Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khoá luận tốt nghiệp tiếp nhận vở kịch hamlet của w shakspeare

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.28 KB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

TRẦN THỊ QUỲNH MAI

TIẾP NHẬN VỞ KỊCH HAMLET
CỦA W.SHAKESPEARE
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

TRẦN THỊ QUỲNH MAI

TIẾP NHẬN VỞ KỊCH HAMLET
CỦA W.SHAKESPEARE
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. MAI THỊ HỒNG TUYẾT

HÀ NỘI, 2019



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận nay, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới TS. Mai Thị Hồng Tuyết – người đã tận tình hướng dẫn và đưa ra nhiều
hướng gợi mở để em có định hướng viết khóa luận tốt nghiệp tốt nhất. Em
cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tập thể thầy cô giáo trong chuyên
ngành Lý luận văn học trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu khóa luận này.
Đây là lần đầu tiên em tham gia nghiên cứu khoa học, kiến thức và kỹ
năng bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của các thầy cô để khóa luận tốt
nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

TRẦN THỊ QUỲNH MAI


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
của TS. Mai Thị Hồng Tuyết. Các số liệu và kết quả trong khóa luận là
chính xác, trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên
cứu nào khác.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
SINH VIÊN

TRẦN THỊ QUỲNH MAI



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÍ THUYẾT TIẾP NHẬN ................. 6
1.1. Khái niệm tiếp nhận văn học..................................................................... 6
1.2. Sự hình thành lí thuyết tiếp nhận trong lịch sử văn học ............................ 8
1.3. Sự giới thiệu và vận dụng lí thuyết tiếp nhận văn học ở Việt Nam ......... 12
Tiểu kết ............................................................................................................ 22
Chương 2: CÁC KHUYNH HƯỚNG TIẾP NHẬN VỞ KỊCH HAMLET
CỦA W.SHAKESPEARE .............................................................................. 23
2.1. Tiếp nhận Hamlet từ lí thuyết xã hội học Marxist ................................... 23
2.1.1. Giới thiệu về lí thuyết xã hội học Marxist ............................................ 23
2.1.2. Hoàn cảnh điển hình và nhân vật điển hình trong Hamlet.................... 24
2.2. Tiếp nhận Hamlet từ đặc trưng thể loại ................................................... 32
2.2.1. Đặc trưng của kịch bản văn học ............................................................ 32
2.2.2. Nhân vật kịch ........................................................................................ 34
2.2.2. Xung đột kịch ........................................................................................ 38
2.2.3. Ngôn ngữ kịch ....................................................................................... 41
2.3. Tiếp nhận Hamlet từ lí thuyết tâm phân học............................................ 44
2.4. Tiếp nhận Hamlet bằng hình thức chuyển thể sang tác phẩm hội họa .... 49
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn bản văn học chỉ thực sự trở thành tác phẩm văn học khi nó được
sự tiếp nhận của người đọc. Tuy nhiên, trong ba trong ba khâu của một tiến
trình văn học: nhà văn - tác phẩm - người đọc thì khâu cuối chỉ thực sự được
lý luận văn học quan tâm vài thập kỷ trở lại đây. Tiếp nhận văn học đưa người
đọc trở thành trung tâm của mối quan hệ ba chiều này. Tiếp nhận văn học có
vai trò to lớn trong việc hình thành lịch sử tác phẩm. Nó làm phong phú thêm
ý nghĩa tác phẩm dựa trên sự cảm nhận, đánh giá khác nhau trong kinh
nghiệm, quan điểm, tư tưởng, trình độ... của mỗi người đọc, mỗi giới đọc, mỗi
thế hệ đọc… Lí thuyết tiếp nhận còn giúp giải quyết một số vấn đề gây tranh
cãi về tác phẩm. Tác phẩm muốn tồn tại thì phải được tiếp nhận và sống trong
xã hội cùng người tiếp nhận. Ngoài ra tiếp nhận văn học còn được xem như
một lĩnh vực góp phần tích cực vào quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ và nền
văn học dân tộc. Những vấn đề như phê bình văn học, tâm lí học tiếp nhận,
cách đọc xã hội, mối quan hệ giữa “tầm đón đợi” và sự tiếp nhận… là những
hạt nhân cơ bản của lý thuyết tiếp nhận văn học. Như vậy có thể coi lý thuyết
tiếp nhận văn học là mọt phần vô cùng quan trọng của lí luận văn học.
1.2. William Shakespeare (1564-1616) là nhà viết kịch và nhà thơ bậc
nhất của nước Anh đồng thời cũng là tác giả danh tiếng nhất trên thế giới.
Không một nhà văn nào có các tác phẩm được nhiều người tại nhiều quốc gia
tìm đọc hơn William Shakespeare bởi những tác phẩm của đại văn hào
Shakespeare không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà còn hiểu rõ bản chất của
con người, đã tạo ra các nhân vật trong các vở kịch mang nhiều ý nghĩa với
sức sống vượt thời gian. Tác phẩm đã đưa tên tuổi Shakespeare sáng chói,
vang dội trên nền văn chương nhân loại chính là kiệt tác bi kịch nổi tiếng
Hamlet.

1



Đây là tác phẩm không chỉ nổi tiếng nhất mà còn là tác phẩm quan trọng
nhất của Shakespeare vì Hamlet là mấu chốt hoán chuyển trong sáng tác của
Shakespeare – mở đầu giai đoạn sáng tác bi kịch của tác giả. Đó là sau hai
mươi lăm năm Shakespeare chìm nổi bôn ba trong xã hôi, có nhiều kinh
nghiệm từng trải về cuộc sống. Nhan đề đầy đủ là Bi kịch Hamlet, Hoàng tử
Đan Mạch (Tragedy of Hamlet, Prince of Denmark), được Shakespeare viết
vào khoảng 1601 và được công diễn vào 1602. Ban đầu, Shakespeare viết
Hamlet theo thể melodrame (kịch tuồng), một hình thức sân khấu thịnh hành
ở nước Anh thời ấy. Nhưng rồi qua nhiều lần trình diễn, ông sửa chữa dần
thành kịch nói. Văn bản được in thành sách vào năm 1623 và được dùng cho
đến ngày nay.
Hamlet là một tác phẩm kinh điển trong nên văn chương nhân loại. Giá
trị tư tưởng, nghệ thuật mà nó mang lại vô cùng lớn lao và ý nghĩa đối với
nhân loại. Nó phơi bày hiện thực tư bản Anh, nói lên nỗi khổ của con người
trong xã hội đảo điên và khát vọng của quảng đại quần chúng nhân dân cho
một xã hội tươi sáng hơn. Khi con người ta còn hơi thở thì giá trị mà mang lại
Hamlet vẫn vẹn nguyên. Nói về tác phẩm này, Lecmontop, nhà thơ người Nga
nổi tiếng thế kỉ XIX từng ca ngợi: “Nếu như Shakespeare vĩ đại thì đó là ở
Hamlet. Nếu như Shakespeare thật là Shakespeare, một thiên tài vô cùng rộng
lớn, đi sâu vào lòng người và những quy luật của vận mệnh, một thiên tài độc
đáo, nghĩa là một Shakespeare không ai bắt chước được, thì đó chính là ở
Hamlet”.
1.3. William Shakespeare là một tác gia quan trọng nên không chỉ được
nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu văn học, các học viện sân
khấu điện ảnh mà có những thời điểm được đưa vào giảng dạy trong chương
trình phổ thông. Đó là chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông thực

