Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị hồ xương rồng thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

BÙI MẠNH HÙNG

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU ĐÔ THỊ HỒ XƯƠNG RỒNG
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------BÙI MẠNH HÙNG
KHOÁ : 2017 - 2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU ĐÔ THỊ HỒ XƯƠNG RỒNG
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ QUÂN

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
TS. NGUYỄN XUÂN HINH

Hà Nội – 2019


Lời cảm ơn
Qua hơn 2 năm theo học chương trình sau đại học của Trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội tôi đã cơ bản lĩnh hội được một số vấn đề về ngành học
Quản lý Đô thị và Công trình. Để có kết quả ngày hôm nay trước hế t Tôi xin
chân thành gửi lời cám ơn đế n các thầ y cô trường Đa ̣i ho ̣c Kiế n trúc Hà Nô ̣i
đã tâ ̣n tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suố t thời gian ho ̣c tâ ̣p ta ̣i trường.
Đồ ng thời tôi cũng gửi lời cám ơn đế n các thầ y cô giáo Khoa sau đa ̣i ho ̣c, các
thầy cô trong tiểu ban .... đã ta ̣o điề u kiên,
̣ giúp đỡ tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p
và hoàn thành khóa ho ̣c.
Tôi xin gửi lời biế t ơn sâu sắ c đế n Thầy giáo PGS.TS. Lê Quân hiệu
trưởng nhà trường đã dành rấ t nhiề u thời gian và tâm huyết, tâ ̣n tiǹ h hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suố t thời gian nghiên cứu và hoàn thành luâ ̣n văn
này.
Tôi xin chân thành cám ơn cơ quan tôi đang công tác, gia đình và ba ̣n
bè đồ ng nghiêp̣ của tôi đã quan tâm, đô ̣ng viên giúp đỡ tôi trong suố t quá
triǹ h ho ̣c tâ ̣p và làm luâ ̣n văn.
Mă ̣c dù tôi đã có nhiề u cố gắ ng hoàn thiêṇ luâ ̣n văn này bằ ng tấ t cả khả
năng của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiế u sót, rấ t mong nhâ ̣n

đươ ̣c sự đóng góp của quý Thầ y Cô và các ba ̣n.
Hà Nô ̣i, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Bùi Mạnh Hùng


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ này là công trình nghiên cứu khoa
ho ̣c đô ̣c lâ ̣p của tôi. Các số liê ̣u khoa ho ̣c, kế t quả nghiên cứu của Luâ ̣n văn là
trung thực và có nguồ n gố c rõ ràng.
Hà Nô ̣i, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Bùi Mạnh Hùng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ minh họa
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................1
Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2
Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3

Nội dung nghiên cứu.....................................................................................4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................4
Một số khái niệm sử dụng trong Luận văn ...................................................4
Cấu trúc luận văn...........................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG......................................................................................8
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG
GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ HỒ XƯƠNG RỒNG,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN. ... ………………………………………….8
1.1. Giới thiệu tình hình phát triển đô thị và quản lý không gian kiến
trúc cảnh quan tại các khu đô thị mới tại thành phố Thái Nguyên……...8
1.1.1: khái quát chung về các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên………………………………………………………………….8


1.1.2: Vị trí và vai trò của khu đô thị mới Hồ Xương Rồng trong tổng
thể thành phố Thái Nguyên…………………………………………………10
1.2. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan và công tác quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan Khu đô thị Hồ Xương Rồng .................. 11
1.2.1.Phạm vi nghiên cứu khu đô thị mới Hồ Xương Rồng thành phố
Thái Nguyên………………………………………………………………....11
1.2.2. Thực trạng không gian cảnh quan Khu đô thị Hồ Xương
Rồng…………………………………………………………………………14
1.2.3. Thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan Khu đô thị Hồ Xương
Rồng…………………………………………………………………………20
1.3. Giới thiệu công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan của một
số khu đô thị mới trong và ngoài nước………………………..…….24
1.3.1. Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan một số khu đô thị mới
trong nước……………………………………………………………………24
1.3.2. Quản lý kiến trúc cảnh quan các khu đô thị mới tại một số đô thị
của các nước trong khu vực và trên thế giới…………………………..…26

