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam” của cầm Trọng, Phan

Hữu Dật, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1995; với nội dung là giới thiệu văn hoá Thái
trong lịch sử Việt Nam, sự phân chia thành các vùng văn hoá, các nhóm địa phương,
nơi cư trú, sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt ăn uống, ở, mặc, đi lại, quan hệ gia đình, xã
hội.
Viết về Mường Lò có công trình của hội văn nghệ dân gian Việt Nam
“Tìm hiểu một số tục cúng vía của người Thái Đen ở Mường Lò” của nhóm tác giả
Hoàng Thị Hạnh - Lò Văn Biến - Nguyễn Mạnh Hùng. Hai áng sử thi của ngưòi Thái
là “Quắm tố mương” (kể chuyện bản mường) và “Táy pú xấc” (dõi theo bước đường
chinh chiến của cha ông) là hai tác phẩm đã dựng nên quá trình di cư và sinh sống của
người Thái Đen. Những công trình trên ít nhiều có nghiên cứu về một số mặt của văn


hoá Mường Lò, nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu có hệ thống, chi tiết về văn hoá
truyền thống của người Thái Đen nơi đây. Vì thế đây cũng là một trong những lí do
khiến tôi chọn đề tài và địa điểm này để nghiên cứu ừên cơ sở nghiên cứu sâu thực
trạng văn hoá của người Thái Đen ở Mường Lò hiện nay để có phương hướng đề ra
các biện pháp cụ thể trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của người Thái Đen
trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay là việc làm có ý nghĩa lí luận
mà vừa đáp ứng được nhu cầu của hiện thực.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng những phướng của khoa học lịch sử
như: phương pháp lôgic, phương pháp phân tích tổng hợp.
Ngoài ra còn sử dụng những phương pháp khác nhau như: quan sát, và ghi chép
lại những tư liệu qua truyền miệng trong nhân dân.

5. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm giới thiệu về nét văn hoá truyền thống của người
Thái Đen ở Mường Lò, Yên Bái. Bao gồm giá trị văn hoá vật chất và văn hoá tinh
thần.

Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hoá truyền thống của người Thái Đen ở Mường Lò, vốn đang bị mai một dần trong
quá trình phát triển dưới tác động của nền kinh tế.

6. Đóng góp của đề tài
Khoá luận đi sâu vào việc tìm hiểu về nét sinh hoạt văn hoá của người Thái Đen
ở Mường Lò, là một vùng đất chứa đựng nhiều giá tri văn hoá cổ, là nơi sinh tụ của
nhiều tộc người, với một nền văn hoá dân gian đa sắc thái. Trải qua nhiều thăng tràm
lịch sử, sự tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội ở vùng đất mới cùng với sự giao lưu
văn hoá các dân tộc trên địa bàn đã làm cho văn hoá truyền thống có sự biến đổi. Song
qua thời gian đã chứng minh sức sống lâu bền của các giá ttị văn hoá tiêu biểu của nền


văn hoá lớn. Qua đó để có thể lựa chọn những yếu tố tích cực để lưu giữ và phát huy
trong thời kì mới và loại bỏ các yếu tố lạc hậu không phù họp, đổng thời dự báo xu
hướng phát triển văn hoá dân tộc của người Thái Đen ở Mường Lò.
Khoá luận đóng góp thêm vào nguồn tư liệu cho những người quan tâm nghiên
cứu về văn hoá của người Thái Đen một cách cụ thể và từ đó giúp cho các thế hệ trẻ
đọc và biết về văn hoá dân tộc mình. Góp phần tìm hiểu lịch sử đại phương để giáo
dục các em trong trường học và qua đây cũng là tiếng nói muốn gửi đến các cấp lãnh
đạo của xã, của huyện nhằm có một số phương hướng giải pháp để lưu giữ và khôi
phục lại vốn văn hoá truyền thống của dân tộc trước sự vận động của thời kì kinh tế
thị trường đang có nguy cơ làm mai một đi nền văn hoá dân tộc. Góp phần làm phong
phú bản sắc văn hoá Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

7. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục khoá luận được
chia làm 3 chương, 8 tiết.



Chương 1. Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC GIỮ GÌN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƯỜI THÁI ĐEN Ở MƯỜNG LÒ, TỈNH YÊN BÁI

1.1.

Cơ sở lí luận

1.1.1.

Khái niêm văn hoá
m
Khái niệm văn hóa là một khái niệm đa chiều với nhiều gốc cạnh, cho đến

ngày nay người ta đã thống kê hơn bốn trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Song
các nhà văn hóa đều có chung một nhận định đó là: văn hóa có văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần.
Từ “Văn hóa” bắt nguồn từ tiếng la tinh ở Phương Tây “Cult” ban đầu có
nghĩa là canh tác đất đai và gieo trông thực vật. Sau này với sự phát triển lịch sử thì
văn hóa mang một ý nghĩa mới đó là sự mở rộng kiến thức, bồi dưỡng về thể chất và
tinh thần hay là “trồng trọt tinh thần”.
Sang thế kỷ XVII - XVIII thuật ngữ văn hóa có ý nghĩa là “Canh tác tinh thần
” bên cạnh nghĩa gốc là quản lý nông nghiệp, canh tác nông nghiệp, cho đến tận thế
kỷ thứ XI thuật ngữ “văn hóa” được các nhà nhân loại học Phương Tây sử dụng như
một danh từ chính.
Còn ở Phương Đông thì từ “văn hóa” có ừong đời sống ngôn ngữ rất sớm, trong
Chu Dịch (Trung Quốc) có “quan hồ dĩ nhân hóa thành thiên hạ” nói đến phép tắc để
giải hóa làm cho thiên hạ được khai hóa, theo quan niệm của Trung Quốc lấy học
thuyết Nho Gia là chính với nội dung chủ yếu của văn hóa là: thi, thư, lễ, nhạc. Còn
ừên lĩnh vực chính trị là luôn thường, đạo lý, chế độ lễ nghi và hàng loạt những quan

niệm tập tục lễ giáo.
Theo quan niệm của Chủ nghĩa Mác -Lênin thì “Văn hóa” chỉ gắn liền với con
người và xã hội loài người, con người vừa sáng tạo ra bản thân mình vừa đồng sáng
tạo ra thế giới văn hóa. Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh


