Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 82 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI..............................1
1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần chế tạo điện cơ Hà Nội....1
1.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty.........................................................1
1.1.2. Phân loại, phân nhóm, mã hóa nguyên vật liệu tại công ty.....................1
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu tại công ty......................................5
1.2.1. Các phương thức thu mua của công ty.....................................................5
1.2.2. Các phương thức bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu................................6
1.2.3. Quy trình sử dụng nguyên vật liệu............................................................6
1.2.4. Quy trình kiểm kê nguyên vật liệu............................................................7
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Chế tạo Điện Cơ
Hà Nội....................................................................................................................7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI....................................................10

2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần chế tạo điện cơ Hà
Nội.........................................................................................................................10
2.1.1 Thủ tục chứng từ........................................................................................10
2.1.1.1. Tính giá nhập kho nguyên vật liệu........................................................11
2.1.1.2. Tính giá Nguyên vật liệu xuất kho.........................................................12
2.1.2. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty..................1
2.1.2.1 Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu..........................................................13
2.1.2.2.Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu...........................................................37
2.1.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu................................................................48
2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty.............................................52


2.2.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu nhập kho............................................52
2.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu xuất kho.............................................53
2.3.3.Quy trình hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo hình thức nhật kí
chứng từ...............................................................................................................55
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI....................................................63

Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

1

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty và
phương hướng hoàn thiện..................................................................................63
3.1.1 Ưu điểm.......................................................................................................63
3.1.2 Nhược điểm.................................................................................................64
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Chế tạo Điện cơ Hà Nội......................................................................................65
3.2 Các phương pháp nhằm hoàn thiên công tác kế toán nguyên vật liệu tại
Công ty CP Chế tạo Điện Cơ Hà Nội.................................................................66
3.2.1 Về công tác quản lý nguyên vật liệu.........................................................66
3.2.2 Về tài khoản sử dụng.................................................................................68
3.2.3.Về chứng từ và luân chuyển chứng từ.....................................................68
3.2.4. Phương pháp kế toán................................................................................70

3.2.5. Về sổ sách kế toán tổng hợp......................................................................70
3.2.6. Báo cáo kế toán liên quan đến nguyên vật liệu........................................71
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

2

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển của thế giới, khi mà nền kinh tế chuyển đổi hoàn
toàn sang nền kinh tế mở, thì việc sản xuất kinh doanh càng trở nên khó khăn.
Những năm qua, ngành chế tạo thiết bị điện đang trở thành ngành có vai trò rất
quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, chiếm một vị trí quan trọng trong
việc tạo dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.
Để đạt được những điều đó thì mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp
nói chung và đối với Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội nói riêng là làm sao
tối đa hoá được lợi nhuận với mức chi phí là thấp nhất. Muốn vậy, kế toán ngày
càng phải được củng cố và hoàn thiện hơn nữa, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan
tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn ra đầu tư cho đến
khi thu hồi vốn, không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu thường chiếm một

tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất, chỉ cần một sự biến động nhỏ về chi
phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc tiết
kiệm chi phí nguyên vật liệu đảm bảo cung cấp đầy đủ vật tư cho quá trình sản
xuất được diễn ra một cách liên tục góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu
quả sử dụng vốn lưu động là một vấn đề cấp thiết và được nhiều doanh nghiệp
quan tâm. Hơn nữa nguyên vật liệu còn là một bộ phận quan trọng của hàng tồn
kho vì vậy việc quản lý nguyên vật liệu đúng, đủ, kịp thời cho sản xuất. Đồng
thời việc kiểm tra, giám sát được việc chấp hành định mức tiêu hao Nguyên vật
liệu dự trữ để ngăn chặn việc sử dụng lãng phí Nguyên vật liệu. Như vậy, việc
quản lý nguyên vật liệu là cần thiết. Điều này đã đặt ra một thách thức lớn cho
các doanh nghiệp trong việc quản lý nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Xuất phát từ những lý do trên nên khi thực tập tại Công ty cổ phần chế tạo
điện cơ Hà Nội em đã đi sâu tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nguyên vật liệu.
Với những kiến thức thu thập được tại trường, cùng với sự giúp đỡ của các
anh chị phòng Tài Chính – Kế Toán, đặc biệt có sự hướng dẫn của cô giáo ThS
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

3

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

Nguyễn Thị Mỹ đã giúp em nghiên cứu và chọn đề tài :”Hoàn thiện kế toán
nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà Nội" làm chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm các phần chính sau:
Chương 1 : Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ
phần Chế tạo Điện cơ Hà Nội.
Chương 2 : Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Chế tạo Điện cơ Hà Nội.
Chương 3 : Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Chế tạo Điện cơ Hà Nội.
Do thời gian thực tập không nhiều , kiến thức còn hạn chế nên bài viết của
em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý
của các quý thầy cô và anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