1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết thông qua phân tích
tổng hợp tình hình quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị Hồ
Xương Rồng…………………………………………………...………..30
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN KHU ĐÔ THỊ HỒ XƯƠNG RỒNG, THÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN........................................................................................................ 32
2.1. Các cơ sở pháp lý về quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan……………………………………………………………………...….32
2.1.1. Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các Bộ, ngành …32
2.1.2. Những văn bản pháp quy của địa phương ................................ 33


2.1.3. Đồ án thiết kế quy hoạch và thiết kế cảnh quan khu đô thị Hồ
Xương Rồng-TP Thái Nguyên………………………………………………34
2.2. Các cơ sở lý thuyết về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các
khu đô thị mới................................................................................................35
2.2.1.Lý thuyết về quản lý phát triển đô thị........................................35
2.2.2.Nội dung công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan……...…………………………………………………………………..37
2.3.Các cơ sở thực tiễn về quản lý kiến trúc cảnh quan………………43
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan………………………………………………………………….………45
2.3.2. Bài học kinh nghiệm của một số đô thị trong nước và quốc
tế…………....…………………………………………………...…………...50
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU ĐÔ THỊ HỒ XƯƠNG RỒNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN…57
3.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý không gian kiến trúc cảnh quan.…57
3.1.1. Quan điểm.................................................................................57
3.1.2. Mục tiêu.....................................................................................59
3.2. Những nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan..........60

3.2.1. Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch và thiết
kế đô thị đã được phê duyệt………………….………………………………60
3.2.2. Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan có trọng tâm với những
giá trị đặc trưng của khu đô thị Hồ Xương rồng thành phố Thái nguyên.......62
3.2.3. Phân cấp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với
công tác quản lý đô thị.....................................................................................64
3.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý không gian kiến trúc cảnh quan của
cộng đồng dân cư.............................................................................................64


3.3. Những giải pháp về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan.….65
3.3.1. Hoàn thiện về cơ chế chính sách……………………………...65
3.3.2. Khoanh vùng quản lý và xác định những yếu tố trọng
tâm………………………………………………………………………...…67
3.3.3. Hoàn thiện về cơ sở pháp lý để quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan…………………………………………………………..…….…..73
3.3.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý không gian kiến trúc cảnh quan…75
3.3.5. Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan có sự tham gia của cộng
đồng…………………………...……………………………………….78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………..86
Kết luận…………………………………………………………………..…86
Kiến nghị……………………………………………………………………89
TÀI LIỆU THAMKHẢO…………………………………………………….
PHỤ LỤC……………………………………………………………………...


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTM

Đô thị mới


CTCC

Công trình công cộng

KCN

Khu công nghiệp

KGCC

Không gian công cộng

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QLDA

Quản lý dự án

TN

Thái Nguyên

UBND


Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Số hiêụ
hin
̀ h
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5

Tên hin
̀ h
Vị trí Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái

Nguyên
QH tổng mặt bằng sử dụng đất Khu đô thị Hồ Xương
Rồng
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Hồ Xương Rồng
Hiện trạng công tình khu đô thị Hồ Xương Rồng
Hiện trạng công tình khu đô thị Hồ Xương Rồng
Hiện trạng nhà ở khu đô thị Hồ Xương Rồng
Công trình thay đổi mục đích sử dụng đất
Hiện trạng công tình khu đô thị Hồ Xương Rồng
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Mặt bằng tổng thể khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Cảnh quan khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Thành phố trong vườn ở Singapore
Thành phố Montreal ở Canada
Khu đô thị Ciputra Hà Nội
Đường dạo trong khu đô thị Ciputra
Bể bơi trong khu đô thị Ciputra
Thành phố Thượng Hải- Trung Quốc
Ô nhiễm khói bụi ở Bắc Kinh – Trung Quốc