2



hiện từ 1956, được chỉnh lý năm 1979, phần văn học nước ngoài lớp 10 có
chọn vở bi kịch nổi tiếng Hamlet để giảng dạy.
1.4. Tác phẩm Hamlet là một tác phẩm văn học kinh điển, được biết đến
rộng rãi và có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều hướng tiếp cận khác
nhau.Vì thế mà đề tài này nhằm chỉ rõ và phân tích một số hướng tiếp cận để
thấy được sự phong phú và phức tạp trong tiếp nhận văn học, ngay cả với
những vở kịch kinh điển.
2. Lịch sử vấn đề
Shakespeare cùng tác phẩm của ông tới độc giả Việt Nam khá muộn (thế
kỉ XX) nhưng điều đó không hạn chế việc nghiên cứu, phân tích ông và tác
phẩm của mình của giới phê bình, học thuật Việt Nam. Shakespeare cùng
những tác phẩm của mình trở thành một đề tài thu hút nhiều sự chú ý và có
một vị trí quan trọng trong nghiên cứu văn học Việt Nam. Đặc biệt là tác
phẩm Hamlet luôn được giới nghiên cứu quan tâm hang đầu.
Khi nghiên cứu về Shakespeare và Hamlet ở Việt Nam thì người thực
hiện tìm được khá nhiều công trình như:
Giáo trình Văn học phương Tây, Đặng Anh Đào chủ biên (1997), NXB
Giáo dục.
Phê bình phân tâm học của Marcelle Marini, do Phương Thủy và
Phương Ngọc trích dịch.
“Khổ vì trí tuệ” hay là bi kịch Hamlet của William Shakespeare – La
Khắc Hòa.
Nghệ thuật xây dựng hình tượng Hamlet của Shakespeare – Nguyễn
Hoàng Tuyên.
Nhân dịp bốn trăm năm Hamlet của Shakespeare – Phùng Văn Tửu.
Yếu tố phản kịch trong lời độc thoại “Sống hay không nên sống” trong
vở Hamlet của Shakespeare – Nguyễn Thị Thắm.

3



Bài viết Câu chuyện báo thù: Mấy cách lý giải Hamlet. Từ kịch bản nêu
lên hướng phê bình kịch hiện đại - Chu Tuyền - PGS. TS Khoa Văn học kịch
Học viện hý kịch Trung ương, Trung Quốc (do Nguyễn Thị Thanh Vân - Viện
Sân khấu – Điện ảnh lược dịch). Trong bài viết này Chu Tuyền đã đưa ra năm
cách tiếp nhận tác phẩm Hamlet: tiếp nhận Hamlet theo chủ nghĩa kết cấu,
tiếp nhận theo phù hiệu học (kí hiệu học), tiếp nhận theo tự sự học, tiếp nhận
theo phân tâm học của Freud và tiếp nhận theo chủ nghĩa nữ quyền.
Ngoài ra, hiện nay trên những diễn đàn, những trang web về sân khấu,
văn học nghệ thuật ta cũng thấy một số bài viết về tác giả Shakespeare cũng
như tác phẩm Hamlet. Tuy số bài viết không nhiều và cũng chưa được thẩm
định, đánh giá rõ ràng nhưng hầu hết những bài này cũng đã đề cập đến vấn
đề mà người thực hiện đang quan tâm, cung cấp một số thông tin hữu ích.
Một số bài viết như:
Hamlet trên Wikipedia.
Tiểu dẫn về Hamlet trên Diễn đàn sân khấu Việt Nam.
Dấu hỏi về Hamlet (Tiểu luận) trên Blog.360.yahoo.com.
Những công trình, những bài viết nêu trên về tiếp nhận Hamlet của
những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, lí luận và phê bình văn học trong và
ngoài nước đều đã chỉ ra nhiều cách tiếp nhận tác phẩm Hamlet giúp tác phẩm
được hiểu toàn diện hơn và có chiều sâu hơn. Tuy nhiên chưa có bài nghiên
cứu nào tổng hợp và đưa ra những cách lý giải tác phẩm. Do đó, trong khóa
luận này, người thực hiện xin được đưa ra và lý giải một vài cách “tiếp nhận”
tác phẩm Hamlet phổ biến hiện nay.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là những cách “tiếp nhận” về
vở kịch Hamlet của W.Shakspeare


4


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chỉ trình bày những hướng tiếp nhận chính tác phẩm Hamlet
của W.Shakspeare: Tiếp nhận Hamlet từ lí thuyết xã hội học Marxist; Tiếp
nhận Hamlet từ đặc trưng thể loại; Tiếp nhận Hamlet từ lí thuyết lí thuyết
phân tâm học; Tiếp nhận Hamlet sang hình thức chuyển thể hội họa.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi muốn làm rõ sự đa chiều trong tiếp nhận
vở kịch Hamlet từ đó thấy được giá trị của vở kịch cũng như sự quan tâm của
độc giả đối với kịch bản văn học này.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tiếp nhận Hamlet từ lí thuyết xã hội học Marxist
- Tiếp nhận Hamlet từ đặc trưng thể loại
- Tiếp nhận Hamlet từ lí thuyết các lí thuyết phân tâm học
- Tiếp nhận Hamlet sang hình thức chuyển thể hội họa
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện khóa luận này chúng tôi thực hiện một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp thống kê
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của
đề tài được triển khai thành 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về lý thuyết tiếp nhận
Chương 2 : Các khuynh hướng tiếp nhận vở kịch Hamlet của W. Shakespeare

