PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP Ở ĐẠI HỌC
Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc ĐH là vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy
và môi trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông. Vì vậy, các bạn sinh viên (SV)
cần có được phương pháp học tập thích hợp để có thể tiếp thu hết khối kiến thức đồ sộ
đó. Bước vào ĐH, không ít các bạn tân SV bỡ ngỡ vì cách học, cách dạy mới. Do SV
được coi là những con người đã trưởng thành, việc học và dạy ở ĐH nhấn mạnh đến sự tự
giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy, cách học ở ĐH
luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để tự nỗ lực mà đạt kết quả học tập cao nhất. Cách dạy
ở ĐH Đầu tiên, tân SV cần hiểu rõ cách dạy của các thầy cô bậc ĐH. Mặc dù cách dạy
ĐH ở VN vẫn còn mang nhiều yếu điểm đè bẹp sự năng động của SV như cách dạy đọc
chép của một số giảng viên, nhưng xu thế dạy của các thầy cô đang dần thay đổi theo sự
phát triển của giáo dục. Thầy cô ở bậc ĐH đóng vai trò là người hướng dẫn, giải đáp thắc
mắc, người đi trước trong ngành nghề truyền đạt lại kiến thức, kinh nghiệm cho người đi
sau. Khối lượng kiến thức ở mỗi môn học là không hề nhỏ, bạn có thể dễ dàng thấy rõ
điều này qua độ dày của những quyển sách trong chương trình ĐH. Vì vậy, thời gian lên
lớp của thầy cô chủ yếu là giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn các tài liệu, các phần nên
đọc trong học phần của môn học. Cần chú ý, vẫn biết cách học ở ĐH chủ yếu là tự học, tự
tìm tài liệu, nhưng với số lượng tài liệu vô cùng lớn, khó mà SV có thể tự mò mẫm chính
xác tài liệu thích hợp cho môn học. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn của thầy cô trong việc
học của SV.
Cách tìm kiếm - sử dụng tài liệu
Tài liệu, sách vở ở bậc ĐH cũng đồ sộ như khối lượng kiến thức cần tiếp thu.
Thông thường, ở buổi học mở đầu của môn học, thầy cô sẽ giới thiệu các quyển sách cần
dùng cho học phần, các quyển sách có thể tham khảo thêm. Bạn không cần mua tất cả
những quyển sách này, nhưng nên họp nhóm và chia nhau mua đầy đủ các sách mà thầy
cô nêu ra. Có thể, bạn không dùng hết kiến thức của sách, nhưng sẽ cần một vài điều, một
vài công thức mà sách giáo trình không có. Vì vậy, lập nhóm học tập cũng rất quan trọng
trong việc học ở ĐH, sẽ được nói đến ở phần sau. SV cần tham khảo thật kỹ ý kiến của
thầy cô trước khi bắt đầu đọc một tài liệu nào đó. Không phải tài liệu đó không hay, mà
có thể kiến thức viết trong tài liệu đó không phù hợp hay quá cao với chương trình mà
môn học đang giảng dạy. Lập nhóm học tập Có một nhóm bạn cùng nhau học và hỗ trợ
nhau trong học tập, sinh hoạt đời sống SV là điều nên và cũng có thể nói là cần thiết.
Nhóm học tập sẽ giúp nhau cùng ôn bài khi thi, cùng nhau mua tài liệu. Học cùng nhau
có thể tăng sự hứng thú khi lên lớp. Một thực tế là, cho dù bạn là SV siêng năng đến mấy,
đời SV có những lúc bạn buộc phải vắng mặt trên lớp để làm thêm hay tham gia một hoạt
động xã hội nào đó. Lúc này, bạn sẽ thấy sự hỗ trợ từ bạn bè là quan trọng như thế nào.
Các vấn đề khác
1
Nhiều SV vẫn than phiền cách dạy ĐH ở VN vẫn còn mang nặng lý thuyết, thiếu thực
hành. Không thể phủ nhận chương trình đào tạo còn nhiều yếu kém ở ĐH, nhưng thực tế,
đã có những chương trình, hội nhóm, câu lạc bộ (clb) tại các trường được lập ra để SV
trau dồi và rèn luyện những kỹ năng của mình. Ở các trường tự nhiên - kỹ thuật là các
Clb Lập trình viên, robocon, các khối xã hội thường xuyên có những clb, hội nhóm phù
hợp với chuyên ngành như clb Tầm nhìn Nhân học, clb Nhà Sử học trẻ, clb Lí luận trẻ,
Hội du khảo… Vì vậy, học ở ĐH, SV cần chủ động đi tìm và "vồ" lấy kiến thức cho
mình. Tại sao có những SV không biết thầy cô mình tên gì mà lại có những bạn được
thầy cô biết tên? Nhìn lại, chìa khóa thành công ở bậc học ĐH không ở đâu xa, nó nằm
trong chính bản thân người SV, chính là cách học chủ động, thái độ sống tích cực, lành
mạnh và trách nhiệm với bản thân mình.
