Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Con người cá nhân trong thơ đi sứ của Gia Định tam gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.21 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ HIÊN

CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG
THƠ ĐI SỨ CỦA GIA ĐỊNH TAM GIA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ HIÊN

CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG
THƠ ĐI SỨ CỦA GIA ĐỊNH TAM GIA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG

HÀ NỘI - 2019



LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy,
cô khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Đặc biệt, tôi xin tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Việt Hằng người đã hướng dẫn chỉ
bảo tận tình để hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã lỗ lực cố gắng song do thời gian và năng lực có hạn nên
khóa luận của tôi còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ thầy cô và các bạn để nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hiên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Con người cá nhân trong thơ đi sứ của
Gia Định tam gia” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Thị Việt Hằng. Đây là nghiên cứu của cá nhân tôi và không trùng lặp với kết
quả của các tác giả khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hiên


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
NỘI DUNG ...................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................... 5
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Gia Định tam gia ............................ 5
1.1.1. Lê Quang Định ....................................................................................... 5
1.1.2. Trịnh Hoài Đức ....................................................................................... 6
1.1.3. Ngô Nhơn Tĩnh ..................................................................................... 10
1.2. Tác phẩm thơ đi sứ của Gia Định tam gia .............................................. 12
1.3. Giới thuyết về con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam ... 14
CHƯƠNG 2. SỰ THỂ HIỆN CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG THƠ
ĐI SỨ CỦA GIA ĐỊNH TAM GIA .............................................................. 17
2.1. Lê Quang Định ........................................................................................ 17
2.1.1. Con người cá nhân u sầu nơi đất khách ............................................... 17
2.1.2. Con người luôn đau đáu về trách nhiệm cá nhân ................................ 23
2.2. Trịnh Hoài Đức ........................................................................................ 27
2.2.1. Con người sâu nặng tình cảm với khát khao được bày tỏ ................... 27
2.2.2. Con người cá nhân với tâm thế nhàn dật và hưởng lạc ....................... 33
2.3. Ngô Nhơn Tĩnh ........................................................................................ 39
2.3.1. Con người tự ý thức về cá tính của bản thân ....................................... 39
2.3.2. Con người cá nhân u sầu nơi đất khách và chất chứa nhiều tâm sự ... 43
2.4. Những tương đồng, khác biệt về con người cá nhân trong thơ đi sứ của
Gia Định tam gia ............................................................................................ 47
KẾT LUẬN .................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam cuối thế kỉ cuối XVIII nửa đầu XIX là giai đoạn con
người cá nhân phát triển mạnh mẽ trong thơ, với những đại diện tiêu biểu như
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Gia Thiều… và trở
thành đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Khám phá con người cá
nhân trong thơ là nhắm đến tìm hiểu thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư hay
chính là cái tôi thầm kín của tác giả được bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp qua mỗi sáng tác. Trong xu hướng đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến
Gia Định tam gia, về con người cá nhân thể hiện trong sáng tác của họ nên
quyết định chọn nhóm tác giả này làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Gia Định tam gia là danh hiệu người đời phong cho ba vị quan văn
nổi tiếng vùng đất Gia Định dưới thời vua Gia Long bao gồm Trịnh Hoài
Đức, Ngô Nhơn Tĩnh và Lê Quang Định. Trong tiến trình văn học trung đại,
các ông được nhắc đến như đại diện tiêu biểu của Nam Kỳ với nhiều sáng
tác thơ có giá trị, đặc biệt là thơ đi sứ là mảng được giới nghiên cứu đánh giá
cao trong trình đi sứ văn học trung đại.
Thơ đi sứ là loại hình thơ văn bang giao đặc sắc của các vị sứ thần khi
làm nhiệm vụ ngoại giao ở ngước ngoài. Qua các tác phẩm, thi nhân thường
gửi gắm nỗi niềm tâm tư tình cảm nơi đất khách xa xôi và Gia Định tam gia
cũng không nằm ngoài nội dung đó. Được biết đến là nhóm tác giả có nhiều
sáng tác viết trong hành trình đi sứ, việc tìm hiểu thơ của Gia Định tam gia
giúp thấy được mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Hoa và đặc biệt là nỗi
niềm thầm kín, sự mạnh dạn trong cách bộc lộ con người cá nhân trong thơ.
Hơn nữa, bản thân là một sinh viên sư phạm và sau này công việc sẽ
thiên hướng liên quan nhiều đến bộ môn Ngữ văn, chúng tôi nhận thấy việc
nghiên cứu đề tài này sẽ tạo tiền đề tốt cho hướng phát triển văn chương sau
này của mình.

Với những lí do trên, tôi quyết định chọn “Con người cá nhân trong
thơ đi sứ của Gia Định tam gia” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong

1


muốn nâng cao kiến thức bản thân và góp một phần nhỏ hiểu biết của mình
vào hướng tiếp cận thơ Gia Định tam gia.
2. Lịch sử vấn đề
Gia Định tam gia trong các công trình nghiên cứu, bài viết khoa học
được nhắc đến như đại diện tiêu biểu của Nam Kỳ với nhiều đóng góp có giá
trị, đặc biệt là ở mảng thơ đi sứ.
Năm 1903, tiếp nhận thơ Gia Định tam gia thực sự bắt đầu vào khi
một nhà thơ cận đại là Lê Quang Chiểu đã công bố 18 bài thơ Nôm sáng tác
trong thời gian đi sứ của Trịnh Hoài Đức trích trong Quốc âm thi hợp tuyển.
Ở công trình Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm cũng
có nhắc đến Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tĩnh là những
nhà thơ, công thần triều Lê Mạt - Nguyễn Sơ với thông tin sơ giản.
Năm 1957, trong Sách Võ Trường Toản, phụ Gia Định tam gia của
Nam Xuân Thọ và Tân Việt xuất bản ở Sài Gòn cũng giới thiệu khái quát về
nhóm tác giả này.
Năm 1963, trong Việt Nam đại quan của tác giả Lý Văn Hùng xuất bản
ở Sài Gòn đã giới thiệu về tiểu sử hà hành trạng của tác giả Trịnh Hoài Đức.
Hay trong sách Gia Định xưa cũng đã dành một phần để giới thiệu về
Gia Định tam gia và trích dẫn một số bài thơ của họ.
Sau năm 1975, những công trình nghiên cứu về Gia Định tam gia đã
được xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt là những công trình riêng biệt để giới
thiệu và nghiên cứu về nhóm tác giả này.
Năm 1987 trong công trình Sài Gòn - Gia Định qua thơ văn xưa của
nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trần Khuê, Nguyễn Khuê đã giới

thiệu 7 bài thơ chữ Hán của Trịnh Hoài Đức ở phần 2 của sách tức phần Thơ
văn chữ Hán.
Năm 1990, Hồ Sĩ Hiệp và Hoài Anh đã dành nhiều trang viết trong
cuốn Những danh sĩ Miền Nam để nói về tác giả và điểm qua các tác phẩm
của Gia Định tam gia.

