Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thuận lợi và khó khăn trong dạy học môn Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.35 KB, 3 trang )

Thuận lợi và khó khăn trong đổi mới phơng pháp
dạy học môn ngữ văn
( Cô giáo Hoàng Thị Phơng Ngọc_ Trờng THPT DL Lômônôxôp .)
Phơng tiện dạy học chỉ là một mắt xích quan trọng trong quá trình dạy học mà nó
còn là động lực tạo nên sự thay đổi cơ chế. Trên thực tế, nhiều khi phơng pháp, phơng
tiện dạy học sẽ làm thay đổi sự lựa chọn nội dung cho phù hợp.
Yêu cầu đổi mới phơng pháp là một yêu cầu mang tính bức thiết trong giáo dục hiện
đại. Điều này đã đợc tổ chức UNESCO và văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
khẳng định. Công nghệ thông tin chính là một trong những đôi cánh thần kì giúp chúng
ta thực hiện yêu cầu cấp thiết đó.
Công nghệ thông tin là khả năng xử lí dữ liệu bằng máy tính, sử dụng công nghệ tin
học, điện tử, viễn thông để xử lý và phân phối thông tin bằng dạng số và các dạng tin khác.
ứng dụng Công nghệ thông tin, môn Ngữ Văn đợc trang bị thêm những phơng tiện mới
mẻ, năng động góp phần nâng cao hiệu quả mới và mang một ánh sáng mới hấp dẫn học
sinh hơn.
Với quan điểm lấy học sinh là đối tợng trung tâm của quá trình dạy học và để bảo
đảm đợc giờ dạy thành công, ngời giáo viên cần đặc biệt chú trong tới đối tợng học sinh
(thông qua việc nắm chắc các quy luật tâm lí họ và sinh lí lứa tuổi, các quy luật của hoạt
đông nhận thức của học sinh lớp giảng dạy). Riêng trong môn Ngữ Văn, ngời giáo viên
con phải chú ý đến việc bồi đắp tâm hồn (không chỉ về nhận thức), giáo dục quan điểm
thẩm mĩ và nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh.
Công nghệ thông tin chính là phơng tiện trực quan sống động, mở cánh cửa đa học sinh
đến với thế giới thực tế bên ngoài. Hơn nữa, nó còn giúp các em khắc phục khoảng cách
ngày càng rộng giữa văn hoá ngoài xã hội với văn hoá trong nhà trờng, giữa nội dung
giảng dạy và tâm lí học sinh.
ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học đã dần viết lên trang sử mới cho giáo dục
với một loại các đổi mới về phơng pháp học tập, về phơng tiện dạy học ở các nớc tiên
tiến trên thế giới đang tiến đến dân dần xây dựng một môi trờng giáo dục điện tử với
những phòng thí nghiệm ảo, với những workspaces ( không gian làm việc trên mạng) để
cho từng cá nhân có thể chia se thông tin, tham dự hội thảo..
Dù xuất phát chậm hơn so với các nớc tiên tiến khác nhng chúng ta có một thuận lợi là