5



NỘI DUNG
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÍ THUYẾT TIẾP NHẬN
1.1. Khái niệm tiếp nhận văn học
Trong cuộc sống con người, song song với hoạt động tạo ra giá trị vật
chất để tồn tại và phát triển, con người còn có hoạt động rất quan trọng đó là
tạo ra giá trị tinh thần. Và văn chương nghệ thuật là một trong những dạng
sản xuất của cải tinh thần của con người. Hiểu một cách đúng đắn và nghiêm
ngặt thì xong khâu sáng tác và sửa chữa, việc sáng tạo nghệ thuật mới chỉ
hoàn thành được một công đoạn trong cả một quá trình sản xuất. Ðó là giai
đoạn hoàn thành văn bản tác phẩm. Tác phẩm nghệ thuật được coi là đứa con
tinh thần của nhà văn, nhà văn đã phải thai nghén, mang nặng, đẻ đau thì hoàn
thành văn bản tác phẩm chỉ ứng với lúc đứa con được sinh ra, đứa con chào
đời. Còn sự sống, cuộc đời, số phận của nó như thế nào là chưa nói đến. Số
phận đứa con ấy sẽ được định đoạt như thế nào là tùy thuộc vào nó và xã hội
– những người tiếp nhận nó. Chỉ đến khi được người đọc tiếp nhận tác phẩm
thì hoạt động sáng tạo nghệ thuật mới hoàn tất. Hoạt động sản xuất tinh thần
này cũng giống như hoạt động sản xuất vật chất. “Chỉ có sử dụng mới hoàn
tất hành động sản xuất, mang lại cho sản xuất một sự trọn vẹn với tư cách là
sản phẩm”(C. Mác).
Theo Lev Tolstoi: “Nghệ thuật là một trong những phương tiện cần thiết
để giao tiếp mà thiếu nó nhân loại không thể nào sống được”. Và ông còn chỉ
rõ nghệ thuật là một trong những phương tiện giao tiếp giữa người với người.
Chính quá trình giao tiếp của nghệ thuật là quá trình sử dụng sản phẩm của
nghệ thuật, là quá trình phát huy tác dụng chức năng của nghệ thuật. Quá
trình đó xác định con đường sống hay số phận lịch sử của tác phẩm nghệ
thuật.

6



Sơ đồ của quá trình sáng tác - giao tiếp của văn chương như sau:
Nhà văn > Tác phẩm > Bạn đọc
Bàn về tiếp nhận văn học, chúng ta đã được tìm hiểu ở sách giáo khoa
Ngữ văn lớp 12 – Tập 2 – Chương trình chuẩn, NXB Giáo dục, 2008 viết:
“Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, đắm chìm
trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của
tác giả, thưởng thức cái hay cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo”.
Cùng bàn về tiếp nhận văn học, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 – Tập 2 –
Chương trình Nâng câo, NXB Giáo dục, 2008 viết: “Tiếp nhận là một hoạt
động nắm bắt thông tin trong quá trình giao tiếp”. Trong cuốn: Từ điển thuật
ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2008 viết: “Tiếp nhận văn học là hoạt động
chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự
cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan
điểm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc”.
Nhà nghiên cứu Mĩ Norman Holland cho rằng tiếp nhận “là quá trình cái
tôi đem nội dung vô thức chuyển thành nội dung ý thức”. Và tiếp nhận văn
học hay “cảm thụ nghệ thuật là một nhu cầu thiết yếu của con người trong
chiều hướng con người mong muốn trở thành một chỉnh thể nhân loại tương
đối, thăng bằng, hòa điệu nhịp nhàng để làm chủ môi trường, tạo ra thế thăng
bằng tích cực với môi trường” [10; 129]. Đồng thời cảm thụ văn học còn là
“thực hiện chức năng mở rộng kinh nghiệm vô hạn của con người, sáng tạo
mối liên hệ giữa các thế hệ, cội nguồn của nó, là sự thống nhất giữa cấu trúc
cảm thụ đời sống và cấu trúc tái hiện nghệ thuật, là sự tuân theo quy luật sống
hàng ngày của mọi người, của con người bình thường” [12; 52].
Từ đó chúng ta có thể hiểu tiếp nhận văn học bao hàm các khái niệm
cảm thụ, đồng cảm, thưởng thức, lí giải, xem xét tác phẩm văn học, giữa sáng
tác văn học và tiếp nhận văn học không tách rời nhau. Người tiếp nhận vận


7


dụng tri giác, cảm giác, năng lực cá nhân để hiểu được ý đồ của nhà văn, lĩnh
hội tri thức đồng thời đồng sáng tạo tác phẩm với nhà văn, làm cho văn bản
tồn tại và phát triển. Công việc sáng tác của nhà văn chỉ là hoàn thành tác
phẩm. Chỉ khi nào tác phẩm được người đọc tiếp nhận thì mới hoàn tất. Bởi
hoạt động văn học là một quá trình, phải trải qua nhiều giai đoạn; do đó, đồng
thời với sự xuất hiện của ý thức văn học là ý thức về tiếp nhận.
Sáng tác và tiếp nhận văn học là hai mặt của sự tồn tại tác phẩm văn
chương. Sự tồn tại này cần phải có sự tham gia của người đọc. Đề cao vai trò
của người đọc trong tiến trình tạo nghĩa, sự ra đời của lí thuyết tiếp nhận đã
đánh dấu sự tiến bộ trong việc giải mã những giá trị tiềm ẩn của những tác
phẩm văn chương. Tiếp nhận văn học từ quan điểm lí thuyết tiếp nhận là sự
vận dụng những phạm trù tiếp nhận để nhấn mạnh một cách có ý thức cả chức
năng xã hội và nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Đây là hướng tiếp cận
đang được xem như là một phương pháp nghiên cứu nhiều triển vọng và có
thể phát hiện và lí giải những vấn đề văn chương còn chưa giửi quyết triệt để.
1.2. Sự hình thành lí thuyết tiếp nhận trong lịch sử văn học
Lịch sử văn học không chỉ cho biết lịch sử ra đời của tác phẩm, mà còn
nói về lịch sử tiếp nhận tác phẩm. Trong lí luận văn học, lí luận tiếp nhận là
một lĩnh vực lớn. Tác phẩm văn học được sáng tác ra là nhằm để thưởng
ngoạn, tiếp nhận. Tuy nhiên lí luận văn học từ trước đến nay chủ yếu chỉ tập
trung vào việc nghiên cứu quá trình sáng tác hay nghiên cứu nó tách rời các
quy luật tiếp nhận.
Ở phương Đông, (tiêu biểu là Trung Quốc) lí luận tiếp nhận văn học
truyền thống cho rằng tiếp nhận là sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn đồng điệu “hai
thế giới nội tâm”, “hai khối óc lớn, hai tư tưởng lớn”, giữa chủ thể cá nhân tác
giả với người đọc, “của ý thức (vô thức) tác giả với ý thức (vô thức) người
đọc”. Chẳng hạn như quan niệm tiếp nhận “tri âm” và “kí thác” của Đổng