Gôta” c Mác đã vạch rõ nguồn gốc của văn hóa gắn liền với sự sáng tạo và năng lực
con người, sự sáng tạo đó bắt nguồn từ lao động chính lao động sáng tạo ra con người
đó chính là hoạt động sản xuất và tái sản xuất ra bản thân con người với tư cách là một
thực thể xã hội. Thể hiện quan hệ giữa con người với con người. Như vậy con người
là tác giả sáng tạo ra văn hóa và mang các giá trị văn hóa truyền từ đời này sang đời
khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác và trong quá trình đó có sự giao lưu, ảnh hưởng
của các nền văn hóa dân tộc.
Định nghĩa UNESCO về “Văn hóa” được đặc trưng bởi diện mạo và tinh thần,
vật chất trí lực, tình cảm...khắc họa tạo nên bản sắc của một quốc gia, cộng đồng, gia
đình, làng xóm...Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật văn chương mà còn cả lối
sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống
tín ngưỡng.
Còn ở Việt Nam cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, có nhiều
quan điểm khác nhau:
Theo giáo sư Đào Duy Anh “Văn hóa” là sinh hoạt, vì văn hóa là sinh hoạt nên
văn hóa của mỗi dân tộc khác nhau, do điều kiện tự nhiên, tính chất địa lý, điều kiện
kinh tế xã hội quy định mà còn có nền văn hóa riêng của mỗi dân tộc.
Theo giáo sư Phan Ngọc Thêm thì “Văn hóa” là hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn
trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng: “Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá
trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình
dựng nước và giữ nước”[7, Tr.16]. Theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là đời sống tinh thần của
xã hội”; “Văn hóa là hệ thống các giá trị truyền thống, lối sống”; “Văn hóa là năng lực

sáng tạo” của một dân tộc.
“Văn hóa là bản sắc” của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Vì vậy, có thể nói rằng văn hóa là một khái niệm mở, là một phạm trù rộng lớn


phong phú và đa dạng, các định nghĩa khác nhau về văn hóa đã đưa ra không nhằm
bài trừ nhau mà bổ sung cho nhau làm khái niệm văn hóa càng ừở nên đày đủ, toàn
diện hơn.

1.1.2.

Khái niêm bản sắc văn hóa
Bản sắc văn hóa dân tộc nếu nói theo triết tự thì “bản” là gốc, “sắc” là mầu có

nghĩa là mầu sắc ban đầu chưa bị pha ừộn gọi là bản sắc. Theo tạp trí cộng sản (số 13
-1997) đặc thù của bản sắc riêng biệt của đời sống sinh hoạt của xã hội của mỗi cộng
đồng, dân tộc từ cách ăn mặc, ở, đi lại... cho đến chiều sâu tâm hồn, tư duy và lối sống
ứng xử.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh
hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp nên trong lịch sử đâu ừanh hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước. Vì thế, nó kết tinh những gì đặc sắc, đẹp nhất, độc đáo
nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, biểu hiện những giá trị đó là lòng yêu nước,
ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình,
làng xóm, Tổ quốc, đức tính càn cù trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản
dị trong lối sống.
Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa
dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất
nước, các giá trị đặc trưng mang tính bền vững, trường tồn.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hiểu một cách đa chiều cóc cách nhìn
thuận chiều và ngược chiều vì vậy mà bản sắc văn hóa Việt Nam gồm các nội dung

sau:
Lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, lòng tự hào, tính
khiêm nhường, giữ gìn nhân phẩm, coi trọng thực tiễn, giản dị thanh lịch trong lối
sống. Như vậy, bản sắc văn hóa dân tộc được hiểu là những giá trị có tính lịch sử, trải
qua hàng nghìn năm lịch sử văn hóa Việt Nam đã vượt qua thế bị động để tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm bản sắc văn hóa của mình.


Văn hóa dân tộc Việt Nam đã trải qua quá trình lịch sử lâu dài, nhân dân đấu
ừanh chống kẻ thù không chỉ bằng súng đạn, vũ khí mà còn cả văn hóa, văn hóa là
một vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù. “Văn hóa” và “Dân tộc” là hai phạm trù
khác nhau nhung có liên quan chặt chẽ với nhau về văn hóa vì mỗi dân tộc có sự khác
nhau về văn hóa, có bản sắc riêng của dân tộc mình. Vì vậy, đánh mất bản sắc riêng là
đánh mất dân tộc.
Dân tộc Thái Đen ở Mường Lò - Nghĩa Lộ là một bộ phận trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Thái Đen nói riêng. Trải qua hàng ngàn năm
sinh sống, đấu tranh những nét văn hóa dàn được hình thành và phát triển. Ngoài
những nét chung của dân tộc Việt Nam, cộng đồng dân tộc Thái còn mang những đặc
thù riêng của mình.
Bản sắc văn hóa Thái là những nét văn hóa vật chất và tinh thần truyền từ đời
này sang đời khác và trở thành phong tục, tập quán ăn sâu, bám rễ vào từng nếp nghĩ,
lối sống của người Thái Mường Lò. Như vậy, bản sắc văn hóa Thái bao gồm có văn
hóa ẩm thực, ở, mặc và các loại hình tín ngưỡng, các loại hình văn hóa dân gian.