ĐỀ XUẤT PHỐI HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Phương pháp dạy học là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan niệm,
quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học. Nhưng có thể hiểu một cách đơn giản thì
phương pháp dạy học là con đường hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh, trong
những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học. Phương pháp dạy học
được nhìn nhận với ba bình diện cơ bản: Bình diện vĩ mô, bình diện trung gian và bình
diện vi mô và kỹ thuật dạy học. Tất nhiên, các phương pháp dạy học biệt lập chỉ tồn tại
trên lí thuyết, hay nói cách khác chúng chỉ tồn tại về mặt lí luận, còn trong thực tiễn dạy
học các phương pháp dạy học khác nhau luôn được phối hợp, đan xen vào nhau và rất
khó tách biệt trên cơ sở sáng tạo và chủ động của Giảng viên gắn với tính chất cơ bản của
giáo dục đại học.
Một phương pháp có thể được sử dụng trong nhiều môn, và nhiều phương pháp có
thể sử dụng trong chỉ một môn tùy vào hiệu quả và mục đích hướng tới của người truyền
tải. Việc phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau vì những lý do sau
Một là,Việc sử dụng một phương pháp dạy học đơn điệu dễ gây cho học sinh nhàm
chán vì vậy sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau sẽ gây hứng thú học
tập cho sinh viên. Hướng sinh viên cách tiếp cận chủ động, tích cực, tránh hiện tượng thụ
động trong tiếp thu kiến thức.
Hai là,Để thực hiện mỗi một nhiệm vụ dạy học thường có những phương pháp dạy
học đặc trưng, chẳng hạn khi hình thành kiến thức mới thường phải sử dụng các phương
pháp như quan sát, hỏi đáp, truyền đạt... đối với việc củng cố kiến thức thì các phương
2
pháp như thực hành, đóng vai... lại mang lại hiệu quả, khi hình thành kĩ năng cho học
sinh thì các phương pháp dạy học hiệu quả hơn cả lại là dạy học giải quyết vấn đề, điều
tra, thảo
Phối hợp là để phát huy và lấy ưu điểm của phương pháp này khắc phục, bù đắp cho
những hạn chế khiếm khuyết của phương pháp kia. Có như thế nội dung bài học mới
được mổ xẻ kỹ lưỡng, người học mới được thỏa mãn khả năng học, tiếp thu nội dung học
một cách đầy đủ và linh hoạt. Như vậy nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học hoàn
toàn không có nghĩa là từ bỏ các phương pháp truyền thống hay thay thế phương pháp
truyền thống bằng các phương pháp khác mà đổi mới, tức là: Làm phong phú đa dạng các
hình thức, được phát huy trong môi trường, điều kiện hoàn cảnh mới. Tất cả nhằm mục
đích đưa người học vào hoạt động học để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng và hình
thành thái độ. Có nghĩa là người học phải được hoạt động cả về tư duy lẫn cơ bắp và xã
hội, đồng thời chỉ có thể thông qua hoạt động mới có thể chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ
năng, hình thành thái độ.
Đặt việc dạy học vào từng nội dung đặc trưng của môn học nhằm thực hiện được
yêu cầu môn học. Ví dụ khi ta cung cấp cho học sinh các kiến thức của môn khoa học ta
thường tiến hành thí nghiệm, khi học những nội dung về địa phương thì phương pháp
điều tra lại có hiệu quả hơn cả... Cho nên để dạy tốt một môn học được tích hợp kiến thức
từ nhiều lĩnh vực khoa học thì lại càng cần phải sử dụng phối hợp các phương pháp dạy
học.
Ba là,Việc sử dung phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau còn dễ đảm bảo
thực hiện đúng thời lượng theo chương trình quy định. Trên thực tế tồn tại những môn
học hàm lượng kiến thức rất lớn vì vậy các giảng viên cần sử này. Không những thế, phối
hợp còn là cách thức để trao đổi vai trò trung tâm của giảng viên và sinh viên trong lớp
học. Nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân. Giảng viên
không còn là người truyền tải kiến thức thụ động mà là một người trao đổi thông tin,
hướng đến hoạt động thảo luận, trao đổi học thuật cởi mở, và chính sinh viên trở thành
trung tâm trong lớp học.