2


Năm 1997 trong công trình Tổng hợp văn học Việt nam đã giới thiệu
về tiểu sử và tác phẩm của Gia Định tam gia.
Năm 2004, Từ điển Văn học (Bộ mới) (Đỗ Đức Hiếu, Nguyễn Huệ
Chi… chủ biên chủ yếu trình bày về tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của Gia
Định tam gia.
Năm 2005, với công trình Gia Định tam gia (Hoài Anh biên dịch, chú
giải). Đây là một công trình nghiên cứu riêng về Gia Định tam gia nhưng
chủ yếu là giới thiệu về tác giả và tác phẩm.
Hay một số các công trình nghiên cứu khác cũng đề cập về Gia Định
tam gia như công trình Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn
(Nguyễn Phong Nam chủ biên), bài viết Văn học Hán Nôm ở Gia Định của
tác giả Cao Tự Thanh, Gia Định tam gia trong tiến trình văn học Hán Nôm
Nam bộ của Lê Quang Trường (2009)…
Như trên, ta có thể thấy các nghiên cứu về Gia Định tam gia phần lớn
chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu tiểu sử và nội dung chính trong các sáng tác của
họ. Cho nên, mảng thơ đi sứ vẫn chưa được khai thác nhiều và việc nghiên
cứu thơ đi sứ ở phương diện con người cá nhân là hướng tiếp nhận đầy hấp
dẫn về Gia Định tam gia.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài chúng tôi hướng đến là hoàn thành khóa luận để
nhìn nhận một cách cụ thể con người cá nhân trong thơ đi sứ của Gia Định

tam gia.
Nhiệm vụ đặt ra là thu thập các tài liệu liên quan đến Gia Định tam
gia, trình bày cụ thể về cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả. Chọn lọc,
phân tích những bài thơ thể hiện con người cá nhân của các tác giả. Từ đó,
chỉ ra những nét giống và khác nhau trong sự thể hiện con người cá nhân ở
trong các sáng tác của họ.

3


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng đề tài chúng tôi lựa chọn nghiên cứu là thơ đi sứ của Gia
Định tam gia.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là con người cá nhân thể hiện trong các
tập thơ đi sứ: Thập Anh đường thi tập của Ngô Nhơn Tĩnh, Cấn Trai thi tập
của Trịnh Hoài Đức và Hoa nguyên thi thảo của Lê Quang Định.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này chúng tôi đã sử dụng tổng hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp tiểu sử và phương pháp chứng thực lịch sử để tìm hiểu
tác phẩm thông qua tiểu sử của tác giả.
Phương pháp phân tích ngữ văn để tìm hiểu ý nghĩa của văn bản và
nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Phương pháp trực giác tức dùng trực giác của cá nhân để có những
nhìn nhận đánh giá sinh động hơn về hiện tượng đó từ đó nó tránh được
những suy lí giáo điều cứng nhắc.
6. Cấu trúc khóa luận
Phần mở đầu: Trình bày lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và bố cục của khóa luận.
Phần nội dung: Gồm có 2 chương

Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Sự thể hiện con người cá nhân trong thơ đi sứ của Gia
Định tam gia
Kết luận: Đánh giá chung về con người cá nhân trong thơ đi sứ của
Gia Định tam gia

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Gia Định tam gia
1.1.1. Lê Quang Định
Lê Quang Định có tự là Tri Chỉ, hiệu Tấn Trai, ông sinh năm 1767
nguyên tổ gốc là người ở làng Tiên Nộn thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú
Vang, phủ Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên - Huế).
Thuở nhỏ do gia đình nghèo, cha là một viên quan nhỏ nhưng mất
sớm, nên ông đã theo anh vào huyện Bình Dương - Gia Định để làm ăn. Sau
đó, ông theo học thầy Võ Trường Toản, tại đó ông kết giao bạn bè với Ngô
Nhân Tĩnh, Trịnh Hoài Đức và cùng nhau lập ra Bình Dương thi xã.
Là một người thông minh, hiếu học nên Lê Quang Định được một
thầy thuốc là Hoàng Đức Thành gả con gái và tận tình giúp đỡ.
Năm 1788, khi Nguyễn Ánh tiến hành đánh chiếm lại được Gia Định
(1762 - 1820) và cho mở khoa thi tại Trường Gia Định, ông cùng Trịnh Hoài
Đức đã ra ứng thí rồi thi đỗ, được cử giữ chức Hàn lâm viện chế cáo với
công việc biên soạn sổ sách, rồi lần lượt đảm nhiệm chức Điền tuấn quan
(trông coi việc khai khẩn), Đông cung thị giảng (dạy cho Nguyễn Phúc
Cảnh) và Hữu tham tri bộ Binh.
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long, Lê

Quang Định được bổ làm Thượng thư bộ Binh, ít lâu sau làm Chánh sứ để
cùng với Lê Chính Lộ và Nguyễn Gia Cát sang nhà Thanh (Trung Quốc) cầu
phong cho nhà vua. Thời gian đó Thanh triều đã rất nể phục tài văn chương
và ứng đáp của ông trong lần đi sứ này. Sau đó về nước, ông vẫn giữ chức
Thượng thư bộ Binh.
Năm 1806, ông đảm nhận việc biên soạn Hoàng Việt nhất thống địa
dư chí gồm 10 quyển, là bộ địa chí đầu tiên của nhà Nguyễn.

