Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

bài giảng giáo dục học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.19 KB, 18 trang )

GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

Đề bài
Trong các tài liệu Giáo dục học đều khẳng định: “Giáo dục có vai trò
chỉ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách”. Theo anh
(chị), có khi nào giáo dục không dẫn đến sự phát triển hoặc phản
phát triển?

Bài làm
Từ xưa đến nay, Đảng và nhà nước ta luôn đặt giáo dục lên làm
quốc sách hàng đầu. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển nền kinh tế
tri thức ngày nay thì vai trò chủ đạo của giáo dục càng thêm được
khẳng định, bởi lẽ khi đất nước ta bước vào thời kỳ hội nhập, xã hội
đòi hỏi phải có những con người vừa có đức vừa có tài để đưa đất
nước sánh kịp các nước bạn. Và suy cho cùng, Đảng và nhà nước ta
đã khẳng định giáo dục là con đường ngắn và an toàn nhất có khả
năng làm được điều đó. Thật vậy, thực tế đã chứng minh rằng giáo
dục đào tạo ra những con người tài giỏi hơn, đó là một điều hiển
nhiên. Còn “đức” thì sao? Như chúng ta đã thấy, trong các tài liệu
giáo dục học đều khẳng định: “Giáo dục có vai trò chủ đạo đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách”. Tuy nhiên, giáo dục không phải
là vạn năng, mà giáo dục chỉ vạch ra chiều hướng, tổ chức và dẫn
dắt quá trình hình thành và phát triển nhân cách, vì giáo dục chỉ là
tác động một chiều của người làm công tác giáo dục đến người được
giáo dục. Vì vậy cùng với việc thông qua tình hình giáo dục và thực
trạng xã hội hiện nay, thì chúng ta có thể cho rằng vẫn có trường
hợp giáo dục không dẫn đến sự phát triển hoặc phản phát triển. Để
tìm hiểu về vấn đề này, trước tiên chúng ta phải đi tìm hiểu : Giáo
dục là gì? Nhân cách là gì?



GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

Nhưng chúng ta đã biết, trong xã hội luôn có các hiện tượng xã
hội khác nhau xảy ra. Trong đó có một hiện tượng xã hội đặc biệt :
Thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, thế hệ
sau sử dụng kinh nghiệm này để lao động sản xuất, chinh phục tự
nhiên, đấu tranh xã hội, tham gia vào đời sống. Hiện tượng đó được
gọi là giáo dục.
Trên thực tế có nhiều cách quan niệm khác nhau về nhân cách.
- Theo Tâm lý học: Nhân cách là tổ hợp tất cả những đặc điểm,
những thuộc tính của tâm lý của cá nhân, biểu hiện sắc thái
và giá trị của xã hội của con người.
- Theo Giáo dục học: Nhân cách là tổng thể tất cacr các nét,
các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con
người. Những thuộc tính này được hình thành trong quá trình
tác động qua lại giữa cá nhân đó với những người khác trong
xã hội.
Như vậy có thể thấy rằng giáo dục có vai trò rất quan trọng đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên ngoài giáo dục
ra thì sự hình thành và phát triển nhân cách còn chịu ảnh hưởng của
một số yếu tố khác như: Bẩm sinh, di truyền, môi trường, hoạt động
cá nhân…. Vậy giáo dục phản phát triển được thể hiện ở đâu? Thực
tế, giáo dục không dẫn đến sự phát triển được thể hiện ở rất nhiều
trường hợp khác nhau, nhưng thể hiện ở: mục đích giáo dục; nội
dung giáo dục; phương pháp giáo dục; phương tiện giáo dục vì đây là
những nội dung cốt lõi gây ra các trường hợp phản phát triển của
giáo dục. Điều đó được thể hiện cụ thể như sau:
- Mục đích giáo dục: Là một vấn đề vô cùng quan trọng trong
giáo dục, vì không những nó chi phối, ảnh hưởng một cách
toàn diện và sâu sắc đối với những yếu tố quan trọng khác,



GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

mà còn chi phối, ảnh hưởng một cách toàn diện, sâu sắc về
mọi mặt đến nền giáo dục của một đất nước. Và vì vậy nó
ảnh hưởng đến toàn thể xã hội. Giáo dục nước ta có hai mục
đích chính là mục đích vì xã hội và mục đích vì chính bản
thân người học. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, nền giáo dục
nước ta chỉ chú trọng đến mục đích “vì kỹ thuật”. Đó là mục
đích đào tạo ra những con người như là sản phẩm theo yêu
cầu của xã hội, để phục vụ sự phát triển của xã hội loài
người. Đây là mục đích lấy xã hội làm trung tâm, vai trò cá
nhân không được quan tâm, mỗi người chỉ như là một bộ
phận của cỗ máy xã hội mà thôi. Trong trường hợp này, xã
hội và ngành giáo dục chỉ quan tâm tới việc trang bị những
kiến thức cho người học sinh, để sau này ra làm việc phục vụ
xã hội, phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội về kinh tế, khoa
học, kỹ thuật, …. Nghĩa là chỉ quan tâm tới việc phát triển trí
thông minh toàn diện. Còn trí thông minh căn bản và trí
thông minh tổng hợp thì không được biết tới. Ở đây việc giáo
dục nhân cách, giáo dục làm người bị coi nhẹ và đôi khi gần
như bị lãng quên. Nền giáo dục này chủ yếu hướng về giáo
dục con người là đào tạo con người, nó thiếu tính nhân văn.
Sau khi đã hoàn thành chương trình, người học chưa chắc sẽ
có bản lĩnh làm người bình tĩnh, tự tin, lạc quan vào cuộc
sống,… Họ dễ bị suy sụp khi gặp khó khăn trắc trở trong cuộc
sống. Con người được giáo dục theo mục đích này sẽ có hai
cuộc sống độc lập và tách biệt nhau. Thời học sinh thì có
cuộc sống đời thường và cuộc sống trong lúc học tập (ở nhà

hoặc ở trường); còn khi đi làm thì có cuộc sống đời thường và
cuộc sống trong lúc đi làm việc như: những lúc dạy học, kinh


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

doanh, nghiên cứu khoa học,…. Theo mục đích này thì nhà
trưởng chỉ dạy cho học sinh học tập trong cuộc sống học tập,
và chỉ chú trọng dạy những kiến thức để sau này phục vụ cho
cuộc sống trong công việc, còn cuộc sống đời thường thì lơ là
và gần như nhiều lúc bị bỏ qua. Do đó, khi ra đời thì nhân
cách của bộ phận cá nhân bị suy thoái, không có lòng nhân
ái, mặc dù tài giỏi, tạo ra được nhiều của cải cho xã hội
nhưng lại không làm xã hội phát triển toàn diện, mà đôi khi vì
thành quả mà có thể gây ra những tệ nạn xã hội như: quan
liêu, tham nhũng, gây ra tội ác đánh mất nhân tính, …….
- Nội dung giáo dục: Có rất nhiều nội dung giáo dục được
thông qua và đưa vào áp dụng trong các trường học. Tuy các
nội dung đó đã được nghiên cứu, thử nghiệm và cho kết quả
rất tích cực, nhưng khi những nội dung đó được triển khai
thực hiện một cách rộng rãi thì lại xuất hiện một số kết quả
tiêu cực ngoài dự tính, cụ thể là: Rõ ràng, chương trình giáo
dục đạo đức được xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc mầm non là
giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học
là môn Giáo dục công dân. Dạy đạo đức trong nhà trường
mặc dù vẫn được coi là một trong những hướng đi quan trọng
để chống cự sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh.
Nhưng chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý
thuyết không gắn liền với đời sống thực, thiếu kỹ năng sống,
không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh.

Chương trình học rất nhiều nhưng lại rất khó nhớ, khó nhập
tâm. Chương trình sách giáo khoa môn giáo dục công dân
bậc phổ thông chưa có những thay đổi quyết liệt, nhiều kiến
thức mang tính triết học, hàn lâm, mang tính áp đặt, nhồi