Như trên đã nói, phương pháp phải phong phú đa dạng, không thể có phương pháp
vạn năng cho tất cả các nội dung. Nhưng một nội dung có thể cần nhiều phương pháp và
3
phải biết kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao
nhất.
Vậy, dù là phương pháp dạy học truyền thống hay phương pháp dạy học hiện đại dù
là phương pháp dạy học thụ động hay các phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp
dạy học nào cũng có những mặt mạnh và mặt yếu riêng. Việc sử dụng phối hợp các
phương pháp dạy học khác nhau là để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của
từng phương pháp dạy học riêng lẻ và phương pháp giảng dạy chỉ được coi là phù hợp
khi nó đáp ứng được ít nhất các tiêu chí dưới đây:
Làm tích cực hóa người học: Phương pháp đó phải đảm bảo người học được huy
động và tham gia tích cực vào quá trình tiếp thu và chiếm lĩnh các tri thức và kỹ năng.
Khẳng định tính chất đặc biệt của giáo dục đại học so với những loại hình giáo dục khác.
Chuyển tải được những tri thức cần thiết của nội dung học tập đến người học:
Phương pháp đó phải đảm bảo chuyển tải được các khái niệm, nội dung, kỹ năng cơ bản
đến người học và tạo ra sự tiếp thu thuận lợi ở người học.
Đảm bảo tính khả thi: Một phương pháp giảng dạy không thể coi là phù hợp nếu nó
đòi hỏi các điều kiện thực hiện quá cao so với cơ sở vật chất hiện có của cơ sở giảng dạy
và không có khả năng triển khai đồng bộ trên diện rộng.
Trên cơ sở ba tiêu chí để đánh giá độ "phù hợp" kể trên, tôi đề xuất các cơ sở để lựa
chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp như sau
Thứ nhất, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy cần dựa trên việc tìm hiểu kỹ đối
tượng tham gia học tập. Việc tìm hiểu cần bắt đầu với tính đồng nhất của đối tượng học
tập. Đối tượng tham gia học tập thường khá đồng nhất ở các lớp học chính quy nhưng lại
rất đa dạng ở các lớp học không chính quy từ độ tuổi, kiến thức nền, khả năng tiếp thu,
nhu cầu, mục đích học tập cho đến độ tập trung, khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức,
kỹ năng mới, thời gian, khả năng tài chính phục vụ học tập... Ở những lớp học mà tính
đồng nhất thấp, việc tìm ra phương pháp giảng dạy thỏa mãn nhu cầu mọi đối tượng là rất
khó khăn. Thông thường giáo viên sẽ lựa chọn phương pháp thỏa mãn được phần lớn đối
tượng tham gia khóa học đó. Tiếp theo, việc tìm hiểu cần phải chú ý đến vần đề trọng tâm
nhất ở đối tượng học tập là: Những người học mong muốn nhận được gì từ khóa học/môn
học này? Đây chính là động cơ học tập, yếu tố chi phối thái độ và tính tích cực của người
học trong quá trình học. Người học sẽ phản ứng tích cực với phương pháp giảng dạy giúp
4
cung cấp cho họ cái họ mong muốn ở khóa học/môn học đó và phản ứng tiêu cực với các
phương pháp không giúp đáp ứng đòi hỏi này. Nếu là một khóa học tập huấn hay một
môn học chuyên ngành, cái người học cần thường là kỹ năng nghề nghiệp hoặc kiến thức,
kỹ năng mới phục vụ thiết thực cho công việc. Trong khi với các khóa học có cấp
bằng/chứng chỉ để hành nghề thì nhu cầu đạt kết quả học tập tốt nhằm đạt được bằng cấp
vào cuối khóa học là nhu cầu không thể bỏ qua. Lúc này người học thường quan tâm đến
các khối kiến thức trọng tâm và ủng hộ các phương pháp giảng dạy giúp họ chiếm lĩnh
được các kiến thức trọng tâm đó và hoàn thành tốt các bài thi, kiểm tra nhằm đạt được
bằng cấp/ chứng chỉ.
Thứ hai, lựa chọn phương pháp giảng dạy cần bám sát mục tiêu đào tạo đã xác định
cho người học. Mục tiêu đào tạo thường được cụ thể hóa thành "chuẩn đầu ra" của các cơ
sở giáo dục và tương ứng với các chương trình đào tạo đã được cơ sở giáo dục thiết kế.