5


Năm 1810, ông bổ nhiệm làm Thượng thư bộ Hộ kiêm phụ trách
Khâm thiên Giám (tức đài quan sát thiên văn). Tiếp đó, ông còn lo việc kiểm
tra dân số, lập sổ điền địa trong nước.
Năm 1913 do sức khỏe có phần suy giảm ông xin về dưỡng bệnh.
Cùng năm đó, Lê Quang Định mất vì bệnh, hưởng dương 53 tuổi.Về sau,
đến thời vua Tự Đức, Lê Quang Định được đưa vào thờ trong Trung Hưng
công thần miếu tại kinh đô Huế.
Cùng với sự nghự nghiệp quan trường khá hiển hách thì sự nghiệp văn
chương của tác của Lê Quang Định tuy không đồ sộ nhưng cũng có thể sánh
với các nhà thơ lỗi lạc bấy giờ như Nguyễn Du, Phan Huy Ích… Theo sử
sách ghi chép các tác phẩm của Lê Quang Định bao gồm:
Bộ Hoàng Việt nhất thống dư địa chí gồm 10 quyển, ghi chép về
đường sá, sông núi, thổ sản, phong tục từ Lạng Sơn đến Hà Tiên...
Hoa Nguyên thi thảo: Là tập thơ bao gồm 74, trong đó có một số bài
sáng tác ở Việt Nam. Tập thơ hầu hết là các bài thơ đề vịnh, cảm hoài và thù
tạc được viết trong thời gian nhà thơ đi sứ giao bang.
Gia Định tam gia thi tập là tập thơ in chung với Trịnh Hoài Đức và
Ngô Nhơn Tĩnh.
1.1.2. Trịnh Hoài Đức

Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825) có tên gọi khác là An, tên tự là Chỉ
Sơn, hiệu Cấn Trai, là một trong ba nhà thơ nổi tiếng của đất Gia Định cùng
với Ngô Nhơn Tĩnh và Lê Quang Định.
Tổ tiên của Trịnh Hoài Đức gốc ở làng Phúc Hồ thuộc huyện Trường
Lạc tỉnh Phúc Kiến, đời đời làm quan. Vào thời gian cuối đời Minh đầu đời
Thanh, ông nội của Trịnh Hoài Đức là Trịnh Hội (hiệu Sư Khổng) đã di cư
sang Việt Nam và ngụ tại trấn Biên nay là xã Thanh Hòa, huyện Bình An,
phủ Phước Long, trấn Biên Hòa.
Cha của ông là Trịnh Khánh, thuở nhỏ hiếu học, viết đại tự rất giỏi và
nổi tiếng là người cao cờ. Lúc bấy giờ Trịnh Khánh nhờ đến Phú Xuân nạp
bạc, nên được trao chức lục phẩm, cho nhận chức ở kho lúa phủ Tân Bình.
6


Bởi vậy, cả nhà Trịnh Hoài Đức theo cha ở phủ Tân Bình. Năm 1773 cha
ông mất, Hoài Đức mới 10 tuổi nên cùng mẹ và anh chị trở về quê cũ ở
Phiên Trấn (thuộc Gia Định, phía bắc Sài Gòn ngày nay).
Năm 1776, Nguyễn Lữ đưa quân vào đánh Gia Định, chiếm thành Sài
Gòn và 3 dinh là Trấn Biên, phiên Trấn và Long Hồ làm cho chúa Nguyễn
Phúc Thuần phải tháo chạy về Bà Rịa ( Đồng Nai). Một năm sau, Nguyễn
Huệ lại đưa quân thuỷ bộ tiến vào đánh Gia Định sau đó tiến quân đến Vĩnh
Long và Long xuyên giết chết Nguyễn Phúc Thuần còn Nguyễn Phúc Ánh
may mắn thoát chết và bắt đầu tập hợp binh lực để phản công. Trong bối
cảnh như vậy, năm 1776 Trịnh Hoài Đức rời đến trấn Phiên An, nghe lời
khuyên của mẹ ông theo học Xử sĩ Võ Trường Toản.
Tại trường của thầy Võ Trường Toản, ông đã gặp và kết làm anh em
với Ngô Nhơn Tĩnh cùng dùi mài kinh sử. Cũng tại đây ông kết giao với
nhiều người như Ngô Tông Châu, Lê Quang Định, Lê Bá Phẩm… Bởi vậy,
chính nơi đây đã gắn kết ba số phận ba người họ Trịnh, Ngô, Lê tạo nên
danh tiếng vang rộng khắp nước.

Bấy giờ, quân Tây Sơn liên tiếp tấn công vào Gia Định và mở rộng
địa bàn hoạt động trải dài từ Bình Thuận đến Gia Định, khiến cuộc sống
nhân dân gặp khó khăn. Bên cạnh đó tình trạng mất mùa đói kém xảy ra,
Trịnh Hoài Đức đành học theo Từ Cống đi buôn kiếm sống. Năm 1780, lúc
này Trịnh Hoài Đức 17 tuổi, ông vào ở rể nhà họ Lê.
Năm 1783, ông rời Gia Định sang sống ở thành Nam Vang. Năm
1788, lúc này Nguyễn Ánh đã khắc chế được Gia Định, ông cùng với Lê
Quang Định, Ngô Tòng Châu… đã ra ứng cử và được bổ làm chức Hàn lâm
viện Chế cáo. Năm 1789, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định cùng với 10
người lãnh chức Điền tuấn với nhiệm vụ giám sát việc mở mang vùng tam
giác sông Mê Kông và xác định chế độ điền thổ, đồng thời lo trù biện lương
hướng cho quân đội. Sau đó ông lại chuyển qua bộ Hình, tham dự việc xét
nghĩ hình luật văn án và kế nhiệm chức Đông cung thị giảng cho Hoàng Tử
cảnh vừa trở về từ nước Pháp. Mùa hạ năm 1801, quân Nguyễn chúa thâu
phục được kinh đô Phú Xuân, Lê Văn Duyệt và Tống Viết Phúc đốc quân

7


cứu thành Quy Nhơn, Hoài Đức được bổ nhiệm làm Hộ bộ Tham tri, chuyên
trách lo binh lương tiếp tế.
Năm 1802 ông được bổ nhiệm làm Thượng thư bộ Hộ. Năm đó nhà
Nguyễn cử phái đoàn sang Trung Quốc đầu tiên, Trịnh Hoài Đức làm Chánh
sứ cùng với Ngô Nhơn Tĩnh và Huỳnh Ngọc Uẩn làm phó sứ sang Trung
Quốc. Đến tháng 8 năm 1803 ông mới trở về Thăng Long và năm 1804 hộ
giá vua Gia Long về Phú Xuân. Trở về kinh sư ông vẫn đảm nhiệm chức
Thượng thư Bộ hộ.
Năm 1805, nhận thấy Gia Định là nơi hiểm yếu, Vua cử Chưởng
Trung quân là Nguyễn Văn Trương về giữ chức Gia Định lưu trấn và Trịnh
Hoài Đức đảm nhiệm giữ chức Hiệp Lưu trấn. Năm 1808, triều đình bắt đầu