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiêụ
bảng, biểu
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ 3.2
Sơ đồ 3.3
Sơ đồ 3.4


Tên hin
̀ h
Sơ đồ bộ máy quản lý đô thị
Sơ đồ hệ thống không gian xanh KĐT Hồ Xương Rồng
Sơ đồ mô hình quản lý khu đô thị Hồ Xương Rồng
Sơ đồ Mô hình Ban Quản lý KĐT Hồ Xương Rồng
Sơ đồ quy trình quản lý kiên trúc cảnh quan với sự tham
gia của cộng đồng

` DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiêụ
bảng, biểu
Bảng 1

Tên hin
̀ h
Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất Khu đô thị Hồ Xương
Rồng


1

MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài.
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói
riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu
kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía
Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc,Tuyên
Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp
giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km,
cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải
Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống
đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường
quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung
Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường
sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn.
Việc phát triển và đầu tư xây dựng các khu đô thị đồng bộ và hiệu quả là
một phần mục tiêu thực hiện phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của
HĐND tỉnh và đáp ứng nhu cầu ở, sinh hoạt và làm việc của người dân đảm
bảo văn minh, hiện đại. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt
được vẫn còn những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện quy
hoạch, đặc biệt là quản lý không gian đô thị từ khi lập quy hoạch dự án đến khi
triển khai thực hiện không tuân thủ theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
*Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá thực trạng kiến trúc cảnh quan quản Khu đô thị
Hồ Xương Rồng,để đưa ra định hướng những phương pháp khác phục, phát


2

triển và quản lý hình thức không gian kiến trúc cảnh quan của khu đô thị Hồ
Xương Rồng thành phố Thái Nguyên. Đảm bảo việc đầu tư xây dựng được thực
hiện đúng nội dung và Quy định quản lý theo đồ án QHCT nhằm tạo không
gian, kiến trúc cảnh quan đẹp như mục tiêu ban đầu trong nhiệm vụ đồ án
QHCT và đồ án QHCT đã được phê duyệt.
Nghiên cứu này sẽ làm cơ sở cho việc hoàn thiện khung quản lý định
hướng phát triển và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan theo định hướng
quy hoạch và xây dựng các KĐT, bổ sung chi tiết vào Quy chế quản lý quy

hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Thái Nguyên về quản lý các KĐT. Những kết
quả đề xuất của đề tài làm cơ sở lý luận khoa học triển khai thực hiện tại các
KĐT khác của thành phố Thái Nguyên hiện cũng đang triển khai đầu tư xây
dựng.
*Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 597 /QĐUBND ngày 22/3/2010.
*Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ ranh giới Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định
số 597 /QĐ-UBND ngày 22/3/2010 với quy mô diện tích là 45,05ha, ranh giới
cụ thể được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp khu dân cư cũ phía Nam của đường Xương Rồng;
- Phía Đông giáp lô 1 đường Cách Mạng Tháng 8;
- Phía Nam giáp đường Bắc Nam;


3

- Phía Tây và Tây Bắc giáp đường Lương Ngọc Quyến và đường Phan
Đình Phùng.
*Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp thu thập thông tin : Tập hợp nghiên cứu tài liệu, nghiên
cứu phi thực nghiệm, điều tra khảo sát thực địa, phân tích đối chiếu, so sánh,
phỏng vấn, xử lý tình huống.
Các phương pháp phân tích, suy luận: Bằng các kiến thức đã học, thực tế
công tác và lý luận lôgic để nghiên cứu vấn đề.
Các phương pháp tiếp cận: Tiếp cận lôgic, phân tích và tổng hợp, so sánh
đối chiếu, định tính và định lượng, tiếp cận hệ thống.