1.1.3.

Cẩu trúc văn hóa
Do có nhiều cách trong việc tiếp nhận nghiên cứu văn hóa, cho nên có nhiều

quan điểm khác nhau về cấu trúc văn hóa. Một số tác giả chia văn hóa thành: Văn hóa

vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tỉnh thần hay văn hóa tư tưởng...song, cách tiếp
cận phổ biến nhất và thường được nhiều người thừa nhận hon cả là cách tiếp cận chia
văn hóa thành hai lĩnh vực: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, từ đó có các dạng
tồn tại của văn hóa (văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) chính là cơ sở của cách
phân chia này.
Văn hóa vật chất: là toàn bộ những giá trị của con người được thể hiện trong các
sản phẩm vật chất do xã hội tạo ra, kể cả từ liệu sản xuất cho đến các tư liệu lao động
của xã hội. Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, các sản phẩm do xã
hội tạo ra cũng khác nhau, phản ánh các giai đoạn khác nhau của xã hội... Những sản
phẩm vật chất của con người được tạo ra như đồ ăn, đồ mặc, đồ sinh hoạt hàng ngày,


phương tiện đi lại...là những giá trị văn hóa vật chất. Cùng với quá trình lao động sản
xuất hoạt động khoa học, con người không ngừng chinh phục tự nhiên, tôn tạo nên
những cảnh đẹp thiên nhiên để chúng ừở thành những danh lam thắng cảnh, những kỳ
quan phục vụ chính con người đó là Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Nhã nhạc cung
đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên... những giá trị văn hóa vật chất ngày các phong
phú theo sự phát triển của xã hội.
Văn hóa tinh thần là toàn bộ giá trị của đời sống tinh thần, bao gồm khoa học và
các mức độ áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất và sinh hoạt, trình độ học
vấn, giáo dục, y tế, nghệ thuật, chuẩn mực đạo đức ừong hành vi của các thành viên
ừong xã hội, trình độ phát triển nhu cầu của con người. Văn hóa tinh thần con người
thể hiện trong phong tục tập quán, trong những phương thức giao tiếp và ngôn ngữ.
Việc phân chia văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần chỉ là tương đối, không thể
tách biệt giữa các lĩnh vực. Bởi lẽ ngay ừong văn hóa vật thể lại có văn hóa phi vật thể
và ngược lại. Những giá trị văn hóa thường găn với cá nhân đó là thể hiện tính xã hội,
cá nhân tạo ra sản phẩm văn hóa dựa trên những cơ sở xã hội nhất định, giá trị văn
hóa của cá nhân cũng mang tính xã hội, có tính xã hội khi được xã hội công nhận. Cho
nên văn hóa mang tính xã hội cùng với lịch sử các giá ừị văn hóa lưu truyền qua các
thế hệ tạo nên bản sắc văn hóa của các dân tộc và khẳng định sự tồn tại của dân tộc ấy.

Chủ nghĩa Mác - Lênin coi văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần có quan hệ
biện chứng, thúc đẩy nhau cùng phát triển, khi xã hội phát triển nhu cầu vật chất tăng
lên, sự sáng tạo ra các giá trị vật chất kéo theo nhu càu tinh thần cũng phát triển, nhu
cầu tỉnh thần tới một mức độ nhất định tác động ừở lại làm cho nhu cầu vật chất phát
triển cao hơn. Do vậy, những sáng tạo vật chất và tinh thần có tác động thúc đẩy nhau
cùng phát triển.
1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1.

Khái quát về Mường Lò và người Thái Đen ở Mường Lò

1.2.1.1.

Khái quát về Mường Lò, tỉnh Yên Bái

* Điều kiện tự nhiên


Cánh đồng Mường Lò - vựa lúa thứ hai của khu vực Tây Bắc thuộc huyện Văn
Chấn và Thị xã Nghĩa Lộ của tỉnh Yên Bái. Mường Lò nổi tiếng với “gạo ừắng nước
trong”, nơi từ lâu được nhắc đến là một trong bốn cánh đồng lớn của miền Tây Bắc
qua câu nói quen thuộc “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” (tức là Mường Thanh
- Điện Biên, Mường Than - Than Uyên và Mường Tấc - Phù Yên). Nơi đây còn biết
đến là cái nôi của người Thái Tây Bắc.
Mường Lò thuộc phía Tây của tỉnh Yên Bái là nới có địa hình đa dạng với nhiều
con suối, mương, ngòi. Là nơi được hình thành do sự chênh lệnh về độ cao của các
dãy núi và sự chia cắt đột ngột của dãy Hoàng Liên Sơn từ Nghĩa Lộ đến đèo Lũng
Lô, nơi có đường Yên Bái - Sơn La chay qua, những vùng đồi thấp và nùi thấp tỏa
rộng từ hữu ngạn sông Hồng tới tả ngạn sông Đà tạo ra những thung lũng và được phù

