Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa hàm rồng, thanh hóa nhằm phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

DƯƠNG THU NGỌC

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HÓA HÀM RỒNG, THANH HÓA
NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

DƯƠNG THU NGỌC
KHÓA: 2017 - 2019

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HÓA HÀM RỒNG, THANH HÓA
NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị


Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ TRẦN TÍN

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒN CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - Năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Đỗ Trần Tín đã tận tình hướng
dẫn, động viên khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học trường
Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu và những tài
liệu liên quan đến lĩnh vực của luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến với gia đình, bạn bè
và những người đồng nghiệp đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa học này.
Xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Nội dung luận văn này là do tôi tự
nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Đỗ Trần Tín.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Dương Thu Ngọc


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục hình ảnh
Danh mục sơ đồ bảng biểu
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
* Lý do chọn đề tài
* Mục đích nghiên cứu
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Cấu trúc luận văn
* Giải thích thuật ngữ
PHẦN 2: NỘI DUNG .............................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN
HÓA CỦA KHU HÀM RỒNG , THANH HÓA ...................................................... 5
1.1. Khái quát về Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng.................................... 5
1.1.1. Giới thiệu chung .................................................................................................... 5
1.1.2. Vị trí, ranh giới và quy mô khu vực nghiên cứu.................................................... 6
1.2. Hiện trạng Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng ....................................... 8

1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................................... 8
1.2.2. Hiện trạng hạ tầng cơ sở ...................................................................................... 10
1.2.3. Hiện trạng các di tích lịch sử văn hóa .................................................................. 12
1.3. Những vấn đề cần phải giải quyết ............................................................... 31
1.3.1. Đánh giá tổng hợp ............................................................................................... 31
1.3.2. Các vấn đề cần nghiên cứu: ................................................................................. 32


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC BẢO TỒN VÀ PHÁT HY GIÁ TRỊ DI
TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA HÀM RỒNG ............................................................. 35
2.1. Cơ sở pháp lý: ............................................................................................... 35
2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật ......................................................................... 35
2.1.2. Các đồ án quy hoạch có liên quan ....................................................................... 36
2.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 42
2.2.1. Các lý luận về bảo tồn và phát huy ...................................................................... 42
2.2.2. Các xu hướng về bảo tồn và phát huy ................................................................. 45
2.3. Các yếu tố tác động đến bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn
hóa khu Hàm Rồng.............................................................................................. 47
2.3.1. Yếu tố tự nhiên..................................................................................................... 47
2.3.2. Yếu tố về kinh tế .................................................................................................. 48
2.3.3. Yếu tố về văn hóa - xã hội ................................................................................... 49
2.3.4. Yếu tố khoa học kỹ thuật ..................................................................................... 49
2.3.5. Yếu tố thẩm mỹ ................................................................................................... 49
2.4. Bài học kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn
hóa ........................................................................................................................ 50
2.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới .................................................................................... 50
2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam................................................................................... 54
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA HÀM RỒNG ................................................ 58
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc ............................................................. 58

3.1.1. Quan điểm............................................................................................................ 58
3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................................... 58
3.1.3. Nguyên tắc ........................................................................................................... 59
3.2. Giải pháp phân vùng bảo tồn và phát huy các giá trị ................................. 61
3.2.1. Cơ sở phân vùng bảo tồn ..................................................................................... 61
3.2.2. Phân vùng bảo tồn và phát huy............................................................................ 61
3.3. Giải pháp phát triển du lịch ......................................................................... 64

2


3.3.1. Đề xuất các tuyến, điểm du lịch........................................................................... 64
3.3.2. Đề xuất các sản phẩm du lịch: ............................................................................. 68
3.4. Giải pháp bảo tồn và phát huy cho các nhóm di tích lịch sử ...................... 70
3.4.1. Nhóm di tích lịch sử có giá trị kiến trúc............................................................... 70
3.4.2. Nhóm di tích lịch sử có giá trị cảnh quan ............................................................ 73
3.4.3. Nhóm di tích lịch sử có giá trị văn hóa, giá trị lịch sử, giá trị tâm linh:............... 78
3.4.4. Công tác quản lý .................................................................................................. 80
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................84
1. Kết luận ........................................................................................................... 84
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................87