Thu thập tài liệu, số liệu và thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực tế về
Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; một
số KĐT mới được đầu tư xây dựng tại thành phố Thái Nguyên như Khu đô thị
Picenza, Khu dân cư sinh thái kiểu mẫu, thành phố Thái Nguyên và một số
KĐT nổi bật đã được đầu tư xây dựng trong nước.
Phân tích các tài liệu tham khảo và nghiên cứu các quy định, chính sách
có liên quan về công tác quản lý kiến trúc cảnh quan,quy hoạch, xây dựng đô
thị hiện, hành ở Việt Nam. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm
trong công tác quản lý đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch của các KĐT
mới ở một số tỉnh, thành phố với các lĩnh vực liên quan đến quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố
Thái Nguyên, nhằm đảm bảo các định hướng phát triển đô thị bền vững của các
nhà quản lý đô thị, đặc biệt trong khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên.
*Nội dung nghiên cứu
Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý kiến trúc cảnh quan khu
đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên, làm rõ những kết quả đạt được
và nguyên nhân của những tồn tại , yếu kém.


4

Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý kiến trúc cảnh quan.
Đề xuất các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan Khu đô thị Hồ Xương
Rồng, thành phố Thái Nguyên có hiệu quả và theo đúng pháp luật.
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa về mặt khoa học:
Làm rõ một số vấn đề tồn tại, bất cập trong công tác quản lý kiến trúc
cảnh quan những vấn đề còn đang bị xem nhẹ, chưa nhất quán trong công tác
quy hoạch xây dựng và phát triển.Đề xuất đồng bộ các giải pháp quản lý, đề
xuất tổ chức bộ máy quản lý và các nguyên tắc quản lý kiến trúc cảnh quan

trong khu đô thị mới để làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
- Tạo bộ mặt đô thị khang trang nhất quán trong hình thức kiến trúc của
toàn khu đô thị Hồ Xương Rồng;
- Tạo lên một thể thống nhất hoàn thiện từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc
thượng tầng. Xây dựng mô hình đô thị văn minh sạch đẹp cả về hình thức đến
văn hóa. Nâng cao sự gắn bó của người dân trong khu đô thị với không gian
cảnh quan quanh mình thêm yêu không gian sống của mình.
- Là tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan.
*Một số khái niệm sử dụng trong Luận văn:
- Đô thị : là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm
nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. [24]


5

- Đô thị mới: là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng
quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước
đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật. [24]
- Khu đô thị mới : là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. [24]
- Quy hoạch đô thị :là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. [24]
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.

[24]
- Kiến trúc đô thị: Là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [24]
- Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong
đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch
trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. [24]
- Kiến trúc cảnh quan: Là hoạt động định hướng của con người tác động
vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ giữa các yếu tố thiên
nhiên và nhân tạo, tạo nên sự hài hòa giữa chúng.
Các thành phần của kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồm các yếu tố thiên
nhiên và nhân tạo:
+ Yếu tố thiên nhiên gồm: Địa hình, mặt nước, cây xanh, điều kiện khí
hậu, không trung và con người.


6

+ Yếu tố nhân tạo gồm: Kiến trúc công trình, đường phố, quảng trường,
trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật và tranh tượng hoành tráng trang trí. [21]
- Quản lý đô thị: Là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào
công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt
động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền đô thị. Quản lý
đô thị gồm 6 nhóm sau: quản lý đất và nhà ở đô thị; quản lý quy hoạch xây
dựng đô thị; quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị; quản lý hạ tầng xã hội đô thị; quản
lý môi trường đô thị; quản lý kinh tế, tài chính đô thị. [19]
- Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị: Là một trong những nội dung của
công tác quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập hình ảnh

cấu trúc không gian của đô thị, kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và
cảnh quan nhân tạo của kiến trúc cảnh quan xác lập trật tự đô thị và nâng cao
chất lượng sống đô thị. [19]