xa bồi lấp khá rộng ở Tú Lệ, Gia Hội và Mường Lò.
Cánh đồng Mường Lò rộng khoảng 2300 ha, dốc dần từ phía nam xuống phía
bắc. Độ cao tuyệt đối so với mực nước biển từ 260 đến 280 mét. Cao nhất của vùng
lòng chảo là địa bàn xã Phúc Sơn, Thạch Lương (thuộc huyện Văn Chấn), thấp nhất là
xã Sơn A, Sơn Lương (thuộc Thị xã Nghĩa Lộ). Mường Lò được thiên nhiên ưu đãi
với hệ thống sông ngòi phong phú chảy vào cánh đồng như: Ngòi Thia (156km) phàn
chảy vào lòng chảo là 20km, bắt nguồn từ xã Phúc Sơn kết thúc tại xã Sơn Lương;
Ngòi Nậm Tăng; Ngòi Nhì; ngòi Nậm Đông (Ngòi Nung); ngòi Min (Gia Hội). Các
suối, ngòi này là nguồn thủy sinh cho việc cấp nước ở cánh đồng Mường Lò - cũng là
nơi có tổng chữ năng về điện khá lớn, cung cấp thức ăn về thủy sản. Toàn bộ vùng
lòng chảo Mường Lò là đất phù xa của các con sông ngòi bồi tụ từ xa xưa (thời cổ).
Đất vùng ven lòng chảo là đất diệp thạch (được phân hóa từ cây) và sa thạch (được
phân hóa từ đá) do đất ừôi từ núi sau những ừận mưa. Đất đai ở Mường Lò vì thế chủ
yếu là đất phù sa, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, thâm canh
mùa vụ của đồng bào ở nơi đây.
Khí hậu nơi đây mang tính chất á nhiệt đới. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa


mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường gây lũ lụt), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau (lượng mưa ít, thời tiết khô hanh, do đó mùa đông ở đây lạnh nhưng không
ẩm ướt). Cũng do địa thế của vùng lòng chảo nên ở đây ít có bão lớn mà chỉ có lốc
cục bộ hoặc lũ quét.
Đặc điểm khí hậu như trên có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như tập
quán của người Thái nơi đây, nhất là văn hóa mặc. Khí hậu nơi đây phù họp cho việc
trồng cây bông, cây chám, cây dâu - nguyên liệu chính để làm ra ừang phục, thêm vào
đó người Thái có tập quán trồng cây chàm, cây hỏm quanh nhà để làm nguyên liệu
nhuộm sợi vải bông. Trang phục được làm từ các loại vải có chất liệu làm từ đay, lanh,
tằm, bông...được người dân ưu tiên sử dụng vì phù họp với khí hậu nơi đây.
Cư dân sinh sống chủ yếu tập trung quanh vùng chảo Mường Lò nhưng thuộc
địa giới hành chính của huyện Văn Chấn và Thị xã Nghĩa Lộ. Huyện Văn Chấn thuộc

phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, phía Đông giáp
huyện Trấn Yên, phía Tây Nam giáp huyện Trạm Tấu, phía Nam giáp huyện Thanh
Sơn tỉnh Phú Thọ và huyện Phù Yên tỉnh
Sơn La. Huyện Văn Chấn có diện tích tự nhiên 122.390,6 ha, dân số trên 145.000
người, gồm 13 dân tộc anh em sinh sống trong đó người Kinh (Việt) chiếm 42%,
người Thái chiếm 23% ngoài ra còn một số dân tộc khác như, Tày, Mông, Dao. Huyện
Văn Chấn gồm 31 đơn vị hành chính trực thuộc: 28 xã, 3 thị trấn với 351 thôn, bản, tổ
dân phố. Văn Chấn được chia làm hai tiểu vùng: vừng ừong gồm 23 xã - thị trấn lấy
Đèo Ách làm ranh giới; vùng ngoài gồm 8 xã. Người Thái Đen sinh sống tại một số xã
của huyện Văn Chấn quanh cánh đồng Mường Lò như: Phù Nham, Sơn Thịnh, Hạnh
Sơn, Phúc Sơn, Sơn A, Thạch Lương, Gia Hội. Phần còn lại của vùng lòng chảo cánh
đồng Mường Lò thuộc địa giới của thị xã Nghĩa Lộ.
Nghĩa Lộ là một thị xã miền núi, là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội vùng
phía Tây của tỉnh Yên Bái. Thị xã cách thành phố Yên Bái khoảng hơn 80km đường
quốc lộ 32. Phía Bắc, phía Đông, phía Nam giáp huyện Văn Chấn, Phía tây giáp


huyện Trạm Tấu của tỉnh. Với diện tích 2966,6 ha, dân số 25.486 người cư trú trên địa
bàn 4 phường (Trung Tâm, cầu Thia, Pú Chạng, Tân An) và 3 xã (Nghĩa An, Nghĩa
Phúc, Nghĩa Lợi). Thị xã có 17 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc
Thái chiếm 44,57%, dân tộc Kinh chiếm 43,35%.
Quá trình lịch sử và sự thay đổi địa giới hành chính, Mường Lò nằm trong địa
giới huyện Văn Chấn và sau này lại thuộc cả hai đơn vị hành chính là thị xã Nghĩa Lộ.
Như vậy, khi nhắc đến Văn Chấn - Nghĩa Lộ là nói đến Mường Lò. Mường Lò trở
thành điểm kết nối, hội tụ, kết tinh văn hóa đậm nét, riêng có của người Thái Đen ở
Yên Bái nói riêng và trung tâm văn hoá của người Thái Tây Bắc Việt Nam nói chung.
* Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội
Nằm trong khu vực hội tụ đông dân tộc anh em, khu vực Mường Lò có 17 dân
tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Thái chiếm số đông, cùng một số dân tộc khác
như dân tôc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Mường, Mông, Dao, Khơ Mú... cư dân của

Mường Lò mang đặc trưng của cư dân thành thị miền núi Tây Bắc.
về nông - lầm nghiệp: Mường Lò là một trong bốn cánh đồng lớn của Tây Bắc.
Cánh đồng Mường Lò rộng lớn, bằng phẳng, đất đại màu mỡ, khí hậu ôn hòa rất thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp với nhiều loại gạo ngon, đặc sản. Đây là điều kiện
thuận lợi cho việc định cư, tụ cư và sinh sống lâu đời của người Thái Đen nơi đây
cũng như các dân tộc anh em khác.
Trong sản xuất nông nghiệp, đồng bào đã tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ,
giống cây trồng, công tác khuyến nông được cán bộ địa phương đẩy mạnh, áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy năng xuất một số loại cây trồng
nhất là cây lúa tăng nhiều so với những năm trước đây. Sản xuất lâm nghiệp quy mô
nhỏ.
về tiểu thủ công nghiệp: Các ngành nghề thủ công truyền thống tiêu biểu là dệt
vải thổ cẩm, chế biến gỗ, các ngành cơ khí sửa chữa, cớ khí xây dựng, sản xuất vật
liệu xây dựng, sản xuất nước sạch., cũng đã từng bước có sự phát triển.


