Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

9 nhu cầu thị trương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.61 KB, 6 trang )

IX. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
9.1. Dự báo nhu cầu về lượng tiêu thụ và giá phôi thép xây dựng thị trường
Việt Nam đến năm 2020
9.1.1. Dự báo nhu cầu về lượng tiêu thụ phôi thép xây dựng thị trường Việt
Nam tới năm 2020
9.1.1.1. Dự báo khả năng tiêu thụ phôi thép tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020
Trên cơ sở mức tăng trưởng và tỷ lệ tiêu hao phôi thép cho tấn sản phẩm
thép cán, các chuyên gia đã tính được nhu cầu thép xây dựng (thép dây và thanh)
của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 1013,8 triệu tấn. Về cơ cấu chủng
loại phôi được xác định trên cơ sở điều tra nhu cầu và thực tế các nhà máy cán
hiện có của Việt Nam. Từ đây có thể tính được nhu cầu phôi vuông (Billet) cho
sản xuất thép xây dựng của Việt Nam giai đoạn từ 2010-2020 xem bảng 9.1.
Bảng 9.1. Dự báo nhu cầu phôi vuông (Billet) của Việt Nam GĐ 2010-2020
Số lượng nhu cầu phôi thép vuông (Billet) và thép xây
dựng hàng năm
Nhu cầu chủng loại
2010

2011

2012

2013

2014

2015-2020

Theo mức tăng trưởng GDP = 7%
Phôi thép vuông
Thép xây dựng



7.500 8.400

9.410

10.50
0

11.820

13.330

6.825 7.644

8.561

9.588

10.73
9

12.120

Theo mức tăng trưởng GDP = 8%
Phôi thép vuông
Thép xây dựng

7.920 9.025

10.28

0

11.400

13.37
0

14.900

7.200 8.205

9.354

10.66
3

12.15
5

13.858

Theo mức tăng trưởng GDP = 5,56 %
Phôi thép vuông
Thép xây dựng

7.100 7.820

8.600

9.400


10.39
0

11.300

6.466 7.112

7.825

8.606

9.466

10.410

9.1.1.2. Năng lực sản xuất phôi thép tại Việt Nam và cân đối cung cầu
Thực tế trong thời gian qua cho thấy, năng lực sản xuất phôi vuông
(billet) cho cán thép xây dựng trong nước đã tăng đáng kể. Theo các chuyên gia
của ngành Thép Việt Nam, từ sau năm 2015 ngành Thép Việt Nam chỉ phải
nhập khẩu phôi thép dẹt (Slab) để cán thép tấm và thép lá, còn phôi thép vuông
(billet) có thể tự sản xuất. Đến năm 2020 năng lực sản xuất phôi vuông (billet)
90


của Việt Nam có thể đạt tới công suất 21,4 triệu tấn/năm. Theo số liệu điều tra
năng lực sản xuất phôi và các nhà máy cán của Việt Nam thì sản lượng phôi
vuông sản xuất trong nước giai đoạn năm 2015-2020 có thể cung sẽ vượt cầu.
9.1.2. Dự báo giá phôi thép của thị trường Việt Nam tới năm 2020
9.1.2.1. Nhu cầu tiêu thụ phôi thép và chủng loại phôi thép của thế giới

