Gv: Đỗ Thị Ngọc Anh
Trường THPT Mỹ Lộc
Đề số 1: Bài 1 + 2: Ianta, Liên Xô, Đông Âu
Câu 1. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?
A. Đứng thứ nhất trên thế giới
B. Đứng thứ ba trên thế giới
C. Đứng thứ hai trên thế giới D. Đứng thứ tư trên thế giới
Câu 2. Hội nghị Ian ta được triệu tập trong hoàn cảnh nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai băt đầu bùng nổ.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn quyết liệt nhất.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai săp kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Câu 3. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
A. Hòa bình, trung lập
B. Duy trì hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các nước XHCN
C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của My
Câu 4. Thành phần tham dự hội nghị Ianta gồm người đứng đầu 3 cường quốc là.
A. Liên Xô, My , Pháp
B. Liên Xô, My , Anh
C. Anh, My , Pháp
D. Liên Xô, My, Đức
Câu 5. Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, ở châu Á, … chiếm đóng …, giữ nguyên hiện trạng …, … bị tách thành 2 miền.
A. Liên Xô, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên
B. Anh, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam
C. My, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên
D. Liên quân My - Anh, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên
Câu 6. Hội nghị Ianta được tổ chức khi … với sự tham dự của …
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ/ Rudơven - Sớcsin – Goocbachôp
B. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt/ Truman - Sớcsin - Xtalin
C. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc/ Rudơven - Sớcsin – Xtalin
D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc/ Rudơven – Đờ Gôn - Xtalin
Câu 7. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là do
A. đường lối lãnh đạo chủ quan duy ý chí, không tôn trọng các quy luật phát triển khách quan, thiếu dân chủ, công bằng
B. không bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến
C. khi tiến hành cải tổ phạm sai lầm nhiều mặt
D. hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Câu 8. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất tại Hội nghị Ianta (Liên Xô) là.
A. Mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức-Nhật
B. Liên Xô sẽ chống Nhật ở Châu Á sau khi đánh bại Đức 2 đến 3 tháng
C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc duy trì hoà bình, an ninh thế giới
D. Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu-Á
Câu 9. Sự kiện nào có ý nghĩa mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
A. 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo
B. 1961 phóng tàu vũ trụ phương Đông đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh trái đất
C. 1961. Alan Shepard, trở thành người My đầu tiên bay vào không gian
D. 1969 Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
Câu 10. Việt Nam trở thành thành viên thứ … của Liên Hợp Quốc vào … Từ 2008 – 2009, Việt Nam là … Liên Hợp Quốc.
A. 179/ 9 – 1967/ Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an
B. 140/9 – 1987/ Ủy viên của Ban thư kí
C. 149/ 9 – 1977/ Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an
D. 149/ 9 - 1997/ Ủy viên của Đại hội đồng
Câu 11. Từ sau năm 1991, Liên bang Nga được coi là quốc gia
A. kế tục Liên Xô
B. đại diện cho Liên Xô
C. thay thế liên Xô
D. còn lại của Liên Xô
Câu 12. Ngày thành lập Liên Hiệp Quốc là ..., với sự kiện …
A. 24/10/1945 – Hiến chương LHQ chính thức có hiệu lực
B. 25/4/1945 – Liên Xô, Mĩ, Anh quyết định thành lập LHQ
C. 26/6/1945 – đại biểu 50 nước quyết định thành lập LHQ
D. 27/7/1945– Hiến chương LHQ được thông qua
Câu 13. Liên Xô khôi phục kinh tế (1945 - 1950) trong bối cảnh là nước …, với thành tựu quan trọng nhất là …
A. thắng trận và thu nhiều lợi nhuận nhất/ năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. thắng trận và chịu ít tổn thất nhất/ trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai trên thế giới.
C. bại trận và chịu nhiều tổn thất nhất/ trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.
D. thắng trận nhưng chịu nhiều tổn thất nhất/ hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm đầu tiên sớm 9 tháng.