Dệt thổ cẩm với các sản phẩm đa dạng như vải, chăn, quàn áo, túi, khăn, và các
loại đệm bông lau, bông gạo, đệm ghế, gối... trước đây chỉ phục vụ cho sinh hoạt cá
nhân và cho gia đình nay đã trở thành hàng hóa. Chế biến gỗ mỹ thuật cũng là một
trong những ngành nghề mới được hình thành. Các ngành nghề may mặc, xay xát, chế
biến lương thực, thực phẩm có bước phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu của vùng và
khu vực lân cận. Tuy nhiên, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có quy mô, giá trị
sản xuất còn nhỏ bé, chưa có thị trường ổn định, chưa tạo được một thương hiệu riêng
cho sản phẩm của vùng.
về thương mại - dịch vụ, du lịch: Đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của vùng, có
nhiều tiền năng phát triển. Với vị trí là trung tâm giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa
của khu vực, các cửa hàng và chợ đã hình thành nên một hệ thống thương mai khá sôi
động ở khu vực này. Từ lâu, miền đất này đã trở thành một trong những trung tâm
kinh tế - văn hóa tương đối sầm uất ừong tỉnh và các khu vực lân cận. Thời kỳ thực
dân Pháp cai trị năm 1935, chợ Nghĩa Lộ đã được xây dựng trở thành chợ lớn thứ hai

của tỉnh Yên Bái. Sau khi thị xã được tái lập, chợ Mường Lò đã được quy hoạch, đầu
tư xây dựng lại trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn của tỉnh Yên Bái.
Hàng hóa ở đây khá phong phú, đa dạng. Bên cạnh những sản phẩm công nghiệp hiện
đại còn có rất nhiều nông sản, sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ cho nhu cầu
thiết yếu của nhân dân và trao đổi thương mại. Có thể gọi chợ Mường Lò là chợ đầu
mối vì phần nào đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa trong vùng và khu vực
lân cận.
Dịch vụ du lịch có nhiều tiềm năng đặc biệt khi Mường Lò là điểm đến nằm
trong Chương trình du lịch về cội nguồn của 3 tinh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Dịch
vụ y tế, văn hóa, giáo dục bước đầu được mở rộng trong những năm gần đây.
Văn hóa - xã hội: Cùng với sự phát triển về kinh tế, các mặt văn hóa xã hội ở
Mường Lò đạt trình độ phát triển khá cao. Khu di tích lịch sử Căng - Đồn Nghĩa Lộ đã
được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, là nhà tù (căng)


giam giữ tù chính trị của thực dân Pháp. Đây không chỉ là nơi tưởng niệm mà còn là
một điểm du lịch thu hút du khách đến tìm hiểu truyền thống lịch sử cách mạng, văn
hóa của địa phương; Bảo tàng Yên Bái - Chi nhánh Nghĩa Lộ, Khu tưởng niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã được công nhận là một trong hệ thống Bảo tàng Hồ Chí Minh cả
nước. Nhiều thôn, bản, tổ dân phố đã có nhà văn hóa. Nhìn chung đời sống vật chất
tinh thân của đồng bào các dân tộc trên địa bàn khu vụ đã được cải thiện ữong những
năm gần đây, song tỷ lệ hộ nghèo cũng còn khá cao (năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo theo
tiêu chí mới còn chiếm đến 31,7%).
Ở Mường Lò cùng với đa số người dân theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cha mẹ
và những người có công với quê hương, đất nước còn một bộ phận giáo dân theo đạo
Công giáo. Với chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của Đảng và
Nhà nước, mỗi người dân theo tôn giáo cũng như không theo tôn giáo ở Mường Lò
đều lấy mục tiêu sống đoàn kết, tương thân, tương ái, chung sức, chung lòng xây dựng
quê hương đất nước.
Là một miền đất giàu truyền thống văn hóa, Mường Lò được coi là xứ sở của

nhiều lễ hội, cái nôi tạo nên sắc thái văn hóa khá riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc,
nhất là mỗi khi Tết đến Xuân về, mùa màng thu hoạch xong xuôi. Lễ hội nào cũng
chứa đựng một tâm tưởng vừa kín đáo, vừa lan tỏa, bao trùm lên nó là sự thờ cúng,
tôn vinh các vị thần linh, các siêu nhân có công với bản, với quê hương, đất nước, với
tổ tiên. Lễ hội cũng là dịp giải trí, vui chơi giao lưu, củng cố tình làng xóm, từ lễ hội
này trai gái được giao duyên, nhiều đôi nên vợ, chồng. Lễ hội đã góp phần bồi đắp và
phát triển ý thức cộng đồng. Ở đây có những lế hội đặc sắc như lễ hội hoa ban, lễ hội
“lồng tồng” (hội xuống đồng), lễ hội “xên hươn - xên bản - xên mường” (cúng nhà,
cúng bản, cúng mường) cầu cho sức khỏe, làng bản ấm no, mùa màng bội thu, mưa
thuận gió hòa, trâu bò đầy chuồng, thóc lúa đầy nhà...; lễ hội trò chơi, lễ hội ẩm
thực...gắn liền với lễ hội là các trò chơi truyền thống của các dân tộc như kéo co, ném
còn, đánh yến, đu chà... Những trò chơi không chỉ vui, hứng thú mà còn có ý nghĩa