8


Trọng Thư (Thế kỉ I - TCN). Quan niệm tri âm cho rằng: Nhiệm vụ của việc
tiếp nhận là cảm và hiểu cuộc sống được gợi lên trong tác phẩm như chính tác
giả như câu chuyện Bá Nha - Tử Kỳ, Trần Phồn và Tử Trì hay Nguyễn
Khuyến - Dương Khuê. Trong bài thơ Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến
viết:
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa
Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
Nghĩa là “người tiếp nhận có thế giới nội tâm trùng với thế giới nội tâm
của nhà văn” (Emil Eneken). Quan niệm này khó mà thực hiện được, bởi sự
gặp gỡ tri âm để hiểu mình, hiểu tác phẩm của mình rất khó. Các nhà thơ
Đường từng nói:
Hoàng kim vạn lạng dung dị đắc
Nhân sinh tri kỉ tối nan tầm.
Như vậy, quan niệm truyền thống của phương Đông về tiếp nhận văn
học cho rằng: tiếp nhận là sự bắt gặp giữa hai tâm hồn đồng điệu, bắt nhịp
giữa hai trái tim đập cùng pha, gặp gỡ giữa hai tư tưởng lớn.
Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại cũng đã chú ý đến vấn đề tiếp
nhận của bạn đọc. Vấn đề này đã được đặt ra trong cuốn The Poetics (Nghệ
thuật thi ca), Aristotle đề cập đến karthasis (Thanh lọc), coi là khởi nguyên
của tiếp nhận. Như trong Thi học, “Aristotle cho rằng khi thưởng thức tác
phẩm người đọc cảm thấy thú vị, là vì vừa xem, họ vừa đoán định được tác
phẩm đang nói đến người và việc nào đó ở ngoài đời... Rải rác về sau vẫn
thấy không ít những ý kiến càng nhấn mạnh vai trò của người đọc” [2; 326].
Tuy nhiên, quan niệm của Aristotle chủ yếu là thuyết mô phỏng, tái

hiện, nghĩa là chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa tác phẩm và hiện thực mà

9


thôi. Ngọn nguồn của lí luận tiếp nhận có giải thích học vốn dựa vào “triết
học sự sống” của W. Dilthey và hiện tượng học của E. Husserl. Chủ nghĩa
hình thức Nga, phê bình mới rồi chủ nghĩa cấu trúc... khi nghiên cứu chỉ tập
trung vào những mối quan hệ bên trong, nội tại của chính văn bản tác phẩm,
độc tôn nó. Phê bình mới còn phủ nhận luôn sự tiếp nhận của người đọc, cho
đó đều là những “cảm thụ ngộ nhận”.
Bước sang giai đoạn cận đại, lí thuyết tiếp nhận mới được định hình và
ra đời vào khoảng thập niên 60 của thế kỉ XX từ Đức. Một trong nhưng bậc
tiên phong của lý luận tiếp nhận hiện đại là Ingarden - một triết gia Ba Lan
(1893 - 1970), người đã đề xuất một loạt quan niệm đã trở thành nền tảng cho
các nhà nghiên cứu hiện đại. Ông “coi trọng vai trò tiếp nhận của người đọc”.
Ông cũng là người đã tu chỉnh (trong công trình Về việc nhận thức tác phẩm
văn học nghệ thuật) hai khái niệm cụ thể hóa và tái lập làm thành hai mặt của
việc người nhận tiếp nhận tác phẩm. Đầu những năm 40, ở các công trình của
một đại diện chủ nghĩa cấu trúc trường phái Prague là Felix Vodicka thấy có
một hướng khắc phục hiện tượng siêu hình của R. Ingarden. Felix Vodicka
cho rằng, không phải tất cả những sự cụ thể hóa có thể xét từ góc độ những ý
đồ của cá nhân độc giả, đều có thể trở thành mục tiêu nghiên cứu, mà chỉ có
những sự cụ thể hóa nào cho thấy có diễn ra sự “gặp gỡ” cấu trúc tác phẩm và
cấu trúc các chuẩn mực văn học do thời đại lịch sử cụ thể quy định, những
chuẩn mực mà người tiếp nhận là đại diện. Hai đại biểu của Đức là Hans
Robert Jauss (1921 – 1997) và Wolfgang Iser (1926 – 2007) của trường Đại
học Konstanz là những người mở đường cho nghiên cứu tiếp nhận, còn gọi là
trường phái tiếp nhận Konstanz cho rằng đối với lí luận tiếp nhận thì người
đọc giữ vai trò trung tâm và chi phối một số khái niệm hữu quan khác như:

