Tải bản đầy đủ (.doc) (213 trang)

Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 213 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CHU XUÂN HẢI

BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ
CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN
DÂN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CHU XUÂN HẢI

BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ
CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN
DÂN VIỆT NAM

Ngành: CNDVBC&DVLS
Mã số: 9 22 03 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phùng Văn Thiết


2. TS. Đào Huy Tín

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
T i in ca
ri ng t i

c s

oan
i u

c ng tr nh nghi n c u c a
s d ng trong u n n

trung

th c Nh ng k t u n n u trong u n n chưa c c ng
t k c ng tr nh khoa học n o
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Chu Xuân Hải


MỤC LỤC
MỞ
ĐẦU
...........................................................................................................................1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN

ĐỀ

TÀI

LUẬN

ÁN

...........................................................................................................................6
1.1.

Những nghiên cứu về văn hoá và văn hoá quân sự ....................................6

1.2.

Những nghiên cứu về văn hoá ứng xử và văn hoá ứng xử của quân nhân

quân đội nhân dân Việt Nam .............................................................................. 20
1.3.

Những kết quả cơ bản và vấn đề đặt ra mà luận án cần tiếp tục giải

quyết 37
Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƢỠNG VĂN HÓA
ỨNG XỬ CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ..
42
2.1.


Văn hoá ứng xử, và văn hóa ứng xử của thanh niên Quân đội Nhân dân

Việt Nam
2.2.

42

Thực chất bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên Quân đội nhân dân

Việt Nam 73
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG
BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN

VIỆT

NAM

HIỆN

NAY ...............................................................................................................98
3.1. Thực trạng bồi dƣỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay ...............................................................98
3.2. Những yêu cầu đặt ra trong bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh
niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ........................................118
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP CƠ BẢN BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG
XỬ CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN



NAY 124
4.1. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong bồi dƣỡng
văn hóa ứng xử cho thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện
nay . 124
4.2.

Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng văn hoá

ứng xử của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ........................130
4.3.

Xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh ở đơn vị cơ sở trong

Quân đội nhân dân Việt Nam ...........................................................................136
KẾT LUẬN ..................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 151


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Q
Đ
X
H

Q
u
X
ã



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao
tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Văn hóa ứng xử là một phương
diện của văn hóa, phản ánh phương thức sống của con người và trình độ văn
minh của một đất nước, một dân tộc, khát vọng của con người vươn tới những
giá trị chân - thiện - mỹ. Văn hóa ứng xử là hệ giá trị, chuẩn mực, quy tắc
phản ánh đời sống hiện thực về mặt văn hóa, nó vừa là sản phẩm của con
người vừa là chuẩn mực quy định hành vi con người cần tuân theo. Ứng xử
có văn hoá không chỉ tạo nên vẻ đẹp cho từng cá nhân, mà còn phản ánh
bản sắc văn hoá của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Văn hoá ứng xử có
những cấp độ khác nhau, nhưng nói chung bắt đầu từ cách ứng xử tử tế,
chân thành, khiêm tốn, trung thực và thấm đẫm tình người trong quan hệ
giao tiếp hàng ngày. Những điều tưởng như đơn giản ấy, thực ra lại có vai
trò quan trọng và mang lại giá trị to lớn đối với mỗi người và xã hội. Ngày
nay, mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng văn hóa ứng xử vẫn có tầm
quan trọng đặc biệt, nó tạo nên các mối quan hệ có văn hóa, có đạo đức trong
cộng đồng dân cư và xã hội, đồng thời giúp con người giải quyết đúng đắn và
hiệu quả các quan hệ phức tạp trong cuộc sống.
Là một bộ phận của xã hội, thanh niên QĐNDVN lực lượng đông đảo
nhất, trực tiếp thực hiện chức năng chiến đấu, sản xuất và công tác của quân
đội. Trong thực hiện nhiệm vụ họ phải ứng xử, giải quyết nhiều mối quan hệ
phức tạp, đặc thù. Hơn 74 năm xây dựng và trưởng thành, thanh niên
QĐNDVN đã góp phần tạo dựng nên nét văn hóa ứng xử độc đáo - văn hóa
ứng xử “Bộ đội Cụ Hồ” với những chuẩn mực, giá trị cốt lõi: “Trung
với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong

buổi chiêu đãi mừng quân đội ta tròn 20 tuổi đã nói: “Cán bộ và chiến sĩ
thương yêu nhau như ruột thịt, chia ngọt sẻ bùi. Quân và dân như cá với
nước, đoàn kết một lòng,
1


