Tải bản đầy đủ (.pptx) (46 trang)

TRỰC KHUẨN ĐÓNG DẤU LỢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 46 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y

VI SINH VẬT THÚ Y
TRỰC KHUẨN ĐÓNG DẤU LỢN
(Erysipelothrix Rhusiopathiae)

HVT - HTKH


TRỰC KHUẨN ĐÓNG DẤU LỢN
GIỚI THIỆU CHUNG

I.

II.
III.
IV.


I.GIỚI THIỆU CHUNG
 Bệnh đóng dấu lợn
(Erysipelas suis) là
bệnh truyền nhiễm của
loài lợn do vi khuẩn
E.rhusiopathiae gây
ra
 Vi khuẩn gây xuất
huyết, viêm da, ruột,
thận và niêm mạc xuất


huyết, lách sưng to,
bại huyết

Bệnh đóng dấu lợn


I.GIỚI THIỆU CHUNG
1) Ai phát hiện ???

2) Vi khuẩn ký
sinh ở ???

4) Bệnh xảy ra
khi ???

3) Vi khuẩn tồn tại
ở ???


I.GIỚI THIỆU CHUNG
1) Ai phát hiện ???
→Trực khuẩn được Pasteur và Thuillier phát
hiện năm 1882

Louis Pasteur

Louis Thuillier


I.GIỚI THIỆU CHUNG

2) Vi khuẩn ký sinh ở ???
 Vi khuẩn thường ký sinh ở lợn khỏe
 Một số loài mang vi khuẩn: bồ câu, gà,
chuột, quạ, loài nhai lại nhỏ …
 Người ta còn tìm thấy vi khuẩn sống trong
cá, ếch, cua, tôm, côn trùng …


I.GIỚI THIỆU CHUNG
3) Vi khuẩn tồn tại ở ???
→ Vi khuẩn có khắp nơi trong: đất, nước,

chỗ ẩm ướt, tối tăm, nơi sình lầy đọng
nước, trong đất có hợp chất hữu cơ,
thậm chí trong đất sét ướt


I.GIỚI THIỆU CHUNG
4) Bệnh xảy ra khi ???
→ Khi cơ thể lợn yếu → vi khuẩn xâm nhập
qua vết thương, qua đường tiêu hóa vào
máu → gây bệnh


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC
1) Hình thái
Trực khuẩn nhỏ, thẳng, có khi hơi cong
Bắt màu Gram (+)
Kích thước 0,2–0,4 × 1–1,5 µm
Không có lông, không di động, không nha bào, giáp mô

Trong canh trùng non, trong bệnh phẩm ở thể cấp tính vi khuẩn

có hình gậy, đứng riêng lẻ
Trong canh trùng già, trong cơ thể lợn mắc bệnh mạn tính vi

khuẩn có hình sợi tơ dài


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC

Tiêu bản nhuộm Gram của trực khuẩn ĐDL


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC

Tiêu bản nhuộm Gram của trực khuẩn ĐDL


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC
2) Đặc tính nuôi cấy

Hiếu khí tùy tiện

Nhiệt độ: 37°C, pH = 7,2–7,6

Môi trường nước thịt: đục, đáy có cặn trắng

Thạch thường: khuẩn lạc nhỏ dạng S

Thạch máu: không dung huyết


Gelatin: mọc lan ngang ra thành những lông nhỏ xanh


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC

Khuẩn lạc của trực khuẩn ĐDL trên thạch máu


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC
3) Đặc tính sinh hóa
a) Chuyển hóa đường: tùy theo chủng
Dương tính(+)

Âm tính(-)

Glucoza

Saccaroza

Galactoza

Mantoza

Levuloza

Xyloza

Mannoza


Dechtrin…


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC
3) Đặc tính sinh hóa
b) Các phản ứng sinh hóa
 Phản ứng VP: âm tính (-)
 Phản ứng MR: âm tính (-)
 Phản ứng sinh Indol: âm tính (-)
 Phản ứng sinh H2S: dương tính (+)
 Sinh ure: âm tính (-)
 Khả năng dung huyết: âm tính (-)
 Calalase: âm tính (-)


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC
4) Sức đề kháng


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC
 Một số chất sát trùng thông thường

Vôi bột

Formol


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC
5) Khả năng gây bệnh
a) Trong tự nhiên

Gây bệnh cho lợn, đặc biệt lợn từ 3-4 tháng đến 1 năm
Lợn từ 1-2 tháng ít mắc do có miễn dịch thụ động, lợn trên 1

năm có đề kháng cao và miễn dịch thu được
Ở lợn: thời kỳ nung bệnh 1-8 ngày, trung bình 3-5 ngày
Loài chim cũng cảm thụ bệnh: bồ câu, gà, vịt, vẹt, sáo,…
Trâu, bò, dê, cừu, chó cũng mắc bệnh
Ở người: Sốt cao, nổi nốt đỏ trên da, sưng hạch và khớp


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC
5) Khả năng gây bệnh
a) Trong tự nhiên: bệnh biểu hiện ở 3 thể

Qúa cấp tính

3 thể

Cấp tính
Mạn tính


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC
a)
Trong tự nhiên

Thể quá cấp tính:

Sốt cao đột ngột tới 41-42 °C


Bỏ ăn, uống, mắt đỏ ngầu, điên cuồng, lồng lộn húc đầu vào
tường hoặc hộc máu mà chết

Bại huyết nặng, chết sau 2-3 h hoặc 12-24 h khi thân nhiệt hạ

Do chết nhanh nên chưa thể hiện các dấu hiệu lâm sàng và
bệnh tích đặc trưng

Người ta gọi thể bệnh này là “Bệnh đóng dấu lợn trắng”


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC
 Thể cấp tính
 Lợn ủ rũ, bỏ ăn, sốt 42-43 ̊C, nôn mửa, phân táo
 Run rẩy 4 chân, da khô, các niêm mạc đỏ thẫm hoặc nước
mắt, mũi chảy làm khó thở
 Ốm 2-3 ngày, da xuất hiện những vết đỏ ở tai, lưng, bụng,
đùi…
- Các vết đỏ: hình vuông, bình hành, đa giác…trông như
bị đóng dấu
- Các dấu lúc đầu đỏ tươi, sau đó đỏ thẫm hoặc tím bầm
 Khi lợn chết các dấu này chuyển sang màu xanh tím
 Bệnh tiến triển 3-5 ngày, lợn yếu dần, khó thở, thân nhiệt
giảm, kiệt sức → chết
 Tỷ lệ chết 50-60%


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC
Thể mạn tính
 Lợn ăn uống kém, gầy, niêm mạc nhợt nhạt,

thân nhiệt khi bình thường hoặc sốt nhẹ
 3 triệu chứng bệnh tích chủ yếu:
- Viêm nội tâm mạc: van tim loét sùi→cản trở tuần
hoàn→phù thũng phổi, bại liệt
- Viêm khớp xương: khớp bàn, gối làm đầu xương
sần sùi, bao khớp sưng
- Hoại tử da: lưng, bụng, vai, đầu, tai…

 Bệnh kéo dài 2-3 tháng con vật có thể tự khỏi
hoặc chết do kiệt sức


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC

Lợn bị bệnh đóng dấu


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC

Lợn bị bệnh đóng dấu


II.ĐẶC TÍNH SINH HỌC

Viêm khớp xương bàn chân, gối làm lợn bị què khó đi lại


×