Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Khảo sát hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc trong thơ vương duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.45 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

LÊ THỊ THANH HUYỀN

KHẢO SÁT
HỆ THỐNG TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC
TRONG THƠ VƯƠNG DUY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hán Nôm

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

LÊ THỊ THANH HUYỀN

KHẢO SÁT
HỆ THỐNG TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC
TRONG THƠ VƯƠNG DUY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hán Nôm
Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Hải Vân


HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
TS. Nguyễn Thị Hải Vân - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp
tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận
Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và
các bạn để đề tài nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục được hoàn thiện. Tôi xin
trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2019
Người thực hiện

Lê Thị Thanh Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Thị Hải Vân. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, kết quả này không trùng với
kết quả của bất kì tác giả nào đã được công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 1019
Người thực hiện


Lê Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3
5. Nhiệm vụ đề tài ....................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
7. Cấu trúc khóa luận................................................................................... 4
NỘI DUNG.................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 5
1.1. Vương Duy: thi hào tinh thông hội họa ................................................ 5
1.1.1. Vương Duy - một nhà thơ nổi tiếng................................................. 5
1.1.2. Vương Duy - một họa sĩ tài ba........................................................ 7
1.1.3. Vương Duy họa sĩ luôn đi liền với Vương Duy thi sĩ....................... 8
1.2. Màu sắc trong hội họa và hội họa Trung Hoa ....................................... 9
1.2.1. Những màu sắc có trong nghệ thuật hội họa .................................. 9
1.2.2. Màu sắc sử dụng trong hội họa Trung Hoa .................................. 11
1.3. Từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán.......................................................... 17
1.3.1. Từ chỉ màu sắc đơn âm tiết........................................................... 17
1.3.2. Từ chỉ màu sắc đa âm tiết............................................................. 18
Chương 2. KHẢO SÁT TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG THƠ VƯƠNG DUY....
22
2.1. Số từ chỉ màu sắc trong thơ Vương Duy............................................. 22
2.1.1. Các từ chỉ màu trắng trong các bài thơ của Vương Duy............... 22
2.1.2. Các từ chỉ màu xanh trong thơ Vương Duy .................................. 24
2.1.3.Các từ ngữ chi những màu khác .................................................... 26

2.2. Tần số xuất hiện từ chỉ màu sắc trong thơ Vương Duy ....................... 28


2.3. Chức năng ngữ pháp của từ chỉ màu sắc trong thơ Vương Duy .......... 32
2.3.1. Cách sử dụng cụm từ trong thơ Vương Duy.................................. 32
2.3.2 Chức năng của tính từ chỉ màu sắc trong câu................................ 35
Chương 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC
TRONG THƠ VƯƠNG DUY ...................................................................... 38
3.1. Giá trị của các từ chỉ màu sắc trong việc xây dựng bức tranh thiên nhiên
. 38
3.1.1. Những bức tranh sơn thủy điền viên với những màu sắc tươi tắn . 38
3.1.2. Những bức tranh sơn thủy điền viên với màu sắc thanh đạm ........ 41
3.2. Giá trị của các từ chỉ màu sắc trong việc thể hiện con người
Vương Duy ............................................................................................... 45
3.2.1. Một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế, giàu tình yêu thiên nhiên.............. 45
3.2.2. Một nỗi lòng mang nhiều tâm sự .................................................. 48
KẾT LUẬN.................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trung Quốc là một đất nước nổi tiếng với nền văn học đồ sộ có từ lâu
đời. Thơ ca đời Đường (618 - 907) đã đóng góp một vị trí quan trọng trong
nền văn học ấy. Những thành tựu thơ ca đời Đường đã tạo nên thời đại hoàng
kim của lịch sử phát triển thơ ca trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Nhà
Đông phương học Murdoch đã nhận xét về thơ ca đời Đường như sau: “Thời
đó, hiển nhiên Trung-Hoa đứng đầu các dân tộc văn minh trên thế giới. Đế
quốc ấy hùng cường nhất, văn minh nhất, thích sự tiến bộ nhất và được cai trị
tốt nhất thế giới. Chưa bao giờ nhân loại được thấy một nước khai hóa phong

tục đẹp đẽ như vậy…” [3;18].
Quá trình hình thành và phát triển của thơ ca đời Đường gắn bó chặt
chẽ với sự thống trị Trung Quốc suốt gần 300 năm của nhà Đường (618 - 907)
đã để lại số lượng tác phẩm vô cùng đồ sộ. Ngày nay, bộ Toàn Đường thi ấn
hành dưới thời Khang Hy ta thấy gồm 900 quyển, 30 tập với gần 500 vạn bài
thơ của hơn 2300 nhà thơ, trong đó Lí Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, v.v… là
những nhà thơ lớn nổi tiếng thế giới.
Sự phồn vinh của văn học Đường không chỉ bởi số lượng các tác phẩm
đồ sộ mà còn do nội dung và hình thức sáng tác của các nhà thơ thời kì này đã
có sự chuyển biến mạnh mẽ. Về nội dung đã thay vì đi sâu khám phá cái rỗng
tuếch nghèo nàn của văn học quý tộc mà đã bắt đầu hướng đến cuộc sống quý
tộc phong phú rộng rãi đồng thời kết hợp được nhiều ngành nghệ thuật vào
trong thơ ca như trong thơ có nhạc, trong thơ có họa, có điêu khắc,… Về mặt
hình thức đã có nhiều phát triển mới mẻ, sáng tạo. Trong số các nhà thơ đó
không thể không kể đến Vương Duy - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng sâu
rộng. Ông được đánh giá là một trong bốn “ngôi sao sáng chói” của thơ ca đời
Đường (cùng với Lí Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị).