(1) Nhu cầu tiêu thụ phôi thép của thị trường thế giới
- Nhu cầu phôi thép toàn thế giới năm 20082009: Năm 2008 nhu cầu là
1.360 triệu tấn, tăng 5,6% so với năm 2007. Do khủng hoảng kinh tế Thế giới
nên trong những tháng đầu năm 2009 nhu cầu tiêu thụ thép và giá giảm mạnh,
nhiều nhà máy đã phải cắt giảm sản lượng. Sang đầu quý II/2009 nhờ gói kích
cầu kinh tế của Chính phủ các nước, nền kinh tế Thế giới đã có dấu hiệu tốt,
nhu cầu thép đã bắt đầu tăng trở lại nhưng với mức độ chưa cao. Theo số liệu
của Hiệp Hội Thép Thế giới (World Steel Association – WSA) lượng thép thô
Thế giới trong 5 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt 449 triệu tấn, giảm 22,4% so với
cùng kỳ năm 2008.
- Dự báo mức tăng nhu cầu sử dụng phôi thép thế giới năm 20102020 là
khoảng 4,5%/năm. Khi đó nhu cầu phôi thép trên thế giới sẽ đạt khoảng
1.5002.010 triệu tấn/năm.
(2) Chủng loại phôi thép của thị trường thế giới
- Trước những năm 2005 hầu hết các nước trên thế giới và Việt Nam chỉ
sử dụng phôi vuông loại (100x100) mm và (120x120) mm để sản xuất thép xây
dựng (thép dây cuộn và thanh) phù hợp trình độ công nghệ và thiết bị cán thép;
- Do xu hướng phát triển và hiện đại hoá công nghệ và thiết bị cán đã
làm cho năng suất cán thép xây dựng tăng cao, các nước phát triển (với nhiều
kinh nghiệm sản xuất thép) đã sử dụng phôi vuông (Billet) loại (150x150) mm.
Vì loại này chi phí tiêu hao phôi trên tấn thép cán thấp hơn so với loại
(100x100) mm.
- Dự báo trong giai đoạn 20112020 nhu cầu sử dụng thép tấm và thép lá
tăng hơn thép xây dựng thông thường. Trong giai đoạn 20002010 tỷ lệ nhu
cầu thép xây dựng/thép dẹt là 56/44. Tỷ lệ này vào những năm 20112020 dự
kiến sẽ là 45/55. Kết quả điều tra về nhu cầu thép dẹt cho đóng tàu và sản xuất
ôtô của Việt Nam cũng phù hợp với tỷ lệ này. Vì thế, khuyến cáo các nhà sản
xuất thép Việt Nam cần phát triển dự án sản xuất phôi dẹt (Slap) cho nhu cầu
thép tấm lá. Như vậy, trong giai đoạn mở rộng tăng công suất lên 4 triệu tấn
phôi thép/năm của Dự án Thép Sông Quyền do TIC thực hiện cần theo hướng

sản xuất phôi thép dẹt (Slap).
9.1.2.2. Dự báo giá phôi thép thị trưởng Việt Nam 20102020
91


(1) Dự báo mức tăng giá phôi thép thế giới giai đoạn tới năm 2020
Căn cứ giá phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam trong những năm qua, căn
cứ vào dự báo mức tăng trưởng thép (trong đó có thép xây dựng) và giá thép
của thế giới và Việt Nam do một số chuyên gia của IISI (International Iron and
Steel Institute), Hiệp Hội Thép Thế giới (WSA), Hiệp Hội Thép Đông Nam Á
(SEAISI) và nhóm nghiên cứu “Báo cáo thị trường phôi thép” đã đưa ra một số
nhận định về “Dự báo sự biến động giá phôi thép trên thị trường thế giới và
Việt Nam trong giai đoạn năm 2010–2020” giá phôi thép sẽ đạt khoảng trên
1.100 USD/tấn, tăng khoảng 10%/năm.
(2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá phôi thép được sản xuất từ quặng
sắt Thạch Khê có hàm lượng kẽm trung bình 0,07% bằng công nghệ Lò cao và
Lò chuyển thổi ôxy.
Như đã phân tích ở trên Dự án sản xuất 2 triệu tấn phôi thép/năm của
TIC (gọi tắt là Dự án) sẽ sử dụng quặng sắt được khai thác từ mỏ Thạch Khê,
hiệu quả của Dự án phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn công nghệ sử dụng
nguồn quặng sắt có hàm lượng Zn = 0,07%.
Xuất phát từ sự khác biệt lớn về hàm lượng Zn của quặng Thạch Khê so
với các loại quặng sắt thông thường được buôn bán trên thị trường thế giới, vì
thế khó mà xác định chính xác giá quặng sắt Thạch Khê bằng phương pháp
phân tích thị trường, mà đòi hỏi phải có phương pháp xác định giá riêng biệt.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu “Báo cáo thị trường phôi thép” đã sử dụng những
nguyên tắc cơ bản để xác định giá quặng sắt mỏ Thạch Khê cho Dự án như sau:
- Lấy giá quặng sắt trong khu vực châu Á Thái Bình Dương làm giá tham
chiếu để tính toán. Cụ thể sẽ lấy giá quặng của Australia đã bán cho các nhà sản
xuất thép ở châu Á trong giai đoạn từ 2002 - 2007.