đặt chức Tổng trấn Gia Định, lấy Nguyễn Văn Nhân làm Tổng trấn Gia Định
thay cho Nguyễn Văn Trương, Trịnh Hoài Đức vẫn giữ chức Hiệp tổng trấn
Gia Định. Khoảng thời gian làm việc tại Gia Định ông đã có nhiều những
đóng góp trong việc trị an ở nơi đây.
Năm 1812, ông được vua triệu về kinh và phong làm Thượng thư bộ Hình
bộ nhưng ông cố từ nên sau đó ông được cải nhiệm làm Thượng thư Lễ bộ.
Tháng 5 năm 1813, nhà vua đi tuần ở Quảng Nam, ông được giao
nhiệm vụ giữ kinh thành. Cuối năm này, ông được chuyển làm Thượng thư
Lại bộ. Sau đó ông lại phục chức Hiệp tổng trấn Gia Định để giúp việc cho
Tổng trấn thành Gia Định Nguyễn Huỳnh Hữu Đức vào năm 1816, đến năm
1820 lĩnh chức Tống trấn Gia Định thay cho Nguyễn văn Nhân.
Năm 1820, ông được vua Minh mệnh triệu về kinh cho lĩnh chức
Thượng thư Lại bộ như cũ.
Năm 1821, ông được sung chức Phó tổng tài Quốc sử quán tham gia
soạn sách tại Quốc sử quán. Cùng năm đó ông vinh hạnh được phong Hiệp
biện Đại học sĩ và lãnh chức Thượng thư Lại bộ kiêm lĩnh Thượng thư Bình
bộ và ban hàm nhất phẩm. Một năm sau (1822), ông làm Chủ khảo trường
thi Hội đầu tiên, sung độc quyền ở kỳ thi Cống sĩ trong điện Cẩn Chánh.
Cuối năm 1822 ông vừa làm Thượng thư Lại Bộ vừa làm Thượng thư Lễ bộ
nên ông cho san khắc xong tập thơ Gia Định tam gia thi.
8


Vào những năm cuối của cuộc đời, Trịnh Hoài Đức vẫn được triều
đình tín nhiệm và giao giữ nhiều chức vụ quan trọng ở trong triều Minh
Mệnh và được triều đình ân sủng.
Năm 1823 ông lâm bệnh xin cáo về Nam thăm gia đình 3 tháng,
nhưng vua thì có ý không muốn cho ông đi và sai Phạm Đăng Hưng đến ủy
lạo, ban nhâm sâm nhưng rồi vua cũng phải đồng ý cho ông về Gia Định.
Sau ba tháng, ông được triệu hồi về kinh và giữ chức như cũ. Thời gian này

sức khỏe ông tuy yếu nhưng vua Minh Mệnh vẫn giao cho ông trông coi
công việc Thượng bạc.
Tháng 3 năm Tân Tỵ (1825), do bệnh nặng ông mất ở Huế, thọ 61
tuổi. Vua buồn thương và đã cho bãi triều ba ngày, truy tặng làm Thiếu bảo
Cần Chánh điện Đại học sĩ. Thi thể ông được đưa về Gia Định an táng.
Cuộc đời Trịnh Hoài Đức mặc dù làm quan đạt nhiều công danh
nhưng ông sống rất thanh liêm và giản dị.
Trong Gia Định tam gia, Trịnh Hoài Đức là người có văn nghiệp đồ
sộ và phong phú nhất. Tiêu biểu là các sáng tác bằng chữ Hán của ông như:
Cấn Trai thi tập: là tập sách in ván gỗ, gồm có 3 phần: Thối thực truy
biên tập (Cấn Trai Thoái thực truy biên), Quan quang tập (Cấn Trai Quan
quang tập, Bắc sứ thi tập) và Khả dĩ tập (Cấn Trai Khả dĩ tập). Trong đó Bắc
sứ thi tập: là những bài thơ làm khi đi sứ sang nhà Thanh. Và có nhiều tranh
luận cho rằng Trịnh Hoài Đức có hai tập là Cấn Trai thi tập và Bắc sứ thi
tập nhưng thật ra Bắc sứ thi tập chính là tên gọi khác của Quan quang tập và
thuộc Cấn Trai thi tập.
Gia Định tam gia thi tập: tức tập thơ sáng tác chung với Trịnh Hoài
Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định.
Hay thơ chữ Nôm tiêu biểu là Đi sứ cảm tác với 20 bài thất ngôn bát
cú liên hoàn làm khi tác giả đi sứ.
Nhìn chung, thơ Trịnh Hoài Đức thường là thơ thất ngôn bát cú và
thường đề tài thường là trữ tình, hay miêu tả cảnh vật, sinh hoạt của nhân
dân ở những nơi ông ở hoặc đi qua.

9


Về tác phẩm Địa dư có Gia Định thành thông chí: Là một quyển địa
chí được biên soạn công phu của Trịnh Hoài Đức, ghi chép về 5 trấn (Phiên
An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên) thuộc Gia Định. Bộ gồm

có 6 quyển (quyển 1 - Tinh dã chí, quyển 2 - Sơn xuyên chí, quyển 3 Cương vực chí, quyển 4 - Phong tục chí, quyển 5 - Sản vật chí và cuối cùng
là quyển 6 - Thành trì chí) viết về quá trình khai thác tại miền đất Gia Định,
các công việc bang giao với Cao Miên và Xiêm La, khởi nghĩa Tây Sơn
bằng chữ Hán cổ và chữ Nôm. Tác phẩm đã được dịch giả Pháp là G.
Aubaret dịch ra tiếng Pháp và xuất bản ở Paris năm 1863. Bộ sách Gia Định
thành thông chí của Trịnh Hoài Đức đến nay vẫn được coi là một trong
những tài liệu lịch sử quan trọng nhất cho các nhà tác giả muốn nghiên cứu
sử học và địa lí của miền Nam Việt Nam. Đồng thời, ông cũng là một công
thần của triều Nguyễn, đã giúp cho vua Gia Long rất nhiều trên phương diện
ngoại giao, chính trị và kinh tế.
1.1.3. Ngô Nhơn Tĩnh
Ngô Nhơn Tĩnh (Ngô Nhân Tịnh, Ngô Nhân Tĩnh) (?-1813), tự là Nhữ
Sơn, hiệu Thập Anh, nguyên tổ phụ là người ở Quảng Đông (Trung Quốc)
sang ta cư trú ở đất Gia Định. Lúc nhỏ, ông với Trịnh Hoài Đức cùng học
trường của Xử sĩ Võ Trường Toản rồi cùng ra giúp nước một lượt với hai
bạn đồng học là Lê Quang Định và Trịnh Hoài Đức.
Từ năm 1782 - 1784, Tây Sơn đánh liên tiếp ba lần vào Gia Định,
Nguyễn Ánh phải tháo chạy khắp nơi. Đến năm 1788, sau khi Nguyễn Ánh
lấy lại được Gia Định và cho mở phủ Nguyên soái, kết hợp tuyển dụng nhân
tài thì Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Lê Tông Châu... cùng ra ứng thi và
được bổ làm Hàn lâm viện chế cáo. Nhưng trong sử chép thì không thấy tên
Ngô Nhơn Tĩnh trong đợt ứng thí này, tuy nhiên theo bài tựa tập Gia Định
tam gia thi của Trịnh Hoài Đức thì cho thấy các ông đều cùng ra ứng thí và
được bổ làm chức Hàn lâm thị học.
Năm Mậu Ngọ (1789), Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường
dâng sớ xin vua cử người đi sứ Trung Quốc một mặt để dò tin tức vua Lê
(Lê Chiêu Thống), mặt khác nói rõ tình hình của Tây Sơn và Ngô Nhơn

