Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tình trạng dinh dưỡng và kết quả tư vấn cho người bệnh tăng huyết áp điều trị tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN NĂNG ĐỄ

TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ KẾT QUẢ TƢ VẤN
CHO NGƢỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SỸ DINH DƢỠNG

THÁI BÌNH - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN NĂNG ĐỄ

TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ KẾT QUẢ TƢ VẤN
CHO NGƢỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2019
Chuyên ngành: Dinh dƣỡng


Mã số: 8720401

LUẬN VĂN THẠC SỸ DINH DƢỠNG

Hƣớng dẫn khoa học:
TS. VŨ THANH BÌNH
PGS.TS. PHẠM NGỌC KHÁI

THÁI BÌNH - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này em
đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy, các cô, sự giúp đỡ của bạn bè,
sự động viên to lớn của gia đình và người thân.
Lời đầu tiên, em xin trân trọng gửi lời trân thành cảm ơn tới tập thể
Ban chấp hành Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo sau Đại học,
cùng toàn thể các thầy cô thuộc Khoa Y tế Công cộng, các thầy cô Bộ môn
Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm Trường Đại học Y Dược Thái Bình, các
bác sỹ, điều dưỡng của Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái
Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình giảng dậy, giúp đỡ em học tập và
thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng bầy tỏ lời cảm ơn sâu sắc và luôn luôn ghi nhớ công
lao của: cô TS. Vũ Thanh Bình và thầy PGS.TS. Phạm Ngọc Khái,Trường
Đại học Y Dược Thái Bình là những người thầy luôn tận tình hướng dẫn, dìu
dắt em vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình học tập, thực hành lâm sàng
tại bệnh viện cũng như thực hiện nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập
cũng như hoàn thành luận văn này.

Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn đến các người bệnh đã hợp tác, tạo
điều kiện cho em được phép thăm khám và thu thập những thông tin cần thiết
để nghiên cứu và học tập.
Thái Bình, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Học viên
Nguyễn Năng Đễ


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất cứ công trình khoa học nào khác.

Thái Bình, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Học viên

Nguyễn Năng Đễ


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BMI

: Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

CBVC

: Cán bộ viên chức


HA

: Huyết áp

Hb

: Hemoglobin

HDL

: High - density Lipoprotein

NB

: Người bệnh

LDL

: Low - density Lipoprotein

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

THA


: Tăng huyết áp

TNLTD

: Thiếu năng lượng trường diễn

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

WHR

: Tỷ số vòng eo/vòng mông (Waist Hip Ratio)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN............................................................................ 3
1.1. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ TĂNG HUYẾT ÁP ................... 3
1.1.1. Khái niệm huyết áp ......................................................................... 3
1.1.2. Khái niệm tăng huyết áp ................................................................. 3
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp ............................................ 4
1.2. CHẾ ĐỘ DINH DƢỠNG CHO NGƢỜI TĂNG HUYẾT ÁP .......... 7
1.2.1. Vai trò của dinh dưỡng trong tăng huyết áp ................................... 7
1.2.2. Các loại thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp.................... 8
1.2.3. Các thực phẩm người bệnh tăng huyết áp không nên dùng. ......... 15
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC VỀ TÌNH TRẠNG
DINH DƢỠNG CỦA NGƢỜI BỆNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN ................ 18
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 18
1.3.2. Các nghiên cứu tại Viê ̣t Nam ........................................................ 21

CHƢƠNG 2:ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 25
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 25
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn vào và loại trừ .................................................... 25
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 25
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 26
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU ...................................................... 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:...................................................................... 27
2.2.2. Phương pháp cho ̣n mẫu và cách tính cỡ mẫu ............................... 30
2.2.3. Kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu............................................... 32
2.2.4. Biến số và phương pháp thu thập biến số ..................................... 38
2.2.5. Phương pháp điều tra nghiên cứu ................................................. 42


2.2.6. Phương pháp khống chế sai số trong nghiên cứu. ........................ 42
2.2.7. Phương pháp sử lý số liệu ............................................................. 42
2.3. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ................................ 43
CHƢƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 44
3.1. Tình trạng dinh dƣỡng của ngƣ ời bệnh tăng huyế t áp điều tri ta
̣ ̣i
khoa nô ̣i tim ma ̣ch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình ................ 44
3.2. Tình trạng dinh dƣỡng của ngƣời bệnh tham gia nghiên cứu ..... 45
3.3. Kết quả tƣ vấn dinh dƣỡng điều trị cho ngƣời bệnh tăng huyết áp
tại khoa Nội Tim ma ̣ch Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.......... 52
CHƢƠNG 4:BÀN LUẬN ............................................................................. 58
4.1. Đặc điểm chung của ngƣời bệnh nghiên cứu ................................... 58
4.2. Tình trạng dinh dƣỡng của ngƣời bệnh............................................ 61
4.3. Kết quả tƣ vấn dinh dƣỡng điều trị cho ngƣời bệnh tăng huyết áp
điều trị tại khoa Nội Tim ma ̣ch Bệnh viện đa khoa tin
̉ h Thái Bình ..... 66

KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII năm 2003 ....................... 30

Bảng 2.2.