- Lấy giá quặng cám làm giá cơ sở, giá quặng cục sẽ được điều chỉnh tăng
lên ít nhất là 15%. Thông thường ở Australia, giá quặng cục cao hơn giá quặng cám
từ 2830%. Đối với Brazil, mức chênh lệch này chỉ khoảng 10% (theo số liệu của
UNTAD) và giá Quặng vê viên cao hơn 1,52 lần so với giá quặng cám.
- Điều chỉnh giảm giá quặng Thạch Khê so với giá quặng thương mại ở
khu vực châu Á. Vì quặng sắt Thạch Khê có Zn = 0,07% (cao hơn 20 lần so với
quặng thương mại thế giới) nên khi sử dụng để sản xuất gang bằng Lò cao phải
tăng chi phí tiêu hao than Cốc, tăng chi phí sửa chữa và bảo dưỡng Lò cao,
giảm năng suất và khó khăn khi vận hành lò…
Thông thường giá quặng sắt niêm yết theo “Giá đơn vị” là Cents Mỹ/đơn
vị tấn khô (USc/dmtu), “Đơn vị” ở đây là 1% hàm lượng Fe. Để chuyển đổi giá
Đơn vị sang giá “USD/tấn”, lấy giá “Đơn vị” nhân với hàm lượng sắt (Fe)
trong 1 tấn quặng khô. Giá bán quặng thường được xác lập bởi các công ty khai
thác quặng lớn trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và các nhà sản xuất
92


thép lớn của châu Âu và châu Á. Trên thị trường châu Á, giá quặng cám (có cỡ
hạt dưới 6 mm) được thiết lập theo chuẩn quặng sắt của Australia (hãng BHP
Billiton hoặc Hamersley).
Từ năm 2000 cho đến nay, giá quặng sắt có những biến động lớn với xu
hướng tăng cao trong năm 20072008. Đặc biệt năm 2005 giá quặng sắt cục
(cỡ hạt > 6 mm) tăng 71,5% so với năm 2004. Diễn biến giá quặng sắt của hãng
Rio Tinto và CVRD từ năm 20022007 được nêu trong bảng 14.2.
Khi tính toán dự báo giá quặng sắt mỏ Thạch Khê, Nhóm chuyên gia lập
“Báo cáo nghiên cứu thị trường phôi thép” đề xuất tính theo giá FOB cho
quặng sắt mua và bán theo hợp đồng dài hạn. Căn cứ giá quặng sắt nêu trong
bảng 1.2 sẽ điều chỉnh giảm giá (vì quặng có Zn cao) cho phù hợp với thị
trường quặng sắt Thế giới. Việc điều chỉnh giảm giá dựa vào mức tăng tiêu hao
than Cốc khi sử dụng quặng sắt Thạch Khê để sản xuất gang theo công nghệ Lò

cao. Với giá than Cốc (giá cơ sở) là 155 USD/tấn và mức tiêu hao quặng sắt là
1,65 tấn quặng sắt/tấn gang Lò cao, có thể xác định giá quặng sắt Thạch Khê
theo 02 mức điều chỉnh giảm giá phụ thuộc vào mức tăng tiêu hao than Cốc
trên 1 tấn gang như sau:
- Mức 1: Với mức tăng tiêu hao than Cốc tối thiểu là 35 kg/tấn gang thì
mức điều chỉnh giảm giá sẽ là 155 USD x 0,030/1,65 = 3,2 USD/tấn quặng;
- Mức 2: Với mức tăng tiêu hao than Cốc tối đa là 100 kg/tấn gang thì
mức điều chỉnh giảm giá sẽ là 155 USD x 0,10/1,65 = 9,3 USD/tấn quặng;
Bảng 9.2. Giá bán quặng sắt của Rio Tinto và CVRD từ 2002 - 2007
(Nguồn: Rio Tinto và CVRD năm 2007)
Đơn vị tính: USD/tấn khô

Sản phẩm
Quặng cám 64%Fe
Quặng cục 64%Fe
Quặng HI Yandi 58%Fe
Quặng vê viên 68%Fe

2002
17,65
22,53
15,04
34,07

2003
19,42
24,79
16,54
32,16


2004
23,03
29,40
19,62
35,36

2005
39,50
50,41
33,65
42,02

2006
47,01
59,99
40,05
78,54

2007
51,47
65,69
43,85
80,21

(2.1) Những yếu tố thuận lợi tác động đến giá phôi thép của Dự án:
- Giá quặng sắt thấp: Quặng sắt được khai thác từ mỏ Thạch Khê cấp cho
Dự án có giá thấp hơn rất nhiều so với giá quặng sắt nhập khẩu. Đây là lợi thế
cơ bản và rất lớn của Dự án;
- Dự án đầu tư trong bối cảnh nhu cầu phôi vuông (Billet) cho cán thép
xây dựng của Việt Nam đang rất cao, trong khi nguồn cung trong nước chưa

đáp ứng đủ, phần lớn phôi thép phải nhập khẩu với giá cao. Vào thời điểm đầu
tháng 3/2012 Việt Nam phải nhập phôi thép với giá 530 USD/tấn (nguồn
haiphongmetal.com.vn);
93