7

Cấu trúc Luận văn
Mở đầu
Nội dung (gồm 3 chương):
Chương 1: Thực trạng về công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên.
Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý kiến trúc cảnh quan Khu đô thị Hồ
Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên.
Chương 3: Các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan Khu đô thị Hồ
Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên.
Kết luận và Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục


8

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ HỒ XƯƠNG RỒNGTHÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN.
1.1. Giới thiệu tình hình phát triển đô thị và quản lý không gian kiến trúc cảnh

quan tại các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

1.1.1.Giới thiệu chung về các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên.
Trong những năm vừa qua TP Thái Nguyên, rất nhiều các dự án khu ĐTM
với nhiều loại hình, quy mô và tính chất khác nhau được xây dựng.Hiện nay,
thành phố đang triển khai xây dựng và mở rộng một số khu đô thị mới và khu
dân cư như: Khu đô thị mới Túc Duyên (98,0ha), Khu đô thị mới Tân An Phú
(120ha), Khu đô thị mới Bắc Sơn - Sông Hồng (16,5ha), Khu đô thị mới Picenza
Đồng Bẩm (20,0ha),Khu đô thị mới phía Tây thành phố (1500ha),Khu đô thị
mới phía Nam thành phố (44,5ha), Khu đô thị mới Nam Sông Cầu (133ha),
Khu phố châu Âu bên bờ sông Cầu (13,63ha), Khu đô thị mới Thái Hưng
(195ha). Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đã được về không gian sống, môi
trường trong sạch và hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, các khu ĐTM cũng bộc lộ
nhiều hạn chế, đặc biệt về mặt văn hóa xã hội và những vấn đề tồn tại thường
gặp phải của các khu ĐTM. Các khu ĐTM thường gặp phải một số nội dung
như sau:
- Công khai quy hoạch: Từ nghiên cứu đồ án thực hiện quy hoạch đến việc
công bố để người dân trên địa bàn được biết, tham gia đóng góp ý kiến trước
khi triển khai và sau đó là kiểm tra công tác thực hiện, bàn giao công trình đưa
vào sử dụng.


9

- Chưa thể hiện được tính chất bản sắc văn hóa đặc trưng trong các khu
ĐTM là hiện đại, giàu bản sắc của Trung tâm vùng trung du miền núi phía Bắc.
- Còn chưa có sự khớp nối ( cả về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội) giữa
các khu ĐTM với nhau hoặc giữa khu xây dựng mới và các khu dân cư hiện
có. Đây là vấn đề cần quan tâm để tạo sự gắn kết giữa các khu đô thị tạo nên

một đô thị hoàn chỉnh.
- Tổ chức không gian, giải pháp kiến trúc, kiến trúc cảnh quan chưa có
chất lượng cao, nhiều công trình chưa tạo được sự phối kết hài hòa.
- Diện tích đất dành cho các công trình công cộng và không gian cho cộng
đồng bị điều chỉnh, thay đổi mục đích so với đồ án quy hoạch ban đầu.
- Trách nhiệm quản lý các khu ĐTM bị đan xen giữa các cơ quan và chưa
có sự quản lý rõ ràng cụ thể về mặt kiến trúc, kiến trúc cảnh quan các công trình
trong khu ĐTM dẫn đến sự lộn xộn.
Trong thực tế nhiều khu dân cư cũ bị xóa bỏ để giải phóng mặt bằng lấy
đất xây dựng khu ĐTM, nhưng qua một thời gian các khu ĐTM chưa đem lại
được hiệu quả như mong muốn cho dân cư sống trong khu vực. Việc thiếu
không gian công cộng, khu công viên cây xanh, bãi đỗ xe, không gian giao tiếp
cộng đồng,…
Một số khu ĐTM được xây dựng tại khu vực ngoại thị của thành phố, ít
nhiều đều lấy vào đất canh tác, hoặc đất thổ cư của người dân. Có khu vực được
chỉnh trang điều chỉnh cho phù hợp, nhưng có khu vực lại tiến hành tái định cư
tại chỗ nên đôi khi tạo ra không gian kiến trúc chưa đồng bộ và còn có phần
lộn xộn. Các kiến trúc vay mượn, chắp vá hình thức của nước ngoài, ngôn ngữ
không đồng nhất trên các tuyến phố và trong tổng thể toàn khu đô thị dẫn đến
một bộ mặt đô thị lộn xộn và thiếu bản sắc.