học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau” [57, 435]. Những chuẩn mực, giá trị ấy giữ vai
trò định hướng, là động lực thôi thúc các thế hệ thanh niên quân đội ta
không ngừng phấn đấu, vươn lên hoàn thiện nhân cách, thực hiện thắng
lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, trước tác động của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, đặc
biệt sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đại chúng làm cho văn hóa ứng
xử của xã hội nói chung, thanh niên QĐNDVN nói riêng có sự biến động theo
hai chiều thuận, nghịch. Một ặt, những giá trị cốt lõi trong văn hóa ứng xử
của thanh niên quân đội tiếp tục được phát huy, bổ sung nội dung mới và phát
triển phù hợp điều kiện mới. Thái độ, hành vi ứng xử của hầu hết thanh niên
quân đội đúng điều lệnh, chuẩn mực văn hoá xã hội, văn hoá quân sự, khơi
dậy, phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, quân đội và đơn vị.
Mặt khác, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường, các hiện tượng tiêu
cực xã hội, sự chống phá của các thế lực thù địch và trình độ hạn chế về
nhận thức, một số thanh niên QĐNDVN đã có biểu hiện lệch chuẩn. Họ có
thái độ, hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực trong giao tiếp, sinh hoạt… gây
mất đoàn kết, ý thức trách nhiệm trong rèn luyện, công tác chưa cao, thậm
chí vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội…Những biểu hiện đó
đã cản trở sự phát triển, hoàn thiện nhân cách quân nhân, làm xấu đi hình
ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng xây dựng đơn
vị, quân đội vững mạnh toàn diện.
Điều đó, đòi hỏi phải tăng cường bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho
thanh niên QĐNDVN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,

từng bước hiện đại. Sự trưởng thành về văn hoá ứng xử của thanh niên
QĐNDVN trải qua quá trình phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố,
trong đó giáo dục, bồi dưỡng ở các đơn vị cơ sở có vai trò quan trọng
hàng đầu. Nhìn chung công tác bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN những năm qua đã được lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị hết sức
quan tâm. Nội dung, biện pháp bồi dưỡng được xác định phù hợp với từng
đối tượng. Đồng thời mỗi thanh
2


niên đã phát huy tính tích cực, tự giác trong tu dưỡng, rèn luyện tạo ra bước
phát triển về văn hoá ứng xử. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả công tác bồi
dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội so với yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới vẫn còn có mặt hạn chế, bất cập cả trong nhận thức và
tổ chức thực hiện. Một số cấp uỷ Đảng, cơ quan, chính ủy và người chỉ huy
chưa quan tâm đúng mức, thiếu tích cực, chủ động, sáng tạo trong đổi mới
nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh
niên. Bên cạnh đó, một số thanh niên chưa thật chủ động trong tự học tập,
rèn luyện nâng cao trình độ văn hóa ứng xử của mình.
Do đó, bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp thiết cần được nhận thức và
thực hiện trên cơ sở khoa học, thực tiễn. Liên quan đến vấn đề này đã có
nhiều công trình nghiên cứu làm sáng tỏ cả lý luận và thực tiễn về văn hóa
ứng xử và văn hóa ứng xử quân nhân QĐNDVN, nhưng cho đến nay, chưa
có công trình nào đi sâu nghiên cứu dưới góc độ triết học một cách cơ bản, hệ
thống về bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN hiện nay.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Bồi dưỡng văn hóa ứng xử
cho thanh niên QĐNDVN hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích

Tiếp cận dưới góc độ triết học, luận án trình bày làm rõ một số vấn đề
lý luận và thực tiễn bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN.
Đồng thời đề xuất giải pháp cơ bản bổ sung, củng cố, phát triển văn hoá ứng
xử cho thanh niên QĐNDVN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại.
2.2. Nhiệm vụ
Làm rõ một số vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử và bồi dưỡng văn hóa
ứng xử cho thanh niên QĐNDVN.

3


Phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh
niên QĐNDVN, chỉ ra nguyên nhân và những yêu cầu đặt ra trong bồi
dưỡng phát triển văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN hiện nay.
Đề xuất giải pháp cơ bản bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho
thanh niên QĐNDVN với tư cách là hoạt động xã hội nhằm xây dựng và phát
triển văn hóa ứng xử quân nhân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN là vấn đề rộng
có liên quan đến nhiều ngành khoa học. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi
chỉ giải quyết vấn đề dưới góc độ triết học, tập trung nghiên cứu văn hóa
ứng xử của thanh niên QĐNDVN và bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho
thanh niên QĐNDVN trong thực tiễn hoạt động quân sự.
Phạm vi khảo sát: thông qua các báo cáo tổng kết, đánh giá hàng năm