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
Hình 1.1
Hình 1.2

Tên hình, tên bảng

Sơ đồ khoanh vùng bất khả xâm phạm và bảo vệ (1962)
Bản đồ ranh giới quy hoạch Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm
Rồng

Hình 1.3

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Hình 1.4

Hình ảnh đường Trịnh Thế Lợi và đường trong làng

Hình 1.5

Một số hình ảnh khai thác cát và xe trọng tải lớn chạy trong khu
vực

Hình 1.6

Một số hình ảnh công trình dịch vụ

Hình 1.7

Vị trí khu di chỉ khảo cổ, núi Hàm Rồng và núi ngọc

Hình 1.8

Hố khảo cổ và nhà bao che

Hình 1.9


Hình 1.10

Hố khảo cổ ven bờ sông Mã sau khi khảo cổ được lấp lại, cỏ dại
mọc hoang
Vị trí di tích nhà máy điện
Hàm Rồng

Hình 1.11

Hình ảnh nhà máy điện chỉ còn lại là bê tông bị hoang hóa

Hình 1.12

Vị trí di tích cầu Hàm Rồng - nền công an bảo vệ cầu

Hình 1.13

Nền đồn công an chỉ còn lại nền bê tông

Hình 1.14

Vị trí Khu di tích Văn Thánh

Hình 1.15

Khu di tích Văn Thánh


Hình 1.16


Vị trí di tích chùa Tăng Phúc

Hình 1.17

Hình ảnh chùa Tăng Phúc

Hình 1.18

Vị trí Nghè Thổ Sơn

Hình 1.19

Hình ảnh lối lên và toàn cảnh nghè Thổ Sơn

Hình 1.20

Hình ảnh Bia đá và chân tảng còn sót lại tại Nghè Thổ Sơn

Hình 1.21

Vị trí làng cổ Đông Sơn

Hình 1.22

Các hình ảnh làng Đông Sơn

Hình 1.23

Vị trí nhà ông Lương Trọng Duệ


Hình 1.24
Hình 1.25

Các hình ảnh nhà ông Lương Trọng Duệ
Miếu mới được tôn tạo, còn chưa hoàn thiện

Hình 1.26

Vị trí di tích đền Lê Uy – Trần Khát Chân, đền Mẫu

Hình 1.27

Một số hình ảnh di tích đền Lê Uy - Trần Khát Chân

Hình 1.28

Một số hình ảnh di tích Đền Lê Uy - Trần Khát Chân và đền Mẫu

Hình 1.29

Vị trí chùa Phạm Thông

Hình 1.30

Di tích chùa Phạm Thông

Hình 1.31

Vị trí núi Cánh Tiên - đồi Quyết Thắng


Hình 1.32

Một số hình ảnh núi Cánh Tiên

Hình 1.33
Hình 1.34

Vị trí động Tiên Sơn
Một số hình ảnh lối vào, vườn tượng, xung quanh động Tiên Sơn

Hình 1.35

Vị trí trận địa pháo đồi C4

Hình 1.36

Một số hình ảnh trận địa pháo đồi C4 (Hệ thống hầm đào, bia


3

đá)
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Hình 2.5
Hình 2.6

Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9

Quy hoạch chung thành phố thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
Mặt bằng tổng thể quảng trường Chiến thắng
Một số hình ảnh hiện tại của Quảng trường Chiến thắng
Mặt bằng tổng thể Đền thờ các bà mẹ Việt Nam anh hùng và các
anh hùng liệt sỹ
Một số hình ảnh Đền thờ các bà mẹ Việt Nam anh hùng
và các anh hùng liệt sỹ
Mặt bằng tổng thể khu du lịch Hồ Kim Quy
Mặt bằng tổng thể khu du lịch
Động Tiên Sơn
Phối cảnh tổng thểThiền Viện Trúc Lâm
Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử
vân hóa Hàm Rồng, Thanh Hóa

Hình 2.10

Bản đồ liên kết vùng

Hình 2.11

Một số hình ảnh Nikolai Quarter

Hình 2.12

Một số hình ảnh sự đa dạng về phong cách kiến trúc phản ảnh một

nền văn hóa đa dạng của George town, Penang, Malaysia
Kinh tế phát triển do sự gia tăng khách du lịch văn hóa, di sản,