Chuẩn đầu ra là những gì mà những người thiết kế chương trình giáo dục kỳ vọng người
học đạt được khi hoàn thành chương trình học tập đã được thiết kế. Chuẩn đầu ra này cần
được cụ thể hóa thành những gì mà giáo viên kỳ vọng người học đạt được khi kết thúc
mỗi học phần thuộc chương trình đào tạo. Do đó, nếu phương pháp giảng dạy không giúp
người học đạt được những kỳ vọng này hay nói cách khác là không đạt chuẩn đầu ra thì
không thể coi đó là phương pháp giảng dạy phù hợp. Ví dụ, mục tiêu của khóa học là tạo
ra kỹ năng làm việc nhóm (team work) ở người học thì các phương pháp giảng dạy như
dạy học theo dự án, phương pháp dạy học theo nhóm... cần được ưu tiên áp dụng.
Thứ ba, lựa chọn phương pháp giảng dạy cần căn cứ vào nội dung kiến thức cần
truyền tải đến người học và các đặc điểm đặc thù của môn học. Các loại kiến thức khác
nhau luôn cần các phương pháp khác nhau để truyền tải mới có hiệu quả. Điều này thể
hiện tính ưu và nhược riêng của mỗi phương pháp giảng dạy. Phương pháp thuyết trình tỏ
ra rất có ưu thế khi giảng dạy các môn khoa học lý luận đòi hỏi người học cần làm việc
nhiều với các khái niệm, định nghĩa. Trong khi phương pháp giảng dạy với thí nghiệm
minh họa tỏ ra rất có hiệu quả với các môn học đòi hỏi hình ảnh trực quan về các vấn đề
cần truyền tải đến người học.
Thứ tư, lựa chọn phương pháp giảng dạy cần tránh hai xu hướng: lãng phí cơ sở vật
chất hiện có của cơ sở giáo dục và thoát ly khỏi điều kiện cơ sở vật chất hiện có của cơ sở
giáo dục. Lãng phí cơ sở vật chất hiện có của cơ sở giáo dục là giáo viên do hạn chế về
năng lực hoặc lười biếng đã không lựa chọn và áp dụng các phương pháp giảng dạy tận
5
dụng được cơ sở vật chất hiện có của nhà trường như thư viện, phòng thí nghiệm, phòng
nghe nhìn, phòng học chuyên dùng, bãi tập, mô hình...gây ra sự lãng phí cơ sở vật chất đã
trang bị. Sự tích cực của người học có một phần lớn xuất phát từ yêu cầu của giáo viên
đối với môn học và người học. Người học sẽ không bao giờ lên thư viện hoặc Internet để
tra cứu các thông tin cần thiết nếu các yêu cầu học tập do giáo viên đặt ra có thể hoàn
thành một cách nhẹ nhàng bằng kiến thức có sẵn trong giáo trình. Cũng có những giáo
viên do bị sự hấp dẫn quá đà của các phương pháp giảng dạy cần sự hỗ trợ của các thiết
bị kỹ thuật cao đã lựa chọn các phương pháp giảng dạy đòi hỏi sự trang bị vật chất quá
lớn, vượt hẳn năng lực của cơ sở giáo dục mà hiệu quả giảng dạy không ưu trội so với
các phương pháp khác tiết kiệm hơn đã biến các buổi học thành các buổi trình diễn các
phương tiện kỹ thuật hơn là giảng dạy đúng nghĩa. Xu hướng lạm dụng giáo án điện tử
gần đây trong đội ngũ giáo viên trẻ cũng là một khía cạnh biểu hiện của trào lưu này.
Giáo án điện tử chỉ thực sự phát huy sự ưu trội với các môn học cần minh họa bằng nhiều
hình vẽ, biểu đồ, mô hình hoặc dữ liệu đa phương tiện (multimedia). Còn việc lạm dụng
giáo án điện tử cho các môn học lý luận hoàn toàn cho hiệu quả trái ngược và phản giáo
dục. Chúng ta cũng cần phải thống nhất nhận thức rằng, bản thân việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy chưa phải là đổi mới phương pháp giảng dạy. Vấn đề mấu
chốt của đổi mới phương pháp giảng dạy nằm ở chỗ phát huy tính tích cực ở người học,
làm cho người học tham gia sâu hơn nữa, chủ động hơn nữa vào quá trình dạy học để đạt
được các mục tiêu dạy học.
Lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp luôn là một bài toán khó với giáo
viên, nhất là với các lớp học đông người và tính đồng nhất thấp. Do đó, trong quá trình
lựa chọn phương pháp giảng dạy, giáo viên phải rất tỉnh táo và thận trọng, xem xét kết
hợp sự ưu trội của các phương pháp khác nhau bởi vì vấn đề có tính nguyên tắc là không
có phương pháp dạy học nào hiệu quả với mọi đối tượng, nội dung và hoàn cảnh giảng
dạy.
6