của Ban thanh niên Quân đội, các cơ quan, đơn vị và qua khảo sát thực tế ở
một số đơn vị, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc từ năm 2010 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
Cơ sở lý luận chủ yếu của luận án là hệ thống các quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của
Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính
trị về văn hóa, phát triển và xây dựng đời sống văn hóa. Đồng thời luận án
cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tập thể, cá nhân trong và
ngoài quân đội về những vấn đề liên quan đến đề tài.
Cơ sở thực tiễn chủ yếu của luận án là tình hình thực tế việc bồi
dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN từ năm 2010 đến nay, qua
các báo cáo tổng kết, đánh giá của Ban Thanh niên Quân đội và các cơ quan,
đơn vị; kết
4


hợp với việc xử lý chọn lọc kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả ở
một số đơn vị đủ quân, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp liên nghành khoa
học xã hội khác như phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, hệ
thống hoá, khái quát hoá. Bên cạch đó, luận án có kết hợp sử dụng phương
pháp điều tra xã hội học ở một số đơn vị đủ quân, nhà trường khu vực phía
Bắc, xin ý kiến chuyên gia và nghiên cứu số liệu báo cáo tổng kết hàng năm
của các cơ quan, đơn vị, của Ban Thanh niên Quân đội.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Dưới góc độ triết học, trên cơ sở nghiên cứu và trình bày một cách hệ
thống, rõ ràng vấn đề dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN trong

hoạt động quân sự. Luận án đóng góp thêm về mặt lý luận và thực tiễn xây
dựng, phát triển văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN nói riêng, bồi
dưỡng văn hóa ứng xử nói chung trong tình hình hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở lý luận khoa học và
thực tiễn cho các chủ thể vận dụng hiệu quả vào bồi dưỡng văn hoá ứng xử
cho thanh niên QĐNDVN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Luận án có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, ứng dụng trong bồi
dưỡng, xây dựng, phát triển văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN ở các
cơ quan, đơn vị.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.

Những nghiên cứu về văn hoá và văn hoá quân sự

* Các công trình nghiên cứu về văn hoá
Có một số công trình khoa học trực tiếp nghiên cứu về vấn đề liên quan
đến luận án với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, ở các phạm vi khác nhau,
trong đó nổi bật là: ý u n về văn ho v nh n c ch
Khi nghiên cứu văn hoá và nhân cách trong điều kiện chủ nghĩa xã
hội phát triển, tác giả A.Lunatsaroxki trong “Tại sao kh ng thể tin v o chúa”

[43], đã chỉ ra: sự tồn tại trọn vẹn của con người, sự phát triển toàn diện
lực lượng sáng tạo, trí tưởng tượng, đời sống tình cảm cũng như đời sống thể
lực của con người - đó là các hiện tượng cơ bản của văn hóa.
Tác giả P.N.Phedoxeep, “Văn h a v

ạo

c” [69], khẳng định: Đối

với chủ nghĩa Mác, văn hóa không phải là một hệ thống khép kín các giá
trị riêng biệt, đó là một tổng thể các thành tựu vật chất và tinh thần đang phát
triển của nhân loại mà trong khuôn khổ các thành tựu đó một phương thức
hoạt động thực tiễn - xã hội nhất định của con người trong mỗi thời đại được
thực hiện.
Tác giả A.G.Egorop trong “Nh n c ch v văn h a trong iều ki n
ch nghĩa hội ph t triển” [23], đã luận chứng khá sâu sắc dưới góc độ
triết học, xã hội học; chỉ ra sự tương tác chặt chẽ giữa văn hoá và nhân
cách; khẳng định: khi nói tới văn hóa không chỉ có ý nói đến các kết quả
hoạt động, mà nói đến cả tính chất hoạt động, trong chừng mực nó góp
phần phát triển tiềm năng tinh thần của con người và toàn bộ các quan hệ
lý luận, kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người với thực tại.
Tác giả L.M.Áckhanghenxki, chủ biên “ h nghĩa

hội v nh n

c ch”[04], tuy không bàn trực tiếp về văn hóa nhưng trong chương VI
“nhân cách và văn hóa” đã đưa ra quan niệm và vai trò của văn hóa đối
6



với hình

7


thành nhân cách. Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử tác giả
đưa ra quan niệm về văn hóa: “văn h a ược hiểu như

c ộ th c hi

nc c
c ượng ản ch t c a con người trong ọi qu tr nh hoạt ộng hội c a
họ, như ột phương th c nh t