4

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI
1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần chế tạo điện cơ Hà Nội
1.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty.
Vật liệu là đối tượng biểu hiện dưới dạng vật hoá là một trong ba yếu tố

của quá trình sản xuất là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Việc
tiến hành sản xuất có được thuận lợi hay không là tuỳ thuộc vào quá trình cung
cấp nguyên vật liệu có đầy đủ kịp thời đúng chất lượng hay không
Vật liệu có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, vì
vậy công tác tổ chức quản lý, sử dụng vật liệu trong các doanh nghiệp phải được
thực hiện một cách toàn diện để tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý vật liệ, dự
trữ và sử dụng hợp lý. Tiết kiệm, ngăn ngừa các hiện tượng hao hụt, mất mát,
lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần chế tạo Điện cơ Hà Nội là doanh nghiệp sản xuất các loại
điện cơ và một số các sản phẩm khác với số lượng lớn và đa dạng về chủng loại.
Do vậy, nguyên vật liệu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công ty. Nó
chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, giá mua nguyên vật liệu của công ty không ổn định và chịu
ảnh hưởng lớn bởi giá nguyên vật liệu trong nước và thị trường thế giới như
đồng, thép, do đó cần có kế hoạch thu mua dự trữ nguyên vật liệu đúng hạn mức
nhằm tiết kiệm vốn và đảm bảo tiến độ sản xuất.
1.1.2. Phân loại, phân nhóm, mã hóa nguyên vật liệu tại công ty.
Để tạo nên sản phẩm động cơ điện hoàn chỉnh thì cần rất nhiều loại nguyên
vật liệu khác nhau, chúng đa dạng về chủng loại, kích cỡ. Để quản lý chặt chẽ và
tổ chức hạch toán chi tiết tới từng loại nguyên vật liệu theo vai trò và tác dụng
của chúng trong sản xuất kinh doanh, công ty đã phân loại và mã hóa chúng như
sau.

Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

5

MSSV: LT113001



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

Bảng 1.1: Bảng mã vật tư tại công ty.
Mã nhóm

Tên nhóm

VT010
VT011
VT012
VT014
VT015
VT016
VT017
VT018
VT019
VT020
VT021
VT025
VT026
VT027
VT029
VT030
VT031
VT032
VT033
VT034
…………........


Cánh gió – Bản cực
Ecu
Vòng đệm
Zoăng
Hoá chất
Vật liệu phụ
Vật tư máy biến áp
Vít
Thép tấm
Hoá chất
Dây dẹt
Thép chế tạo
Thép dụng cụ
Hàng gang
Sơn các loại
Nhãn
Phụ tùng - Bi sửa chữa
Súp cáp +Tụ điện
Vòng bi
Dây điện từ
……………

Việc mã hoá NVL tại công ty được tiến hành theo quy tắc sau:
Mã vật tư = V + chữ cái đầu tiên tên vật tư + số thứ tự (ứng với kích cỡ
khác nhau)
Bán thành phẩm mua ngoài được mã hoá thành:
Mã vật tư = G + Số thứ tự.
Bảng 1.2.Bảng mã bán thành phẩm tại công ty.
Mã vật tư


Tên vật tư

G100064

Thân đ/cơ 0.75 - 1500 v/f MB CT

G100100

Thân đ/cơ 1HP – 1000

Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

6

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

G100101

Thân đ/cơ 1.1 - 750 v/f

G100103

Thân đ/cơ 1.1 cv - 1500 v/f


G100105

Thân đ/cơ 1.1 - 1500 v/f (thô)

G100120

Thân đ/cơ 1.5 cv - 1500 v/f

G100121

Thân đ/cơ 1.5 - 1500 v/f 4K80

G100200

Thân đ/cơ 2 cv - 1500 v/f

G100230

Thân đ/cơ 2.2 /2.6 - 2 tốc độ

G100240

Thân đ/cơ 2.2 con lăn

G100300

Thân đ/cơ 3 cv - 1500 v/f

………


……….

Bảng 1.3. Một số Nguyên vật liệu khác như:
Mã vật tư
CB005
CB007
CB009
CB011

Tên vật tư
Bóng đèn Neon 0.6
Đui đèn
Cầu chì 20A,10A,5A,6A(DA)
Ruột chì

Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

7

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CB012
CB015
CB016
CB017
CB018
CB031
CB032

CB033
CB034
CB035
CB036
………

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

Cầu dao 2p-20A
Đũa tròn fi 5
Chõ đồng lắp ống
Sứ đỡ SM76
Tê kẽm fi 15
Núm vặn biến trở
Vòi gạt fi 20/15
Cầu chì tự rơi 22/24kv
Đũa lòng mo 300
Đầu nối ống fi 20/25
ống kẽm các loại
……………………..

Nhiên liệu: Là những thứ dùng để tạo nhiệt năng trong quá trình sản xuất
kinh doanh như: Xăng, dầu Diezen..
Bảng 1.4. Bảng mã nhiên liệu

1.2.

Mã vật tư

Tên vật tư


VX01

Xăng A92

VXD02

Dầu Diezen

VT027

Xăng dầu

Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu tại công ty.