1


Vốn được tôn là tổ sư của họa phái Nam Tông là “Văn nhân họa” nên
trong thơ Vương Duy những câu thơ kết hợp với hội họa được sử dụng rất
nhiều. Trong thơ Vương Duy, những nét chấm phá của tranh thủy mặc là
những dòng thơ đơn giản lạ kì nhưng lại không mất đi vẻ trang trọng, mĩ lệ.
Dù Vương Duy là một con người đa tài: đàn hay, vẽ giỏi, chữ đẹp, văn
chương xuất chúng nhưng người đời biết đến Vương Duy nhiều nhất là một
Vương Duy họa sĩ luôn đi liền với một Vương Duy thi sĩ của núi rừng cây cỏ.
Chính vì vậy mà câu thơ “Khi xem tranh của Duy Ma Cật ta thấy gồm cả một
bài thơ. Khi đọc thơ Duy ma Cật ta còn thấy gồm cả một bức tranh” của Tô

Thức đã trở thành câu nói cửa miệng để mọi người ca ngợi Vương Duy.
Thơ của Vương Duy đã vượt qua 10 thế kỉ để tồn tại cho đến ngày nay,
nó không chỉ có chỗ đứng trong nền văn chương Trung Quốc mà nó còn có
ảnh hưởng rất lớn đến văn chương trong khu vực nói riêng và Việt Nam nói
chung. Vương Duy là tác giả được đưa vào dạy trong chương trình Ngữ văn
THPT hiện hành. Vì vậy, việc “Khảo sát hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc
trong thơ Vương Duy” là một đề tài đáng được chú ý và quan tâm. Qua đó,
người viết có cơ hội mở rộng kiến thức, phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy
tác phẩm của Vương Duy nói riêng và thơ Đường nói chung ở chương trình
Ngữ Văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông thêm phong phú và sâu
sắc.
2. Lịch sử vấn đề
Vương Duy là nhà thơ nổi tiếng trong văn thơ cổ điển Trung Quốc. Thơ
Vương Duy là một biểu tượng của truyền thống thi ca Đông phương. Thơ ông
là một bức tranh sống động về đường nét, màu sắc với sự cân đối, hài hòa cả
về nội dung và hình thức.
Ở Việt Nam, từ xưa đến nay người ta cũng đặc biệt chú ý đến những
sáng tác của Vương Duy. So với các tác giả như Lí Bạch, Đỗ Phủ,.. tuy tài
liệu nghiên cứu về Vương Duy có phần non kém hơn nhưng chúng ta không


thể phủ nhận rằng tài liệu về thơ Vương Duy cũng đa dạng và phong phú.
Trong cuốn Vương Duy - chân diện mục của Vũ Thế Ngọc dịch và chú
giải đã giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của Vương Duy
và cũng đã đề cập đến màu sắc trong thơ Vương Duy nhưng đó mới chỉ là
lướt sơ qua chứ chưa có những nhận định và tìm hiểu cụ thể.
Trong tạp chí nghiên cứu khoa học Vương Duy và Yosa Buson - “Thi
trung hữu họa” của Nguyễn Thị Nguyệt Trinh cũng đã liệt kê được số lượng
màu sắc trong thơ Vương Duy nhưng đó mới chỉ là liệt kê và mới chỉ chạm
vào bề nổi của vấn đề chứ chưa đi sâu vào phân tích.

Trong Tuyển tập thơ Đường, các tác giả đã giới thiệu sơ lược về nhà
thơ Vương Duy và một số bài thơ tiểu biểu của ông nhưng tuyệt nhiên chưa
đề cập đến màu sắc được sử dụng trong thơ của Vương Duy.
Như vậy, những công trình nghiên cứu về nhà thơ Vương Duy đa phần
đều đề cập đến phong cách, phần họa trong thơ của ông …nhưng chưa có hệ
thống và công trình nghiên cứu hoàn thiện về màu sắc trong thơ Vương Duy.
Tuy nhiên, đây là những nguồn tư liệu quý báu làm nên nền tảng cơ sở giúp
chúng tôi lựa chọn và xây dựng đề tài “Khảo sát hệ thống từ ngữ chỉ màu
sắc trong thơ Vương Duy”.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận này được thực hiện với mục đích chỉ ra vị trí, ý nghĩa quan
trọng của các từ ngữ chỉ màu sắc trong các bài thơ của Vương Duy. Từ đó,
chúng tôi tiến hành thống kê, khảo sát và phân tích đối chiếu từ các bài thơ
của Vương-Duy để chỉ ra sự đa dạng, phong phú và độc đáo của các từ ngữ
chỉ màu sắc trong thơ của ông và tác dụng của chúng đối với việc hình thành
phong cách nghệ thuật của Vương Duy.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về “Khảo sát hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc trong


thơ Vương Duy” tập trung vào tìm hiểu sự phong phú, đa dạng của màu sắc
của thiên nhiên và cuộc sống, có tác động mĩ cảm sâu sắc đến con người được
nhắc đến trong các bài thơ của Vương Duy. Đồng thời, người viết tập trung
vào các loại màu sắc, màu sắc nổi bật được sử dụng tạo nên nét thanh tịnh
trong thơ ông
Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát trong khoảng 50 bài thơ
tiêu biểu của Vương Duy
5. Nhiệm vụ đề tài
Thông qua việc thống kê, khảo sát và phân tích các bài thơ tiêu biểu
cuả Vương Duy, chúng tôi chỉ ra thế giới màu sắc phong phú, sinh động và