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

nhét, khô cứng, thiếu vắng việc hình thành những thói quen
đạo đức đúng đắn, chưa tạo dấu ấn trong tâm hồn học sinh,
khiến học sinh dễ bị tác động bởi những thói hư, tật xấu của
xã hội. Trong khi, Bộ Giáo dục và đào tạo triển khai đưa môn
giáo dục nhân cách học sinh phát triển theo hướng tích cực,
thì lại có một quan điểm sai lầm cả về phía giáo viên và các
học sinh trong các nhà trường phổ thông cho rằng, môn giáo
dục công dân là môn phụ không ảnh hưởng gì đến tương lai
sau này nên chỉ cần có đề cương học thuộc thi qua qua là
được. Và do đó giáo viên lơ là việc dạy hoặc dạy một cách
máy móc, còn học sinh thì không quan tâm, chú ý, rồi khi kết
thúc môn học thì không đọng lại một chút bài học nào trong
các em. Chúng ta biết rằng, kiến thức trong những môn học
nào cũng mang tính giáo dục cả, vậy mà người dạy không
biết lồng trong mỗi bài học để định hướng tư tưởng cho học
sinh. Hoặc là một số giáo viên có khả năng làm được điều đó
nhưng do chạy theo thành tích mà bỏ qua để chú tâm vào
chất lượng giáo dục bài giảng, đó là do trong các nội dung
giáo dục được đưa ra có nội dung thi đua giáo viên dạy giỏi,
các đơn vị trường, lớp đạt thành tích, mà điều đó lại được
đánh giá qua kết quả học lực của học sinh. Do đó, người dạy
vẫn nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người, chỉ lo truyền giảng

kiến thức chuyên môn, không có thời giờ để uốn nắn chỉnh
sửa những sai trái của học sinh. Vẫn còn một số ít cán bộ,
giáo viên chỉ tập trung vào công tác chuyên môn, quan tâm
đến tỷ lệ học sinh tốt nghiệp thế nào và coi đó là nhiệm vụ
trọng tâm, nên chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

đức, thậm chí coi giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của giáo viên
chủ nhiệm, của Đoàn Thanh niên, của Ban giám hiệu Nhà
trường, các cấp quản lý chỉ lo chạy theo thành tích, xem
thường kết quả thực chất của giáo dục, dẫn đến căn bệnh nói
dối ngày một trầm kha.
Trong thực tế, chương trình giáo dục phổ thông hiện
hành, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có những yêu cầu đối với cơ
sở giáo dục, thầy cô giáo trong việc lồng ghép một cách linh
hoạt những nội dung giáo dục nhân cách, hành vi ứng xử,
hoặc khơi gợi năng lực tư duy, sáng tạo, kỹ năng vận dụng
làm việc theo nhóm hoặc tự giải quyết vấn đề của học sinh.
Nhưng trên thực tế thì một số giáo viên lại bị gây áp lực bởi
nội dung này. Ví dụ: Một giáo viên trường tiểu học Quang
Trung (Hà Nội) chia sẻ: “Thời gian đầu chúng tôi cứ “cố” để
đưa bằng được nội dung kỹ năng sống vào bài học. Ví dụ, sau
bài học “Ai có lỗi” trong môn tiếng việt lớp ba, cả cô và trò
đều căng thẳng vì không biết học sinh nào đã hiểu được các
kỹ năng sống mà yêu cầu lồng ghép của Bộ GD-ĐT đặt ra
như: ứng xử văn hóa, thể hiện sự cảm thông và kiểm soát
cảm xúc, ….. hay chưa”. Qua thực tế giảng dạy, một số thầy

cô giáo cũng cho rằng dạy lồng ghép chưa mang lại hiệu quả
cao, vì thời gian dành cho giáo dục kỹ năng sống không
nhiều, nếu sa đà quá một chút sẽ lại ảnh hưởng đến môn học
chính. Đó là chưa kể môn đó cần hài hòa, nhẹ nhàng, thú vị
mới giúp các em có hứng thú và tiếp thu hiệu quả. Một
chuyên gia của Bộ GD-ĐT cho hay: “Trong mười giáo viên
hiện nay chỉ có hai ba người đáp ứng được yêu cầu giảng dạy
kỹ năng sống, đa số giáo viên còn lại dù rất tâm huyết nhưng