- Dự án đầu tư tại vùng Hà Tĩnh (là tỉnh nghèo) nên được hưởng rất
nhiều chính sách ưu đãi (về thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp…) do Chính
phủ Việt Nam quy định;
(2.2) Những yếu tố không thuận lợi sẽ tác động làm tăng cao giá phôi thép dẫn
đến hiệu quả Dự án thấp:
- Về công nghệ luyện gang Lò cao với quặng sắt có Zn cao:
+ Tăng chi phí than Cốc: Theo phân tích cơ cấu giá thành, chi phí than
Cốc chiếm từ 4756% tổng giá thành gang Lò cao. Trong khi đó, quặng sắt chỉ
chiếm từ 2425,4%. Nếu mức tiêu hao than Cốc để sản xuất gang Lò cao của
các nước từ 450500 kg/tấn gang thì khi dùng quặng sắt Thạch Khê giá thành
gang tăng cao hơn 1020% (do quặng sắt Thạch Khê có hàm lượng Zn =
0,07% nên lượng than Cốc phải tăng thêm 30100 kg/tấn gang);
+ Tăng chi phí bảo dưỡng Lò cao, tăng vật liệu xây và vữa chèn lò: Thời
gian chạy Lò cao của các nước trên thế giới là 5 năm. Khi sử dụng quặng sắt
Thạch Khê (có Zn cao) thời gian chạy Lò cao chỉ 23 năm đã phải bảo dưỡng,
nên đã giảm 50% tuổi thọ lò cao và tăng khoảng 5% chi phí vật liệu xây và vữa
chèn lò;
+ Tăng chi phí đầu tư thiết kế và xây lắp Lò cao: Do phải thay đổi kết
cấu của Lò cao, quy trình vận hành và thiết lập thông số chạy lò riêng cho lò
cao sử dụng quặng sắt Thạch Khê;
- Sự cạnh tranh về giá và thị trường tiêu thụ:
+ Như phân tích ở trên khi sử dụng quặng sắt Thạch Khê trong cùng điều
kiện tương tự chắc chắn giá phôi của Dự án sẽ cao hơn các dự án sản xuất phôi
khác từ 2025%;

+ Theo số liệu thống kê đến năm 2007 ở Việt Nam đã có trên 20 Dự án
đầu tư sản xuất phôi (không tính các dự án của các Làng nghề), đây là yếu tố
bất lợi cho Dự án khi thiết lập thị trường tiêu thụ phôi thép tại Việt Nam.
9.2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm
Các hộ tiêu thụ quặng sắt bao gồm: Nhà máy thép công suất 2 triệu t/n
của TIC, Nhà máy thép Kobe (Nhật Bản) được xây dựng tại KCN Hoàng Mai,
Nhà máy thép Hòa Phát – Mitraca và một số nhà máy khác. Các hộ tiêu thụ này
đều đã có Biên bản ghi nhớ với Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê. Cụ thể xem
bảng 9.3.
Bảng 9.3. Nhu cầu cung cấp quặng sắt mỏ Thạch Khê
TT
1

Dự án

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

Nhà máy thép công suất 2 triệu t/n của TIC
94

1.800.000

3.600.000


2

Nhà máy thép Kobe

2.000.000


4.000.000

3

Nhà máy thép Hòa Phát - Mitraca

500.000

1.000.000

4

Một số dự án khác

700.000

1.400.000

5.000.000

10.000.000

Cộng

Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 04/9/2007 về việc phê duyệt Quy
hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm
2025 có nêu rõ:
Giai đoạn 2007-2015 Liên hợp thép Hà Tĩnh, sử dụng quặng sắt mỏ Thạch
Khê với công suất dự kiến 4,5 triệu tấn/năm, chia thành 2 giai đoạn, trong đó giai

đoạn 1 khoảng 22,5 triệu tấn. Hình thức đầu tư dự kiến hợp tác đầu tư trong và
ngoài nước. Thời gian đưa vào sản xuất giai đoạn 1 dự kiến 2011-2012;
Qua đó cho thấy:
- Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến việc khai thác và chế biến
quặng sắt mỏ Thạch Khê;
- Nhu cầu thị trường là rất lớn. Thị trường chính là để sử dụng trong nước
và một phần xuất khẩu nhằm bình ổn thị trường trong nước; Thị trường xuất
khẩu chủ yếu là Trung Quốc, sau đó là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan;
- Kế hoạch khai thác mỏ Thạch Khê trong “Quy hoạch phát triển ngành
Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến nam 2025“ đã được Thủ tướng
Chính Phủ phê duyệt.
Đó là những thuận lợi có ý nghĩa quan trọng để tiến hành đầu tư khai thác
và tiêu thụ sản phẩm quặng sắt mỏ Thạch Khê - Hà Tĩnh.

95



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×