tiếp thu đợc ở họ nhiều thành tựu của công nghệ thông tin. Việc sử dụng các phần mền
trong dạy học các môn nh: Toán, Vật lý, Hoá, Địa lý và cả cho các cấp nh: Giáo dục tiểu
học, Giáo dục phổ thông, Giáo dục Đại học Cao đẳng không còn là vấn đề xa lạ. Bên
cạnh đó, nhiều trờng học đã đầu t những trang thiết bị hiện đại để các đồng chí giáo viên
có thể phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong việc giảng dạy. Văn chơng là
một nghệ thuật ngôn từ. Cách cảm thụ văn chơng của học sinh cũng phải trên cơ sở đặc
trng đó. Bởi thế vẫn tồn tại rất nhiều quan điểm cho rằng: Văn chơng sẽ không còn là Văn
chơng nếu bị máy hoá, hiện thực hoá. Có lẽ vì thế mà thực trạng ứng dụng công nghệ
thông tin vào môn ngữ Văn còn dè dặn hơn so với các môn học khác. Khó khăn về quan
điểm ấy còn đi cùng với khó khăn về sự trang bị cơ sở vật chất cha đồng bộ ở các trờng,
trình độ tin học của giáo viên và học sinh còn hạn chế. Do vậy ứng dụng công nghệ thông
tin vào môn ngữ Văn có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận Lợi:
- Phát huy tính tích cực của Công nghệ thông tin sẽ cung cấp cho giáo viên một trợ
giảng đắc lực để họ:
- Xử lý tối đa nội dung bài giảng trên cơ sở thu thập các tài liệu qua máy tính - Đồng
thời có thể thực hiện nhiều ý tởng của mình trong thiết kế nhờ công cụ hỗ trợ.
- Trình bày bài giảng khoa học và sinh động hơn với hình ảnh, âm thanh minh hoạ.
- Tiết kiệm thời gian viết bảng, tiết kiệm lời dẫn giảng để có thể dành nhiều thời gian tổ
chức lớp học với phơng pháp linh hoạt.
- Dễ dàng lu trữ, trao đổi kinh nghiệm với đông nghiệp, giúp giáo viên tự rèn luyện
chuyên môn của mình .
- Với học sinh, các em sẽ rất hứng thú với những bài giảng đổi mới phơng pháp bằng
ứng dụng thông tin vì:
- Nội dung bài học ngắn gọn đợc trình bày sinh động có cả âm thanh, hình ảnh màu
sắc, phim ảnh minh hoạ.
- Câu hỏi không chỉ đợc nghe mà còn đợc nhìn trên màn hình .
- Bài tập rõ ràng dễ hiểu. Có bài tập trò chơi thú vị. Không khí lớp học sôi nổi hơn.
- Các em đợc tích cực tham gia sử dụng máy tính để góp phần vào bài học.
2. Khó khăn

- Khó khăn đầu tiên là trình độ tin học không đồng đều của giáo viên và học sinh bởi
văn chơng xa và nay vẫn kị cái kỹ trị. Hệ thống cơ sở vật chất đòi hỏi hiện đại không phải
trờng nào cũng trang bị đợc.
- Với giáo viên, dạy bằng máy tính nhàn xong soạn một bài thì phải mất đến mấy tuần.
Đôi khi trình diễn sự cố về máy móc ảnh hởng rất lớn đến thành công của bài giảng. Hơn
thế nữa với môn ngữ văn đảm bảo đặc thù bộ môn là điều rất đợc chú trọng.
- Về phía học sinh: các em phải có thói quen đợc làm việc với máy tính, khả năng tập
trung học tập cao
3. Lu ý
Không phải đổi mới về phơng tiện là đổi mới về phơng pháp. Cho nên để phát huy
tính tích cực của Công nghệ thông tin trong bài dạy, giáo viên cần lu ý :
- Soạn giáo án điện tử tuỳ đặc trng phân môn. Môn tiếng Việt và làm Văn có thể khai
thác dữ liệu trên máy nhiều hơn.
- Phải kết hợp cả Projector với máy chiếu hắt để học sinh có thể tham gia làm bài tập
viết đoạn văn, tạo câu trên các phím trong.
- Khi trình chiếu, giáo viên phải chú ý hiệu quả thẩm mĩ của hình ảnh, âm thanh, đoạn
phim, tránh phản cảm làm mất đặc trng ngôn ngữ Văn: khơi dậy cảm thụ của các em trên
ngôn từ và bồi dỡng tình cảm thẩm mĩ cho các em. Muốn thế, giáo viên phải thật nhịp
nhàng với máy móc và lời giảng.
- Giáo viên phải lờng trớc tình huống máy móc có sự cố.
- Khi tổ chức cho học sinh tự làm việc với máy vi tính, giáo viên phải tổ chức và điều
khiển lớp tốt.
Tóm lại, phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong dạy hoc ngữ Văn nói
chung và những bài ôn tập ngữ Văn nói riêng là một hớng đi đúng đắn để góp phần nâng
cao chất lợng dạy học, đổi mới phơng pháp, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh,
đem đến cho học sinh một không khí mới trong học tập văn chơng.

×