độc đáo trong thơ Vương Duy tạo nên phong cách riêng của tác giả. Đây
chính là thái độ, tâm trạng của nhà thơ trước cuộc sống.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh, đối chiếu
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài Phần Mở Đầu và Phần Kết Luận, Thư mục tham khảo, Khóa
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Khảo sát những từ ngữ chỉ màu sắc trong thơ Vương Duy
Chương 3: Giá trị của các từ ngữ chỉ màu sắc trong việc thể hiện con
người Vương Duy


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vương Duy: thi hào tinh thông hội họa
1.1.1. Vương Duy - một nhà thơ nổi tiếng
Vương Duy (701 - 761), biểu tự là Ma Cật, hiệu Ma Cật cư sĩ. Quê ông
ở huyện Kỳ, Tấn Trung, Sơn Tây, Trung Quốc. Vương Duy xuất thân trong
gia đình thuộc tầng lớp quý tộc. Gia đình ông là một gia đình rất danh giá ở
thời Đường là Thái Nguyên Vương thị. Cha ông là Vương Xử Liêm làm chức
Tư Mã, mẹ là Thôi thị - một tiểu thư của một đại quý tộc phái khác là họ Thôi
ở Bác Lăng. Họ Vương ở Thái Nguyên và họ Thôi ở Bác Lăng là hai trong
bảy đại quý tộc danh tiếng nhất thời Thịnh Đường. Gia đình ông gồm có sáu
người con, Vương Duy là con trai trưởng, sau đó tới Vương Tấn cùng hai em
trai và một em gái
Vương Duy là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường và đã được người đời

tôn ông là Thi Phật. Cùng với Lý Bạch (Thi Tiên) và Đỗ Phủ (Thi Thánh) và
Lý Hạ (Thi Quỷ), Vương Duy với biệt danh Thi Phật đã tạo nên Thánh - Tiên
- Phật - Quỷ cùng xuất hiện trong giai đoạn cực thịnh của thơ Đường. Sinh ra
trong một gia đình thuộc tầng lớp quý tộc, được tiếp xúc với nền giáo dục của
nho giáo và những người tài hoa nên ngay từ nhỏ Vương Duy đã sáng tác thơ
ca. Năm 716, khi mới mười lăm tuổi, Vương Duy cùng em trai là Vương Tấn
lên Trường An và Lạc Dương du học. Lúc này, Vương Duy đã khét tiếng về
tài làm thơ nên đã được các gia đình quý tộc tiếp đãi trọng vọng. Không
những thế, em ruột của vua Huyền Tông Đường Minh Hoàng là Kỳ Vương
cũng rất nể phục và quý trọng tài làm thơ của ông nên cũng đã tiếp đãi vào
hàng thượng khách tri kỉ. Vì cảm kích trước tấm lòng của Kỳ Vương nên
Vương Duy đã làm một bài thơ thay lời Kỳ Vương đa tạ vua cho mượn Cửu


Thành Cung để nghỉ mát. Vương Duy sống trong một cuộc sống xa hoa
nhung lụa và được tham gia vào các buổi tiệc du hí của hoàng tộc và những
nhà đại quý tộc nên danh tiếng của ông ngày một vang xa.
Người ta chủ yếu biết Vương Duy là một nhà thơ sơn thủy thi, thơ ông
chủ yếu viết về thiên nhiên sông núi bởi Vương Duy chịu ảnh hưởng của đạo
Phật và đạo Lão. Sở dĩ có điều này là do mẹ ông rất mực tín Phật pháp,
Vương Duy chịu ảnh hưởng từ mẹ. Ngày nay người ta còn giữ lại được
khoảng hơn 400 bài thơ của Vương Duy với phong cách tinh tế trang nhã.
Thời trẻ, thơ Vương Duy bộc lộ tâm trạng của tầng lớp tri thức có tài, có trí
nhưng không đượcc dùng phải sống trong cảnh hàn vi còn bọn công tử quý
tộc dốt nát thì sống giàu có, xa hoa, trụy lạc. Những năm tháng sống nơi biên
ải, thơ ông có tình điệu khẳng khái, hiên ngang, đề cao lòng yêu nước, đề cao
tinh thần của những người chiến sĩ yêu nước sẵn sàng từ bỏ cuộc sống bình
yên nơi quê nhà mang gươm đao đi mở mang bờ cõi. Nhưng nổi bật nhất
trong gia tài thơ ca của Vương Duy là những bài thơ viết về thiên nhiên. Bởi
ông vốn là người ưa thích cuộc sống tiêu dao, thanh tao, phong nhã, tâm hồn