Sơ đồ tóm tắt thiết kế nghiên cứu ............................................... 31

Bảng 2.3.

Phân loại tình trạng dinh dưỡng dành cho người trưởng thành .. 33

Bảng 3.1.

Một số thông tin về người bệnh chọn vào nghiên cứu ............... 44

Bảng 3.2.

Tình trạng huyết áp của người bệnh tại thời điểm nghiên cứu...... 45

Bảng 3.3.

Giá trị trung bình cân nặng, chiều cao của người bê ̣nh theo giới

tính và nhóm tuổi ........................................................................ 46

Bảng 3.4.

Giá trị trung bình BMI của đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
và giới tính .................................................................................. 47

Bảng 3.5.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo BMI và mức
độ THA ....................................................................................... 48

Bảng 3.6.

Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nghiên cứu theo chẩn đoán
bệnh lúc nhập viện ........................................................................... 49

Bảng 3.7.

Giá trị trung bình một số chỉ số xét nghiệm hóa sinh và huyết học... 50

Bảng 3.8.

Phân tích kết quả xét nghiệm máu ở người bệnh THA .................. 51

Bảng 3.9.

Kết quả kiểm soát huyết áp của người bệnh trước và sau can thiệp .. 52

Bảng 3.10. Tỷ lệ người bệnh biết biến chứng của tăng huyết áp ...................... 53

Bảng 3.11. Tỷ lệ người bệnh THA thường xuyên dùng nước uống thảo dược ... 53
Bảng 3.12. Lượng nước người bệnh sử dụng trong ngày trước và sau can thiệp .. 54
Bảng 3.13. Tỷ lệ người bệnh THA sử dụng thường xuyên thực phẩm nhiều
muối ................................................................................................... 56
Bảng 3.14. Tỷ lệ người bệnh THA sử dụng thường xuyên một số thực phẩm
nhiều cholesterol trước và sau can thiệp .......................................... 56
Bảng 3.15. Tỷ lệ người bệnh THA sử dụng thường xuyên một số đồ uống có
hại trước và sau can thiệp ................................................................. 57
Bảng 3.16. Tỷ lệ người bệnh thường xuyên sử dụng một số thực phẩm Glucid
tinh chế trước và sau can thiệp ......................................................... 57


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nghề nghiệp của người bệnh được chọn vào nghiên cứu ........ 44
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các bệnh được chẩn đoán lúc nhập viện .......................... 45
Biểu đồ 3.3. Đánh giá tin
̀ h trạng dinh dưỡng của người bệnh THA theo BMI
và giới ....................................................................................... 47
Biểu đồ 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của người THA theo BMI và tuổi ....... 48
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ người bệnh ăn kiêng ........................................................ 54
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ người bệnh biết lợi ích của việc ăn giảm muối ............... 55


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Nấm Linh chi là một dược liệu quý cho bệnh nhân THA .............. 9
Hình 1.2. Hoa Hòe là thảo dược phổ biến cho bệnh nhân THA................... 10
Hình 1.3. Người bệnh THA được nhiều tác gia khuyên dùng trà tâm sen .... 11
Hình 1.4. Các loại nấm tốt cho người bệnh THA đangđược nuôi cấy phổ
biến ở Việt Nam ............................................................................ 13
Hình 1.5. Chuối tiêu có nhiều kali cho người bệnh THA ............................. 15

Hình 2.1. Máy đo huyết áp và ống nghe được sử dụng trong nghiên cứu.... 32
Hình 2.2. Cân TANITA được sử dụng trong nghiên cứu ............................. 34
Hình 2.3. Máy AU 680 của hãng sản xuất Beckman Caulte - Mỹđược sử
dụng trong nghiên cứu .................................................................. 37


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyế t áp (THA) là một bệnh mạn tính không lây nhiễm phổ biến và
ngày càng có chiều hướng gia tăng trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam

.