Câu 14. Nội dung nào không nằm trong mục đích hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua hợp tác chung giữa các nước B. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới
C. Phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc
D. Tôn trọng quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc
Câu 15. Sự kiện. “năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử” có ý nghĩa như thế nào?
A. Đạt thế cân bằng chiến lược về quân sự với My
D. Liên Xô có điều kiện giúp các nước xã hội chủ nghĩa chống đế quốc My
B. Phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của My
C. Giúp Liên Xô thắng thế trong cuộc chạy đua vũ trang với My
Câu 16. Nội dung nào không nằm trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
B. Chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, My, Anh, Pháp, Trung Quốc).
C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, quyền tự quyết của các dân tộc.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan Lịch sử lớp 12
Gv: Đỗ Thị Ngọc Anh
Trường THPT Mỹ Lộc
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
Câu 17. Sự kiện nào đánh dấu Liên Xô phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của My
A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
B. Năm 1953 Liên Xô trở thành nước đầu tiên chế tạo được bom nhiệt hạch
C. Năm 1954, Liên Xô đã đưa vào sử dụng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới
D. Năm 1957, Liên Xô chế tạo thành công tên lửa mang theo đầu đạn hạt nhân
Câu 18. Bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm.
A. Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa , Hội đồng quản thác, Toà án quốc tếvà Ban thư kí
B. Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Tổ chức Lao động Quốc tế , Hội đồng quản thác, Toà án quốc tếvà Ban thư kí
C. Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Quy Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, Hội đồng kinh tế và Xã hội, Hội đồng quản thác, Ban thư kí
D. Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và Xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tếvà Ban thư kí
Câu 19. Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh là?
A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
C. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
D. Giữa thập niên 70 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới
Câu 20. Trật tự hai cực Ianta được hình thành trong thời gian
A. những năm 1945-1949.
B. hội nghị quốc tế tháng 2/1945.
C. Chiến tranh TG II kết thúc.
D. Chiến tranh TG II bước vào giai đoạn kết thúc
Câu 21 . Vấn đề không được đặt ra trước các nước Đồng minh để giải quyết trong hội nghị IANTA là
A. nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít
B. khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
C. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
D. phân chia thành quả giữa các nước thắng trận
Câu 22. Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho
A. quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc vĩ tuyến 16
B. quân đội My ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội ở phía Bắc vĩ tuyến 16
C. quân đội Trung Hoa Dân quốc ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân Anh ở phía Bắc vĩ tuyến 16
D. quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân My ở phía Bắc vĩ tuyến 16
Câu 23. Nguyên nhân khách quan dẫn tới sự sụp đổ của XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là
A. Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, thiếu dân chủ, thiếu công bằng, … làm nhân dân bất mãn.
B. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - ky thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội
C. Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước
Câu 24. Nội dung nào không phải đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc
B. Mở rộng liên minh quân sự ở châu Á, Phi, khu vực My latinh
C. Bảo vệ hòa bình thế giới.
D. Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
Câu 25. Bức tranh chung của tình hình nước Nga từ 1991 – 1995 là
A. chính trị - xã hội ổn định, kinh tế phát triển, có địa vị cao trên trường quốc tế
B. kinh tế phát triển mạnh nhưng chính trị - xã hội rối ren, địa vị cao trên trường quốc tế suy giảm
C. chính trị - xã hội không ổn định, kinh tế tăng trưởng âm, vị thế trên trường quốc tế suy yếu
D. kinh tế phục hồi và phát triển, chính trị - xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao
Câu 26. Hiện nay, nước Nga đang phải đối mặt với khó khăn lớn nhất về đối nội là
A. sự tranh chấp giữa các đảng phái
B. tình trạng thất nghiệp gia tăng
C. khủng bố do các phần tử li khai gây ra
D. mâu thuẫn giữa các giai cấp
Câu 27. 1991 – 2000, Liên bang Nga ngả về phương Tây nhằm mục đích …. Sau đó khôi phục, phát triển mối quan hệ với …