10



Tĩnh và Phạm Thận là hai người được chọn. Đoàn của ông phụng mệnh
mang quốc thư theo thuyền buôn người Thanh sang Quảng Đông để dò hỏi
tin tức vua Lê nhưng đi giữa đường thì nghe tin rằng vua Lê đã băng hà liền
bèn quay trở về. Trên chặng đường gian khổ đó, Ngô Nhơn Tĩnh đã sáng tác
nhiều bài thơ cùng một số người bạn Trung Quốc, đồng thời qua đó bày tỏ
nỗi niềm kín đáo của cá nhân.
Năm Kỷ Mùi (1799), Ngô Nhơn Tĩnh ông được phái sang Lưỡng
Quảng - Trung Quốc để bàn việc nạp cống và tạ ơn vua quan triều Thanh đã
hỗ trợ lương thực cho quan quân nhà Nguyễn khi gặp biến loạn vào năm
1798. Năm 1800, tham tri Binh bộ Ngô Nhơn Tĩnh được sai lãnh đem chè
tàu, thuốc lá Xiêm, cá khô… chia cho các tướng sĩ ở Thị Dã.
Năm Gia Long 1 (1802), Ngô Nhơn Tĩnh được đề làm giáp phó sứ,
cùng với Trịnh Hoài Đức và Hoàng Ngọc Uẩn đi sứ nhà Thanh. Tuy nhiên,
trên đường đi sứ đoàn gặp phải bão nên đến tháng 7 mới tới Hổ Môn quan.
Đến năm 1804, sứ đoàn về đến Thăng Long và chuẩn bị đón tiếp sứ đoàn
Trung Quốc. Ngô Nhơn Tĩnh và Trịnh Hoài Đức được nhận lệnh tham dự.
Năm Gia Long thứ 6 (1807), Ngô được thăng chức làm Chánh sứ.
Năm Gia Long thứ 10 (1811), Ngô Nhơn Tĩnh lãnh chức Hiệp trấn
Nghệ An. Trong thời gian ông làm quan ông sống cuộc đời thanh liêm, giản
dị, thương yêu quan tâm đến đời sống nhân dân.
Năm Quý dậu (1813) Triều đình nhà Nguyễn chiếu cho Tổng trấn
thành Gia Định lúc bấy giờ là Lê Văn Duyệt cùng Hiệp Tổng trấn Ngô Nhơn
Tĩnh điều hơn 13.0000 người đưa quốc vương Chân Lạp về nước. Sau khi
xong việc trở về nước thì vấp phải sự vu oan của tiểu nhân cho rằng ông ăn
hối lộ nên vua Gia Long trở nên lạnh nhật với ông. Mặc dù, sự việc trên
không được điều tra vì vua cho rằng chuyện không có chứng cứ nhưng điều
đó vẫn khiến ông buồn bã rồi lâm bệnh và mất tại Gia Định.
Sử chép không có ghi về đám tang của ông, có lẽ một phần do thái độ
lạnh nhạt của vua đối với Ngô Nhơn Tĩnh. Bạn của ông là Trịnh Hoài Đức

xin truy tặng nhưng vua không chấp thuận. Đến năm 1850, ông được đưa
vào thờ tại miếu Trung Hưng công thần.
11


Ngô Nhân Tĩnh là người học rộng tài cao lại giỏi văn chương, thích
ngâm vịnh. Khi đi sứ Trung Quốc, ông được người nơi đó khen có tài văn
chương. Theo Trịnh Hoài Đức ông sáng tác khá nhiều nhưng phần lớn bị
thất lạc. Tác phẩm của ông hiện nay còn:
Thập Anh đường văn tập gồm 187 bài kinh nghĩa, lấy đề tài từ Kinh thi
và Kinh thư, được soạn và dùng làm mẫu cho những người đi thi tham khảo.
Thập Anh đường thi tập là tập thơ gồm 81 bài thơ chữ Hán, chủ yếu
được Ngô Nhơn Tĩnh sáng tác trong thời gian đi sứ, lúc làm quan và khi
xướng họa với bạn bè.
Nhất thống dư địa chí do Lê Quang Định soạn, Ngô Nhân Tịnh nhuận chính.
Nghệ An phong thổ ký (Nghệ An ký) là bộ sách in chung cùng với Bùi
Dương Lịch.
Gia Định tam gia thi tập là tập thơ gồm một số bài thơ, in chung với
thơ của Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định.
1.2. Tác phẩm thơ đi sứ của Gia Định tam gia
Thơ đi sứ là khái niệm chung chỉ những sáng tác của các sứ thần viết
trên hành trình thực hiện nhiệm vụ bang giao với các nước khác và chủ yếu
là đi sứ Trung Hoa. Trên chặng đường đi sứ cảm hứng thơ ca đã được nảy
nở từ những cuộc gặp gỡ giữa sứ thần các nước, cảnh quan thiên nhiên núi
sông, những cảm xúc tồn tại trong lòng người xa xứ …
Các tác phẩm thơ đi sứ của Gia Định tam gia phần lớn được sáng tác
trong thời gian đầu Nguyễn là giai đoạn phát triển rực rỡ của thơ đi sứ Việt
Nam. Nếu so với thời Lê và thời Tây Sơn thì thơ đi sứ giai đoạn đầu Nguyễn
có sự mở rộng về phạm vi phảm ánh, thơ ca có sự tiếp cận gần hơn với con
người và đời sống hiện thực. Thơ đi sứ của Gia Định tam gia được chú ý ở