ông hòa hợp với thiên nhiên, cỏ cây, với cuộc sống thanh bình nơi làng quê
yên ấm. Ông thường miêu tả cảnh núi sông hùng vĩ, cảnh đêm trăng yên bình,
cảnh làm ruộng, gặt hái của những người nông dân chất phác hiền lành.
Không những thế, thơ Vương Vương Duy còn thấm đẫm tư tưởng từ bi hỷ xả
của đạo Phật. Những bài thơ của ông mang hướng tĩnh phù hợp với cõi tâm
thanh tịnh của nhà thơ. Ông thường tìm về chốn núi rừng thanh tĩnh cùng với
không gian u tịch mang đậm bản chất thiền. Thơ Vương Duy có phong cách
riêng, tài thơ của ông giàu có ở cách thể hiện những đề tài khác nhau, việc
miêu tả thiên nhiên tinh tế và đầy sống động. Ngôn ngữ thơ cô đọng và điêu
luyện phù hợp với những ý tứ sâu sắc và truyền cảm.


1.1.2. Vương Duy - một họa sĩ tài ba
Không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường mà Vương Duy còn
được biết đến là một họa sĩ tài hoa. Phái điền viên sơn thủy không chỉ theo
ông vào trong thơ mà ngay cả trong tranh ông cũng thường vẽ những bức
tranh thủy mặc. Tranh thủy mặc là những bức tranh về thiên nhiên, núi rừng,
sông hồ, cảnh vật hoang sơ… mà người và vật chỉ là những nét phụ cho
những bức tranhh ấy.
Ở đời nhà Đường, Vương Duy không được coi là họa sĩ nổi tiếng nhất
nhưng đến đời Tống thì Vương Duy lại trở thành một họa sĩ trác tuyệt và bắt
đầu được tôn xưng là tổ sư của cả một họa phái. Tuy ở đời Đường ông
không được tôn xưng là họa sĩ bậc nhất nhưng Vương Duy vẫn được sách
“Đường triều danh họa lục” ca tụng bức “Võng xuyên đồ” là một tuyệt phẩm
hãn hữu hay sách “Cựu Đường thư” cũng kể lại những kì tích của ông trong
giới hội họa.
Theo ghi chép, Vương Duy chính là người đã sáng tạo ra lối vẽ sơn
thủy bằng thủy mặc. Trong lòng Vương Duy luôn muốn chứa đựng thiên địa
vạn vật nên khi ông đặt bút có thể ngay lập tức vẽ được những nét vẽ vô cùng
tự nhiên, phóng khoáng với tạo hình nhất sơn nhất thủy tuyệt đẹp. Những nét

vẽ của ông luôn giản dị tinh tế, đó không phải là sự đơn giản mà đó là sự giản
dị đã đạt đến cảnh giới cao nhất của nghệ thuật, là phương pháp đạt đến độ
“dường như không có phương pháp”. Vương Duy đã từng nói: “Trong lòng
thoải mái, không có chướng ngại, như hồ băng trong suốt… thì khi hạ bút vẽ
sẽ mang phong cách khí thế thoát tục”. Danh tiếng về tranh sơn thủy của
Vương Duy nổi tiếng đến mức gần như lấn át đi tên tuổi của một thi hào
Vương Duy. Khi thưởng thức tranh của ông, Tô Đông Pha đã từng ca ngợi:
“Trước tranh của Duy Ma Cật ta chỉ biết lùi lại cúi lạy, vô ngôn”. Phải tài hoa
và tinh tế đến mức nào thì mới có thể làm cho một người nổi tiếng như Tô
Đông Pha thốt ra câu nói đầy kính nể tranh Vương Duy đến thế.


Vương Duy không phải là người nổi tiếng bậc nhất về họa phái nhưng
tranh của ông mới thực sự có ảnh hưởng lớn đến tinh thần hậu thế. Vương
Duy chưa bao giờ lập trường phái vẽ tranh nào và ông cũng không dạy người
khác vẽ tranh nhưng các họa sĩ đời sau lại khởi hứng từ tranh ông rất nhiều
đặc biệt là Kinh Hạo, Lý Thành, Đổng Nguyên,.. Tuy sử sách không ghi rõ
các bức tranh của Vương Duy nhưng khi dâng Họa Phổ lên Tống Huy Tông
(1101 - 1125) ta thấy còn đến tên 126 bức tranh của ông gồm: tranh Phật,
tranh Bồ Tát, tranh Sơn Thủy,.. và có lẽ số lược các bức họa của ông còn
nhiều hơn thế nữa. Tuy tất cả những tác phẩm của ông đã thất lạc từ nhiều thế
kỉ nhưng chúng vẫn được người đời sau truyền tụng ngợi ca như: bức Võng
Xuyên Đồ và Giang sơn tuyết khê đồ.
1.1.3. Vương Duy họa sĩ luôn đi liền với Vương Duy thi sĩ
Vương Duy là một người có tài hội họa và thơ ca trác tuyệt. Thi hào Tô
Đông Pha khi xem tranh và đọc thơ của ông đã ca ngợi hết lời và lời khen của
thi hào họ Tô đã được người đời sau truyền tụng thành câu nói “Thi trung hữu
họa, họa trung hữu thi” để ca ngợi Vương Duy. Khi nói đến trong tranh có thơ
của Vương Duy trước hết phải nói đến những bức tranh sơn thủy của ông.
Vương Duy dùng sự quyến rũ nhẹ nhàng để mô tả vẻ đẹp sông núi nước non