1.2.1. Các phương thức thu mua của công ty.
Nguyên vật liệu mà công ty sử dụng rất đa dạng, phong phú và chúng được
mua từ nhiều nguồn khác nhau.
Quá trình thu mua nguyên vật liệu của công ty được diễn ra khi có kế
hoạch sản xuất hoặc có kế hoach dự trữ. Việc thu mua nguyên vật liệu tại công ty
luôn phải đảm bảo về tính nhanh chóng và kịp thời, đồng thời phải đảm bảo về
giá cả của nguyên vật liệu đầu vào. Khi phân xưởng sản xuất yêu cầu cung cấp
vật liệu thì sẽ báo với trưởng phòng vật tư. Trưởng phòng vật tư có trách nhiệm
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

8

MSSV: LT113001



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

lên kế hoạch thu mua sau đó trình lên ban giám đốc nội dung và kế hoạch thu
mua vật tư. Nếu Ban giám đốc duyệt thì tiến hành thu mua vật tư đúngc hủng
loại, mẫu mã và chất lượng một cách nhanh chóng, đảm bảo cho việc sản xuất
kinh doanh được diễn ra kịp thời và đúng tiến độ.
Mặt khác, trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp để lựa chọn
kể cả nhà cung cấp nước ngoài. Và thông thường nhà cung cấp sẽ vận chuyển
hàng hoá về tận công ty và chi phí vận chuyển được cộng vào giá bán trong hoá
đơn GTGT
Bên cạnh đó, để thuận tiện việc quản lý thì tất cả các nhà cung cấp từ các
nhà cung cấp trong nước, các nhà cung cấp nước ngoài và đối với cả gia công
thuê ngoài đều được mã hoá.
Phương thức thanh toán : Với những khách hàng thường xuyên này công
ty chủ yếu áp dụng hình thức thanh toán trả dần bằng tiền gửi ngân hàng nhưng
đôi khi cũng trả tiền ngay bằng tiền mặt.
Ngoài những khách hàng thường xuyên trên, công ty cũng mua một số
nguyên vật liệu ở các nhà cung cấp nhỏ, không quen thuộc. Đối với những khách
hàng này thì công ty sẽ tạm ứng tiền cho nhân viên kinh doanh để thu mua. Công
ty cũng phải tự thuê xe và chịu mọi chi phí phát sinh để vận chuyển về đến công
ty.
Khi công ty lên kế hoạch sản xuất một số sản phẩm mà thị trường cần hoặc
sản xuất theo đơn đặt hàng thì:
- Dựa vào kế hoạch sản xuất và hàng còn trong kho mà phòng kỹ thuật sẽ
tính toán số lượng nguyên vật liệu cần mua và trình lên Ban giam đốc
- Sau khi giấy tờ đã được ký duyệt phòng kinh doanh sẽ có trách nhiệm gửi
đơn đặt hàng tới các nhà phân phối. Sau đó 2 bên sẽ kí kết hợp đồng mua bán,
nhà phân phối hàng sẽ có trách nhiệm vận chuyển nguyên vật liệu đến tận công

ty.
1.2.2. Các phương thức bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu.
Để bảo quản tốt nguyên vật liệu dự trữ, giảm thiểu hư hao, mất mát thì việc
xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi đầy đủ tiêu chuẩn kĩ thuật là điều kiện rất
cần thiết không thể thiếu được trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Việc phân
kho ra để quản lý nguyên vật liệu một cách thật khoa học sẽ không bị xuất nhầm,
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

9

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

dễ dàng cho việc kiểm kê định kỳ vào cuối tháng hay sự kiểm tra bất chợt của
quản lý.
Hiện nay công ty đã xây dựng được một kho tàng bến bãi đều gần với nơi
sản xuất để thuận lợi trong việc vận chuyển khi xuất kho. Tại mỗi kho đều được
trang thiết bị khá đầy đủ và hiện đại giúp cho việc quản lý được hiệu quả hơn.
*Định mức dữ trữ.
Đặc điểm của Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội là doanh nghiệp sản
xuất thiết bị điện nên đơn vị làm tốt công tác quản lý và dữ trữ nguyên vật liệu sẽ
giúp công ty có thể giảm bớt chi phí và dẫn đến hạ thấp giá thành sản phẩm. Do
vậy, phòng kế hoạch có nhiệm vụ phải lập kế hoạch chi tiết mua sắm và dự trữ
nguyên vật liệu từ đầu năm và hàng tháng căn cứ vào số lượng sản phẩm công ty
đã sản xuất được theo yêu cầu của khách hàng để tính toán số lương nguyên vật
liệu cần mua thêm.

1.2.3. Quy trình sử dụng nguyên vật liệu
Là một đơn vị sản xuất, Công ty cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà Nội luôn chủ
động trong việc cung cấp hàng hóa của mình ra thị trường. Điều đó cũng có
nghĩa rằng công ty luôn phải chủ động về nguồn nguyên vật liệu đầu vào và sử
dụng nguyên vật liệu có hiệu quả.
Khi có nhu cầu sản xuất sản phẩm, trưởng bộ phận sản xuất của mỗi phân
xưởng đều phải lên kế hoạch sản xuất và trình lên Ban giám đốc phê duyệt. Khi
kế hoạch sản xuất đã được duyệt thì bộ phận kho mới được phép xuất kho
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hay sửa chữa, bảo hành.
Mặt khác, nguyên vật liệu xuất kho sản xuất được kiểm soát hết sức chặt
chẽ, tránh tình trạng nguyên vật liệu bị thất thoát ra ngoài do lỗi chủ quan hay
khách quan của công nhân. Do đó việc sử dụng nguyên vật liệu của công ty luôn
phải hướng tới: nguyên vật liệu sử dụng đúng mục đích, đúng chủng loại và tránh
thất thoát, nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Ở mỗi kho đều có một nhân viên làm thủ kho. Thủ kho này có nhiệm vụ
quản lý và bảo quản nguyên vật liệu, cập nhật sổ sách hàng ngày, theo dõi số hiện
có và tình hình nhập xuất nguyên vật liệu ở trong kho về mặt số lượng để ghi
chép vào thẻ kho. Nếu trong kho hết nguyên vật liệu thì thủ kho phải có trách
nhiệm báo cáo cho phòng kế hoạch vật tư đi mua.
1.2.4. Quy trình kiểm kê nguyên vật liệu.
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