những tác phẩm sau:
Hoa Nguyên thi thảo - Lê Quang Định là tập gồm những tác phẩm
sáng tác chủ yếu trong thời gian đi sứ Trung Quốc từ năm 1802 - 1803 của
Lê Quang Định. Mặc dù, Hoa Nguyên Thi Thảo được biết đến và tiến hành
khắc in sớm nhưng ban đầu chỉ có một số bài thơ được dịch và giới thiệu với
12


người đọc nên phần ít được quan tâm, sau đó đến thế kỉ XXI trong dịp lễ kỉ
niệm 300 năm hình thành và xây dựng phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng
Nai thì tập thơ mới được dịch và in trong cuốn Gia Định tam gia thi. Hoa
Nguyên thi thảo gồm 74 bài thơ, phần nhỏ là một số bài thơ (4 bài) sáng tác
ở Việt Nam và khi giã từ và lúc trở về, còn đa phần là vịnh cảnh vật, thù đáp
hay cảm hoài trong chuyến đi sứ Trung Quốc (70 bài) đã tạo thành một cuốn
nhật kí viết về hành trình của ông tại vùng đất Trung Hoa. Trái với sự trĩu
năng lo âu thường thấy của con người xa xứ, Lê Quang Định đã thể hiện trong
thơ với tâm thế tự tin, kiêu hãnh mang trong mình trọng trách cao. Đồng thời,
kết hợp với tâm hồn phóng khoáng, ngòi bút tài hoa tinh tế thơ của ông đã
khiến các sĩ phu phương Bắc, người dân Nam bộ, cũng như các nhà thơ trong
nước như Ngô Lễ Khê, Nguyễn Du thán phục và yêu thích thơ của ông. Tập
thơ được Lê Lương Thận, Hàn lâm viện chế cáo đề tựa vào năm 1807 và hầu
hết các bài đều có kèm lời bình của Ngô Thì Vị và Nguyễn Du.
Cấn trai thi tập - Trịnh Hoài Đức: Về hoàn cảnh và thời gian ra đời của
Cấn trai thi tập theo tự đề tựa Cấn trai thi tập Trịnh Hoài Đức đã viết: Mùa
Đông năm Bính Tý, phụng mệnh tôi cùng quan khâm sai Chưởng Tiền quân
Bình Tây tướng quân, tước Đức Quận công là Nguyễn Huỳnh Đức làm Tổng
trấn thành Gia Định. Khi đó đã làm từ cũ thì hai tập Thoái thực và Quan
Quang phần lớn đã bị sâu mọt gặm nát. Không nỡ để những tâm tích thuở
bình sinh của mình bị mai một; nếu không sớm lo làm lại, thì sau này toàn bộ
các tập ấy không biết tìm ở đâu. Bèn vội biên tập lại, tập đầu đặt tên là Thoái

thực truy biên, tập tiếp lấy tên là Quan Quang và thu thập những bài từ năm
Giáp Tí trở về sau, gồm các bài như: ứng chế, đưa tiễn, thăm viếng, tặng
đáp... cùng những khi rèn học trò, con cháu và bạn bè ngậm vịnh đề xướng,
cho đến cuối năm Bính Tí, đặt tên là Khả dĩ tập; rồi đóng lại làm một tập, lấy
hiệu của mình đặt tên là Cấn Trai thi tập. [Đỗ Thu Thảo dịch, 2, tr.75, 76].
Như vậy Cấn Trai thi tập bao gồm có ba phần: Thoái thực truy biên tập,
Quan quang tập và Khả dĩ tập nội dung của các phần như sau:
Thoái thực truy biên tập là lúc rảnh rỗi việc công thì lui về nhà sắp
xếp thơ lại, bao gồm 127 bài thơ được sáng tác từ năm Nhâm Dần (1782)
đến năm Tân Mậu (1801), trong đó cụ thể gồm có: 3 bài viết theo thể Ngũ
13


ngôn tuyệt cú, 15 bài theo thể Ngũ ngôn luận thi, 10 bài theo thể Thất ngôn
tuyệt cú, còn lại là 99 bài theo thể Thất ngôn luận.
Quan quang tập với ý nghĩ là Quan quốc chi quang (xem xét quang
cảnh đất nước) được ông sáng tác trong khoảng thời gian ông đi sứ Trung
Quốc từ năm Nhâm Tuất (1802) đến năm Quý Hợi (1803) bao gồm 152 bài
ở nhiều thể thơ: Ngũ ngôn tuyệt cú có 7 bài, Ngũ ngôn luận thi 12 bài, Lục
ngôn tuyệt cú 8 bài, Thất ngôn tuyệt cú 3 bài, Thất ngôn luật 122 bài.
Khả dĩ tập có ý nghĩa là bày tỏ nỗi niềm, bắt nguồn từ ý của câu Thi
khả dĩ hung, khả dĩ quan, khả sĩ quần, khả dĩ oán là tập hợp những bài thơ
thù tạc, điếu văn, ngâm vịnh… tất cả có 48 bài, trong đó: 1 bài Ngũ ngôn cổ
phong, 10 bài Ngũ ngôn tuyệt cú, 37 bài Thất ngôn luật được ông sáng tác
trong khoảng thời gian từ năm Giáp Tý (1804) đến năm Bính Tý (1816) theo
lời ông nói trong bài tự đề tựa của mình.
Như vậy, về thơ đi sứ của Trịnh Hoài Đức ta xác định nó chủ yếu nằm
ở phần Quan quang tập (Bắc sứ thi tập) gồm 153 bài thơ. Nhưng do quá
trình chỉnh lý tác giả đã tập hợp ba phần là Thoái thực truy biên, Khả dĩ tập
và Quan quang tập vào thành tập lớn và đặt tên là Cấn Trai thi tập. Nên

trong phạm vi nghiên cứu các tác phẩm thơ đi sứ của Trịnh Hoài Đức chúng
tôi sẽ tập trung nghiên cứu các sáng tác thuộc phần Quan Quang tập, tức các
tác phẩm mà ông sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc.
Thập Anh đường thi tập của Ngô Nhơn Tĩnh được in khắc năm 1811 bao
gồm 81 bài thơ bằng chữ Hán chủ yếu viết trong thời gian đi sứ giao bang.
Theo bài tựa của Trần Tuấn Viễn thì tác phẩm có 2 phần đều sáng tác
thuộc thời gian ông đi sứ Trung Quốc: một phần được ông viết trong thời
gian ông được cử đi tung tích vua Lê (1798) và phần còn lại ông viết trong
thời gian ông đi sứ vào năm Nhâm Tuất (1802).
1.3. Giới thuyết về con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam
Trong văn học trung đại Việt Nam ta sẽ chú ý đến một vấn đề quan
trọng đó là sự thể hiện của con người cá nhân. Nó chính là sự phản ánh cái
tôi của tác giả, hình tượng của tác giả, sự diễn tả, giãi bày thế giới tư tưởng,
tình cảm riêng tư của tác giả. Con người cá nhân bao giờ trỗi dậy và đều
14