Trong đó chế độ ăn uống không hợp lý luôn là một trong những yếu tố ảnh
hưởng rất quan trọng đến tỷ lệ mắc cũng như những biến chứng của THA. Do
đó vấn đề dinh dưỡng điều trị ngày càng được quan tâm cho người bệnh tăng
huyết áp.
Ở những nước đang phát triển, tỷ lệ tăng huyết áp tăng lên theo quá trình
đô thi ̣hóa với những thay đổ i về lố i số ng , chế đô ̣ dinh dưỡng và môi trường .
Theo ước tính của Kearney ở Mỹ tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới năm 2000 là
26,4% (tương đương 972 triệu người, riêng các nước đang phát triển chiếm
639 triệu) và sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 với tổng số người mắc bệnh
tăng huyết áp trên toàn thế giới khoảng 1,56 tỷ người. THA còn nguy hiểm ở
chỗ nó thường diễn biến âm thầm và gây ra những biến chứng nguy hiểm có
thể đe dọa đến tính mạng người bệnh hoặc để lại gáng nặng tàn tật [66].
Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị THA, đến năm
2009 tỷ lệ THA ở người lớn là 25,4% và năm 2016 tỷ lệ người lớn bị THA
đang ở mức báo động là 48%, một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại.
Theo thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam, trên 5.454 người

trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành
trên toàn quốc mắc THA.Kết quả cho thấy, có 52,8% người Việt có huyết áp
bình thường (23,2 triệu người), có 47,3% người Việt Nam (20,8 triệu người)
bị tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1
triệu người) không được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2% (0,9 triệu người)
bị tăng huyết áp không được điều trị; có 69,0% (8,1% triệu người) bị tăng
huyết áp chưa kiểm soát được [50].


2

Trong nhiều năm gần đây, tăng huyết áp đã trở thành một trong những
yếu tố nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Không phải
ngoại lệ, Việt Nam với tốc độ già hóa dân số nhanh đang và sẽ còn phải đối
mặt với những hậu quả ngày càng nặng nề do tăng huyết áp gây ra. Tăng
huyết áp và các yếu tố nguy cơ đã trở thành vấn đề cần giải quyết không
những chỉ bằng thuốc điều trị kiểm soát HA, mà cần hàng loạt các biện pháp
giáo dục truyền thông sức khoẻ nhằm vào các yếu tố nguy cơ đặc biệt là các
yếu tố nguy cơ về lối sống, chế đô ̣ dinh dưỡng vố n có kh ả năng thay đổi theo
chiều hướng tích cực có lợi cho bệnh nhân bị THA.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình mỗi tháng tiếp nhận hàng nghìn người
bệnh THA. Các người bệnh được tự do lựa chọn khẩu phần ăn tại khoa Dinh
dưỡng hoặc tự túc ăn uống, hướng dẫn chế độ ăn cũng chưa được chu đáo đến
tất cả người bệnh. Do vậy đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh THA
tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là việc làm hết sức quan trọng. Trên cơ
sở đó tiến hành can thiệp, đánh giá kết quả, từ đó đưa ra các khuyến nghị lâm
sàng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tình tra ̣ng dinh dƣỡng và k ết quả
tƣ vấn cho ngƣời bệnh tăng huyế t áp ta ̣i khoa N ội Tim mạch Bênh
̣ viêṇ
Đa khoa tin

̉ h Thái Bin
̀ h năm 2019” này với 2 mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại
khoa Nội Tim mạch bê ̣nh viê ̣n Đa khoa tỉnh Thái Bình.
2. Mô tả kết quả tư vấn dinh dưỡng điều trị cho người bệnh tăng huyết áp
tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1. Khái niệm huyết áp
Huyết áp là áp lực hay sức ép của máu vào thành động mạch. Áp lực này
được tạo ra khi trái tim bóp, đẩy máu vào huyết quản [8], [48].
Tùy theo số lượng máu và sức cản của động mạch mà áp suất cao hoặc
thấp. Huyết áp được diễn tả bằng hai con số:
- Huyết áp tâm thu (systolic) khi tim bóp vào để đưa máu sang động mạch.
- Huyết áp tâm trương (diastolic) khi tim thư giãn giữa hai nhịp đập và
máu từ động mạch chạy vào các mao quản để nuôi cơ thể.
Huyết áp tính bằng milimét thủy ngân. Thí dụ huyết áp đo được là
120/80 mmHg, có nghĩa áp suất tâm thu là 120 mmHg và áp suất tâm trương
là 80 mmHg.
Trung bình, người từ 18 tới 50 tuổi có huyết áp dưới 140/90 mmHg.
Buổi sáng khi mới ngủ dậy, huyết áp thường thường thấp. Huyết áp cao hơn
vào khoảng 8 giờ và tương đối ổn định trong ngày [9].
1.1.2. Khái niệm tăng huyết áp
Tăng huyết áp là tình trạng gia tăng áp lực máu trong các động mạch của
đại tuần hoàn [9], [47].