Hình 2.13

cuối cùng sẽ mang đến lợi nhuận cho các doanh nghiệp và thêm
công ăn việc làm

Hình 2.14

Chính quyền Penang và các nhà chuyên môn đã xác lập quỹ di
sản, tiến hành truyền thông di sản có hiệu quả không chỉ với


khách du lịch mà còn cả với người dân địa phương.
Hình 3.1

Bản đồ phân vùng bảo tồn và phát huy các giá trị

Hình 3.2

Bản đồ tuyến du lịch tâm linh

Hình 3.3

Bản đồ tuyến du lịch thăm quan

Hình 3.4

Bản đồ tuyến du lịch khám phá


Hình 3.5
Hình 3.6

Sơ đồ giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc chùa Tăng
Phúc
Hình ảnh minh họa cổng lảng theo kiến trúc truyền thống
Hình ảnh minh họa về vật liệu, màu sắc sử dụng trong xây dựng

Hình 3.7

nhà cổ (Dui hoành gỗ, ngói mũi hài, nhà ba gian với màu sắc hài
hòa)

Hình 3.8
Hình 3.9

Hình 3.10

Hình ảnh minh họa cổng tam quan
Sơ đồ quy hoạch bảo tồn khu di chỉ khảo cổ, núi Hàm Rồng, núi
Ngọc
Hình ảnh minh họa một số cây trồng trong chùa (cây đại, bạch
liên sen)

Hình 3.11

Hình ảnh minh họa một số biện pháp tổ chức cảnh quan

Hình 3.12


Sơ đồ tổ chức không gian khu vực núi Cánh Tiên-đồi Quyết Thắng

Hình 3.13

Một số hình ảnh minh họa tái hiện các hoạt động chiến tranh

Hình 3.14

Một số hình ảnh đèn sử dụng pin năng lượng mặt trời

Hình 3.15

Một số hình ảnh homestay đồng quê

Hình 3.16

Một số hình ảnh hội làng Vệt Nam

Hình 3.17

Một số hình ảnh trống đồng, thạp đồng Đông Sơn


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên hình, tên bảng

Bảng 1.1


Bảng hiện trạng sử dụng đất

Bảng 1.2

Bảng đánh giá tổng hợp thực trạng di tích

Bảng 1.3

Bảng đánh giá các vấn đề cụ thể của di tích

Bảng 2.1

Bảng tổng hợp một số dự án trong phạp vi nghiên cứu

Bảng 3.1

Bảng cơ sở phân vùng bảo tồn và phát huy từng di tích


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Quần thể khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng là vùng “đất thiêng” của
Thanh Hóa, gắn với nền văn hóa Đông Sơn, chiến thắng Hàm Rồng và nhiều kiến
trúc như Thiền viện Trúc Lâm, đền thờ bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Đây là vùng có tiềm năng du lịch đặc biệt bởi ngoài cảnh quan thiên nhiên
đẹp, có bề dầy lịch sử văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng. Và còn là địa
danh gắn với nền văn hóa của người Việt cổ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có

biện pháp đồng bộ và hoàn chỉnh để phát triển du lịch khu vực này một cách hợp
lý đảm bảo sự bền vững.
Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa
Hàm Rồng đã được phê duyệt từ năm 2013 nhưng cho đến nay vẫn chưa triển khai
được nhiều ngoài một số đường giao thông, hệ thống đường điện chiếu sáng được
cải tạo, nâng cấp. Quy hoạch thiếu kết nối, chưa phát huy được giá trị, nhiều di tích
xuống cấp, có công trình đã được cải tạo, nâng cấp nhưng với kiến trúc, vật liệu,
màu sắc chưa phù hợp.
Qua đó, để góp phần cho việc hoàn thiện hơn cho việc bảo tồn và phát huy giá
trị Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, tác giả lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp
là “Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, Thanh Hóa
nhằm phát triển du lịch”.
* Mục đích nghiên cứu
Nhận diện các giá trị cụ thể cho từng di tích; Đề xuất một số giải pháp cho bảo
tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, Thanh Hóa.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, Thanh
Hóa, cụ thể nghiên cứu các giá trị về kiến trúc, cảnh quan, văn hóa, lịch sử, tâm
linh;
Phạm vi nghiên cứu:


- Không gian: Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, diện tích nghiên cứu:
561,85Ha;

- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2035;
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa;
Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học;
Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;

Phương pháp chuyên gia;

Sơ đồ tổng hợp các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong luận văn
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và
phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng đặc biệt với khu vực làng Đông
Sơn có cảnh quan đẹp


3

Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch
sử văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân, tạo sự hấp dẫn về du lịch,
phát triển kinh tế địa phương; Làm tài liệu tham khảo để triển khai các dự án đầu tư,
quản lý xây dựng khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của Luận văn gồm ba
chương:

- Chương 1: Thực trạng hệ thống các di tích lịch sử văn hóa của khu Hàm
rồng, Thanh Hóa

- Chương 2: Cơ sở khoa học bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn
hóa Hàm Rồng

- Chương 3: Giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử
văn hóa Hàm Rồng
* Giải thích thuật ngữ
1. Bảo Tồn là bảo vệ, duy trì giữ gìn những gì tồn tại trong thực tế, những gì tồn
đọng và có giá trị về mặt lịch sử, mang tính chất tiến hóa, mang tính chất duy trì và

tồn tại. Nói đến bảo tồn trong lĩnh vực văn hóa có: Bảo tồn nghệ thuật, Bảo tồn di
sản văn hóa, Bảo tồn kiến trúc, bảo tồn các kiến trúc cố định, Bảo tồn khu khảo
cổ,…
2. Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt lan rộng tác dụng và tiếp tục phát triển thêm
3. Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo
vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất
nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.
4. Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý
nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử
5. Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.


6. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp
giữa cảnhquan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ,
khoa học.
7. Bảo quản di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo

vật

quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà
không thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử văn hóa, danh
lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
8. Tu bổ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia
cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.


5


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN
HÓA CỦA KHU HÀM RỒNG , THANH HÓA

1.1. Khái quát về Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng
1.1.1. Giới thiệu chung
Hàm Rồng, địa danh đã đi vào lịch sử như những trang vàng chói lọi trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Nơi đây còn được biết đến là
thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú với quần thể sông, núi, hang động phong phú. Hiện
nay, khu vực này đã được quy hoạch xây dựng thành khu di tích lịch sử văn hóa
Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, bao gồm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
cách mạng và công trình văn hóa tâm linh như: cầu Hàm Rồng, núi Hàm Rồng,
động Tiên Sơn, động Long Quang, núi Ngọc, núi Cánh Tiên, đền thờ Bà mẹ Việt
Nam anh hùng và các anh hùng liệt sĩ tỉnh Thanh Hóa, làng cổ Đông Sơn.
Trước đây, khu di tích lịch sử văn hóa
Hàm Rồng thuộc Khu vực di chỉ Thiệu
Dương và Đông Sơn đã được Bộ văn hóa,
thể thao và du lịch xếp hạng là di tích Quốc
gia tại Quyết định số: 313 – VH/VP ngày
28/04/1962. Theo Quyết định có hai vùng
bảo vệ:
Khu vực bất khả xâm phạm: Núi Đông
Sơn, núi Voi, núi Cộc, núi Lưỡi Hái, núi
Tún, núi Đọ, di chỉ khảo cổ văn hóa Đông
Sơn (các điểm, vùng được tô màu đỏ)
Khu vực Bảo vệ: Tất cả đồi, núi, cánh
đồng, mộ cổ…Nằm trong khu vực của 5 xã
Đông Giang, Đông Cương, Thiệu Dương,
Triệu khánh, Triệu Tân.