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

không phải ai cũng dạy được vì họ chưa được đào tạo. Vì lẽ
đó mà bà Nguyễn Thị Mai Lan – Viện nghiên cứu con ngườiđã nhận định: “Những kỹ năng sống mà học sinh được học
trong nhà trường hiện nay còn mang tính hình thức”. Do đó
khi thực hiện nội dung lồng ghép này các em học sinh rất
căng thẳng khi đến trường và dần dà đã cảm thấy chán học,
không còn hứng thú đi đến trường. Từ đó, các em dễ vướng
vào cạm bẫy của xã hội. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT còn đưa ra
những nội dung cho bậc mầm non quá nhiều và quá nặng đối
với cả giáo viên và học sinh. Các em học sinh ở bậc mầm non
còn quá nhỏ, đã quen được nuông chiều, vui chơi thỏa thích,
mà bây giờ lại bị bắt phải tiếp thu quá nhiều kiến thức, giáo
viên thì bị áp lực từ việc thi đua giành thành tích gây ra ấn
tượng xấu về nhà trường, giáo viên được hình thành trong
đầu bé những phẩm chất bon chen, bức ép ngay từ nhỏ. Một
số giáo viên do quá căng thẳng khi chịu áp lực nên khi bé
không nghe lời đã dùng đến roi vọt, từ đó hình thành nên
hình ảnh bạo lực trong đầu các bé, làm cho các bé xuất hiện
tính cách không lành mạnh, nuôi tính thù hằn, thích dùng bạo

lực để giải quyết vấn đề. Và hậu quả của việc đó là vô cùng
nghiêm trọng, nó đang trở thành vấn đề nhức nhối của nền
giáo dục ngày nay. Đó chính là nạn bạo lực học đường.
Còn nội dung giáo dục giới tính cho học sinh mặc dù đã
được đề cập lồng ghép trong các nội dung học nhưng chưa
thật sự được coi trọng bởi vẫn còn quan niệm cho rằng: “Đó
là vấn đề tế nhị, thầm kín và chính giáo viên cũng có một bộ
phận ngại nói, ngại truyền đạt những hiểu biết của mình đến
các em.”. Do đó, việc giảng dạy về giới tính chưa trang bị đầy


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

đủ thông tin cho tất cả các học sinh, các em chỉ nắm được
kiến thức qua loa, lờ mờ không đâu vào đâu. Có những vấn
đề cực kỳ quan trọng, chẳng hạn về việc sinh sản, các bệnh
truyền nhiễm qua con đường liên quan đến giới tính cũng
không được “tải” đến học sinh một cách thấu đáo, nghiêm
túc để các em hiểu rõ, nắm sâu về gốc rễ của kiến thức. Điều
này khiến các em có tâm lý “không biết hỏi ai” dẫn đến tò
mò. Từ đó xảy ra rất nhiều trường hợp dở khóc dở cười cho
các em và gia đình khi sự việc đã xảy ra. Ví dụ: Bé mười ba
tuổi mang bầu mà không hề hay biết gì …. Những sự việc
đáng tiếc này phần lớn lỗi đến từ phía giáo dục, giáo dục đã
đưa nội dung giáo dục giới tính vào chương trình học của học
sinh nhưng lại không đưa ra các biện pháp để giáo dục triệt
để mà để ở tình trnagj dang dở càng khiến các em tò mò,
muốn hiểu cho thấu đáo, … Kết quả là để lại hậu quả đau
lòng cho xã hội và nền giáo dục nói chung, gia đình và bản
thân nói riêng.

Nội dung giáo dục hướng nghiệp: Tiến tới một xã hội phát
triển, công tác hướng nghiệp đã và đang được đặt lên hàng
đầu trong chính sách giáo dục của nhiều nước trên thế giới.
Thế nhưng ở nước ta, do nhiều nguyên nhân mà công tác
hướng nghiệp của ta chưa được đặt đúng vị trí trong hệ thống
giáo dục, nên chưa được các cấp, các ngành quan tâm chỉ
đạo, cũng như đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất thích đáng.
Trước mỗi cuộc thi tuyển, nhiều học sinh, sinh viên thường
lúng túng, không biết chọn ngành nào cho phù hợp. Do việc
đào tạo đội ngũ hướng nghiệp cũng chưa được chú trọng, cơ
chế chính sách về hướng nghiệp còn nhiều bất cập,….nên