10

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ


Định kỳ hàng tháng và cuối năm tài chính công ty tiến hành kiểm kê để
đánh giá tình hình bảo quản, quản lý và ghi chép vật liệu có chính xác không.
Đồng thời đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời khi phát hiện ra sai sót,
chênh lệch giữa thực tế tồn kho với sổ sách và có biện pháp xử lý quy trách
nhiệm cho các cá nhân liên quan, nâng cao hiêu quả quản lý của công ty.
Trình tự tiến hành kiểm kê:
- Lập ban kiểm kê:
+ Giám đốc công ty: Chủ tịch hội đồng kiểm kê.
+ Kế toán trưởng : Phó chủ tịch hội đồng kiểm kê.
+ Các uỷ viên
- Chuẩn bị dụng cụ tiến hành kiểm kê
- Tiến hành kiểm kê.
- Xác định chênh lệch thừa thiếu nguyên vật liệu thông qua việc đối chiếu
kết quả kiểm kê với sổ sách.
- Lập biên bản kiểm kê và đưa ra các quyết định xử lý khi có sự chênh lệch
về nguyên vật liệu.
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Chế tạo Điện Cơ
Hà Nội.
Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất
kinh doanh đối với Công ty cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội cũng như các doanh
nghiệp khác. Giá trị nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng
chi phí sản xuất kinh doanh, vì vậy việc quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử
dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết
kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và đảm bảo
việc sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Ngoài các phòng ban
có liên quan trực tiếp như Ban giám đốc, phòng kế toán…công ty đã chủ động
thành lập phòng cung ứng vật tư.
Ban giám đốc: có nhiệm vụ theo dõi và trực tiếp chỉ đạo việc quản lý, thu

mua cũng như việc hạch toán chi phí liên quan tới các loại vật tư, vật liệu liên
quan tới quá trình sản xuất kinh doanh. Kiểm tra giám sát việc thực hiện các yêu
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

11

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

cầu đối với các phòng ban trực thuộc.
Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm quản lý, ghi chép, theo dõi về mặt giá trị
các nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp, lập báo cáo các loại vào cuối tháng,
cuối quý, cuối năm hoặc theo yêu cầu của Ban giám đốc, kể cả các nghiệp vụ liên
quan tới việc xuất nhập kho nguyên vật liệu…
Thủ kho có trách nhiệm quản lý theo dõi về hiện vật, số lượng các loại vật
tư, thành phẩm trong kho. Chịu trách nhiệm với các tình trạng mất mát các vật tư
trong kho.
Phòng cung ứng vật tư: có nhiệm vụ cung ứng tất cả các loại vật tư nhằm
đảm bảo cho việc sản xuất được diễn ra một cách liên tục. Phòng này chịu trách
nhiệm về việc tìm kiếm các nguồn cung ứng nguyên vật liệu sao cho phù hợp với
các sản phẩm của công ty yêu cầu lắp ráp. Đảm bảo mục tiêu luôn luôn kịp thời,
chất lượng tốt và giá cả hợp lý…
Phòng vật tư bao gồm: Trưởng phòng cung ứng vật tư và các nhân viên
phòng cung ứng vật tư.
- Trưởng phòng cung ứng vật tư: Có nhiệm vụ lên kế hoạch thu mua vật tư
khi có yêu cầu của phòng sản xuất hay theo yêu cầu của Ban giám đốc. Đồng thời

cùng với phòng sản xuất xây dựng định mức sản xuất và tìm kiếm thị trường mới.
- Nhân viên thu mua: Có nhiệm vụ tiến hành việc thu mua các vật tư theo
yêu cầu của trưởng phòng đồng thời tìm kiếm thị trường cung ứng mới…đảm
bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Khi có yêu cầu sẩn xuất, phòng sản xuất sẽ lên kế hoạch sản xuất và sẽ có
yêu cầu về việc cung ứng các loại vật liệu cần thiết hoặc theo yêu cầu thu mua
vật tư của Ban giám đốc. Khi đó, trưởng phòng cung ứng phải lên kế hoạch thu
mua và phân công các nhân viên trong phòng vật tư tiến hành thu mua các vật
liệu theo yêu cầu của phòng sản xuất đề ra.
Sau khi nguyên vật liệu được thu mua đầy đủ theo yêu cầu thì phòng cung
ứng sẽ bàn giao cho phòng kho vật tư, tại đây thì nguyên vật liệu được phân loại
và được chuyển xuống kho lưu trữ. Khi có kế hoạch sản xuất và có quyết định
sản xuất thì thủ kho sẽ có trách nhiệm xuất kho nguyên vật liệu theo yêu cầu sản
xuất, để đảm bảo nguyên vật liệu được xuất sản xuất theo đúng chủng loại và
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