ịnh c a hoạt

ộng

”[04,187]. Tác giả

khẳng định: văn hóa là đặc trưng phổ biến của tất cả các mặt hoạt động của
con người; mọi khuynh hướng tiên tiến, tiến bộ trong văn hóa đều luôn có tác
động tới việc hoàn thiện nhân cách và ngược lại; trong điều kiện chủ nghĩa xã
hội, các yếu tố cơ bản của hệ thống văn hóa đều tham gia vào việc hình thành
nhân cách; việc giáo dục hình thành nhân cách đã trở thành chức năng có tính
mục đích cực kỳ quan trọng của văn hóa. Tác giả cũng luận giải một cách sâu
sắc quan hệ hiện chứng giữa văn hóa và nhân cách “Dưới chủ nghĩa xã hội
đang diễn ra quá trình “tiêu dùng văn hóa vì mục đích sản xuất”, tức là đối
với nhân cách xã hội chủ nghĩa, tiêu dùng các giá trị văn hóa là phương tiện,
là cơ sở để thực hiện nhân cách, để tự sáng tạo văn hóa. Nhân cách xã hội chủ

nghĩa vừa là kh ch thể, vừa là ch thể c a hoạt ộng văn h a, còn văn hóa xã
hội chủ nghĩa là phương ti n v k t quả c a s ph t triển nh n c ch”
[04,198]. Trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển, văn hóa thực sự tạo nên
nhân cách phát triển toàn diện.
Tác giả La Quốc Kiệt, nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, trong “Tu
dưỡng
ạo c tư tư ng” [36], đã đưa ra quan điểm về nhân cách, giá trị, luận chứng
bản chất và sự thống nhất giữa giá trị bản thân và giá trị xã hội trong nhân
cách; đặc biệt, đã làm rõ khái niệm “t ch t văn ho ”, coi đó là tố chất cơ sở,
nó thẩm thấu và ảnh hưởng rất mạnh đối với sự hình thành, phát triển các tố
chất khác. Việc tu dưỡng tố chất văn hoá là điều kiện tiên quyết nhằm hoàn
thiện nhân cách ở mỗi người. Tuy nhiên “văn hoá” ở đây chỉ được hiểu theo
nghĩa hẹp, tức là “trình độ học vấn”.
Tác giả Trần Ngọc Thêm, trong “ ơ s văn ho Vi t Na ”[78],
8


đã trình bày hệ thống văn hoá Việt Nam theo chiều đồng đại, trong mỗi
thành tố,

9


mỗi bộ phận của thành tố được tác giả chú ý xem xét tới tính lịch đại của nó.
Ở đó, tiến trình văn hoá Việt Nam được trình bày theo một lôgic nhất quán,
bắt đầu từ điều kiện vật chất quy định và định vị văn hoá Việt Nam ở văn hoá
nhận thức và văn hoá tổ chức đời sống cộng đồng. Trong nội dung cuốn sách
tác giả cũng tập trung phân tích, làm rõ cách ứng xử của người Việt Nam với
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; sự giao lưu giữa văn hoá bản địa
với các nền văn hoá khác trong quá khứ, và kết thúc bằng việc xem xét cuộc

“đối mặt” đang diễn ra giữa văn hoá cổ truyền với nền kinh tế thị trường và
sự xâm nhập của văn minh phương Tây hiện đại.
Tác giả Nguyễn Văn Huyên, “Văn h a v văn h a chính trị từ cách nhìn
ti p c n c a tri t học chính trị c ít” [34], làm rõ phạm trù văn hóa và
chính trị; dưới góc độ triết học văn hoá. Tác giả khẳng định: mục tiêu chính
trị có nhân văn hay phản nhân văn; hệ thống chính trị, thiết chế chính trị, cơ
chế chính trị có khoa học hay không khoa học; phương thức tổ chức và ứng
xử chính trị có phù hợp với đạo lý con người, có dân chủ hay không... nói lên
văn hoá của nền chính trị. Trên cơ sở đó, đưa ra và phân tích quan niệm:
văn ho chính trị