Ở người trưởng thành bình thường, huyết áp khoảng từ 90/60 mmHg đến
dưới 140/90 mmHg.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - World Health Organization), tăng
huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥
90 mmHg. Con số này được đưa ra do có sự khác biệt về tỷ lệ đột quỵ, nhóm


4

người có huyết áp ≥ 140/90 mmHg có tỷ lệ đột quỵ cao gấp 1,8 lần nhóm
người có huyết áp < 140/90 mmHg.
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp
THA hiện là bệnh mãn tính phổ biến nhất trong cộng đồng.Nguyên nhân
chưa được biết rõ, tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy yếu tố
môi trường (dinh dưỡng, lối sống) kết hợp với yếu tố di truyền là nguyên
nhân chính gây ra bệnh này.
Chỉ có 5 - 10% là có nguyên nhân là bệnh lý một số cơ quan như thận, và
các nguyên nhân khác thường là do bệnh khác: Có thai, sử dụng thuốc ngừa
thai, bệnh tuyến giáp bệnh thận mãn tính, hẹp eo động mạch chủ, hội chứng
Cushing, bệnh tắc nghẽn đường niệu, u tủy thượng thận, tăng aldosterone
nguyên phát, tăng huyết áp do mạch máu thận, khó thở khi ngủ, bệnh tuyến
giáp hay cận giáp. Ở những trường hợp này, khi bệnh chính được chữa khỏi thì
huyết áp thường trở về bình thường [9], [49].
Có 90 - 95% trường hợp còn lại không tìm ra được nguyên nhân (được
gọi là tăng huyết áp tiên phát). Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, rõ ràng
môi trường có vai trò to lớn, vì ở một số cộng đồng không có vấn đề THA,
nhưng nếu cộng đồng đó thay đổi lối sống, cách ăn uống, THA có thể tăng
cao với tỉ lệ tới 30% dân chúng. Mặc dù nguyên nhân chính chưa được biết
đến nhưng người ta cũng nhận ra được một số yếu tố có thể góp phần gây ra
tăng huyết áp (yếu tố nguy cơ):

- Di truyền và chủng tộc: Huyết áp thường hay xảy ra cho những người
trong một gia đình [32]. Theo thống kê, người châu Phi, châu Á, châu Mỹ La
Tinh thường bị tăng huyết áp hơn các sắc dân khác [76].
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ tăng huyết áp cũng lên theo. Tuổi
càng cao thì càng dễ bị tăng huyết áp đặc biệt là huyết áp tâm thu, do động
mạch trở nên cứng hơn, nguyên nhân là do bệnh xơ cứng động mạch. Nam


5

giới thường bị cao huyết áp sớm, nhưng tới 45-50 thì nữ giới cũng bị cao
huyết áp nhiều như các ông [36], [43].
- Giới: thường thì nam giới dễ bị cao huyết áp hơn nữ. Điều này thay đổi
theo tuổi tác và chủng tộc [18], [43].
- Chế độ ăn mặn: một số người bị nhạy cảm với Natri (muối) do đó
huyết áp của họ sẽ tăng cao nếu dùng muối. Giảm lượng muối ăn vào có thể
làm hạ huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy ở người trung niên và cao tuổi, ăn
nhiều muối Natri có thể gây THA. Theo họ, giới hạn tiêu thụ muối là điều cần
để chữa và phòng ngừa cao huyết áp. Điều này được giải thích những người
nhạy cảm với muối, một lượng lớn muối khiến cơ thể giữ nhiều nước để cân
bằng dung môi chất lỏng. Hậu qủa là máu huyết nhiều hơn, mạch máu căng
ra, làm huyết áp tăng lên. Tim và thận cũng phải làm việc tăng lên để lưu
hành máu phụ trội. Với những người này thì giới hạn muối là điều nên làm
trước khi trị huyết áp tăng cao [23].
Các nghiên cứu cũng cho thấy ăn nhiều muối chỉ gây tăng huyết áp ở
một số người (10-20%) nhưng đây cũng là con số đáng kể. Hơn nữa, quá nửa
người cao tuổi đều có THA mà không biết. Có thể là do dùng nhiều muối
trong lúc thiếu thời đã làm suy yếu sự bảo vệ của gene di truyền với bệnh này.
Nhận xét về cách ăn uống của một số sắc dân trên thế giới cho thấy
rằng, nhóm dân nào dùng nhiều muối thì tỷ lệ cao huyết áp gia tăng và ngược