Hình 1.1: Sơ đồ khoanh vùng bất khả
xâm phạm và bảo vệ (1962)


1.1.2. Vị trí, ranh giới và quy mô khu vực nghiên cứu
a. Vị trí và ranh giới
Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng nằm trên địa bàn phường Hàm Rồng và
một phần xã Đông Cương và xã Thiệu Dương, cụ thể:
Phía Bắc giáp thôn 9 và 10 xã Thiệu Dương
Phía Nam giáp đường QL 1A mới (qua cầu Hoàng Long);
Phía Đông giáp sông Mã
Phía Tây giáp đường Đinh Hương thuộc xã Đông Cương;
b. Quy mô nghiên cứu
Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng có diện tích khoảng 561,85Ha

Xã Thiệu Dương

S = 561,85Ha

P.Đông
Cương

S. Mã

Ranh giới quy hoạch

Tên mốc
M1
M2
M3

M4
M5
M6
M7
M8
M9
M10
M11
M12
M13
M14
M15
M16
M17
M18
M19
M20
M21
M22
M23
M24
M25
M26
M27
M28
M29
M30
M31
M32
M33

M34
M35
M36
M37
M38
M39
M40
M41
M42
M43
M44
M45
M46
M47
M48
M49
M50
M51
M52
M53
M54
M55

Tọa độ X
16340.8271
16377.7999
16436.8621
16511.8499
16641.0684
16592.0347

16559.7026
16521.5375
16468.9235
16449.2715
16499.1264
16662.5374
16707.4054
16695.9370
16728.8724
16760.2950
17028.7051
17219.9611
17553.3567
17797.3256
17974.8433
18553.6282
19207.2454
19466.2299
20016.0690
20049.9150
20113.1877
20099.7960
19970.7379
19708.5510
19406.8586
19241.4954
18984.5959
18903.3061
18818.8668
18513.2771

18294.5911
18118.1123
17835.6879
17691.9136
17480.9008
17310.4519
17194.4491
17155.7491
17157.7345
17039.2587
17015.6161
17013.2671
17031.0324
16908.5839
16820.2569
16733.8464
16641.8846
16542.7826
16411.1635

Hình 1.2: Bản đồ ranh giới quy hoạch Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng

Tọa độ Y
32378.7754
32350.1439
32290.7691
32253.4793
32147.4264
32106.4575
32027.7208

31849.3556
31670.0847
31554.7543
31384.0514
31116.9081
31010.2318
30890.0673
30822.7582
30804.3371
30770.7750
30747.5715
30609.8414
30477.2936
30466.4476
30593.0721
30736.5250
30819.2353
31111.4416
31147.5489
31269.9270
31353.7661
31420.8171
31511.1424
31635.3658
31729.6600
31871.3118
32028.2392
32091.1172
32265.5372
32373.5253

32451.0138
32611.2849
32725.7588
32962.1891
33044.9681
33046.7341
33246.3983
33394.8226
33399.2790
33354.6132
33300.2812
33243.1814
33242.0084
32901.9711
32610.2814
32343.6934
32367.5241
32413.1865


7

c. Điều kiện tự nhiên
* Địa hình, địa mạo
Khu vực nghiên cứu có địa hình đồng bằng và đồi núi thấp và núi đá vôi độc
lập như phía Bắc là núi Đồng Tiền, núi con Voi, núi con Mèo, núi con Cá, phía
Đông là núi Hàm Rồng, phía Nam là núi Cánh Tiên.
* Khí hậu, thủy văn
Khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa:


- Mùa Đông: mưa, ẩm ướt thường xuyên, hướng gió chủ đạo là Đông Bắc;
- Mùa Hè: nóng bức, hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam, đôi khi xuất hiện
gió Tây (gió Lào) khô nóng.

- Nhiệt độ trung bình năm : 23,60 C
- Nhiệt độ cao tuyệt đối: 420 C
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 50 C
- Lượng mưa trung bình năm: 1746 mm
- Độ ẩm trung bình năm: 85%
- Số giờ nắng trung bình năm: 1658 giờ
Thủy văn: đây là vùng hạ lưu song Mã nên chịu ảnh hưởng của cả lũ nguồn và
triều dâng, mùa kiệt nước vẫn đạt tới +1 – 1,5m, triều cường có thể đạt tới 2m.
* Địa chất công trình và điạ chất thủy văn
Địa chất công trình:

- Đường ở đồng bằng địa tầng gồm 7 lớp lần lượt là: lớp đất bùn mặt ruộng,
lớp đất sét mềm dẻo, lớp bùn sét hữu cơ, lớp đất sét dẻo nửa cứng, nửa dày,
lớp đất sét dẻo cứng, dẻo mềm, lớp đá nền (đá vôi rắn chắc)

- Đường trên núi thường gồm 2 lớp đất đá: sét pha cứng lẫn nhiều sỏi đá
dăm, lớp đá bột kết phong hóa vừa cứng. (Theo báo cáo khảo sát địa chất
công trình phục vụ nghiên cứu báo cáo khả thi cho hệ thống đường giao
thông đường bộ bao quanh hồ Kim Quy)
Địa chất thủy văn:


- Khu vực đồng bằng và rìa đồi chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mặt, nước
dưới đất xuất hiện ở độ sâu 0,6 - 3,5m.