từ đó thăng hoa đến một cảnh giới riêng, một phong cách mà chỉ mình ông có.
Trong tranh của mình, Vương Duy thường lấy sự mộc mạc thô sơ làm hứng
thú, lấy thủy mặc, màu mực để viết ý, vẽ phong cảnh nên đã được người đời
sau xưng là “Văn nhân chi họa, tự Vương Hữu Thừa thủy”. Tranh của ông tuy
vẽ phong cảnh sơn thủy điền viên mộc mạc nhưng dạt dào cảm xúc, thấm
đẫm ưu tư. Vương Duy luôn đưa thi cảnh vào họa cảnh làm cho ý tranh đầy
đặn hơn, sâu lắng hơn.
Một nhà thơ Vương Duy lúc nào cũng đi liền với Vương Duy họa sĩ.
Ông nổi tiếng với tài vẽ tranh trong thơ mà thế hệ sau đã ca tụng hết mực.


Nam họa hay văn nhân họa được xác lập chính thức vào đời Tống, tuy nhiên
Vương Duy lại được xem là người mở đầu. Tranh trong thơ khiến các bài thơ
của ông có hình tượng hơn, tinh tế hơn và diệu kì hơn. Đọc thơ của Vương
Duy ta như thấy từng bức tranh đang hiện ra trước mắt. Hình ảnh suối Thanh
Khê dưới ngòi bút của thi nhân vừa yên tĩnh, vừa sống động:
“Ngôn nhập hoàng hoa xuyên, mai trục thanh khê thủ
……..
Ngã tâm tố dĩ nhàn, thanh xuyên đạm như thử”
(Lời nói chui vào suối Hoàng hoa, hòa theo dòng Thanh Khê cùng chảy
........
Lòng ta vốn đã an nhàn sẵn, suối trong kia lại rất êm đềm)
Qua giai điệu không ngừng chảy của nó ta có thể thấy hiện ra bức tranh có
các cảnh trí thiên nhiên khác nhau, thể hiện rõ đặc tính và sức sống tràn trề
của nó. Và đặc biệt để làm nên chất họa trong thơ Vương Duy không thể
không nhắc đến màu sắc. Có lúc thơ ông hiện lên bức họa với màu sắc
sinh động tươi tắn, lúc lại là những màu sắc nhạt màu. Ở đây ta có thể
thấy màu sắc trong thơ ông là màu sắc của hội họa thủy mắc sơn thủy. Nó
giúp thơ ông mang vẻ đẹp tĩnh tại, đạm mạc. Không những thế, trong các bài
thơ của mình Vương Duy cũng sử dụng cấu đồ hội họa rất điêu luyện. Thơ

ông có sự đối lập mà thống nhất giữa đường nét, màu sắc, hình khối, chiều
kích… của các sự vật hiện tượng giúp cho bài thơ có sự cân đối hài hòa.
Với nghệ thuật “dùng tranh vẽ thơ” và “dùng thơ để tả tranh” Vương Duy
xứng đáng là một thiên tài nghệ thuật. Một con người họa sĩ luôn đi liền với
một con người thi sĩ đã tạo ra thi nhân Vương Duy được người đời kính nể.
1.2. Màu sắc trong hội họa và hội họa Trung Hoa
1.2.1. Những màu sắc có trong nghệ thuật hội họa
Màu sắc là con đẻ của ánh sáng, là hiệu quả hiển thị của các loại ánh
sáng có bước sóng dài, ngắn khác nhau, là do sựu phản chiếu của ánh sáng lên


những vật thể. Theo quang học khi luồng ánh sáng trắng đi qua lăng kính mặt
trời thì tách ra gồm bảy sắc là: vàng, cam, đỏ, lục, lam, chàm, tím. Trong hội
họa thì màu là chất liệu cụ thể do những sắc tố được chiết ra từ khoáng chất,
hóa chất, thảo mộc. Đó gọi là màu sắc tố.
Trong hội họa, người ta chia ra rất nhiều các loại màu khác nhau. Thứ
nhất là màu bậc nhất, hay còn gọi là màu chính, màu cơ bản. Loại màu này
gồm ba màu đó là: màu vàng, màu đỏ và màu lam. Từ ba màu cơ bản này ta
có thể pha ra tất cả các loại màu trong hội họa. Tuy nhiên loại màu cơ bản này
không thể pha ra màu đen và màu trắng vì không màu nào có thể pha trộn ra
chúng
Loại màu thứ hai là màu bậc hai hay còn gọi là màu phụ. Loại màu này
gồm ba màu là: màu tím, màu lục và màu cam. Màu tím có thể được tạo ra từ
màu lam kết hợp với màu đỏ, màu lục được tạo ra khi màu vàng kết hợp với
màu lam và màu cam được tao ra khi pha màu vàng và màu đỏ với điều kiện
pha các màu với dung lượng bằng nhau.
Tiếp đến là màu bậc ba gồm các màu: cam vàng, Cam đỏ, Tím lam,
Tím đỏ, Lục lam, Lục vàng. Được pha với phân lượng bằng nhau từ màu bậc
1 với màu bậc 2 đứng cạnh nhau trên vòng thuần sắc. Tương tự ta có màu bậc
4,5,6,7 …. Bằng cách pha với phân lượng bằng nhau giữa các màu đứng cạnh