ột phương di n c a văn ho ,

k t tinh to n ộ c c

gi trị, phẩ ch t, tr nh ộ, năng c chính trị ược h nh th nh tr n ột nền
chính trị nh t ịnh, nhằ th c hi n ợi ích giai c p, d n tộc, cộng ồng phù
hợp với u hướng ph t triển - ti n ộ c a hội o i người. Là một phương
diện của văn hoá, cho nên văn hoá chính trị là “lát cắt bổ dọc” lịch sử văn hoá
theo lĩnh vực hoạt động chính trị. Những bản chất, tính chất, đặc trưng và kết
cấu của văn hoá đều có mặt trong văn hoá chính trị. Cái riêng của văn hoá
chính trị ở đây chỉ là những bản chất, đặc tính, yếu tố văn hoá đó biểu hiện
trong lĩnh vực hoạt động chính trị mà thôi. Cái đặc trưng nhất của văn hoá
chính trị là sức sống, sức mạnh của một nền chính trị vươn tới những giá trị
cao đẹp, tới xã hội nhân đạo, nhân văn. Tác giả kết luận: văn hoá nói chung,
văn hoá chính trị nói riêng vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế
10


xã hội. Vì vậy, nâng cao văn hoá chính trị là nhu cầu tất yếu và bức xúc của

sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay.
Tác giả Trần Ngọc Thêm, “Kh i u n về văn ho ”[79], đã khẳng định
văn hóa được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng,
khái niệm văn ho bao giờ cũng có thể qui về hai cách hiểu chính: theo nghĩa
hẹp và theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều
sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn
theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống
văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng
để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh
doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị
đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn
theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn
(văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…). Theo nghĩa rộng, văn hoá thường
được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Tác giả cho
rằng, định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh: “V

ẽ sinh tồn cũng như

c

ích c a cuộc s ng, o i người
ới s ng tạo v ph t inh ra ng n ng , ch vi t, ạo c, ph p u t, khoa
học, t n gi o, văn học, ngh thu t, nh ng c ng c cho sinh hoạt hằng ng về
ăn,

ặc,

v c c phương th c s d ng To n ộ nh ng s ng tạo v ph t

inh

t c văn h a Văn h a s tổng hợp c a
với iểu hi n c a n

o i người

ọi phương th c sinh hoạt cùng

sản sinh ra nhằ

thích ng nh ng nhu

cầu ời s ng v òi hỏi c a s sinh tồn” [54, 458] là theo nghĩa này. Theo tác
giả, mặc dù văn hóa là một khái niệm có nội hàm hết sức phong phú và
phức tạp, với nhiều đặc trưng, có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau,
nhưng vẫn có thể thấy nổi lên bốn đặc trưng cơ bản nhất là tính nhân sinh,
tính gi trị, tính h th ng và tính ịch s - đây là những đặc trưng cần và đủ cho
phép phân biệt văn hóa với những khái niệm có liên quan.
11


Tác giả Nguyễn Trần Bạt, “Kh i ni

v

ản ch t c a

văn h a”[ChúngTa.com, 13/3/2017], cho rằng, đã có rất nhiều người cố
gắng định nghĩa văn hóa, nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một sự
nhất trí và cũng chưa có định nghĩa nào thoả mãn được cả về định tính và
định lượng. Mỗi người có một cách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp

cận của mình. Theo tác giả, văn hóa, nói một cách giản dị: “ nh ng g
còn ại sau nh ng chu tr nh ịch s kh c nhau, qua người ta c thể ph n
i t ược c c d n tộc với nhau Th ng qua ỗi ột chu k c a s ph t triển,
d n tộc tương t c với nh v với nh ng d n tộc kh c, c i còn ại ược gọi
ản sắc, ha còn gọi văn h a”. Từ đó khẳng định: văn hóa là một hiện
tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay
cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu
hiệu văn hóa. Đồng thời đi sâu phân tích sự khác biệt và quan hệ giữa các
khái niệm: văn hóa và văn minh, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
* Các công trình nghiên cứu về văn hóa quân sự
Văn hóa quân sự hình thành từ khi con người biết tổ chức các lực lượng
vũ trang để chiến đấu đến ngày nay. Việc nghiên cứu văn hóa quân sự cũng
được quan tâm từ rất sớm, nhưng với tư cách là một thuật ngữ khoa học thì
mới chính thức xuất hiện từ cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, đến nay văn hóa quân
sự vẫn được hiểu và định nghĩa khác nhau tùy vào truyền thống, hoàn cảnh
quân sự của mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Tổng cục Chính trị “ hặng ường 5 nă

th c hi n cuộc v n ộng

d ng i truờng văn ho trong c c ơn vị qu n ội” [86] đã đăng tải tiêu
chuẩn đơn vị có môi trường văn hoá tốt, những kinh nghiệm xây dựng
môi trường văn hoá ở một số loại hình đơn vị cơ sở thuộc quân khu, quân
đoàn, quân chủng.
Tác giả Đoàn Mô, chủ nhiệm đề tài “N ng cao ch t ượng hoạt ộng văn
ho