10

1.1.2. Vị trí và vai trò của khu đô thị mới Hồ Xương Rồng trong tổng thể
thành phố Thái Nguyên.
Dự án Phát triển Hồ Điều hoà Xương Rồng và Khu đô thị Hồ điều hòa
Xương Rồng - thành phố Thái Nguyên là dự án quan trọng của thành phố, ở vị
trí trung tâm, trên các tuyến đường chính của thành phố và có vai trò tích cực
trong việc tạo hình ảnh đặc trưng về thành phố Thái Nguyên đang chuyển mình

trong quá trình phát triển. Mặt khác đây cũng là một dự án quan trọng cụ thể
hóa đồ án quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên về hạ tầng kỹ thuật, góp
phần tích cực trong việc hoàn thiện hệ thống đầu mối hạ tầng kỹ thuật về tiêu
thoát nước cho các chức năng đô thị đã được dự kiến theo quy hoạch chung
thành phố.
Khu đô thị Hồ Xương Rồng đến nay đã hoàn thiện phần cơ sở hạ tầng
chính các công trình công cộng, nhà ở cho người dân đã bắt đầu hoàn thiện tạo
lên một diện mạo mới cho đô thị.
Hệ thống trục đường chính của dự án đã và đang phát huy được vai trò kết
nối giao thông những tuyến đường chính của thành phố. Những không gian cây
xanh mặt nước đã góp phần cải thiện không khí và môi trường sống của khu
vực thực hiện dự án và môi trường xung quanh. Các công trình xây dựng tuân
thủ theo định hướng quy hoạch đã tạo lên bộ một mặt đô thị khang trang làm
cơ sở cho các dự án khu dân cư xây dựng về sau học hỏi và thực hiện.
Là khu đô thị bao gồm chức năng ở, thương mại, dịch vụ, văn phòng,
khách sạn, các khu công cộng, cây xanh, mặt nước, quảng trường... hiện đại.
Hồ Xương Rồng làm nhiệm vụ tạo cảnh quan và điều hòa môi trường sinh
thái cho khu vực trung tâm phía Bắc thành phố, đáp ứng được các yêu cầu về
kỹ mỹ thuật và cảnh quan môi trường khu vực.


11

1.2. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan và công tác quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị Hồ Xương Rồng
1.2.1. Phạm vi nghiên cứu khu đô thị mới Hồ Xương Rồng thành phố
Thái Nguyên.
a. Vị trí: Khu đất quy hoạch nằm trên địa bàn Phan Đình Phùng, thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Có ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp khu dân cư hiện có phía nam đường Xương Rồng.

- Phía Đông giáp khu dân cư hiên có lô I đường Cách Mạng Tháng Tám.
- Phía Nam giáp đường Bắc Nam.
- Phía Tây giáp đường Lương Ngọc Quyến và đường Phan Đình Phùng.