nhau trong vòng thuận sắc ta tiếp tục có các màu bậc cao hơn.
Cùng với đó ta có các màu tương phản hay còn gọi là màu đối kháng
nhau bởi khi đứng cạnh nhau thì màu này sẽ làm tương phản màu kia hoặc
ngược lại. Các màu tương phản nhau là: vàng - tím, đỏ - lục, lam - cam.
Không những thế ta còn có các màu nóng và màu lạnh. Màu lạnh là
những màu ngả xanh: lục vàng, lục, lục lam, lam, tím lam, tím, tím đỏ tạo
cảm giác mát mẻ, dễ chịu hoặc lạnh lẽo. Đối lập với màu lạnh là các màu
nóng ngả đỏ như: vàng, cam vàng, cam, cảm đỏ, đỏ tạo cả giác ấm áp, gần và
gây kích thích thị giác


Màu xám thuộc loại màu trung tính, không thuộc màu nóng cũng
không thuốc màu lạnh. Nó được tạo ra do sự kết hợp của màu trắng và màu
đen
Màu trung gian là loại màu điều giải sự mâu thuẫn đối kháng về sắc độ,
cường độ, quang độ, được pha từ hai màu đang có sự tương phản với nhau
Màu tương đồng là loại màu thoạt nhìn chúng có vẻ giống nhau, nhóm
màu đứng cạnh nhau trong vòng thuần sắc. Đó là một dãy các màu nối tiếp
nhau, liên kết chặt chẽ, không phân biệt nóng lạnh
Các màu bổ túc xen kẽ: vàng và tím, đỏ và lục, lam và cam dùng để
làm màu nhấn, màu trọng điểm. Bên cạnh đó còn có màu bổ túc trực tiếp,bổ
túc kép, bổ túc bộ ba, bổ túc bộ bốn.
Màu chiếm diện tích trội nhất trong toàn bộ không gian, chi phối toàn
bộ hòa sắc của không gian được gọi là màu chủ đạo. Màu chủ đạo còn tùy
thuộc vào đề tài, không gian, thời gian, vị trí sử dụng, tâm lí người sử dụng, ý
đồ, tình cảm để xác định.
Màu sắc riêng: quy luật hỗ trợ cộng hưởng của các màu sắc, ánh sáng,
môi trường, không khí, vật thể. Sử dụng màu là để diễn tả sự cộng hưởng ấy.
Màu sắc riêng là tên gọi của loại không gian chỉ sử dụng một màu pha
với trắng và đen tạo sự liên kết sắc độ một cách tinh tế hài hòa.

1.2.2. Màu sắc sử dụng trong hội họa Trung Hoa
Trong ngôn ngữ khác nhau người ta lại có những nguyên tắc riêng để
vạch ra những ranh giới từ chỉ màu sắc. Chính vì vậy đã dẫn đến sự khác màu
và số lượng ngôn ngữ chỉ các màu trong ngôn ngữ. Các từ chỉ màu sắc trong
tiếng Hán vì thế mà cũng có sự khác biệt so với các từ ngữ chỉ màu sắc trong
tiếng Việt.
Ta có thể thấy các từ ngữ chỉ màu sắc trong hội họa Trung Hoa vô cùng
phong phú có tài liệu cho rằng lên đến 1100 từ nhưng ở đây chúng tôi chỉ
thống kê những màu sắc cơ bản:


STT

Màu sắc

Nghĩa

1



trắng

2



đỏ

3




vàng

4



xanh lam

5



vàng nhạt

6



đen

7



cam

8




xanh lá

9



tím

10



ghi, xám

11

白白

hồng phấn

12

白白

xanh lợt

13


白白

café

14

白白

đỏ đậm

15



vàng (gold)