tầm đón nhận, kinh nghiệm thẩm mĩ, khoảng cách thẩm mĩ…

10


Kết hợp phân tích đồng đại và lịch đại về sự tiếp nhận, H. R. Jauss
đã miêu tả lịch sử tiếp nhận như là quá trình khai triển dần dần tiềm năng
nghĩa ở tác phẩm vốn được hiện thời hóa trong các giai đoạn lịch sử của sự
tiếp nhận. Theo ông, chỉ có nhờ vào trung giới của độc giả, tác phẩm mới hòa
hợp với tầm kinh nghiệm biến đổi của một truyền thống nào đó mà trong
khuôn khổ của nó liên tục diễn ra sự phát triển của tiếp nhận và thụ động, đơn
giản, đến hiểu một cách có phê phán, tích cực; từ chỗ dựa vào các chuẩn mực
thẩm mỹ được thừa nhận đến chỗ thừa nhận các chuẩn mực mới. Tác phẩm
văn học không thể coi như cái hoàn toàn mới, dựa vào những tín hiệu lộ liễu,
hoặc ẩn dấu chứa đựng bên trong, nó tạo cho công chúng một cách tiếp nhận
hoàn toàn xác định, nó kích thích độc giả nhớ lại những gì đã đọc, đưa độc giả
vào một trạng thái xúc cảm nhất định. Cũng theo H. R. Jauss, tương quan giữa
tác phẩm và công chúng không phải chỉ là một chiều mang tính chất quyết
định luận. Có những tác phẩm vào lúc xuất hiện không hướng vào một công
chúng nào thật xác định, nhưng những tác phẩm ấy phá hủy không thương
tiếc tầm chờ đợi văn học quen thuộc, đối với điều kiện đó cần phải có thời
gian để sản sinh một công chúng, một môi trường độc giả có khả năng coi tác
phẩm ấy là “của mình”. Tầm chờ đợi văn học khác với tầm chờ đợi thực tiễn
sống ở chỗ, nó không chỉ bảo lưu kinh nghiệm trước kia, mà còn dự báo khả
năng chưa có, mở rộng không gian hạn hẹp của hành vi xã hội, làm nảy sinh
những mong muốn, nhu cầu mới. Trong cuốn sách xuất bản năm 1970 gồm
11 chương của mình, H. Jauss có viết trong chương thứ nhất – Lịch sử văn
học như là sự khiêu khích với văn học khoa học đã đề cập đến khái niệm
“Tầm đón nhận”. Thuật ngữ này (Erwahrtungshorizont – tiếng Đức, Horizon
d’attente – tiếng Pháp, Horizons of expectations – tiếng Anh) Jauss đã tiếp thu

từ K. Mannheim vào năm 1958, sau đó phát triển và mở rộng thêm nhiều nội
dung khác. Trong cuốn sách năm 1970, Jauss viết: “Tầm đón nhận: Cái hệ

11


thống ra đời trong giây phút lịch sử mà bất kì tác phẩm nào xuất hiện, và được
xây từ hiểu biết trước đây về thể loại, từ hình thức và đề tài của những tác
phẩm có trước, và từ sự đối lập của ngôn ngữ nhà thơ và ngôn ngữ thông
thường”. Nghĩa là Jauss đã xác nhận Tầm đón nhận chính là trình độ và kinh
nghiệm đọc của độc giả. Như vậy ta thấy, Jauss đi theo khuynh hướng nghiên
cứu lý thuyết tiếp nhận trong mối quan hệ xã hội – văn học.
Bên cạnh đó qua bài viết Những giới hạn tiếp nhân “Bà Bovary” ở Việt
Nam (Qua trường hợp các bản dịch), nhà nghiên cứu Phùng Kiên cho rằng
đối với khái niệm Erwahrtungshorizont – tiếng Đức nên hiểu là “Giới hạn tiếp
nhận”. Ông cho rằng nếu theo nghĩa là Tầm đón nhận/ Chân trời chờ đợi (đón
đợi) sẽ không bao quát được hết phương thức, xu thế, nội dung tiếp nhận của
độc giả bằng Giới hạn tiếp nhận. Phùng Kiên viết: “Căn cứ vào những phân
tích này và cách hiểu đối với khái niệm của H. R. Jauss, chúng tôi xin phép
được diễn đạt chữ horizon d’attente (tiếng Pháp) như là giới hạn tiếp nhận
thay cho cách diễn đạt được dịch sát nghĩa từng chữ nhưng có phần hơi mơ hồ
thường gặp là chân trời chờ đợi hay tầm đón đợi”.
Ngoài ra chúng ta có thể bàn đến khái niệm kinh nghiệm thẩm mĩ. Khái
niệm này nói tới một quá trình tiếp thu văn bản của độc giả, trong đó tác
phẩm văn học tồn tại, tác động và chi phối hoạt động đọc của độc giả. Trên cơ
sở đó hình thành khoảng cách giữa người đọc và tác phẩm, chúng ta gọi là
khoảng cách thẩm mĩ. Từ tác phẩm văn học đến chiều sâu tâm hồn và trái tim
bạn đọc đều là những giới hạn thầm mỹ, khoảng cách thẩm mĩ và chúng cần
được nghiên cứu, bình luận, nhận định sâu sắc hơn.
1.3. Sự giới thiệu và vận dụng lí thuyết tiếp nhận văn học ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc giới thiệu, nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận khá sớm, bắt
đầu từ những năm 80 của thế kỉ XX, sớm hơn so với Trung Quốc và là vấn đề
tạo nhiều hứng thú. Vấn đề này giúp cho nhà văn, bạn đọc, nhà nghiên cứu,

12


phê bình văn học có những cách nhìn mới, những trải nghiệm mới khi tìm
hiểu về tác phẩm. Lí luận tiếp nhận ở Việt Nam ngày nay rất được quan tâm
và chú trọng, nhất là sau Đổi mới năm 1986, đây là tiền đề cơ sở cho việc tiếp
nhận văn học trong và ngoài nước. Tuy lí thuyết tiếp nhận vào Việt Nam khá
sớm và phát triển mạnh nhưng hiện nay trong giới nghiên cứu tại Việt Nam
vẫn chưa có sự đồng thuận trong việc định danh khâu cuối cùng của tiến trình
văn học là người đọc. Các khái niệm mỹ học tiếp nhận, lý thuyết tiếp nhận,
tiếp nhận văn học vẫn đang có nội hàm tương đương nhau dễ dẫn đến việc
nhầm lẫn. Việc tái hiện lại quá trình lý thuyết tiếp nhận hòa mình vào dòng
chảy văn học Việt Nam và tái hiện diện mạo của nó ở thười điểm hiện tại là
cơ sở quan trọng để vận dụng nó vào việc tiếp nhận văn học.
Người đầu tiên đề cập đến việc tiếp nhận như là một vấn đề nghiên cứu
mới ở Việt Nam là Nguyễn Văn Hạnh trong một bài viết có tên Ý kiến của Lênin về mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Ông viết “Giá trị của một tác
phẩm thật ra không phải chỉ đóng khung lại trong phạm vi sáng tác mà còn
lan rộng ra đến phạm vi thưởng thức. Chính ở khâu thưởng thức tác phẩm
mới có ý nghĩa xã hội thực tế của nó. Quan điểm này tất yếu sẽ dẫn đến
những tiêu chuẩn mới để đánh giá tác phẩm, đến một phương pháp nghiên
cứu mới” (Tạp chí Văn học, 1971, số 6, tr.96). Đoạn khác trong bài viết tác
giả khẳng định “trong khâu sáng tác giá trị là cố định và ở thế khả năng; ở
trong khâu thưởng thức, trong quan hệ với quần chúng giá trị mới là hiện thực
và biến đổi” (Tạp chí Văn học, 1971, số 6, tr.96). Việc Nguyễn Văn Hạnh
quan tâm đến vai trò của “thưởng thức” đối với việc hình thành giá trị của tác
phẩm là hướng đi có tính chất tiên phong trong thời điểm bấy giờ. Bài viết