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

hiệu quả hoạt động của giáo dục hướng nghiệp, tư vấn hướng
nghiệp còn nhiều hạn chế, cũng như công tác phân luồng học
sinh các cấp ra trường vẫn chưa hợp lý. Chương trình hoạt
động giáo dục – hình thức quan trọng nhất cũng bị cắt đến
2/3 số tiết nên việc tổ chức hoạt động này ở các trường phổ
thông gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy nhiều trường
bỏ qua khâu tổ chức hoạt động này, hoặc nếu tổ chức cũng
chỉ cho có lệ. Hậu quả là đa số học sinh học hết THPT chỉ biết
chọn con đường duy nhất là đi thi đại học, trong khi chưa
hiểu biết về ngành nghề mình sẽ học, không biết khả năng
của mình có phù hợp với ngahnhf nghề đó hay không, nhu
cầu xã hội đối với ngành đó ra sao? ….. Ngoài ra, việc thiếu
thông tin về dự báo nhu cầu nhân lực các ngành nghề cũng
gây khó khăn không nhỏ cho học sinh. Giáo dục hướng
nghiệp nước ta mới chỉ quan tâm đến đối tượng phổ thông

mà chưa chú ý đến đối tượng THCS, sinh viên và người lớn.
Thực chất, tư vấn hướng nghiệp của ta mới chỉ dừng lại ở
mức chỉ dẫn, còn lĩnh vực tư vấn, tham vấn hướng nghiệp
chưa phát triển, đặc biệt là đối với đối tượng là sinh viên và
học sinh trong các trường trung cấp chuyên nghiệp. Đã vậy
đội ngũ chuyên gia về công tác hướng nghiệp còn khá mỏng,
cho đến nay cả nước mới chỉ mở được một lớp đào tạo Thạc
sỹ Tâm lý hướng nghiệp mà thôi. Thực tế ở các trường THPT
cho thấy giáo viên dạy giáo dục hướng nghiệp là giáo viên
chủ nhiệm hoặc giáo viên đang thiếu tiết, trong khi thời gian
đầu tư cho chuyên môn và các công việc sổ sách đã chiếm
rất nhiều thời gian của giáo viên. Vì thế mà chẳng mấy ai đầu
tư tâm huyết cho bộ môn mới mẻ này. Một số trường học còn


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

có hiện tượng giáo viên xin tiết giáo dục hướng nghiệp để dạy
môn của mình, mạnh ai nấy xin, mạnh ai nấy cho. Thế nên
mới có kết quả đáng buồn là hơn 70% học sinh THPT không
được giáo dục hướng nghiệp (Theo số liệu thống kê của Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam). Phía Bộ GD-ĐT cũng gần như
đang bỏ quên dần hai loại hình đào tạo cao đẳng và công tác
dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp. Những chương trình hỗ
trợ hầu như đều gắn chặt với hai chữ đại học. Nội dung giáo
dục hướng nghiệp được đưa ra nhưng chưa được quan tâm
thích đáng dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Mặt khác,
quan niệm “lấy cho được bằng Đại học cái đã, sau đó tính
tiếp” đã làm cho thị trường lao động đang ở trong tình trạng
“chắp vá”, nghĩa là người tốt nghiệp đại học nhưng ra trường

làm không đúng ngành, đúng nghề, đặt sai vị trí, không phát
huy hết khả năng của mình. Nhiều trường hợp mang danh
nghĩa là “thầy” nhưng thực chất công việc lại không khác gì
“thợ”, thậm chí hiệu quả còn kém xa “thợ” do không được
đào tạo bài bản về nghiệp vụ …..
Trong giáo dục ở bậc đại học, do quá nôn nóng và vội
vàng trước những thành quả học tập mà các nước bạn đạt
được khi đào tạo theo hệ thống tín chỉ, mà chưa nghiên cứu
rõ tình hình và khả năng học tập, đặc biệt là ý thức học tập tự
học của sinh viên nước ta đã vội vàng áp dụng ngay. Do đó
nội dung đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ vẫn còn nhiều
bất cập cho cả người học và nhà quản lý, cụ thể là:
+ Tổ chức lớp, sinh viên không ổn định: Do tổ chức
lớp không theo lớp, theo sinh viên, theo khóa mà theo lớp
học phần, vì vậy sự gắn kết sinh viên với nhau rất khó,