ơn vị cơ s trong Qu n ội nh n d n Vi t Na

giải

12

hi n na ” [52], luận


tương đối toàn diện việc tổ chức các hoạt động văn hoá ở đơn vị cơ sở
trong quân đội. Theo các tác giả, hoạt động văn hoá ở đơn vị cơ sở có thể
chia thành hai nhóm: nhóm hoạt động thuần văn hoá (hay còn gọi là hoạt động
văn hoá) và nhóm hoạt động văn hoá hoá nhằm xây dựng đời sống văn hoá từ
các hoạt động của tập thể quân nhân.
Tác giả Trần Văn Giàu, “Th

n về c u trúc văn h a qu n s

Vi t

Na ”[24], tác giả chỉ rõ: xuất hiện từ thời đại các vua Hùng, định hình với đầy
đủ vóc dáng, phẩm giá, bản lĩnh trong thời đại Hồ Chí Minh, văn hóa quân
sự Việt Nam có cấu trúc hết sức phức tạp cả về chiều sâu và diện rộng. Đó
là sự dung hợp giữa giá trị văn hóa với giá trị quân sự được biểu hiện ở tất
cả các yếu tố cấu thành vòng cộng đồng văn hóa ấy. Theo chiều s u, giá trị
văn hóa quân sự hiện diện như một dòng chảy liên tục từ trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc đến các giá trị văn hóa quân sự đang được
sáng tạo theo xu hướng phát triển ngày càng tiên tiến. Cấu trúc văn hóa
quân sự theo chiều sâu còn được phân định bởi các yếu tố: tư tưởng - văn
hóa; tâm lý - văn hóa; chuẩn mực văn hóa và biểu tượng - văn hóa trong lĩnh
vực quân sự. Theo di n rộng, với tư cách một phương diện của đời sống xã
hội văn hóa thâm nhập vào tất cả mọi phương diện cùng những hoạt động của
con người trong cộng đồng. Chính sự thâm nhập đó làm nảy sinh những hình
thái biểu hiện đa dạng của văn hóa quân sự dưới các loại hình văn hóa: chiến

đấu và sẵn sàng chiến đấu; huấn luyện, chỉ huy, pháp luật và kỷ luật, chính
trị - quân sự, kinh tế, kỹ thuật, ứng xử và giao tiếp, đạo đức, nghệ thuật, thể
chất và thẩm mỹ quân sự. Với cấu trúc như vậy, văn hóa quân sự Việt Nam
có vai trò đặc biệt trong phát triển phẩm chất, tinh thần của con người quân
sự và xây dựng quân đội; xây dựng sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng
toàn dân; xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc của dân
tộc. Đặc biệt với hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ”
- giá trị văn hóa đó là sự đan kết những tinh túy nhất của văn hóa quân
sự
13


truyền thống của dân tộc trong dòng sông lịch sử Việt Nam với bản chất
cách mạng của thời đại Hồ Chí Minh.
Tác giả Trần Văn Giàu, “B n về ản ch t văn h a qu n s Vi t Na ”
[25], từ phân tích lịch sử hình thành, phát triển văn hóa quân sự Việt Nam, tác
giả khẳng định: ản ch t văn h a qu n s Vi t Na trước h t ược iểu hi n
qua tổng thể c c d u

n s ng tạo v

nh n văn trong tổ ch c cũng như

hoạt
ộng c a c ượng vũ trang c ch ạng trong s nghi p gi nước c a d n tộc.
Theo tác giả, dù tiếp cận theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, tính đặc thù của
văn hóa quân sự Việt Nam vẫn được thể hiện cả trong mục đích, phương
thức tiến hành chiến tranh, tính chất xã hội - chính trị và hiệu quả xã hội của
nền văn hóa đó tạo ra; vấn đề cốt lõi của văn hóa quân sự Việt Nam là bản
chất sáng tạo và nhân văn theo tiêu chí chân - thiện - mỹ. Từ kết quả phân

tích ở các góc độ khác nhau, tác giả kết luận: có thể hiểu văn hóa quân sự
Việt Nam là một phạm trù rất rộng, trong đó phản ánh mối quan hệ biện
chứng giữa tổ chức quân sự và các hoạt động quân sự; giữa con người quân
sự với tổ chức, hoạt động và môi trường quân sự.
Tác giả Đoàn Chương, “Văn h a qu n s , văn h a