của Nguyễn Văn Hạnh đã cho thấy sự nhạy cảm của tác giả trước vấn đề tiếp
nhận văn học và ý nghĩa thời sự của vấn đề khi lý thuyết tiếp nhận thời gian
này (những năm 70) mới thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên

13


giới văn học lúc bấy giờ chưa thực sự quan tâm, chú ý đến vấn đề này. Nó
được đưa ra nhưng không được giải quyết và trở thành vấn đề bỏ ngỏ.
Cùng nói về vấn đề này nhưng tại miền Nam, giai đoạn 1954-1975, nhà
nghiên cứu Nguyễn Văn Trung cũng đã đưa ra “vấn đề người đọc”, nhưng
ông chỉ mới đụng chạm đến chứ chưa giải thích vấn đề một cách sáng tỏ
(xem Lược khảo văn học, tập III). Nó vẫn còn là dấu hỏi lớn, nỗi hoang mang
trong giới phê bình văn chương lúc bấy giờ cũng một phần bởi hoàn cảnh đặc
thù lúc bấy giờ nên vấn đề chưa được triển khai. Nhưng phải chờ đến khi đất
nước thống nhất, giới nghiên cứu và phê bình Việt Nam có điều kiện hơn
trước trong việc tiếp cận những công trình nghiên cứu về lý thuyết tiếp nhận
của giới nghiên cứu nước ngoài, mà chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa như
Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức… Đây được coi là những tiền đề phát triển
của lý luận tiếp nhận ở Việt Nam.
Đến năm 1978 tạp chí Văn học cho công bố bài của Man-phơ-ret Naoman: Song đề của “Mỹ học tiếp nhận”, do Huỳnh Vân dịch. Bài viết này có
thể được xem như là một phần tóm tắt sơ lược của công trình tập thể “Xã hội
văn học đọc” do tác giả làm chủ biên. Cũng trong năm này, nhà xuất bản Tác
phẩm Mới thuộc Hội Nhà văn Việt Nam cho công bố bản dịch cuốn Cá tính
sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học của M.B. Khrapchenco.
Trong đó chương 5 bàn trực tiếp về tiếp nhận văn học có tên Thời gian và
cuộc sống của tác phẩm văn học. Tác giả công trình khẳng định: “… phương
pháp nghiên cứu văn học theo chức năng là một trong những khuynh hướng
quan trọng và có triển vọng của ngành nghiên cứu văn học mác xít” (M. B.
Khrapchenko, 1978, trang 331).

Năm 1980, giáo sư Hoàng Trinh công bố bài Văn học so sánh và vấn đề
tiếp nhận văn học, đây là bài nghiên cứu được đánh giá là có chất lượng nhất
về vấn đề tiếp nhận từ khi vấn đề này xuất hiện ở nước ta. Trong bài viết, ông

14


đã nhìn vấn đề tiếp nhận văn học nhưng ông lại bàn từ góc độ nền văn học
này tiếp nhận một nền văn học khác - góc nhìn của văn học so sánh, tiếp nhận
được đề cập ở đây là tiếp nhận trên bình diện sáng tác. Còn Vương Anh Tuấn
đã khẳng định Vị trí và vai trò tích cực của người đọc trong đời sống văn
học (1982), người viết nêu lên và phân tích một số hình thái, đặc điểm chung
của người đọc, làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu và cụ thể hơn. Những
bài viết này tuy chưa thực sự đi sâu vào tiếp nhận văn học nhưng nó cho thấy
sự quan tâm của giới nghiên cứu và tầm quan trọng của nó khi nghiên cứu văn
học.
Trên cơ sở lý luận được đưa ra trước đó, vào năm 1985, mỹ học tiếp
nhận của trường phái Konstanz đã được Nguyễn Văn Dân giới thiệu tổng
quan vào Việt Nam trên tạp chí Thông tin khoa học xã hội. Ông đã giới thiệu
một số tư tưởng của Jauss qua thuật ngữ “Tầm đón đợi”, “Khoảng cách thẩm
mĩ ”. Năm 1986, ông tiếp tục có một bài viết khác về tiếp nhận văn học, trong
đó tác giả đề xuất một khái niệm mới “nguỡng tâm lý” trong tiếp nhận. Cuối
năm 1986, Hoàng Trinh đã phân tích chi tiết phạm trù công chúng trong
bài “Giao tiếp trong văn học”. Những bài viết này được xem là gợi mở ban
đầu cho việc nghiên cứu tiếp nhận ở nước ta. Cùng năm này, nhà xuất bản
Giáo dục cho ra mắt bạn đọc cuốn Lý luận văn học tập I. Đây là giáo trình lý
luận văn học dùng cho các trường đại học sư phạm. Chương X của giáo trình
có tên “Bạn đọc và tiếp nhận văn học”, phần này khẳng định tiếp nhận văn
học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác, bên cạnh đó, người đọc như một
yếu tố bên trong của sáng tác văn học, vai trò của người đọc đối với lịch sử

văn học bước đầu đã được thừa nhận (chương này do Trần Đình Sử phụ
trách). Năm 1997, bộ giáo trình này được tái bản và in gộp lại thành 1 tập do
Phương Lựu chủ biên. Đây được xem như là gạch đầu dòng đầu tiên cho