lại, khi tiêu thụ ít muối thì ít bệnh [74].
Theo các chuyên viên dinh dưỡng, trung bình mỗi người chỉ nên dùng
dưới 2 gam muối mỗi ngày, tương đương với một thìa muối. Đó là bao gồm
toàn thể số lượng muối cho mọi việc ăn uống, nấu nướng trong một ngày [41].
Đa số thực phẩm làm sẵn như đồ hộp, thực phẩm đông lạnh đều có nhiều
muối.Các nhà sản xuất đã cố gắng cắt giảm muối trong thực phẩm chế biến,
nhưng phân lượng dùng vẫn còn cao. Lý do là khi thêm muối thì món ănsẽ


6

hấp dẫn hơn so với một món ăn nhạt. Vì thế, những người cao tuổi thường
dùng nhiều muối gấp hai người trẻ để thỏa mãn khẩu vị [42].
Các nghiên cứu cũng cho thấy, một số người, với một sự bất thường nào
đó của genotype (mà hiện nay chưa xác định), khi tiếp xúc với chế độ ăn có
lượng Sodium (Na+) cao, lượng potassium (K+) thấp, với những thay đổi
trong lối sống như stress, uống rượu, béo phì… dẫn đến tăng huyết áp.
Các bất thường về gene có thể liên quan đến việc tổn thương hệ thống
kiểm soát thải NaCl hoặc là sự khiếm khuyết của thận trong khả năng thải
Na+ [59], [74].
Như vậy, THA được gọi là vô căn (Essential hypertention) nhưng thực ra
cũng có nguyên nhân, đó là sự thay đổi chế độ ăn, lối sống ở những người có
yếu tố gen nhạy cảm THA. Vấn đề thách thức trong thời gian tới là xác định
được các đối tượng này, để tác động vào chế độ ăn và lối sống, để bảo vệ họ
phòng ngừa việc xuất hiện THA.
- Béo phì: Rất nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh sự liên hệ nhân quả
giữa béo phì và tăng huyết áp. Người béo có nguy cơ bị cao huyết áp hơn
người không béo từ hai tới sáu lần và mắc các bệnh của động mạch vành. Một
nghiên cứu của Deji et al (2013) có tới 62% người bệnh tăng huyết áp là thừa
cân hoặc béo phì [52].

Theo một số thống kê cho thấy, khoảng 60% người tăng huyết áp đều
béo. Lý do là khi thừa cân béo phì thì trái tim phải làm việc liên tục nhiều hơn
để cung cấp đủ máu cho khối lượng tế bào lớn hơn của cơ thể. Một lý do nữa
là người béo dễ bị tiểu đường loại II, mà tiểu đường là một trong nhiều nguy
cơ đưa tới cao huyết áp. Chất béo trong máu nhiều quá sẽ làm các thành phần
khác của máu kết dính với nhau, tim phải tăng sức co bóp để đẩy máu dính
cục này vào động mạch và áp suất động mạch tăng theo. Nghiên cứu mối liên
quan giữa THA với thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ thấy thời gian phát hiện


7

bệnh càng dài thì tỉ lệ THA càng cao (dưới 1 năm: THA = 46,67%; từ 1 đến 3
năm: THA = 51,22%; trên 3 năm: THA chiếm 81,22%) [13].
- Thuốc tránh thai (dùng bằng đƣờng uống): Một số phụ nữ dùng
thuốc tránh thai có thể bị THA.
- Một số loại thuốc, như amphetamine (thuốc kích thích), thuốc giảm
cân, thuốc cảm và dị ứng có thể làm tăng huyết áp.
- Không tập thể dục: Ngồi nhiều một chỗ có thể gây béo phì và tăng
huyết áp [52].
- Nhiều loại thuốc thông dụng (OTC - over the counter), chẳng hạn như
thuốc giảm đau, cũng có thể chứa một lượng lớn Natri.
- Rƣợu: Thống kê cho hay, từ 5 tới 7% người THA đều tiêu thụ nhiều
rượu các loại. Chỉ cần 3 oz là đủ để nâng áp suất mạch máu lên 3 mmHg [41].
1.2. CHẾ ĐỘ DINH DƢỠNG CHO NGƢỜI TĂNG HUYẾT ÁP
1.2.1. Vai trò của dinh dƣỡng trong tăng huyết áp
Người bị tăng huyết áp, ngoài thuốc, việc lựa chọn và duy trì một chế độ
dinh dưỡng hợp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề tuân thủ những nguyên tắc chung như: ăn
nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích... người bệnh nhiều khi