nh giặc v

nh

giặc c văn h a”[13], theo tác giả, quân sự là một lĩnh vực phức tạp, được cấu
thành bởi: tư tưởng, học thuyết quân sự; nghệ thuật quân sự; tổ chức quân
sự; kỹ thuật quân sự. Cho nên, nghiên cứu văn hóa quân sự cần phải đi sâu
vào các lĩnh vực ấy. Tác giả đã luận giải một cách sâu sắc sự thấm đượm
chủ nghĩa nhân văn, giá trị văn hóa trong các lĩnh vực trên của hoạt động
quân sự Việt Nam. Từ đó kết luận: chủ nghĩa nhân văn, tính tiến công cách
mạng và phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là những nét đặc trưng của văn hóa
quân sự Việt Nam. Minh chứng cho nhận định trên, tác giả trích lời dạy của
Hồ Chí Minh trong khi nói chuyện với cán bộ, giáo viên, học viên trường
Chính trị trung cấp quân đội ở Việt Bắc 25/10/1951 “Ri ng về c c chú,
chính trị iểu hi n ra trong úc
14


nh giặc”. Tác giả nhấn mạnh: chính trị quân sự là vậy, văn hóa quân sự
cũng

15



phải như vậy. Văn hóa quân sự với người lính chúng ta - phải là văn hóa
đánh giặc và đánh giặc có văn hóa.
Tác giả Dương Xuân Đống, “Văn h a qu n s Vi t Na với

c ích

ch n, thi n, ỹ” [20], tác giả cho rằng, văn hóa quân sự nói chung, đặc biệt
là văn hóa quân sự Việt Nam nói riêng, cũng là một loại hình văn hóa. Nó là
một chi lưu của dòng sông văn hóa dân tộc Việt Nam. Luận chứng cho nhận
định trên, tác giả xem xét động cơ nào buộc phải tiến hành chiến tranh, chiến
tranh tiến hành theo phương pháp nào để ít tổn thương nhất đối với nhân dân,
đối với kẻ thù đã hạ vũ khí... dưới góc độ văn hóa và chứng minh bằng các
cuộc chiến tranh giữ nước, giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Tác giả kết
luận: hoạt động đấu tranh vũ trang chống ngoại xâm ở Việt Nam mang tính
nhân văn rõ rệt vì nó luôn luôn hướng tới mục đích chân, thiện, mỹ. Nội dung
đó được thể hiện rõ rệt nhất trong nghệ thuật quân sự, bộ mặt rực rỡ nhất của
văn hóa quân sự Việt Nam và cũng là nơi tập trung mọi sáng tạo cao nhất về
trí tuệ của con người trong chiến tranh chống ngoại xâm. Tác giả khái quát
những biểu hiện cụ thể của văn hóa quân sự Việt Nam: văn hóa quân sự Việt
Nam luôn luôn thực hiện những cuộc chiến tranh chính nghĩa để giữ nước,
không xâm phạm lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào; văn hóa quân sự Việt Nam
luôn luôn hướng tới điều lành, né tránh điều dữ, cố gắng hạn chế tới mức thấp
nhất, không cho chiến tranh xảy ra; văn hóa quân sự Việt Nam luôn luôn
hướng tới cái đẹp bằng cách đấu tranh kiên cường, kiên quyết giành cho được
thắng lợi trong mọi cuộc chống xâm lược, mở đường, đi tới tự do, hạnh phức
cho nhân dân.
Tác giả Lê Quý Đức, “Một s v n ề ý u n văn h a qu n s ” [22], phân
tích quan niệm của một số nhà quân sự, quân sự học nước ngoài và trong
nước: David Hogg (Hoa Kỳ), Lâm Kiến Di, Trương Khải Minh (Trung
Quốc), Nicola Di Cosmo (Anh), Jock Deacon (Nam Phi), Martin

Antonio Balza Teniente (Achentina), các tác giả B ch khoa tri th c qu c
phòng toàn dân, Lê
16


Văn Quang, Văn Đức Thanh, Dương Đình Quảng… và khái quát nội dung
các quan niệm đó đã đề cập đến. Dựa vào quan điểm mácxít về văn hóa,
quan niệm của các nhà nghiên cứu kết hợp với quan điểm nhân loại học để
đưa ra quan niệm về văn hóa quân sự:
h a tổ ch c

c ượng vũ trang v

qu c gia d n tộc ị chi ph i

ột ộ ph n văn h a

u tranh vũ trang - c a

hội - văn

ột cộng ồng,

i ặc iể , tru ền th ng văn h a c a cộng

ồng, qu c gia d n tộc , tạo n n ột nền, kiểu, oại văn h a qu n s khác
nhau. Tác giả cũng khái quát và phân tích rõ cấu trúc của văn hóa quân sự.
Theo tác giả, nếu trừu tượng hóa, tách văn hóa quân sự ra khỏi hệ thống lớn
thì nó tồn tại như tiểu hệ thống bao gồm các phân hệ (vi hệ): hệ thống u t ịnh
hướng bao gồm triết lý, tư tưởng, học thuyết, đường lối quân sự (yếu tố