15


nghiên cứu tiếp nhận ngày càng được quan tâm và đóng góp của nó vào
nghiên cứu văn chương.
Bước sang những năm 90 của thế kỉ XX, đây chính là môi trường nhộn
nhịp, nảy nở của lí thuyết tiếp nhận khi số lượng các bài nghiên cứu, trao đổi,
công trình về vấn đề này ngày một nhiều lên. Đầu tiên phải kể đến sự trở lại
vấn đề người đọc mà Vương Anh Tuấn đã nêu ra từ năm 1982. Thông qua bài
viết Xung quanh việc tiếp nhận văn học hiện nay, tác giả tập trung vào loại
người đọc đặc biệt là nhà chuyên môn – nhà phê bình trong việc đánh giá
chính xác tác phẩm, tránh sự không hiểu nhau giữa nhà văn, nhà phê bình và
công chúng bạn đọc đông đảo. Đáng chú ý hơn cả là vào năm 1990, trên báo
Văn nghệ có cuộc tranh luận về “tiếp nhận văn học” giữa các tác giả Nguyễn
Lai, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Văn Dân và Trần Đình Sử. Nguyễn Lai
viết Tiếp nhận văn học một vấn đề thời sự (Báo Văn nghệ số 27, ngày 7-71990), ông nhấn mạnh đến phẩm chất năng động chủ quan của chủ thể tiếp
nhận và tiếp đó là luận điểm từ mã ngôn ngữ chuyển sang mã hình tượng, các
luận điểm này vẫn được tác giả bảo lưu trong công trình Ngôn ngữ với sáng
tạo và tiếp nhận văn học. Còn Nguyễn Thanh Hùng viết Trao đổi thêm về tiếp
nhận văn học (Báo Văn nghệ số 42, ngày 10-10-1990) để nhấn mạnh đến quá
trình biến đổi chủ thể tiếp nhận thành chủ thể văn học. Các bài viết về tiếp
nhận văn học của Nguyễn Thanh Hùng về sau được tác giả tập hợp lại thành
cuốn Đọc và tiếp nhận văn chương. Để đối thoại với việc nhấn mạnh vai trò
chủ quan của người tiếp nhận trong hai bài viết trên, Trần Đình Sử viết một
bài đăng trên Văn nghệ số 50 (1990) thừa nhận “kẻ có quyền cắt nghĩa tác
phẩm thuộc về lịch sử, thuộc về các thế hệ người đọc hiện tại và mai sau”,

nhưng bên cạnh “phần mềm là sự cảm thụ, giải thích đời sống xã hội, phụ
thuộc vào “lòng người đọc” thì tác phẩm vẫn còn “phần cứng là văn bản, là sự
khái quát đời sống có chiều sâu, một hệ thống ý nghĩa đã được mã hóa”. Thực

16


chất trong bài viết này, Trần Đình Sử hướng tới điều chỉnh giữa chủ quan và
khách quan trong tiếp nhận, phản đối khuynh hướng cực đoan, đề cao quá
mức chủ quan của người tiếp nhận. Ông đã lưu ý đến quá trình tự phát và tự
giác trong tiếp nhận, cộng đồng lý giải một tham số đáng tin cậy. Cùng năm,
công trình Văn học và hiện thực của Viện Văn học có bài Quan hệ văn học –
hiện thực và vấn đề tác động, tiếp nhận và giao tiếp thẩm mỹ của Huỳnh Vân,
tác giả nhấn mạnh đến chức năng giao tiếp của văn học. Tác giả cho rằng: “…
cần thiết phải nghiên cứu trên cả hai mặt lý luận và lịch sử văn học vấn đề tác
động và tiếp nhận văn học và nghệ thuật” (Huỳnh Vân, 1990, tr.221). Ông đề
cập đến vấn đề cần quan niệm mối quan hệ văn học – hiện thực ở cả hai
chiều: phản ánh và tác động, tiếp nhận, tức chiều từ hiện thực đến tác giả và
tác phẩm và chiều từ tác giả, tác phẩm đến hiện thực. Điều đó nhằm nhấn
mạnh rằng khâu tác động và tiếp nhận là không thể không được quan tâm
trong nghiên cứu văn học. Trên đà nghiên cứu đó, Huỳnh Vân tiếp tục cho
công bố trên Tạp chí Văn học bài Nhà văn, bạn đọc và hàng hóa sách hay văn
học và sự dị trị vào cùng năm. Huỳnh Vân cho rằng sách với tư cách là một
hình thức “hàng hóa” nhưng là một loại “hàng hóa đặc biệt”. Ở bài viết này
ông đề cập đến khâu trung gian giữa sáng tác và tiếp nhận văn học, nơi mà
những yếu tố kinh tế – như một sự tất yếu khó tránh khỏi trong cơ chế kinh tế
thị trường, kinh tế sản xuất hàng hóa – tác động vào văn học như một yếu tố
dị trị. Năm 1991, Nguyễn Văn Dân biên tập và giới thiệu chuyên đề Văn học
nghệ thuật và sự tiếp nhận. Chuyên đề này đề cập đến những vấn đề chung
của tiếp nhận văn học cũng như những khái niệm: người đọc, tầm đón nhận,

khoảng cách thẩm mỹ, ngưỡng tiếp nhận, phản tiếp nhận… Trước sự sôi động
của giới nghiên cứu phê bình xoay quanh vấn đề tiếp nhận, Viện thông tin
khoa học xã hội cho xuất bản cuốn Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận vào
năm 2001, nhưng trong cuốn sách đó chỉ có một số ít bài viết chi tiết, có chiều

17


sâu như bài viết của Trần Đình Sử (Mấy vấn đề lí luận tiếp nhận văn học) và
của Nguyễn Văn Dân (Lý luận tiếp nhận văn học với sự tiếp nhận văn học nghệ thuật thế giới ở Việt Nam ta hiện nay), 10 bài còn lại đều là dịch, lược
dịch, lược thuật những bài viết của Schifirnet, Morar, Pascadi, Marian... Cuốn
sách là dấu mốc quan trọng trong sự trưởng thành của lý thuyết tiếp nhận ở
Việt Nam nhưng nó chưa thực sự làm thỏa mãn nhu cầu người muốn tìm hiểu
vấn đề này.
Năm 1992 là dấu mốc quan trọng khi lần đầu tiên tiếp nhận văn học
được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông. Bài Các giá trị văn học và tiếp
nhận văn học do Trần Đình Sử chấp bút được đưa vào sách Văn 12, tập 2.
Thực chất thì việc đưa tiếp nhận văn chương trong nhà trường đã được tác giả
Phan Trọng Luận trình bày trong Văn chương bạn đọc sáng tạo, thực ra công
trình này tiền thân là cuốn Cảm thụ văn học và giảng dạy văn học (1983),
những mãi đến năm 1992 mới thực sự được đưa vào. Phần phụ lục của công
trình này có hai bài viết giá trị của W. Iser và của Richard Beach và James
Marshall. Việc đưa lí thuyết này vào giảng dạy ở trường phổ thông chứng
minh được tầm quan trọng của nó khi tiếp nhận tác phẩm văn học, dù cho
không phải với tư cách nghiên cứu.
Với mong muốn đổi mới nền phê bình văn học Việt Nam, nhanh chóng
hòa nhập với thế giới, năm 1993 tác giả Đỗ Đức Hiểu đã cho ra mắt bạn đọc
công trình Đổi mới phê bình văn học (Nhà xuất bản Khoa học xã hội – Nhà
xuất bản Mũi Cà Mau), trong đó vấn đề mỹ học tiếp nhận, cụ thể là bài Đọc
văn chương là một trong những nội dung được ông đặc biệt quan tâm. Ông