12

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

tránh tình trạng nguyên vật liệu bị mất mát, hao hụt...
Đáp ứng nhu cầu quản lý nguyên vật liệu được tốt và khoa học thì công ty
luôn xác định một định mức tồn kho nguyên vật liệu một cách phù hợp đối với
từng danh mục nguyên vật liệu. Đó là việc xác định định mức tối đa và định mức
tối thiểu cho từng danh mục nguyên vật liệu, từ đó mà phòng cung ứng có kế

hoạch thu mua nguyên vật liệu sao cho hợp lý tránh tình trạng thừa quá nhiều
một loại nguyên vật liệu này và thiếu nguyên vật liệu khác.
Đối với các nguyên vật liệu tại công ty, chúng có rất nhiều chủng loại và
chúng đều có đặc điểm chung đó là cồng kềnh và dễ bị oxi hóa nếu không được
bảo quản tốt. Do đó hệ thống kho tàng của công ty được bố trí hết sức khoa học
để bảo quản là lưu trữ nguyên vật liệu cũng như các sản phẩm mà công ty sản
xuất ra. Để đảm bảo được điều đó thì công ty đã xây dựng kho với diện tích mặt
bằng tương đối rộng, đảm bảo độ thoáng tránh mưa, nắng có thể làm oxi hóa
nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu mua về được phân loại theo từng đặc điểm sau đó được
bảo quản riêng biệt đảm bảo cho việc lưu trữ cũng như đảm bảo cho việc kiểm
kê, phân loại sản xuất. Theo đó thì các nguyên vật liệu được dùng để sản xuất
động cơ xe gắn máy sẽ được phân loại sau đó sẽ được chuyển về lưu trữ tại kho
xưởng.
Như vậy có thể nói việc quản lý nguyên vật liệu tại công ty lầ tương đối
hiệu quả và khoa học đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một
cách liên tục và đạt hiệu quả cao.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI.
2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần chế tạo điện cơ Hà
Nội.
2.1.1 Thủ tục chứng từ
Việc sử dụng chứng từ tại Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội tuân thủ
theo chế độ kế toán hiện hành. Các chứng từ Công ty sử dụng đều theo đúng nội
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

13


MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của luật kế toán và các văn
bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế
độ này. Các chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài phải tập trung tại
phòng kế toán của công ty. Phòng Kế toán sau khi kiểm tra kỹ những chứng từ đó
và xác minh là đúng thì mới dùng chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Một số chứng từ
công ty áp dụng như:
- Chứng từ gốc:
+ các Hóa đơn GTGT
+ Hóa đơn bán hàng
+ Hợp đồng cung cấp
+ Kế hoạch sản xuất
+ Phiếu xuất kho của đơn vị cung cấp
+ Giấy báo Có
+ Và một số chứng từ khác đi kèm
- Chứng từ thực hiện:
+ Phiếu nhập kho (mẫu số: 01-VT)
+Phiếu xuất kho (mẫu số: 02-VT)
+Thẻ kho: Mẫu số: 06-VT
+Biên bản kiểm nghiệm
+Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm
+Phiếu báo vật tư còn tồn
+Và một số chứng từ khác đi kèm
2.1.1.1. Tính giá nhập kho nguyên vật liệu.

*Công ty đang áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ vì vậy trị giá nguyên vật liệu nhập kho là giá thoả thuận giữa hai bên,
không bao gồm thuế GTGT.
* Phương pháp tính:
- Đối với nguyên vật liệu mua trong nước
Giá thực tế

=

NVL
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

Số lượng

x

NVL

Đơn giá mua ghi
trên hóa đơn

14

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ


nhập kho
nhập kho
(chưa có VAT)
Ví dụ 1: Vào ngày 15 tháng 06 năm 2012 Công ty Cổ Phần Chế tạo điện cơ
Hà Nội mua 120 bóng đũa 40W của Công ty TNHH sản xuất Lâm Ngọc Với đơn
giá 205.000 đồng/cái (giá chưa bao gồm VAT ). Công ty vẫn chưa thanh toán cho
người bán (chi phí vận chuyển do bên nhà phân phối chịu).
Đến ngày 17 tháng 06 năm 2012 hàng đã về đến kho và công ty đã làm thủ
tục nhập kho cho số nguyên vật liệu trên. Khi đó giá thực tế cho số nguyên liệu
trên được tính như sau:
Giá thực tế

= 120 x 205.000 = 24.600.000 đồng
bóng đũa nhập kho
Đối với NVL nhập khẩu từ nước ngoài:
Chi phí

Giá thực tế
NVL

=

nhập khẩu

Giá CIF
nhập khẩu

thanh toán
+


phụ phí

+

Chiết khấu

Chi phí
vận chuyển

- thương mại

(nếu có)
Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến.