Hình 1.1. Vị trí Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái
Nguyên[32]


12

b. Tính chất và quy mô quy hoạch:
- Tính chất:
+ Là khu đô thị bao gồm chức năng ở, thương mại, dịch vụ, văn phòng,
khách sạn, các khu công cộng, cây xanh, quảng trường... hiện đại.
+ Hồ Xương Rồng làm nhiệm vụ tạo cảnh quan và điều hòa môi trường
sinh thái cho khu vực trung tâm phía Bắc thành phố, đáp ứng được các yêu cầu
về kỹ thuật và cảnh quan môi trường khu vực.
- Quy mô quy hoạch:
- Diện tích nghiên cứu quy hoạch là : 450.522 m².
- Quy mô dân số khoảng 8000 người.
c. Phân khu chức năng: Khu vực QH gồm các khu chức năng sau:
- Đất công trình công cộng:
+ Đất công trình thương mại, dịch vụ
+ Đất xây dựng nhà văn hoá, câu lạc bộ
+ Đất xây dựng khách sạn 4 sao.
- Đất ở:
+ Đất ở biệt thự 200-400m2/hộ
+ Đất ở biệt thự song lập 150-160m2/hộ
+ Đất ở phố thương mại 100-120m2/hộ
+ Đất ở lô phố liền kề 75-90m2/hộ

+ Đất ở dịch vụ - văn phòng - nhà ở chung cư cao tầng.
- Đất tôn giáo.
- Đất trường học.
- Đất cây xanh, thể dục thể thao, quảng trường.
- Hồ Xương Rồng.
- Đất đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật.


13

d. Quy hoạch sử dụng đất.
Bảng 1. Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất Khu đô thị Hồ Xương Rồng [32]
STT

A
I
1
2
3
4
5
II
III
1
2
3
IV
V
1
2

B
C
D

Chức năng
KĐT HỒ XƯƠNG
RỒNG
Đất ở
Biệt thự đơn
Biệt thự Song lập
Phố thương mại
Chia lô
Cao tầng
Đất công trình công
cộng
Đất cây xanh, quảng
trường
Di tích văn hóa
Quảng trường
Cây xanh, TDTT
Đất hạ tầng kỹ thuật
Đất giao thông
Giao thông nội bộ
Bãi đỗ xe
HỒ XƯƠNG RỒNG
ĐƯỜNG BẮC NAM
TỔNG DIỆN TÍCH

Diện
tích

(m2)

Chỉ
Tỷ trọng Tỷ trọng
tiêu
(%/tổng) (%/KĐT)
m2/ng

328831

41

186751
16376
62898
10614
83537
13326

23.3

56.8

14875

1.9

4.5

28155


3.5

8.6

2.2
0.1
12.2

0.4
29.8

2985
7237
17933
1151
97899
90068
7831
94977
26714
450522

73

21
6
100

Tỷ

trọng
(%/đất
ở)

100
100
9
34
6
45
7


14

Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất Khu đô thị Hồ Xương Rồng.

Hình 1.2. QH tổng mặt bằng sử dụng đất Khu đô thị Hồ Xương Rồng[32]
Đến nay dự án hoàn thành đã cơ bản tuân thủ theo theo thiết kế và quy
hoạch được phê duyệt. Cơ cấu sử dụng đất đảm bảo theo thiết kế được duyệt.
Hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước đã hoàn thiện
đồng bộ đảm bảo cho việc phục vụ sinh hoạt của người dân trong dự án.
Hệ thống cây xanh mặt nước hoàn thiện đã góp phần tạo lên một bộ mặt
đô thị khang trang, một môi trường sống trong lành.
1.2.2. Thực trạng không gian cảnh quan khu đô thị hồ Xương Rồng.
a, Đối với không gian đô thị.
Về tổng thể các không gian trong khu đô thị Hồ Xương Rồng được xây
dựng theo quy hoạch được duyệt tại quyết định số 597/QĐ-UBND của UBND
tỉnh Thái Nguyên.Nhưng ngay từ ban đầu thiết kế đô thị của khu đô thị Hồ
Xương Rồng đã không được không được sát sao, phần thuyết minh cũng như

bản vẽ chỉ đưa ra những đinh hướng chung chung manh tính chất định hướng
mà không có những quy định cụ thể bắt buộc phải tuân thủ. Điều này dẫn đến


×