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

thường học chỉ học chung và làm bạn với nhau trong một lớp
học phần. Điều này vô hình chung hình thành trong thanh
niên lối sống bất cần, thích một mình, vô cảm trước mọi
người, mọi hoạt động. Dần dần tạo hố sâu khoảng cách sinh
viên với sinh viên. Mặt khác việc tổ chức sinh hoạt đoàn thể
gặp nhiều khó khăn. Làm phai mờ ý thức, truyền thống đoàn
kết dân tộc của giới trẻ - mầm sống tương lai của đất nước.
+ Kiến thức bị ngắt quãng: Với phần lớn các học phần
trong học tín chỉ được quy định tương đối nhỏ, do đó không
đủ thời gian để trình bày kiến thức thật sự có trình tự và hệ
thống theo một quá trình liên tục. Mặt khác có thể do sinh

viên không đăng ký được các học phần để học liên tục, từ đó
gây ấn tượng kiến thức bị ngắt quãng, khiến một số em học
sinh chán học vì không theo kịp bạn bè, dẫn đến lơ là học
tập. Điều đó làm chất lượng giáo dục giảm trầm trọng, một
số bạn sinh viên có nhiều thời gian rảnh rỗi do không theo kịp
chương trình phải cắt giảm một số môn học nên có thể dẫn
đến các con đường không lành mạnh như: nhậu nhẹt, cờ bạc,
cá độ, ….. Ảnh hưởng đến danh tiếng của nền giáo dục nói
chung và tương lai của các bạn nói riêng, gây mất trật tự xã
hội.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý và một số giáo viên đại học
chưa hiểu đúng và đầy đủ về việc đào tạo theo hệ thống tín
chỉ, kỹ năng dạy học, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp
tiên tiến. Dẫn đến việc đào tạo sai, đầu ra không đáp ứng
được yêu cầu.
+ Bản thân sinh viên chưa được chuẩn bị cả về mặt
nhận thức, tâm lý, phương pháp học tập, làm việc, đặc biệt là


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài trên
lớp. Do đó các bạn không chạy kịp chương trình, đến mùa thi
thì đâm ra lo lắng và lợi dụng sự tham nhũng của một số giáo
viên rồi đút lót để qua môn. Điều đó làm cho nạn tham nhũng
và căn bệnh thành tích ngày một tăng, nhồi nhét vào trong
đầu các bạn xu hướng chạy theo bệnh thành tích, coi thường
đạo đức của giáo viên. Có cái nhìn tiêu cực với xã hội.
- Trong phương pháp dạy học: Phương pháp giáo dục là cách
thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của

giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học.
Mỗi giáo viên thường chọn cho mình một phương pháp dạy
học riêng phù hợp với môn học, mang lại hiệu quả cao nhất,
tuy nhiên trong các phương pháp đó thì sẽ còn tồn tại những
hạn chế:
+ Phương pháp thuyết trình làm cho học sinh thụ
động, chỉ sử dụng chủ yếu thính giác cùng với tư duy tái hiện,
do đó làm cho họ chóng mệt mỏi, chán học, không tập trung.
Học sinh thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ
nói. Phương pháp này cho phép học sinh trao đổi nhưng thiếu
điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủ đến trình độ nhận
thức cũng như kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức của từng
học sinh.
+ Phương pháp trình bày trực quan: Là phương pháp
sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện dạy học
trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới trong khi ôn tập,
củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Phương pháp này giúp học sinh lĩnh hội tri thức dễ dàng, giúp
họ học tập được những động tác mẫu mực của giáo viên.


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

Nhưng nếu không ý thức rõ phương tiện trực quan chỉ là một
phương tiện nhận thức mà lạm dụng chúng thì dễ làm học
sinh bị phân tán chú ý, thiếu tập trung vào những dấu hiệu
bản chất, thậm chí còn làm hạn chế sự phát triển tư duy trừu
tượng của trẻ.
+ Phương pháp vấn đáp: Là phương pháp giáo viên
khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi

mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới, tự khai phá những tri
thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học. Song nếu
vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng
đến kế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa
giáo viên và vài học sinh, không thu hút toàn lớp tham gia
vào hoạt động chung. Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhwos lại
tri thức một cách cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự
phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh.
+ Phương pháp dạy học thực hành: Bao gồm luyện
tập và ôn tập. Thế nhưng hầu như, giáo viên và học sinh chỉ
chú ý đến kết quả cuối cùng, nên khi các em làm không ra
như vậy thì sẽ tìm mọi biện pháp để cho được kết quả đó như
là bịa số liệu mà không thực hành. Học sinh luôn tồn tại tư
tưởng làm đối phó.
- Phương tiện giáo dục:
+ Dạy học bằng bảng: Việc dạy học theo kiểu truyền
thống này giúp học sinh hiểu cặn kẽ những kiến thức được đề
cập đến trong sách giáo khoa, do có sự diễn giải của giáo
viên lên bảng nên học sinh theo kịp kiến thức. Nhưng việc
dạy bằng bảng này không có khả năng minh họa những hình