giao duyên, tỏ tình đậm đà.
Mỗi dân tộc ở Mường Lò có một bản sắc văn hóa riêng, độc đáo nhưng luôn
song hành hoặc hòa quyện với nhau tạo nên một vùng đất đậm chất văn hóa đặc sắc
mà ít nơi có được đó là văn hóa Mường Lò.
* Vài nét về lịch sử Mường Lò
Theo các nhà nghiên cứu khoa học về sự thiên di của các ngành Thái Tây Bắc
Việt Nam, về người Thái ở Tây Bắc Việt Nam..., đặc biệt qua hai cuốn sử thi của
người Thái đen: “Quắm tố mương” (kể chuyện bản mường) và “Táy pú xấc” (dõi theo
bước đường chinh chiến của cha ông), vào khoảng thế kỷ XI - XII ngành Thái Đen do
Tạo Xuông và Tạo Ngần dẫn đường cư trú từ Mường Ôm, Mường Ai đến Mường Lò
cư trú. Đoàn người đã đặt chân đầu tiên đến Mường Min (này là xã Gia Hội huyện
Văn Chấn tỉnh Yên Bái) rồi vào vùng lòng chảo Mường Lò rộng lớn. Thuở ấy, Mường
Lò còn là vùng đất mênh mông hoang vắng. Tổ tiên người Thái Đen đã dừng lại đây
sinh sống và cùng nhau khai phá thành ruộng đồng.
Tạo Xuông, Tạo Ngàn xuống dựng Mường Lò Luông. Cùng theo có các họ
Lò, Lường, Quàng, Lèo, Tòng. Những họ này tôn họ Lò làm chủ... Xây dựng xong

Mường Lò, Tạo Ngần về Mường Bò Té. Còn Tạo Xuông ở lại, lấy vợ sinh con là Tạo
Lò. Tạo Lò lấy vợ sinh ra bẩy người con trai là: Ta Đúc, Ta Đẩu, Lặp Li, Lò Li, Lạng
Ngạng, Lạng Quang và Lạng Chượng...Tạo Lò chia đất cho các con đi làm chúa. Ta
Đúc ăn Lò Luông; Ta Đẩu ăn Lò Cha; Lặp Li ăn Lò Gia; Lò Li ăn Mường Min; Lạng
Ngạng ăn Mường Vân, Mường Vành; Lạng Quang ăn Xí xam bản Lọm...Riêng Lạng
Chượng là con út Tạo Lò không có mường để “ăn”...Chúa Lạng Lượng...triệu tập binh
tướng, dân chúng, kéo nhau đi tìm mường...
Khi người Thái Đen xuất hiện ở Mường Lò, vùng lòng chảo này đã được chia
làm ba vùng: Mường Lò Luông (tức là Mường Lò Lớn là nơi trung tâm của vùng lòng
chảo, cũng là trung tâm của toàn châu mường); Mường Lò Gia (gọi tắt là Mường Gia)
và Mường Lò Cha (gọi tắt là Mường Cha). Và do đó Mường Lò là Mường Xam Lò


(Mường Ba Lò). Ngoài phạm vi vùng lòng chảo, Mường Lò còn gồm những mường
nhỏ khác như Mường Hồng, mường Hằng (này thuộc huyện Trấn Yên - Yên Bái);
mường Nặm, mường Piu (nay là xã Thượng Bằng là huyện Văn Chấn, tinh Yên Bái,
mường Mẻng, mường Pục (nay thuộc xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái);
mương Min (nay là xã Gia Hội, huyện Văn Chấn; mường Lùng (nay là xã Tú Lệ,
huyện Văn Chấn).
Trong lịch sử người Thái Đen, Mường Lò là noi sinh quán của Lò Lạng Chượng
- người sau này dẫn dắt người Thái Đen đi chinh phục những vùng đất mới: vùng
Sông Đà, sông Mã và xâm nhập sâu hơn nữa những vùng đất đai miền Tây Bắc, kết
thúc bằng việc dựng mường trung tâm ở cánh đồng Mường Thanh ngày nay là Điện
Biên, biến nơi đây thành nơi thu hút người Thái từ nhiều miền về hội tụ cư trú. Đến
bây giờ người Thái Đen vẫn giữ được tập tục mỗi khi cha mẹ, ông bà qua đời đều đưa
hồn người chết trở lại quê Mường Lò quê tổ rồi mới tiếp tục về với Đẳm (tổ tiên) ở cõi
ừời.
Các tác phẩm của người Việt như “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại Việt sử
ký toàn thư” của Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê, “Kiến văn tiêu lục” của Lê Quý
Đôn, “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc Sử quán triều Nguyễn, hay những tác phẩm

về địa dư: Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ; Tên làng xã và địa dư các
tỉnh Bắc Kỳ...đều không nhắc tới địa danh Mường Lò. Nhà nghiên cứu cầm Trọng còn
có tên là Văn Chấn. Đinh Xuân Vịnh lại cho rằng Mường Lò là thổ âm của châu Văn
Chấn, tỉnh Hưng Hóa xưa. Như vậy, Mường Lò có liên quan đến một địa danh hành
chính Nhà nước là Văn Chấn.
Thời Hùng Vương, Văn Chấn thuộc bộ Tân Hưng, đến thời Âu Lạc thuộc bộ
Giao Chỉ. Qua hàng nghìn năm Bắc thuộc và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền, Lê nhiều
lần thay đổi phiên hiệu, đến thời Lý Văn Chấn thuộc đất Châu Đăng. Đời họ Trần gọi
là đạo Đà Giang. Năm Quang Thái thứ 10 (1937) đời Trần Thuận Tông lại đổi thành
trấn Thiên Hưng. Thời thuộc Minh thuộc đất hai châu trực lệ là Gia Hưng và Quy hóa.