16

白白白

đỏ bóoc đô

17

白白

tro

18


白白

xanh da trời

19

白白

xanh lam đậm

20

白白

xanh lá nhạt

21

白白

xanh lá đậm

22

白白

tím đậm

12



23

白白

tím nhạt

24



xanh ngọc

25



sắc

26



xanh biếc

27




xanh ngắt

28



đỏ son

29



xanh biếc

30



đỏ

31



hạt dẻ

32




nâu

33



nâu

34

白白

xanh da trời

35



đen huyền

36



bạc

37

白白


đỏ ổi

38

白白

đỏ bạc

39

白白

đỏ thịt

40

白白

cam quýt

41

白白

đỏ tươi

42

白白


đỏ rực

43

白白

đỏ quýt

44

白白

đỏ quả hạnh

45

白白白

đỏ tiết bò

13


46

白白

đỏ đồng

47


白白

táo đỏ

48

白白

ngà

49

白白

vàng óng

50

白白

vàng bóng

51

白白

vàng tơ

52


白白

vàng nghệ

53

白白白

vàng chanh

54

白白白

đỏ mã não

55

白白

vàng nâu

56

白白白

hồng tươi

57




đỏ sẫm

58

白白

trắng bạc

59



chè

60

白白

vàng đất

61

白白

vàng quả hạnh

62


白白

nâu đỏ

63

白白

xanh bi

64

白白白

hồng nhạt

65

白白

nâu xám

66

白白

chàm

67


白白

trắng xanh

68

白白

vàng xanh

14


69

白白

cánh sen

70

白白

vàng nhạt

71

白白


vàng đậm

72



tương

73

白白

mận chín

74

白白

mận chín

75

白白

trong xanh

76

白白


nâu hạt dẻ

77

白白白

son đỏ

78

白白

vàng nâu

79



đồng

80

白白白

trắng kem

81

白白


xanh sẫm

82

白白

đỏ tươi

83

白白白

vàng ngà

84

白白

tím hoa cà

85

白白

Xanh tím than

86

白白


trắng sữa

87

白白

xanh rêu

88

白白

trắng tuyết

89

白白

tro

90



hồng đào

91

白白白


đỏ hoa hồng

15


92

白白

lam sang

93

白白白

đỏ bảo thạch

94

白白

nâu đậm

95

白白

nâu nhạt

96


白白

xanh nước biển

97

白白白

xanh nước biển

98

白白

quả ô-liu

99

白白白

xanh lông công

100

白白

vàng xanh

101


白白

nâu đen

102

白白白

hồng tươi

103

白白

ghi lông chuột

104



nhạt

105



nhạt

106




đậm

107

白白

nâu đỏ

108

白白

nâu nhạt

109

白白

nâu đậm

110

白白

xanh lam

111


白白

xanh thẫm

112

白白

lòng đỏ trứng gà

Các màu sắc này là những màu sắc được sử dụng phổ biến trong hội
họa Trung Hoa với các sắc thái khác nhau. Các màu sắc này gồm cả các từ
ngữ đơn âm tiết và từ ngữ đa âm tiết. Trong đó số lượng các từ chỉ màu sắc

16


đơn âm tiết lớn hơn rất nhiều số lượng các từ ngữ chỉ màu sắc đơn âm tiết.
Những màu sắc này đã tạo nên một nền hội họa đỉnh cao của một trong những
quốc gia có nền văn hóa lâu đời nhất Châu Á.
1.3. Từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán
1.3.1. Từ chỉ màu sắc đơn âm tiết
Các từ ngữ chỉ màu sắc do một âm tiết cấu thành được gọi là từ chỉ
màu sắc đơn âm tiết. Trong tiếng Hán các từ ngữ chỉ màu sắc đơn âm tiết vô
cùng phong phú: 白 (đỏ), 白 (vàng), 白 (trắng), 白(đen), 白(thanh), 白(lam),
白 (xám), 白 (tím), 白 (màu hạt dẻ), 白 (màu da cam), 白 (đỏ), 白 (đỏ), 白 (đỏ
son), 白(đỏ thẫm)白白(xanh biếc), 白(ngọc xanh biếc/ xanh biếc)白白(xanh lá cây/
xanh biếc gồm cả lam và lục))白白(đen), 白(đen), 白(đen), 白(đỏ đen), 白 (hồng), 白
(trắng), 白(trắng), 白(xanh), 白(đỏ), 白(đen vàng), 白(đen xanh),…

Những từ chỉ màu sắc đơn âm tiết chiếm số lượng rất lớn trong bảng các từ
ngữ chỉ màu sắc.
Tuy nhiên, về cấu tạo những từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Hán
cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau. Theo Lưu Quân Kiệt và Lưu Vân Tuyền
Thì từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán hiện đại gồm có mười màu cơ bản như: 白
(đỏ), 白 (vàng), 白 (lục), 白 (trắng), 白 (đen)白白 (xanh), 白 (lam), 白 (xám), 白
(tím), 白(màu hạt dẻ). Còn ông Lưu Đan Thanh thì lại cho rằng chỉ có chín từ
chỉ màu sắc cơ bản là các màu giống ý kiến cuả Lưu Quân Kiệt và Lưu Vân
Tuyền nhưng lại bỏ màu 白(màu hạt dẻ) đi. Ý Kiến của Chiêm Nhân Phương
cho rằng chỉ có sáu từ là: 白 (đỏ), 白 (vàng), 白 (lục), 白 (trắng), 白 (đen), 白
(lam) là từ chỉ màu sắc cơ bản; còn lại màu 白 (xanh) và 白 (xám) được cho
rằng là hai màu chuẩn cơ bản.
Trong tiếng Hán, nhữung từ chỉ màu sắc đơn âm tiết ngoài mười từ chỉ
màu sắc cơ bản: 白 (đỏ), 白 (vàng), 白 (lục), 白 (trắng), 白 (đen), 白 (xanh), 白
(lam), 白 (xám), 白 (tím),白 (màu hạt dẻ) ra thì phần lớn đều là những từ

17


cổ ngữ. Mặc dù những từ trong tiếng Hán có thể sử dụng độc lập nhưng phần
lớn các từ ngữ cổ rất ít khi đi một mình mà nó phải kết hợp với các từ khác
khi sử dụng trong Hán ngữ hiện đại, ví dụ như: 白白白 (đội xích vệ), 白白
(mây đỏ, ráng đỏ), 白白 (cây bàng), 白白白白白 (ráng chiều màu đỏ),...
Các từ ngữ chỉ màu sắc đơn âm tiết trong tiếng Hán đa phần đều là tính
từ. Khi kết hợp với chữ 白 (màu) nó sẽ tạo thành danh từ như: 白白 (đỏ), 白 白
(vàng), 白白 (lục),-白白 (đen), 白白 (trắng), 白白 (xanh biếc), 白白 (ngọc
xanh biếc/ xanh biếc)...
Số lượng các từ chỉ màu sắc đơn âm tiết có ít tuy nhiên vai trò của nó là
vô cùng lớn. Chúng chính là những từ ngữ chỉ màu sắc cơ bản để tạo ra
những từ ngữ chỉ màu sắc đa âm tiết sau này.

