1. Bản chất của tích lũy tư bản? Các nhân tố quyết định quy mô của tích lũy và
quy luật phổ biến của tích lũy tư bản?
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tư bản không những được bảo tồn mà còn
không ngừng lớn lên, thể hiện thông qua tích lũy tư bản trong quá trình tái sản xuất
mở rộng. Để thực hiện tái sản xuất mở rộng phải biến một bộ phận giá trị thặng dư
thành tư bản bất biến phụ thêm và tư bản phụ thêm, do đó tích lũy tư bản là tư bản
hóa giá trị thặng dư. Nguồn gốc duy nhất của tư bản là giá trị thặng dư.
Như vậy, bản chất của tích luỹ tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng không
ngừng thông qua không ngừng tư bản hóa giá trị thặng dư.
Việc tăng hay giảm quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị
thặng dư và tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư
bản. Do đó, những nhân tố ảnh hưởng đến qui mô của tích lũy bao gồm:
Thứ nhất, nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư bằng cách cắt xén tiền công, tăng
thời gian sử dụng tư liệu lao động trong ngày thông qua các biện pháp như kéo dài
ngày lao động, tăng ca, tăng kíp. Việc nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư sẽ làm tăng
khối lượng giá trị thặng dư nói chung, từ đó làm tăng phần giá tri thặng dư dành cho
tích lũy.
Thứ hai, nâng cao sức sản xuất của lao động. Việc nâng cao sức sản xuất của
lao động dẫn tới làm giảm giá trị hàng hóa, một mặt giúp cho nhà tư bản có thể dành
thêm giá trị thặng dư cho tích lũy,mặt khác giúp cho nhà tư bản có thể mở rộng quy
mô sản xuất với lượng tư bản đầu tư như trước.
Thứ ba, chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Tư
bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao dộng mà toàn bộ quy mô hiện vật
của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm; còn tư bản tiêu dùng là
phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm dưới dạng khấu
hao. Trong quá trình hoạt động của tư bản sử dụng, lượng giá trị khấu hao ngày càng
tăng và có thể sử dụng để tái đầu tư mở rộng sản xuất khi chưa phải tái tạo lại toàn bộ
tư bản sử dụng.
Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trước. Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì
giá trị thặng dư càng nhiều, khả năng tích lũy để tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng
và theo chiều sâu càng lớn.
Quá trình tích lũy tư bản dẫn đến một loạt các hậu quả, thể hiện các quy
luật phổ biến của tích lũy tư bản, bao gồm:
Thứ nhất, cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng.Để tiến hành sản xuất, nhà
tư bản phải ứng ra những lượng tư bản bất biến và khả biến theo những tỷ lệ nhất
1
định, thể hiện cấu tạo giá trị của tư bản. Trong quá trình vận động của tư bản, cấu tạo
giá trị của tư bản có thể thay đổi dưới tác động từ sự thay đổi của giá cả các yếu tố
sản xuất, hoặc do sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật tư bản.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản được quyết định bởi
cấu tạo kỹ thuật của tư bản và phản ánh những sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư
bản. Cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, cấu tạo hữu cơ của tư bản có xu
hướng không ngừng tăng lên , cấu tạo hữu cơ của tư bản được ký hiệu là c/v.
Thứ hai, tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng. Tích tụ là việc tăng quy
mô tư bản cá biệt bằng tích lũy của từng nhà tư bản riêng rẽ, nó là kết quả tất yếu của
tích lũy. Tích tụ tư bản, một mặt, là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật; mặt khác, sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá
trình phát triển của sản xuất tư bản chủa nghĩa lại tạo khả năng thực tế cho tích lũy tư
bản.
Sự phát triển của tích tụ tư bản thúc đẩy cạnh tranh, dẫn tới xuất hiện sự hợp
nhất một số tư bản nhỏ thành tư bản cá biệt lớn. Đó là tập trung tư bản. Tập trung tư
bản có thể diễn ra bằng con đường tự nguyện hay cưỡng bức. Trong quá trình tích lũy
tư bản, tích tụ và tập trung tư bản luôn thúc đẩy lẫn nhau, có vai trò to lớn trong việc
chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lơn tư bản chủ nghĩa.
Thứ ba,tích lũy TB dẫn tới quá trình bần cùng hóa giai cấp công nhân làm
thuê. Cùng với sự gia tăng quy mô sản xuất và cấu tạo hữu cơ của tư bản, tư bản khả
biến có xu hướng giảm tương đối với tư bản bất biến, dẫn tới nguy cơ thừa nhân khẩu
dưới các hình thức nhân khẩu thừa lưu động, nhân khẩu thừa tiềm tàng và nhân khẩu
thừa ngưng trệ. Do đó quá trình tích lủy tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự
tích lũy sự giàu sang về phía giai cấp tư sản, một mặt thể hiện sự bần cùng hóa về
phía giai cấp công nhân làm thuê.