tỏ ra lúng túng khi chọn dùng các đồ ăn thức uống hàng ngày để được một
chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Dinh dưỡng có tác động lên huyết áp động mạch. Những thành phần
dinh dưỡng ảnh hưởng lớn, gây THA bao gồm: Natri, kali, calci và magie; các
chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật; Glucid: đường, tinh bột; rượu, bia, chất
kích thích [32].
Theo Hội Tim mạch Việt Nam, chế độ dinh dưỡng hợp lý làm hạn chế
tăng huyết áp, duy trì được huyết áp mục tiêu và giúp làm ổn định huyết áp,
làm giảm tối đa nguy cơ tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu
não…[27].


8

* Nghiên cứu của một số tác giả đã khuyến nghị một khẩu phần ăn cho
người bệnh tăng huyết áp nên có như sau [25], [41], [23]:
- Năng lượng: 30-35 Kcalo/cân cân nặng lý tưởng trên ngày. Người béo
quá mức (BMI >25) và béo phì (BMI >30) cho ít hơn để giảm cân, vì giảm
cân là một yếu tố hạ HA rất hiệu quả.
- Protid: 15- 18% tổng năng lượng. Protein có nguồn gốc động vật chiếm
30-35% tổng lượng Protein.
- Lipid: 18- < 25% tổng năng lượng. Tỷ lệ Lipid động vật/thực vật không
quá 60%.
- Cholesterol < 200ng/ngày.
- Glucid: 60-65% tổng nhu cầu năng lượng, Glucid phức hợp > 70%.
- Natri: 1600- < 2000mg/ngày.
- Kali: 450- 470mg/ngày.
- Nước: 2-3 lít/ngày.
- Cung cấp đủ vitamin và chất khoáng.
- Chất xơ; 22- 30g/ngày.

1.2.2. Các loại thực phẩm tốt cho ngƣời bệnh tăng huyết áp
Theo Y học cổ truyền, một số nước uống và thức ăn có tác dụng tốt cho
người bệnh THA. Các loại cây lá có sẵn trong vườn nhà mà dân gian thường
sử dụng làm nước uống hàng ngày và có tác dụng hạ áp bao gồm:
+ Lá vối: theo kinh nghiệm dân gian thường phối hợp lá vối với lá Hoắc
hương làm nước uống lợi tiêu,nước chiết của nụ vối là thành phần của nước
uống bổ dưỡng trợ tim, làm giảm khả năng nhiễm bệnh. Trên hệ tim mạch,
nhiều flavonoit thuộc nhóm flavonol, flavan-3-ol, anthocyanin như quercetin,
rutin, myricetin, pelargonin, hỗn hợp catechin của trà có tác dụng làm tăng
biên độ co bóp và tăng thể tích phút của tim, thí nghiệm làm hồi phục tim khi
bị ngộ độc bởi CHCl3, quinin, metanol, bình thường lại sự rối loạn nhịp [37].


9

+ Linh chi: Ở các nước Đông Nam Á, (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan…) việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng Linh chi đang được
công nghiệp hóa với qui mô lớn về phân loại, nuôi trồng chủ động, chế biến
và bào chế dược phẩm, đồng thời nghiên cứu hóa dược các hoạt chất, tác
dụng dược lý và phương cách điều trị lâm sàng. Giá trị dược lý của Linh chi
càng được khẳng định khi Hội nghị Nấm học thế giới thành lập Viện nghiên
cứu Linh chi Quốc tế tại New York.
Linh chi có nhiều tác dụng khác nhau, đối với bệnh về hệ tim mạch: nấm
Linh chi có tác dụng điều hoà, ổn định huyết áp. Khi dùng cho người huyết áp
cao, nấm Linh chi không làm tăng mà làm giảm bớt, dùng nhiều thì huyết áp ổn
định.Đối với những người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp thì nấm Linh chi có
tác dụng nâng huyết áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải thiện, chuyển hoá dinh
dưỡng.Đối với bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch, dùng nấm Linh chi có tác dụng giảm
cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỉ trọng cao trong máu, làm
giảm hệ số sinh bệnh. Nấm Linh chi làm giảm xu thế kết bờ của tiểu cầu, giảm

nồng độ mỡ trong máu, giảm co tắc mạch, giải tỏa cơn đau thắt tim [33].