Năm 1469, Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước để thống nhất các phủ, huyện và
các đạo thừa tuyên. Lúc này huyện Văn Chấn cùng các huyện Trấn Yên, châu Văn
Bàn nằm trong địa phận phủ Quy Hóa, đạo thừa tuyên Hưng Hóa. Năm 1940, đạo
thừa tuyên Hưng Hóa đổi thành xứ Hưng Hóa. Đến triều Nguyễn, Văn Chấn thuộc
vùng Thập Châu tỉnh Hung Hóa, sau đó là vùng Tam tổng Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Hung
Hóa. Thời thuộc Pháp, châu Văn Chấn thuộc hạt Nghĩa Lộ, tỉnh Lào Cai. Ngày 11
tháng 4 năm 1990 thực dân Pháp đã lấy các hạt Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái và châu
Lục Yên của tỉnh Tuyên Quang để thảnh lập tỉnh Yên Bái. Châu Văn Chấn lúc này lại
trở thành một huyện của tỉnh Yên Bái. Qua nhiều làn thay đổi địa dư hành chính, từ
tháng 5 năm 1955 đến tháng 8 năm 1991. Văn Chấn chính thức trở thành một trong 7
huyện của tỉnh Yên Bái. Năm 1995, thị xã Nghĩa Lộ được thành lập thuộc tỉnh Yên
Bái trên cơ sở thị trấn Nghĩa Lộ và một phần thuộc huyện Văn Chấn. Huyện Văn
Chấn tách khỏi thị xã Nghĩa Lộ và xây dựng trung tâm huyện tại khu vực xã Sơn
Thịnh.
Đất Mường Lò cổ ngày trước rất rộng trên cả bốn huyện phía Tây của tỉnh Yên
Bái, không riêng ở vùng lòng chảo Mường Lò; bởi vậy mà địa bàn cư trú của người
Thái rất rộng. Cùng với người Thái, các dân tộc anh em khác cùng cư trú đã tạo ra một
vùng văn hóa đa sắc màu, phong phú và đặc sắc. Mường Lò ngày này không chỉ còn

là một vùng đất cổ giàu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái, du lịch nhân văn và
văn hóa tộc người mà còn là vùng đất lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa cổ truyền
mang tính chất nguyên sơ của văn hóa truiyền thống.

1.2.1.2.

Người Thái Đen ở Mường Lò

* Tên gọi, dân sổ và sự phân bổ dân cư
Ở Yên Bái, tên người Thái được dùng chính thức và phổ biến. Người Thái còn
tự gọi mình là “Táy”, “Táy Khao' là Thái Trắng, “Táy Đăm” là Thái Đen.
Người Thái ở Yên Bái có khoảng 41.000 người chiếm 6,1% dân số toàn tỉnh.
Riêng ở Mường Lò tập trung khoảng 90% tổng dân số người Thái ở Yên Bái, một số ít


còn lại cư trú ở huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải.
Người Thái Đen sống tập trung tại các bản xung quanh cánh đồng Mường Lò
men theo những con suối, thuộc địa giới hành chính của một số xã vùng trong của
huyện Văn Chấn và địa bàn của thị xã Nghĩa Lộ. Người Thái ở Mường Lò cũng sống
xen kẽ với một số dân tộc khác như: H'Möng, Dao, Hoa, Mường, Khơ Mú, Kinh... do
đó cũng chịu sự tác động và ảnh hưởng qua lại nhất định về văn hóa, kinh tế, xã hội.
Mặt khác một số bộ phận người Thái Đen sinh sống ở khu vực thị xã Nghĩa Lộ,
đặc biệt ở các phường và các khu trung tâm gàn trục đường giao thông chính, đã ít
nhiều bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa. Tuy vây, đa số người Thái Đen noi đây
vẫn giữ được những nét văn hóa cơ bản của dân tộc mình và bảo tồn chứng trong
những nếp nhà sàn, trong từng thiết chế thôn bản.
* Lịch sử cư trú
Với những điều kiện về địa hình, đất đai, khí hậu thuận lợi, vùng Văn Chấn,
Nghĩa Lộ từ rất sớm có người cư trú.
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện những hóa thạch của một số loại động vật như

lợn rừng, hươu và một số di vật đá cuội, trong đó có một công cụ thuộc thời kỳ văn
hóa Hòa Bình tại hang Thẩm Thoóng (xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.
Theo truyền thuyết và ký ức của những người cao tuổi người Thái Đen sinh
sống nơi đây luôn tự hào về địa bàn cư trú lâu đời của tổ tiên mình. Ngày nay, các nhà
khoa học đã khẳng định người Thái Đen ở Tây Bắc Việt Nam là kết quả của cuộc
thiên di mạnh mẽ vào Tây Bắc khoảng đầu thiên nhiên kỷ thứ II sau công nguyên.
Như nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn đã nhận định về cuộc thiên di này: “nằm
trong cuộc thiên di lớn của tổ tiên người Thái vào Đông Dương, là một diễn biến lịch
sử lớn lao,làm đảo lộn toàn bộ tình hình phân bố dân cư miền Tây Bắc Việt Nam cũng
như ừên bán đảo Đông Dương”.
Trong bối cảnh lịch sử ấy người Thái Đen phải tiếp xúc với nhiều loại hình ngôn
ngữ, văn hóa của các dân tộc khác. Do vậy, họ vừa phải bảo lưu gìn giữ những yếu tố