A. nhận được ủng hộ về chính trị, viện trợ về kinh tế/ châu Á B. xóa bỏ chính sách cấm vận của My và phương Tây/ châu My
C. thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa của thế giới/ châu Phi
D. chấm dứt chiến tranh lạnh/ các nước đang phát triển
Câu 28. Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh là
A. Ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại để mở rộng ảnh hưởng.
B. Cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới mới.
C.Trở thành đồng minh, là những nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc .
D. Là người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN
Câu 29 . Ý nghĩa lớn nhất của những thành tựu mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 - nửa
đầu những năm 70 của thế kỉ XX) là
A. thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
B. nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
C. đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự với Mĩ. D. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc
Câu 30. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là … Tổ chính trị mang tính quốc tế lớn nhất hiện nay là…Tổ chức liên kết
kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh là ….
A. Liên Hợp Quốc, Hội Quốc Liên, EU
B. Hội Quốc Liên, Liên Hợp Quốc, EU.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan Lịch sử lớp 12
Gv: Đỗ Thị Ngọc Anh
Trường THPT Mỹ Lộc
C. Hội Quốc Liên, EU, Liên Hợp Quốc.
D. Vecxai – Oasinhtơn, Liên Hợp Quốc, EU.
Câu 31. Trật tự thế giới hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất là …, sau chiến tranh thế giới thứ hai là ….
A. Vecxai – Oasinhtơn, 2 cực Mĩ - Anh.
B. đơn cực do Mĩ đứng đầu, 2 cực Mĩ và Liên Xô.
C. Oasinhtơn – Vecxai, Ianta.
D. Vecxai – Oasinhtơn, Ianta.
Câu 32. Từ năm 1996, bức tranh chung của tình hình nước Nga là
A. chính trị - xã hội ổn định, nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng âm nên vị thế quốc tế chưa được nâng cao
B. kinh tế phục hồi và phát triển, chính trị - xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao
C. chính trị - xã hội không ổn định, kinh tế tăng trưởng âm, vị thế trên trường quốc tế suy yếu
D. kinh tế phục hồi nhưng phát triển chậm, chính trị - xã hội chưa ổn định, vị thế quốc tế vẫn suy yếu
Câu 33: Quan hệ giữa Hội đồng bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là?
A. Hội đồng bảo an phục tùng Đại hội đồng. B. Hội đồng bảo an chỉ phục tùng Đại hội đồng trong một số vấn đề quan trọng.
C. Hội đồng bảo an không phục tùng Đại hội đồng
D. Đại hội đồng phục tùng Hội đồng bảo an
Câu 34: Sắp xếp các thành tựu của Liên Xô theo trình tự thời gian A. 1,2,3,4 B. 1,4,3,2
C. 3,2,4,1
D. 4,3,2,1
1. chế tạo thành công bom nguyên tử
2. Phóng tàu vũ trụ Phương Đông, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của nhân loại
3. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo
4. Trở thànhcường quốc công nghiệp thứ hai thế giới
Câu 35: Khuôn khổ của trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai được hình thành bởi
A. những quyết định của hội nghị IANTA
B. những thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô - My - Anh tại hội nghị Pôtxđam
C. những quyết định của hội nghị IANTA và hội nghị thành lập Liên Hợp Quốc tại Xan Phranxixcô
D. những quyết định của hội nghị IANTA và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô - My - Anh
Câu 36. Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế.
A. đấu tranh công khai giữa các nước thành viên
B. vừa hợp tác, vừa đấu tranh
C. giải quyết các cuộc chiến tranh trên thế giới
D. giải quyết các vấn đề chung của thế giới
Câu 37. Nội dung nào không phải là điểm giống nhau giữa hai trật tự thế giới Vecxai – Oasinhtơn và Ianta?