Hình 1.1. Nấm Linh chi là một dược liệu quý cho bệnh nhân THA


10

- Hoa Hòe: Trong hoa hòe có chứa rutin. Rutin là một loại vitamin P có
tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mạch máu. Rutin trong hoa hòe giúp
ổn định và hạ huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não [29].
+ Theo y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, có tác dụng lương
huyết, chỉ huyết. Hoa hòe được sử dụng trong các trường hợp huyết nhiệt,
cầm máu, điều trị các bệnh chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh, đại tiện ra
máu. Ngoài ra, hoa hòe còn giúp điều trị cao huyết áp, điều trị sau tai biến
mạch máu não [4].

Hình 1.2. Hoa Hòe là thảo dược phổ biến cho bệnh nhân THA
- Tâm Sen: Tâm sen giúp thanh nhiệt và chữa bí tiểu rất tốt. Có tác dụng
này chính là nhờ công dụng giải nhiệt và an thần của tâm sen. Theo nhiều
nghiên cứu cho thấy, tâm sen giúp hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ
trơn thành mạch và giảm trở lực huyết quản. Tâm sen còn phòng chống rối
loạn nhịp tim, chống oxy hoá… Thực phẩm này cũng cải thiện thiếu máu cơ
tim, cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành. Chính vì lẽ đó mà tâm
sen có tác dụng rất tốt với ngườibị tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim.


11

Hình 1.3. Người bệnh THA được nhiều tác gia khuyên dùng trà tâm sen
- Tam thất: Tam thất là hiện nay khá phổ biến đối với mọi người, là một

trong những phương thuốc được nhiều người lựa chọn để điều trị bệnh lý an
toàn và hiệu quả. Tam thất hay nhiều người còn gọi với cái tên khác đó là kim
bất hoán, nhân sâm tam thất, điền thất, sâm tam thất, tam thất bắc. Tam thất
có rất nhiều công dụng, trong đó có giảm được tình trạng căng thẳng thần
kinh, ức chế, đồng thời giảm stress. Tam thất giúp hồi phục hệ thần kinh và
tăng cường trí nhớ; giảm những triệu chứng như đau nửa đầu, đau đầu do
mạch máu não lưu thông kém dẫn đến thiếu máu [4].
- Atiso: Là cây thuộc thảo, cao đến 2m. Thân ngắn, thẳng và cứng.Lá to,
dài, mọc so le, phiến xẻ thùy sâu, mặt trên xanh, mặt dưới phủ lông trắng.Hoa
màu đỏ tím hoặc lơ nhạt.Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm.Ngoài lá, cụm hoa và
rễ đều có thể sử dụng làm thuốc.Trước khi dùng cần sao qua hoặc sao
vàng.Atisô có hoạt tính chống oxy hóa, tác dụng bảo vệ gan, tác dụng lợi mật
tốt, tác dụng hạ cholesterol và ure huyết. Hoa atisô đươ ̣c dùng dưới dạng một
món ăn cho những người bệnh tiểu đường, lá và rễ dùng làm thuốc lợi tiểu,
thông mật trong các bệnh viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, viêm thận cấp và
mạn tính, hoặc những người có chức năng gan, mật kém. Do thuốc có tác


12

dụng nhuận tràng, nên thích hợp cho những người táo bón mạn tính, nhất là
những người cao tuổi [4].
Ngoài ra những loại thảo dược nêu trên còn rất nhiều các loại thảo dược
tự nhiên khác có tác dụng hạ huyết áp cũng như giúp người bệnh kiểm soát
huyết áp mục tiêu.
* Những thực phẩm giàu Kali, Canxi, Magie:
+ Kali và Magie có trong ngũ cốc, khoai củ, đậu đỗ và các loại rau quả [6].
+ Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguốn cung cấp Canxi tốt. Nên chọn
sữa tách béo, không đường, bổ sung canxi [7].
- Cần tây, cải cúc, rau muống, cà chua: Là loại rau thông dụng, có hương

thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng
đầu óc và hạ HA. Rau muống: Chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp
lực thẩm thấu của thành mạch và HA trong giới hạn bình thường, là thứ rau
đặc biệt thích hợp cho những người bị cao HA có kèm theo triệu chứng đau
đầu. Cà chua: Có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ
HA. Nó là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày
1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao HA rất tốt, đặc biệt là
khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt [6].
- Các loại củ, quả như cà tím, cà rốt, hành tây: Là thực phẩm rất giàu
vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình
trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao HA và các bệnh lý
tim mạch khác. Cà rốt còn có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối
loạn lipid máu và ổn định HA. Hành tây trong thành phần không chứa chất
béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng
HA của catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối
natritrong cơ thể nên làm giảm HA. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều


13

rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất
huyết não [6].
- Các loại nấm như nấm hương, nấm rơm, mộc nhĩ: Là những thực phẩm
giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch
và hạ HA. Mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi
cho người bị cao HA [6].