- Trên núi, bề mặt đường dốc, không có khả năng trữ nước.

1.2. Hiện trạng Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng
1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng tại thành phố Thanh Hóa có diện tích là
561,85Ha. Trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp và đồi núi. Đất nông nghiệp chiếm
22,29% (tương đương 125,24Ha), đất đồi núi chiếm 39,32% (tương đương
220,91Ha). Sau đó đến đất ở 12,49% (tương đương 70,15Ha), đất di tích tôn giáo
danh thắng 10,05% (tương đương 56,46Ha), đất công nghiệp 8,16% (tương đương
45,82Ha), đất công cộng 1,26% (tương đương 7,10Ha), đất mặt nước 2,45% (tương
đương 13,74Ha) còn lại là đất giao thông và đất hạ tầng kỹ thuật chiếm 3,98%
(tương đương 22,43Ha)
Bảng 1.1: Bảng hiện trạng sử dụng đất
TT
1

Loại đất

Diện tích (Ha)

Đất di tích, tôn giáo, danh
thắng

Tỷ lệ (%)

56.46

10.05

2

Đất nông nghiệp


125.24

22.29

3

Đất công nghiệp

45.82

8.16

4

Đất ở

70.15

12.49

5

Đất công cộng

7.10

1.26

6


Đất giao thông chính

21.39

3.81

7

Đất hạ tầng kỹ thuật

1.04

0.18

8

Đồi núi

220.91

39.32

9

Mặt nước

13.74

2.45


561.85

100.00

Tổng cộng

Ký hiệu


9

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9


hiệu

Loại đất
Đất di tích, tôn giáo, danh thắng
Đất nông nghiệp
Đất công nghiệp

Đất ở
Đất công cộng
Đất giao thông chính
Đất hạ tầng kỹ thuật
Núi
Mặt nước

Vị trí Thiền Viện
Trúc Lâm

Hình 1.3: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất


1.2.2. Hiện trạng hạ tầng cơ sở
a. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Giao thông: Khu vực có mối liên hệ về giao thông tương đối thuận tiện gần
đường Quốc lộ 1A. Trục đường Trịnh Thế Hữu với mặt cắt đường 20,5m; mặt
đường trải nhựa, vỉa hè lát đá hoặc gạch bê tông tự chèn. Đường giao thông chính
trong khu vực làng (Đông Sơn và Hạc Oa) là đường bê tông, các đường nhánh một
số là đường gạch chỉ xếp nghiêng. Trong phạm vi quy hoạch hầu hết các đường đã
được trải nhựa hoặc là đường bê tông, một số ít là đường đất và cấp phối đá dăm.

Hình 1.4: Hình ảnh đường Trịnh Thế Lợi và đường trong làng
Thoát nước mưa: Trong khu vực nghiên cứu hiện nay chưa có đầu tư gì lớn về
hệ thống thoát nước. Hầu hết nước mưa chảy theo địa hình tự nhiên thoát cục bộ về
các ao hồ và các kênh nội đồng sau đó đổ ra sông Mã.
Cấp điện: điện được cấp cùng nguồn điện với Thành phố Thanh Hóa,
100% hộ dân đã được cấp điện lưới.
Cấp nước: chủ yếu sử dụng nước giếng khoan.