1.3.2. Từ chỉ màu sắc đa âm tiết
Ngoài những từ chỉ màu sắc đơn âm tiết thì trong tiếng Hán còn có các
từ chỉ màu sắc đa âm tiết. Việc chuyển từ từ đơn âm tiết sang từ đa âm tiết là
một quá trình. Các từ ngữ chỉ màu sắc đa âm tiết được phát triển khá đầy đủ.
Số lượng của các từ chỉ màu sắc đa âm tiết đã vượt ra khỏi phạm vi những từ
chỉ màu sắc đơn âm tiết vốn hạn hẹp bằng cách sử dụng nhiều phương thức
cấu tạo giúp cho sự vật hiện lên rõ ràng và cụ thể. Có rất nhiều phương thức
cấu tạo của từ chỉ màu sắc đa âm tiết như:
Phương thức tổ hợp, tức là dùng hai từ ngữ chỉ màu sắc đơn âm tiết
ghép lại để hình thành nên từ ngữ chỉ màu sắc đa âm tiết. Trong phương thức
này ta có thể chia ra làm hai loại. Thứ nhất đó là từ chỉ màu sắc đa âm tiết do
hai từ chỉ màu sắc đơn âm tiết khác nhau tổ hợp thành: 白白(tím đỏ). 白白(đỏ
tía), 白白 (xanh tím), 白白 (xám trắng), 白白 (trắng xanh),... Chúng biểu thị loại
màu sắc hỗn hợp, màu sắc đứng trước biểu thị màu phụ còn màu sắc phía sau
biểu thị màu chính, giữa hai hình vụ này là mối quan hệ chính - phụ. Ví dụ
như 白白(xám trắng) là trong màu xám mang một chút sắc trắng, hay 白白(đỏ

18


tía) tức mà trong màu đỏ pha lẫn một chút tía. Thứ hai là từ chỉ màu sắc đa
âm tiết được hình thành do hai từ ngữ chỉ màu sắc đơn âm tiết cùng một phạm
trù màu sắc với nhau tạo nên: 白白(đỏ), 白白(đỏ son), 白白(đỏ ửng), 白白(đỏ
thẫm)… Và ngữ nghĩa của các từ chỉ màu sắc này đa số thể hiện ở hình vị sau.
Phương thức ví von là hình vị trước trong từ chỉ màu sắc mang ý vị ví
von, biểu thị ý nghĩa giống như cái gì đó. Trong phương thức ví von này ta
có thể chia làm hai loại. Ở loại thứ nhất ta có thể thêm chữ 白 (màu) vào sau
hình vị gọi tên vật thể như: 白白 (màu kem), 白白 (màu lạc đà), 白白 (màu nước
chè), 白白白 (màu hoa đào), 白白 (màu da người), 白白白 (màu cà phê), 白白 白
(màu hoa hồng),… Những từ chỉ màu sắc đa âm tiết này mang

tính hình tượng giúp người nghe hình dung ra tính chất đặc trưng của vật thể
ví dụ như: 白白白白白白 (da dẻ màu đồng cổ), màu đồng cổ đây ngoài ngữ nghĩa
màu be, còn khiến người ta nghĩ đến tính bóng láng của màu đồng cổ.
Loại thứ hai là kiểu do hình vị gọi tên vật thể được thêm vào từ chỉ màu sắc
đơn âm tiết mà thành. Phạm vi màu sắc của hình vị danh từ đằng trước
tương đối hẹp, phạm vi màu sắc của từ chỉ màu sắc đơn âm tiết đằng sau
rộng hơn.Ví dụ như: a. 白白(màu kem), 白白(vàng mơ), 白白 (màu da cam),
白白 (hoa đào), 白白 (trắng bạc), 白白白 (màu hoa hồng), 白白白(màu xanh công
lông), 白白(trắng xanh),… b. 白白(trắng tuyết), 白白 (đen như cốc), 白白 (đen như
mực), 白白 (xanh thẫm), 白白 (đỏ gay), 白白 (đỏ lòm), 白白 (vàng bệch),…
Trong đó loại a chủ yếu biểu thị bản thân màu sắc, đằng sau có thêm
vào chữ 白(màu), ví dụ: 白白白 (màu kem), 白白白(vàng mơ), 白白 (màu da cam), 白
白白(màu hoa đào), nhưng từ chỉ màu sắc phương thức-ví von đa âm tiết như 白白
白 (màu hoa hồng), 白白白 (màu xanh công lông)… do bị hạn

19


×