Giá NVL
gia công

Giá NVL
=

xuất kho

+

Chi phí
thuê gia công

(nếu có)


Chi phí
+

vận chuyển

thuê gia công
gia công
Ví dụ 2: 23/06/2012 công ty đã được bên nhận gia công bàn giao 3212
cuộn lõi tôn gia công ủ fi 50, 1756 cuộn loại fi 55. Với đơn giá 2.700 đồng /cuộn
(giá chưa bao gồm VAT). Giá xuất kho của 2 nguyên vật liệu trên lần lượt là
34.922 đồng/cuộn và 35.795 đồng/cuộn. Đã thanh toán cho khách hàng bằng
chuyển khoản qua ngân hàng
Giá
Lõi tôn fi 50

= 34.922 X 3212 + 2.700 X 3212 = 120.841.860 đồng

gia công
Giá
Lõi tôn fi 55

= 35.975 X 1756 +2.700 X 1756 =67.913.300 đồng

gia công
2.1.1.2. Tính giá Nguyên vật liệu xuất kho.
* Tại công ty trị giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

15


MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

bình quân cả kỳ dự trữ.
Giá trị thực tế của vật liệu xuất kho đối với từng loại nguyên vật liệu được
xác định như sau”
Giá thực tế NVL tồn
Giá đơn vị bình quân

=

cả kỳ dự trữ

+

đầu kỳ
Số lượng NVL thực tế

+

tồn đầu kỳ
Giá thực tế NVL
xuất kho

=


Số lượng NVL
xuất kho

x

Giá thực tế NVL nhập
trong kỳ
Số lượng NVL nhập
trong kỳ
Giá đơn vị
bình quân của

NVL
Ví dụ 3: Ngày 24/06/2012 công ty xuất kho CB025 - bóng đũa 40W dùng
cho 7012- xưởng lắp ráp với số lượng là 70 cái. Biết: Số lượng tồn đầu kỳ là 50
cái với giá trị là 9.750.000 đồng.
Vào cuối tháng, giá thực tế xuất kho được tính như sau:
Giá đơn vị
bình quân cả
kỳ dự trữ
Giá thực tế
NVL xuất kho

=
=

9.750.000

+


24.600.000

50

+

120

202.059 x 70

=

= 202.059đồng/cái

14.144.130 đồng

2.1.2. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty.
2.1.2.1 Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu của công ty được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, nên
từ đó mà quy trình thu mua cũng như bộ chứng từ mà công ty sử dụng cũng khác
nhau.
* Đối với các nguyên vật liệu được mua từ trong nước.
- Mua từ các nhà cung cấp thường xuyên :
Dựa vào hoá đơn giá trị gia tăng, biên bản kiểm nghiệm nguyên vật liệu
phòng kinh doanh sẽ lập phiếu nhập kho. Như vậy, thủ tục chứng từ sẽ bao gồm:
1. Hoá đơn giá trị gia tăng: do bên bán nguyên vật liệu phát hành, kế toán
của công ty sẽ căn cứ vào đó để ghi vào sổ kế toán.
2. Biên bản kiểm nghiệm nguyên vật liệu
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B


16

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

3. Phiếu nhập kho
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên:
Liên 1 : Lưu tại quyển.
Liên 2 : Giao cho nhà cung cấp.
Liên 3 : Giao cho thủ kho để ghi thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán ghi sổ.
Sơ đồ 2.1 : Quy trình luân chuyển chứng từ.

Theo ví dụ 1. Các chứng từ đi kèm bao gồm như sau
Hoá đơn mua hàng do nhà cung cấp giao cho cán bộ thu mua đem về,
hoặc nhà cung cấp sẽ chuyển về công ty.
Biểu 2.1 : Hoá đơn giá trị gia tăng.

HOÁ ĐƠN

Ký hiệu : LN/2011P

GIÁ TRỊ GIA TĂNG

số 0001020

Liên 2: Giao khách hàng

Ngày 15 tháng 06 năm 2012

Đơn vị bán hàng

: Công ty TNHH Lâm Ngọc

Địa chỉ

: 121 Thái Hà- Đống Đa- Hà Nội.

MST

: 0137346853

Họ và tên người mua hàng : Hoàng Tuấn Long
Tên đơn vị

: Công ty CP Chế Tạo Điện Cơ Hà Nội

Địa chỉ

: Km12 - QL32 - Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội

Số tài khoản

:

Hình thức thanh toán : CK/TM

Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B


MST: 0100100456

17

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
STT
1

Đơn vị

Tên hàng hoá , dịch vụ
Bóng đũa 40W

tính

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ
Số lượng

cái

Đơn giá

120

205.000


Cộng tiền hàng :

Thành tiền
24.600.000

24.600.000

Thuế suất GTGT : 10%

2.460.000

Tổng cộng số tiền thanh toán

27.060.000

Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi bảy triệu, không trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn

Người mua hàng

Người bán hàng

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Biểu 2.2 : Biên bản kiểm nghiệm vật tư.