A. Hình thành sau hai cuộc chiến tranh thế giới
B. Có sự tham gia của các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
C. Thành lập các tổ chức chính trị quốc tế để duy trì trật tự
D. Không giải quyết được triệt để mâu thuẫn giữa các nước.
Câu 38. Hội nghị IANTA chấp nhận các yêu cầu của Liên Xô khi tham gia chống Nhật ở châu Á, ngoại trừ việc
A. khôi phục quyền lợi của Nga bị mất sau chiến tranh Nga – Nhật
B. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin
C. trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhlin
D. giữ nguyên hiện trạng Trung Quốc và Mông Cổ
Câu 39. Khi mới thành lập, tổ chức Liên Hợp Quốc có bao nhiêu nước tham gia?
A. 40 B. 45 C. 50 D. 55
Câu 40. 1945 – 1949, khuôn khổ của trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai bước đầu được tạo nên bởi
A. những quyết định của hội nghị IANTA
B. những thỏa thuận của 3 cường quốc Anh – My - Liên Xô
C. sự thành lập Liên hợp quốc
D. sự hình thành 2 hệ thống xã hội đối lập TBCN và XHCN
Câu 41. Theo Hội nghị Ianta, quân đội … sẽ chiếm đóng Đông Đức, Đông Âu. Quân đội … sẽ chiếm đóng Tây Đức, Tây Âu.
A. Liên Xô/ My, Anh
B. My, Anh, Pháp/ Liên Xô
C. Liên Xô/ My
D. Liên Xô/ My, Anh, Pháp
Câu 42. Nguyên tắc cơ bản nhất để chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc là
A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).
Câu 43. Theo thỏa thuận của các cường quốc Đồng minh tại hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Liên Xô.
B. Mĩ.
C. Anh.
D. các nước phương Tây.
Câu 44. Liên Xô – My - Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc tại hội nghị
A. Ianta tháng 2/ 1945.
B. Giơ-ne-vơ tháng 7/1954.
C. Pôt-xđam tháng 8/ 1945.
D. Xan phranxico tháng 6/1945.
Câu 45. Theo thỏa thuận của các cường quốc Đồng minh tại hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Liên Xô.
B. Mĩ.
C. Anh.
D. các nước phương Tây.
Câu 46. Ý nào không đúng về nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là
A. Nhân dân không ủng hộ, tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội.
B. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - ky thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội
C. Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước
Câu 47. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên bị tách thành hai miền tại vĩ tuyến 38 là do
A. âm mưu biến Triều Tiên thành thuộc địa của Mĩ
B. nguyện vọng của nhân dân Triều Tiên
C. quyết định của hội nghị Ian ta
D. hệ quả của chiến tranh lạnh.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan Lịch sử lớp 12
Gv: Đỗ Thị Ngọc Anh
Trường THPT Mỹ Lộc
Câu 49. Năm 1948, Triều Tiên bị tách thành hai nước là do
A. âm mưu biến Triều Tiên thành thuộc địa của Mĩ
B. nguyện vọng của nhân dân Triều Tiên
C. quyết định của hội nghị Ian ta
D. hệ quả của chiến tranh lạnh.
Câu 50. Đối với chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, Hội nghị Ianta đã quyết định như thế nào?
A. Đánh bại hòa toàn
B. Liên Xô tham gia chống Nhật Bản
C. Tiêu diệt tận gốc
D. Đánh bại phát xít Đức
Câu 51. Mục đích hàng đầu của Liên Hợp quốc là
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
B. Duy trì hòa bình thế giới
C. Hợp tác quốc tế giữa các nước
D. Phát triển quan hệ hữa nghị giữa các dân tộc
Câu 52. Sự tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là
A. sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học
B. sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới
C. sự sụp đổ của lý tưởng Cộng sản
D. sự sụp đổ của hệ thống XHCN trên toàn thế giới.
Câu 53. Sự kiên … đánh dấu trật tự Ianta sụp đổ. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại sau khi …
A. Liên Xô tan rã/ chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở các nước Đông Âu và Liên Xô.
B. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh/ Liên Xô tan rã
C. chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở các nước Đông Âu và Liên Xô/ Liên Xô tan rã
D. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh/ chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở các nước Đông Âu và Liên Xô.