lưu ý đến vấn đề loại hình học người đọc và xã hội học văn chương với những
ý kiến gợi mở. Năm 1995, nhà xuất bản Giáo dục phát hành cuốn Lý luận văn
học, vấn đề và suy nghĩ, đây không phải là cuốn sách giáo khoa mà là tài liệu
tham khảo chuyên sâu dành cho sinh viên và học viên các bậc học sau đại

18


học. Công trình này do hai nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như
Phương biên soạn. Chương 5 của sách có tên Tác phẩm và người đọc do
Huỳnh Như Phương viết. Tác giả đã trình bày 3 vấn đề chính của lý thuyết
tiếp nhận: 1. Người đọc – chủ thể tiếp nhận văn học; 2. Số phận lịch sử của
tác phẩm văn học qua lăng kính của sự tiếp nhận; 3. Phê bình văn học trong
hoạt động tiếp nhận văn học. Ở phần thứ ba, tác giả cho rằng ở nước ta đã
từng xuất hiện 3 loại phê bình chính như phê bình nghệ sĩ, phê bình xã hội
học dung tục và phê bình có tính chất học thuật (Huỳnh Như Phương,1998,
tr.162). Cũng trong năm này Trương Đăng Dung công bố bài viết Từ văn bản
đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm mĩ tập trung nghiên cứu vấn đề “văn
bản”, “tác phẩm” và sự tạo nghĩa thông qua hành động đọc. Đối với bài viết
này, ông vận dụng quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu tiếp nhận văn học,
trong đó có nhắc qua đến Jauss. Nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận thì không thể
không nhắc đến Phương Lựu - một nhà nghiên cứu nổi bật. Trong các bài
nghiên cứu của ông thì đáng chú ý vào năm 1997, Phương Lựu cho xuất bản
giáo trình Tiếp nhận văn học (viết cho trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Huế)
và tiếp tục khẳng định nó trong các công trình sau đó như Mười trường phái
lý luận phê bình văn học phương Tây đương đại, Lý luận phê bình văn học
phương Tây thế kỷ XX, và gần đây là công trình do ông chủ biên Lý luận văn
học – văn học – nhà văn – bạn đọc. Từ những chặng đường của lý thuyết tiếp
nhận, ta có thể dễ dàng nhận thấy những năm 90 ở Việt Nam tiếp nhận văn
học là vấn đề được quan tâm, chú ý và trở thành chủ đề được bàn luận khá sôi

nổi. Tuy nhiên, một đặc điểm lớn là các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu vấn
đề này chủ yếu dựa trên những tri thức tổng hợp về tiếp nhận văn học nói
chung trên thế giới, cùng với sự nhạy bén khoa học của mình để bàn luận vấn
đề một cách chung nhất, chưa có những nghiên cứu sâu giúp người đọc thực
sự hình dung cụ thể về một lí thuyết tiếp nhận, ngoại trừ những bài mang tính

19


giới thiệu sơ lược. Giai đoạn này có thể gọi là phần khởi động để vấn đề này
tiếp tục phát triển về sau.
Sang đầu thế kỉ XXI, lý thuyết tiếp nhận vă học lại càng nhận được sự
quan tâm hơn nữa. Năm 1999, các bài viết về tiếp nhận văn học cùng với một
số bài viết khác trong tập tiểu luận Nghiên cứu văn học lý luận và ứng dụng
được xuất bản và đã nhận giải thưởng lý luận phê bình năm 2000 của Hội Nhà
văn Việt Nam.
Năm 2002, bộ giáo trình này được viết lại, gồm 3 tập, phần về tiếp nhận
văn học ở tập 1, nằm ở các chương 10, 11 và 12 do Phương Lựu biên soạn.
Tập 2 của bộ giáo trình này có tên Tác phẩm và thể loại do Trần Đình Sử chủ
biên, chương 1 do người chủ biên phụ trách có giới thiệu qua quan niệm về
tác phẩm văn học của mỹ học tiếp nhận (trang 21-24). Quan điểm này được
khẳng định lại trong chương 7, tập 2 của bộ sách gồm 2 tập có tên Giáo trình
Lý luận văn học – giáo trình cao đẳng sư phạm cũng do Trần Đình Sử chủ
biên, nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội; riêng chương 5. Tiếp nhận,
thưởng thức và phê bình văn học do Phan Huy Dũng chắp bút (trang 159187).
Chuyên luận Đọc và tiếp nhận văn chương (2002) của Nguyễn Thanh
Hùng có một mục viết về Trường phái tiếp nhận Konstanz và ý nghĩa của tên
gọi nêu lên sơ lược về các khuynh hướng nghiên cứu tiếp nhận nói chung,
trong đó có mĩ học tiếp nhận. Mặc dù đây là chuyên luận trên cơ sở tiếp thu
tổng hợp lí thuyết tiếp nhận nước ngoài kết hợp với thực tế văn bản văn học

trong nước đã trình bày khá sâu sắc về vấn đề “đọc và tiếp nhận văn chương”.
Đáng ghi nhận nhất là năm 2002 nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung đã dịch
tuyên ngôn của Jauss: Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học
văn học, và cho đến nay, đây vẫn là văn bản duy nhất của mĩ học tiếp nhận
được dịch ra tiếng Việt và công bố ở Việt Nam. Từ điển văn học đã được tái

20


×