Bần cùng hóa giai cấp công nhân làm thuê biểu hiện dưới hai hình thái là bần
cùng tương hóa đối và bần cùng hóa tuyệt đối. Bần cùng hóa tương đối là bần cùng với
đà tăng trưởng lực lượng sản xuất, sản phẩm phân phối cho giai cấp công nhân tuy có
tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm tuyệt đối so với phần dành cho giai cấp tư sản.
Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai
cấp công nhân làm thuê. Bần cùng hóa tuyệt đối thường xuất hiện với bộ phận giai
cấp công nhân làm thuê đang thất nghiệp và đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm
thuê trong các điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt trong khủng hoảng kinh tế.
Liên hệ việc vận dụng quy luật phổ biến của tích lũy tư bản ở địa phương,
cơ sở đồng chí hiện nay.
2
Quế Võ là một huyện nằm ở phía đông tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là
15.484 ha, dân số khoảng trên 150.000 với 21 xã, phường, thị trấn 111 thôn, khu phố.
Là huyện có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ ANQP; có quốc lộ
18 chạy qua, có hệ thống sông cầu, sông đuống bao bọc, tiếp giáp với trung tâm tỉnh
lỵ Bắc Ninh; nằm trong trung tâm tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải phòng –
Quảng Ninh; gần sân bay quốc tế Nội bài. QV còn là vùng đất truyền thống hiếu học,
khoa bảng với 160 di tích lịch sử trong đó có 9 di tích xếp hạng cấp quốc gia, là vùng
đất truyền thống hiếu học, khoa bảng và nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như
gốm Phù Lãng, nghề mộc, nghề rèn...
Đảng bộ huyện Quế Võ gồm 51 tổ chức cơ sở đảng (trong đó có 23 đảng bộ cơ
sở và 28 chi bộ cơ sở) với hơn 6000 đảng viên với hệ thống chính trị thường xuyên
được xây dựng, củng cố.
Thuận lợi: Là một huyện ven đô đang trên đà phát triển thực hiện CNH, HĐH,
QV đang đứng trước vô vàn những thuận lợi và cả những khó khăn, thách thức.
Với dân số khoảng 150 nghìn, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm
khoảng 88000. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho nền kinh tế. Thêm vào đó, Bắc
Ninh đã trở thành thành phố vệ tinh, tiến tới thành thành phố trực thuộc trung ương
vào năm 2022 đã ưu tiên đầu tư phát triển nhằm đưa Quế Võ trở thành một cụm kinh
tế trọng điểm với hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp chạy dọc QL 18 và tỉnh lộ 291.
Với vị trí nằm cửa ngõ thành phố Bắc Ninh, với trục giao thông huyết mạch gắn kết,
có khoảng 20ha đất dành cho KCN và cụm CN, KCN QV sẽ hứa hẹn thu hút và giải
quyết hàng chục nghìn lao động trong huyện góp phần giải quyết việc làm và nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của các KCN thu hút ngày càng nhiều
các doanh nghiệp nước ngoài cũng như người lao động ngoài địa phương đến do đó
đòi hỏi người lao động trên địa bàn huyện phải nâng cao trình độ, tác phong làm việc
mới có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra…
Với những lợi thế sẵn có, nhằm thúc đẩy nền nền kinh tế của huyện phát triển
mạnh mẽ, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền huyện Quế Võ đã tích cực
lãnh, chỉ đạo các ngành, các cấp toàn huyện vận dụng hiệu quả quy luật phổ biến của
tích lũy tư bản nhằm tạo đà thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội địa phương, cụ thể
như sau:
Thứ nhất: Các biện pháp làm tăng cấu tạo hữu cơ, tích tụ và tập trung tư bản đó
là:
+ Trong nông nghiệp: Xuất phát từ đặc điểm của địa phương với diện tích đất
nông nghiệp là 8.725 ha, hoạt động sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề nông
thôn đã được cấp ủy, chính quyền các cấp ở Quế Võ tập trung chỉ đạo, hỗ trợ. Huyện
3
đã xây dựng và triển khai các đề án phát triển sản xuất nông nghiệp, chú trọng ứng
dụng khoa học công nghệ, xây dựng cho được mô hình ứng dụng công nghệ sinh học
vào trồng trọt, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, xây dựng
các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với lúa và khoai tây, thực hiện chính sách
dồn điền, đổi thửa. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, thủy sản theo hướng an toàn sinh
học làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh nhất là các dịch bệnh nguy hiểm trên gia
súc, gia cầm, thủy sản. Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi để đáp ứng nhu cầu tưới
tiêu phục vụ sản xuất; Tiếp tục chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có, triển khai có hiệu quả
phong trào trồng cây ăn quả, cây phân tán trong nhân dân để phủ xanh đất trống, tạo
môi trường sinh thái xanh sạch đẹp.
+ Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Với việc dành diện tích hơn 1300
ha đất cho đầu tư quy hoạch xây dựng 3 KCN lớn cũng như một số cụm công nghiệp
trên địa bàn huyện, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Quế Võ tiếp tục đề nghị với Chính
phủ, với UBND tỉnh mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp của
huyện, đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao hiện đại, tập trung phát triển
công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, công nghệ thông tin, sinh học, môi trường;
Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất,
khuyến khích phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương.
+ Trong hoạt động thương mại, dịch vụ
Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn đổi
mới cơ sở vật chất, kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ kinh doanh và mạng lưới phân
phối tiêu thụ sản phẩm, tăng cường đầu tư liên doanh liên kết, nâng cao vị thế và
năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hoàn thiện quy hoạch, di chuyển, cải tạo nâng
cấp hệ thống các chợ nông thôn trên địa bàn huyện và đẩy nhanh tiến độ xây dựng
trung tâm thương mại, siêu thị tại Khu đô thị Quế Võ và duy trì tốt hoạt động của dự
án thí điểm mô hình chợ ATTP tại chợ trung tâm TT.Phố Mới;
+ Đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất vật chất
Chỉ đạo, thực hiện Khởi công mới các đường nội thị theo quy hoạch; Đầu tư xây
dựng hoàn chỉnh các tuyến đường còn dở dang. Hoàn thành chỉ tiêu đắp đê, tu bổ đê,
làm kè, cống, đắp đất dự phòng. Thực hiện tốt các kế hoạch nạo vét, đầu tư tu bổ hệ
thống kênh mương, triển khai chiến dịch thuỷ lợi cải tạo đất để phục vụ tốt cho sản
xuất nông nghiệp. Làm tốt công tác quản lý, bảo vệ đê điều và các công trình thủy
lợi…
Thứ hai: Sự phát triển mạnh mẽ của các KCN thu hút ngày càng nhiều các
doanh nghiệp nước ngoài, cũng như người lao động ngoài địa phương đến làm việc
làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, một bộ phận nông dân không có đất để
lao động sản xuất ; đồng thời sự phát triển nhanh chóng của KHCN hiện đại làm cho
một bộ phận người lao động, nhất là lao động phổ thông trong các lĩnh vực công
4
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khó tiếp thu nền KHCN mới do đó dẫn đến tình trạng
thất nghiệp, hoặc có mức thu nhập thấp hơn so với tổng thu nhập của các doanh
nghiệp do đó đảng bộ, chính quyền huyện Quế Võ đã có nhiều chính sách đối với
nguồn lao động tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, khuyến
khích lao động nâng cao năng lực, làm chủ tri thức, khoa học công nghệ, đó là:
Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục; đổi mới phương pháp dạy và
học; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động
dạy - học, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ;
Triển khai, thực hiện Chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm huyện
Quế Võ giai đoạn 2016 - 2020. Nâng cao hiệu quả đào tạo, dạy nghề gắn với giải quyết
việc làm; Phối hợp với các doanh nghiệp, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tuyển
dụng lao động vào làm việc ở khu và các cụm công nghiệp. Chú trọng bồi dưỡng nhân
lực thu hút nhân tài, đảm bảo đủ nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đáp ứng
yêu cầu phát triển và hội nhập.
Kết quả: Tổng sản phẩm GRDP ước thực hiện cả năm đạt 6.415,2 tỷ đồng (giá
SS 2010), tăng 10,7% so với thực hiện năm 2016
Tổng giá trị sản xuất ước thực hiện cả năm đạt 35.411 tỷ đồng (giá SS 2010), tăng
9,7% so với thực hiện năm 2016
Thu nhập bình quân đầu người đạt 44,2 triệu đồng/người/năm, tương đương 2.009
USD/người/năm, tăng 4,7% so với thực hiện năm 2016
Năm 2018 Diện tích gieo trồng cả năm đạt 17.840 ha, trong đó có 13.850 ha lúa,
năng suất đạt 64,5 tạ/ha ; đã trồng được 1. 980 ha khoai tây, năng suất đạt 17 tấn
/ha; xây dựng 69 vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao; triển khai tích cực các
mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, liên kết từ sản xuất
đến tiêu thụ tại Bồng Lai, Ngọc Xá, Mộ Đạo...Chăn nuôi cơ bản ổn định, sản lượng
gia cầm và thủy sản tăng so với cùng kỳ; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
đạt 1.551,9 tỷ đồng (GSS 2010), tăng 3,7% so với thực hiện năm 2017.