Câu 54. Năm 2000, vị Tổng thống nào lên nắm quyền đã tạo nên nhiều chuyển biến tích cực cho nước Nga?
A. Xtalin.
B.V. Putin
C. Lênin
D. Goocbachốp
Câu 55. Để kết thúc nhanh chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương, hội nghị Ianta đã có thỏa thuận gì?
A. Sử dụng bom nguyên tử để kết thúc chiến tranh
B. Liên Xô sẽ chống Nhật ở Châu Á sau khi đánh bại Đức 2 - 3 tháng
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật
D. Tất cả các thỏa thuận trên
Câu 56. Liên xô trở thành thành trì của cách mạng thế giới trong thời gian nào
A. 1945 - đầu 1970
B. 1945 - đầu 1980
C. 1945 - 1990
D. 1945 - đầu 1991
Câu 57. Kết nối các dữ kiện phù hợp về nước Nga – Liên Xô
Thời gian
Thể chế chính trị (nhiệm vụ)
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Đế quốc phong kiến do Nga hoàng đứng đầu
Sau cách mạng tháng Hai
Nước Cộng hòa
Sau cách mạng tháng Mười
Khủng hoảng và sụp đổ
1921 - 1941
Tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
1941 - 1945
Xây dựng chủ nghĩa xã hội
1945 – 1950
Chính quyền Xô Viết
1950 – nửa đầu những năm 70
Khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai
Nửa sau những năm 70 – 1991
Tham gia chiến tranh thế giới thứ hai
1991 - 2000
Thể chế Tổng thống Liên Bang
Câu 58. Kết nối các dữ kiện phù hợp về tổ chức Liên Hợp Quốc
Địa điểm thành lập
Liên Xô, My, Anh, Pháp, Trung Quốc
Địa điểm đặt trụ sở
Ban thư kí
5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an
Hội đồng Bảo an
Cơ quan hành chính
Niu Ióoc
Cơ quan giữ vai trò trọng yếu
Xan Phơranxixcô
Câu 59: Liên Xô tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. 71 năm
B. 72 năm
C. 73 năm
D. 74 năm
Câu 60. Đặc trưng lớn nhất của trật tự thế giới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Thế giới phát triển theo thế đa cực.
B.Thế giới chia làm hai phe TBCN và XHCN do My và Liên xô đứng đầu mỗi phe.
C. My làm bá chủ thế giới
D.Ba trung tâm kinh tế - tài chính My - Tây Âu – Nhật Bản chi phối toàn thế giới.
Câu 61. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và bước đầu trở thành hệ thống thế giới.
A. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
B. Sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
C. Sự ra đời của nước Cộng hòa Ấn Độ
D. Sự ra đời của nước Cộng hòa Cuba
Câu 62. Tháng 12/1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định nước Nga theo chế độ nào?
A. Dân chủ đại nghị.
B. Thể chế quân chủ chuyên chế.
C. Thể chế quân chủ Lập Hiến.
D. Thể chế Tổng Thống Liên Bang.
Câu 63. Trật tự Ianta ra đời chủ yếu phản ánh kết quả của thỏa thuận nào sau đây của các nước đế quốc trong năm 1945?
A. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á sau khi đánh bại phát xít Đức.
B. Thỏa thuận về việc đóng quân ở các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và
châu Á.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan Lịch sử lớp 12
Gv: Đỗ Thị Ngọc Anh
C. Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
D. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan Lịch sử lớp 12
Trường THPT Mỹ Lộc