Hình 1.5 : Một số hình ảnh khai thác cát và xe trọng tải lớn chạy trong khu vực


11

Bảo vệ môi trường: Trong khu vực quy hoạch tuy không có nhà máy công
nghiệp quy mô lớn, nhưng các công trình này đều gây ảnh hướng tới cảnh quan, đặc
biệt phía núi Hàm Rồng ven bờ sông Mã là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp,
có khu di chỉ khảo cổ Đông Sơn. Nhưng hiện nay toàn bộ đã là khu khai thác cát,
xưởng đóng tàu, công ty cổ phần Hàm Rồng... Các dãy núi phía trong như núi
Thanh Lan, núi Da, một phần đã bị khai thác đá, tạo thành các dãy núi nham nhở.
b. Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội
Các công trình dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn, nhà
nghỉ… nằm xung quanh hồ Kim Quy, được xây dựng từ năm 2007, cao 2-3 tầng,
hình thức kiến trúc hiện đại tuy nhiên chưa phù hợp với không gian làng xóm và
di tích.

Hình 1.6 : Một số hình ảnh công trình dịch vụ
Các công trình hành chính, trường học tập trung chủ yếu trên đường Bà
Triệu, là các công trình khang trang cao từ 2-3 tầng, kết cấu bê tông cốt thép, hình
thức hiện đại mới được xây dựng trong thời gian gần đây.


1.2.3. Hiện trạng các di tích lịch sử văn hóa
a. Khu di chỉ khảo cổ văn hóa Đông Sơn ven bờ sông Mã
* Vị trí, giới hạn và quy
mô:
Vị trí và giới hạn:
Khu di chỉ khảo
cổ VH Đông Sơn


khu di chỉ khảo cổ nằm
chủ yếu ở ven bờ sông Mã
(kéo dài từ phía động Long
Quang tới phía cuối núi
Hàm Rồng) và hố khảo cổ
nằm trong làng Đông Sơn
(cạnh chùa Phạm Thông).
Quy mô nghiên cứu:
khu di chỉ khảo cổ ven bờ
sông Mã có diện tích là
11,86 ha. Diện tích khu
vực khảo cổ trong làmg
Đông Sơn là 0,19 ha.
(Trong đó phạm vi hố khai
quật khảo cổ là 150 m2).

Hình 1.7: Vị trí khu di chỉ khảo cổ, núi Hàm Rồng và
núi ngọc

* Hiện trạng di tích
Mô tả: Di chỉ khảo cổ Đông Sơn được phát hiện vào năm 1924, trải qua rất
nhiều lần khảo cổ, thu được nhiều hiện vật độc đáo, nhiều kiến thức về quá trình
hình thành và phát triển của người Việt cổ. Cho đến nay, 125 di tích đã được phát
hiện ở khu vực Sông Hồng, Sông Cả và Sông Mã ở Việt Nam.
Hiện trạng: Những năm gần đây, các cuộc khảo cổ vẫn được tiến hành. Khu

vực ven bờ sông Mã nơi tập trung nhiều dấu vết, sau khi tiến hành khai quật
khảo cổ cũng được phân cho các công ty, xí nghiệp công nghiệp. Hiện nay là
Công ty Cổ phần Hàm Rồng, Xí nghiệp đóng tàu chiếm phần lớn diện tích.



13

Hố khảo cổ được kè bằng bê tông, không được che đậy kín nên hố khảo cổ
thường xuyên ngập nước vào mùa mưa, rêu mốc, cỏ dại mọc, không có những
chỉ dẫn cụ thể nên thiếu thông tin, nhà bao che cũng chưa đạt yêu cầu về thẩm
mỹ và bảo quản.

Hình 1.8: Hố khảo cổ và nhà bao che

Hình 1.9: Hố khảo cổ ven bờ sông Mã sau khi khảo cổ được lấp lại, cỏ dại mọc hoang
Giá trị: Qua các giai đoạn khai quật ta thấy rõ những giá trị tiêu biểu của di chỉ
khảo cổ văn hóa Đông Sơn, nổi bật lên hình thức cư trú truyền thống của con người.
Đây điểm khởi thủy /quê hương của văn hóa Đông Sơn – văn minh Việt Cổ, của
nhà nước cổ. Và khắc họa rõ nét nghề luyện kim, chế tác vũ khí, công cụ sinh hoạt
của nền văn minh nông nghiệp. Qua đó ta thấy di chỉ khảo cổ học văn hóa Đông
Sơn ven bờ sông Mã có những giá trị về văn hóa, lịch sử, cảnh quan.


×