Năm 2018 toàn huyện đã cứng hóa 100% đê trung ương với tổng chiều dài
40km trên tuyến Hữu Cầu và Tả đuống làm mới được 38,55km đường BTXM, cống
dọc 16,56km, cống ngang 0,66km, tường kè 5,44km, giá trị đạt 139,747 tỷ đồng.
Năm 2018 huyện đã thu hút hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu
tư tại các KCN trên địa bàn; chuyển đổi 100% nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng
gạch ngói từ lò vóng sang công nghệ tuylen để đảm bảo môi trường, chế biến lương
thực, thực phẩm..., đổi mới công nghệ nung đốt gốm Phù Lãng bằng gas. Năm 2018
tổng giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện cả năm đạt 33.656,2 tỷ đồng (giá SS
2010), tăng 11,9% so với thực hiện năm 2017;
5
Hệ thống cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại, siêu thị DABACO khai
trương... đi vào hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.750 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng 15,3% so với
cùng kỳ năm 2017.
Trong năm 2018 đã tổ chức 28 lớp đào tạo nghề, đạt 100% theo kế hoạch đề ra;
Giải quyết việc làm cho 3.120 lao động (trong đó, xuất khẩu lao động 225 người),
tăng 0,2% so với năm 2017. Cử 33 cán bộ CCVC được cử học lớp bồi dưỡng kỹ năng
công nghệ thông tin trong QLNN và CCHC năm 2017; 24 công chức giữ chức vụ
lãnh đạo cấp phòng và tương đương đi bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản
lý; 05 công chức tham gia lớp QLNN chương trình chuyên viên chính
c. Hạn chế: Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn
tại hạn chế trong việc vận dụng quy luật phổ biến của tích lũy tư bản trên địa bàn
huyện đó là:
- Công tác lãnh chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, chính quyền còn hình thức,
buông lỏng, chưa sát sao.
- Chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động
chưa cao, chủ yếu là lao động là nữ và là lao động phổ thông.
- Do chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa, hình thành nhiều khu công
nghiệp,cụm công nghiệp trên địa bàn nên diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp
tương đối lớn, trong khi đó tại các khu, cụm công nghiệp do chưa thu hút được nhiều
doanh nghiệp đến đầu tư nên dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất, làm cho đất
dễ bị hoang hóa. Việc xử lý vi phạm luật đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng tại một số
công trình, dự án chưa được xửa lý dứt điểm.
- Triển khai ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sau thu hoạch ,
nhân rộng một số mô hình sản xuất an toàn còn hạn chế...; chưa có nhiều HTX nông
nghiệp hoạt động hiệu quả. Việc ứng dụng KH công nghệ hiện đại trong một số
ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp vẫn còn hạn chế.
d. Giải pháp
- Tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ huyện, nâng cao hiệu lực quản lý của
UBND huyện đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực liên
quan đến nền kinh tế.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ kinh
tế người địa phương phù hợp với điều kiện huyện; tăng cường sự gắn kết giữa các cơ
sở đào tạo việc làm của huyện và các doanh nghiệp; tập trung trợ giúp đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật mới vào
việc phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và con người của huyện. Tiếp
6
tục triển khai thực hiện Đề án nông nghiệp công nghệ cao của Tỉnh;. Tập trung xây
dựng các vùng sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn an toàn; tiếp tục mời gọi các doanh
nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp của huyện, đẩy mạnh phát triển công nghiệp
công nghệ cao hiện đại.
- Hoàn thiện việc lập điều chỉnh Quy hoạch SDĐ; xây dựng kế hoạch sử dụng
đất trình UBND tỉnh phê duyệt. Đối với diện tích đất tại KCN không sử dụng đến có
thể cho nông dân mượn, hoặc thuê ngắn hạn để trồng các cây ngắn ngày tránh lãng phí
nguồn tài nguyên đất.
- Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát ở các cấp, các
ngành; xử lý kịp thời các sai phạm, giải quyết dứt điểm các vụ việc liên quan đến
tranh chấp, đền bù, giải phóng mặt bằng, nhất là liên quan đến diện tích đất nông
nghiệp.
7