tách ra khỏi cái chung, với những mong muốn riêng tư vượt khỏi khuôn khổ
của xã hội. Tuy không được thể hiên phóng khoáng như con người cá nhân
trong văn học hiện đại và còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính quy phạm
nhưng ta vẫn có thể tìm thấy những tâm hồn nghệ sĩ phá cách, biết rung
động, biết yêu những nét đẹp của thiên nhiên và con người; đặc biệt là biết
sống bằng những cảm xúc trong sâu thẳm trái tim mình. Bởi vậy, mỗi một
tác phẩm văn học luôn mang những dấu ấn sáng tạo riêng của cá nhân tác
giả, nó giúp người đọc hình dung thấy cá tính trong phong cách sáng tác
riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ.
Vào những thời kì khác nhau, con người cá nhân có những đặc điểm
khác nhau. Sự tác động của các yếu tố tư tưởng triết học, thần quyền ở mỗi
giai đoạn có tác động nhất định đến nhận thức của mỗi con người cá nhân.
Trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ý thức con người thể hiện

qua 3 giai đoạn. Đặc biệt, giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX con
người cá nhân càng đậm nét hơn và điều này đã được rất nhiều các nhà nghiên
cứu chỉ ra. Theo Phan Ngọc thì trước hết mọi người thời này đều cảm thấy xã
hội đang tan vỡ, mọi giá trị của nó bị đứt tung, không phương cứu vãn nên
con người cá nhân phải tự tìm chỗ dựa cho bản thân. Ta có thể bắt gặp con
người cá nhân với nỗi lo tuổi trẻ chóng tàn trong Chinh phụ ngâm. Hay con
người cá nhân với sự tự ý thức khẳng định vẻ đẹp tài năng của bản thân, con
người bản năng trong thơ Hồ Xuân Hương. Qua các tác phẩm, bà là một
người phụ nữ cá tính mạnh mẽ, ngang tàng, sẵn sàng bày tỏ suy nghĩ cá nhân
dám nói những điều mà đời ít người dám nói trong thơ. Hoặc con người cá
nhân với nỗi cô đơn, xót mình mang đầy tâm trang trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du. Cho nên văn học trong giai đoạn này có xu hướng li tâm tức là
ý thức thoát li, khác biệt của con người cá nhân so với cái nền ý thức chung
mà xã hội đã quy định. Các nhà văn ngoài lúc hướng về quy chuẩn khuôn
vàng thước ngọc vẫn tìm cho mình một con đường sáng để cho cái tôi cá
nhân cá thể lên tiếng. Như vậy, sự thể hiện của con người cá nhân đã trở
thành khuynh hướng quan trọng trong văn học trung đại Việt Nam, góp phần
cho đời sống văn học thêm đặc sắc và phong phú hơn.
Trong dòng chảy đó, vào thời vua Gia Long, Gia Định tam gia đã
khởi xướng khuynh hướng mới với phong cách thơ ca phóng túng hơn nhất

15


là sự bắt đầu trỗi dậy của ý thức cá nhân riêng tư trong chiều sâu tâm hồn
của con người được truyền tải qua những trang thơ nhuốm màu tâm trạng.
Mỗi người một vẻ mang cá tính khác nhau, đã tạo nên một Gia Định tam gia
tài hoa và trở thành dấu ấn đặc biệt trong văn chương dân tộc.
Như vậy, là triều thần nhà Nguyễn, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định
và Ngô Nhơn Tĩnh không chỉ có công trong những việc quan trọng mà triều

đình giao phó như đi sứ, lập sổ điền tịch… mà còn là ba văn sĩ lớn thời bấy
giờ, đóng góp nhiều công trình, tác phẩm có giá trị cho văn học nước nhà.
Văn cương của Gia Định tam gia đến nay còn biết bao xúc động cới người
đời. Tiếc rằng, vì nhiều lí do, lâu nay thơ của ba danh nhân nổi tiếng nhất
miền Nam ít có dịp đến với bạn đọc.

16


CHƯƠNG 2
SỰ THỂ HIỆN CON NGƯỜI CÁ NHÂN
TRONG THƠ ĐI SỨ CỦA GIA ĐỊNH TAM GIA
2.1. Lê Quang Định
2.1.1. Con người cá nhân u sầu nơi đất khách
Đối với nhiều tác giả văn học trung đại, tấm thân lữ thứ, tha hương
nơi đất khách luôn là những hoàn cảnh khiến họ cảm thấy cô độc, u sầu nhất.
Đi sứ đến những nơi xa lạ, cách quê nhà hàng vạn dặm, sự cách trở về không
gian địa lí hẳn khiến tâm trạng của bất kì ai cũng cảm thấy yếu lòng. Lê
Quang Định cũng vậy, nỗi u sầu nơi đất khách của ông trước hết được thể
hiện ở sự cảm thức về không gian và thời gian. Bởi không gian, thời gian là
hai yếu tố thường xuyên gây ám ảnh đối với ông, và trong thơ không ít lần
tác giả đã thể hiện sự ngỡ ngàng trước sự thay đổi của của nó. Khoảng thời
gian thường xuyên được tác giả đề cập trong sáng tác của mình là đêm khuya
gắn với những không gian khác nhau.
Qua khảo sát hành trạng của Lê Quang Định chúng tôi thấy rằng, trên
đường đi sứ bang giao, con đường mà ông đi phần lớn là đường thủy vì vậy
có nhiều đêm ông phải nghỉ lại trên sông. Cho nên, thời gian về đêm gắn với
không gian sông nước là yếu tố tác động mạnh đến cảm xúc cá nhân cô đơn,
u sầu của tác giả. Đó là những đêm cô đơn, lạc lõng trong Mặc Châu giang
dạ bạc (Đậu thuyền trên sông Mặc Châu):

“Thâm nhai tịch mịch hệ chinh bồng,
Nhất điểm hàn dăng vạn lại không.
Vấn ảnh đê hồi du tử mộng,
Trúc đê dao duệ cố nhân phong.
Yên ba dạ tĩnh tuần châu nhạn,
Vũ sí thiên cao nhạn tái hồng.”
(Núi sâu vắng vẻ buộc thuyền,
Một chấm đèn lạnh mọi âm thanh vắng bặt.
17