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

ảnh cụ thể trong cuộc sống, do đó không phát huy được tính
cụ thể hóa trong các em.
+ Dạy học thông qua sách giáo khoa: Phương tiện
này chỉ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, mà
không đi sâu vào tìm hiểu nên chưa phát huy hết khả năng
của học sinh. Từ đó không mang lại kiến thức giáo dục như

mong muốn, đào tạo ra đội ngũ cán bộ tương lai không theo
kịp thời đại, không mang đủ kiến thức để đi chuyên sâu, để
nghiên cứu một vấn đề nào đó.
Còn theo các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các Hội
khoa học và kỹ thuật Việt Nam, nội dung sách giáo khoa thể
hiện những bất hợp lý, như sách lịch sử vẫn đang được viết
theo lối mòn, xơ cứng, vẫn chỉ là “ta thắng địch thua”, “bên
chính nghĩa thì tốt, bên phi nghĩa thì xấu”, sự lặp lại tạo cho
học sinh cảm giác không cần học cũng đã biết rồi. Môn Lịch
Sử quá nhấn mạnh đến lịch sử quân sự, môn Vật Lý nhấn
mạnh quá mức vật lý cổ điển, môn Sinh Học chưa thể hiện
được khoa học của sự sống…. Theo ý kiến đóng góp của đội
ngũ giáo viên thì quá trình giảng dạy đang cho thấy hiện
tượng trùng lặp ở nội dung của chương trình một số môn như
Đạo Đức, Tiếng Việt, Sinh học và Công nghệ, trong khi đó,
nhiều môn quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại chưa thực sự
hỗ trợ cho nhau. Một số bài yêu cầu kiến thức còn nặng, dài
dòng, yêu cầu ghi nhớ máy móc nhiều, chưa phù hợp với
phần đông học sinh, mà chỉ phù hợp với những học sinh tự
giác và học lực khá giỏi, như ở môn Tiếng Việt yêu cầu
chuyển thể đối thoại thành kịch, viết thư làm quen với bạn
nước ngoài. Theo nhận định của hội công bố thì chương trình


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

và sách giáo khoa bộc lộ hạn chế như chưa đảm bảo cân đối
giữa dạy chữ và dạy người, còn nặng về kiến thức, chưa coi
trọng hình thành nhân cách.
+ Dạy học bằng giáo án điện tử là một trong những

biểu hiện cụ thể, chủ yếu nhất của phong trào đưa công nghệ
vào giảng dạy, nhằm tận dụng những thành tựu của khoa học
hỗ trợ cho giáo dục. Đó là một cách nghĩ hoàn toàn hợp lý,
hợp với xu hướng hiện đại hóa. Nhưng trên thực tế, việc vận
dụng cách dạy này chưa thật sự có cơ sở để đi đến hiệu quả
thuyết phục mà chỉ mới dừng lại ở tính chất phong trào. Để
thực tiễn hóa nó, ta phải xét đến một bất cập khách quan. Sở
dĩ nói rằng việc vận dụng cách dạy này chỉ dừng lại ở tính
chất phong trào là do cơ sở vật chất, thiết bị máy móc ở các
trường nói chung của nước ta chưa đáp ứng nổi. Thực trạng
hiện nay, hầu hết các trường chỉ có một phòng máy, giáo
viên chỉ ứng dụng cách dạy này hi hữu vào một vài tiết trong
học kỳ. Không hẳn tiết dạy nào cũng cần giáo án điện tử. Mặt
khác, phần đông giáo viên còn e ngại sử dụng cách dạy này,
một phần là do hệ lụy từ sự hạn chế của cơ sở vật chất.
Nhưng cái quyết định nhất là họ nhận ra những rắc rối phát
sinh của việc giảng dạy bằng giáo án điện tử. Thứ nhất là quá
trình soạn thảo rất mất thời gian, máy móc cồng kềnh, bất
tiện. Thứ hai, chính vì trình chiếu trên máy hấp dẫn, đa dạng
hình ảnh âm thanh, sắc màu, tư liệu phong phú, ….học sinh
bị lôi cuốn vào những hứng thú đó mà quên mất trọng tâm
kiến thức bài học, gây phân tán chú ý. Thêm nữa, tốc độ trình
chiếu trên máy tính diễn ra rất nhanh, mà lại không lưu lại