Mẫu số: 07 -VT
Theo QĐ: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ
Ngày 16 tháng 06 năm 2012

- Căn cứ Quyết định số 58 ngày 16 tháng 06 năm 2012 của Giám đốc Công
ty Cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội.
- Ban kiểm nghiệm gồm:
+ Ông Phạm Văn Bắc

Chức vụ: NV kỹ thuật

- Trưởng ban

+ Ông Nguyễn Tuấn Anh

Chức vụ: Thủ kho

- Uỷ viên

+ Bà Hoàng Thị Loan

Chức vụ: NV kinh doanh

- Uỷ viên

Đã kiểm nghiệm các loại vật tư:
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B


18

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Tên, nhãn hiệu, quy
STT cách phẩm chất vật
tư sản phẩm
1

Bóng đũa 40W

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

Phương


thức

số

kiểm
nghiệm

CB025

Toàn bộ


Kết quả kiểm nghiệm
Đơn
vị
tính

Số lượng Số lượng
Số lượng
theo c/từ đúng quy không đúng

Cái

cách
120

Ghi
Chú

quy cách
120

0

Ý kiến của Ban kiểm nghiệm vật tư: Vật tư đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn, đề
nghị nhập kho.
Đại diện kỹ thuật
( ký, họ tên)

Thủ kho


Trưởng ban

( ký, họ tên)

( ký, họ tên)

Biểu 2.3 : Phiếu nhập kho
Mẫu số: 01 -VT
Theo QĐ: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC

PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 16 tháng 06 năm 2012
Số: 43

Họ tên người giao hàng : Lưu Thị Hương
Theo : HĐ số 0001020 ngày 15 tháng 06 năm 2012 của công ty TNHH Lâm
Ngọc
Địa chỉ : 121 Thái Hà- Đống Đa- Hà Nội
Nhập tại kho: KH01
STT Tên, nhãn hiệu,Mã số
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

Địa điểm: Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội
Đơn

Số lượng

Đơn giá Thành tiền


19

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

quy cách phẩm

vị

Theo

chất vật tư

tính

chứng từ nhập

Bóng đũa 40W CB025

Cái

Thực

120


120

205.000 24.600.000

Ngày 16 tháng 06 năm 2012
Người lập phiếu
(ký, họ tên)

Người giao hàng

Thủ kho

(ký, họ tên)

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(ký, họ tên)

- Mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp nhỏ, không thường xuyên.
Cán bộ thu mua nguyên vật liệu của công ty sẽ căn cứ vào kế hoạch thu
mua vật liệu để lập giấy đề nghị tạm ứng trình lên thủ trưởng đơn vị xét duyệt..
Sau khi duyệt xong, kế toán mới làm thủ tục thanh toán tạm ứng.
- Nếu số tiền đã tạm ứng nhỏ hơn số tiền thực tế chi ra để mua hàng thì kế
toán phải lập phiếu chi để thanh toán cho nhà cung cấp.
- Nếu số tiền hàng ít hơn số tiền tạm ứng, kế toán làm phiếu thu để thu lại
số tiền thừa khi tạm ứng
Thủ tục chứng từ bao gồm:
1. Giấy đề nghị tạm ứng.

2. Phiếu chi.
3. Hoá đơn giá trị gia tăng, vận đơn, phiếu nhập kho.
4. Giấy đề nghị thanh toán.
5. Phiếu chi (phiếu thu) khi kế toán tiến hành thanh toán tạm ứng
Ví dụ 4: Vào ngày 18/06/2012 công ty đã tạm ứng cho nhân viên 5.000.000
VNĐ để đi mua móc treo động cơ loại M10 và M14 của công ty sản xuất và
thương mại Chiến Thắng (đây là nhà cung cấp không thường xuyên). Vào ngày
20/06/2012 nhân viên đã tiến hành đi mua và hàng về nhập kho trong ngày.
Bộ chứng từ liên quan đến nghiệp vụ trên như sau:
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

20

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

Biểu số 2.4 : Giấy đề nghị tạm ứng.
CÔNG TY CP CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI

Mẫu số : 03 – TT

Địa chỉ : Km 12 - QL 32 - Phú Diễn - Từ Liêm

QĐ 1411- TC/QĐ/CĐKT

Hà Nội


Ngày 01 tháng 11 năm 1995 của BTC

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Số…………..
Ngày 18 tháng 06 năm 2012
Kính gửi: TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Họ và tên

: Nguyễn Khắc Huy

ĐVcông tác : Phòng kinh doanh

Đề nghị cho tạm ứng số tiền : 5.000.000 (viết bằng chữ) Năm triệu đồng chẵn
Lý do tạm ứng: Mua vật tư (móc treo động cơ loại M10 và M14)
Thời hạn thanh toán :
Kính đề nghị Tổng Giám Đốc duyệt cho tạm ứng
Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng
(ký, ghi rõ họ tên)

Phụ trách bộ phận
(ký, ghi rõ họ tên)

Người đề nghị
(ký, ghi rõ họ tên)

Biểu số 2.5 : Phiếu chi

CÔNG TY CP CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI

Số phiếu : 1592

Km 12 - QL32 - Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội

Liên số :1

PHIẾU CHI
Ngày :18/06/2012
Người nhận tiền
Địa chỉ
Về khoản

: Nguyễn Khắc Huy
:P. kinh doanh
: Mua vật tư ( móc treo động cơ loại M10 và M14)

Số tiền

: 5.000.000 VNĐ

Bằng chữ

:Năm triệu đồng chẵn

Kèm theo

: 1 chứng từ gốc. chứng từ gốc………..


Đã nhận đủ số tiền(viết bằng chữ):……………………………
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

21

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

………………………………………………….……………..

GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP PHIẾU

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày 18 tháng 06 năm 2012
THỦ QUỸ

NGƯỜI NHẬN TIỀN
Nguyễn Khắc Huy


Biểu số 2.6 : Hoá đơn giá trị gia tăng.
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG.
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 20 tháng 06 năm 2012
Đơn vị bán hàng
MST
Địa chỉ

Số: 0000290

: Công ty sản xuất và thương mại Chiến Thắng
: 0138310686
: 2 Nguyễn Khắc Cần – Hoàn kiếm - Hà Nội.

Họ tên người mua hàng : Nguyễn Khắc Huy
Tên đơn vị

: Công ty CP Chế Tạo Điện Cơ Hà Nội

Địa chỉ : Km12 - QL32 - Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội
Hình thức thanh toán : CK/TM

Số tài khoản :
MST: 0100100456

Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

22


MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đơn vị

STT Tên hàng hoá , dịch vụ
A

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ
Số

tính lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

B
Móc treo động cơ M10

C
Cái

1
250

2

14.000

3 = 1x2
3.500.000

2

Móc treo động cơ M14

Cái

100

13.500

1.350.000

Cộng tiền hàng :

4.850.000

Thuế suất GTGT : 10% Tiền thuế GTGT:
Tổng cộng số tiền thanh toán

485.000
5.335.000

Số tiền viết bằng chữ : Năm triệu, ba trăm năm mươi lăm nghìn đồng.
Người mua hàng


Người bán hàng

Thủ trưởng đơn vị

(Ký,ghi rõ họ tên)

(Ký,ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Biểu số 2.7 : Phiếu nhập kho
Mẫu số : 01 - VT
QĐ số : 15/2006/QĐ - BTC
Ngày 20 tháng 03 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
PHIẾU NHẬP KHO

Số : 44

Ngày 20 tháng 6 năm 2012
Họ tên người giao hàng : Nguyễn Quang Huy
Theo:

ngày 20 tháng 06 năm 2012

Nhập tại kho : KH01

Địa điểm:

STT Tên, nhãn hiệu, quy Mã Đơn

cách, phẩm chất
vật tư, sản phẩm,
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

số

vị
tính

Số lượng
Theo

Thực

CT

nhập

23

Đơn giá Thành tiền

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

hàng hoá

A
B
1 Móc treo động cơ M10
2 Móc treo động cơ M14

C

D
Cái
Cái

1
250
100

Cộng

2

350

3
250 14.000
100 13.500

4
3.500.000
1.350.000

350


4.850.000

Ngày 20 tháng 06 năm 2012
Người lập phiếu

Người giao hàng

Thủ kho

Kế toán trưởng

(ký, ghi họ tên )

(ký, ghi họ tên)

(ký, ghi họ tên)

(ký, ghi họ tên)

Biểu số 2.8: Giấy đề nghị thanh toán.
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Hà Nội, ngày 20/06/2012
Kính gửi: TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Tên tôi là : Nguyễn Khắc Huy
Ngày 20 tháng 06 năm 2012, tôi tiến hành đi mua móc treo động cơ loại M10
và M14 của công ty sản xuất và thương mại Chiến Thắng
Tổng tiền thanh toán cho nhà cung cấp( giá có 10%VAT ): 5.335.000 đồng
phí vận chuyển ( đã có VAT 5 %)


: 325.714 đồng.

Tổng cộng

: 5.660.714đồng.

(Bằng chữ : sáu triệu, chín trăm linh bảy nghìn, hai trăm năm mươi đồng)
Số tiền công ty đã tạm ứng
Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

: 5.000.000 đồng.
24

MSSV: LT113001


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Mỹ

(Bằng chữ : Năm triệu đồng chẵn)
Kèm theo : 4 chứng từ gốc (hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho, vận đơn,
phiếu chi tạm ứng)
Kính đề nghị Giám đốc xem xét, giải quyết.
TỔNG GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN


NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

THANH TOÁN
(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

- Nguyên vật liệu nhập kho do bên gia công bàn giao:
Thủ tục chứng từ gồm có:
1 .Hoá đơn giá trị gia tăng
2.Phiếu nhập kho.
3.Biên bản thanh toán quyết toán vật tư, bán thành phẩm đi gia công (Được
lập hàng tháng và do bên đi thuê gia công lập)
Sau đây là bộ chứng từ minh hoạ cho ví dụ 2 đã nêu ở phần tính giá nhập kho
nguyên vật liệu.
Biểu số 2.9 : Hoá đơn giá trị gia tăng.
HOÁ ĐƠN

Số: 0018337

GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 23 tháng 06 năm 2012
Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH một thành viên M và T
Địa chỉ


: Đông Anh - Hà Nội.

MST : 0137246795
Họ tên người mua hàng :
Tên đơn vị

: Công ty cổ Phần Chế tạo Điện Cơ Hà Nội

Địa chỉ

: Km 12 - QL 32 - Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội

Hình thức thanh toán : CK/TM
STT

Tên hàng hoá, dịch vụ

Nguyễn Ninh Nga- lớp K11B

MST :01 00100456.
Đơn vị
tính
25

Số lượng

Đơn giá Thành tiền
MSSV: LT113001



×