Bóng mây thấp về mộng du tử,
Trúc đê dằng kéo gió cố nhân.
Khói sóng đêm lặng nhạn bay theo bãi,
Cánh chim hồng trời cao miền biên ải xa xăm.)
Đi thuyền đến thời điểm ban đêm, con thuyền chở nhà thơ buộc phải
dừng chân trên sông Mặc Châu. Dưới cái nhìn của tác giả, không gian nơi đó
đã được cảm nhận trong sự ảm đạm, u tịch vắng bặt âm thanh. Trên nền
khung cảnh rộng lớn ấy, điểm vào đó là một chấm đèn lạnh và cánh chim
hồng trên trời cao phải chăng đó chính là sự ẩn dụ cho cá nhân lạc lõng cô
đơn nơi biên ải xa xôi của tác giả. Nhận thức được điều đó, tức nhà thơ đã
cảm nhân được sự nhỏ bé của mình trước sự rộng lớn của đất trời nên nỗi
buồn càng sâu đậm hơn. Tiêu biểu, trong đêm dừng chân ở bến tầm Tầm
Châu, trên sông Tiêu Dương tác giả đã cho thấy tâm trạng u sầu nơi đất
khách của mình:
“Hàn đăng thiêu bạch nhật,
Sơ vũ tẩy hoàng hôn.
Trúc sái Tương phi lệ,
Giang lưu Sở khách hồn.
Nhàn vân quy cổ động,

Tân nguyệt điếu cô thôn.
Hồi thủ hương quan dị,
Hô đồng thả mãn tôn.”
(Dạ tửu hứng)
(Ngọn đèn lạnh đốt tàn mặt trời,
Giọt mưa thưa rửa sạch chiều tối.
Lá trúc nhỏ nước mắt Tương phi,
Dòng sông trôi hồn khách nước Sở.

18


Đám mây lơ lửng về cổ động,
Mảnh trăng đầu tháng viếng cô thôn.
Quay đầu nhìn nẻo quê hương thấy có vẻ xa lạ,
Gọi tiểu đồng hãy rót chén rượu đầy.)
Đêm buông và mưa trút xuống như rửa sạch đi những bụi bặm của
ban ngày nhưng sự cô đơn vẫn còn đó, nó giăng mắc tồn tại trong lòng của
người lữ khách. Bởi ngoảnh mặt lại chỉ thấy xa lạ, thi sĩ nhận ra nơi đây
không phải là quê hương thân thuộc của mình khiến đã sầu lại càng sầu
thêm, buộc phải tìm đến rượu giải tỏa nỗi niềm.
Đặc biệt, khi vào độ lễ tết đến là thời điểm con người trở về sum vầy
đoàn tụ với gia đình, nhưng trong đêm bước sang năm mới Lê Quang Định
vẫn một mình lạc lõng trên dòng sông Ngô và điều đó đã làm tác giả cảm
thấy chạnh lòng. Trong Ngô Châu trừ dạ (Đêm trừ tịch ở Ngô Châu) nhà thơ
đã bày tỏ nỗi niềm đó một cách sâu sắc:
“Chu thứ Ngô giang đống tuyết khai,
Dạ gian hàn áo chính tương thôi.
Nghinh tân vận nhã hành trung cú,
Tống lạp hương phân tặng hậu mai,

Cố quốc vi quy tu ý cẩm,
Minh niên vô sự mạn khuynh bôi.”
(Thuyền đến Ngô giang tuyết đọng rã,
Trong đêm rét ấm thay thế nhau.
Đón năm mới câu thơ nhã làm trên đường đi,
Tiễn đưa ngày cuối năm hương chia sau khi được tặng hoa mai.
Nước cũ chưa về thẹn mặc áo gấm,
Năm mới vô sự tạm nghiêng chén.)
Hay đêm ở một không gian khác như những Đêm trăng ở am Thiên
Đô hay những đêm lạnh trong Dạ hàn ngẫu tác (Đêm lạnh ngẫu nhiên làm)
nhà thơ cũng mong muốn được trải lòng mình ra với đêm:
19


“Trệ vũ xao băng lãnh chuyển khâm,
Lô yên dục tận ngũ canh tâm.
Xuân phong vị tống hương tình áo,
Tình tuyết thiên lân lữ mộng thâm.”
(Mưa dầm băng xào xạo lạnh thấm chăn,
Khói lò muốn đốt lụi tấm lòng năm canh.
Gió xuân ấm để đưa tình quê đến,
Tuyết tạnh riêng thương mộng khách sâu đằm.)
Trong đêm mưa lạnh giá con người thi sĩ càng thấm thía sự cô đơn lạc
lõng nơi đất khách. Nhà thơ muốn gió xuân có thể mang đến chút tình quê
hương ấm áp, mong được trở về quê hương dù chỉ là trong mộng.
Như vậy, đêm chính là thời điểm con người cá nhân của tác giả được
bộc lộ với những xúc cảm riêng tư nhất khi đối diện với lòng mình. Đồng
thời, lại được đặt ở những không gian khác nhau càng cho thấy sự đa cảm
chất chứa nhiều u sầu trong tâm hồn của tác giả.
Sự cảm thức về thời gian của tác giả còn được thể hiện đặc sắc qua

hình ảnh mái tóc. Mái tóc chính là biểu tượng được tác giả nhắc đến nhiều
lần bởi trong thơ ông nó là hiện thân cho sự biến đổi về thời gian. Đó là Mái
tóc bất giác rối như cỏ bồng hay đã điểm sương và bạc trắng trong gương:
Sương mấn sầu thôi kính lý doanh (Trong gương đã hiện mái tóc sầu giục
điểm sương); Kính ký ninh giao lưỡng mấn tinh (Đành để trong gương hai
mái tóc bạc). Như vậy, ở phương xa Lê Quang Định luôn cảm thấy chạnh
lòng khi thời gian đã phủ trắng mái đầu đã làm mất đi nét nguyên bản của
nó. Và chính những xúc cảm về sự biến chuyển mái tóc ấy, cũng chính là
nhận thức của ông về sự thay đổi của chính bản thân mình.
Bởi vậy sự cảm nhận về thời gian và không gian trong thơ Lê Quang
Định cho thấy ông là người có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế. Như vậy
con người cá nhân đã trỗi dậy với những xúc cảm riêng khi cảm nhận được
cái dài và rộng và biến đổi của thời gian không gian bao la. Bởi khi nảy sinh

20


×