Hình 1.4. Các loại nấm tốt cho người bệnh THA đang
được nuôi cấy phổ biến ở Việt Nam
- Tỏi: Có công dụng hạ mỡ máu và hạ HA. Kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi

sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 5ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì HA
ổn định ở mức bình thường [5].
- Đậu Hà Lan và đậu xanh: là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị
cao HA. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới hoặc
đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để
phòng chống cao HA [6].
- Sữa đậu nành: Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao HA, có công dụng
phòng chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ HA. Mỗi


14

ngày nên dùng 1.000 ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống
vài lần trong ngày [6].
- Táo, dưa chuột: Là loại thực phẩm chứa nhiều kali có thể kết hợp với
lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì HA ở
mức bình thường.
- Lạc (đậu phộng): Kinh nghiệm dân gian Trung Quốc dùng lạc ngâm
với giấm ăn sau 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 hạt.
- Chuối tiêu: Người bị tăng huyết áp nếu ăn đều mỗi ngày 2 - 3 quả
chuối tiêu chín trong vài tuần lễ có thể làm giảm được chỉ số huyết áp khoảng
10% hoặc hơn. Trong 100g chuối tiêu chín có 74g nước, 1,5g protit, 0,4g axit
hữu cơ, 22,4g gluxit, 0,8g xenluluza, cung cấp được 100 Kcal, vượt xa các
loại quả ngọt khác về cung cấp năng lượng. Lượng chất gluxit có trong chuối
tiêu là rất cao, ở các dạng glucoza (20%), fructoza (15%) và saccharoza
(65%) là những loại đường tự nhiên quý của quả chín, dễ tiêu hoá, cơ thể hấp
thụ nhanh và cung cấp nhiều năng lượng. Đặc biệt là loại gluxit dễ hấp thu để
tăng cường dự trữ glycogen trong gan, bảo vệ gan chống lại các yếu tố gây
nhiễm độc gan và ngăn cản sự xâm nhiễm mỡ ở gan. Chuối tiêu chín còn có
nhiều muối khoáng (canxi, photpho, sắt, đặc biệt là kali) và các vitamin

(0,12mg caroten, 0,04mg viatmin B1, 0,05mg vitamin B2, 0,7mg vitamin PP,
6mg vitamin C...) là những chất cần thiết cho cơ thể [6], [51].
+ Chuối tiêu là một vị thuốc hạ huyết áp tốt và không có một tác dụng
phụ nào. Từ lâu các nhà nghiên cứu đã nhận thấy những thức ăn chứa nhiều
kali và ít natri có khả năng làm hạ huyết áp cao, đề phòng được đột quỵ [6].


15

Hình 1.5. Chuối tiêu có nhiều kali cho người bệnh THA
+ Sự tương quan giữa kali và natri có liên quan đến huyết áp và hoạt
động của hệ tim mạch. Natri là thành phần quan trọng của muối ăn có khả
năng giữ nước trong cơ thể gây gánh nặng cho hệ tim mạch, còn kali ngược
lại có tác dụng giúp cơ thể đào thải bớt natri [48].
- Rượu vang: Nhiều nghiên cứu gần đây đều cho thấy mỗi ngày dùng
khoảng 100g rượu vang đỏ sẽ có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch. Quả nho
và rượu nho, đặc biệt là trong vỏ nho và hạt nho có hàm lượng nhiều chất
chống oxy hoá có thể giúp làm tăng độ cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu,
bảo vệ thành mạch máu để phòng chống các loại bệnh tim mạch.
1.2.3. Các thực phẩm ngƣời bệnh tăng huyết áp không nên dùng.
Tránh ăn mặn: Nhu cầu Na+ ở trẻ em và người lớn 200 mg, trong khi,
thông thường, hàng ngày trung bình mỗi người ăn vào 4.000 – 6.000mg
(tương đương 10g-15g muối, lượng Na+ chiếm 40% trong NaCl) tức là cao
hơn nhiều so với nhu cầu [25], [30].
Việc tiêu thụ quá nhiều muối còn dẫn đến một số bất lợi khác đối với sức
khỏe như:
+ Giữ nước trong các bệnh suy tim, thận nhiễm mỡ.
+ Gây phù chu kỳ, phù trước kỳ kinh, phù vô căn.



×