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

như việc viết bảng do đó tình trạng phổ biến là học sinh chép
bài không kịp..
+ Việc học tập thông qua tivi, mạng mang lại nhiều

kiến thức bổ ích, nhưng cũng chịu ảnh hưởng không ít của
những thông tin, hình ảnh đồi trụy, không lành mạnh.
Ngoài ra, sự phản phát triển của giáo dục còn do nền giáo dục
gia đình, xã hội,…..
- Gia đình là nền tảng, là tế bào của xã hội, và trẻ em là người
được học những bài học đầu tiên và thường xuyên về nhân
cách trong gia đình. Do đó sự phát triển của trẻ sẽ diễn ra
theo hai chiều hướng khác nhau, nếu gia đình giáo dục tốt thì
nhân cách của trẻ sẽ hình thành và phát triển theo chiều
hướng tốt. Thế nhưng, trước sự tác động của nền kinh tế thị
trường, trước nhu cầu mưu sinh mà hầu hết các gia đình đang
nới lỏng việc giáo dục nhân cách con cái. Điển hình ngày nay
ở nông thôn, các cặp vợ chồng trẻ sinh con ra giao cho ông
bà chăm sóc mà bỏ quê lên các thành phố lớn làm kinh tế,
như vậy từ nhỏ những đứa trẻ này đã thiếu tình thương, sự
giáo dục của cha mẹ nên trẻ cũng phát triển không toàn
diện. Do đó, có thể những đứa trẻ này sẽ dễ dàng đi đến con
đường tệ nạn xã hội.
Vì vậy, để khắc phục những hạn chế trên cần có những biện
pháp cụ thể cho các môi trường giáo dục cũng như giáo dục nói
chung:
- Giáo dục nói chung:
+ Mục đích giáo dục: phải hài hòa giữa mục đích vì xã
hội và vì bản thân người học.


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374

+ Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn
diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống, coi trọng giáo dục tư

tưởng và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống
tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, phù hợp với sự phát triển tâm lý lứa tuổi của người
học. Khi đưa ra các nội dung để vận dụng vào thực tiễn cần
có những biện pháp cụ thể và phải thường xuyên theo dõi kết
quả của việc thực hiện nội dung đó, kịp thời khắc phục những
hậu quả không mong muốn.
+ Phương tiện dạy học: Phải cung cấp đầy đủ, cần
thiết, đảm bảo sự tập trung của học sinh, thông tin đưa ra
đúng, tránh các thông tin mang tính đồi trụy. Phương tiện
phải tinh vi, hiện đại, gọn, dễ dàng cho người làm công tác
giáo dục.
+ Môi trường giáo dục: Lành mạnh, hướng cho các em
phát triển theo hướng tích cực nhất.
- Gia đình: Phải dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chỉ bảo, rèn
luyện mỗi cá nhân, giúp cá nhân làm quen và thực hiện
những chuẩn mực trong gia đình. Giúp cá nhân phân biệt tốt
xấu, mỗi thành viên trong gia đình phải luôn là tấm gương
tốt, mẫu mực, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
Như vậy, là học sinh, sinh viên chúng ta cần phải có nhận thức
đúng đắn về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung. Từ đó cải
thiện bản thân theo chiều hướng tích cực của nền giáo dục và môi
trường giáo dục. Bản thân không ngừng học tập, ý thực tự học, rèn
luyện trau dồi kiến thức, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tự xây
dựng cho mình lối sống theo những chuẩn mực của xã hội, không


GV: TRAN NGOC HIEU XIN LIEN HE- 0359033374


ngừng tìm hiểu biến động của giáo dục mà chọn cho mình cách học
tối ưu nhất. Tham gia các hoạt động tích cực của xã hội để trau dồi
đạo đức, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng vững mạnh.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×