Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

LƯỢC SỬ ÂM SẮC TRONG VẬT LÍ VÀ ÂM NHẠC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.21 KB, 3 trang )

Lược sử âm sắc
1. Thuộc tính âm sắc (nhạc lí thcs)
Sách âm nhạc và mỹ thuật bài một có ghi rõ “Âm sắc: chỉ sắc thái
của âm thanh”. Khái niệm này cho ta thấy âm sắc liên hệ mật thiết
thậm chí gắn liền với sắc thái của âm thanh. Nên dễ dàng miêu tả
âm sắc của đàn t’ rưng hơi đục, âm sắc của đàn bầu (độc huyền
cầm) trong trẻo, thuần nhất.
2. Đặc trưng sinh lí thứ 3: Âm sắc (sóng âm vật lí 12)
Sách Vật lí 12 cơ bản có ghi “âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm
giúp ta phân biệt các nguồn âm. Âm sắc có liên hệ mật thiết đến đồ
thị dao động của âm”.
Khái niệm này cho thấy mối liện hệ mật thiết âm sắc với đồ thị dao
động âm và công dụng của âm sắc là nhận biết các nguôn âm.
Khái niệm này có hệ quả là âm sắc khác nhau sẽ có dạng đồ thị dao
động khác nhau hay dạng đồ thị khác nhau chứng tỏ li độ dao động
âm biến đổi khác nhau. Suy rộng ra từ khái niệm và liên hệ thực tế
dễ thấy âm sắc của âm thoa giống với âm sắc của tiếng ngân
chuông chùa hay tiếng ngân của cồng chiêng. Âm sắc của đàn bầu
đơn điệu, thuần nhất (đàn một dây) so với đàn ghi ta đa dạng,
nhiều “màu âm” (đàn sáu dây khác nhau). Khái niệm này còn đúng
cho cả tạp âm khi thực tế tiếng trứng chiên trên dầu gần giống với
tiếng vò tầm ni lon cứng (đã được ứng dụng để lồng tiếng cho
phim)
3. Một số ngộ nhận về âm sắc
a. Học sinh chỉ học âm sắc ở lớp 12
Thực tế học sinh hiện nay cũng như học sinh học cùng chương
trình cải đã làm quen với âm sắc ở âm nhạc trung học cơ sở phần
nhạc lí và cũng cố ở các bài âm nhạc thưởng thức giới thiệu về các
nhạc cụ.
Trái lại phần lớn giáo viên học theo chương trình cũ nên hoàn toàn
không được học môn này dẫn đến thực trạng là giáo viên bỏ qua


khâu “tiêu chí 6: tìm hiểu đối tượng giáo dục” (1) với hoạt động
“có phương pháp thu thập và sử lí thông tin thường suyên về nhu
cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng thông tin vào dạy học giáo
dục”.


Hệ quả là giảng dạy và học tập phần âm sắc nói riêng và đặc trưng
sinh lí của âm nói chung không hoàn toàn đúng định hướng về yêu
cầu nội dung giáo dục phổ thông: “Giáo dục trung học phổ thông
phải cũng cố, phát triển những nội dung ở thcs, hoàn thành nội
dung giáo dục phổ thông”(2) cũng như yêu cầu về phương pháp
giáo dục phổ thông: “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh” (3) để hoàn thành mục tiêu giáo dục
trung học phổ thông: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm cũng
cố, phát triển những kết quả đã học ở thcs, hoàn thiện học vấn
trung học phổ thông”(4)
b. Âm sắc chỉ có ở nhạc âm.
Âm sắc liên hệ mật thiết đến đồ thị dao động âm (x = f(t)) và thực
tế thì tạp âm vẫn có đồ thị dao động âm. Âm sắc của tiếng súng lục
gần giống tiếng đập búa, âm sắc của tiếng trứng rán gần giống
tiếng vò tấm nilon cứng (cả hai hiện tượng này đều được ứng dụng
trong lồng tiếng cho phim)
c. Âm sắc phụ thuộc vào tần số và biên độ.
Thực tế đề thi tốt nghiệp năm 2007 (chương trình củ)có Câu 35:
(Đề thi TN_KPB_LẦN 1_2007)Âm sắc là đặc tính sinh lí của âm
A. chỉ phụ thuộc vào biên độ. B. chỉ phụ thuộc vào tần số.
C. chỉ phụ thuộc vào cường độ âm. D. phụ thuộc vào tần số và biên
độ. và đáp án đúng là đáp an D
Nội dung sách giáo khoa hiện nay không có câu nào khẳng định
âm sắc phụ thuộc vào tần số và biên độ.

Bây giờ ta xét xem tính khả dụng cũng như tính phù hợp của khẳng
định “Âm sắc phụ thuộc vào tần số và biên độ”
Nếu giáo viên dựa vào dư âm của chương trình củ để khẳng định
“Âm sắc phụ thuộc vào tần số và biên độ” sẽ bị xung đột kiến thức
với “hình 10.6 Đồ thị dao động âm của ba âm thanh cùng tần số và
biên độ do ba dụng cụ khác nhau phát ra” và thực tế ba âm đó có
âm sắc khác hẳn nhau và dẫn đến lầm tưởng là hai âm là hai âm có
cùng tần số và biên độ sẽ cùng âm sắc.
b Âm sắc phụ thuộc vào tần số và biên độ của các họa âm
Trang 53 sách giáo khoa Vật lí 12 cơ bản có ghi rõ “Biên độ của
họa âm lớn nhỏ không như nhau tùy thuộc vào chính nhạc cụ đó”


hiểu rộng ra là biên độ các họa âm quyết định âm sắc (đối với nhạc
âm).
“Vậy âm sắc phụ thuộc vào tần số và biên độ các họa âm” hơi thừa
khi đề cập đến tần số các họa âm, vì tần số các họa âm bằng
nguyên lần tần số âm cơ bản hay tần số họa âm đã có sự “an bài”
theo âm cơ bản. Trong sách cũng có ghi “Tập hợp các họa âm tạo
thành phổ của nhạc âm nói trên (âm thanh của nhạc cụ)”. Như vậy
khi xét âm sắc của nhạc âm phát ra từ nhạc cụ xác định ta chỉ cần
xét biên độ của họa âm. Tương tự khi so sánh âm sắc của hai nhạc
cụ chỉ cần xét đến biên độ họa âm tương ứng của phổ nhạc âm do
chính hai nhạc cụ đó phát ra.



×