cốt lõi); hệ thống u t thể ch , thi t ch bao gồm pháp luật, quy chế, quy
định, điều lệnh, hệ thống tổ chức lực lượng quân sự từ cao xuống thấp; hệ
thống

u t ngh thu t, c ng ngh bao gồm nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy tổ

chức chiến đấu, huấn luyện… cách thức chế tạo và sử dụng vũ khí, khí tài; hệ
thống u t nhân cách bao gồm các phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo,
chỉ huy và người lính, người tham gia chiến đấu; hệ thống u t ngoại hi n bao
gồm các yếu tố biểu hiện như quân kỳ, quân hiệu, quân phục, nghi lễ, truyền
thống, di tích, bảo tàng, giai thoại, văn chương, nghệ thuật... Đồng thời tác
gủa đưa ra cấu trúc văn hóa quân sự dưới góc độ giá trị gồm hệ thống 5
giá trị tương đương với hệ thống 5 yếu tố của nền văn hóa quân sự: gi trị
ịnh hướng, gi trị thể ch , thi t ch , gi trị ngh thu t, c ng ngh , gi trị nh n c
ch v gi trị ngoại hi n Tác giả cũng đầu tư làm rõ đặc trưng và chức năng
của văn hóa quân sự. Đặc trưng gồm: tính nhân sinh, tính lịch sử, tính hệ
thống, tính giá trị, tính dân tộc, tính chính trị. Chức năng gồm: chức năng
giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng tổ chức, chức năng điều chỉnh.
Tác giả Văn Đức Thanh, chủ biên“Văn h a qu n s Vi t Na , tru ền
th ng v hi n ại” [75], tập trung luận giải những khía cạnh bản chất của văn

17


hóa quân sự Việt Nam, đồng thời đưa ra cách tiếp cận văn hóa quân sự
dưới góc nhìn truyền thống và hiện đại. Thông qua khảo sát các thời kỳ lịch
sử lớn của dân tộc, các tác giả đã khái quát sự thể hiện và phát triển văn hóa
quân sự như một dòng chảy không dứt của mạch nguồn văn hóa dân tộc, từ
thời kỳ mở nước cho đến thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, dự báo những nhân tố tác động và đề

xuất định hướng, giải pháp phát huy văn hóa quân sự Việt Nam trong tình
hình mới.
Tác giả Văn Đức Thanh, “Ti p c n ản sắc d n tộc c a văn ho qu n s
Vi t Na ” [76], tác giả làm rõ: bản sắc dân tộc của văn hóa và biểu hiện của
nó trong văn hóa quân sự; chỉ ra nét tương đồng, nhất quán, liên giá trị giữa
bản sắc dân tộc của văn hóa quân sự với bản sắc dân tộc của văn hóa nói
chung vừa có những nét riêng phản ánh tính đặc thù của lĩnh vực tổ chức và
hoạt động quân sự. Đặc điểm đặc thù của tổ chức và hoạt động quân sự làm
nảy sinh những nét đặc trưng độc đáo của văn hóa quân sự. Đó là, sự thống
nhất giữa tính mực thước, nghiêm cách của quân sự với tính năng động mềm
dẻo của văn hóa; giữa tính vững chắc của trận địa chính trị - tư tưởng với tính
phong phú của đời sống tâm hồn quân nhân; tính cộng đồng sâu sắc trong tập
thể quân nhân trước ranh giới mỏng manh giữa cái sống và cái chết; tính kết
tinh với chất lượng cao của hệ chuẩn chân - thiện - mỹ’ hướng tới tận chân,
tận thiện, tận mỹ; tính trí tuệ và hiện đại của phương thức hoạt động. Chính vì
vậy, văn hóa quân sự là hệ giá trị kiểm nghiệm sức sống của toàn bộ nền văn
hóa dân tộc trong những bối cảnh sống còn, bản sắc dân tộc của văn hóa quân
sự đánh dấu trình độ tự chủ, tự lực, tự cường vượt qua thử thách của cả nền
văn hóa. Tác giả khẳng định: bản sắc văn hóa quân sự Việt Nam thể hiện như
một dòng chảy liên tục cái “gien văn hóa” từ truyền thống tới hiện đại, kết
tinh trong ba tiểu hệ cơ bản: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo,
nhân văn và nghệ thuật quân sự mang đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở đó,
đưa ra quan niệm bản sắc dân tộc của văn hoá quân sự Việt Nam: là nh
18


ng

19



×