cơ bản đặc trưng nhất của dân tộc mình và có sự tiếp thu chọn lọc những yếu tố khác
của các dân tộc khác mình. Vì vây, đã hình thành quy luật phổ biến về sự phát triển
văn hóa lịch sử của tất cả người thuộc nhóm tiếng Thái như nhà nghiên cứu cầm
Trọng đã nói: “từ một cội nguồn chung ngôn ngữ, văn hóa dàn vỡ ra để tạo thành từng
luồng lan tỏa đi khắp nơi. Đen khi ngưng tụ tại nơi nào đó thì địa văn hóa mang mầu
sắc Thái xuất hiện”.
Người Thái Đen ở Mường Lò cũng không nằm ngoài quy luật ừên. Chỉ khác là
Mường Lò chính là địa điểm cư trú đầu tiên ở Việt Nam của người Thái Đen và từ đây
họ tiếp tục chiếm lĩnh toàn bộ vùng Tây Bắc, sau đó chàn xuống khu vực sông Mã qua
Lào vào vùng Thanh, Nghệ. Như vậy, Mường Lò la quê tổ của người Thái Đen ở Tây
Bắc. Trong dân gian người Thái Đen thường nói “Pay Mường Lò” - đi về Mường Lò
là nghĩa hướng về tổ tiên, quê tổ. Do vậy, càng minh chứng cho “màu sắc địa văn hóa”
của vùng đất này của vùng đất này thêm đậm nét. Tuy nhiên, dù khẳng định thời gian
sinh sống ở Mường Lò của người Thái Đen từ rất sớm (khoảng thế kỷ XI - XII) nhưng
họ lại không phải là cư dân đầu tiên có mặt ở Mường Lò. Như các nhà nghiên cứu đã
chỉ rõ trước khi người Thái Đen đến nơi đây đã có người Xá chủ yếu là Xá Khao (các

cư dân Môn - Khơ me) là dân tộc chủ thể ở Tây Bắc cư trú khắp ba tỉnh Sơn La, Lai
Châu, Nghĩa Lộ và một phần những người Xá này đã hòa hợp với dân tộc Thái sau
này.
Như vậy, lịch sử cư trú của người Thái Đen ở Mường Lò không chỉ bó hẹp trong
phạm vi tộc người mà còn có liên hệ mật thiết với những dân tộc khác. Nhưng ta có
thể dễ nhận thấy đó là sức mạnh về dân số, sự cấu kết cộng đồng, tổ chức bản mường
chặt chẽ, người Thái Đen đã nổi bật lên ở Mường Lò với tư cách là dân chủ thể. Đó
cũng là đặc điểm về sự xen kẽ đa dạng địa hình phong phú của dải đất hình chữ s, từ
đó đã tạo ra đặc điểm về sự xen kẽ của các dân tộc Việt Nam trong 54 dân tộc anh em
nói chung và vùng đất Mường Lò nói riêng.
* Hoạt động kinh tế


Mường Lò - vựa lúa lớn thứ hai của khu vực Tây Bắc, từ lâu đã nổ tiếng với
“gạo trắng, nước trong” qua câu ca:
“Mường Lò gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về”.
Cánh đồng Mường Lò rộng lớn, bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa rất
thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp với nhiều loại gạo ngon, đặc sản (nếp Tú Lệ,
tẻ Mường Lò). Đây là điều kiện thuận lợi cho việc định cư, tụ cư và sinh sống lâu đời
của người Thái Đen nơi đây cũng như một số dân tộc khác. Với truyền thống lâu đời
người Thái Đen ở Mường Lò vẫn giữ được truyền thống canh tác nông nghiệp lúa
nước, đây là hoạt động kinh tế chủ đạo. Người dân nơi đây từ lâu đã có kỹ thuật cao
ừong việc thâm canh tăng vụ, xây dựng hệ thống thủy lợi phù hợp. Trước đây đồng
bào chỉ ừồng lúa nếp một năm một vụ, sau này đồng bào học theo người Kinh đã
trồng lúa tẻ và từ một vụ lên hai vụ ừong năm. Người Thái Đen nơi đây nổi tiếng với
kỹ thuật canh tác như phương pháp “dẫn thủy nhập điền” bằng hệ thống mương - phai
- lái -lịn, mà trong đó chiếc cọn nước là một phát minh lớn của đồng bào trong việc
lợi dụng chính sức nước để đưa nước từ thấp lên cao, phương pháp “Hỏa - canh - thủy
- nậu” (đốt rơm rạ cày bừa ngâm ngấu để cấy) để sản xuất nông nghiệp, hệ thống này

vẫn được đồng bào duy trì nhung không còn chủ đạo thay vào đó là hệ thống thủy lợi
đã được xây dựng kiên cố với trạm bơm và mương bê tông hóa. Tạo nguồn nước cho
sinh hoạt và tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp lúa nước của đồng bào. Ngoài ra
người Thái Đen cũng thực hiện việc xen canh những loại cây ngắn ngày như khoai
lang, ngô vừa làm lương thực ừong những ngày giáp hạt vừa làm thức ăn cho gia súc
Bên cạnh hoạt động kinh tế nông nghiệp người Thái Đen còn duy trì hoạt động
săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá để cải thiện đời sống. Họ tìm nguồn thực phẩm ở các
cánh rừng xung quanh cánh đồng Mường Lò như các loại măng, mộc nhĩ, rau và các
loại thú rừng... những loại thực phẩm này vẫn là một phàn quan trọng đối với cuộc
sống của người dân dù họ đã trồng rau và mua thêm ở chợ. Được thiên nhiên ưu đã


×